Luận văn Giải pháp phát triển dịch vụ Homebanking tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng biểu và hình

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ HOMEBANKING

1.1 Dịch vụ ngân h àng điện tử . . . 3

1.1.1 Dịch vụ ngân h àng . . . . 3

1.1.2 Dịch vụ ngân h àng điện tử . . . 4

1.2 Các hình thái biểu hiệndịch vụ ngân h àng điện tử . . 4

1.2.1 Website quảng cáo ( Brochure -Ware ). . . 5

1.2.2 Thương mại điện tử( E-commerce ) . . . 5

1.2.3 Quản lý điện tử( E-business ) . . . 5

1.2.4 Ngân hàng điện tử( E-bank ) . . . 5

1.3 Các yếu tố cần thiết cho dịch vụ ngân h àng điện tử ở Việt Nam . 6

1.3.1 Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin . . . 6

1.3.2 Chứng từ điện tử . . . . 8

1.3.3 An toàn thông tin trên m ạng . . . 9

1.3.4 Yếu tố con ng ười . . . . 11

1.4Các dịch vụ ngân h àng điện tử. . . 12

1.4.1 Call center . . . . 12

1.4.2 Ngân hàng qua đi ện thoại ( Phone banking ) . . 12

1.4.3 Ngân hàng qua m ạng di động ( Mobile banking ) . . 13

1.4.4 Ngân hàng t ại nhà ( Homebanking ) . . . 13

1.4.5 Ngân hàng trên m ạng Internet ( Internet Banking ) . . 14

1.4.6 Kiosk Ngân hàng . . . . 14

1.5Giới thiệu chung về dịch vụ Homebanking . . 14

1.5.1 Các d ịch vụ ch ương trình Homebanking cung c ấp cho khác h hàng . 14

1.5.2 Lợi ích, rủi ro trong quá tr ình phát tri ển và sử dụng dịch vụ Homebanking . 15

1.5.2.1 Lợi ích của dịch vụ Homebanking . . . 15

1.5.2.2 Những rủi ro về phía ngân h àng khi cung ứng dịch vụ Homebanking . 16

1.5.3 Thực tiễn cung cấp v à sử dụng dịch vụ Homebanking ở Việt Nam . 19

Kết luậnchương 1 . . . . 21

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TH ỰC HIỆN DỊCH VỤ HOMEBANKING TẠI

NGÂN HÀNG Đ ẦU TƯ VÀ PHÁT TRI ỂN VIỆT NAM

2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát tri ển của Ngân h àng Đầu Tư và Phát

Triển Việt Nam . . . . 22

2.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Ngân h àng Đầu Tư và Phát Tri ển Việt

Nam. . . . . 23

2.3 Tình hình th ực hiện dịch vụ Homebanking tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát

Triển Việt Nam . . . . 25

2.3.1 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động cung cấp v à sử dụng dịch vụ Homebanking . 25

