Luận văn Giải pháp phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Trang phụbìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữviết tắt

Danh mục bảng và hình

Lời mở đầu

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀDỊCH VỤNGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI

1.1. Tổng quan vềdịch vụngân hàng hiện đại --------------------------------------------- 1

1.1.1. Khái niệm dịch vụngân hàng -------------------------------------------------------- 1

1.1.2. Dịch vụngân hàng hiện đại ----------------------------------------------------------- 2

1.1.2.1. Khái niệm vềngân hàng hiện đại ------------------------------------------- 2

1.1.2.2. Các dịch vụngân hàng hiện đại chủyếu ----------------------------------- 4

1.2. Các tiền đềquan trọng đểphát triển các dịch vụngân hàng hiện đại ----------- 7

1.2.1.Vai trò của TMĐT đối với việc phát triển các dịch vụNH hiện đại ------------- 7

1.2.1.1. Khái niệm vềthương mại điện tử------------------------------------------- 7

1.2.1.2. Các đặc trưng của TMĐT ---------------------------------------------------- 8

1.2.1.3. Cơsở đểphát triển TMĐT --------------------------------------------------- 9

1.2.1.4. Các hình thức chủyếu của TMĐT------------------------------------------10

1.2.1.5. Lợi ích của TMĐT ------------------------------------------------------------12

1.2.1.6. Vai trò của TMĐT đối với việc phát triển các dịch vụNH hiện đại---14

1.2.2. Thuận lợi và khó khăn khi phát triển các dịch vụNH hiện đại tại Việt Nam -16

1.2.2.1. Thuận lợi ----------------------------------------------------------------------16

1.2.2.2. Khó khăn ----------------------------------------------------------------------17

1.3. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam vềphát triển các dịch vụngân

hàng hiện đại -------------------------------------------------------------------------------------18

1.3.1. Bài học kinh nghiệm vềcung ứng các dịch vụNH hiện đại tại Mỹ------------18

1.3.2. Bài học kinh nghiệm vềhiện đại hóa ngân hàng tại Việt Nam -----------------19

Kết luận chương 1 -------------------------------------------------------------------------------23

Chương II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤNGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI

TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TP.HCM

2.1 .Thực trạng phát triển dịch vụngân hàng hiện đại tại Việt Nam-----------------24

2.1.1. Khuôn khổpháp lý --------------------------------------------------------------------24

2.1.2. Các tổchức cung ứng dịch vụngân hàng hiện đại -------------------------------26

2.1.2.1. Các NHTM --------------------------------------------------------------------26

2.1.2.2. Các công ty cung cấp dịch vụhỗtrợTTKDTM--------------------------27

2.1.3. Các sản phẩm dịch vụcung ứng ----------------------------------------------------28

2.1.4. An toàn bảo mật hệthống công nghệthông tin -----------------------------------30

2.2 Thực trạng phát triển dịch vụngân hàng hiện đại tại VCBHCM ----------------31

2.2.1. Sơlược quá trình hình thành và phát triển VCBHCM ---------------------------31

2.2.2. Kết quảhoạt động kinh doanh của VCBHCM giai đoạn 2005-2008 ----------32

2.2.2.1. Đánh giá vềkết quảhoạt động kinh doanh của VCBHCM ------------32

2.2.2.2. Đánh giá vềthịphần hoạt động của VCBHCM -------------------------34

2.2.3. Quá trình ứng dụng công nghệthông tin tại VCBHCM -------------------------35

2.2.4. Thực trạng phát triển dịch vụngân hàng hiện đại tại VCBHCM ---------------37

2.2.4.1. Tình hình thu nhập từdịch vụcủa VCBHCM ----------------------------37

2.2.4.2. So sánh các dịch vụngân hàng hiện đại trên địa bàn TP.HCM-------38

2.2.4.3. Dịch vụthanh toán-----------------------------------------------------------39

2.2.4.4. Dịch vụthẻ --------------------------------------------------------------------43

2.2.4.5. Dịch vụngân hàng điện tử--------------------------------------------------48

2.2.4.6. Dịch vụgiám sát quỹ đầu tưvà quản lý tiền gửi của nhà đầu tư------54

2.2.5. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụngân hàng hiện đại tại VCBHCM ----55

2.2.5.1. Những kết quả đạt được-----------------------------------------------------55

2.2.5.2. Những tồn tại, hạn chế ------------------------------------------------------56

2.2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại --------------------------------------------58

Kết luận chương 2 -------------------------------------------------------------------------------62

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤNGÂN HÀNG HIỆN

ĐẠI TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TP.HCM

3.1. Định hướng - mục tiêu trong tương lai của VCB ------------------------------------63

3.1.1. Chiến lược phát triển của VCB đến năm 2015 ------------------------------------63

3.1.2. Định hướng chung của VCBHCM tới năm 2015 ---------------------------------63

