Lời mở đầu 1
Chương I 3
Tổng quan về dịch vụ ngân hàng hiện đại của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. 3
I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1. Khái niệm về ngân hàng 3
2. Chức năng của các ngân hàng thương mại 4
3. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 4
II. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI 5
1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng hiện đại (DVNHHĐ) 5
- Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ mà không cần phải trực tiếp đến ngân hàng , có thể giao dịch với ngân hàng tại bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào, chỉ cần khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện do ngân hàng đưa ra 7
2. Sự phân biệt giữa dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện đại 7
3. Sự cần thiết phát triển DVNHHĐ của NHTM ở Việt Nam 9
3.1 Những lợi ích của việc phát triển DVNHHĐ 9
4.1.2. Các phương thức thanh toán 16
4.2.4 Dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet (Internet- Banking) 23
5. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại: 23
5.1 Nhóm nhân tố ngoài ngân hàng thương mại 23
5.1.1. Môi trường kinh tế: 24
5.1.2. Môi trưòng khoa học, kỹ thuật công nghệ 24
5.1.3. Môi trường chính trị, pháp luật 25
5.1.4. Nhân tố khác 26
5.2 Nhóm nhân tố về phía ngân hàng thương mại 27
Đây là những nhân tố thuộc về các yếu tố nội lực của ngân hàng 27
Chương II 30
Thực trạng dịch vụ ngân hàng hiện đại tại các NHTM Việt Nam và SGDI- BIDV 30
I. THỰC TRẠNG DVNHHĐ CỦA CÁC NHTM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 30
1. Thực trạng DVNHHĐ của các NHTM ở Việt Nam 30
2. Đánh giá thực trạng DVNHHĐ của các NHTM Việt Nam 34
2.1 Những kết quả đã đạt được 34
II. THỰC TRẠNG DVNHHĐ Ở SỞ GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 45
1. Giới thiệu về SGDI-BIDV 45
1.1. Lịch sử hình thành. 45
1.2. Hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I - BIDV 45
1.2.1. Hoạt động huy động vốn 46
Tính đến 31/12/2003 tổng huy động vốn ước đạt khoảng 8408 tỷ, tăng khoảng 17% so với năm 2002, thị phần huy động vốn trên địa bàn vẫn giữ ở mức 8% trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. 46
1.2.2. Hoạt động tín dụng. 48
1.2.3. Hoạt động dịch vụ 49
2. Thực trạng DVNHHĐ ở SGDI- BIDV 51
2.1 Thực trạng dịch vụ ngân hàng hiện đại ở SGDI-BIDV 51
2.2 Đánh giá công tác phát triển DVNHHĐ của SGDI- BIDV 59
Chương III 65
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở các NHTM Việt Nam 65
(nghiên cứu tại Sở giao dịch I - NHĐT&PTVN) 65
1. Giải pháp phát triển DVNHHĐ chung cho các NHTM Việt Nam 65
1.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và cơ sở pháp lý cho hoạt động DVNHHĐ 65
1.2. Nhóm giải pháp hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 67
1.3 Nhóm giải pháp khuyến khích mở và sử dụng tài khoản cá nhân. 70
1.4. Nhóm giải pháp Marketing 71
1.5. Nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên 75
II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TẠI SỞ GIAO DỊCH I- NHĐT&PTVN 76
1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại của Sở giao dịch I- NHĐT&PTVN 76
2. Giải pháp đối với SGD I - BIDV về phát triển DVNHHĐ 77
2.1. Hoàn thiện hơn nữa các cơ chế chính sách có liên quan đến DVNHHĐ 77
2.2. Tiếp tục hoàn thiện dự án hiện đại hóa ngân hàng đồng thời không ngừng nâng cao trình độ công nghệ thông tin, trang thiết bị cơ sở vật chất cho SGD I - BIDV 78
2.3. Nhóm giải pháp Marketing để phát triển DVNHHĐ 79
2.4. Không ngừng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên về nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ 80
2.5. Một số giải pháp hỗ trợ khác 81
III. KIẾN NGHỊ 81
1. Một số kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan có liên quan 81
2. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam 82
Kết luận 86
Danh mục tài liệu tham khảo 88
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại của các ngân hàng thương mại Việt Nam ( Nghiên cứu tại Sở giao dịch I- Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện đại nhưng số lượng phát hành và số khách hàng sử dụng thanh toán vẫn còn hạn chế.
