MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY 5
1.1. Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch 5
1.2. Tiêu chí và vai trò của việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội 20
1.3. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và bài học rút ra 29
Chương 2: THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI THỜI GIAN QUA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 34
2.1. Điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch của Hà Nội 34
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch ở Hà Nội 42
2.3. Đánh giá chung về hoạt động du lịch ở Hà Nội 54
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY 63
3.1. Bối cảnh hiện nay và xu hướng phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội 63
3.2. Các giải pháp chủ yếu đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn 79
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2728 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có 9 vũ trường, trong đó có 5 cơ sở chuyên hoạt động kinh doanh vũ trường (hiện tại một vũ trường lớn nhất của thành phố là New Century đã bị đóng cửa), 4 vũ trường nằm trong hoạt động kinh doanh các dịch vụ bổ sung của các khách sạn, dịch vụ này rất khó hoạt động và phát triển vì chi phí cho quản lý, chi phí cho các chuyên gia điều khiển âm thanh, ánh sáng, thuế, rất cao nên đã đẩy giá cả các dịch vụ lên rất cao, do vậy khách đến vũ trường chủ yếu là thanh niên, người nước ngoài đang sống và làm việc tại Hà Nội. Nhiều tệ nạn xã hội như: nghiện hút, trộm cắp, mua bán dâm diễn ra tại đây. Bản thân doanh nghiệp khó lòng kiểm soát được.
Cho đến nay trên địa bàn Hà Nội các công viên cây xanh như: Công viên Thống Nhất, Công viên Bách Thảo, Vườn thú Thủ Lệ… Đã phục vụ được nhu cầu giải trí của nhân dân Thủ đô và thu hút được một phần khách du lịch. Một số khu vui chơi giải trí đang được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng trong thời gian tới như: Dự án khu vui chơi giải trí Mễ Trì với trị giá trên 200 triệu USD, được xây dựng hiện đại, quy mô lớn nhất Thủ đô phục vụ khách du lịch các tỉnh phía Bắc, khách du lịch quốc tế; Dự án khu nghỉ ngơi cuối tuần Sóc Sơn với trị giá 200 tỷ đồng, công trình này bao gồm: các khu nghỉ dưỡng kết hợp với các công trình vui chơi nhẹ nhàng, gắn liền với cảnh quan thiên nhiên; Dự án khu dịch vụ du lịch Cổ Loa (Đông Anh) trị giá 300 tỷ đồng. Đây là khu di tích nổi tiếng có một không hai của cả nước, cho phép khai thác các khía cạnh lịch sử, huyền thoại thể hiện truyền thống giữ nước, dựng nước của dân tộc Việt Nam; Dự án kè Hồ Tây, song song với việc xây dựng kè, nhà nước cũng tiến hành đồng thời đầu tư nâng cấp các sản phẩm du lịch quanh Hồ Tây gồm: các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, các làng nghề cổ khu vực quanh Hồ Tây, xây dựng các sản phẩm đặc trưng của Hồ Tây có sức thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế; Dự án xây dựng tuyến du lịch sông Hồng trị giá 50 tỷ đồng.
Nâng cấp các công viên mới xây trong thời gian gần đây như: Công viên nước Hồ Tây, Công viên Vầng Trăng, Công viên Tuổi Trẻ, Bể bơi 4 mùa, sân tennis thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài.
Hệ thống các rạp chiếu phim, các nhà hát hầu hết là từ thời Pháp để lại, một số ít được xây dựng từ thời bao cấp đến nay đã cũ kỹ lạc hậu, một số ít mới được xây dựng trong mấy năm trở lại đây nhưng chất lượng phim, chất lượng các vở kịch thấp, một số không phù hợp với người xem đặc biệt là khách du lịch. Chỉ duy nhất có Nhà hát múa rối nước là hấp dẫn du khách nhất là khách du lịch châu Âu. Rạp chiếu phim Merga Star tại tầng 5 siêu thị VINCOM City Tower, Trung tâm chiếu phim quốc gia là thu hút được người nước ngoài đang làm việc tại Hà Nội đến xem.