3.1.3. Kếhọach kinh doanh năm 2009 của VCBHCM ----------------------------------64

3.1.3.1. Phương hướng, nhiệm vụcủa VCB ----------------------------------------64

3.1.3.2. Kếhọach, mục tiêu của VCBHCM -----------------------------------------65

3.2. Các giải pháp phát triển các dịch vụngân hàng hiện đại tại VCBHCM -------66

3.2.1. Nhóm giải pháp chung----------------------------------------------------------------66

3.2.1.1. Nhóm giải pháp xây dựng chiến lược khách hàng ----------------------66

3.2.1.2. Nhóm giải pháp quảng cáo và tiếp thịsản phẩm ------------------------69

3.2.1.3. Nhóm giải pháp phát triển các sản phẩm dịch vụNH trọn gói--------70

3.2.1.4. Mởrộng mạng lưới kênh phân phối ---------------------------------------71

3.2.1.5. Nhóm giải pháp vểnhân sự-------------------------------------------------71

3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển các dịch vụngân hàng hiện đại ---------------------72

3.2.2.1 Hoàn thiện và tăng trưởng các dịch vụngân hàng hiện đại đã có -----72

3.2.2.2 Phát triển các dịch vụmới ---------------------------------------------------76

3.3.Kiến nghị --------------------------------------------------------------------------------------76

3.3.1. Kiến nghịHội sởchính VCB --------------------------------------------------------76

3.3.1.1. Xây dựng hệthống hạtầng công nghệ-----------------------------------76

3.3.1.2. Ứng dụng công nghệtrong quản trịrủi ro -------------------------------77

3.3.1.3. Xây dựng các chính sách an toàn bảo mật hệthống CNTT -----------79

3.3.1.4. Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụhướng tới khách hàng -------80

3.3.1.5. Hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ-----------------------------------------81

3.3.1.6. Nâng cao vai trò quản trịrủi ro vềcông nghệ ---------------------------81

3.3.1.7. Xây dựng chế độtiền lương hợp lý ----------------------------------------82

3.3.2. Kiến nghịvới Chính phủ, NHNN và các cơquan, ban ngành ------------------82

Kết luận chương 3 -------------------------------------------------------------------------------85

KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------------------86

Tài liệu tham khảo

Phụlục

pdf109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y mạnh mảng kinh doanh dịch vụ bán lẻ và họ đã chinh phục được thị trường bởi chất lượng dịch vụ hơn hẳn các NHTMNN, điển hình là dịch vụ huy động vốn có tốc độ tăng trưởng trên 50%, cá biệt có những NH có mức tăng trưởng trên 100% trong năm 2007 như Sacombank. Bên cạnh đó, các NHTMNN khác trên địa bàn cũng chú trọng hơn đến chính sách khách hàng cũng như không ngừng đưa ra các sản phẩm mới nhằm duy trì thị phần và thu hút các khách hàng. Các NH liên doanh, chi nhánh NHNNg mặc dù chưa tấn công mạnh vào thị trường nhưng cũng đang gấp rút chuẩn bị cho các chiến lược dài hạn nhằm khai thác tiềm năng to lớn của nền kinh tế Việt Nam. Tất cả nhưng đối thủ này là thách thức rất lớn đối với VCBHCM, nhất là khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính NH vào năm 2010. Trong các năm tiếp theo để tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu trong toàn hệ thống, chi nhánh cần phải nỗ lực rất nhiều nhằm duy trì các mảng hoạt động kinh doanh truyền thống như tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ đồng thời tăng cường mở rộng các hoạt động của dịch vụ ngân hàng hiện đại. 2.2.3 Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin tại VCBHCM Đầu năm 2000, VCB triển khai dự án VCB-2010 với phần mềm chương trình có tên là SilverLake (SVL). Đây là chương trình dựa trên thiết kế của Mỹ và được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của ngân hàng khu vực Châu Á. Chương trình được xây dựng trên cơ sở quản lý dữ liệu tập trung tại VCBTW và - 36 - kết nối on-line toàn hệ thống. Đầu năm 2000, triển khai chương trình SVL tại VCBHCM, chi nhánh lớn của VCB, quyết định sự thành công của dự án VCB- 2010. Cuối năm 2001, chương trình SVL được triển khai toàn hệ thống VCB làm nền tảng ban đầu để ứng dụng các công nghệ mới phục vụ khách hàng như : mở tài khoản 1 nơi và thực hiện giao dịch tại bất cứ điểm giao dịch của hệ thống VCB trên toàn quốc, dịch vụ E-banking, ATM, Phone-Banking, Internet-Banking…  Các đặc tính của hệ thống SilverLake: • Cung cấp nhiều giải pháp lựa chọn thông minh: giúp cho VCB có thể phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. • Tính linh hoạt cao: khả năng tương thích khi mở rộng và phát triển hệ thống của VCB hiện có. • Khả năng tích hợp cao với nhều hệ thống khác: như thẻ Visa, MasterCard, IBPS, SWIFT…  Những dịch vụ mới được ứng dụng trên SilverLake: • Đáp ứng nhiều yêu cầu khách hàng tại 1 quầy: giúp giảm thời gian giao dịch của khách hàng tại quầy. • Quản lý vốn tự động: giúp cho khách hàng đầu tư vốn hiệu quả. • Chuyển tiền tự động • Trả lương tự động • Hoạt động trực tuyến (online): cho phép khách hàng mở tài khoản một nơi và thực hiện giao dịch tại tất cả các chi nhánh khác của ngân hàng. Giao dịch, thông tin sẽ cập nhật tức thời trên toàn hệ thống. Cũng nhờ vào tính năng này của hệ thống, mà việc cung cấp một dịch vụ mới hết sức tiện lợi cho khách hàng : Dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking). • Cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác. Với nền tảng công nghệ được đầu tư hiện đại, VCBHCM đã có điều kiện để phát triển các dịch vụ NH hiện đại. - 37 - 2.2.4. Thực trạng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại tại VCBHCM 2.2.4.1 . Tình hình thu nhập từ dịch vụ của VCBHCM Bảng 2.4: Tình hình thu nhập của VCBHCM giai đoạn 2005-2008 Đơn vị: tỷ đồng THU NHẬP 2005 % 2006 (+/-) % 2007 (+/-) % 2008 (+/-) % Thu nhập từ lãi 1,359 92 1,778 31% 93 1,750 -2% 91 2,503 43% 93 Thu phí dịch vụ 115 8 140 22% 7 167 19% 9 199 19% 7 (Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động năm 2005-2008 của VCBHCM) Nhìn chung, nguồn thu nhập lớn nhất của VCBHCM là thu nhập từ lãi, chiếm từ 91% đến 93% (từ năm 2005 – 2008). Mặc dù thu phí dịch vụ chiếm tỷ lệ chưa cao trong tổng thu nhập chỉ khoản 8% nhưng đây là nguồn thu có tính chất ổn định, tăng trưởng đều đặn (trung bình 19%/năm, từ 115 tỷ năm 2005 lên 199 tỷ năm 2008) ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như lãi suất, tỷ giá. Biểu đồ 2.1: Tình hình thu nhập của VCBHCM giai đoạn 2005-2008 1,359 1,778 1,750 2,503 115 140 167 199 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 2005 2006 2007 2008 (tỷ đ ồ n g) Thu nhập từ lãi Thu phí dịch vụ - 38 - Tăng trưởng hằng năm của thu nhập từ lãi là khoảng 31% – 43% / năm, trong khi đó thu phí dịch vụ chỉ khoản 19% – 22% / năm. Một sự chênh lệch rất lớn giữa thu nhập từ các khoản dịch vụ với thu nhập từ lãi do kinh doanh vốn. Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến động thì nguồn thu nhập từ lãi do hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều và nguy cơ rủi ro rất lớn. Để ổn định nguồn thu nhập của ngân hàng, VCBHCM cần đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại là một giải pháp đẩy mạnh nguồn thu phí dịch vụ cho VCBHCM. 2.2.4.2 So sánh các dịch vụ ngân hàng hiện đại của VCBHCM và các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM Trong những năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng được hiện đại hóa, từ đó cho ra đời các sản phẩm ngân hàng hiện đại, nhiều tiện ích, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các cá nhân và doanh nghiệp. Hiện tại trên địa bàn TP.HCM có một số ngân hàng đang triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử, trong số đó đáng chú ý như: ACB, TechCombank, HSBC … Nhìn chung trên địa bàn TP.HCM,VCBHCM là ngân hàng hỗ trợ dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng nhiều nhất trong thời điểm hiện nay. Nhờ vào thế mạnh của VCB là đã triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử trong thời gian dài cho nên các khách hàng cũng đã phần nào biết đến dịch vụ. Hiện nay, các dịch vụ này được VCB cài đặt và hỗ trợ sử dụng cho khách hàng đều miễn phí. Bên cạnh đó, các ngân hàng khác cũng đã bắt đầu triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử. Các ngân hàng khác tuy mới triển khai và còn ít người biết đến. Nhưng do ra đời sau, nên các ngân hàng này đã áp dụng công nghệ cao và được quảng bá với quy mô lớn. Các ngân hàng này trong tương lai sẽ là đối thủ cạnh tranh với với dịch vụ ngân hàng điện tử của VCB. - 39 - VCB ACB HSBC Internet Banking √ √ √ Phí sử dụng Miễn phí Miễn phí Miễn phí cho cá nhân. Tính phí cho DN Điều kiện sử dụng Có tài khoản tại NH Có tài khoản tại NH Có tài khoản tại NH Chức năng Tra cứu thông tin Tra cứu thông tin Tra cứu thông tin Thanh toán E-Banking √ √ Phí sử dụng Miễn phí Miễn phí Điều kiện sử dụng Khách hàng có tài khoản tại NH và số lượng giao dịch nhiều Khách hàng VIP (*) Chức năng Tra cứu thông tin Thanh toán UNC (**) Thanh toán lương Tra cứu thông tin Thanh toán UNC Phone Banking √ √ √ Mobile Banking √ √ (*) Để trở thành khách hàng VIP loại thấp nhất thì bạn phải có 2 sổ tiết kiệm: một sổ kỳ hạn 2 tháng với số tiền 2 tỷ và một sổ kỳ hạn 6 tháng với số tiền 6 tỷ. (**) Thanh toán Ủy Nhiệm Chi VCB cần tăng cường quảng bá tiếp thị và hỗ trợ dịch vụ ngân hàng điện tử cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các DNNVV chiếm tỉ lệ rất lớn trong nến kinh tế của Việt Nam và hiện đang chưa được quan tâm đúng mức. VCB cần đi trước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp này. 2.2.4.3 Dịch vụ thanh toán  Thanh toán nội địa Nhìn chung, doanh số thanh toán liên hàng tăng rất nhanh qua từng năm, đặc biệt doanh số năm 2007 tăng tới 101% so với 2006. Sự tăng trưởng này là do kênh thanh toán điện tử liên NH (IBPS) với doanh số thanh toán chiếm trên 80% doanh số chuyển tiền đồng thời số lượng giao dịch và doanh số phát sinh tập trung - 40 - lớn nhất tại TP.HCM, là kênh chủ lực của các NHTM. Sự phát triển kênh chuyển tiền IBPS đã dần dần thay thế kênh chuyển tiền bù trừ qua hệ thống NHNN TP.HCM nên doanh số thanh toán bù trừ giảm dần. Thêm vào đó, trong năm 2006, VCBTW đã triển khai chương trình interbank, payment system đã làm thay đổi toàn bộ thao tác nghiệp vụ tại Chi nhánh. Vì vậy doanh số thanh toán qua kênh IBT online cũng tăng trưởng đáng kể (năm 2007 tăng 187% so với năm 2006). Bảng 2.5: Doanh số thanh toán nội địa của VCBHCM giai đoạn 2006 - 2008 Đơn vị: tỷ đồng Doanh số thanh toán Tăng trưởng (%) Thanh toán Nội địa 2006 2007 2008 07/06 08/07 Doanh số liên hàng 302,941 609,444 690,520 101% 13% IBPS đi 104,145 245,539 264,130 136% 8% IBPS về 142,579 280,002 304,150 96% 9% Bù trừ đi 21,536 22,004 37,120 2% 69% Bù