Các phương thức thanh toán hiện đại trong đó thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được đưa vào sử dụng từ năm 2002 và đã đem lại nhiều đổi mới trong lĩnh vực thanh toán của các NHTM, nhưng sau một thời gian hoạt động đã bộc lộ một số hạn chế nhất định gây ảnh hưởng tới quá trình thanh toán hàng hoá dịch vụ cho khách hàng. Trong thanh toán bù trừ điện tử mặc dù các thành viên không phải trực tiếp trao đổi chứng từ giấy khi thực hiện các phiên giao dịch nhưng lại xuất hiện thêm một số thủ tục hành chính phức tạp.
Ví dụ: theo quy trình thanh toán bù trừ điện tử hiện nay, để có thể hoàn thành một chứng từ thanh toán của khách hàng, từ lúc nhận chứng từ tại ngân hàng thành viên gửi lệnh cho đến lúc tiền được hạch toán vào tài khoản của khách hàng thụ hưởng tại thành viên nhận lệnh, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải chuyển qua 2 lần chuyển hoá chứng từ( từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử ở thành viên gửi lệnh và từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy ở thành viên nhận lệnh), 5 lượt kí chứng từ, 3 lượt kí chứng từ giấy, 4 lượt ký chứng từ điện tử, mỗi lượt ký gồm 3 chữ kí của kế toán, kế toán trưởng, giám đốc. So với thanh toán trực tiếp như trước đây thì quy trình thanh toán bù trừ điện tử đã phát sinh thêm nhiều thủ tục hành chính đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Đôi khi đường truyền dữ liệu nhiễu, xấu , nghẽn mạch cũng làm ngưng trệ hoạt động thanh toán
2.2.1.2 Về các dịch vụ ngân hàng điện tử
2.2.1.2.1 dịch vụ ngân hàng điện tử qua hệ thống máy ATM
dịch vụ này đã được phát triển rất sớm ở các nước có nền kinh tế phát triển nhưng ở Việt Nam mới chỉ thực sự xuất hiện từ năm 2000,dến nay đã được hầu hết các NHTM tham gia. Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng đến nay dịch vụ ATM của các NHTM Việt Nam còn một số những hạn chế sau:
* Số lượng máy ATM còn lắp đặt qua ít, chủ yếu tập trung tại khu vực trung tâm của các thành phố lớn, chưa đáp ứng được giao dịch của người dân. Máy ATM cũng chủ yếu đặt tại ngân hàng chứ tại các trung tâm mua bán, siêu thị cửa hàng rất ít. Vì thế gây hạn chế cho khách hàng sử dụng thẻ ATM để mua sắm hàng hoá dịch vụ
* Chi phí đầu tư cho máy ATM còn rất lứon( 30000 Đô la Mỹ) nhưng hiệu quả sử dụng nhìn chung chưa cao. Thể hiện ở chỗ các dịch vụ tại máy ATM chưa đa dạng, khách hàng chỉ thực hiện những giao dịch truyền thống như: rút tiền mặt, kiểm tra số dư, đổi mã số cá nhân. Điều này đã gây hạn chế đối với khách hàng khi có nhu cầu sử dụng máy ATM, dẫn đến tình trạng là các máy ATM trong thời gian qua chủ yếu phục vụ cho chi trả lương cho cán bộ công nhân viên của một số Doanh nghiệp , không phát huy được những tính năng, lợi ích của hệ thống giao dịch tự động nói chung.
* Khách hàng khi nhận thẻ ATM của ngân hàng nào phải đến chính hệ thống máy ATM của chính hệ thống ngân hàng đó lắp đặt mới có thể thực hiện được giao dịch . Thực trạng này không chỉ hạn chế đáng kể tới việc sử dụng thẻ của khách hàng mà còn gây lãng phí đối với nền kinh tế do phi phí đầu tư lắp đặt máy móc thì nhiều mà hiệu quả sử dụng chưa cao
Để thấy rõ những hạn chế trên và sự phát triển còn yếu kém của dịch vụ ATM so với dịch vụ ATM của các ngân hàng trên thế giới ta có thể so sánh với dịch vụ ATM ở Singapore. Singaprore cũng là một nước nằm trong khu vực Đông Nam á nhưng do có nền kinh tế phát triển với trình độ công nghệ hiện đại nên các DVNHHĐ của họ phát triển hơn ta vượt bậc, trong đó điển hình là dịch vụ ATM
Việt Nam
Singapore
Dịch vụ ATM được triển khai từ những năm 2000
Được triển khai và đưa vào sử dụng rộng rãi vào đầu những năm 1980
Máy ATM chủ yếu đặt tại trụ sở giao dịch của ngân hàng , đặt tại các điểm bán hàng, siêu thị…còn hạn chế
Máy ATM được đặt tại hầu hết ở tất cả các điểm giao dịch của ngân hàng,ở siêu thị, sân bay, điểm vui chơi, ga xe điện ngầm..
