MỤC LỤC
MỞ ĐẦU:
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI -------------------------------------------- 01
I.1. CÁC HỌC THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH--------------------------------------- 01
I.1.1. Nội dung các lý thuyết--------------------------------------------------------- 01
I.1.2. Ứng dụng cho ngành Thuỷ sản Việt Nam -------------------------------- 01
1.2. LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG------------------------------------------------------- 01
1.2.1. Khái niệm về thị trường ------------------------------------------------------ 01
1.2.2. Nghiên cứu thị trường để phân khúc, lựa chọn thị trường mục tiêu,
định vị thị trường----------------------------------------------------------------------- 02
I.3. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NHẬT BẢN--------------------------------------------- 02
I.3.1.Vị trí địa lý Nhật Bản----------------------------------------------------------- 02
I.3.2.Dân số và con người Nhật Bản----------------------------------------------- 02
I.3.3.Kinh tế Nhật Bản---------------------------------------------------------------- 03
I.3.4. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản --------------------- 05
I.4. VAI TRÒ CỦA NGÀNH THUỶ SẢN ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI-------------------------------------------------------------------------------------------- 07
I.4.1. Đóng góp của ngành trong Tổng sản phẩm quốc dân----------------- 07
I.4.2.Đóng góp của ngành đối vớihoạt động xuất khẩu ở nước ta -------- 07
I.4.3. Vai trò của ngành thuỷ sảntrong tạo công ăn việc làm-------------- 08
Chương II : THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM TẠI THỊ
TRƯỜNG NHẬT BẢN------------------------------------------------------------------------- 09
II.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THUỶ SẢN
VIỆT NAM--------------------------------------------------------------------------------------- 09
II.1.1. Đặc thù của ngành thuỷ sản Việt Nam ---------------------------------- 09
II.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngành Thuỷ sản Việt Nam09
II.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN QUA CỦA NGÀNH THUỶ
SẢN VIỆT NAM-------------------------------------------------------------------------------- 11
II.2.1. Về mặt chế biến và quản lý chất lượng sản phẩm -------------------- 11
II.2.2. Về mặt hoạt động Marketing ---------------------------------------------- 12
II.2.2.1. Về sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản12
II.2.2.2. Về giá cả sản phẩm xuất khẩu ---------------------------------- 17
II.2.2.3. Về phân phối sản phẩm xuất khẩu----------------------------- 18
II.2.2.4. Về xúc tiến thương mại ------------------------------------------- 19
II.2.3. Về mặt Thông tin thương mại---------------------------------------------- 19
II.2.4. Về tình hình lao động trong ngành thuỷ sản --------------------------- 20
II.2.5. Về mặt Tài chính -------------------------------------------------------------- 21
II.2.6. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu ------------------------------------------- 21
II.3.CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN -------------------------------------- 22
II.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường Vĩ mô -------------------------------------- 22
II.3.1.1. Về cơ chế quản lý --------------------------------------------------- 22
II.3.1.2. Về bộ máy tổ chức ngành ---------------------------------------- 23
II.3.1.3.Về các chính sách kinh tế vĩ mô hỗ trợ cho phát triển thủy
sản --------------------------------------------------------------------------------- 23
II.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường Vi mô ------------------------------------- 24
II.3.2.1.Vài nét về thị trường thủy sản Nhật Bản --------------------- 24
II.3.2.2. Các đối thủ cạnh tranh-------------------------------------------- 33
II.3.2.3. Đánh giá về nguồn cung cấp cho xuất khẩu thủy sản ----- 37
II.3.3. Đánh giá cơ hội và nguy cơ ------------------------------------------------- 42
II.4. Đánh giá chung ---------------------------------------------------------------------------- 43
II.4.1. Ưu điểm ------------------------------------------------------------------------- 43
II.4.2. Nhược điểm --------------------------------------------------------------------- 43
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHẬT
BẢN CHO NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 -------------------- 44
III.1.MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH THUỶ SẢN ĐẾN NĂM 2010------ 44
III.1.1. Những quan điểm về mục tiêu ,nhiệm vụ của ngành thủy sản
Việt Nam --------------------------------------------------------------------------------- 44
III.1.2. Những mục tiêu --------------------------------------------------------------- 45
III.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP-------------------------------------------------------------------- 46
III.2.1. Giải pháp phát huy những ưu điểm sẵn có ---------------------------- 46
III.2.2. Giải pháp khắc phục nhược điểm tồn tại ------------------------------ 49
III.2.3. Các giải pháp hỗ trợ khác ------------------------------------------------- 54
III.3. KIẾN NGHỊ ------------------------------------------------------------------------------- 58
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nhằm mở rộng thị trường Nhật Bản cho ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, tư nhân tham gia cả trong
khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản và hoạt động của thành
phần kinh tế này đã đạt hiệu quả cao.
