Trong tình hình kinh doanh như hiện nay, có thể các siêu thị sẽ cùng nhau hợp
tác bằng việc thành lập một hệ thống trung tâm mua hàng chung, có chức năng thu
mua hàng hóa và cung cấp cho các siêu thị thành viên. Giải pháp này cho phép các
siêu thị có thể mua với số lượng lớn, do đó sẽ có nhiều khả năng để thương lượng
trực tiếp với các nhà sản xuất, không phải mua qua trung gian như hiện nay. Ngoài
ra mua hàng với số lượng lớn như vậy, siêu thị sẽ được hưởng tỷ lệ chiết khấu cao
từ phía các nhà cung cấp.
Đặt hàng và quản lý lượng tồn kho: Công việc đặt hàng được siêu thị tiến hành
theo lịch trình đã thống nhất với các nhà cung cấp. Căn cứ vào tình hình tiêu thụ
hàng hóa hiện tại, lượng hàng tồn kho tại siêu thị và kinh nghiệm về việc dự báo
lượng hàng tiêu thụ trong tương lai, bộ phận chuyên trách sẽ tiến hành đặt hàng với
các nhà cung cấp. Để cho việc tính toán số lượng hàng hóa đặt mua được tối ưu, bảo
đảm có đủ lượng hàng để tiêu thụ, không để tình trạng thiếu hụt hàng hóa trên quầy
kệ và đồng thời có được lượng hàng dự trữ hợp lý, các siêu thị có thể ứng dụng
chương trình đặt hàng bằng điện toán (ROS – Retail Odering System).
Mặt hàng thu hút là các sản phẩm ưu tiên quảng cáo trên các tờ thông tin để
thu hút khách hàng chưa có nhu cầu sẽ đến siêu thị. Mặt hàng tăng giá trị hóa đơn là
những sản phẩm trưng bày tiện dụng, giá cả hấp dẫn để khách hàng đã bước chân
vào siêu thị ắt sẽ khó bỏ qua. Và cuối cùng là các mặt hàng phục vụ nhu cầu mua
sắm theo định kỳ của các hộ gia đình hàng tuần, hàng tháng như xà phòng, kem
đánh răng, các loại gia vị, .
+ Bốn là, xây dựng và thực hiện một chính sách giá cả hợp lý: Hiện nay hầu
hết các siêu thị chỉ chú ý đến khách hàng mà quên hẳn việc thực hiện marketing với
nhà cung cấp của mình. Các siêu thị cần xây dựng mối quan hệ gắn bó với các nhà
sản xuất cả trong và ngoài nước nhằm bảo đảm nguồn cung cấp hàng ổn định,
phong phú với giá cả cạnh tranh. Quan hệ này được xây dựng trên cơ sở mối quan
hệ đối tác chiến lược, bình đẳng, đôi bên cùng có lợi, cùng chia sẽ rủi ro, trách
nhiệm và quyền lợi. Các siêu thị nên thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình
kinh doanh, sự phát triển và các dự án của siêu thị. Có thể thực hiện việc này thông
Trường Đại học Kinh tế Huế95
qua hội nghị các nhà cung cấp, thông qua các bảng báo cáo hoặc thậm chí có thể
thiết lập một đường dây thông tin liên tục tới tận phòng làm việc của các nhà cung
cấp qua mạng máy tính hay đơn giản hơn là qua điện thoại. Đồng thời các siêu thị
không nên xem những ưu đãi mà các nhà cung cấp dành cho mình là đương nhiên,
mà phải luôn nhớ rằng siêu thị hoạt động trong cơ chế kinh tế thị trường, cạnh tranh
rất khốc liệt và quan hệ giữa các đối tác phải là bình đẳng, có đi có lại thì mới có thể
bền vững được.
Giá bán hàng hóa ở siêu thị có thể bằng hay rẽ hơn giá ở chợ, nhưng thực tế
cho thấy thường cao hơn. Để thu hút khách hàng đến với siêu thị ngày càng nhiều,
các siêu thị cần xây dựng và thực thi chính sách giá cả hợp lý nhất, cụ thể: Mua
hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất, nhà phân phối chính thức của các hãng lớn, hạn
chế những khâu trung gian không cần thiết. Các siêu thị có quy mô càng lớn hoặc
thuộc hệ thống chuổi siêu thị, sẽ có thế mạnh trong thương lượng về giá, tạo thuận
lợi cho các siêu thị có giá bán cạnh tranh với các loại hình bán lẻ khác. Ngoài ra các
siêu thị cần có những chính sách giảm giá, giảm trong các dịp lễ, tết hoặc trong một
khoảng thời gian nhất định, giảm cho các khách hàng thân thiết, những khách hàng
mua với số lượng nhiều và thường xuyên.
