Luận văn Giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng không tại thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG

KHÔNG TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI.

1.1 Khái quát về nghiệp vụ giao nhận vận tải hàng không .1

1.1.1 Quá trình hình thành hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.1

1.1.2 Sự phát triển của hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không .3

1.2 Tìm hiểu về nghiệp vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu .4

1.2.1 Bàn về khái niệm giaonhận hànghóa .4

1.2.2 Vai trò của người giao nhận trong thương mạiquốc tế .4

1.2.2.1 Đối với nghiệp vụ giao nhận truyền thống .8

1.2.2.2 Đối với nghiệp vụ giao nhận vậntải quốctế .8

1.2.3 Tầm quan trọng của hoạt động giao nhận vận tải .10

1.2.3.1 Đối với nền kinh tế quốcdân .10

1.2.3.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu .11

1.3 Xu hướng phát triển củanghiệp vụ giao nhận vậntải trong tương lai.12

1.3.1 Xu hướng phát triển hoạtđộng giao nhận vận tải trên thế giới .12

1.3.2 Xu hướng phát triển của hoạt động giao nhận tại Việt Nam .16

1.4 Kinh nghiệm phát triển ngànhdịch vụ giao nhận vận tải .18

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ giao nhận vận tảitrong khu vực .18

1.4.2 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ giao nhận vận tải tại Việt Nam .19

Tóm tắt chương .20

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN

TẢI HÀNG KHÔNG TẠI TP.HCM

2.1 Phân tích sơ lược quá trình hình thành dịch vụ giao nhận tại TP.HCM.21

2.2 Thực trạng hoạt động dịch vụ giao nhận vận tải hàng không tại TP.HCM .26

2.2.1 Sơ lược về các loại hình hàng hóa giao nhậnvận tải.26

2.2.1.1 Hàng phi mậu dịch.26

2.2.1.2 Hàng kinh doanh .26

2.2.1.3 Hàng đầu tư .27

2.2.1.4 Hàng gia công xuất khẩu .27

2.2.1.5 Hàng vào, ra khu chế xuất.28

2.2.2 Thực trạng hoạt động dịchvụ giao nhận vận tải hàng không tại Việt Nam . .28

2.2.2.1 Dịch vụ giao nhận – kho vận truyền thống .30

2.2.2.2 Dịch vụ gom hàng lẽ đường hàng không .31

2.2.2.3 Các dịch vụ giaonhận khác .33

2.2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng ở TP.HCM ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận vận

