MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG. 1
1.1 Tổng quan về bảo lãnh ngân hàng. . 1
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển bảo lãnh ngân hàng . 1
1.1.2 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng . . . 2
1.1.3 Khái niệm hoạt động bảo lãnh ngân hàng . . 3
1.1.4 Mối quan hệ giữa các bên trong bảo lãnh ngân hàng . 3
1.1.5 Phân loạ i bảo lãnh ngân hàng. . 5
1.1.6 Chức năng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng . . 9
1.1.7 Một số nhân tố tác động đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng . 13
1.1.8 M ột số chỉ ti êu ph ản ánh t ình hình ho ạt động bảo l ãnh
ngân hàng . . . 15
1.1.9 Các dạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng . 17
1.2 Cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng . 18
1.2.1 Quy tắc thống nhất về bảo l ãnh theo yêu c ầu (The Uniform Rules
for Demand Guarantee –URDG) . . 19
1.2.2 Quy tắc thực h ành cam k ết dự ph òng qu ốc tế (The International
Standby Practice Rules -ISP) . . . 20
1.2.3 Công ước Liên hiệp quốc về Bảo lãnh độc lập và Tín dụng thư dự
phòng (The United Nations Conv ention on Independent Guarante e and
Standby Letter of Credits) . . . 21
1.3 Kinh nghiệm phát triển hoạt động bảo lãnh của một số ngân hàng nước
ngoài . . . . 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . . . 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM . . 25
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam . 25
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển . 25
2.1.2 Mô hình tổ chức. . . . 27
2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank. . 30
2.2.1 Cơ sở pháp lý trong n ước khi thực hiện hoạt động bảo l ãnh t ại
Vietcombank . . . 30
2.2.2 Các sản phẩm bảo lãnh của Vietcombank . . 32
2.2.3 Phương pháp quản lý hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank. 33
2.2.4 Đánhgi át hực trạng hoạt động bảo l ãnh t ại Vietcombank từ
năm 2005 -2008. . . 40
2.3 Một số rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng . 53
2.3.1 Các dạng rủi ro trong hoạt động bảolãnh . . 53
2.3.2 Quản lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank . 55
2.4 Nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động bảolãnh tại Vietcombank 56
2.4.1 Nguyên nhân bên trong. . . 56
2.4.2 Nguyên nhân từ bên ngoài . . 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . . . 64
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠ T ĐỘNG BẢO
LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM . 65
3.1 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng. . 65
3.1.1 Định hướng phát triển của ngành ngân hàng đến năm 2020 . 65
3.1.2 Định hướng phát triển của Vietcombankđến năm 2020. 68
3.1.3 Định h ướng phát triển hoạt động bảo l ãnh tại Vietcombank đến
năm 2020. . . . 69
3.2 Cơ s ở xây dựng giải pháp phát triể n hoạ t đ ộng bảo l ãnh t ại
Vietcombank . . . 69
3.3 Một số giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnhtại Vietcombank . 70
3.3.1 Nhóm giải pháp đối với Vietcombank . . 71
3.3.2 Các gợi ý chính sách khác. . 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . . . 85
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5322 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát hành cam kết bảo lãnh, đồng
thời phối hợp và liên kết quản lý chung toàn hệ thống. Tại các chi nhánh có
quy mô lớn và nhiều kinh nghiệm như Sở Giao dịch và chi nhánh Tp. Hồ Chí
Minh, hoạt động bảo lãnh rất đa dạng và được tổ chức thành phòng Bảo lãnh
hoạt động độc lập. Với những chi nhánh nhỏ và ít kinh nghiệm hơn, việc thực
hiện hoạt động bảo lãnh thường do nhân viên phòng Khách hàng hoặc phòng/bộ
phận Xuất Nhập khẩu (sau đây gọi chung là nhân viên tác nghiệp).
Hiện nay, quy trình bảo lãnh tại Vietcombank vẫn chưa được ban hành
một cách cụ thể bằng văn bản và việc thực hiện vẫn theo kiểu “người trước
truyền lại cho người sau” và “nghề dạy nghề”. Tuy nhiên, các bước thực hiện
cũng tương tự như một quy trình chung về bảo lãnh ngân hàng, gồm:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ;
- Bước 2: Phát hành cam kết bảo lãnh;
- Bước 3: Xử lý sau khi phát hành cam kết bảo lãnh.