2.3.2 Tổng quan về chương trình BIDV Homebanking . . 26

2.3.3 Điều kiện khách h àng sử dụng dịch vụ Homebanking . . 27

2.3.4 Qui trình thực hiện giao dịch từ ch ương trình Homebanking . . 27

Về phía khách h àng: . . . . 27

2.3.4.1 Các thi ết bị cần thiết trong sử dụng dịch vụ Homebanking . . 27

2.3.4.2 Ký kết Hợp đồng sử dụng dịch vụ . . . 28

2.3.4.3 Các thành viên s ử dụng dịch vụ Homebanking . . 29

2.3.4.4 Truy c ập lần đầu v ào chương tr ình . . . 29

2.3.4.5 Quá trình th ực hiện giao dịch . . . 30

2.3.4.6 Tạo lập, ph ê duyệt lệnh thanh toán gửi ngân h àng . . 31

2.3.4.7 Tạo lập phê duyệt điện tra soát tại khách h àng . . 33

2.3.4.8 Giao dịch vấn tin t ài khoản . . . 33

2.3.4.9 Giao dịch vấn tin thông tin ngân h àng . . . 34

2.3.4.10 In các báo cáo . . . . 34

2.3.4.11 So ạn điện offline . . . . 34

Vềphía Ngân Hàng . . . . 36

2.3.4.12 Cài đ ặt phần mềm sửdụng chương tr ình Homebanking cho khách hàng . 36

2.3.4.13 Th ực hiện các lệnh y êu cầu thanh toán do khách h àng gửi đến qua ch ương

trình Homebanking . . . . 36

2.4 So sánh những tiện ích của dịch vụ Homebanking giữa BIDV v à các ngân

hàng thương m ại cổ phần khác . . . 37

2.5 Thực trạng về dịch vụ Homebanking tại Ngâ n hàng Đầu Tư và Phát Tri ển

Việt Nam . . . . 38

2.5.1 Số liệu thống k ê qua Phiếu tham khảo ý kiến khách h àngvề mức độ quan tâm của

khách hàng đ ến dịch vụ Homebanking tại BIDV . . 38

2.5.2 Kết quả kinh doanh từ dịch vụ Homebanking tại BIDV . . 40

2.6Những thuân l ợivà khó khăn c ủa BIDV khi tham gia cung cấp dịch vụ

Homebanking . . . . 41

2.6.1 Thuận lợi của BIDV khi tham gia cung cấp dịch vụ Homebanking . 41

2.6.2 Khó khăn c ủa BIDV khi tham gia cung cấp dịch vụ Homebanking. . 42

2.7Đánh giá chung v ề những th ành tựu và tồn tại trong vi ệc thực hiện dịch vụ

Homebanking t ại BIDV . . . 43

2.7.1 Những thành tựu đạt được trong việc ứng dụng dịch vụ Homebanking tại BIDV 43

2.7.2 Những tồn tại trong việc ứng dụng dịch vụ Homebanking tại BIDV . 45

Kết luậnchương 2 . . . . 47

CHƯƠNG 3:GI ẢI PHÁP PH ÁT TRIỂN DỊCH VỤ HOMEBANKING TẠI

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRI ỂN VIỆT NAM

3.1 Định hướng phát triển của Ngân h àng Đầu tư và Phát triển Việt Nam . 48

3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ Homebanking tại ngân h àng Đầu Tư và Phát

Triển Việt Nam . . . . 49

3.2.1 Giải pháp về công nghệ . . . 50

3.2.1.1 Phát tri ển hạ tầng c ơ sở và đầu tư công nghệ hiện đại . . 50

3.2.1.2 Đẩy mạnh việc li ên kết với các ngân h àng trong và ngoài nư ớc, với các nh à sản