+ Năm là, nâng cao dịch vụ khách hàng và tăng cường hoạt động xúc tiến
thương mại: Cần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ khách hàng như
kéo dài và linh hoạt hơn về thời gian mở cửa, giữ xe miễn phí, gói quà tặng miễn
phí, có nhân viên niềm nỡ đón tiếp khách hàng ở cửa ra vào. Các siêu thị cần tạo
được phong cách riêng cho mình thể hiện qua cách bài trí cửa hàng, cách ăn mặc
của đội ngũ nhân viên, tạo logo riêng trên bảng hiệu hay trên ấn phẩm quảng cáo,
túi gói sản phẩm.
116 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng mua sắm từ 1-1,5 triệu đồng và 4,1% khách hàng mua sắm
trên 1,5 triệu đồng. Kết quả này đã thể hiện hoạt động bán hàng của các siêu thị khá
hiệu quả khi mức chi tiêu bình quân của mỗi lần mua hàng khá ổn định giao động
trong khoảng từ 500 nghìn – 1,0 triệu đồng.
Qua phân tích trên cho thấy việc đi mua sắm tại các siêu thị hiện nay đã và
đang trở thành xu thế chung của người dân tỉnh TTHuế. Vì vậy, các siêu thị phải
nâng cao chất lượng phục vụ, đẩy mạnh các hoạt động marketing để thu hút khách
hàng đến với siêu thị ngày càng nhiều hơn.
2.3.2.6. Về nguồn nhân lực
Có thể nói rằng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng giúp các
siêu thị thành công trong hoạt động kinh doanh của mình. Theo thống kê của Sở
Công Thương thì lực lượng lao động hiện nay của các siêu thị có sự chênh lệch lớn
cả về số lượng và chất lượng lao động, thực tế cho thấy những siêu thị kinh doanh
có hiệu quả là những đơn vị làm tốt công tác quản trị nguồn nhân lực. Nhìn chung
thì các siêu thị do các đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh đầu tư và kinh doanh chưa
quan tâm nhiều đến việc đào tạo nguồn nhân lực, hơn nữa siêu thị là loại hình kinh
doanh mới cho nên các Trường chưa có những chương trình đào tạo cụ thể cho loại
hình kinh doanh này.
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực hiện tại và tương lai là vấn đề sống còn trong
hoạt động kinh doanh của các siêu thị, do đó muốn tồn tại và phát triển thì các siêu
thị phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực và một lực
lượng lao động với những hiểu biết nhất định về công tác nghiệp vụ thì mới có thể
đẩy mạnh hoạt động của siêu thị phát triển ngày một hoàn thiện hơn.
Việc chú trọng đến trình độ năng lực của người lao động, sử dụng lao động
một cách hợp lý trong kinh doanh là điều mà các siêu thị rất quan tâm. Hơn nữa,
chính thái độ lịch sự, hòa nhã, xem khách hàng là thượng đế, làm cho khách hàng
Tr
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
51
hài lòng thoải mái khi đi mua sắm hàng hóa tại siêu thị và tạo điều kiện cho việc thu
hút khách hàng đến với hệ thống siêu thị của mình, tăng khả năng cạnh tranh với
các đối thủ hiện hữu và tiềm ẩn trên thị trường.
Bảng 2.9: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của các siêu thị
STT TÊN SIÊU THỊ
Chỉ tiêu
Tổng số lao động
(Người)
Tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo (%)
1 Big C Huế 298 100
2 Coop Mart Huế 135 100
3 Thuận Thành 1& 2 352 64
Tổng Cộng 785
( Nguồn: Các siêu thị tỉnh Thừa Thiên Huế)
2.3.3. Tổ chức hoạt động kinh doanh của hệ thống siêu thị
2.3.3.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của siêu thị
- Về khả năng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng: Hệ thống siêu thị phát triển
đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa về mua sắm cho người tiêu dùng. Đây là một loại
hình chợ hiện đại, phương thức kinh doanh văn minh lịch sự, hàng hóa phong phú
đa dạng và chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần nên đã trở thành bạn của
mọi nhà, đáp ứng và thỏa mãn tương đối tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân trong
tỉnh. Nhờ có hệ thống siêu thị mà người tiêu dùng được quyền lựa chọn, mua hàng
theo sở thích, chất lượng phục vụ cao hơn, đặc biệt là các siêu thị kinh doanh tổng
hợp như: siêu thị Co.op Mart Huế, siêu thị BigC Huế, với lượng hàng hóa có trên
20.000 tên hàng, trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hàng hóa được bố trí văn minh,
khoa học để phục vụ khách hàng mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; còn
các nhà sản xuất trong tỉnh thì có nguồn tiêu thụ sản phẩm ổn định và vững chắc.
