Luận văn Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh

Từ đầu năm 2001 đến nay, với sự hỗ trợ của báo sài gòn tiếp thị, hàng tuần các

Siêu thị đều có những thông tin quảng cáo trên mục Cẩm nang Siêu thị của báo

Sàigòn tiếp thị. Trên cẩm nang Siêu thị phản ánh những thông tin về hàng

khuyến mãi, hàng giảm giá, hàng mới về, hàng độc quyền, tất cả đều có chụp

và in hình ảnh sản phẩm với những thông tin về giá cả, nơi bán, thông tin về

khuyến mãi, Ngoài ra, còn có các mục ý kiến của người tiêu dùng, các mục

thông tin phản hồi giữa các Siêu thị và khách hàng, Đây là hình thức quảng

cáo rất hữu hiệu, giúp các Siêu thị truyền thông một cách cụ thể những thông

tin của mình đến với khách hàng, qua đó người tiêu dùng ngày càng hiểu biết

nhiều về Siêu thị hơn

pdf55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3202 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng căn cứ chủ yếu vào giá của đối thủ cạnh tranh để đề ra mức giá bán hàng hóa cho Siêu thị của mình. Đối với những mặt hàng lương thực, thực phẩm chế biến, thì Siêu thị này tham khảo giá của Siêu thị khác để định giá cho mình ngang bằng hoặc thấp hơn một chút nhằm thu hút khách hàng. Đối với những mặt hàng thực phẩm tươi sống, các Siêu thị vừa so sánh với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời có tham khảo thêm giá bán ở các chợ nhằm đảm bảo mức giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh và ngang bằng giá chợ. Xu hướng hiện nay, một số Siêu thị muốn phát triển kinh doanh ngành hàng tươi sống, với mong muốn giá bán tại Siêu thị thấp hơn giá ở chợ, bằng cách tích cực tìm kiếm nguồn hàng giá rẻ hoặc chấp nhận hoà vốn hay lỗ với một tỷ lệ nào đó, nhằm mục đích thu hút các bà nội trợ đến Siêu thị ngày càng nhiều hơn. - Định giá theo tâm lý khách hàng : Các Siêu thị, đôi khi cũng dựa vào tâm lý khách hàng để định giá, các mức giá 7.200đ, 20.400đ, 151.500đ,...tạo cho khách hàng cảm giác đây là mức giá được tính toán với một mức lời phải chăng. Hoặc các mức giá 39.000đ, 69.000đ, 99.000đ cũng tạo cho khách hàng tâm lý giá này còn thấp chưa tới 40.000đ, 70.000đ, 100.000đ,... - Định giá quảng cáo : Với phương pháp này, các Siêu thị sẽ bán một số mặt hàng thông dụng với giá thật thấp với hy vọng để lôi kéo khách hàng. Chẳng hạn đầu năm 1999, Siêu thị Miền Đông bán một số mặt hàng ngoại nhập giảm giá từ 30 – 50%, kết quả đã thu hút được một lượng khách hàng đông đảo đến với Siêu thị. 2.1.2.3. Chính sách phân phối Các Siêu thị là những đơn vị bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng. Do vậy kênh phân phối của Siêu thị cũng khá đơn giản, thường là kênh một cấp. Siêu thị mua hàng của các nhà sản xuất, các đại lý phân phối chính thức của các hãng nước ngoài và bán lại cho người tiêu dùng. Nhìn chung, kênh phân phối của các Siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh có thể biểu diễn theo sơ đồ sau : NGƯỜI TIÊU DÙNG SIÊU THỊ - NHÀ SẢN XUẤT - ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI Sơ đồ 2.1 : Kênh phân phối của các siêu thị Ngoài ra, một số Siêu thị khác có thể vừa mua hàng trực tiếp của các nhà sản xuất, vừa nhận hàng từ hệ thống phân phối cấp trên (Đơn vị chủ quản), như hệ thống các Siêu thị Coopmart có thể nhận hàng từ Liên