Hiện nay máy ATM của các ngân hàng kết nối độc lập nhau trên mạng riêng của từng ngân hàng nên thẻ ATM của hệ thống ngân hàng nào chỉ sử dụng được cho hệ thống ngân hàng đó
Các ngân hàng đã thực hiện kết nối mạng thanh toán thẻ lẫn nhau. Vì vậy dịch vụ này được sử dụng rộng rãi
Việc bố trí quầy giao dịch,hệ thống máy ATM tại mỗi ngân hàng còn đơn điệu, chưa thực sự thu hút khách hàng
Việc bố trí cho hệ thống máy ATM tại mỗi ngân hàng đều mang phong cách và đặc trưng rất riêng, rất thu hút:
- Màn hình máy ATM được trang trí rất ‘bắt mắt’ bởi giao diện bằng hình ảnh đẹp, thuận tiện sử dụng. Thậm chí có ngân hàng còn sử dụng màn hình cảm ứng và lồng cả tiếng nói
- Tại các điểm đặt máyđều có mamera giám sát, các hình ảnh được truyền trực tiếp về trung tâm an ninh củ ngân hàng
- Việc nạp tiền vào khay đựng được các ngân hàng thuê riêng một tổ chức khác đứng ra đảm trách
- Bên cạnh các máy ATM thường có các tờ rơi quản cáo dịch vụ ngân hàng , mẫu đăng kí sử dụng dịch vụ , mẫu lấy ý kiến phản hồi khách hàng …
Nếu so sánh với dịch vụ ATM của một số nước khác, ví dụ như Đức ta thấy: nếu như người Việt Nam vẫn còn xa lạ với dịch vụ ATM thì ở Đức dịch vụ này đã đạt đến gần như là xã hội hoá và trở thành một nét văn minh trong giao tiếp: người Đức mỗi lần rút tiền tại máy xong hầu như đều nói câu cảm ơn với máy
Như vậy dịch vụ ATM của các NHTM Việt Nam vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế, do vậy cần phải tìm ra được các nguyên nhân để từ đó đề ra được các giải pháp thích hợp để trong tương lai không xa dịch vụ ATM ở Việt Nam sẽ dần tiến kịp với các ngân hàng hiện đại trên thế giới
2.2.1.2.2 Các dịch vụ ngân hàng điện tử khác
Các DVNHĐT khác như: Home- Banking, phone- banking, Mobile- Banking, Internet- Banking .. cũng đã được các NHTM triển khai nhưng nhìn chung số lượng các ngân hàng cung cấp chưa nhiều, dịch vụ còn phát triển ở mức độ đơn giản, các tiện ích còn nghèo nàn, mức độ triển khai chậm và đặc biệt tính bảo mật an toàn thông tin còn chưa cao. Cụ thể như sau:
- Dịch vụ PC banking mới chỉ có 2 trong số 4 NHTM quốc doanh tham gia( VCB, ICB) cùng 2 ngân hàng nước ngoài là ANZ và Citibank
- Dịch vụ phone- Banking có 4 ngân hàng cung cấp: ACB, Techcombank, ANZ, Citibank
- Dịch vụ Mobile- Banking có 4 ngân hàng cung cấp: Incombank, ACB, Techcombank, Phương Nam Bank
- Dịch vụ Internet- Banking có 6 ngân hàng cung cấp( Vietcombank, Incombank, ACB, Techcombank, ANZ, Citibank)
Vấn đề về an toàn thông tin và bảo mật thông tin trong hoạt động ngân hàng điện tử là một trong những vấn đề mang tính then chốt quyết định đến khả năng phát triển DVNHĐT . ở Việt Nam đây vẫn còn là một vấn đề bất cập nên việc phát triển các DVNHĐT còn gặp nhiều hạn chế
Thực tế cho thấy không ít trường hợp hệ thống mạng thông tin của hệ thống ngân hàng đã bị xâm nhập, thông tin của khách hàng bị lợi dụng gây thiệt hại không nhỏ cho khách hàng và cho ngân hàng. Đầu năm 2003 tại Việt Nam việc website của Vietcombank bị tấn công và tạm dừng cung cấp dịch vụ trong 1 ngày là một ví dụ điển hình về sự cấp thiết trong việc đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin. Điều đó cũng cho thấy trình độ bảo mật an toàn thông trong giao dịch ngân hàng điện tử của các NHTM Việt Nam là chưa cao
Hiện nay dịch vụ ngân hàng trên mạng Internet được thực hiện theo phương thức giống như phương thức giao dịch trên mạng Internet thông thường. Việc bảo mật và xác thực giao dịch trên mạng Internet được thực hiện thông qua tên giao dịch và mã số. Tuy nhiên một vấn đề ở đây là ten giao dịch và mã số có khả năng bị giả mạo và bị xâm nhập rất cao. ở Việt Nam một hạn chế là chữ ký điện tử chưa được áp dụng rộng rãi nên trong trường hợp khách hàng đề nghị thiết lập giao dịch ngân hàng điện tử qua mạng Internet ngân hàng sẽ khó khăn trong việc xác thực khách hàng do thiếu các phương tiện truyền thống như chữ kí, chứng minh thư..Khi ngân hàng cấp tên giao dịch và mã số ban đầu cho khách hàng được thực hiện bằng việc gửi qua thư điện tử ( điển hình là Vietcombank) , mà thư điện tử lại không đảm bảo an toàn do khả năng bị xâm nhập đọc trộm là khá cao. Những hạn chế trong vấn đề bảo mật an toàn thông tin trên chính là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển yếu kém của DVNHĐT của các NHTM Việt Nam hiện nay.