tải đường hàng không .33

2.2.4 Tiềm năng phát triển của các công ty giao nhận vận tải hàng không tại TP.HCM.34

2.3 So sánh vận tải hàng không với các hình thức vận tải khác .36

2.4 Đánh giá chung về hoạt động giao nhận vận tải hàng không tại TP.HCM .38

2.4.1 Điểm mạnh – thuận lợi.38

2.4.2 Điểm yếu – khó khăn .40

Tóm tắt chương .43

CHƯƠNG III : CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN

VẬN TẢI HÀNG KHÔNG TẠI TP.HCM

3.1 Căn cứ để xây dựng giải pháp .44

3.1.1 Những mục tiêu chiến lược vá chính sách phát triển ngành giao nhận vận tải quốctế .44

3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế tại TP.HCM .45

3.1.3 Dự báo nhu cầu dịch vụ giao nhận hàng không tại TP.HCM .45

3.2 Những giải pháp chiến lược nhằm phát triển dịch vụ giao nhận hàng không.46

3.2.1 Nhóm giải pháp 1: Hoàn thiện công tácxây dựng cơ sở hạ tầng giao nhận

vận tải hàng không .46

3.2.1.1 Mở rộng và nâng cấphệ thống kho bãi.46

3.2.1.2 Tham gia và ứng dụng thương mại điện tử .47

3.2.2 Nhóm giải pháp 2: Phát triển và nâng cao hoạt động kinh doanh dịch vụ

giao nhận vận tải .49

3.2.2.1 Phát triển kỹ thuật gom hàng lẻ gửi bằng đường hàng không.49

3.2.2.2 Thực hiện các phương thức giao nhận tiên tiến .50

3.2.2.3 Định hướng phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải .51

3.2.2.4 Phát triển loại hình giao nhận vận tải đa phương thức .53

3.2.2.5 Đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ hậucần .55

3.2.2.6 Gia tăng thị phần vận chuyển quốc tế của ngành hàng không trong nước .56

3.2.3 Nhóm giải pháp 3: Tăng cường tiếp thị – quảng bá dịch vụ giao nhận hàng không .57

3.2.3.1 Đẩy mạnh nghiệp vụ Sales – Maketing . 57

3.2.3.2 Xây dựng và thiết lập cácmối quan hệ ngoại giao .58

3.2.3.3 Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện công ty.59

3.2.4 Nhóm giải pháp 4: Hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .59

3.3 Kiến nghị .61

3.3.1 Đối với Nhà nướcvà Chính phủ .61

3.3.2 Đối với Hiệp hội giao nhận Việt Nam (VIFFAS) .62

Tóm tắt chương .63

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤC LỤC

 