Thông qua Bộ Thuỷ sản , nhà nước đã trực tiếp chỉ đạo việc phát triển ngành
Thuỷ sản.Việc xây dựng quy hoạch phát triển thuỷ sản đến năm 2010 đã được bộ
thực hiện từ năm 1998 và điều chỉnh sửa chữa vào năm 2000 ,tuy vẫn còn nhiều
vấn đề cần phải xem xét nhưng đã thể hiện được sự quan tâm xây dựng một định
hướng phát triển lâu dài cho một ngành có nhiều tiềm năng. Chương trình khai
thác hải sản xa bờ đã được Bộ xây dựng từ năm 1997 theo quyết định của Chính
phủ nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chương
trình Phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005 mà Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đã và đang được thực hiện với kết quả đạt được vượt bậc, đưa xuất khẩu
thực sự làm tốt vai trò mở đường và là cầu nối, mở rộng thị trường, thúc đẩy nuôi
trồng và khai thác thuỷ sản phát triển.
II.3.2.Các yếu tố thuộc môi trường vi mô:
II.3.2.1.Vài nét về thị trường thuỷ sản Nhật bản:
II.3.2.1.1. Nhật Bản là cường quốc về sản xuất thủy sản :
Nhật Bản đã từ lâu đời có nghề đánh bắt và chế biến thủy sản rất mạnh.
Trước năm 1992, Nhật Bản luôn là nước đứng đầu thế giới về sản lượng đánh bắt
và nuôi trồng thủy sản với sản lượng gần 10 triệu tấn (xem bảng 2.10.). Và trong
10 năm qua, sản lượng khai thác của Nhật cả trên biển lẫn trong lục địa liên tục
giảm nhưng vẫn đứng ở vị trí thứ tư trên thế giới, đáp ứng 2/3 nhu cầu của thị
trường Nhật và xuất khẩu khoảng 300.000 tấn thủy sản (không kể ngọc trai) trị
giá từ 700 - 800 triệu USD.
30
Bảng 2.10 : Lượng thủy sản sản xuất trong nước tại Nhật Bản
ĐVT:1.000 tấn
Đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản ngoài biển
Đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản trong lục địa
Năm Tổng số
Tổng số Đánh
bắt
Nuôi
trồng
Tổng số Đánh
bắt
Nuôi
trồng
1991 9.978 9.773 8.511 1.262 205 107 98
1992 9.266 9.078 7.772 1.306 188 97 91
1993 8.707 8.530 7.256 1.274 177 91 86
1994 8.103 7.934 6.590 1.344 169 93 77
1995 7.489 7.322 6.007 1.315 167 92 75
1996 7.417 7.250 5.974 1.276 167 94 73
1997 7.411 7.258 5.985 1.273 153 86 67
1998 6.684 6.542 5.315 1.227 143 79 64
1999 6.626 6.492 5.239 1.253 134 71 63
2000 6.384 6.252 5.022 1.231 132 71 62
2001 6.246 6.114 4.910 1.204 132 70 62
2002 6.193 6.063 4.881 1.182 130 69 61
Nguồn : Bộ Nông, Lâm, Thủy sản Nhật Bản
Nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút về sản lượng khai thác hải sản
Nhật Bản, đặc biệt ở nguồn cá đánh bắt là do chất lượng các loại cá sống theo
đàn như cá Sacdine, cá thu bị xuống cấp trầm trọng. Bên cạnh đó, tuyên ngôn về
đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia cá biển cũng ảnh hưởng mạnh đến
đánh bắt cá của Nhật bởi vì Nhật Bản không còn được tự do đánh bắt cá ở vùng
gần bờ biển của các nước khác mà họ phải trả tiền khi vào đánh bắt cá trong khu
vực thuộc hải phận của nước khác. Ngoài ra, sự thay đổi của môi trường, khí hậu
trái đất như dòng hải lưu, nhiệt độ nước biển tăng lên, tình trạng cạn kiệt nguồn
cá ở các vùng biển lân cận do đánh bắt bừa bãi … cũng làm giảm sản lượng khai
thác.