34
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ phát hành cam kết bảo lãnh
Các bước được tiến hành cụ thể như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Đây là giai đoạn tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về nhu cầu phát hành
bảo lãnh ngân hàng. Nhân viên tác nghiệp thực hiện các công việc sau:
- Tìm hiểu về nhu cầu phát hành thư bảo lãnh của khách hàng và tư
vấn về các điều khoản, điều kiện liên quan trong hợp đồng gốc, các rủi ro của
khách hàng liên quan đến cam kết bảo lãnh khi được phát hành và biện pháp
phòng ngừa, các điều khoản, điều kiện về phát hành cam kết bảo lãnh và biện
pháp bảo đảm cho việc phát hành cam kết bảo lãnh. Đối với những nhu cầu
bảo lãnh có giá trị lớn mà bên thụ hưởng ở các nước lạ hoặc các nước có
nhiều nguy cơ lừa đảo, nhân viên hướng dẫn hồ sơ thường tham vấn phòng
Quan hệ Đại lý tại Hội sở để có cách hướng dẫn phù hợp và hạn chế rủi ro
cho khách hàng;
- Hướng dẫn khách hàng hoàn thành các thủ tục về yêu cầu phát hành
bảo lãnh ngân hàng theo quy định hiện hành của pháp luật và của Vietcombank.
Đối với các trường hợp từ chối, nhân viên hướng dẫn hồ sơ phải giải thích rõ
cho khách hàng lý do từ chối.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tuỳ vào biện pháp bảo đảm cho việc phát hành
cam kết bảo lãnh, hồ sơ bảo lãnh được chia thành hai loại: bảo lãnh ký quỹ và
bảo lãnh có bảo đảm bằng các biện pháp khác hoặc không có bảo đảm (còn
gọi là bảo lãnh không ký quỹ). Trong đó:
1
Tiếp nhận hồ sơ Xử lý sau khi phát
hành cam kết BL
Phát hành
cam kết bảo lãnh
2 3
35
+ Bảo lãnh ký quỹ: bao gồm các hồ sơ bảo lãnh mà giá trị bảo lãnh
được bảo đảm đủ, bằng tài khoản mở tại Vietcombank (gồm tài khoản tiền
gửi, chứng nhận tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu do
Vietcombank phát hành) hoặc chứng nhận tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, kỳ
phiếu, trái phiếu do kho bạc Nhà nước và các NHTM có uy tín phát hành;
+ Bảo lãnh không ký quỹ: bao gồm các hồ sơ bảo lãnh có bảo đảm bằng
tài sản là bất động sản, động sản và các tài sản khác theo quy định của pháp
luật, bảo đảm bằng hình thức khác hoặc không có bảm đảm. Ngoài ra, còn có
trường hợp khách hàng đề nghị ký quỹ thấp hơn giá trị của cam kết bảo lãnh,
phần giá trị không ký quỹ được bảo đảm bằng biện pháp khác hoặc không
được bảo đảm. Trong trường hợp này, cách thức thực hiện tương tự như bảo
lãnh không ký quỹ.
Việc phân chia này phục vụ cho công tác phát hành cam kết bảo lãnh
và xử lý sau khi phát hành cam kết bảo lãnh được thực hiện tại các bước sau
đó diễn ra thuận lợi và đảm bảo yêu cầu về quản trị rủi ro.
Bước 2: Phát hành cam kết bảo lãnh
* Với bảo lãnh ký quỹ: với loại bảo lãnh này, rủi ro đã được
kiểm soát thông qua biện pháp bảo đảm có tính thanh khoản cao, vì vậy, việc
phát hành cam kết bảo lãnh thuần tuý mang tính chất dịch vụ, có thu phí và ít
rủi ro. Công việc cụ thể được tiến hành như sau:
- Đối với khách hàng mới khi có nhu cầu phát hành bảo lãnh
lần đầu tiên và trước đây chưa có quan hệ tại Vietcombank, nhân viên tác
nghiệp lập yêu cầu lập hồ sơ chuyển cho phòng/bộ phận Quản lý nợ mở cơ sở
dữ liệu đối với khách hàng và nhập hạn mức bảo lãnh có ký quỹ cho khách
hàng để sử dụng trong một khoảng thời gian vào hệ thống phần mềm tin học
hỗ trợ. Đối với các khách hàng đã từng phát hành cam kết bảo lãnh thì đã có
cơ sở dữ liệu và hạn mức bảo lãnh trên hệ thống;
36
- Tiếp đó, nhân viên tác nghiệp lập tờ trình nêu rõ các thông
tin về bảo lãnh phát hành: mục đích bảo lãnh, trị giá bảo lãnh, thời hạn bảo
lãnh, tên và địa chỉ của bên thụ hưởng và đề nghị phong tỏa quyền sử dụng
đối với khoản ký quỹ của khách hàng để bảo đảm cho việc phát hành cam kết
bảo lãnh; đồng thời, nhập chi tiết các thông tin về giao dịch bảo lãnh của
khách hàng vào hệ thống phần mềm tin học hỗ trợ để lấy số tự động theo mã
hóa, thu phí khách hàng, khoanh giữ khoản ký quỹ (nếu mở tại Vietcombank)
hoặc tiến hành thủ tục phong tỏa quyền sử dụng của khách hàng đối với
khoản bảo đảm bằng chứng từ có giá do tổ chức khác phát hành; sau đó, soạn
thảo cam kết bảo lãnh và trình cấp có thẩm quyền tại chi nhánh kiểm soát và
phê duyệt.