Thời gian vừa qua, thành phố đã sử dụng không hiệu quả các công trình thể thao sau SEAGAME gần như bỏ trống. Trong khi đó, nhiều phong trào thể dục thể thao quần chúng của nhân dân địa phương lại không có chỗ để thi đấu, để luyện tập. Các hình thức vui chơi giải trí khác mang tính chất quần chúng lại gần như không có.
2.2.1.4. Hoạt động lữ hành
Du lịch Hà Nội cung cấp các sản phẩm du lịch cho du khách một cách đa dạng như: du lịch lễ hội, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ ngơi, du lịch hội nghị công vụ…, tới tất cả các tỉnh, thành phố và các địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Sản phẩm du lịch Hà Nội gồm cả những tuyến truyền thống và những tuyến mới như: City tour, du lịch sông Hồng, du lịch mở, du lịch cuối tuần, du lịch công vụ, diễn ra thường xuyên trong năm, du lịch lễ hội, du lịch văn hóa, du lịch tín ngưỡng thường diễn ra vào các dịp đầu năm mới, thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Loại hình du lịch thăm quan, thường chiếm tỷ lệ lớn trong các loại hình du lịch của Hà Nội.
Ngoài những loại hình du lịch chính đã có từ lâu, trong những năm gần đây, Hà Nội còn phát triển nhiều loại hình du lịch mới và hấp dẫn hơn như: du lịch mua sắm, du lịch thể thao, du lịch hội nghị, hội thảo. Những loại hình du lịch này đang ngày càng mở rộng và phát triển do vị thế về kinh tế, chính trị văn hóa của Thủ đô.
Du lịch Hà Nội có 213 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó có: 33 doanh nghiệp nhà nước, 118 công ty trách nhiệm hữu hạn, 59 công ty cổ phần, 1 công ty tư nhân, 1 công ty liên doanh [42].
Các điểm và tuyến du lịch ở Hà Nội bao gồm các điểm và tuyến trung tâm, các điểm và tuyến lân cận.
- Các điểm và tuyến trung tâm du lịch Hà Nội: có các điểm tiêu biểu như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Quán Sứ, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đền, chùa, phủ quanh hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, thành Cổ Loa, thành cổ Hà Nội, đền Sóc. Các điểm du lịch này có mật độ cao, nên có đặc điểm quần tụ trong một bán kính ngắn là điều kiện thuận lợi để xây dựng các tuyến du lịch ngắn ngày, tăng sức hấp dẫn đối với du khách. Trên địa bàn Hà Nội có các tuyến đặc trưng:
+ Tuyến du lịch nội thành (citytour);
+ Tuyến du lịch ngoại thành;
+ Tuyến du lịch bằng tàu hỏa;
+ Tuyến du lịch dọc sông Hồng;
- Các điểm du lịch phụ cận Hà Nội bao gồm: phía Tây có đỉnh Vua (cao 1.296 m), đỉnh núi Tản Viên - Ngọc Hoa, ao Vua, suối Hai, Đồng Mô, các chùa ở Hà Tây. Phía Bắc có các điểm du lịch như Đền Hùng, khu nghỉ mát Tam Đảo, hồ Đại Lải, chùa Phật Tích, chùa Dâu, đền Bà Chúa Kho, đền Bát Đế. Phía Nam có các điểm du lịch: Hoa Lư - Tam Cốc - Bích Động, rừng quốc gia Cúc Phương, chùa Phủ Dầy, chùa Cổ Lễ, đền Đức Thánh Trần. Phía Đông có các điểm du lịch: Đồ Sơn, đảo Cát Bà, Côn Sơn, Kiếp Bạc, chùa Yên Tử, vịnh Hạ Long.