Trong khi đó, việc nuôi trồng thủy sản trong lục địa với chi phí cao, giá
thành lớn, không cạnh tranh được với thủy sản nhập khẩu, khiến nhiều nhà nuôi
trồng thủy sản chuyển nghề hoặc không gia tăng diện tích. Nghiên cứu đặc điểm
này cho ta thấy : việc giảm sút lượng thủy sản sản xuất của nước Nhật, trong khi
nhu cầu giảm không nhiều (do khó khăn kinh tế), mở ra khả năng to lớn cho thủy
sản nhập khẩu thâm nhập, trong đó có thủy sản của Việt Nam.
II.3.2.1.2. Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản :
Nhật Bản được coi là nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, hàng
năm nhập khẩu trên dưới 4 triệu tấn với trị giá nhập khẩu 16 - 18 tỷ USD.
Nhập khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thị trường kinh doanh
thủy sản của Nhật Bản vì :
- Trước tiên, như đề cập trên đây, việc khai thác và nuôi trồng thủy sản
của Nhật Bản đang trên chiều hướng giảm và có thể không bao giờ cung cấp đủ
cho nhu cầu trong nước.
31
- Nguồn cung hàng nhập khẩu và chất lượng có thể tương đối đồng nhất
hơn so với thủy sản trong nước. Điểm này đặc biệt quan trọng đối với hệ thống
kênh nhà hàng và những nhà chế biến thủy sản trong nước, những đơn vị luôn
kinh doanh với số lượng lớn.
- Nguồn hàng thủy sản nhập khẩu thường rẻ hơn so với hàng trong nước.
- Các nhà phân phối Nhật Bản cho các mặt hàng thủy sản đã phát triển
việc kinh doanh của mình ra nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho việc thu mua
thủy sản để phân phối tại Nhật Bản.
- Các nước xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản đang xúc tiến việc xuất khẩu
của họ.
Nghiên cứu tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản giúp chúng ta
hình dung được : dung lượng của thị trường; những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu;
đối thủ cạnh tranh …
Diễn biến nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản từ trước cuộc khủng hoảng
kinh tế đến hết năm 2003 như sau :
Bảng 2.11 : Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản
Năm Khối lượng (triệu tấn) Giá trị (tỷ USD) Tỷ lệ tăng, giảm (%)
1995 3,48 17,83
1996 3,35 17,02 -4,40
1997 3,31 15,54 -8,60
1998 3,00 12,82 -17,30
1999 3,41 15,25 +19,00
2000 3,54 16,13 +6,00
2001 3,71 16,91 +4,83
2002 3,82 17,01 +5,65
2003 3,91 17,49 +2,82
Nguồn : Bộ Nông Lâm - Thủy hải sản Nhật Bản
Theo bảng 2.11, sản lượng và giá trị thủy sản nhập khẩu của Nhật bản
giảm đến mức thấp vào năm 1998, nhưng lại tăng mạnh lên từ 2000 trở lại đây.
Các mặt hàng thủy sản nhập khẩu chủ yếu : Có 7 nhóm mặt hàng
được Nhật Bản nhập khẩu nhiều nhất (xem bảng 2.12)
Bảng 2.12 : Những mặt hàng nhập khẩu thủy sản chủ yếu của Nhật
Bản từ 1995 - 2003 :
STT Nhóm sản phẩm Tỷ trọng từng mặt hàng trong
giá trị nhập khẩu bình quân
1 Tôm và tôm hùm dạng đông và
không đông
19,3
2 Cá ngừ đông và không đông 13,1
3 Cua, ghẹ các loại 8,0
4 Cá hồi đông và không đông 7,9
32
5 Cá khác đông và không đông 6,1
6 Cá chình các loại 6,3
7 Mực, bạch tuộc đông 5,4
Nguồn : Bộ Nông - Lâm - Thủy hải sản Nhật Bản
Trong các mặt hàng thủy sản nhập khẩu chủ yếu, hai mặt hàng tôm và cá
ngừ chiếm tỉ lệ cao hơn các mặt hàng khác.
Sau đây là chi tiết tình hình nhập khẩu các mặt hàng thủy sản mà
Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu.