* Với bảo lãnh không ký quỹ: loại bảo lãnh này có mức độ rủi ro
cao hơn bảo lãnh ký quỹ nên việc xem xét và thẩm định hồ sơ phức tạp hơn.
Đây cũng là loại bảo lãnh chủ yếu trong hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank
hiện nay và . Cách thức thực hiện như sau:
- Với khách hàng mới có quan hệ lần đầu, thông t hường chi nhánh
sẽ tư vấn cho khách hàng làm một hạn mức tín dụng có hiệu lực trong một
năm, trong đó bao gồm hạn mức cho vay, hạn mức bảo lãnh và hạn mức phát
hành thư tín dụng. Việc thẩm định hồ sơ tín dụng sẽ do nhân viên phòng
Khách hàng đảm nhiệm và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với chi
nhánh có phòng Bảo lãnh hoặc chi nhánh có công tác bảo lãnh do nhân viên
phòng/bộ phận Xuất Nhập khẩu thực hiện, thì sau khi tiếp nhận hồ sơ phải
chuyển cho phòng Khách hàng thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Nếu hạn mức tín dụng vượt quá thẩm quyền của chi nhánh, thì sau khi
chi nhánh thẩm định sẽ chuyển đến phòng Quản lý Rủi ro tại Hội sở thẩm
định lại và phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, hồ sơ sẽ được chuyển cho
37
phòng/bộ phận Quản lý nợ quản lý dữ liệu khách hàng và mở hạn mức hạn
mức bảo lãnh trên hệ thống phần mềm tin học hỗ trợ;
- Khi khách hàng đã có hạn mức bảo lãnh, đối với mỗi nhu
cầu về phát hành cam kết bảo lãnh phát sinh trong năm, nhân viên tác nghiệp
thẩm định nhu cầu bảo lãnh như từng phương án cụ thể dựa trên cơ sở hạn
mức bảo lãnh đã cấp, lập tờ trình và nêu rõ quan điểm và đề xuất khi thẩm
định về tính hợp pháp và cần thiết của nhu cầu bảo lãnh, sự phù hợp của nhu
cầu bảo lãnh đối với hạn mức đã được cấp và các rủi ro liên quan khi phát
hành cam kết bảo lãnh; và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi cấp có
thẩm quyền phê duyệt đồng ý về phương án phát hành cam kết bảo lãnh, nhân
viên tác nghiệp nhập chi tiết các thông tin về giao dịch bảo lãnh của khách
hàng vào hệ thống phần mềm tin học hỗ trợ để lấy số tự động từ hệ thống theo
mã hóa, thu phí và soạn thảo cam kết bảo lãnh để trình cấp có thẩm quyền
kiểm soát và phê duyệt.
Cam kết bảo lãnh có thể phát hành dưới hình thức thư bảo lãnh, hợp
đồng bảo lãnh hoặc phát hành bằng điện SWIFT, Telex. Ngôn ngữ sử dụng có
thể là tiếng Việt, tiếng Anh, hoặc các ngôn ngữ khác phù hợp với nhu cầu của
khách hàng, các quy định hiện hành của pháp luật và thông lệ quốc tế.
Tùy theo yêu cầu của khách hàng, cam kết bảo lãnh có thể được
giao cho khách hàng để chuyển đến bên thụ hưởng, hoặc được gửi trực tiếp
đến bên thụ hưởng, hoặc được gửi đến bên thụ hưởng thông qua ngân hàng
thông báo.