Một hạn chế nữa trong việc phát triển các DVNHĐT đó là sự đơn điệu của các website và công tác quảng cáo. Các website chủ yếu cung cấp thông tin là chính, việc quảng cáo trên mạng còn ít được các ngân hàng sử dụng. Nhiều khi khách hàng không truy cập được vào website của ngân hàng do nhiều lúc ngân hàng phải tạm ngừng sử dụng để nâng cấp sửa chữa..
Tóm lại qua phân tích đánh giá thực trạng ở trên có thấy được trong việc phát triển DVNHHĐ còn tồn tại những hạn chế chủ yếu sau:
+ DVNHHĐ nhìn chung còn đơn điệu, chưa đa dạng chủ yếu ở mức độ sơ khai
+ Chi phí đầu tư phát triển các DVNHHĐ lớn nhưng hiệu quả chưa cao, gây lãng phí, các tiện ích chưa được khai thác triệt để.
+ Trong quá trình phát triển các ngân hàng còn thiếu sự liên kết hợp tác với nhau. Mỗi ngân hàng theo đuổi một chiến lược riêng đối với cùng laọi sản phẩm dịch vụ có nhiều điểm tương đồng dẫn tới lãng phí trong đầu tư và làm tăng chi phí vận hành và quản lý hệ thống.
+ Các DVNHHĐ mới chỉ có thể cung cấp cho một số đối tượng khách hàng ở một vài địa bàn nhất định chứ không thể phát triển rộng khắp và đồng đều trong thời gian ngắn do sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương
+ Độ bảo mật và an toàn thông tin cho khách hàng khi sử dụng các DVNHĐT còn chưa cao dẫn đến tâm lí e ngại phát triển DVNHĐT của các ngân hàng và sự không tin tưởng của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ này
+ Các ngân hàng cũng chưa có được hệ thống thông tin thực sự có hiệu quả, bao gồm cả thu thập và xử lý thông tin. Mặc dù trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) hoạt động khá tích cực nhưng do các ngân hàng chưa đánh giá đúng về vai trò vủa CIC nên việc khai thác thông tin từ CIC còn hạn chế
+ Trong thanh toán các công cụ thanh toán hiện đại như thẻ ATM… vẫn còn bị hạn chế do tâm lí ưa chuộng tiền mặt trong dân cư và sử dụng các công cụ thanh toán truyền thống còn lớn, việc ứng dụng kĩ thuật tin học trong thanh toán còn hạn chế, thiếu đồgn bộ, tốc độ thanh toán chưa cao, còn gặp nhiêu sai sót…
Bảng 2: Thanh toán bằng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán
Năm
Tỷ trọng( %)
1997
30.8
1998
26.6
1999
29.1
2000
23.1
2001
23.7
2002
22.56
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN từ năm 1997-2002)
Thanh toán không dùng tiền mặt tuy được đẩy mạnh nhưng thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn lớn ở mọi thành phần kinh tế (chiếm trên 20%). Do tâm lý ưa chuộng tiền mặt là chủ yếu
2.2.2 Những nguyên nhân dẫn tới hạn chế trên
Nhìn chung các vấn đề trên đều xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:
* Nguyên nhân khách quan:
+ Về cơ sở pháp lý để triển khai các dịch vụ mới như thanh toán điện tử, các DVNHĐT còn nhiều bất cập, các bộ luật như Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Thương mại, Luật Ngân hàng Nhà nuớc và Luật các TCTD chưa bao quát hết các vấn đề pháp lý khi phát sinh tranh chấp
+ Về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho việc phát triển các DVNHHĐ nhìn chung đã có nhiều cải tiến, nhưng vẫn còn ở trình độ lạc hậu so với thế giới. Tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ Internet còn thấp, chi phí Internet còn cao, vì vậy việc phát triển các DVNHHĐ còn gặp rất nhiều hạn chế
+ Nhận thức của dân chúng đối với DVNHHĐ còn chưa cao, đời sống người dân đã được cải thiện, nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính có tăng nhưng không lớn, thói quen ưa dùng tiền mặt trong thanh toán vẫn là chủ yếu
* Nguyên nhân chủ quan
+ Thiếu một chiến lược chung, đồng bộ của Ngành cũng như của từng ngân hàng trong việc phát triển lĩnh vực dịch vụ ngân hàng , bao gồm cả chiến lược về tài chính , nguồn nhân lực..