MẶT HÀNG TÔM :
Hiện nay, Nhật Bản là nước nhập khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới (sau
Hoa Kỳ). Sau đây là chi tiết tình hình nhập khẩu tôm của Nhật Bản (1998 -
2002):
Bảng 2.13 : Nhập khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản
ĐVT : Tấn, Triệu Yên
1998 1999 2000 2001 2002
Mặt hàng
SL TG SL TG SL TG SL TG SL TG
Tôm đá và các loại
tôm biển khác
9.426 20.782 8.605 16.921 9.774 21.062 7.854 18.478 10.954 25.770
Đông lạnh 7.057 13.648 6.157 9.912 7.394 14.083 5.579 11.491 8.383 17.266
Sống tươi ướp lạnh 2.370 7.134 2.448 7.008 2.380 6.979 2.275 6.987 2.571 8.504
Tôm hùm 2.451 4.987 2.782 5.252 2.971 5.604 2.485 5.155 3.415 7.084
Đông lạnh 906 1.926 1.360 2.667 1.446 2.918 1.082 2.350 1.503 3.261
Sống tươi ướp lạnh 1.545 3.060 1.422 2.585 1.525 2.686 1.403 2.805 1.912 3.822
Tôm sú 238.994 337.112 247.402 280.822 246.656 298.001 245.147 276.641 248.162 280.026
Nguồn : Japan Exports and Imports
Sau nhiều năm suy giảm, thị trường tôm Nhật Bản năm 2002 lại khởi sắc,
có mức tăng 2,7% so với năm 2001, tuy còn kém xa giá trị nhập khẩu tôm năm
1995 và chắc còn phải một số năm nữa thị trường tôm Nhật Bản mới hy vọng
quay lại thời kỳ hoàng kim.
Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong những năm qua luôn nằm ổn định ở mức
khoảng 90% trong tổng số dung lượng thị trường tôm tại Nhật Bản. Qua đó,
chúng ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của tôm nhập khẩu trong việc đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ của người dân Nhật Bản.
33
Bảng 2.14 : Tỷ trọng nhập khẩu trong tổng thị trường của mặt
hàng tôm tại Nhật Bản. ĐVT : Tấn
Tiêu chí 1995 1998 1999 2000 2001 2002
Sản lượng đánh
bắt nội địa
35.919 28.436 28.307 28.302 26.848 27.261
Nhập khẩu 311.209 251.031 259.062 259.565 255.486 262.531
Xuất khẩu 598 404 348 340 341 343
Dung lượng thị
trường
346.530 279.063 287.021 287.567 281.993 289.449
Thị phần nhập
khẩu
89,8% 90,0% 90,3% 90,26% 90,6% 90,7%
Nguồn : JETRO
Như vậy, trong tổng thị trường mặt hàng tôm thì hầu hết là được nhập khẩu
CÁ NGỪ :
Cá ngừ là mặt hàng thủy sản nhập khẩu nhiều thứ hai vào Nhật Bản. Tình
hình nhập khẩu cá ngừ thể hiện qua bảng 2.15; 2.16. Như vậy là trong những
năm gần đây, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế nhập khẩu thủy sản của Nhật
Bản đang gia tăng nhanh, tuy vẫn còn kém năm hưng thịnh nhất (1995) về giá
trị. Nhưng là đúng vào thời kỳ này, đất nước Nhật Bản phải trải qua cuộc khủng
hoảng trầm trọng về kinh tế thì nguồn lợi hải sản vốn rất giàu có của họ lại cạn
kiệt nhanh chóng. Sản lượng khai thác tụt dốc liên tục, sản lượng nuôi trồng cũng
giảm khoảng 20%, yếu tố này cũng góp phần quan trọng vào khâu làm tăng nguồn
nhập khẩu cá.
Nhật Bản là nước nhập khẩu cá ngừ nguyên liệu thô để làm sashimi lớn
nhất thế giới. Các vùng biển trên thế giới là những nơi cung cấp cá ngừ nguyên
liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sashimi tại Nhật Bản. Do nhu cầu
tiêu thụ mặt hàng này tăng lên, lượng cá ngừ nhập khẩu cũng tăng tương ứng. Sự
gia tăng trong hàng nhập khẩu cũng nhằm cân đối cho nguồn hàng đánh bắt
trong nước.