pdf75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4285 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng không tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giữ vững, hệ thống mạng lưới dịch vụ có thể cung cấp đến mọi nơi trên thế giới bằng phương thức vận tải khác nhau, hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ không ngừng được hoàn thiện nâng cao với mục tiêu “không sai sót”, “liên tục cải tiến” theo tiêu chuẩn quốc tế. Điển hình là các cty như: Vinatrans, Sotrans, Safi, Transimex, Germadept, Viconship,. . . Dạng công ty kinh doanh giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp: các công ty này vừa kinh doanh vận tải vừa làm đại lý cho các hãng giao nhận, mức độ cung cấp dịch vụ trong nội địa cho khách rất hạn chế hoặc đi thuê lại dịch vụ từ công ty khác. Đó là các công ty như: Vosa, Vietfrach, Falcon, Saigonship, . . . Như vậy, trong 10 năm 1990-2000, cùng với quá trình đổi mới hội nhập quốc tế, lĩnh vực giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng xảy ra tình hình cạnh tranh quyết liệt giữa các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, giữa các đơn vị trong nước với các tổ chức nước ngoài, số lượng đơn vị kinh doanh giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu năm 1986-1987 chỉ có - 29 - khoảng 5 công ty nhưng đến những năm 1998-1999 đã tăng lên hơn 400 công ty. Các công ty giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đã thiết lập hệ thống mạng lưới đại lý rộng khắp trên toàn cầu, là hội viên của Hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA), đại lý hàng hóa của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) và các Hiệp hội ngành nghề trong nước như: VCCI, VIFFAS,VISABA. . . Bảng 2.2: Doanh thu và kết quả 10 năm 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 VINATRANS THÀNH VIÊN TỔNG SỐ (Nguồn : số liệu tổng hợp của công ty Vinatrans) Bảng 2.3: Tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu 1990 2.404,0 2.752,4 123,5 107,3 1995 5.448,9 8.155,4 134,4 140,0 1996 7.255,9 11.143,6 133,2 136,6 1997 9.185,0 11.592,3 126,6 104,0 1998 9.360,3 11.499,6 101,9 99,2 1999 11.541,4 11.742,1 123,3 102,1 2000 14.483,0 15.636,5 125,5 133,2 2001 15.029,0 16.218,0 103,8 103,7 2002 16.706,1 19.745,6 111,2 121,8 2003 20.173,0 25.218,4 120,8 127,7 2004 26.003,0 31.523,0 128,9 125,0 Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu ( triệu USD ) Chỉ số phát triển ( Index - % ) Năm - 30 - (Nguồn: Cục thống kê TP.HCM) 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT NAM 2.2.1 Sơ lược các loại hình hàng hóa giao nhận vận tải 2.2.1.1 Hàng phi mậu dịch: Là các loại hàng hóa được phép xuất nhập khẩu thuộc loại hình quà, biếu tặng; Hành lý vượt tiêu chuẩn miễn thuế của hàng khách xuất nhập cảnh; Tài sản di chuyển; Viện trợ nhân đạo; Đồ dùng/ vật dụng của cơ quan đại diện ngoại giao/ tổ chức quốc tế; Hàng mẫu, quảng cáo;… Đặc điểm của loại hình này là không có hợp đồng ngoại thương và không thanh toán qua ngân hàng tiền trao đổi, mua bán hàng hóa. Đồng thời phải nộp thuế ngay khi nhận hàng. 2.2.1.2 Hàng kinh doanh: Hàng hóa kinh doanh xuất nhập khẩu là hàng hóa mua bán của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng ngoại thương. Hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu có điều kiện là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành. Có thể hiểu cụ thể hơn là: ¾ Hàng hóa nhập khẩu nói chung là hàng hóa được phép đưa từ nước ngoài vào lãnh thổ hải quan của một quốc gia, theo pháp luật hải quan và các pháp luật có liên quan của quốc gia đó. ¾ Hàng xuất khẩu đối với một quốc gia là hàng không thuộc danh mục hàng cấm hay hạn chế xuất khẩu, được phép rời khỏi lãnh thổ hải quan, nơi xuất phát của hàng hóa, sau khi đã hoàn thành những thủ tục quản lý của Nhà Nước và thủ tục hải quan liên quan đến hàng hóa đó. - 31 - 2.2.1.3 Hàng đầu tư: Đầu tư quốc tế là việc lưu chuyển các phương tiện đầu tư (tiền và hàng hóa) từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận. Các hình thức đầu tư tại Việt Nam bao gồm: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và của hợp đồng hợp tác kinh doanh đều phải có quota do Bộ thương mại cấp, phải chịu thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế liên quan khác hoặc sẽ được miễn giảm thuế trong một số trường hợp. Điển hình như các trường hợp sau: ¾ Thiết bị máy móc, phụ tùng, các phương tiện sản xuất kinh doanh (gồm cả phương tiện vận tải) và các vật tư nhập khẩu vào Việt Nam để đầu tư xây dựng cơ bản hình thành xí nghiệp hoặc để tạo tài sản cố định thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. ¾ Bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật… do bên nước ngoài dùng để góp vốn pháp định của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc dùng làm vốn ban đầu để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. 2.2.1.4 Hàng gia công xuất nhập khẩu: Gia công hàng xuất nhập khẩu là một phương thức sản xuất hàng hóa trong đó người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra, người nhận gia công sẽ giao cho người đặt gia công để nhận tiền công. Các máy móc thiết bị phục vụ cho hợp đồng gia công sẽ được làm thủ tục giống như đối với lô hàng tạm nhập tái xuất. Sau khi kết thúc hợp đồng gia công thì toàn bộ các máy móc thiết bị đó phải được tái xuất trả cho bên đặt gia công. - 32 - 2.2.1.5 Hàng hóa đưa vào, ra khu chế xuất: Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Tất cả hàng hóa ra vào khu chế xuất đều phải có giấy phép đầu tư do Bộ Thương Mại hay ban quản lý khu chế xuất (HEPZA) cấp. Hàng hóa ra vào khu chế xuất được miễn thuế xuất nhập khẩu. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong thị trường nội địa với các doanh nghiệp chế xuất được coi là quan hệ xuất nhập khẩu. Nguyên liệu, vật tư, phụ tùng doanh nghiệp chế xuất mua tại thị trường nội địa phục vụ cho sản xuất phải có văn bản phê duyệt của Ban quản lý khu chế xuất, phải nộp thuế xuất khẩu và các loại thuế, lệ phí liên quan. Phế liệu, phế phẩm có giá trị thương mại của Khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất được tiêu thụ vào thị trường nội địa phải nộp thuế nhập khẩu và các các loại thuế, lệ phí có liên quan. Đối với hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất sản xuất ra nếu bán vào thị trường nội địa được coi như hàng nhập khẩu, phải có hợp đồng mua bán và phải nộp thuế như hàng nhập khẩu. Quan hệ mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong cùng một khu chế xuất được tiến hành bình thường, phải được Ban quản lý cho phép và phải làm thủ tục hải quan. 2.2.2 Thực trạng hoạt động dịch vụ giao nhận vận tải hàng không tại Việt Nam Vận chuyển hàng hóa đường hàng không ở Việt Nam trong thời gian qua tập trung chủ yếu vào một số thị trường chính như Châu Aâu (chủ yếu ở Tây Aâu), Bắc Mỹ (chủ yếu Hoa Kỳ và Canada) và Đông Bắc Á (chủ yếu là Nhật Bản). Xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ và Châu Aâu chủ lực là các mặt hàng dệt may, - 33 - giày dép, thủ công mỹ nghệ và thủy hải sản. Tuy nhiên mức tăng trưởng vào thị trường Châu Aâu ổn định nhưng không cao so với các năm 2002 và 2003 do hàng hóa của