+ Các yếu tố nội lực của ngân hàng còn hạn chế: vốn tự có của các ngân hàng còn nhỏ bé, nên khả năng đầu tư cho lĩnh vực DVNHHĐ còn nhiều hạn chế; trình độ nhân viên về tin học chưa cao…Cơ sở hạ tầng thông công nghệ thông tin so với các ngân hàng trên thế giới còn ở mức độ nghèo nàn lạc hậu
+ Nhận thức của chính bản thân các ngân hàng về việc phát triển DVNHHĐ còn chưa cao, các ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung vào phát triển DVNHTT
+ Trình độ bảo mật an toàn thông tin của bản thân mỗi ngân hàng khi tham gia ngân hàng điện tử còn chưa cao nên ngân hàng chưa dám phát triển mạnh
Cụ thể các nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong việc phát triển các DVNHHĐ như sau:
Đốí với dịch vụ thanh toán :
+ Do tâm lí ưa chuộng tiền mặt của dân cư còn cao nên thanh toán qua ngân hàng còn hạn chế
+ Mức độ tuyên truyền quảng cáo đối với khách hàng về các công cụ thanh toán hiện đại còn chưa sâu rộng nên chưa thu hút được nhiều khách hàng, đại bộ phận dân cư còn xa lạ với các công cụ thanh toán mới.
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức thanh toán điện tử liên ngân hàng nhưng phạm vi thanh toán còn hạn chế, cơ sở hạ tâng cho thanh toán còn thiếu, lạc hậu…
Đối với DVNHĐT qua máy ATM:
+ Tình hình thị trường thẻ Việt Nam chưa thực sự phát triển , vì vậy chưa khuyến khích các NHTM đẩy mạnh việc phát triển hệ thống ATM
+ ATM vẫn còn là công nghệ mới mẻ đối với các NHTM Việt Nam, vì vậy các ngân hàng chưa có nhiều khả năng phát triển các giao dịch trên máy ATM
+ Tình hình an ninh xã hội của Việt Nam chưa cao nên nếu lắp đặt các máy ATM ở nơi công cộng khó đảm bảo an toàn, chi phí đảm bảo an ninh rất tốn kém, nên các ngân hàng vẫn chưa phát triển lắp đặt máy ATM tại nơi công cộng, chủ yếu đặt ở những nơi có độ đảm bảo an toàn cao như siêu thị, sân bay…
+ Giữa các ngân hàng chưa có sự thống nhất với nhau về cách thức kết nnói các máy ATM của các ngân hàng để tiến tới dùng chung một mạng thanh toán cho các loại thẻ của các ngân hàng.
Đối với các DVNHĐT khác
+ Chi phí đầu tư cho các dịch vụ này rất lớn,thuế suất đối với nhập các thiết bị máy móc phục vụ cho các DVNHHĐ và thuế thu nhập còn cao mà vốn tự có của các NHTM còn nhỏ bé, nên hạn chế việc đầu tư cho các DVNHHĐ
+ Lượng người sử dụng Internet chưa nhiều , chi phí sử dụng Internet còn cao
+ Đây là những dịch vụ chứa đựng mức độ rủi ro cao nhưng độ bảo mật an toàn trong việc phát triển các dịch vụ này còn thấp ( nhất là dịch vụ Internet banking) nên các ngân hàng còn chưa dám phát triển mạnh, khách hàng hàng chưa tin tưởng vào ngân hàng.