Bên cạnh đó, nó cũng giúp cho các nhà sản xuất có điều kiện hoàn chỉnh thêm
những tiêu chuẩn cho hệ thống sản xuất, thăm dò được ý kiến, sở thích tiêu dùng
của khách hàng để từ đó ngày càng hoàn thiện chất lượng hàng hoá cung cấp cho
siêu thị. Ngoài ra, các doanh nghiệp đang tận dụng cơ hội để đưa hàng hoá vào bán
tại siêu thị trong và ngoài tỉnh, qua đó quảng bá thương hiệu, phát triển uy tín, tạo
Trư
ờn
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
52
lực đẩy cho hàng hoá trong tỉnh tiến sâu vào các kênh phân phối hiện đại trong và
ngoài nước.
- Khả năng phục vụ của nhân viên: Hiện nay, để thu hút được nhiều khách
hàng đến tham quan mua sắm, các siêu thị đã, đang và sẽ luôn chú trọng nhiều hơn
nữa đến việc xây dựng một đội ngũ nhân viên có năng lực, hiểu biết, lịch sự, chu
đáo, đáp ứng yêu cầu của khách, phong cách làm việc chuyên nghiệp và ngày càng
gần gũi với khách hàng hơn.
Nhìn chung đội ngũ nhân viên phục vụ của các siêu thị trên địa bàn tỉnh có
thái độ cư xử lịch sự, nhã nhặn; có một số vốn hiểu biết nhất định về sản phẩm và
các dịch vụ cung cấp, có khả năng đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của khách
hàng.
- Cách thức trưng bày trong siêu thị: Cách trưng bày các ngành hàng trên cơ sở
ở trong các khu vực phân chia hàng hóa theo chức năng, công dụng, hành vi mua,
thương hiệu, các sản phẩm liên quan lại với nhau thích hợp cho việc tự lựa chọn sản
phẩm mà không cần sự giúp đỡ của người bán hàng. Một siêu thị biết cách sắp xếp,
bày biện hàng hóa hợp lý, có mỹ thuật không những có thể tăng nhu cầu mua sắm
cho khách hàng mà còn tạo cho họ cảm giác thoải mái, vui vẻ sau mỗi lần mua sắm,
đây là yếu tố quan trọng tác động tới lòng trung thành của khách hàng mua sắm với
siêu thị.
Nhìn chung cách bố trí hàng hóa của Big C tương đối gọn gàng, dễ tìm, có mỹ
quan hơn so với Co.opMart, Thuận Thành; hàng hóa được trưng bày theo từng khu
vực theo công dụng, chức năng của sản phẩm của khu vực đó.
- Thủ tục thanh toán nhanh gọn: việc thanh toán tiền hàng được thực hiện bằng
các máy quét tự động tại các quầy thanh toán khi hàng hóa được khách hàng chuyển
đến trước khi ra khỏi siêu thị; các siêu thị bố trí tương đối đầy đủ số lượng quầy
thanh toán phục vụ, đội ngũ nhân viên có trình độ, thao tác phục vụ nhanh chóng.
Tuy nhiên, những dịp khách hàng mua sắm đông như các ngày lễ, cuối tuần vẫn xảy
ra tình trạng quả tải và buộc khách hàng phải chờ quá lâu, gây tâm lý khó chịu, như
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
53
ở siêu thị Big C Huế trong hai ngày cuối tuần người thường xảy ra quá tải trong siêu
thị, tắc nghẽn tại quầy thanh toán và tại các điểm trông giữ phương tiện giao thông.
- Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng: Các siêu thị được thiết kế xây dựng tương
đối phù hợp và thuận tiện cho không gian mua sắm, đầy đủ các trang thiết bị hiện
đại như hệ thống màn hình quảng cáo, hệ thống chiếu sáng, điều hòa không khí,
thang máy, cầu thang cuốn, camera chống trộm, máy tính tiền tự động, kệ trưng bày
hàng hóa,... nhằm phục vụ khách hàng một cách tối đa.
- Đảm bảo về mặt an ninh: các siêu thị thường xuyên kết hợp vơi các cơ quan
chức năng như: PCCC, công an hình sự, công an Thành phố Huế và công an
Phường, để tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, đồng thời để diễn tập, tập luyện
các tình huống có thể xảy ra ở siêu thị như hỏa hoạn, rối loạn trật tự và có các
phương án thực hiện kịp thời khi xảy ra các sự cố. Nhìn chung, các siêu thị đã làm
tốt các công tác an ninh như bảo vệ đồ đạc và xe cộ của khách khi vào siêu thị, tình
trạng trộm cắp bên trong siêu thị đã được ngăn chặn kịp thời.