Bảng 2.15 : Diễn biến nhập khẩu cá ngừ trong một số năm qua
ĐVT : Tấn, Triệu Yên
1999 2000 2001 2002
Mặt hàng
SL TG SL TG SL TG SL TG
Cá ngừ (tươi) 67.347 71.847 68.051 72.579 68.798 73.965 76.083 81.796
Cá ngừ vây dài 397 235 495 247 527 329 537 335
Cá ngừ vây vàng 33.405 27.224 35.795 28.510 36.500 28.414 39.237 29.89
Cá ngừ mắt to 24.085 20.999 21.969 19.118 21.876 19.053 24.596 23.486
Các loại khác 9.459 23.389 9.792 24.703 9.896 26.169 11.713 28.886
34
Cá ngừ (đông) 191.711 133.908 224.020 121.938 218.308 119.441 223.101 119.441
Cá ngừ vây dài 1.790 358 1.474 371 4.512 1.363 4.632 1.779
Cá ngừ vây vàng 71.739 26.304 100.641 26.511 83.945 23.063 84.140 23.113
Cá ngừ mắt to 108.831 89.547 112.765 77.045 119.001 73.127 125.770 77.285
Các loại khác 9.351 17.698 9.141 18.010 10.850 21.889 8.558 17.264
Cá ngừ fillet và
chả cá
105.000 48.250 105.020 50.612 113.434 56.235 105.077 52.086
Fillet cá ngừ
(tươi)
1.259 1.502 1.409 1.673 1.345 1.393 1.208 1.419
Thịt cá ngừ (tươi) 6.018 5.058 5.164 4.963 4.591 4.780 4.677 4.675
Fillet cá ngừ
(đông)
9.256 13.949 10.930 18.942 12.872 22.790 7.812 19657
Thịt cá ngừ
(đông)
88.467 27.741 87.518 25.035 94.626 27.272 91.380 26.335
Tổng cộng 364.058 254.003 397.091 245.127 400.540 249.640 404.261 251.935
Nguồn : JETRO
Tổng sản lượng cá ngừ nhập khẩu năm 2002 là 404.261 tấn (tăng 0,92% so
với năm 2001) đã thể hiện một con số lớn nhất trong vòng 4 năm qua. Về mặt giá
trị, cá ngừ nhập khẩu đã lên đến mức 251 tỷ Yên (tăng 0,9% so với năm 2001).
Tỷ trọng cá ngừ nhập khẩu những năm qua luôn nằm trên mức 50%, thể
hiện tầm quan trọng của hàng nhập khẩu trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
mặt hàng cá ngừ sashimi truyền thống.
Chủ yếu cá ngừ được nhập khẩu dưới dạng semi-dress (cá ngừ bỏ mang và
rút bỏ nội tạng). Dạng semi-dress được xem là tốt nhất để chế biến sashimi do
đảm bảo được độ tươi và chủ yếu được nhập khẩu dưới dạng đông lạnh.
Bảng 2.16 : Tỷ trọng nhập khẩu trong tổng thị trường cá ngừ tại Nhật
Bản (tấn)
Tiêu chí 1998 1999 2000 2001 2002
Sản lượng đánh bắt nội địa 298.006 329.499 286.321 260.090 278.266
Nhập khẩu 382.897 364.058 397.091 400.540 404261
Dung lượng thị trường 680.903 693.557 683.412 660.630 682.527
Thị phần nhập khẩu 56,2% 52,5% 58,1% 60,63% 59,23%
Nguồn : Số liệu thống kê đánh bắt và nuôi trồng thủy sản năm 2002-
JETRO
CUA, GHẸ:
Cua ghẹ các loại có mức nhập khẩu năm 2002 là 130 nghìn tấn, giá trị
1.120 triệu USD, tăng so với năm 2001 (1.000 triệu USD). Cua nhập khẩu chiếm
70% thị trường cua Nhật Bản và hầu như ổn định trong nhiều năm qua. Các nhà
35
cung cấp đứng đầu là Nga, Canada và Mỹ, còn Trung Quốc dẫn đầu về cung cấp
ghẹ vào Nhật.