xuất công nghệ . . . . 51

3.2.1.3 Giảiphápvề bảo mật dữ liệu trong dịch vụ Homebanking . 52

3.2.2 Giải pháp về dịch vụ . . . 54

3.2.2.1 Giải pháp tăng c ường tuyên truyền để khuyến khích sự tiếp cận v à sử dụng dịch

vụ Homebanking của mọi đối t ượng khách h àng . . 54

3.2.2.2 Nâng cao ch ất lượng dịch vụ . . . 55

3.2.3 Giải pháp nâng cao năng l ực quản trị điều h ành và phát triển nguồn nhân

lực. . . . . 56

3.2.4 Các gi ải pháp khác . . . 58

3.2.4.1 Phát tri ển dịch vụ Homebanking ở các tỉnh nh ư Đồng Nai, Bình Dương, Cần

Thơ . . . . 58

3.2.4.2 Giảm thiểu tối đa chi phí sử dụng dịch vụ Homebanking . 59

3.2.4.3Đa dạng hóa các dịch vụ sử dụng trong chương tr ình Homebanking . 59

3.2.5Kiến nghị với c ơ quan chức năng . . . 60

3.2.5.1 Ki ến nghị đối với Nh à Nước . . . 60

3.2.5.2 Kiến nghị đối với Ngân H àng Nhà Nư ớc . . 61

Kết luậnchương 3 . . . . 63

KẾT LUẬN . . . . 64

TÀI LIỆU THAM KH ẢO

PHỤ LỤC

pdf79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2222 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển dịch vụ Homebanking tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cứu và phát triển từ tháng 6/2004 áp dụng những công nghệ mới, những giải pháp mới nhằm đảm bảo đạt đ ược hiệu qủa cao cũng như sự an toàn của toàn hệ thống, cho phép khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ hơn trong chương trình Homebanking, đặc biệt cho phép khách hàng gửi lệnh thanh toán đến ngân hàng. Các ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking thường là các ngân hàng có qui mô vốn lớn và có cơ sở hạ tầng tốt vì dịch vụ này đòi hỏi hàm lượng đầu tư khoa học công nghệ cao. Tuy số lượng ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking không nhiều, nhưng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này cũng rất thấp. Vì, như đã phân tích ở phần trên, do chi phí sử dụng dịch vụ cao, các ngân h àng chỉ khuyến khích khách hàng là doanh nghiệp có doanh số và số lượng thanh toán qua ngân hàng cao. Hơn nữa, để sử dụng được dịch vụ, khách hàng phải đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật và ngân hàng không “đài thọ” phần chi phí này. Tuy nhiên, trong thực tế, đối với các khách hàng lớn ( có doanh số và số lượng thanh toán qua ngân hàng cao ), để thu hút khách hàng, Ngân hàng cũng có chính sách giảm phí như: hỗ trợ 50% chi phí mua sắm I -key, miễn phí thuê bao 3-6 tháng đầu khi sử dụng dịch vụ,… Song, lượng khách hàng sử dụng cũng không nhiều. 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã nêu khái quát những khái niệm cơ bản cũng như các giai đoạn phát triển của Ngân hàng điện tử nói chung và dịch vụ Homebanking nói ri êng. Trong chương này, luận văn đã trình bày những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử, các dịch vụ mà chương trình Homebanking cung cấp cho khách hàng, cũng như trình bày những lợi ích, rủi ro trong quá tr ình phát triển và sử dụng dịch vụ Homebanking, đồng thời đã nêu lên được tình hình cung cấp dịch vụ Homebanking tại các ngân hàng thương mại hiện nay ở Việt Nam. Tiếp theo chương 2 sẽ trình bày chi tiết về tình hình thực hiện dịch vụ Homebanking tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, từ đó nêu lên những thành tựu cũng như những hạn chế của dịch vụ Homebanking. 22 CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỊCH VỤ HOMEBANKING TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát tri ển của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Tên tiếng Anh: Bank for Investment and Development of Vietnam - BIDV), tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, thành lập vào ngày 26/4/1957. Địa điểm đặt trụ sở chính: Tháp A t òa nhà Vincom, 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. BIDV là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam về qui mô vốn (Vốn điều lệ tr ên 8000 tỷ đồng tính từ ngày 30/6/08), về mạng lưới hoạt động (103 chi nhánh v à 400 điểm giao dịch trên toàn quốc), về khả năng cung cấp các dịch vụ ngân h àng và về mức độ ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại trong giao dịch. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam như sau:  Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ T ài chính) - tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ.  Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân h àng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ.  Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đ ầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401 -CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. 23  Hiện nay, BIDV đang hoàn tất thủ tục chuyển đổi thành Tập đoàn tài chính- ngân hàng hoạt động trên 4 lĩnh vực: Ngân hàng – Bảo hiểm – Chứng khoán – Đầu tư Tài chính. Sau khi thành lập Tập đoàn, BIDV sẽ tiến hành công tác cổ phần hóa. 2.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Hiện nay, BIDV đã hoàn thành Đề án chuyển đổi mô h ình tổ chức Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2010, thông qua mô hình cơ cấu-tổ chức-bộ máy chủ yếu tại Trụ sở chính BIDV đến 31/12/2007 v à 31/12/2009 cùng mô hình, mạng lưới chi nhánh đến 31/12/2008 v à 31/12/2009. Đề án chuyển đổi mô h ình tổ chức hệ thống theo hướng hình thành và phân định rõ theo 5 khối chức năng: Khối công ty, khối ngân hàng, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh và khối đầu tư. Mô hình cơ cấu-tổ chức-bộ máy hiện nay như sau: (Xem hình 2.1) 24 HỆ THỐNG BIDV Hình 2.1: Mô hình cơ cấu-tổ chức-bộ máy hệ thống BIDV Nguồn: Website Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam HỘI SỞ CHÍNH Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, các Hội đồng, các Phòng ban. KHỐI CÔNG TY KHỐI NGÂN HÀNG KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KHỐI LIÊN DOANH KHỐI ĐẦU TƯ 2 Cty Cho thuê tài chính Cty chứng khoán Cty Bảo hiểm Cty Quản lý nợ và khai thác tài sản Cty Đầu tư tài chính BIDV Trụ sở chính tại HN. VPĐD tại TPHCM và Đà Nẳng - 3 Sở giao dịch 400 Điểm GD 700 máy ATM Trung tâm đào tạo Trung tâm Công nghệ thông tin VID-PUBLIC Bank Ngân hàng Lào-Việt Ngân hàng Việt-Nga Cty LD Quản lý Quỹ Cty LD Tháp BIDV 4 Cty Cổ phần 3 NHTMCP 1Quỹ TDND Cty Đầu tư Công đoàn Cty Quản lý Quỹ Công nghiệp & Năng lượng 100 Chi nhá nh cấp 1 25 Ghi chú:  2 Công ty cho thuê tài chính bao g ồm: Công ty cho thuê tài chính BIDV ( BIDV Leasing Co.) và Công ty cho thuê tài chính BIDV s ố 2 ( BIDV Leasing Co. No.2)  BIDV tham gia đầu tư vào 4 Công ty cổ phần bao gồm: Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia; Công ty cổ phần Đầu t ư hạ tầng kỹ thuật TPHCM; Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện; Công ty cổ phần Vĩnh Sơn-Sông Hinh.  BIDV tham gia đầu tư vào 3 Ngân hàng thương mại cổ phần và 1 Quỹ tín dụng nhân dân bao gồm: NHTMCP Nhà Hà Nội; NHTMCP Phát triển nhà TPHCM; NHTMCP Nông thôn Đại Á và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương ( Trụ sở tại Hà Nội). 2.3 Tình hình thực hiện dịch vụ Homebanking tại Ngân h àng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 2.3.1 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động cung cấp v à sử dụng dịch vụ Homebanking  Quyết định 353/1997/QĐ-NHNN2 ngày 22/10/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Quy chế chuyển tiền điện tử.  Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001 của Chính Phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.  Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg ngày 21/03/2002 Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.  Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 của Thống đốc NHNN về quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.  Quyết định số 543/2002/QĐ -NHNN ngày 29/05/2002 của Thống đốc NHNN quy định về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử trong hệ thống thanh toán điện tử li ên Ngân hàng. 26  Quyết định số 1092/2002/QĐ -NHNN ngày 08/10/2002 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ t hanh toán.  Chỉ thị 02/2004/CT-NHNN ngày 06/02/2004 của NHNN về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn trong hoạt động thanh toán điện tử ngân h àng.  Luật giao dịch điện tử : Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI, kỳ họp thứ 8 (từ ngày 18/10 đến ngày 29/11 năm 2005) đã thông qua luật số 51/2005/QH11 – Luật giao dịch điện tử vào ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2006. Luật gồm 8 chương, 54 điều.  Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006: Hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử. 2.3.2 Tổng quan về chương trình BIDV Homebanking Chương trình Homebanking của BIDV từ lâu đã được nhiều khách hàng sử dụng và đánh giá cao về mức độ ổn định, thuận tiện cũng nh ư bảo mật. BIDV liên tục nghiên cứu cải tiến kỹ thuật chương trình này để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, cũng như tăng độ bảo mật, dễ sử dụng của chương trình. Đây là hệ thống được nghiên cứu để tích hợp chặt chẽ với SIBS (một hệ thống phần mềm Ngân h àng hiện đại mà BIDV đang triển khai). Hệ thống BIDV Homebanking đặc biệt thích hợp với những khách hàng là các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp hoạt động tại các khu công nghiệp lớn, các doanh nghiệp có các đ ơn vị thành viên hoạt động ở các vùng miền khác nhau. Sau đây là những tính năng chính của BIDV-Homebanking :  Tạo điện ủy nhiệm chi bảo mật, nhanh chóng, thuận tiện sử dụng thiết bị bảo mật ngoài iKey của tập đoàn Safenet.  Thông tin tài khoản tiền gửi, tiền vay đầy đủ, chi tiết. Cho phép in sao k ê giao dịch trong một khoảng thời gian bất kỳ  Cài đặt đơn giản, giao diện web thân thiện dễ sử dụng 27  Quy trình giao dịch 2 bước hoặc 3 bước tùy theo yêu cầu khách hàng.  Dễ dàng theo dõi trạng thái điện, các báo cáo về điện ủy nhiệm chi đ ã được thực hiện.  Dễ dàng trao đổi thông tin với cán bộ Ngân h àng thông qua hệ thống gửi nhận điện tra soát cũng được bảo mật giống như điện ủy nhiệm chi. Các chức năng của chương trình:  Xem thông tin ngân hàng: Thông tin về tỷ giá, biểu phí dịch vụ, thông tin hoạt động Ngân hàng, các thông tin liên quan khác  Vấn tin chi tiết, xem lịch sử g iao dịch, in phát sinh giao dịch và sao kê tài khoản khách hàng: Tài khoản tiền gửi (số dư thực tế, số dư khả dụng, trạng thái tài khoản ), tài khoản tiền vay ( khế ước, lịch trả nợ, giao dịch khoản vay ), tài trợ thương mại.  Gửi lệnh chuyển tiền đi trong nước bằng VND, đối với USD ( bán USD chuyển vào tài khoản VND ).  Gửi điện tra soát  In báo cáo các loại (giấy báo nợ, giấy báo có, sao k ê tài khoản trong một thời gian bất kỳ, báo cáo chi tiết trạng thái ủy nhiệm chi đ ã được chuyển đi ( đang chờ xử lý, xử lý thành công, ngân hàng từ chối thanh toán ), báo cáo chi ti êt trạng thái điện tra soát đã được chuyển đi. 2.3.3 Điều kiện khách hàng sử dụng dịch vụ Homebanking Khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ Homebanking tại BIDV là cá nhân, tổ chức có mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam và phải có đầy đủ thiết bị cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng ( máy tính, modem, mạng điện thoại…). 2.3.4 Qui trình thực hiện giao dịch từ chương trình Homebanking Về phía khách hàng: 2.3.4.1 Các thiết bị cần thiết trong sử dụng dịch vụ Homebanking 28  Phần mềm Homebanking do ngân h àng thiết lập phù hợp với hệ thống thanh toán của ngân hàng. Phần mềm này có thể được thường xuyên chỉnh sữa và nâng cấp để đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các giao dịch ngâ n hàng.  Về phía khách hàng sử dụng dịch vụ cần có:  Máy vi tính để thực hiện thao tác lập các lệnh thanh toán.  Modem để thực hiện kết nối vào mạng Intranet của ngân hàng.  Đường truyền: sử dụng đường dây điện thoại.  Thiết bị bảo mật I-key.  Yêu cầu đi kèm: Để có thể sử dụng dịch vụ Homebanking, khách hàng phải có hệ thống máy vi tính đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau:  Cấu hình mạng Sử dụng Dial-up.  Phần cứng: Hệ thống cần được đảm bảo một số tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng và trang thiết bị như:  CPU Pentium III 1 GH trở lên.  RAM 128 MB.  Dung lượng ổ cứng 4GB.  Có hỗ trợ cổng USB.  Phần mềm:  Hệ điều hành: Windows 2000 trở lên (Windows 2000, XP, 2003).  Internet Explorer 6 trở lên. 2.3.4.2 Ký kết Hợp đồng sử dụng dịch vụ Để sử dụng dịch vụ Homebanking, khách h àng liên hệ với ngân hàng để ký kết Hợp đồng cung cấp dịch vụ Homebanking. Trong đó nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên cùng phí cung cấp và sử dụng dịch vụ. 29 2.3.4.3 Các thành viên sử dụng dịch vụ Homebanking Để bảo đảm tính an toàn trong thanh toán, đơn v ị có nhu cầu sử dụng cần cung cấp cho ngân hàng các thành viên sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking để ngân hàng thực hiện khai báo thông tin trong hệ thống. Các cá nhân không có trong danh sách đăng ký sử dụng, không được cấp Mã người dùng (User ID) và mật khẩu (password) để truy cập vào chương trình. Các thành viên sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking bao gồm:  Người soạn điện: Người thực hiện các thao tác thiết lập lệnh thanh toán. Thông thường, tại các doanh nghiệp, người soạn điện là kế toán viên.  Người duyệt điện: Người duyệt điện có trách nhiệm kiểm tra lại tính chính xác của lệnh thanh toán do người soạn điện tạo ra. Thông th ường, tại các doanh nghiệp, người duyệt điện là kế toán trưởng.  