chúng ta chưa đáp ứng một số yêu cầu về kỹ thuật do các nước Châu Aâu đặt ra. Ngoài ra một số đơn hàng lớn trong ngành may mặc đã bị chuyển sang Trung Quốc. Hàng tôm xuất khẩu vào thị trường Mỹ bị áp luật chống bán phá giá. Mặt hàng cá ngừ của chúng ta xuất vào thị trường Nhật chỉ được xếp chất lượng thấp so với trước đây. Còn các mặt hàng như điện tử, giày dép xuất vào thị trường Nhật khá ổn định. Bảng 2.4: Hàng hóa xuất bằng đường hàng không đi các vùng lân cận ( 1998-2004 ) - 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00 30,000.00 35,000.00 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Năm Tấn Tây Aâu Nhật BắcMỹ Quốc gia khác 4 tháng đầu năm 2005 - 2,000.00 4,000.00 6,000.00 8,000.00 10,000.00 Tây Aâu Nhật Bắc Mỹ Khác (Nguồn: Công ty Vinafreight) - 34 - Hiện nay các công ty giao nhận tại TP.HCM đang cung cấp các loại hình dịch vụ giao nhận chủ yếu sau: 2.2.2.1 Dịch vụ giao nhận – kho vận truyền thống Dịch vụ giao nhận – kho vận bao gồm các dịch vụ cụ thể sau: ¾ Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm khai thê hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa từ nhà máy hay cơ sở của chủ hàng đến sân bay đối với hàng xuất khẩu hoặc ngược lại đối với hàng nhập khẩu. Với sự cải tiến đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu và qui định hải quan theo chính sách một cửa trong thời gian gần đây, làm cho công tác giao nhận được tiến hành nhanh chóng hơn. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp giao nhận trong nước tham gia vào lĩnh vực này và cạnh tranh gây gắt về giá cả. ¾ Dịch vụ kho bãi và đóng gói bao bì : các công ty Gemadept, Transimex, Safi, Sotrans và Vinatrans đạt được hiệu quả cao trong việc kinh doanh kho bãi trong thời gian qua, với tỷ lệ tăng trưởng hành năm bình quân khoảng 70%. Trong đó Gemadept đạt hiệu quả cao nhất từ kinh doanh kho, đứng đầu về doanh thu. Tuy nhiên nói chung dịch vụ kho bãi còn gặp nhiều khó khăn do đa số kho bãi xuống cấp, trang thiết bị nghèo nàn lạc hậu, sử dụng lao động thủ công trong xếp dỡ là chính, năng suất thấp, công tác bảo quản hàng hóa chưa tốt. Dịch vụ đóng gói bao bì hiện nay chỉ dừng lại ở mức độ đóng thùng đơn giản với phương pháp lao động thủ công là chính. Còn thiếu nhiều máy móc thiết bị tiên tiến và chưa có đội ngũ công nhân viên lành nghề có trình độ kỹ thuật hiện đại để cung cấp dịch vụ đóng gói cao cấp. ¾ Dịch vụ vận tải và kinh doanh bán cước: Trong hoạt động giao nhận quốc tế, các công ty giao nhận đóng vai trò là người môi giới để cung cấp các dịch vụ vận tải thông qua việc kinh doanh mua bán cước. Bằng mối quan hệ đại lý và - 35 - kinh nghiệm về các tuyến luồng vận chuyển, họ thương lượng với các hãng vận tải để đạt được giá cước ưu đãi rồi bán lại cho chủ hàng với giá cước cao hơn để kiếm lợi nhuận. 2.2.2.2 Dịch vụ gom hàng lẻ đường hàng không Kinh doanh dịch vụ gom hàng lẻ là một trong những thế mạnh của các công ty giao nhận vận tải khi cạnh tranh với các hãng hàng không, tại vì các hãng vận chuyển chỉ chú tâm khai thác công nghệ vận tải và bán chỗ lại cho công ty giao nhận vận tải. Các công ty giao nhận tập trung một số lô hàng nhỏ, lẻ của nhiều chủ để đóng chung thành lô hàng lớn hơn gửi đi cùng một địa điểm theo cùng một vận đơn hàng không. Khi hàng đến địa điểm đích, đại lý của công ty giao nhận lo liệu nhận lô hàng đó, dỡ ra và chia lẻ. Thực hiện dịch vụ gom hàng, doanh nghiệp có lợi là thu được khoản chênh lệch đáng kể do hãng hàng không dành giá thấp hơn cho những lô hàng lớn (bảng giá cước hàng không của các Hãng hàng không) Việc khách hàng gom hàng