- Các tuyến chính nối các tỉnh lân cận như:
+ Hà Nội - Đồng Mô - Sơn Tây với các cụm điểm du lịch: suối Hai, Ba Vì, ao Vua, hệ thống chùa của Hà Tây.
+ Hà Nội - Bắc Ninh với các cụm điểm đình, chùa, đền, lễ hội.
+ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với các cụm điểm: đảo Cát Bà, Đồ Sơn, Côn Sơn, Kiếp Bạc, Yên Tử.
+ Hà Nội - Ninh Bình - Thanh Hóa với các cụm điểm du lịch đặc trưng của Ninh Bình, Thanh Hóa.
Thực tế cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp lữ hành phát triển theo hướng kinh doanh đa dạng, ngoài chức năng lữ hành, đều có xe ô tô riêng để phục vụ khách, số đơn vị chuyên kinh doanh vận chuyển hay lữ hành chiếm tỷ lệ thấp (20%). Từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời và áp dụng năm 2000, các điều kiện kinh doanh được thông thoáng hơn nên số lượng các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tăng vọt. Chỉ riêng 2 năm 1999 và 2000 số đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa tăng gấp 4 lần, nếu tính từ năm 1996 đến 2000, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế chỉ tăng trung bình 9%, thì các doanh nghiệp lữ hành nội địa tăng trung bình hơn 50%, chi nhánh tăng 30%, doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch tăng 39%. Với chức năng xây dựng các chương trình du lịch, tổ chức đưa đón hướng dẫn phục vụ khách, hoạt động lữ hành và vận chuyển khách đã đóng góp một phần đáng kể vào việc tăng số lượng khách và doanh thu du lịch. Cho đến nay đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội có 1.270 người được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, đây là những người được các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tuyển dụng, có trình độ ngoại ngữ, có chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo cơ bản. Ngoài ra còn có một lực lượng khá lớn những hướng dẫn viên không chuyên hoặc chỉ hướng dẫn khách nội địa đi thăm quan nghỉ mát. Trong kỳ bình chọn 10 đơn vị hàng đầu về lữ hành (Top Ten), liên tục hai năm 1999 - 2000, Hà Nội có hai đơn vị được trao cúp là Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội và Công ty Du lịch Hà Nội.
2.2.2. Thực trạng về khách du lịch trên địa bàn Hà Nội
2.2.2.1. Thực trạng khách du lịch quốc tế
Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, số lượt khách, ngày khách lưu trú quốc tế đến Hà Nội như bảng 2.5 dưới đây. Số lượng khách du lịch tăng lên hàng năm từ 500 nghìn lượt lên trên hơn 1 triệu lượt năm 2006.
Bảng 2.5: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Số lượng khách, (1000 lượt người)
500
700
931
850
950
1109
1110
Tỷ lệ khách quốc tế đến Hà Nội/ cả nước (%)
23,5
30,0
35,5
35,0
32,5
32,0
31,0
Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội.
Qua bảng 2.5 ta thấy số lượt khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ổn định và tăng trưởng về số lượng đều đặn qua các năm, mỗi năm khoảng gần 200.000 lượt khách, riêng năm 2003 số lượng khách giảm từ 931.000 lượt khách năm 2002 xuống còn 850.000 lượt khách; năm 2003 là do ảnh hưởng của dịch cúm gà, một loạt các hợp đồng của các công ty lữ hành Việt Nam đã ký với các công ty lữ hành nước ngoài bị hủy bỏ như một số các thị trường khách truyền thống đã quay trở lại, và đặc biệt là các thị trường khách mới được khai thác. Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch cúm gà nhưng số lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội vẫn chiếm tỷ trọng 34,99% so với số lượng khách du lịch của cả nước. Nếu xét về mục đích thì khách đến Hà Nội chủ yếu là để du lịch chiếm tỷ lệ 75,3%, khách đến với mục đích thương mại và đầu tư chiếm tỷ lệ 15,4% và khách đến với mục đích khác chiếm tỷ lệ 9,3%. Nếu xét cơ cấu khách về phương diện đi lại thì khách đến Hà Nội bằng đường hàng không là 48,53%, bằng đường bộ là 51,47%. Khách đến bằng đường bộ tăng là do các yếu tố: từ cuối năm 1998 khách Trung Quốc vào Hà Nội bằng giấy thông hành rất nhiều, sự phát triển loại hình du lịch "opentour".