2.3.3.2. Công tác tổ chức nguồn hàng
Để có được nguồn hàng phong phú đa dạng, bảo đảm chất lượng, giá cả hợp
lý, các siêu thị tại tỉnh TTHuế rất quan tâm đến vấn đề tổ chức nguồn hàng, biểu
hiện qua các hoạt động như:
Quy trình mua bán hàng hóa:
Hàng hoá bày bán tại các siêu thị được mua từ các nhà sản xuất trong nước
hay từ các đại lý phân phối chính thức của các hãng nước ngoài. Đối với các siêu thị
tại tỉnh TTHuế, việc đặt hàng do bộ phận kinh doanh phụ trách. Bộ phận này sẽ đặt
hàng từ các nhà cung cấp, thường thì các nhà cung cấp vận chuyển hàng đến giao
trực tiếp tại kho của siêu thị, tại đây sẽ có bộ phận kiểm nhận, dán code, sau đó là
chuyển hàng hoá lên các quày kệ để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Quá trình
mua bán hàng hoá của hệ thống siêu thị có thể biểu diễn theo sơ đồ một chiều sau
đây:
Nhà cung
cấp hàng hóa
Kho hàng
của siêu thị
Quầy, kệ trưng
bày hàng hóa
Người tiêu
dùng
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
i h
tế H
uế
54
Cơ cấu hàng hóa:
Đa số các siêu thị tại tỉnh TTHuế đều có cơ cấu hàng hoá tương đối phù hợp
với cơ cấu hàng hoá của các siêu thị trên thế giới. Thông thường thì các siêu thị
phân chia hàng hoá thành hai nhóm ngành hàng chính đó là: Nhóm ngành hàng thực
phẩm (bao gồm thực phẩm công nghệ, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh,
thực phẩm tươi sống,) và nhóm ngành hàng không thực phẩm (bao gồm hoá mỹ
phẩm, đồ dùng gia đình, hàng may mặc,).
Trong cơ cấu hàng hoá nói trên, thì nhóm ngành hàng thực phẩm chiếm tỷ lệ
từ 40 - 45%, còn nhóm ngành hàng không thực phẩm chiếm tỷ lệ từ 55 - 60%, trong
nhóm ngành hàng không thực phẩm thì đồ dùng gia đình chiếm khoảng 30%, hoá
mỹ phẩm khoảng 25% và phần còn lại là các mặt hàng khác.
Trong xu hướng hiện nay, phần lớn các siêu thị đều luôn tích cực tìm kiếm
khai thác những mặt hàng mới, chất lượng, sản phẩm độc đáo khác biệt hoá so với
các siêu thị khác, để nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời thực hiện chiến lược
đa dạng hoá có chọn lọc, tập trung vào những mặt hàng thu hút người tiêu dùng,
những mặt hàng bán được với số lượng nhiều nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu
cầu thị hiếu của khách hàng.
Quan hệ với các nhà cung cấp:
Phần lớn các siêu thị thường chọn các nhà cung cấp dựa vào một số tiêu chuẩn
sau: Về chủng loại hàng hoá, chất lượng bảo đảm, giá cả phải chăng, nguồn cung
cấp ổn định lâu dài, có khả năng cung cấp với số lượng lớn, cung cấp kịp thời và
đúng thời hạn. Các nhà cung cấp hàng hoá cho các siêu thị tại tỉnh TTHuế hiện nay
có rất nhiều, trong đó có những nhà cung cấp lớn có tên tuổi như: Coca cola,
Unilever, P&G, Pepsi, Vĩnh Hảo, Vifon, Vinamilk, Vissan, Ba Huân Số lượng
các nhà cung cấp hiện nay là tương đối lớn, đối với các siêu thị trung bình và nhỏ
cũng có khoảng từ 300 - 400 nhà cung cấp. Việc cung cấp hàng hoá thường được
thực hiện dưới các hình thức sau:
- Mua đứt bán đoạn: Các siêu thị và nhà cung cấp ký hợp đồng mua bán hàng
hoá, hình thức thanh toán là có thể thanh toán ngay, trả chậm hay thanh toán theo số
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
55
lượng hàng thực bán vào cuối tuần hoặc cuối tháng. Hình thức này thường được áp
dụng đối với các ngành hàng không thực phẩm.
- Siêu thị nhận làm đại lý: Các siêu thị và nhà cung cấp ký hợp đồng nhận làm
đại lý. Các siêu thị bán và được hưởng % hoa hồng trên giá trị hàng bán. Hình thức
này thường được áp dụng đối với các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế
biến và những hàng hoá có thời hạn sử dụng. Ngoài ra trong quá trình cung cấp
hàng hoá, các nhà cung cấp cũng thường xuyên hỗ trợ hoặc phối hợp với các siêu
thị thực hiện các chương trình khuyến mại, khuyến mại bằng sản phẩm, khuyến mại
với hình thức giảm giá trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm mục đích quảng
cáo thương hiệu sản phẩm của mình.