lẻ đường hàng không vẫn còn chưa phát triển vì số lượng hàng lẻ nhiều, nhưng phân bố rải rác ở các công ty giao nhận vận tải khác nhau, các công ty giao nhận vận tải chưa tổ chức được kho hàng tại sân bay Tân Sơn Nhất. Để khuyến khích việc gửi hàng bằng đường hàng không, thường người ta dùng đòn bẩy cước phí để thu hút khách hàng theo nguyên tắc: mức giá cước sẽ tỷ lệ nghịch với khối lượng vận chuyển. Cụ thể là với một khối lượng hàng càng lớn thì sẽ nhận được một mức giá cước càng thấp cho mỗi kg hàng. Ví dụ: Đây là mức cước của tuyến đường từ SGN – CDG đối với hàng hóa thông thường của Vietnam Airlines áp dụng cho đại lý. - 36 - Mức trọng lượng tính cước (kg) dành cho loại hàng thông thường Giá cước (USD/Kg) Giá cước tối thiểu tính trên một lô hàng 75 USD/ shipment Giá cước cho lô hàng có trọng lượng dưới 45 kg 5.50/ Kg Giá cước cho lô hàng có trọng lượng trên 45 kg 3.60/ Kg Giá cước cho lô hàng có trọng lượng trên 100 kg 3.20/ Kg Giá cước cho lô hàng có trọng lượng trên 300 kg 2.75/ Kg Giá cước cho lô hàng có trọng lượng trên 500 kg 2.55/ Kg Giá cước cho lô hàng có trọng lượng trên 1000 kg 2.35/ Kg • Khách hàng A có 280 kg ; Khách hàng B có 230 kg hàng đi Pháp. • Công ty giao nhận chào cho khách hàng A và B với giá cước cho lô hàng trên 100kg: USD 3.50/kg. • Công ty giao nhận trả cho hãng hàng không Vietnam Airlines: 9 Trên 100 kg : USD 3.20 9 Trên 500kg : USD 2.55 Hai khách hàng phải trả cho công ty giao nhận số tiền là: USD 1785. Trong đó: 9 Khách hàng A: 280kg x USD 3.50 = USD 980 9 Khách hàng B: 230kg x USD 3.50 = USD 805 • Về phía công ty giao nhận thì sẽ phải trả cho hãng hàng không số tiền: Công ty giao nhận : 510 kg x USD 2.55 = USD 1300.50 • Mức lợi nhuận công ty có thể thu được từ việc gom hàng là: USD 1785 - USD 1300.5 = USD 484.5 Nghiệp vụ gom hàng sẽ giúp người giao nhận hưởng chênh lệch giữa tổng tiền cước thu được ở những người gửi hàng lẻ và tiền cước phải trả cho hãng hàng không thấp hơn. Người gom hàng cũng thường được hưởng giá cước ưu đãi mà các hãng hàng không dành cho vì họ luôn có khối lượng hàng hóa lớn và thường xuyên để gửi. - 37 - 2.2.2.3 Các dịch vụ giao nhận khác Hiện nay cũng có một số doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực giao nhận hàng dự án, hàng cá nhân, hàng triễn lãm nhưng chất lượng dịch vụ chưa được tiêu chuẩn hóa, năng lực còn hạn chế. Thực tế thường có nhiều vấn đề đối với hàng dự án trong khâu kiểm hóa hải quan do sự khác biệt chi tiết hàng giữa giấy phép nhập khẩu cho cả công trình và danh mục của mỗi chuyến hàng gây nhiều khó khăn cho tiến độ thi công và nhiều chi phí phát sinh ngoài dự toán. Đánh giá chung về dịch vụ giao nhận hiện nay tại TP.HCM là các dịch vụ còn thực hiện rời rạc, cục bộ, chất lượng thấp, còn thiếu nhiều dịch vụ bổ sung làm gia tăng giá trị. Các công ty giao nhận chỉ tập trung cạnh tranh gây gắt giành giật từng lô hàng riêng lẻ mà chưa quan tâm đúng mức định hướng cung cấp các dịch vụ giao nhận chất lượng cao và dịch vụ nối tiếp tạo thành dây chuyền giao nhận toàn bộ. 2.2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng ở TP.HCM ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận vận tải đường hàng không Nhìn chung cơ sở hạ tầng phục vụ giao nhận vận tải ở nước ta còn yếu kém, do đó làm giảm lượng hàng giao nhận vận tải, nếu được đầu tư đúng đắn thì lượng hàng giao nhận khu vực TP.HCM có thể tăng cao hơn, có thể thu hút hàng quá cảnh từ các nước lân cận. Hiện nay TP.HCM chỉ có duy nhất một sân bay quốc tế là sân bay Tân Sơn Nhất, chưa có nhà ga chuyên dùng cho khai thác hàng hóa, chưa