hiệp hợp tác xã thương mại Thành phố (Saigon Coop), các Siêu thị trong hệ thống Citimart có thể nhận hàng do Công ty TNHH Đông Hưng phân phối,… Hiện nay,ngoài việc bán hàng cho người tiêu dùng đến mua trực tiếp tại Siêu thị, các Siêu thị (Miền Đông, Maximark) còn tổ chức bán hàng qua điện thoại và giao hàng tại nhà. Tuy nhiên do số lượng khách mua và lượng hàng mua theo hình thức này chưa nhiều, nên các Siêu thị chưa quan tâm đúng mức đến việc khai thác nguồn khách hàng tiềm năng này. 2.1.2.4. Hoạt động chiêu thị Ngoài việc triển khai một sản phẩm tốt, phân phối trực tiếp đến tay khách hàng, các Siêu thị còn phải truyền thông cho khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện có các thông tin về sản phẩm hàng hóa của Siêu thị, tạo cho khách hàng hình ảnh tốt đẹp về Siêu thị của mình. Cụ thể chiến lược truyền thông thể hiện qua những hoạt động sau : a. Quảng cáo : Từ năm 2000 trở về trước, ngoại trừ các Siêu thị trong hệ thống Cora, công tác quảng cáo của các Siêu thị tại thành phố còn hạn chế. Phương tiện quảng cáo của các Siêu thị chủ yếu thực hiện trên truyền hình, báo chí, các băng rôn treo 24 25 tại Siêu thị,... Ngoài ra các Siêu thị còn sử dụng tờ bướm quảng cáo để phát cho khách hàng trong ngày khai trương hoặc ngày kỷ niệm thành lập. Từ đầu năm 2001 đến nay, với sự hỗ trợ của báo sài gòn tiếp thị, hàng tuần các Siêu thị đều có những thông tin quảng cáo trên mục Cẩm nang Siêu thị của báo Sàigòn tiếp thị. Trên cẩm nang Siêu thị phản ánh những thông tin về hàng khuyến mãi, hàng giảm giá, hàng mới về, hàng độc quyền,… tất cả đều có chụp và in hình ảnh sản phẩm với những thông tin về giá cả, nơi bán, thông tin về khuyến mãi,…Ngoài ra, còn có các mục ý kiến của người tiêu dùng, các mục thông tin phản hồi giữa các Siêu thị và khách hàng,…Đây là hình thức quảng cáo rất hữu hiệu, giúp các Siêu thị truyền thông một cách cụ thể những thông tin của mình đến với khách hàng, qua đó người tiêu dùng ngày càng hiểu biết nhiều về Siêu thị hơn. b. Khuyến mãi : Khuyến mãi là một trong những công cụ chính của Siêu thị nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua ngay, mua nhiều hơn và mua thường xuyên hơn. Tâm lý người tiêu dùng ngày nay thích đi Siêu thị để được khuyến mãi. Chương trình khuyến mãi tại các Siêu thị trong thành phố hiện nay được thực hiện dưới nhiều hình thức : + Khuyến mãi bằng sản phẩm : Đây là hình thức mua 01 hoặc trên 01 sản phẩm sẽ được tặng kèm 01 sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm khác. Được thực hiện ở hầu hết các Siêu thị. Ví dụ tại Foodcomart, khách mua 01 hộp sữa bột canxi không béo sẽ được tặng 01 lon pepsi, hoặc tại Citimart Sàigòn khách mua 01 chai dầu ăn Ông Táo (loại 01 lít) sẽ được tặng 01 quyển tập, hoặc tại Siêu thị Miền Đông khách mua 02 chai pepsi 1,5lít sẽ được tặng 01 chai pepsi 500ml,… Sản phẩm để thực hiện loại khuyến mãi này thông thường do các nhà cung cấp tài trợ. + Khuyến mãi bằng hình thức giảm giá : Hình thức này cũng được nhiều Siêu thị áp dụng. Các Siêu thị thường giảm giá hàng hóa vào các dịp lễ, tết, hoặc các thời gian khác theo chiến lược kinh doanh của từng Siêu thị. Chẳng hạn Siêu thị Miền Đông vào ngày 08/3 giảm giá 5% một số mặt hàng cho các bà nội trợ, hoặc tại Tenmart giảm giá 