trừ về 17,892 13,768 22,851 -23% 66% IBT 16,789 48,131 62,269 187% 29% ( Nguồn: Báo cáo chuyển tiền liên NH của VCBHCM các năm 2006 – 2008) IBPS: Thanh toán điện tử liên ngân hàng IBT: Thanh toán liên hàng nội bộ VCB  Thanh toán quốc tế (TTQT) Bảng 2.6: Doanh số thanh toán quốc tế của VCBHCM giai đoạn 2005 - 2008 Đơn vị:triệu USD Doanh số thanh toán Tốc độ tăng trưởng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 06/05 07/06 08/07 Doanh số TTQT 7,511 10,109 9,886 9,366 35% -2% -5% Thanh toán XK 4,545 6,954 6,095 4,022 53% -12% -34% Thanh toán NK 2,966 3,155 3,791 5,344 6% 20% 41% ( Nguồn: Báo cáo tình hình TTQT của VCBHCM các năm 2005 – 2008) - 41 - Thanh toán quốc tế với 2 xu hướng trái ngược nhau, thanh toán xuất khẩu giảm mạnh, thanh toán nhập khẩu lại tăng. Thanh toán nhập khẩu có những điều kiện thuận lợi do tốc độ tăng nhập khẩu, nhập siêu năm sau cao hơn bình quân các năm trước. Ngược lại, thanh toán xuất khẩu lại gặp nhiều ảnh hưởng bất lợi, đặc biệt cuối năm 2008 giá cả một số mặt hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm mạnh, các doanh nghiệp dầu khí có doanh số thanh toán dầu thô xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của VCBHCM đã chuyển sang giao dịch tại NHTM khác. • Kinh doanh ngoại tệ Với khả năng đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng về các giao dịch ngoại hối, VCBHCM tiếp tục là chi nhánh đầu mối về kinh doanh ngoại tệ trên toàn địa bàn TP.HCM. Bảng 2.7: Tình hình kinh doanh ngoại tệ của VCBHCM giai đoạn 2005-2008 Đơn vị: triệu USD Doanh số Tốc độ tăng trưởng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 06/05 07/06 08/07 Tổng doanh số 5,583 7,144 8,317 12,948 28% 16% 56% Doanh số mua vào 2,789 3,565 4,150 6,462 28% 16% 56% Doanh số bán ra 2,794 3,579 4,167 6,486 28% 16% 56% (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh ngoại tệ của VCBHCM các năm 2005 – 2008) Trong những năm gần đây, doanh số đổi ngoại tệ giảm liên tục, do đó thị phần cũng giảm. Năm 2007, doanh số đổi tiền đạt 169 triệu USD, chỉ bằng 86% mức thu đổi của năm 2006 và bằng 73% mức thu đổi của năm 2005. Việc giảm sút doanh số thu đổi chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố khách quan của thị trường và yếu tố chủ quan của VCB. Đó là sự thay đổi liên tục của giá thế giới, điển hình là giá dầu, giá vàng tăng cao, USD mất giá và việc xây dựng một chính sách tỷ giá chưa mang tính cạnh tranh cao của VCBHCM. Thông thường, tỷ giá mà chi nhánh công bố thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường nên khách hàng có xu hướng chuyển sang đổi ngoại tệ tại các NHTM khác hoặc ngoài thị trường tự do vì biên độ dao động lớn hơn so với thị trường liên NH. Vì vậy, lượng khách hàng đến đổi - 42 - ngoại tệ tại chi nhánh giảm liên tục. Ngoài ra, chính sách ngưng mua USD từ những tháng cuối năm 2007 cũng làm giảm sút rõ rệt doanh số thu đổi ngoại tệ. Sang năm 2008 tình hình kinh doanh ngoại tệ có nhưng diễn biến bất thường, đầu năm thì thừa ngoại tệ còn cuối năm thì khan hiếm ngoại tệ, VCBHCM đã vận dụng chính sách tỷ giá linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các DN nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu cho nền kinh tế như xăng dầu, nguyên vật liệu sản xuất. Nhờ đó, năm 2008 doanh số mua bán ngoại tệ của VCBHCM tăng 56% mang lại lợi nhuận đáng kể. Biểu đồ 2.2: Doanh số kinh doanh ngoại tệ của VCBHCM giai đoạn 2005-2008 5,583 7,144 8,317 12,948 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 2005 2006 2007 2008 (tr iệ u US D) • Dịch vụ chi trả kiều hối Hiện nay, chi nhánh VCBHCM cung cấp dịch vụ kiều hối qua các kênh: Money Gram, Kiều hối, Kiều quyến, Séc ngoại tệ và Chinatrust trong đó lượng kiều quyến chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 90%). Mức tăng trưởng của doanh số chi trả kiều hối qua chi nhánh VCBHCM không cao, hàng năm dao động từ 6% - 15% trong khi các NHTM khác trên địa bàn tăng rất mạnh. Thị phần của chi nhánh về chi trả kiều hối chỉ chiếm từ 5% - 8% so với toàn địa bàn TP.HCM. Nguyên nhân - 43 - do thực hiện chuyển tiền tập trung tại VCBTW, mặt khác do dịch vụ này hoàn toàn không thể cạnh tranh với các NHTMCP có cơ chế khuyến mãi tốt hơn. Bảng 2.8: Tình hình chi trả kiều hối của VCBHCM giai đoạn 