có khu vực dành cho đại lý hàng hóa và chưa có khu vực để xử lý hàng hóa sẵn sàng để vận chuyển do đó gây nhiều bất lợi cho khách hàng. Ví dụ như khách hàng từ các tỉnh xa, lân cận TP.HCM mang hàng ra sân bay Tân Sơn Nhất từ sáng phải chờ đến chiều để hoàn thành thủ tục Hải quan, thủ tục hàng không và giao cho công ty TCS để chuyển vào kho và sau đó xếp hàng vào máy bay. Nhà kho sân bay - 38 - với kho lạnh và giàn giá chỉ dùng cho khu vực hàng nhập, còn đối với hàng xuất như rau hoa quả tươi sống, hải sản được lưu trong kho thường dễ hư hỏng và giảm giá trị hàng hóa. Tình hình ứ đọng hàng hóa tại sân bay vào mùa cao điểm còn diễn ra thường xuyên, gây ra nhiều khó khăn trong việc thực hiện các dịch vụ giao nhận. Hiện nay các đại lý hàng hóa chưa có chỗ hành nghề tại khu vực sân bay, ngay các văn phòng làm việc hầu như đều phải thuê nhà tư nhân gần sân bay để thực hiện các dịch vụ của mình. 2.2.4 Tiềm năng phát triển của các công ty giao nhận vận tải hàng không tại TP.HCM – bàn về khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO Hiện nay rất nhiều hãng giao nhận vận tải quốc tế có mặt ở TP.HCM, họ thường xuất hiện dưới các hình thức như liên doanh, liên kết hoặc cho các công ty giao nhận vận tải quốc doanh làm đại lý vì ở các doanh nghiệp quốc doanh khả năng về tài chính lớn mạnh, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và những người có trình độ chuyên môn cao như công ty Vinatrans, Sotrans, Safi, Transimex, Germadept, Viconship . . . Bên cạnh đó, các hãng giao nhận có quy mô nhỏ cũng chọn rất nhiều doanh nghiệp tư nhân để làm đại lý vì dễ thương lượng, phí đại lý thấp, . . . Như vậy công ty giao nhận vận tải tại TP.HCM có khả năng tổ chức và khai thác tốt các dịch vụ như dịch vụ hậu cần, tổ chức vận chuyển hàng hóa, là người có thể làm tốt vai trò đại lý cho các hãng giao nhận vận tải quốc tế. Ngoài ra, như đã nói Việt Nam cũng là thành viên của hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA, tổ chức này có nhiệm vụ nâng cao công tác tổ chức, giúp các thành viên đào tạo và nâng cao tay nghề chuyên môn, nâng cao uy tín góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Việt Nam cũng thành lập Hiệp hội giao nhận kho vận gọi tắt là VIFFAS nhằm để bảo vệ quyền lợi của các công ty giao nhận vận tải. Như vậy, ngoài những tiềm năng như vị trí địa lý rất thuận lợi, có - 39 - nguồn nhân lực rất dồi dào, các công ty giao nhận vận tải tại TP.HCM có môi trường hoạt động rất thuận lợi cho sự phát triển. Tính đến tháng 9/1999 đã có hơn 30 hãng hàng không của các nước có đường bay tới Việt Nam (chủ yếu là sân bay Tân Sơn Nhất) như: Airfrance, Lufthansa, Aeroflot, AirThai, Malaixia, Airline, Korean Air, China Airline, Eva Air. . . Và rất nhiều kãng hàng không khác đang có dự án liên doanh với Việt Nam. Đồng thời Hàng không Việt Nam (Vietnam Airline) cũng bắt đầu có những chuyến bay tới các vùng Đông Nam Á như: Băng cốc, Kuala Lămpua. . . Tuy nhiên, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đã mở ra hướng suy nghĩ mới cho các nhà giao nhận ở Việt Nam, bởi vì Vietnam Airline hiện là đại lý hàng không cho tất cả các hãng hàng không nước ngoài tới Việt Nam, công việc giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không một cách chính quy chuyên nghiệp vẫn chưa có. Tất cả các công việc Vietnam Airline đang làm chủ yếu dựa vào thói quen. Và khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, các công ty giao nhận quốc tế được quyền thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh, các công ty giao nhận này sẽ kinh doanh độc lập và các tập