10% tập vở Lệ Hoa từ 12/5 đến 12/6/2001, hoặc tại Coopmart Đinh Tiên Hoàng giảm giá 12% mặt hàng nước xả thơm Softlan 2lít,…Chi phí giảm giá nói trên có thể do các nhà cung cấp tài trợ hoàn toàn hoặc tài trợ một phần. 26 + Khuyến mãi theo hình thức trúng thưởng : Theo hình thức này có nhiều loại trúng thưởng, phổ biến là khách mua hàng tại Siêu thị với hóa đơn trị giá từ 50.000đ đến 100.000đ sẽ được 01 phiếu để tham dự bốc thăm trúng thưởng theo chương trình đã được thông báo trước, với nhiều giải thưởng có giá trị. Ví dụ ở Coopmart Cống Quỳnh, với hóa đơn mua hàng 50.000đ, khách hàng sẽ được tham dự chương trình rút thăm may mắn, với nhiều giải thưởng có giá trị như xe máy, ti vi, tủ lạnh,… Đặc biệt đầu năm 1998, khách mua hàng tại Siêu thị Miền Đông với hoá đơn 100.000 đ sẽ được 01 phiếu tham dự bốc thăm trúng thưởng vào ngày 30/6/98, với giải đặc biệt là một xe hơi (04 chỗ) trị giá 250 triệu đồng và nhiều giải thưởng khác,… + Một số hình thức khuyến mãi khác : - Chương trình “Khách hàng thân thiết“ của Coopmart Cống Quỳnh : dựa vào trị giá mua hàng của khách, Siêu thị sẽ tính điểm, khi khách mua hàng trị giá 50.000đ sẽ được 01 điểm, khách hàng đạt 50 điểm ( tương đương 2.500.000đ) sẽ được tặng 01 phiếu mua hàng miễn phí trị giá 50.000đ và 01 logo của Siêu thị. Khi đạt được 06 logo thì người mua được công nhận là Khách hàng thân thiết của Siêu thị. Khách hàng thân thiết được hưởng các quyền lợi như : vào các dịp lễ, tết trong năm sẽ được tặng phiếu mua hàng có giá trị tương đương 5% trên tổng trị giá mua hàng kể từ ngày nhận thẻ, được tặng quà sinh nhật,… - Chương trình “Thẻ ưu đãi” của Siêu thị Miền Đông : cũng dựa trên cơ sở khách mua hàng để tính điểm, khi khách mua hàng trị giá 50.000đ sẽ được 01 điểm, khách hàng đạt 50 điểm ( tương đương 2.500.000đ) sẽ được tặng 01 phiếu mua hàng trị giá 60.000đ. Khi đạt 150 điểm (tương đương 7.500.000đ) khách sẽ được tặng tiếp 01 phiếu mua hàng và được cấp Thẻ xanh. Khi đạt 300 điểm (tương đương 15.000.000đ) khách sẽ được tặng 01 phiếu mua hàng và được cấp Thẻ vàng. Quyền lợi của người có Thẻ xanh được giảm giá 3% và Thẻ vàng được giảm giá 5% khi mua hàng tại Siêu thị. - Chương trình giảm giá cho khách mua hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng ACB Phước Lộc Thọ. Ngày 28/9/2001, Trung tâm thẻ thuộc ngân hàng TMCP Á Châu đã phối hợp với 03 Siêu thị Maximark, Citimart và Siêu thị Miền Đông phát hành thẻ tín dụng nội địa ACB Phước Lộc Thọ. Với chương trình này khách hàng có thẻ ACB Phước Lộc Thọ khi mua hàng tại một 27 trong 3 Siêu thị nói trên sẽ được giảm giá 5% trên tổng trị giá mua hàng kể từ ngày 28/9/2001 đến hết ngày 31/12/2001. Ngoài ra, còn nhiều hình thức khuyến mãi khác như mua hàng bốc thăm trúng thưởng ngay dành cho các đối tượng như Giáo viên nhân ngày 20/11, phụ nữ nhân ngày 08/3, hoặc bốc thăm trúng thưởng khi mua 01 hoặc 01 số mặt hàng do các nhà cung cấp tổ chức, và một số hình thức khuyến mãi khác,…Tất cả những hình thức trên làm cho hoạt động khuyến mãi của các Siêu thị ngày càng đa dạng phong phú. Tuy nhiên để thu hút và duy trì được lượng khách hàng đến với mình, các Siêu thị phải thường xuyên thay đổi các chương trình khuyến mãi, luôn có những chương trình mới lạ, hấp dẫn, không nên