2005 - 2008 Đơn vị: triệu USD Giá trị Tốc độ tăng trưởng CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 2008 06/05 07/06 08/07 Doanh số chi trả 174 184 196 226 6% 7% 15% Thị phần trên địa bàn TP.HCM 8% 8% 5% 6% 0% -38% 20% Money Gram 1 3 3 3 200% 0% 0% Kiều hối 10 9 8 10 -10% -11% 25% Kiều quyến 160 170 184 213 6% 8% 16% Chinatrust 3 2 1 0 -33% -50% -100% (Nguồn: Báo cáo hoạt động hối đoái tại VCBHCM các năm 2005 – 2008) Trong hai năm gần đây (2006 – 2007), chỉ có hai hình thức Money Gram và kiều quyến có doanh số tăng trong đó chuyển tiền bằng Money Gram tăng mạnh (năm 2006 tăng 200%), hai hình thức còn lại đều giảm mạnh, điển hình là Chinatrust. Điều này là do khách hàng ý thức được việc thanh toán qua tài khoản dưới hình thức kiều quyến nên đã chuyển từ hình thức kiều hối sang kiều quyến. Tuy nhiên, do cơ chế khuyến mãi hấp dẫn của một số NH khác nên chi nhánh đã mất đi một số khách hàng. Lượng Kiều Hối chuyển từ NH Chinatrust giảm mạnh do đa phần các khách hàng của Chinatrust có tài khoản tại NH Nông nghiệp (NHNNo) nên đã chuyển sang giao dịch với NHNNo để khách hàng đỡ mất phí và thời gian chuyển tiền nhanh hơn. 2.2.4.4. Dịch vụ thẻ Năm 2002, hệ thống máy ATM và chiếc thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên của Việt Nam mang thương hiệu VCB Connect 24 được phát triển tại VCB. Sau hơn 5 năm, cơ cấu các sản phẩm thẻ của VCB đã đầy đủ, bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, nội địa và quốc tế. Với thế mạnh truyền thống trong kinh doanh dịch vụ thẻ, trong các năm qua, số lượng phát hành và doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ của VCBHCM liên tục tăng trưởng. Doanh số thanh toán thẻ tín - 44 - dụng quốc tế tăng góp phần mang nguồn thu phí đáng kể cho kinh doanh thẻ tại VCBHCM. Bảng 2.9: Tình hình kinh doanh thẻ của VCBHCM giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị:ngàn thẻ,triệu USD,tỷ đồng Giá trị/Số lượng Tốc độ tăng trưởng CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 2008 06/05 07/06 08/07 Tổng số thẻ phát hành 88 84 77 63 -5% -8% -17% Thẻ tín dụng quốc tế 4.0 2.5 3.6 6.3 -38% 44% 75% Thẻ ghi nợ 84 81 73 57 -4% -10% -22% Thẻ ATM 84 77 57 47 -8% -26% -18% MTV Master - 4 6 3 - 50% -50% Connect 24 Visa - - 10 7 - - -30% Doanh số thanh toán Thẻ quốc tế 167 215 291 327 29% 35% 12% Thẻ nội địa 5,644 8,894 12,354 15,421 58% 39% 25% (Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ của VCBHCM các năm 2004 – 2008)  Thẻ quốc tế Thẻ tín dụng quốc tế có tốc độ tăng trưởng rất cao so với thẻ ghi nợ, đặc biệt về số lượng phát hành. Tuy nhiên, trong năm 2006, số lượng thẻ tín dụng quốc tế giảm mạnh (38% tương đương 1.564 thẻ) là do VCB triển khai phát hành thẻ ghi nợ quốc tế MTV Master trong tháng 3/2006 nên các khách hàng chuyển hình thức sử dụng từ thẻ tín dụng quốc tế sang thẻ MTV Master. Nếu tính thêm số lượng thẻ ghi nợ MTV Master vào số lượng thẻ quốc tế thì tổng số lượng phát hành hai loại thẻ này đạt 6.735 thẻ, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2005. Đặc biệt hiện nay VCB đang chiếm ưu thế trong lĩnh vực thanh toán thẻ quốc tế, độc quyền thanh toán thẻ Amex tại thị trường Việt Nam.  Thẻ ghi nợ Thẻ ghi nợ có chiều hướng giảm dần về số lượng phát hành. Năm 2006 chỉ giảm 4% nhưng sang năm 2008 giảm tới 22%, trong đó lượng thẻ ATM Connect 24 giảm mạnh tới 18%. Doanh số thanh toán thẻ ghi nợ vẫn tăng hàng năm tuy nhiên mức tăng giảm dần vì số lượng phát hành có chiều hướng giảm khá mạnh. - 45 - Trong các năm qua VCB đã đưa ra nhiều loại thẻ với nhiều tiện ích và các chương trình khuyến mãi như miễn và giảm phí phát hành thẻ ATM, MTV, Visa Debit… nhằm duy trì, tăng khả năng cạnh tranh và chiếm thị phần về dịch vụ thẻ. Thông qua việc ký kết hợp đồng trả lương qua tài khoản cho hơn 1000 đơn vị là DN và các tổ chức hành chính sự nghiệp, VCBHCM đã thu hút được gần 33.000 lao động sử dụng thẻ ATM để nhận lương qua tài khoản. Bảng 2.10: Thị phần phát hành thẻ ATM của VCBHCM Thị phần thẻ ATM 2005 2006 2007 2008 Trong hệ thống VCB 22% 14% 13% 13% Trên địa bàn TP.HCM 20% 17% 13% 10% (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Hiện nay, thẻ ATM vẫn chiếm tỷ trọng cao về số lượng và doanh số thanh toán trong số các loại thẻ ghi nợ của chi nhánh nhưng thị phần đang giảm dần qua các năm. So với toàn hệ thống VCB và toàn địa bàn TP.HCM, số lượng thẻ phát hành của chi nhánh năm 2007 chỉ còn chiếm 13% trong khi các năm trước cao hơn nhiều. Điều này cho thấy thị trường thẻ ghi nợ ATM đang bị chia nhỏ do có sự xuất hiện của rất nhiều loại thẻ ghi nợ đến từ các NHTM với nhiều tính năng vượt trội và mức phí phát hành hấp dẫn. Sự cạnh tranh gay gắt từ phía các NHTM, nhất là khối NHTMCP là một thách thức không nhỏ đối với chi nhánh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ.  