Người xác nhận: Người xác nhận là người nắm giữ mật mã quan trọng để gửi các lệnh thanh toán này đến ngân hàng. Thông thường, tại các doanh nghiệp, người xác nhận là Giám đốc/Phó Giám đốc. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể yêu cầu quá trình soạn điện 2 bước bao gồm: Người soạn điện và người xác nhận, không cần người duyệt điện để rút ngắn thời gian thao tác. Doanh nghiệp có thể thay đổi danh sách ng ười sử dụng với điều kiện phải gửi đề nghị thay đổi người sử dụng đến ngân hàng. 2.3.4.4 Truy cập lần đầu vào chương trình: Sau khi phần mềm Homebanking đã được cài đặt và khách hàng đã được ngân hàng cấp User ID và password để truy cập chương trình, người sử dụng tiến hành truy cập lần đầu vào chương trình và thực hiện thay đổi password để bảo đảm tính bảo mật v à an toàn trong thanh toán. Khi đăng nh ập thành công, người sử dụng sẽ tiếp cận trực tiếp vào chương trình Homebanking của ngân hàng. Chúng ta tham khảo một giao diện chương trình Homebanking của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam như sau: 30 Hình 2.2 Giao diện đăng nhập vào chương trình Homebanking Hình 2.3 Giao diện chương trình Homebanking sau khi đăng nhập thành công 2.3.4.5 Quá trình thực hiện giao dịch Kế toán viên Kế toán trưởng Chủ TK Mức 1 TK của cá nhân Soạn điện Phê duyệt điện Mức 2 Tk của tổ chức Soạn điện Xác nhận điện Mức 3 Tk của tổ chức Soạn điện Duyệt điện Xác nhận điện Bảng 2.1 Quá trình thực hiện giao dịch tại khách hàng. 31 2.3.4.6 Tạo lập, phê duyệt lệnh thanh toán gửi ngân h àng Người sử dụng có thể sử dụng tất cả những dịch vụ m à Homebanking cung cấp như xem các thông tin ngân hàng, vấn tin số dư, in các báo cáo liên quan đến tài khoản của đơn vị,.... Tuy nhiên, đối với người không có mã xác nhận điện, không thể gửi lệnh yêu cầu giao dịch đến ngân hàng. Khi có nhu cầu gửi tiền đi, kế toán viên sẽ soạn điện. Điện soạn xong được đẩy vào danh sách chờ duyệt để kế toán trưởng xử lý. Kế toán trưởng tiến hành kiểm tra điện. Nếu mọi thông tin tr ên điện chuyển tiền chính xác, kế toán trưởng sẽ duyệt điện. Khi đó điện đ ược đẩy vào danh sách điện chờ xác nhận. Nếu thông tin trên điện chưa chính xác, kế toán trưởng sẽ đẩy điện lại danh sách soạn điện để kế toán viên xử lý. Giám đốc hoặc người có thẩm quyền sẽ tiến hành xác nhận điện. Để có thể xác nhận điện, người sử dụng phải có khoá cứng (I -Key) lưu trữ khoá bí mật của người sử dụng. Khoá cứng do ngân hàng cấp khi khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ này. Nếu mọi thông tin trên điện soạn là chính xác, giám đốc xác nhận điện với khóa bí mật tr ên I- Key và gửi sang ngân hàng. Nếu không xác nhận, điện sẽ bị đẩy trở lại danh sách soạn điện cho kế toán viên. Việc phân quyền thực hiện từng chức năng đối với từng ng ười sẽ được đăng ký tại ngân hàng. 32 Hình 2.4 Sơ đồ tạo lập, phê duyệt lệnh thanh toán gửi ngân hàng Chúng ta xem một mẫu lệnh đề nghị chuyển tiền qua chương trình Homebanking của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Hình 2.5 Thực hiện lệnh yêu cầu thanh toán của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam Ở hình 2.5, người ra lệnh ( người đang sử dụng dịch vụ Homebanking ) yêu cầu ngân hàng là Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thanh toán cho người hưởng là Chi nhánh Quỹ HPT Hà Tây có tài khoản tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hà Tây với số tiền là 10.000.000đ. 33 2.3.4.7 Tạo lập phê duyệt điện tra soát tại khách hàng Sau khi đã gửi lệnh yêu cầu thanh toán đến ngân hàng, khách hàng phát hi ện giao dịch đề nghị không chính xác, khách hàng có th ể điều chỉnh bằng cách tạo các lệnh Tra soát đến ngân hàng yêu cầu điều chỉnh lại giao dịch đúng hoặc hoàn trả lại yêu cầu thanh toán. Hình 2.6 Sơ đồ tạo lập phê duyệt điện tra soát tại khách hàng Lưu ý: Trường hợp Khách hàng chọn mô hình giao dịch 2 bước thì không có bước 2 2.3.4.8 Giao dịch vấn tin tài khoản  Vấn tin, in Sao kê tài khoản.  