Cùng với sự gia tăng nhanh tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến Hà Nội nói riêng, đến Việt Nam nói chung, thì thời gian lưu trú trung bình của một khách du lịch cũng tăng một cách ổn định nhưng không nhiều. Số ngày lưu trú trung bình của một khách du lịch tại Hà Nội dao động bình quân trong khoảng từ 2,5 đến 2,7 ngày, bằng 1/3 số ngày lưu trú bình quân của cả nước. Nguyên nhân chính là các sản phẩm du lịch của Hà Nội và các vùng phụ cận ngày một phong phú, đa dạng, chất lượng cao, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng ngày càng được cải thiện.
Theo Sở Du lịch Hà Nội, một khách du lịch quốc tế ở Hà Nội chi tiêu bình quân một ngày là100 USD, trong đó: dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển chiếm khoảng 29,83%, dịch vụ lưu trú chiếm khoảng 50,17% và dịch vụ bổ sung chiếm khoảng 20%. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế có sự khác nhau giữa các quốc tịch [42].
Cơ cấu khách du lịch quốc tế ở một số nước trong mấy năm qua, cho thấy thị trường khách lớn, truyền thống được giữ vững và phát triển nhanh hàng năm được thể hiện qua bảng 2.6:
Bảng 2.6: Cơ cấu khách quốc tế đến Hà Nội, 2002 - 2006
Thị trường
2002
2003
2004
2005
2006
Số lượng nghìn người
Tỷ trọng%
Số lượng nghìn người
Tỷ trọng%
Số lượng nghìn người
Tỷ trọng%
Số lượng nghìn người
Tỷ trọng%
Số lượng nghìn người
Tỷ trọng%
Tổng số
931,0
100
850,0
100
950,0
100
1109,6
100
1110,0
100
Trung Quốc
355,9
38,23
286,4
33,69
246,9
25,99
140,8
16,78
140,6
12,67
Nhật Bản
93,9
10,08
79,6
9,01
83,7
8,81
95,3
9,02
104,6
9,43
Pháp
96,2
10,32
78,5
9,23
68,7
7,23
65,3
8,37
88,0
7,93
Hàn Quốc
18,2
1,96
32,2
3,78
61,7
6,49
43,6
12,3
144,2
13,0
Hoa Kỳ
47,7
5,11
40,8
4,80
53,6
5,64
30,2
5,84
72,6
6,54
úc
40,5
4,35
39,6
4,66
52,9
5,56
46,9
5,35
75,0
6,8
Anh
33,1
3,55
34,9
4,11
36,4
3,83
62,9
4,08
46,6
4,2
Đức
28,5
3,06
29,2
3,43
30,5
3,02
23,8
3,03
44,1
3,97
Đài Loan
20,4
2,18
25,8
3,04
28,7
3,02
23,7
3,03
26,2
2,36
Tây Ban Nha
15,2
1,62
18,1
2,13
17,1
1,80
17,7
1,59
na
na
Quốc tịch khác
181,4
19,48
187,6
22,12
269,7
28,39
333,9
30,08
na
na
Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội.