Dịch vụ ATM Sau 6 năm VCB đưa các máy ATM vào hoạt động, VCB đã thu hút được ngày càng nhiều khách hàng sử dụng giao dịch qua máy ATM. Tốc độ tăng trưởng thanh toán dịch vụ tại các máy ATM ngày càng tăng. VCB luôn quan tâm phát triển các sản phẩm dịch vụ mới trên ATM nhưng chưa có chính sách chăm sóc theo dõi đánh giá hiệu quả của dịch vụ nên có một số dịch vụ sau khi ra đời phát triển nhanh nhưng sau đó giảm mạnh. VCB nêm xem xét đánh giá nguyên nhân sụt giảm để có chính sách hổ trợ phát triển các dịch vụ ATM trong bối cảnh các NHTM khác đang cạnh tranh gay gắt đối với dịch vụ này. Điều này VCB không - 46 - những thu hút thêm khách hàng mới mà còn giữ chân những khách hàng hiện hữu. Trước mắt, nguồn thu phí từ các dịch vụ thanh toán này còn thấp nhưng sắp tới sẽ là nguồn thu phí đáng kể cho VCB. Bảng 2.11: Tình hình các giao dịch ATM của VCBHCM giai đoạn 2005 - 2008 Số giao dịch Tốc độ tăng trưởng THANH TOÁN 2005 2006 2007 2008 06/05 07/06 08/07 TỔNG SỐ GIAO DỊCH 343,054 608,654 702,883 841,893 77% 15% 20% VMS - MOBILE FONE 9,346 33,931 49,840 74,420 263% 47% 49% FTF – CHUYỂN TIỀN 248,992 449,530 493,229 596,510 81% 10% 21% EVN – ĐIỆN 19,680 38,193 56,015 61,060 94% 47% 9% IFG – ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH 52,653 62,231 73,952 69,530 18% 19% -6% VTC – GAME, TV 6,041 5,769 4,203 2,373 -5% -27% -44% FPT – INTERNET,MEDIA 6,342 19,000 25,644 38,000 200% 35% 48% (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Biểu đồ 2.3: Tình hình các giao dịch ATM của VCBHCM giai đoạn 2005-2008 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2005 2006 2007 2008 (gi ao dị ch ) VMS - MOBILE FONE FTF – CHUYỂN TIỀN EVN – ĐIỆN IFG – ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH VTC – GAME, TV FPT – INTERNET,MEDIA Nếu đánh giá đầy đủ chi phí đầu tư cho dịch vụ thẻ ATM hoạt động và nguồn thu phí rất ít từ dịch vụ thẻ ATM là hoàn toàn chưa mang lại lợi nhuận. Phần lớn các giao dịch qua máy ATM là chuyển tiền và rút tiền mặt mà hiện nay các giao dịch này lại chưa thu phí. Nhưng nếu xét về phương diện đầu tư phát triển - 47 - dịch vụ thẻ ATM để VCB huy động vốn giá rẻ với tiền gửi không kỳ hạn trong tài khoản khách hàng cá nhân thì việc đầu tư này của VCB xem như không hiệu quả . Bảng 2.12: Số lượng tài khoản cá nhân tại VCBHCM giai đoạn 2005 – 2008 Số lượng tài khoản Tốc độ tăng trưởng (%) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 06/05 07/06 08/07 Số lượng tài khoản cá nhân 91,018 103,305 128,510 200,010 13% 24% 56% (Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán của VCBHCM các năm 2005 – 2008) Biểu đồ 2.4: Số lượng tài khoản cá nhân tại VCBHCM giai đoạn 2005-2008 91,018 103,305 128,510 200,010 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2005 2006 2007 2008 (tà i k ho ản ) Số lượng tài khoản cá nhân tăng liên tục trong giai đoạn 2005 – 2008, đặc biệt năm 2008 đạt 200 ngàn tài khoản, tăng 56% so với năm 2007 trong đó đại bộ phận là tài khoản của cá nhân trong nước (chiếm trên 90%). Tuy nhiên, do mục đích sử dụng tài khoản cá nhân VNĐ chủ yếu để nhận lương và sử dụng thẻ ATM nên số dư trên tài khoản không nhiều. Số lượng khách hàng cá nhân duy trì số dư lớn trên tài khoản rất ít vì phần lớn khách hàng chuyển sang gửi tiết kiệm với lãi suất cao hơn. Lượng tài khoản có số dư trên 5 triệu đồng chỉ chiếm dưới 20% tổng số tài khoản cá nhân trong khi tài khoản có số dư dưới 1 triệu đồng lại chiếm trên 50%. Đối với cá nhân không cư trú, tài khoản mở chủ yếu phục vụ cho nhu cầu - 48 - tiêu dùng và chi phí cá nhân trong thời gian lưu trú tại Việt Nam, một số khác để nhận lương và thưởng…sau đó chuyển ra nước ngoài. Do vậy, doanh số hoạt động lớn nhưng