Bảng 2.17: Diễn biến nhập khẩu cua, ghẹ trong một số năm qua
ĐVT: Tấn, triệu Yên
1999 2000 2001 2002
Mặt hàng
SL TG SL TG SL TG SL TG
Cua huỳnh đế 45.459 47.420 43.139 50.088 43.826 41.976 44.126 51.230
Đông lạnh 24.760 35.747 22.190 37.727 24.088 30.837 22.684 38.297
Tươi, sống, làm lạnh 20.698 11.673 20.948 12.361 19.738 11.139 21.442 12.933
Cua tuyết 62.932 46.564 60.920 44.623 61.942 45.366 62.120 45.496
Đông lạnh 42.634 39.496 33.807 35.996 42.419 38.603 34.407 36.433
Tươi, sống, làm lạnh 20.298 7.069 27.113 8.627 19.523 6.763 27.713 9.063
Ghe các loại 8.378 5.022 14.392 7.502 16.591 8.647 17.522 10.132
Đông lạnh 6.966 3.099 12.886 5.621 14.945 6.519 15.880 7.926
Tươi, sống, làm lạnh 1.412 1.923 1.506 1.881 1.646 2.128 1.642 2.206
Các loại cua khác 6.646 5.852 5.843 4.498 7.756 6.026 6.852 5.475
Đông lạnh 1.123 797 839 599 1.445 1.208 1.223 957
Tươi, sống, làm lạnh 5.523 5.056 5.004 3.899 6.161 4.818 5.629 4.158
Tổng cộng 123.415 104.859 124.293 106.712 130.115 111.703 130.620 112.333
Việc nhập khẩu cua, ghẹ vẫn giữ mức tương đối ổn định trong năm vừa qua.
Khả năng trong tương lai cũng sẽ không có sự thay đổi lớn do việc đánh bắt mặt
hàng này đã đạt đến mức bão hòa.
Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, mặt hàng cua tuyết, cua làm lạnh chiếm tỷ
trọng hàng đầu khoảng 50%, sau đó là cua huỳnh đế.
Bảng 2.18: Tỷ trọng nhập khẩu trong tổng thị trường của mặt hàng
cua, ghẹ tại Nhật Bản.
Tiêu chí 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Sản lượng đánh bắt nội địa 44.968 43.576 40.350 40.120 40.046 39.830
Nhập khẩu 123.966 123.358 123.415 129.293 130.115 130.620
Xuất khẩu 1.343 814 964 954 965 972
Dung lượng thị trường 167.591 166.120 162.801 163.159 169.196 169.478
Thị phần nhập khẩu 74,0% 74,3% 75,8% 76,04% 76,90% 77,07%
Nguồn: Báo cáo tổng kết về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Nhật
Bản - JETRO
Mặt hàng ghẹ nhập khẩu nhằm giúp cho Nhật Bản giải quyết được trên
75% nhu cầu tiêu thụ. Trong khi đó, việc đánh bắt nội địa chỉ giải quyết được 25%
nhu cầu tiêu thụ của người dân.
36
II.3.2.1.3.Đặc điểm tiêu thụ thủy sản của người Nhật Bản :
Nhật Bản là một trong 4 nước có mức tiêu thụ thủy sản bình quân trên đầu
người lớn nhất thế giới, khoảng 72kg/người/năm (Báo cáo tổng kết của Bộ Nông -
Lâm - Thủy hải sản Nhật Bản 2002), lớn hơn cả Mỹ và EU.
Mặt hàng thủy sản tiêu thụ tại Nhật Bản rất đa dạng (xem phụ lục 4) và
có sự thay đổi cơ cấu ngành hàng thủy sản tiêu thụ : mặt hàng đắt giảm tỷ trọng
và tăng các mặt hàng có trị giá rẻ. Tuy nhiên, nhiều loại thủy sản cao cấp đắt
tiền vẫn được tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản nhiều hơn bất kỳ nước nào khác
như Sashimi cá ngừ vây xanh, cá song, cá chình, các loại tôm sú, tôm bạc biển …
Nhật Bản là nước tiêu thụ nhiều thủy sản ở dạng Sashimi (ăn sống). Thủy
sản được tiêu thụ tại Nhật nhiều nhất vào dịp cuối năm và những ngày tết đầu
năm mới, ngoài ra còn có các dịp có nhu cầu tiêu thụ cao như Tuần Lễ Vàng cuối
tháng 4 đầu tháng 5, mùa tham quan hoa anh đào nở cũng vào dịp này, Lễ hội
Obon vào tháng 8. Trong những tháng mùa hè, tiêu thụ thủy sản không cao do
người dân Nhật Bản lo ngại vấn đề thời tiết ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản.
Nghiên cứu đặc điểm tiêu thụ thủy sản của người Nhật cho thấy :
+ Nhu cầu của thị trường rất lớn;
+ Sản phẩm thủy sản rất đa dạng nhưng tươi sống được ưa chuộng hơn vì
có khả năng chế biến nhiều món phù hợp với sở thích của người Nhật.
+ Chất lượng thủy sản cao là yếu tố hàng đầu mà người tiêu dùng Nhật
quan tâm.