2.2.2.2. Thực trạng về khách du lịch nội địa đến địa bàn Hà Nội
Trong 6 năm từ 2000 - 2006, do tình hình chính trị ổn định, nhà nước có nhiều chủ trương chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước, nền kinh tế không ngừng phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao nên khách du lịch trong nước vào Hà Nội tăng lên rõ rệt. Năm 2000 Hà Nội có 2.099.600 lượt khách du lịch nội địa thì đến năm 2006 đạt mức 4.900.000 lượt khách du lịch tăng gần gấp hai lần. Khách du lịch nội địa đến Hà Nội phần lớn là khách tham quan, thăm thân, lễ hội, khách du lịch công vụ cũng chiếm tỷ lệ quan trọng, vì thị trường khách này ngoài công vụ còn kết hợp tham quan. Nếu năm 2005 có 4.230.365 lượt khách nội địa thì đến năm 2006 số lượt khách du lịch nội địa tăng lên 4.900.000 lượt khách tăng 15,8%. Thời gian lưu trú bình quân của một khách là 02 ngày và khoảng 65% số lượt khách này không sử dụng dịch vụ lưu trú của khách sạn mà nghỉ ở nhà người thân.
Bảng 2.7: Số lượng khách du lịch nội địa đến Hà Nội
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Số khách trong nước đến Hà Nội, 1000 lượt người
2.099,6
2.300,0
2.850,0
3.030,0
3.500,0
4.230,4
4.900,0
Tỷ lệ khách nội địa đến Hà Nội/ cả nước, %
18,8
19,7
21,9
22,4
24,1
22,4
28
Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội.
Lượng khách du lịch nội địa năm 2000 tăng gấp đôi năm 1999 là do năm 2000 Hà nội có nhiều sự kiện lịch sử, đặc biệt là kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, đã thu hút một lượng khách lớn đến Hà Nội tham quan các danh lam thắng cảnh, các công trình văn hóa. Hiện tại thành phố Hà Nội đang tích cực tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vào năm 2010. Về chi tiêu của khách du lịch nội địa đến Hà Nội không nhiều, mặc dù trong mấy năm trở lại đây, thu nhập của người dân ngày càng tăng do đó nhu cầu có khả năng thanh toán của khách du lịch nội địa cũng tăng lên, xu hướng tiêu dùng các dịch vụ bổ sung tăng lên. Song hiện nay, một khách nội địa chi tiêu bình quân một ngày khoảng 200.000 đồng, trong đó 75% dành cho việc lưu trú và ăn uống, đây là nhu cầu tối thiểu.
Nhìn chung, lượng khách du lịch của Hà Nội tăng trưởng ổn định, vững chắc. Trong đó, lượng khách du lịch quốc tế hàng năm có mức tăng trưởng khá, khách du lịch nội địa cũng phát triển mạnh.
2.3. Đánh giá chung về hoạt động du lịch ở Hà Nội
2.3.1. Một số kết quả đạt được
Du lịch Hà Nội được sự quan tâm lãnh đạo của Thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, sự phối hợp của các, các cấp và cố gắng, sự nỗ lực của bản thân đã đạt được những thành tựu trên nhiều mặt kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Cụ thể được trình bày dưới đây.
2.3.1.1. Một số kết quả đạt được về mặt kinh tế
Mặc dù, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực đã làm cho số lượng khách du lịch đến Hà Nội năm 1997, 1998 chững lại nhưng đến năm 1999, nhất là năm 2000, Du lịch Hà Nội có sự phát triển khá mạnh nên cả thời kỳ 1996 - 2000 vẫn dự được nhịp độ tăng trưởng bình quân khá. Tham gia vào nhiều tổ chức du lịch quốc tế trong khu vực và trên thế giới. đồng thời cũng đã tổ chức được nhiều cuộc giao lưu, hội thảo giữa các hãng lữ hành quốc tế có nội dung xúc tiến hợp tác cao hơn, mở ra triển vọng mới trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực của du lịch Hà Nội. Điều đáng nói là vào cuối năm 1999, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch Hà Nội đã được thành lập và cho đến nay đã có hơn 20 thành viên tham gia. Nhờ đó đã có sự phối hợp, kết hợp có hiệu quả hơn trên cả ba mặt: quản lý, xúc tiến và tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy du lịch phát triển bền vững. Việc tổ chức thành công các cuộc liên hoan du lịch hàng năm đã thu hút hàng trăm nghìn người, trong đó có hàng vạn khách du lịch quốc tế tham gia. Việc tổ chức hàng chục cuộc hội thảo với nội dung tầm cỡ quốc tế và phát hành hàng trăm ngàn ấn phẩm v.v... Trong thời gian qua, là sự minh chứng cho sự phối hợp liên ngành, liên kết giữa các địa phương và quốc tế. Điều đó được thể hiện trong nhiều chỉ tiêu cơ bản như số lượt khách du lịch quốc tế và trong nước, doanh thu, nguồn thu ngoại tệ, nộp ngân sách nhà nước, cùng với sự gia tăng cơ sở vật chất kỹ thuật.