II. Thực trạng DVNHHĐ ở Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1. Giới thiệu về SGDI-BIDV
1.1. Lịch sử hình thành.
Quá trình hình thành của Sở giao dịch I gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của NHĐT & PTVN. Cụ thể:
Giai đoạn 1957-1990: Là giai đoạn hình thành và phát triển của NHĐT & PTVN:
Giai đoạn từ 1990 đến nay: Là giai đoạn tiếp tục phát triển của NHĐT & PTVN, đồng thời cũng là giai đoạn hình thành và phát triển của SGD I. SGD I được thành lập theo thông báo số 572 TCCB/ĐT ngày 26/12/1990 của Vụ Tổ chức cán bộ Ngân hàng Nhà nước về tổ chức bộ máy của NHĐT & PTVN và Quyết định số 76 QĐ/TCCB ngày 28/03/1991 của Tổng Giám đốc NHĐT & PTVN.
Từ 1991 – 1998: Là giai đoạn Sở giao dịch I mới bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường, nhìn chung thực hiện các nghiệp vụ truyền thống là chính: như huy động tiền gửi tiết kiệm, cho vay doanh nghiệp Nhà nước là chủ yếu...
Đặc biệt từ 1998 đến nay là giai đoạn đánh dấu bước chuyển mình quan trọng, cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động được hoàn thiện, chức năng nhiệm vụ được xác định rõ, dần dần khẳng định đựơc vai trò và vị trí trong hệ thống và trên địa bàn Hà Nội Sở giao dịch là nơi thực hiện các nhiệm vụ dặc biệt của ngành, là nơi thử nghiệm các sản phẩm mới, công nghệ mới. Hoạt động đã được đa dạng hoá với nhiều loại hình dịch vụ, chất lượng ngày càng được nâng cao tạo nên tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn này.
1.2. Hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I - BIDV
Nhìn chung về mô hình tổ chức và cơ cấu nhân sự đã có sự thay đổi ngày càng trở nên phù hợp ,việc tổ chức sắp xếp lại các phòng ban khiến cho các phòng ban thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình hơn, đồng thời cũng khiến cho hoạt động của ngân hàng trở nên thuận lợi . Số cán bộ công nhân viên không ngừng tăng lên về số lượng cũng như là chất lượng, đến nay số lượng cán bộ chính thức khoảng 170 người và con số này đang không ngừng tăng lên trong tương lai, đồng thời cán bộ công nhân viên cũng thường xuyên được đào tạo nghiệp vụ nâng cao để thích ứng hơn với công nghệ hiện đại mà Sở đang áp dụng. Vì vậy mà số lượng khách hàng đến với ngân hàng không ngừng tăng lên, khách hàng doanh nghiệp có khoảng gần 1000 và khách hàng cá nhân khoản 9000, đây là một con số rất lớn khi mà trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều ngân hàng cùng hoạt động
Sở giao dịch cũng đã áp dụng những công nghệ mới vào hoạt động, ngày càng đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ không những đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng mà Sở giao dịch I còn tạo cho mình một vị thế cạnh tranh mạnh trên địa bàn. Chính vì vậy mà Sở giao dịch luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao trong các năm, doanh thu cũng không ngừng tăng lên, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng từ 22% đến 25%, thị phần của Sở giao dịch luôn đạt 8-9%, lợi nhuận chiếm khoảng10% của hệ thống; ROA (LNTT/Tổng tài sản) mỗi năm từ 0,7% đến 0,9%.... đây có thể nói là một tỉ lệ rất lớn, bởi lẽ Sở giao dịch có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên địa bàn Hà Nội.