đoàn giao nhận quốc tế này lớn, tiềm lực mạnh với giá cả và chất lượng dịch vụ vượt trội, hệ thống đại lý toàn cầu vì thế các công ty giao nhận Việt Nam sẽ phải đối mặt với mức độ cạnh tranh ngày càng gây gắt, ngoài việc cạnh tranh giá cước thì chất lượng dịch vụ và cung cấp các giá trị gia tăng cho khách hàng sẽ là những vấn đề cần quan tâm nhiều hơn. Khi gia nhập WTO, thì phần lớn hàng xuất đi là hàng chỉ định của các tập đoàn này, nên nếu các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam còn xuất hàng hóa theo phương thức cũ là xuất theo giá FOB, nhập giá CIF thì ngành giao nhận Việt Nam coi như thua ngay trên sân nhà. - 40 - Đã đến lúc chúng ta vận chuyển bằng hàng không và đến lúc phải trang bị gấp các kiến thức trong vấn đề này. Việc nghiên cứu và hình thành các bộ phận giao nhận là điều không thể thiếu trong tương lai một khi ngành hàng không ra đời, phát triển và hàng hóa có nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không ngày càng lớn. 2.3 SO SÁNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VỚI CÁC HÌNH THỨC VẬN TẢI KHÁC Sở dĩ vận tải hàng không phát triển vì nó đáp ứng được các yêu cầu của nền kinh tế thế giới hiện nay. So với các hình thức vận tải khác, vận tải hàng không có những khác biệt sau: ¾ Trước hết vận tải hàng không nhạy cảm về thời gian, hoàn toàn thích hợp với thời đại phát triển như vũ bão về tin học. ¾ Tốc độ của vận tải hàng không rất lớn, gấp 27 lần vận tải đường biển, 10 lần ô tô, và 8 lần tàu hỏa. ¾ Khoa học kỹ thuật phát triển vận tải hàng không thích hợp với các loại hàng hóa có giá trị cao, mau hỏng, các loại hàng quý hiếm. ¾ Ngoài ra vận tải hàng không còn đáp ứng được các nhu cầu đặc biệt về chính trị, xã hội,. . .trong từng thời điểm mà không phương thức vận tải nào có thể đáp ứng được, ví dụ: như viện trợ khẩn cấp để cứu nạn đói, bão, động đất,. . . ¾ Vận chuyển hàng không đòi hỏi một sự trang bị hoàn hảo về kỹ thuật và các phương tiện phục vụ cho việc vận tải như: sân bay, đài kiểm soát, khí tượng, thông tin,. . . đây là một trong những yếu tố cấu thành nên giá cước hàng không, giá cước này luôn cao hơn bất cứ phương tiện nào khác (cước hàng không cao gấp 8 lần cước đường biển và gấp từ 2 đến 4 lần cước ô tô và tàu hỏa). Do vậy - 41 - các loại hàng hóa thông thường ít được chuyên chở bằng phương thức vận tải này. ¾ Mức độ tổn thất khi có rủi ro trong vận tải hàng không rất lớn và hậu quả thảm khốc của nó ít ai có thể lường trước được. ¾ Tính an toàn cao và hành trình đều đặn. Tuy nhiên tai nạn so với các phương tiện vận tải khác vẫn là thấp nhất. Vận tải hàng không vẫn được coi là phương tiện an toàn. Như vậy vận tải hàng không vẫn là phương tiện hiện đại phù hợp với trình độ sản xuất cao và là một ngành kinh tế mang lại hiệu quả lớn với nhiều lợi nhuận đáng kể. Do mức cước của vận tải hàng không lại khá đắt (cao gấp 5 lần so với vận tải biển) nên khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không vẫn còn thấp so với các ngành khác (bảng 2.5) nhưng do những đặc trưng riêng có như đã nêu trên nên ngành vận tải hàng không vẫn đang trên đà phát triển không ngừng. Bảng 2.5: Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải (ĐVT: 1000 tấn) 2001 2002 2003 2004 Đường bộ 19.447 20.228 16.327 17.049 Đường sông 5.223 5.511 9.310 9.657 Đường biển 6.581 7.212 9.461 8.419 Đường sắt 457 648 595 484 Đường hàng không 74 84 84 106 Tốc độ phát triển khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải (ĐVT: %) 2001 2002 2003 2004 Đường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43805.pdf
Tài liệu liên quan