Về kết quả kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung, theo Sở Du lịch Hà Nội, công suất sử dụng phòng của các khách sạn tại Hà Nội từ 1996 - 2006 cụ thể như sau [31]:
- Năm 1996: số lượng khách du lịch vào Hà Nội tăng nên công suất sử dụng phòng bình quân của các khách sạn tăng và đạt công suất 65%.
- Năm 1997, 1998: do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ, công suất phòng chỉ đạt 43 - 45%.
- Năm 1999, 2000 công suất phòng đạt 65%.
- Từ năm 2001 đến 2006: công suất phòng đạt trên 75,2%
Du lịch Hà Nội đã góp phần vào việc thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo xu hướng tăng nhanh khu vực dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, đưa du lịch Thủ đô tăng trưởng khá qua các năm.
Kết quả đạt được trên một số hoạt động du lịch cụ thể như sau:
- Về lữ hành và vận chuyển khách du lịch: Dịch vụ lữ hành và vận chuyển khách du lịch Hà Nội đã được nâng cao cả về lượng và chất. Tuy vậy, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực châu á như đã phân tích nên những năm 1996 đến hết 1998 không đạt được tốc độ tăng trưởng như mong muốn, mãi đến năm 1999 mới được phục hồi và dạt mức tăng trưởng cao vào năm 2000. Hà Nội là địa phương đứng thứ hai trong cả nước về lượng khách du lịch quốc tế, song lượng khách quốc tế năm 2006 mới đạt 1.110.000 lượt khách. Tỷ lệ khách quốc tế đến từ các nước trong khu vực đạt thấp. Ngay như thị trường lớn Trung Quốc, các hãng lữ hành cũng chỉ khai thác được một lượng khách khiêm tốn đi du lịch đường bộ qua các cửa khẩu biên giới, thị trường khách Nhật Bản hàng năm có tới 20 triệu lượt người di du lịch ra nước ngoài song Hà Nội hàng năm mới chỉ đón được trên 200.000 lượt khách. Tỷ lệ khách lưu trú đạt thấp, nguyên nhân chính là do chất lượng dịch vụ, chất lượng lưu trú chưa đáp ứng được yêu cầu của khách.
Từ các số liệu báo cáo của lữ hành, vận chuyển khách du lịch, có thể nhận xét về tỷ trọng nguồn khai thác khách du lịch của du lịch Hà Nội như sau:
- Khách đến theo các hãng lữ hành chiếm tỷ trọng lớn nhất 38,5%.
- Khách đến theo các cơ quan và tổ chức khác ở Việt Nam 26,2%.
- Khách tự đến chiếm tỷ trọng 18,5%.
- Khách đến theo các hãng lữ hành quốc tế chiếm tỷ trọng 15%.
- Khách đến theo các cơ quan, tổ chức khác ở nước ngoài chiếm tỷ trọng 10%.
Qua số liệu trên có thể rút ra một số vấn đề như sau:
Một là, nguồn (hay lực lượng) tham gia khai thác khách du lịch của các hãng lữ hành, các cơ quan, các tổ chức ở Việt Nam là lực lượng chủ yếu, chiếm tỷ trọng 64,7% (38,5% + 26,2%), các hãng lữ hành, các cơ quan tổ chức nước ngoài chỉ chiếm 35,3%.