2.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của siêu thị
TTHuế ở vị trí trung độ của cả nước, là cực phát triển kinh tế quan trọng của
vùng KTTĐ miền Trung, thị trường bán lẻ có sức thu hút cao, có thể phát huy để
phát triển. Trong thời gian qua, tính từ thời điểm Việt Nam tham gia WTO tới trước
thời điểm mở cửa thị trường bán lẻ ngày 01/01/2009, thị trường bán lẻ của TTHuế
ngày càng sôi động. Theo đánh giá của các nhà kinh doanh siêu thị, trong những
năm gần đây số lượng siêu thị trong cả nước tăng nhanh, đặc biệt là ở hai thành phố
lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Kinh doanh siêu thị ở TTHuế được đánh
giá là khá hiệu quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh siêu thị được đánh giá thông qua
ba chỉ tiêu chính sau: Tốc độ tăng trưởng; Thị phần của các siêu thị trong tổng
doanh số bán lẻ hàng hoá; Mức lợi nhuận của siêu thị. Cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng bán lẻ của siêu thị đạt mức bình quân 35,8%/năm, cao
hơn tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ xã hội (23,2%/năm) và cao hơn tốc độ tăng
GDP (bình quân 11,2%/năm), đã có những tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành và cải thiện rõ rệt đời sống nhân dân, phù hợp với xu hướng phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Doanh thu: Hiện tại doanh thu kinh doanh siêu thị đang có xu hướng tăng
nhanh, tuy chiếm tỷ trọng còn thấp chỉ chiếm từ 3,4-4,1% trong tổng mức bán lẻ
hàng hoá dịch vụ xã hội, nhưng những năm gần đây gia tăng liên tục đã góp phần
Trư
ờng
Đạ
i họ
Kin
h tế
Hu
ế
56
trong tổng mức bán lẻ của tỉnh, qua đó cho thấy mô hình siêu thị phản ánh quy luật
phát triển của nền kinh tế thị trường, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Đây
là mô hình văn minh thương mại tiêu biểu mà tỉnh TTHuế cần ưu tiên khuyến khích
đầu tư và phát triển.
Bảng 2.10: Tỷ trọng doanh thu của siêu thị trong tổng mức bán lẻ
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm2009 2010 2011 2012
1 Tổng mức bán lẻ hàng hóa Tỷ đồng 10.961 14.412 17.583 21.273
Tốc độ tăng % 17,8 34,3 19,8 21,0
2 Tổng doanh thu siêu thị Tỷ đồng 409,7 595,5 673,8 718,6
Tốc độ tăng % 78,1 45,3 13,1 6,7
3 Tỷ trọng doanh thu siêu thị
trong tổng mức bán lẻ hàng
hóa
% 3,7 4,1 3,8 3,4
(Nguồn: Niêm giám thống kê và các siêu thị tỉnh TTHuế)
- Lợi nhuận của siêu thị: Hoạt động kinh doanh bán lẻ của các siêu thị đạt
mức tăng doanh số cao qua từng năm và mức lợi nhuận trong kinh doanh siêu thị
cũng tăng khá cao, với mức lợi nhuận trung bình đạt trên 14 tỷ đồng/năm, trong đó
lợi nhuận của siêu thị Big C chiếm trên 55% trong tổng lợi nhuận; lợi nhuận có xu
hướng tăng qua từng năm đã thể hiện được hiệu quả của lĩnh vực kinh doanh siêu
thị; nhìn chung các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị đã góp phần rất lớn vào sự
phát triển hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa và tăng nguồn thu cho ngân
sách địa phương.
Bảng 2.11: Lợi nhuận và nộp ngân sách của các siêu thị
STT Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2009 2010 2011 2012
1 Lợi Nhuận (sau thuế) Triệu đồng 11.579 10.216 17.052 17.251
Tốc độ tăng % 230 -11,8 66,9 1,2
2 Nộp ngân sách địa
phương Triệu đồng 3.110 4.851 3.836 14.173
Tốc độ tăng % 107,3 55,9 -20,9 269,5
(Nguồn: Các siêu thị tỉnh Thừa Thiên Huế)
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
57
- Lao động: Sự góp mặt của hệ thống siêu thị đã đóng góp vào việc giải quyết
việc làm cho gần 900 lao động, chiếm tỷ lệ 0,5% so tổng số lao động ngành thương
mại dịch vụ toàn tỉnh, chủ yếu là người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh, với mức thu
nhập bình quân từ 2,0 - 4,0 triệu đồng/người/tháng.