II.3.2.1.4. Những rào cản mậu dịch khi đưa hàng thủy sản vào Nhật
Bản:
Nắm vững những rào cản cho phép các nhà xuất khẩu thủy sản chủ động
đề xuất các giải pháp vợt rào cản, tổ chức phân phối trực tiếp hàng hóa trên thị
trường Nhật Bản.
II.3.2.1.4.1. Rào cản phi thuế quan:
+ Giấy phép hạn ngạch nhập khẩu:
Hàng thủy sản nhập khẩu quản lý bằng giấy phép hoặc hạn ngạch chia làm
3 nhóm:
Nhóm (1) hàng hóa cần có hạn ngạch nhập khẩu:
Những mặt hàng này bao gồm cá trích, cá tuyết, cá bò, họ cá thu, cá thu đao,
cá song, các loại cá nhỏ dưới dạng luộc và làm khô, sò điệp, mực lá, mực ống.
Đối với việc chế biến cá trích, tùy thuộc vào công tác chế biến mà chúng sẽ
rơi vào nhóm cần phải có hạn ngạch nhập khẩu. Và việc này đã từng làm nảy
sinh vấn đề tính chính xác trong việc mô tả hàng hóa nhập khẩu của nhà nhập
khẩu.
Để nhập khẩu được những mặt hàng nói trên, nhà nhập khẩu phải có hạn
ngạch do chính phủ cấp. Trước đây, hạn ngạch được cấp cho khoảng thời gian nửa
năm. Tuy nhiên, khoảng thời gian 6 tháng này khá ngắn đã dẫn đến khó khăn
37
cho nhà nhập khẩu trong việc lập kế hoạch nhập khẩu thủy sản từ nước ngoài. Do
vậy, trong thời gian gần đây, chính phủ đã chuyển sang cấp hạn ngạch hàng năm.
Nhóm (2): hàng hóa cần có xác nhận nhập khẩu:
Mặc dầu Cá ngừ và cá kiếm là những mặt hàng được nhập khẩu tự do, nhưng
việc nhập khẩu này đòi hỏi phải có sự xác nhận nhập khẩu. Lý do của việc cần
phải có xác nhận nhập khẩu là do mặt hàng này đôi khi cần phải được kiểm dịch
để xác định xem có nhiễm Cholera không. Tổ chức Y tế Thế Giới hàng tuần sẽ cập
nhật lên phương tiện công cộng việc phát dịch của Cholera.
Quy trình để nhận được sự xác nhận hàng nhập khẩu như sau:
+ Mua mẫu đơn tại Hiệp Hội các nhà nhập khẩu Thủy sản Nhật Bản.
+ Nộp đơn đã ghi đầy đủ cùng với những giấy tờ cần thiết khác cho Phòng
Phân phối Thương mại Quốc Tế, Ban Thủy sản.
+ Nhận giấy phép nhập khẩu từ Văn phòng Nông Nghiệp và Thủy sản, Bộ
Thương mại và Công Nghiệp.
Nhóm (3): hàng hóa cần có sự chấp thuận cho nhập khẩu:
Quy định dành cho mặt hàng cá hồi.
Cá hồi là mặt hàng nhập khẩu tự do trừ những lô hàng được xuất khẩu từ
một số vùng hoặc được xuất khẩu từ một số cảng. Trong những trường hợp này,
hàng phải xin được sự chấp thuận của Bộ Ngoại Thương và Công nghiệp trước khi
nhập khẩu. Những vùng này bao gồm Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Đài Loan. Việc
xin giấy chấp thận thường mất khoảng một tuần.
+ Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (rào cản kỹ thuật):
Hàng thủy sản muốn nhập khẩu vào Nhật Bản, đòi hỏi hàng phải thực
hiện hai công việc:
+ Xuất trình tờ khai hàng thực phẩm nhập khẩu cho trạm kiểm dịch
tại cảng đến.