Hai là, việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch đối với các hãng lữ hành, các tổ chức ở nước ngoài những năm qua thực hiện chưa được nhiều.
Bảng 2.8: Công suất sử dụng phòng các khách sạn ở Hà Nội, 1996 - 2006
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Công suất sử dụng phòng
65
45
43
50
65
69
77,7
68,5
70,8
82,0
83,2
Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội.
Doanh thu khách sạn: bao gồm doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung (hội nghị hội thảo, sauna-massage, dancing - karaoke, mỹ nghệ, cắt tóc, đổi tiền, giặt là...). Doanh thu là một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Với giả định chi phí không thay đổi, doanh thu càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao. Trong kinh doanh du lịch, doanh thu từ kinh doanh khách sạn có tỷ trọng lớn và thường chiếm từ 45% đến 55%. Tổng doanh thu du lịch trong lĩnh vực này có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 10 năm qua (1996 - 2005), doanh thu lĩnh vực khách sạn tăng 470% với mức tăng bình quân là 21,3%/ năm (Bảng 2.9).
Bảng 2.9: Doanh thu khách sạn, nhà hàng ở Hà Nội 1996 - 2005
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Doanh thu, triệu đồng
868,7
1010,5
1067,1
1065,8
1243
1650
1950
2000
2300
4955
So sánh với năm 1996, %
-
16,3
22,8
22,7
43,1
89,9
124,5
130,2
164,8
470,4
Nguồn: Báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội qua các năm.
Kết quả điều tra tại một số khách sạn ở tất cả các thành phần kinh tế cho thấy: doanh thu, số ngày lưu trú bình quân của một khách, công suất sử dụng buồng phòng, giá phòng của các khách sạn trong hai năm 1997, 1998 giảm 20%, cá biệt có khách sạn giảm tới 50%. Đến năm 1999, 2000 các chỉ tiêu trên có xu hướng tăng so với các năm trước. Song do cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, các khách sạn thi nhau giảm giá nên mặc dù số lượng, tỷ trọng khách quốc tế tăng nhưng lợi nhuận tăng không đáng kể.
Nộp ngân sách: Mặc dù kinh doanh trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng tình hình nộp ngân sách của các khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ bổ sung trên địa bàn Hà Nội, năm sau cao hơn năm trước, năm 1997 tăng 20% so với năm 1996, năm 1998 tăng 6% so với năm 1997, năm 1999 tăng 11% so với năm 1998, năm 2000 tăng 17,6% so với năm 1999. Thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.10: Nộp ngân sách của các dịch vụ bổ sung, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn Hà Nội, 1996 - 2006
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Nộp NSNN, tỷ đồng
120
144
153
170
200
230
270
275
310
495,5
Tăng so với năm liền kề,%
-
20
6
11
17,6
15
17,4
1,8
12,7
59,8
Nguồn: Báo cáo hàng năm của Sở du lịch Hà Nội.
Từ số liệu của bảng 2.10, cho ta thấy cơ cấu nộp NSNN năm 1997-1998 như sau: khối quốc doanh chiếm 42%, khối liên doanh chiếm tỷ lệ 47% và khối tư nhân chiếm 11%. Năm 1999, số liệu tương ứng là 40%, 49%, 11%. Năm 2000, tương ứng là 41%, 49%, 10%. Qua số liệu về cơ cấu nộp ngân sách cho thấy khối liên doanh có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, quy mô lớn, trình độ quản lý tiên tiến nên có hiệu quả kinh doanh cao.
Khối doanh nghiệp quốc doanh cần phải được đầu tư cả về cơ sở vật chất - kỹ thuật, nhân lực để kinh doanh có hiệu quả hơn. Khối doanh nghiệp tư nhân có mức nộp ngân sách hàng năm tăng không đáng kể, Nhà nước cần có một cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư và tăng cường quản lý vĩ mô.