- Hàng hóa sản xuất tại địa phương tiêu thụ qua siêu thị:
Trong thời gian qua Sở Công Thương tỉnh TTHuế đã tổ chức nhiều chương
trình giao thương, hội thảo, hội nghị nhằm giúp cho các doanh nghiệp, nông dân
trên địa bàn tỉnh có cơ hội tiếp xúc với hệ thống thu mua của các siêu thị, với các
nhóm hàng hóa: mè xửng, tôm chua, mắm, nước mắm, tương măng, nem chả tré,
rượu, trà, rau quả, gạo, phấn nụ
Hiện nay, những sản phẩm của địa phương được tiêu thụ tại các siêu thị trên
địa bàn tỉnh, chủ yếu là nhóm hàng thực phẩm như: Bia Huda, mè xửng Thiên
Hương, tôm chua Tô Việt hay rau Hoá Châu, trái cây Yến Thi, trứng gia cầm
Chương Trang hay hàng thủy sản Kim Thành,...
Tại siêu thị Thuận Thành, số lượng hàng thủy sản, thịt heo, bò, gà, vịt và trứng
gia cầm có mặt 100% là hàng được sản xuất, chế biến tại địa phương. Tại siêu thị
Co.op Mart Huế, số lượng hàng rau quả ở các cơ sở địa phương cung cấp chiếm từ
35 – 40% trong tổng sản lượng hàng nông sản có mặt tại siêu thị. Tại siêu thị Big C
đã cố gắng tạo điều kiện hỗ trợ, hợp tác với các nhà cung ứng địa phương như:
Công Ty Cổ phần Nông Ngư Súc Sản, Cơ sở Lê Thị Nghệ, Cơ sở Hoàng Văn
Phước, DNTN rau Hóa Châu, Cơ Sở Hùng Dung, Cơ sở Dũng Thanh.
Những mặt hàng của địa phương chiếm tỷ lệ còn thấp (số liệu ở bảng 2.6:
Thuận Thành 20%, Big C 3%, Coop mart 0,1%) trong tổng số hàng hóa được tiêu
thụ tại các siêu thị, tuy nhiên đó cũng là bước đầu giúp các doanh nghiệp, nhà sản
xuất địa phương có cơ hội mua bán, trao đổi hàng hóa với các siêu thị, từ đó mở
rộng thêm thị trường, phát triển sản xuất. Đồng thời, từ khi các sản phẩm địa
phương được tiêu thụ tại các siêu thị, thì các HTX, cơ sở và hộ nông dân đã chú
trọng đến sản xuất các loại rau an toàn, gia cầm sạch mang lại tiện ích và sự an toàn
cho người sử dụng; mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng, có hiệu quả cao cho
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
58
người nông dân, hạn chế dần tình trạng mạnh ai nấy làm, đầu ra sản phẩm và giá cả
bấp bênh, không ổn định như trước đây.
- Về bình ổn thị trường:
Trong thời gian qua, các siêu thị đã góp phần rất lớn trong việc bình ổn giá,
thực hiện tốt chương trình đưa hàng Việt về nông thôn và dự trữ hàng hóa phục vụ
bão lụt, Tết Nguyên đán, Hệ thống siêu thị đóng vai trò chủ công trong việc
đưa hàng Việt về nông thôn phục vụ người dân các vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Theo thống kê của Sở Công thương, trung bình mỗi tháng các siêu thị đã tổ chức
đưa gần 10 chuyến hàng về nông thôn với mức giá ưu đãi cùng với các chương
trình khuyến mại, giảm giá đặc biệt. Theo đó, hàng trăm ngàn tấn hàng hóa lần
lượt đến với người dân các vùng Ngũ Điền (Phong Điền), các xã ven biển, như
Vinh Thanh (Phú Vang), Vinh Hiền (Phú Lộc); các xã vùng núi như Hương Hữu,
Hương Hòa (Nam Đông) và một số xã của huyện A Lưới. Nhiều hộ dân được
mua sắm các mặt hàng vừa đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và quan trọng hơn,
tư thương ở các vùng giao thông cách trở này không có cơ hội lợi dụng thời cơ
để ghim hàng tăng giá, gây xáo trộn thị trường.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh TTHuế, Sở Công Thương đã ký hợp
đồng dự trữ với 03 siêu thị, gồm 3 mặt hàng dự trữ: đường: 50 tấn, thịt lợn: 70 tấn
và thịt gà: 30 tấn), thời gian dự trữ 04 tháng (từ ngày 01/ 01/2012 đến ngày
30/4/2012), tổng giá trị hàng hóa dự trữ khoảng 10 tỷ đồng. Các siêu thị dự trữ cam
kết và thực hiện bán hàng bình ổn thấp hơn giá đã đăng ký trong Hợp đồng và thấp
hơn giá thị trường, riêng mặt hàng thịt lợn và thịt gà bán giảm 10% so với giá bán
trên thị trường để góp phần bình ổn thị trường.