Vấn tin, in chi tiết thông tin từng giao dịch trên tài khoản: các giao dịch ghi Nợ và các giao dịch ghi Có. Tính ổn định của các giao dịch trên tài khoản khách hàng:  Đối với các giao dịch có ng ày hiệu lực (đã hoàn thành) trước ngày hiện tại: Chắc chắn đã được hệ thống SIBS chấp nhận hạch toán v ào sổ sách của ngân hàng ( không thể huỷ bỏ được) 34  Đối với các giao dịch có ngày hiệu lực là ngày hiện tại: Chưa chắc chắn đã được hệ thống SIBS chấp nhận hạch toán v ào sổ sách kế toán của Ngân hàng vào cuối ngày làm việc, vì các giao dịch đó có thể bị Ngân hàng huỷ bỏ trong ngày do sai sót, do khách hàng yêu cầu... 2.3.4.9 Giao dịch vấn tin thông tin ngân hàng  Thông tin tỷ giá  Biểu phí dịch vụ  Thông tin hoạt động ngân hàng  Các thông tin liên quan khác 2.3.4.10 In các báo cáo: Để theo dõi các khoản thanh toán, hằng ngày, người sử dụng vào mục Báo cáo để đối chiếu số liệu thanh toán với sổ sách kế toán, đối chiếu các lệnh thanh toán đã gửi đến ngân hàng với các lệnh thanh toán đã được ngân hàng thực hiện. Hình 2.7 Giao diện Báo cáo thanh toán của khách h àng đối chiếu với dữ liệu tại Ngân hàng 2.3.4.11 Soạn điện offline Đây là một tiện ích mới của chương trình Homebanking. Trước kia, khi muốn tạo một 35 lệnh thanh toán đến ngân hàng, người sử dụng phải soạn điện trên hệ thống online – tức là kết nối liên tục vào hệ thống mạng Intranet của ngân hàng. Hiện nay, để giảm thời gian thao tác trên hệ thống online nhằm tiết kiệm chi phí kết nối, các ngân hàng đã cung cấp phần mềm soạn điện offline cho khách hàng. Phần mềm Soạn điện offline được xây dựng tương tự như một lệnh chuyển tiền ( Hình 2.8 ) trên nền file text cho phép khách hàng t ạo sẵn các lệnh thanh toán, sau đó thực hiện kết xuất vào chương trình Homebanking . Hình 2.8 Soạn điện offline cho chương tr ình Homebanking Hình 2.9 Thực hiện kết xuất lệnh chuyển tiền vào chương trình Homebanking Từ màn hình soạn điện chọn nút Browse để nhập dữ liệu từ file text mà đã kết xuất từ chương trình Soạn điện Offline. Sau khi đã chỉ đường dẫn đến file text, chọn Đọc file để lấy dữ liệu từ file text vào chương tr ình. Về phía Ngân Hàng 36 2.3.4.12 Cài đặt phần mềm sử dụng chương trình Homebanking cho khách hàng Sau khi ký kết hợp đồng, bộ phận IT ngân h àng tiến hành cài đặt phần mềm chương trình Homebanking cho khách hàng t ại trụ sở khách hàng và hướng dẫn khách hàng sử dụng chương trình. Đồng thời, ngân hàng thực hiện làm thủ tục cấp User ID, password truy cập chương trình, Ikey cho khách hàng theo đúng qui định bảo mật của ngân hàng căn cứ vào danh sách người sử dụng theo đề nghị của khách hàng (bộ phận CA của ngân hàng chịu trách nhiệm chính đối với việc thiết lập Ikey). 2.3.4.13 Thực hiện các lệnh yêu cầu thanh toán do khách h àng gửi đến qua chương trình Homebanking Ta xem một giao diện Homebanking về phía Ngân h àng: Hình 2.10:Thực hiện các lệnh yêu cầu thanh toán do khách hàng gửi đến Qui trình thao tác bao gồm 2 bước:  Người duyệt điện: người duyệt điện nắm giữ Ikey quan trọng xác nhận (gi ãi mã) điện yêu cầu do khách hàng gửi đến hoặc duyệt các điện thanh toán do giao dịch viên thực hiện. Ở ngân hàng, người duyệt điện là lãnh đạo Phòng/Ban chuyên trách về thanh toán trong nước. 37  Giao dịch viên: giao dịch viên là người thực hiện lệnh thanh toán của khách hàng sau khi điện đã được người duyệt điện giãi mã. Sau khi thực hiện thanh toán, điện được giao dịch viên chuyển đến cho người duyệt điện để xác nhận thanh toán. Ở một số ngân hàng vẫn sử dụng qui trình thao tác 3 bước bao gồm: giao dịch viên, người duyệt điện và người xác nhận tương tự như qui trình thao tác của khách hàng. Người xác nhận thông thường là Giám đốc ngân hàng. Tuy nhiên, để đẩy mạnh tốc độ giao dịch, hầu hết vẫn áp dụng qui trình 2 bước. Sau khi nhận được lệnh yêu cầu thanh toán của khách hàng, ngân hàng tiến hành kiểm tra tính chính xác của lệnh thanh toán và thẩm quyền người xác nhận lệnh thanh toán chuyển đến ngân hàng. Nếu mọi thông tin đều chính xác, ngân hàng thực hiện trích tài khoản khách hàng để thanh toán và thu phí (nếu có). Nếu thông tin yêu cầu thanh toán không đầy đủ hoặc ngân hàng nghi ngờ tính chính xác của lệnh thanh toán, ngân hàng có thể gửi tra soát đến khách hàng yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin cần cho một lệnh thanh toán hoặc gửi trả lại lệnh thanh toán cho khách hàng nêu rõ lý do chuyển trả. Cuối ngày, giao dịch viên ngân hàng in các báo cáo đối chiếu để đảm bảo tính khớp đúng giữa các lệnh yêu cầu của khách hàng và số liệu thanh toán của ngân hàng. 2.4 So sánh những tiện ích của dịch vụ Homebanking giữa BIDV v à các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Ở Việt Nam hiện nay, dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking đã phát triển mạnh ở các ngân hàng thương mại cổ phần như Vietcombank, ACB, và Techcombank…Sau đây