2.3.1.2. Một số kết quả đạt được về văn hóa, xã hội, an ninh
Sau hơn 20 năm đổi mới, nhất là từ năm 1996 đến nay, du lịch Hà Nội đã có những bước khởi sắc đáng kể, góp phần không nhỏ vào việc vừa làm thay đổi diện mạo của Thủ đô thể hiện qua lễ kỷ niệm 990 năm và hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, vừa giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa của một dân tộc đã có nghìn năm văn hiến, vừa góp phần vào giáo dục tình yêu đất nước cho nhân dân và giới thiệu với du khách nước ngoài nền văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Đi đôi với những thành tựu đã đạt được ở trên, sự phát triển của du lịch Hà Nội trong thời gian qua còn tạo ra hàng chục vạn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân Hà Nội.
Về chính trị và an ninh quốc phòng: Hà Nội là đầu mối của sự giao lưu trong nước và quốc tế. Hàng năm, Hà Nội đón gần 1 triệu lượt khách du lịch quốc tế, năm 2005, 2006 đón trên 1,1 triệu lượt khách quốc tế và hàng triệu lượt khách du lịch nội địa đến tham quan du lịch. Như Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định: "Việc kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng ở một số địa bàn có hiệu quả. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố " [6, tr. 59].
Mặc dù, còn một số vấn đề cần giải quyết, nhưng rõ ràng du khách ngày càng có sự nhìn nhận tốt hơn và yên tâm hơn khi đến du lịch ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động du lịch Hà Nội và những nguyên nhân chủ yếu
Bên cạnh những thành tựu đã nêu trên, du lịch Hà Nội vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
- Tài nguyên du lịch tuy phong phú đa dạng, nhưng thiếu điểm du lịch, khu du lịch, công viên vui chơi giải trí có quy mô lớn, hiện đại và thiếu một kết cấu hạ tầng phát triển ngang tầm của Thủ đô một số nước trong khu vực. Kết cấu hạ tầng của Thủ đô và các vùng phụ cận như: hệ thống giao thông thiếu đồng bộ, vào giờ cao điểm nhiều nút giao thông bị tắc nghẽn nghiêm trọng, cảng hàng không Nội Bài, đường sắt năng lực vận chuyển, chất lượng thấp; hệ thống cấp nước kém phát triển, thiết bị xử lý nước lạc hậu, chất lượng nước kém; hệ thống thoát nước, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp vừa thiếu, vừa kém chất lượng dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; hệ thống điện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về nguồn điện, lưới điện và chất lượng, chưa theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế Hà Nội trong đó có sự phát triển của du lịch Thủ đô. Thời gian du khách đi trên đường tới các điểm du lịch còn chiếm nhiều thời gian cho mỗi chuyến đi do sự hạn chế tốc độ xe ô tô (mặc dù xe ô tô, đường sá tốt), ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian nghỉ ngơi, thăm quan của khách.
- Phần lớn các doanh nghiệp du lịch có quy mô nhỏ nên số lượng, chủng loại sản phẩm du lịch không phong phú đa dạng thêm vào đó giá điện, nước, giá vé máy bay, giá phòng khách sạn, chất lượng lao động thấp (trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, tinh thần thái độ, phong cách phục vụ thấp kém), chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đã đẩy giá tour lên cao làm cho các sản phẩm của du lịch Hà Nội có sức cạnh tranh thấp.
- Sau hơn 20 năm đổi mới, mặc dù ngành du lịch Hà Nội đã có sự phát triển vượt bậc cả bề rộng, lẫn chiều sâu nhưng cơ sở vật chất kỹ- thuật du lịch vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành trong tình hình mới như: thiếu các khách sạn có chất lượng dịch vụ cao từ 3 sao trở lên, do đó nhiều hãng lữ hành đã phải từ chối nhiều đoàn khách quốc tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van - chinh thuc.doc
- Muc luc.doc