Tại siêu thị Big C Huế hàng tháng đều đưa ra các chương trình khuyến mại
lớn dành cho người tiêu dùng, đặc biệt là giảm giá trên 300 sản phẩm thiết yếu và
cam kết bán với giá rẻ nhất cùng với chương trình khuyến mại định kỳ. Để tạo ra
chương trình này, hệ thống Big C Việt Nam đã nghiên cứu thị trường, khảo sát nhu
cầu mua sắm của khách hàng để lựa chọn ra 300 sản phẩm thiết yếu mà người tiêu
dùng sử dụng nhiều nhất, bao gồm các loại thủy hải sản, dầu ăn, mì gói, quần áo,
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
ế H
uế
59
bột giặt, nước rửa chén, thực phẩm khô và đông lạnh, vải sợi, hàng gia dụng, điện
máy, Các sản phẩm được bán với giá niêm yết rõ ràng và khuyến mại từ 5 –
45%, các mặt hàng thuộc nhãn hàng riêng có giá rẻ hơn từ 15 – 30% so với các mặt
hàng cùng loại. Đồng thời, để có những sản phẩm có mức giá ưu đãi và kèm theo
các quà tặng khuyến mại dành cho khách, siêu thị đã nỗ lực cùng với các nhà cung
cấp lớn đưa ra mức giá tốt nhất đến tay người tiêu dùng. Năm 2012, với mục tiêu
góp phần bình ổn giá cả thị trường theo chỉ đạo của Sở Công Thương, siêu thị đầu
tư trên 4,2 tỷ đồng để dự trữ 15 tấn đường, 45 tấn thịt gia súc và gia cầm. Thông
qua các chính sách bình ổn giá, mỗi năm Big C Huế đầu tư hàng trăm triệu đồng để
hỗ trợ người dân 5 tuyến xe buýt miễn phí đi Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang,
Phú Lộc với trên 10 lượt mỗi ngày nhằm tạo cơ hội cho người dân tự đến siêu thị
tham quan và mua sắm hàng hóa với phương tiện giao thông công cộng vừa an toàn,
vừa tiết kiệm chi phí.
Tại Siêu thị Co.oMart Huế, chương trình bình ổn giá được đơn vị tổ chức
thường niên trong hai tháng 8 và 9 hàng năm với mong muốn góp phần bình ổn thị
trường, tạo điều kiện để người tiêu dùng có cơ hội mua sắm các sản phẩm chất
lượng và giá rẻ. Siêu thị Co.oMart còn dành ưu đãi cho khách hàng với các nhãn
hàng riêng Co.opMart có giá rẻ hơn so với sản phẩm của thương hiệu cùng loại từ
5-30% nhưng chất lượng vẫn đảm bảo. Năm 2012, thông qua chương trình bình ổn
giá của Sở Công thương, siêu thị đầu tư trên 4,4 tỷ đồng để dự trữ 20 tấn đường, 40
tấn thịt gia súc và gia cầm.
Là một trong những siêu thị có mặt sớm ở Huế, Thuận Thành Mart luôn chú
trọng đến việc triển khai các chương trình bình ổn giá nhằm tạo điều kiện mua sắm
cho người tiêu dùng cũng như kích cầu sức mua trong dân. “Đưa hàng Việt về nông
thôn” là một trong những hoạt động mà siêu thị triển khai thường xuyên với 2-3
chuyến hàng/tháng, doanh số bán hàng của mỗi chuyến đạt trên 50 triệu đồng. Năm
2012, thông qua chương trình bình ổn giá của Sở Công thương, siêu thị đầu tư trên
1,6 tỷ đồng để dự trữ 15 tấn đường, 20 tấn thịt gia súc và gia cầm.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
60
Để có mức giá tốt nhất đến tay người tiêu dùng, các siêu thị đã tăng cường
đàm phán với các nhà cung cấp để có giá đầu vào tốt và ổn định, từ đó đưa ra các
mức giá ưu đãi dành cho người tiêu dùng.
Bảng 2.12: Số lượng mặt hàng tham gia bình ổn giá cả thị trường
của các siêu thị trên địa bàn tỉnh
STT Các siêu thị dự trữ
Số lượng (kg)
Đường Thịt lợn Thịt gà
1 Big C Huế 15.000 25.000 20.000
2 Coop Mart Huế 20.000 35.000 5.000
3 Thuận Thành 15.000 10.000 5.000
Tổng số 50.000 70.000 30.000
(Nguồn: Sở Công Thương tỉnh TTHuế)
Từ số liệu trên cho thấy số lượng mặt hàng tham gia chương trình bình ổn tại
tỉnh TTHuế còn rất hạn chế so với các địa phương khác, đặc biệt là thành phố Hồ
Chí Minh thực hiện chương trình bình ổn giá từ nguồn vốn ngân sách thành phố rất
lớn (trên hai ngàn tỷ đồng), với nhiều mặt hàng tham gia chương trình bình ổn gồm
gạo, đường, dầu ăn, thịt gia cầm, trứng gia súc gia cầm và thực phẩm chế biến,
triển khai toàn địa bàn thành phố khoảng trên 2.000 điểm bán hàng bình ổn. Mức
giá phải đảm bảo thấp hơn 10% so với giá thị trường.