số dư không ổn định. Nhưng với số lượng máy ATM và thiết bị chấp nhận thẻ (POS/EDC) đã trang bị cùng với các dịch vụ gia tăng trên các máy ATM là lợi thế phát triển thương hiệu thẻ VCB trên thị trường thẻ nội địa mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho VCB sắp tới. 2.2.4.5. Dịch vụ ngân hàng điện tử  VCB-Direct Billing Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm của dịch vụ ngân hàng điện tử, VCB mở rộng liên kết với các đối tác cung cấp dịch vụ để cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn, cước phí tự động qua hình thức ủy nhiệm thu hoặc khấu trừ tự động trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng như: điện, nước, viễn thông, bảo hiểm, hàng không, du lịch, siêu thị…Dịch vụ VCB-Direct Billing là dịch vụ thanh toán on-line giữa VCB và các công ty cung cấp dịch vụ. Khách hàng có thể thanh toán dịch vụ này thông qua máy ATM, các kênh thanh toán điện tử hoặc tại các quầy giao dịch. Dịch vụ này ngày càng phát triển sẽ giúp giảm đáng kể việc thanh toán dùng tiền mặt trong dân cư. Từ việc cung cấp các dịch vụ miễn phí ban đầu VCB đang xem xét nếu dịch vụ nào đạt chất lượng và đáp ứng nhu cầu khách hàng sẽ đưa vào thu phí từ các đối tác cung cấp dịch vụ hoặc từ khách hàng.  Internet Banking (www.vietcombank.com.vn) Hiện nay, theo diễn đàn Banking 2008 có 11 NHTM đã triển khai Internet Banking với 9 dịch vụ; số lượng giao dịch năm 2007 là 12 triệu và quý 1 năm 2008 đạt 4 triệu giao dịch. VIBBank đã có trang web vib4u.com.vn bao gồm nhiều gói sản phẩm : chuyển tiền, chuyển tiền theo kế hoạch định sẵn, mở sửa LC, đề nghị giải ngân, … ANZ, HSBC, CitiBank đã triển khai các dịch vụ của ngân hàng trên Internet. Internet Banking đem lại nhiều tiện lợi cho khách hàng nhờ đó thu hút thêm nhiều khách hàng mới cho VCB. - 49 - Cùng với dịch vụ thẻ, các dịch vụ NH trực tuyến như Internet banking (VCB-iB@nking), SMS banking (VCB SMS-B@nking) và thanh toán hóa đơn tự động (VCB-Direct Billing) đã và đang đem lại cho các khách hàng nhiều tiện ích, góp phần củng cố hình ảnh một VCB năng động trong ứng dụng công nghệ hiện đại. Ngay từ năm 2001, khách hàng đã có thể sử dụng dịch vụ VCB-iB@nking với chức năng truy vấn thông tin về tài khoản và hiện nay, bằng việc hợp tác với nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ, VCB gia tăng tiện ích cho các khách hàng sử dụng VCB- iB@nking với các giao dịch chuyển khoản, thanh toán các dịch vụ du lịch, cước phí điện thoại, internet, tiền vé máy bay…Chính vì vậy, đến cuối năm 2008 VCBHCM đã thu hút được gần 31.462 người sử dụng dịch vụ này (chiếm 1/3 toàn hệ thống VCB).  E- Banking (VCB-Money) Là dịch vụ được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại giúp khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng thông qua hệ thống máy tính tại trụ sở của khách hàng mà không cần trực tiếp tới ngân hàng Khách hàng là Định chế tài chính hoặc Tổ chức kinh tế có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.  Quá trình phát triển E-Banking tại VCBHCM • Năm 1999: Tiến hành triển khai cài đặt chương trình VCB-Money tại các máy tính của khách hàng để kết nối tới VCB. Đối tượng khách hàng là các ngân hàng và doanh nghiệp lớn. Phương thức kết nối là dial-up qua đường dây điện thoại. Sản phẩm dịch vụ ban đầu là chỉ xem thông tin và sau đó là thanh toán. • Năm 2003: Mở rộng quy mô chương trình, áp dụng cho tất cả các khách hàng là công ty có mở tài khoản tại VCB. Hầu hết các ngân hàng trên địa bàn TP HCM điều đã được cài đặt chương trình VCB-Money để thanh toán qua VCBHCM. - 50 - • Năm 2006: Tăng tính bảo mật của chương trình bằng cách áp dụng công nghệ OTP (One Time Password) qua thiết bị Token được cấp miễn phí cho khách hàng. • Năm 2008: Mở rộng các giải pháp kết nối tới VCB bằng nhiều cách: Dial- up, ADSL, VPN, Lease Line để tăng tốc độ kết nối tới VCB cũng như giảm chi phí kết nối cho các khách hàng.  Các dịch vụ cơ bản của VCB-Money • Xem thông tin: Chức năng này cho phép khách hàng truy vấn số dư hiện tại, sổ phụ, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất theo thời gian bất kỳ của các tài khoản đang hoạt động mà khách hàng mở tại VCB. • Báo có online: Chức năn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Tài liệu liên quan