thực hiện chương trình khuyến mãi dài hơi, dễ gây nhàm chán đối với khách hàng. c. Tuyên truyền : Mục đích tuyên truyền là để xây dựng hình ảnh Siêu thị trong tâm trí khách hàng. Ví dụ phương châm của hệ thống Coopmart đó là : “Coopmart là bạn của mọi nhà, hàng chất lượng cao, phục vụ ân cần”. Ngoài ra, bên cạnh hoạt động kinh doanh, một số Siêu thị còn tham gia các hoạt động xã hội như : xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, thăm đồng bào bị lũ lụt, tài trợ học bổng cho những học sinh nghèo hiếu học, chương trình tết với người nghèo, thăm những gia đình nghèo ở khu vực xung quanh Siêu thị,…những việc làm đó nhằm xây dựng hình ảnh của Siêu thị với người tiêu dùng, làm cho người tiêu dùng có cái nhìn đẹp hơn về Siêu thị. 2.1.3. Mô hình tổ chức hoạt động marketing của Siêu thị Thực tế, hoạt động marketing của các Siêu thị tại Thành phố chưa rõ nét. Ngoại trừ một số Siêu thị tương đối lớn (Siêu thị loại 1) có tổ chức phòng Marketing hoặc phòng khuyến mãi tiếp thị như Maximark, Siêu thị Miền Đông. Nhiệm vụ của phòng này chủ yếu thực hiện các công việc quảng cáo, khuyến mãi còn việc nghiên cứu marketing chưa được quan tâm nhiều, có chăng cũng chỉ là theo dõi số lượng khách đến Siêu thị mỗi ngày, số lượng khách mua và trị giá bình quân một lần mua. Thông thường mô hình phòng Marketing ở các Siêu thị loại 1 như sau : TRƯỞNG PHÒNG MARKETING Nhân viên thực hiện các chương trình quảng cáo 28 Nhân viên thực hiện các chương trình khuyến mãi Nhân viên nghiên cứu sản phẩm mới Sơ đồ 2.2 : Mô hình sơ đồ phòng Marketing ở các siêu thị loại 1 Cách tổ chức nói trên đơn giản và thường thiếu người chuyên về nghiên cứu thị trường, đồng thời khi chủng loại sản phẩm và quy mô của thị trường Siêu thị tăng lên thì cách tổ chức này mất dần hiệu quả của nó. Ở các Siêu thị trung bình (Siêu thị loại 2) phần lớn không có bộ phận Marketing đặt tại Siêu thị, việc tổ chức nghiên cứu marketing do bộ phận marketing ở cơ quan chủ quản thực hiện như một số Siêu thị thuộc hệ thống Coopmart, Citimart,… Ở các Siêu thị loại nhỏ (Siêu thị loại 3), hầu như không tổ chức được bộ phận marketing, việc thực hiện các hoạt động marketing giao cho một nhân viên đảm nhận, bao gồm các công việc quảng cáo, khuyến mãi, các dịch vụ khách hàng và có thể nghiên cứu một vài chỉ tiêu thông thường. 3. Thực trạng về tổ chức nguồn hàng Để có được nguồn hàng phong phú đa dạng, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý, các Siêu thị đều chú trọng đến công tác tổ chức nguồn hàng. Biểu hiện cụ thể thông qua các hoạt động sau : 3.1. Quy trình mua bán hàng hóa Hàng hóa của các Siêu thị được mua từ các nhà sản xuất trong nước hoặc các đại lý phân phối chính thức của các hãng nước ngoài. Đối với các Siêu thị tương đối lớn (Siêu thị loại 1) như Siêu thị Miền Đông, Maximark, việc mua hàng do phòng Kinh doanh của Siêu thị đảm nhiệm. Phòng Kinh doanh sẽ đặt hàng từ các nhà cung cấp. Thông thường các nhà cung cấp mang hàng đến giao trực tiếp tại kho của Siêu thị. Tại kho sẽ có bộ phận kiểm nhận, dán code, sau đó chuyển hàng lên các quầy kệ để bán. Ở các Siêu thị trung bình và nhỏ, như các Siêu thị thuộc hệ thống Coopmart, Citimart,... việc đặt hàng do bộ phận kho phối hợp với các nhân viên phụ trách ngành