Thực tế cho thấy chương trình bán hàng bình ổn tại các Siêu thị bước đầu có
tác động tích cực đến giá đường, thịt gia súc, gia cầm tại thị trường tỉnh TTHuế, đã
hạn chế được tình trạng tiểu thương tích trữ hàng, tăng giá “đón đầu”, gây “sốt giá”
ảo tại các chợ. Như vậy, từ nhiều kênh khác nhau, các sêu thị trên địa bàn tỉnh đã
góp phần bình ổn giá và tạo sự phong phú cho thị trường thành phố và các địa
phương trong tỉnh. Mặt khác, vào các dịp lễ, Tết hay mùa mưa lũ, các siêu thị đã
thực hiện tốt chức năng bình ổn giá bằng cách mở cửa phục vụ khách khi thành phố
ngập lũ, đưa hàng về các vùng thấp trũng để cung ứng kịp thời cho người dân cũng
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
61
như bán hàng qua điện thoại và giao hàng miễn phí tận nhà cho khách khi khách
hàng không thể đến siêu thị trực tiếp mua sắm.
- Về thói quen, tập quán mua bán của người dân địa phương:
Chợ truyền thống cùng các loại hình bán lẻ khác vẫn phát triển trong điều kiện
xã hội hiện nay. Cũng như trên khắp cả nước, chợ trên địa bàn tỉnh vẫn là hệ thống
bán lẻ chiếm vị trí quan trọng trong lòng người tiêu dùng, đặc biệt là với mặt hàng
thực phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày. Hệ thống chợ tại tỉnh TTHuế hình thành và
rải khắp mọi nơi, từ các chợ đầu mối bán buôn, chợ trung tâm như: Chợ Đông Ba,
chợ An Cựu, chợ Tây Lộc, chợ Bến Ngự, Chợ Tứ Hạ, Chợ Phong Điền, Chợ Phú
lộc,.. cho đến các chợ vỉa hè xuất hiện ở khắp mọi ngõ hẻm, thôn xóm đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân trong tỉnh.
Theo số liệu điều tra của người viết (câu 9, phiếu khảo sát) cho thấy có đến
84,4% số người được hỏi chọn mức thường xuyên mua sắm tại chợ nếu trong khu
vực họ cư ngụ có: Siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi và cửa hàng bách hóa; trong đó:
mức thường xuyên mua sắm tại Siêu thị là 32%, cửa hàng tiện lợi là 26,4% và cửa
hàng bách hóa là 27,9%. Đối với phần lớn người tiêu dùng việc đi chợ mua sắm đã
trở thành tập quán lâu đời khó thay đổi, việc đi chợ cũng được xem là nét văn hoá
đặc trưng của người dân Việt Nam nói chung và người dân TTHuế nói riêng.
Biểu đồ 2.1: Lý do người tiêu dùng thường xuyên đi chợ
(Nguồn: Kết quả điều tra)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
62
Cũng theo số liệu điều tra (câu 10, phiếu khảo sát) lý do mà người tiêu dùng
thường xuyên đi chợ: do thói quen chiếm 31,9%, giá rẻ chiếm 31,3%, tiện lợi chiếm
28,2%. Đặc biệt với tập quán ăn uống cầu kỳ, thực phẩm tươi sống còn nguyên thủy
chưa sơ chế và tự chế biến theo phong cách riêng của mỗi người. Hơn nữa các món
ăn trong bữa cơm gia đình lại có vị trí quan trọng điều này đòi hỏi chủng loại rau
quả, thực phẩm, gia vị rất phong phú và điều này chỉ có thể đáp ứng tốt nhất thông
qua hệ thống các chợ. Mặc khác, các chợ tại tỉnh TTHuế cũng có không ít khiếm
khuyết khiến cho người tiêu dùng ngày nay có khuynh hướng chuyển sang mua
hàng tại các siêu thị, đó là sự mất vệ sinh ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực
phẩm không cao, mất thời gian cho vấn đề mặc cả giá và rất dễ bị mua lầm hàng
kém chất lượng, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc.
Biểu đồ 2.2: Lý do quan trọng nhất người tiêu dùng đến với siêu thị
(Nguồn: Kết quả điều tra)
So với chợ, siêu thị có hai ưu điểm lớn nhất: đó là sản phẩm phong phú, chất
lượng và sự thuận tiện thoải mái. Qua số liệu điều tra (câu 7, phiếu khảo sát) lý do
người tiêu dùng đến với siêu thị: 38,6% do phẩm phong phú chất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_phat_trien_he_thong_sieu_thi_tren_dia_ban_tinh_thua_thien_hue_732_1909162.pdf