Cụ thể các kết quả mà Sở giao dịch I đã đạt được qua các năm như sau
1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Tính đến 31/12/2003 tổng huy động vốn ước đạt khoảng 8408 tỷ, tăng khoảng 17% so với năm 2002, thị phần huy động vốn trên địa bàn vẫn giữ ở mức 8% trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu huy động vốn chủ yếu của Sở giao dịch.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1. Tiền gửi khách hàng
1.484.994
1.953.133
2.338.372
2.771.700
+ Tiền gửi không kì hạn
422.061
633.032
666.279
556.410
+ Tiền gửi có kì hạn
1.062.933
1.320.101
1.672.093
2.215.290
2. Tiền gửi dân cư
3.727.046
4.392.226
5.228.373
5.165.807
+ Tiết kiệm
1.916.384
2.349.607
2.508.236
2.404.572
+ Kỳ phiếu
727.958
903.629
1.670.934
1.688.811
+ Trái phiếu
1.082.705
1.138.990
1.109.203
1.072.424
3. Huy động khác
32.603
96.493
470.793
Tổng huy động vốn
5.224.644
6.441.852
7.566.796
8.408.300
( NguồnMột số chỉ tiêu chủ yếu 4 năm 2000-2003)
Ta có thể thấy tỉ trọng các nguồn trong tổng vốn huy động và tình hình tăng giảm của nguồn vốn như sau:
Ta có thể thấy tỉ trọng các nguồn trong tổng vốn huy động và tình hình tăng giảm của nguồn vốn như sau:
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Tỉ trọng
Tăng (giảm)
2001/2000
Tỉ trọng
Tăng (giảm)
2002/2001
Tỉ trọng
Tăng (giảm)
2003/2002
1. Tiền gửi khách hàng
30,3
32
30,9
19
32,9
18
2. Tiền gửi dân cư
68,2
18
69,1
20
61,4
-2
3. Huy động khác
1,5
296
0
6,7
0
Tổng huy động vốn
100
23
100
17
100
17
Qua bảng trên ta thấy tỉ trọng tiền gửi khách hàng và huy động khác có xu hướng tăng qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối, duy chỉ có tiền gửi dân cư năm 2003 tỉ trọng giảm từ 69% xuống còn 61 %( tốc độ huy động giảm 2%). Tổng huy động vốn là vẫn tăng mặc dù xét về số tương đối có giảm từ 23%(2001) xuống còn 17%(2002,2003).
Như vậy công tác huy động vốn tuy có giảm về tốc độ nhưng vẫn tăng về quy mô, giúp cho Sở giao dịch cân đối và sử dụng vốn hàng ngày linh hoạt đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên. Sở dĩ có được những kết quả trên là nhờ uy tín của ngân hàng cũng như công sức lao động không mệt mỏi của toàn bộ cán bộ công nhân viên, thực hiện mở rộng mạng lưới huy động, cải tiến phương thức phục vụ khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm, áp công nghệ hiện đại, đặc biệt nhờ vận dụng thành công giai đoạn đầu của chương trình hiện đại hoá mà tổng nguồn huy động không ngừng tăng lên về quy mô, đáp ứng nhu cầu vốn của Sở giao dịch
1.2.2. Hoạt động tín dụng.
Tín dụng là một trong những hoạt động chính và là thế mạnh của Sở giao dịch trên địa bàn cũng như trong hệ thống. Trong thời gian qua cùng với sự thay đổi của cơ cấu tổ chức và cố gắng nỗ lực cuả toàn thể CBCNV nên công tác tín dụng có nhiều khởi sắc. Tính đến thời điểm 31/12/2003 dư nợ tín dụng ước đạt 4994 tỷ đồng. Cụ thể như sau:
Bảng 5: Một số chỉ tiêu tín dụng chủ yếu của Sở giao dịch
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1. Cho vay ngắn hạn
938.288
1.310.429
830.339
825.170
2. Cho vay trung,dài hạn TM
725.964
1.813.429
2.265.679
1.955.707
3. Cho vay KHNN
2.490.268
1.026.498
1.012.176
728.528
4. Cho vay uỷ thác, ODA
356.343
387.955
432.392
466.980
5. Cho vay TCTD khác
42.599
381.097
6. Cho vay đồng tài trợ
6.400
304.738
934.905
1.018.240
Tổng dư nợ tín dụng
4.560.162
5.223.826
5.660.368
4.994.625
( Nguồn: Một số chỉ tiêu chủ yếu của Sở giao dịch từ năm 2000-2004)
Bảng 6: Cơ cấu và tốc độ tăng trưỏng của các khỏan tín dụng
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Tỉ trọng
(%)
Tăng (giảm)
(%)
Tỉ trọng
(%)
Tăng (giảm)
(%)
Tỉ trọng
(%)
Tăng (giảm)
(%)
1. Cho vay ngắn hạn
25,08
39,6
14,67
-36,7
16,5
-0,7
1. Cho vay trung, dài hạn TM
34,7
149,7
40
24,9
39,15
13,7
3. Cho vay KHNN
19,7
-58,7
17,88
-1,4
14,58
-28,1
4. Cho vay uỷ thác, ODA
7,43
8
7,64
11,5
9,34
7,9
5. Cho vay TCTD khác
7,29
794,6
6. Cho vay đồng tài trợ
5,8
466,2
16,5
206,7
20,38
8,9
Tổng dư nợ tín dụng
100
14,6
100
21,5
100
-11,8
Nhìn chung dư nợ tín dụng đều tăng qua các năm, tuy chỉ có năm 2003 tín dụng giảm, điều này là do chi nhánh Bắc Hà Nội tách ra, Sở giao dịch tách cả tín dụng và nhân sự cho chi nhánh mới. Thực tế hoạt động tín dụng năm 2003 là một năm đầy khởi sắc và thu được nhiều kết quả.