là bảng so sánh những tiện ích trong dịch vụ Homebanking cung cấp cho khách hàng giữa BIDV và các ngân hàng mạnh về dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking. 38 Chức năng BIDV ACB VCB Techcom bank Tra cứu thông tin tài khoản ( xem số dư, liệt kê và in giao dịch) x x x x Cập nhật những thông tin mới nhất về Ngân hàng, tham khảo lãi suất tiết kiệm, tỷ giá hối đoái x x x x Thanh toán hóa đơn ( cước phí điện, nước, điện thoại, internet …) x x x x Chuyển khoản trên mạng x x x x Chuyển đổi ngoại tệ từ TGTT ngoại tệ sang t ài khoản tiền gửi thanh toán VND trong c ùng hệ thống x x x Hướng dẫn cài đặt miễn phí x x Bảng 2.2 So sánh các tiện ích BIDV cung cấp với các ngân h àng TMCP trong nước Nguồn: Tổng hợp thông tin từ các trang web của BIDV, ACB, VCB, Techcombank Nhìn chung việc cung cấp các tiện ích cho khách h àng trong dịch vụ Homebanking của BIDV tương đối phát triển so với các ngân hàng thương mại khác. Vì vậy, nếu BIDV đầu tư mở rộng thêm các tiện ích cung cấp cho khách hàng thì BIDV sẽ trở thành ngân hàng cung cấp dịch vụ Homebanking tốt nhất tr ên phạm vi toàn quốc. 2.5 Thực trạng về dịch vụ Homebanking tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 2.5.1 Số liệu thống kê qua Phiếu tham khảo ý kiến khách h àng về mức độ quan tâm của khách hàng đến dịch vụ Homebanking tại BIDV Theo kết quả thăm dò từ Phiếu tham khảo ý kiến khách h àng có số liệu về một số tiêu chí chủ yếu sau ( xem Phụ lục 2) 39 Tiêu chí Tỷ lệ Thời gian giao dịch từ 2-4 năm 53.2 % Số lệnh thanh toán qua ngân hàng trung bình một ngày ( > =30 lệnh ) 38 % Thích được giao dịch thanh toán qua mạng 95% Biết về dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking 45% Biết về dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking nhưng chưa đăng ký sử dụng do chi phí cao 76% Biết về dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking nhưng chưa đăng ký sử dụng do lo lắng về độ an toàn trên mạng 69% Lý do đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking tại BIDV (đáp ứng được nhu cầu thanh toán nhiều, li ên tục, giao dịch thuận tiện, nhanh chóng, BIDV là ngân hàng có uy tín… ) 100 % Hầu như các doanh nghiệp khi được mời tham gia trả lời câu hỏi đều rất quan tâm đến dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV, đa số khách hàng doanh nghiệp có thời gian giao dịch với BIDV từ 2 năm trở l ên đều sử dụng các dịch vụ ngân h àng điện tử mà BIDV cung cấp, 95% khách hàng thích được giao dịch thanh toán qua mạng. Điều n ày rất thuận lợi cho BIDV khi phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking. Qua khảo sát thấy được lượng khách hàng doanh nghiệp giao dịch với BIDV thời gian từ 2 -4 năm chiếm đa số (53.2 %), các doanh nghiệp có số lệnh thanh toán một ng ày qua ngân hàng tương đối nhiều ( lớn hơn 30 lệnh thanh toán trong một ngày )(chiếm 38%) chủ yếu là các doanh nghiệp có thời gian giao dịch với BIDV từ 2 năm trở l ên, đây là đối tượng khách hàng chính mà BIDV nh ắm tới khi phát triển dịch vụ ngân h àng điện tử Homebanking. Qua điều tra thực tế mới thấy được dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking của BIDV chưa được phổ biến lắm đến khách hàng ( lượng khách hàng doanh nghiệp biết về dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking là 45 % ). Đây là lý do chính làm cho d ịch vụ ngân 40 hàng điện tử Homebanking chưa được khách hàng sử dụng. Ngoài ra, 100% khách hàng cho biết lý do họ đăng ký sử dụng dịch vụ Homebanking l à do dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking tại BIDV có những ưu thế như đáp ứng được nhu cầu thanh toán nhiều, liên tục, giao dịch tiện lợi, nhanh chóng… B ên cạnh đó, trong số khách hàng doanh nghiệp biết về dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking th ì theo khảo sát lý do trở ngại lớn nhất làm cho họ e ngại trong việc đăng ký sử dụng dịch vụ l à chi phí sử dụng dịch vụ cao ( 76%). Theo khách h àng, việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking tốn nhiều chi phí ( phí thuê bao sử dụng, phí mua sắm Ikey, máy tính với cấu hình thích hợp, đường truyền riêng…), trong khi đó phí chuyển tiền thì ngân hàng thu như giao dịch trực tiếp tại quầy giao dịch, do đó nếu ngân h àng thực hiện giảm phí thì sẽ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp phát triển dịch vụ Homebanking tại Ngân hàng đầu tư VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.pdf
Tài liệu liên quan