hàng ở các quầy kệ đảm nhiệm. Quy trình mua bán hàng hóa của các Siêu thị có thể biểu diễn qua sơ đồ sau : QUẦY KỆ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA KHO CỦA SIÊU THỊ NHÀ CUNG CẤP HÀNG HOÁ Sơ đồ 2.3 : Quy trình mua bán hàng hóa của siêu thị 3.2. Cơ cấu hàng hóa Các Siêu thị ở thành phố có cơ cấu hàng hóa tương đối phù hợp với cơ cấu hàng hóa của các Siêu thị trên thế giới nói chung. Thông thường các Siêu thị phân chia hàng hóa thành 02 ngành hàng chính đó là : ngành hàng thực phẩm (bao gồm thực phẩm công nghệ, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm tươi sống,...) và ngành hàng không thực phẩm (bao gồm Hoá mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, hàng may mặc,...) Trong cơ cấu hàng hóa nói trên, ngành hàng thực phẩm chiếm tỷ lệ từ 35 – 45%, ngành hàng không thực phẩm từ 55 –65%. Trong ngành hàng không thực phẩm, đồ dùng gia đình chiếm khoảng 30%, hoá mỹ phẩm khoảng 25%, còn lại là các mặt hàng khác. Nguồn hàng của các Siêu thị bao gồm hàng nội và hàng ngoại nhập. Hàng nội các Siêu thị mua của những nhà cung cấp lớn có tên tuổi như : Vissan, Dầu Tường An, Mì Vifon, Miliket, đồ hộp Hạ Long, Vinamilk,...Hàng ngoại nhập thường được mua từ các đại lý phân phối chính thức của các hãng nước ngoài. Theo số liệu thống kê, số lượng mặt hàng kinh doanh của một số Siêu thị ở thành phố như sau : 29 30 Bảng 2.5 : Số lượng mặt hàng kinh doanh ở các Siêu thị Stt Tên Siêu thị Số lượng mặt hàng Tỷ lệ hàng nội/ngoại 01 Maximark 30.000 70/30 02 Siêu thị Miền Đông 30.000 70/30 03 Coopmart Cống Quỳnh 28.000 80/20 04 Coopmart Nguyễn Đình Chiểu 28.000 80/20 05 Coopmart Đinh Tiên Hoàng 26.000 80/20 06 Coopmart Đầm Sen 15.000 80/20 07 Citimart Minh Châu 10.000 60/40 08 Siêu thị Hà Nội 20.000 80/20 09 Foodcomart 16.000 80/20 10 Minimart Superbowl 15.000 50/50 “Nguồn : Các Siêu thị tại TP.HCM” Như vậy, số lượng mặt hàng kinh doanh của các Siêu thị ở thành phố hiện nay rất đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thông thường hàng ngày của người dân. Trong xu hướng hiện nay, các Siêu thị đều luôn tích cực tìm kiếm, khai thác những mặt hàng mới, sản phẩm lạ, khác biệt hóa so với các Siêu thị khác để nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời thực hiện chiến lược đa dạng hóa có chọn lọc, tập trung vào những mặt hàng bán chạy, những mặt hàng bán được với số lượng nhiều nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. 3.3. Quan hệ với nhà cung cấp Trong vấn đề quan hệ với nhà cung cấp, các Siêu thị thường chọn các nhà cung cấp theo các tiêu chuẩn như : về chủng loại hàng hóa, chất lượng tốt, giá cả hợp lý, có khả năng cung ứng số lượng lớn, ổn định lâu dài, khả năng cung cấp kịp thời, đúng thời hạn,... 31 Các nhà cung cấp hàng hóa cho các Siêu thị trong thành phố hiện nay có rất nhiều, trong đó những đơn vị lớn, có tên tuổi như : Vinamilk,Vissan, Vifon, Hạ Long, Vĩnh Hảo, P&G, IBC, Coca Cola, Unilever,... Hiện nay, số lượng các nhà cung cấp hàng hóa ở các Siêu thị Siêu thị tương đối lớn từ 700 đến 900 nhà cung cấp, Siêu thị Miền Đông hiện có 800 nhà cung cấp, Maximark có khoảng 850 nhà cung cấp. Ơû các Siêu thị trung bình và nhỏ cũng có khoảng từ 300 đến 500 nhà cung cấp. Việc cung cấp hàng hóa hiện nay được thực