Theo bảng 6: Tín dụng KHNN giảm dần còn,tín dụng trung dài hạn thương mại vẫn là thế mạnh của Sở giao dịch, luôn chiếm tỉ trọng lớn và tốc độ tăng trưởng cao. Cho vay đồng tài trợ, cho vay uỷ thác đều tăng, nhưng cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm , điều này cho thấy Sở giao dịch ngày càng giảm dần sự phụ thuộc vào cho vay theo chỉ định, hoạt động theo thị trường. Tuy nhiên tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ tín dụng còn tương đối thấp, có xu hướng giảm dần cho thấy còn chưa có sự cân đối giữa cơ cấu tín dụng với cơ cấu huy động .
Sở giao dịch cũng đã tiếp cận với nhiều khách hàng mới, có tiền năng. Thực hiện đa dạng hoá khách hàng và nâng cao chất lượng tín dụng. Thường xuyên theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay nhất là những khoản nợ khó đòi. Đến 31/12/2003 thu được nợ qúa hạn theo tín dụng chỉ định là 100 tỷ, đạt 781 % kế hoạch. Tỷ lệ dư nợ quá hạn được kiểm soát và cải thiện theo chiều hướng tích cực,chênh lệch thu chi đến 31/12/2003 ước đạt 200 tỷ vượt 48% so với kế hoạch được giao. Để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng Sở giao dịch đã và đang tiếp tục thực hiện việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá khách hàng từ nhiều kênh thông tin, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá khách hàng nhằm xây dựng hạn mức tín dụng phù hợp với từng loại khách hàng. Đồng thời cũng tiến hành kiểm tra trước, trong , và sau khi cho vay để hạn chế nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng
1.2.3. Hoạt động dịch vụ
Công tác dịch vụ được đặc biệt chú ý, doanh số hoạt động và số lượng khách hàng ngày càng tăng,. Hiện nay số lượng khách hàng giao dịch có khoảng 10000. Sở giao dịch không ngừng cải tiến quy trình, tác phong giao tiếp để phục vụ khách hàng được tốt nhất.
Tính đến ngày 31/12/2003 tổng thu từ dịch vụ đạt 25650 triệu đồng, tăng 1350 triệu đồng( ứng với 5,5%) so với năm 2002.
Hoạt động bảo lãnh liên tục qua các năm đều đạt kết quả tốt, Doanh số bảo lãnh năm 2002 đạt 1808,45 tỷ, năm 2003 ước đạt hơn 3161 tỷ, Mặc dù tốc độ tăng trưởng và doanh số bảo lãnh khá cao nhưng thu từ phí dịch vụ chưa nhiều.Ngày nay dịch vụ này đã trở thành dịch vụ mang lại hiệu quả cao cho khách hàng và ngân hàng, không chỉ góp phần làm tăng doanh số cho Sở giao dịch mà nó còn hỗ trợ tích cực cho công tác vay vốn góp phần tăng nguồn thu không nhỏ cho Sở giao dịch từ hoạt động dịch vụ. Công tác bảo lãnh đảm bảo an toàn 100% không phát sinh rủi ro và các khoản thanh toán phải thay người bảo lãnh
Hoạt động thanh toán trong nước: Năm 2003 là một năm đầy khởi sắc của hoạt động thanh toán trong nước. Với chương trình hiện đại hoá công tác thanh toán nên thời gian thanh toán được diễn ra nhanh chóng. Ngân hàng cung cấp thêm nhiều dịch vụ thanh toán mới cho khách hàng như: rút tiền tự động, chuyển tiền nhanh….Không những thể thức thanh toán được mở rộng mà phưong thức thanh toán cũng được nâng cấp phù hợp với công nghệ hiện đại. Nhờ vậy doanh thu từ hoạt động thanh toán ngày càng tăng, nhưng vì phí thu còn thấp nên tỉ trọng thu từ hoạt động thanh toán trong thu từ dịch vụ chưa nhiều nhưng cũng đóng góp phần quan trọng trong doanh thu của ngân hàng, góp phần hỗ trợ cho hoạt động chính là tín dụng, lôi kéo thêm được nhiều khách hàng đến với ngân hàng
Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ : Dịch vụ này tuy mới được thực hiện từ năm 1999 nhưng đến nay đã trở thành 1 dịch vụ quan trọng, góp phần phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại và hỗ trợ tín dụng, phục vụ khách hàng trong kinh doanh xuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 44.doc