Để thúc đẩy quá trình làm thủ tục, Nhật Bản đã thiết lập hệ thống báo ưu
tiên (theo quy định của hệ thống này, các tài liệu cần thiết có thể được đệ trình
trong vòng 7 ngày trước khi đến cảng) và một hệ thống báo cáo nhập khẩu được
lập kế hoạch trước (nếu nhà nhập khẩu trong lần nhập khẩu đầu tiên cung cấp cho
trạm kiểm dịch một kế hoạch nhập khẩu trong vòng một năm hoặc ba năm và lô
hàng đó qua được cuộc kiểm tra thì nhà nhập khẩu đó sẽ được miễn thông báo
nhập khẩu cho lô hàng nhập khẩu sau đó trong một giai đoạn nhất định)
Từ tháng 2/1996, Nhật Bản đã thiết lập một hệ thống để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giám sát các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu. Với hệ thống
này, các văn phòng của Cục Kiểm dịch thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội, các nhà
nhập khẩu và các cơ quan thanh tra được Bộ Y tế và Phúc Lợi xã hội ủy quyền
được kết nối trực tuyến với nhau. Hệ thống này được thiết kế nhằm đẩy nhanh
tiến độ cấp phép.
• Kiểm tra theo yêu cầu:
Có thể có một số cuộc kiểm tra theo yêu cầu sau khi xem xét “Tờ khai nhập
khẩu thực phẩm” và các tài liệu khác tại trạm kiểm dịch. Trong trường hợp này,
các thanh tra viên sẽ tiến hành việc kiểm tra các lô hàng tại kho. Nếu cần sẽ tiến
hành lấy mẫu để phân tích hóa học và vi sinh tại phòng kiểm nghiệm của Trạm
kiểm dịch đó hoặc tại một phòng kiểm nghiệm tương đương khác. Dựa trên kết
38
quả của các công việc kiểm tra này sẽ đưa ra quyết định có cho phép hàng nhập
khẩu vào Nhật Bản hay không.
Tôm được kiểm tra để tìm kiếm sự hiện diện của các tác nhân tẩy trắng.
Tôm nuôi và tôm hùm cũng thường được kiểm tra để phát hiện dư lượng các chất
kháng sinh, kháng khuẩn.
Các nhà nhập khẩu có thể lựa chọn để kiểm tra trước các lô hàng của mình
theo các yêu cầu cần thiết tại một phòng kiểm nghiệm của Nhật Bản hoặc bởi cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền của các nước xuất khẩu đã được Bộ Y Tế và Phúc
lợi xã hội Nhật Bản chấp nhận. Các kết quả này có thể thay thế cho việc kiểm tra
tương ứng tại Trạm kiểm dịch, nơi tiến hành việc cấp phép kiểm dịch (đây là
chương trình chấp nhận các kết quả kiểm tra đã được các phòng kiểm nghiệm
chính thức của các nước xuất khẩu chuẩn bị trước). Để biết thêm thông tin về vấn
đề này, các nhà nhập khẩu có thể liên hệ với trạm kiểm dịch tại cảng đến.
Theo Luật Vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản thì những nước Châu Á sau đây
(xem bảng 2.19) khi đưa hàng vào Nhật Bản phải bị kiểm tra kỹ lưỡng về Cholera
cho từng lô hàng thủy sản.
Bảng 2.19: Trích danh sách những nước ở Châu Á phải kiểm tra
Cholera
1.- Afganistan 8. Malaysia
2. Bhutan 9. Mông Cổ
3. Campuchia 10. Myanmar
4. Trung Quốc 11. Nepal
5. Ấn Độ 12. Philippines
6. Iran 13. Srilanka
7. Công Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào 14. Việt Nam
Nguồn: Weekly Epidemiological Record No. 18, xuất bản 01/05/1998,
Bộ Y Tế và Phúc Lợi xã hội Nhật Bản.
Ở danh sách này không có Thái Lan, điều này đồng nghĩa là hàng thủy sản
của Thái Lan thâm nhập thị trường Nhật Bản thuận lợi hơn so với Việt Nam.
+ Quy định về mác hiệu sản phẩm thủy sản:
Luật vệ sinh Thực phẩm Nhật Bản quy định hàng thủy sản nào tiêu thụ trên
thị trường Nhật Bản đều phải dán nhãn phản ánh các nội dung chính sau:
Tên sản phẩm.
Hạn sử dụng (hoặc sử dụng tốt nhất trước ngày…)
Tên và địa chỉ của nhà sản xuất (nhà chế biến), tên và địa chỉ của nhà
nhập khẩu nếu hàng được nhập khẩu.
Danh sách các phụ gia được sử dụng (nếu có).
Phương pháp bảo quản.
Nêu rõ sản phẩm là hàng sống hay không.
Nêu rõ “defrosted” nếu sản phẩm đã từng được làm tan rã.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nhằm mở rộng thị trường nhật bản cho ngành thuỷ sản việt nam đến năm 2010.pdf