hiện dưới các hình thức sau : - Mua đứt bán đoạn : Siêu thị và nhà cung cấp ký hợp đồng mua bán hàng hoá, hình thức thanh toán có thể thanh toán ngay, trả chậm hoặc thanh toán theo hàng thực bán vào cuối tuần hoặc cuối tháng. Hình thức này thường áp dụng đối với ngành hàng không thực phẩm. - Siêu thị nhận làm đại lý : Siêu thị và nhà cung cấp ký hợp đồng đại lý, Siêu thị bán và được hưởng hoa hồng trên trị giá hàng bán. Hình thức này thường áp dụng đối với các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, và những hàng hóa có thời hạn sử dụng. Ngoài ra, trong quá trình cung cấp hàng hóa, các nhà cung cấp thường xuyên hỗ trợ hoặc phối hợp với siêu thị thực hiện các chương trình khuyến mãi, khuyến mãi bằng sản phẩm hoặc là giảm giá trong một thời gian nhất định nhằm mục đích quảng cáo thương hiệu sản phẩm của mình. 4. Tình hình quản trị nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng giúp các Siêu thị thành công trong hoạt động kinh doanh của mình. Theo thống kê của Sở Thương mại, lực lượng lao động của các Siêu thị hiện nay có sự chênh lệch nhiều về số lượng và chất lượng lao động. Những Siêu thị kinh doanh có hiệu quả là những đơn vị làm tốt công tác quản trị nguồn nhân lực. Thực tế có một số Siêu thị thực hiện tốt công tác tổ chức quản lý, sử dụng và đào tạo lực lượng lao động, như các siêu thị trong hệ thống Coopmart.tỷ lệ đào tạo ở đây gần 100%. Hầu hết nhân viên trước khi vào làm việc trong hệ thống siêu thị Coopmart đều trải qua một khóa huấn luyện về nghiệp vụ bán hàng ở Siêu thị. Trong quá trình làm việc, các nhân viên được tiếp tục bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ. Chú trọng đến nhân tố nguồn nhân lực là bí quyết thành công tạo được uy tín và danh tiếng cho thương hiệu Coopmart. 32 Ngoài Coopmart, các Siêu thị ở thành phố chưa quan tâm nhiều đến công tác quản trị nguồn nhân lực. Do siêu thị là loại hình kinh doanh mới, nên các trường lớp chưa có những chương trình đào tạo cụ thể cho loại hình kinh doanh này. Tuy nhiên, hiện nay một số Siêu thị cũng đã quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực, có thể thấy qua các số liệu sau : Bảng 2.6 : Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở một số Siêu thị Stt Tên Siêu thị Tổng số nhân viên Tỷ lệ đã qua đào tạo 01 Maximark 170 72% 02 Siêu thị Miền Đông 190 86% 03 Minimart Minh Châu 50 69% 04 Tenmart 70 73% “Nguồn : Các Siêu thị tại TP.HCM” Ngoài ra, một số Siêu thị trung bình và nhỏ hiện nay cũng chưa chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực, hoặc nếu có thì tỷ lệ đào tạo còn thấp. fs Như vậy, đào tạo nguồn nhân lực hiện tại và tương lai là vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các Siêu thị, các Siêu thị muốn tồn tại và phát triển phải xây dựng được mội đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ và một lực lượng lao động với những hiểu biết nhất định về công tác nghiệp vụ thì mới có thể đưa hoạt động của Siêu thị phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. 5. Những nhận xét đánh giá về hoạt động kinh doanh Siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh Qua phân tích thực trạng tình hình hoạt động của các Siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau : + Về thành tựu : 1. Siêu thị hiện nay đã khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống bán lẻ của Thành phố. Tuy mới xuất hiện từ năm 1993, nhưng hệ thống Siêu thị ngày nay chỉ đứng sau chợ về mức độ thường xuyên đi mua sắm của người tiêu dùng. 33 2. Với phương thức bán hàng văn minh tiến bộ, với hàng hóa đa dạng phong phú, các Siêu thị đã tạo điều kiện thuận lợi về mua sắm cho người tiêu dùng, đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu tiêu dùng thông thường của người dân thành phố. 3. Sự phát triển của các Siêu thị có tác dụng thúc đẩy thương nghiệp bán lẻ phát triển, góp phần kích thích tiêu dùng và phát triển sản xuất. 4. Hoạt động của các Siêu thị có ảnh hưởng lớn đến việc định hướng tiêu dùng, làm thay đổi thói quen mua sắm của người dân thành phố, thay đổi thái độ của người tiêu dùng đối với hàng sản xuất trong nước. 5. Ngoài ra, sự góp mặt của các siêu thị đã góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động của thành phố, làm cho bộ mặt của thành phố đẹp hơn, khang trang và văn minh hơn. + Bên cạnh những thành tựu đạt được, các Siêu thị cuả thành phố còn một số vấn đề hạn chế, cụ thể như sau : 1. Do chưa có sự định hướng quy hoạch thống nhất của các cơ quan chức năng nên hệ thống siêu thị của thành phố còn phát triển tự do, tự phát, phân bố không đều giữa các khu vực dân cư. Hiện ở thành phố có những quận hai ba siêu thị, đồng thời có những quận chưa có Siêu thị nào như quận 4, quận 8. 2. Việc xây dựng mô hình siêu thị như thế nào hợp lý chưa được sự quan tâm của các nhà quản lý, cần nghiên cứu để phác họa một mô hình Siêu thị phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí minh nói riêng và cả nước nói chung. 3. Trong hoạt động kinh doanh, các siêu thị chưa có những định hướng rõ nét và chưa có chiến lược kinh doanh ổn định lâu dài. 4. Công tác đào tạo và quản trị nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, các siêu thị cần quan tâm hơn nữa đến yếu tố con người để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. 34 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SIÊU THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. Đặc điểm và dự báo thị trường của Siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh 1.1. Đặc điểm thị trường của Siêu thị : Ở thành phố Hồ Chí Minh thị trường của Siêu thị gồm có hai loại : Người tiêu dùng trực tiếp (mua cho tiêu dùng cá nhân) và các tổ chức (mua cho cơ quan, xí nghiệp, trường học,...) 1.1.1. Tình hình phát triển cuả thị trường Siêu thị Theo quan điểm marketing, thị trường của Siêu thị chính là những khách hàng hiện tại hoặc trong tương lai mà Siêu thị đang và sẽ tìm cách hướng tới phục vụ. Thị trường Siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh xuất phát điểm từ khu vực trung tâm thành phố, ở các quận nội thành như : quận I, quận 10, quận 5, dần dần lan tỏa ra các quận ven như : Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Bình Chánh, và trong tương lai sẽ phát triển đến các huyện ngoại thành như Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Đức,... Khách hàng của Siêu thị tại Thành phố ban đầu là những người nước ngoài ở khu vực trung tâm, những cư dân thành phố có thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Tài liệu liên quan