Bước 3: Xử lý sau khi phát hành cam kết bảo lãnh
Sau khi phát hành cam kết bảo lãnh, nhân viên tác nghiệp lưu hồ sơ,
theo dõi và xử lý các tình huống phát sinh liên quan. Cụ thể:
- Điều chỉnh cam kết bảo lãnh: Khi có yêu cầu của khách hàng,
việc điều chỉnh cam kết bảo lãnh được chi nhánh Vietcombank xem xét và
38
thực hiện nếu có sự chấp thuận bằng văn bản của bên thụ hưởng. Một số điều
chỉnh thường gặp là: thay đổi thời hạn của cam kết bảo lãnh, thay đổi trị giá
bảo lãnh, ... Trong trường hợp này, nhân viên tác nghiệp sẽ lập tờ trình nêu rõ
nhu cầu điều chỉnh của khách hàng và rủi ro liên quan và ý kiến đề xuất để
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi có ý kiến đồng ý của cấp có thẩm
quyền, nhân viên tác nghiệp cập nhật thông tin thay đổi vào hệ thống phần
mềm tin học quản lý và soạn thảo tu chỉnh cam kết bảo lãnh, bằng văn bản
hoặc bằng điện, trình cấp lãnh đạo kiểm soát, phê duyệt và chuyển cho bên
thụ hưởng. Theo yêu cầu của khách hàng, tu chỉnh cam kết bảo lãnh có thể
được giao trực tiếp cho khách hàng để chuyển đến bên thụ hưởng, hoặc được
gửi trực tiếp đến bên thụ hưởng, hoặc được gửi đến bên thụ hưởng thông qua
ngân hàng thông báo.
- Thanh toán theo cam kết bảo lãnh và truy đòi khách hàng: Nếu
trong thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, bên thụ hưởng có yêu cầu đòi
tiền toàn bộ hay một phần trị giá cam kết bảo lãnh và đáp ứng đầy đủ các điều
kiện nêu trong cam kết bảo lãnh, chi nhánh Vietcombank phát hành cam kết
bảo lãnh sẽ thông báo cho khách hàng và tiến hành thanh toán cho bên thụ
hưởng theo đúng cam kết bảo lãnh và truy đòi khách hàng. Cụ thể, nhân viên
tác nghiệp tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ: sự đầy đủ của
chứng từ xuất trình, tính hợp pháp và hợp lệ của chữ ký trên công văn đòi
tiền, hiệu lực cam kết bảo lãnh, … Nếu bộ chứng từ hợp lệ, nhân viên tác
nghiệp sẽ thông báo bằng điện thoại đến khách hàng, đồng thời lập tờ trình về
yêu cầu đòi tiền của bên thụ hưởng và kiến nghị xử lý khoản ký quỹ của
khách hàng (nếu là bảo lãnh ký quỹ) hoặc yêu cầu khách hàng nhận nợ bắt
buộc (nếu là bảo lãnh không ký quỹ), trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau
đó chuyển hồ sơ đến phòng/bộ phận Quản lý nợ để thực hiện việc chuyển tiền
39
(nếu là bảo lãnh ký quỹ) hoặc tiến hành thủ tục nhận nợ của khách hàng (đối
với bảo lãnh không ký quỹ).
- Giải tỏa cam kết bảo lãnh: Có các trường hợp sau:
Giải tỏa khi hết thời hạn bảo lãnh: nếu suốt thời hạn bảo lãnh
không nhận được yêu cầu đòi tiền của bên nhận bảo lãnh thì sau khi hết thời
hạn bảo lãnh từ 02 đến 15 ngày làm việc, tuỳ loại cam kết bảo lãnh, chi nhánh
Vietcombank sẽ giải tỏa cam kết bảo lãnh đã phát hành. Riêng với bảo lãnh
thanh toán thuế, thời hạn bảo lãnh chỉ kết thúc khi bên được bảo lãnh xuất
trình chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Giải tỏa trước hạn: nếu việc bảo lãnh được huỷ bỏ hoặc thay
thế bằng biên pháp bảo đảm khác, hoặc bên nhận bảo lãnh đồng ý miễn trừ
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho Vietcombank, hoặc khách hàng
đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, hoặc nghĩa vụ bảo
lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật thì chi nhánh Vietcombank sẽ tiến
hành giải tỏa cam kết bảo lãnh và thông báo đến các bên có liên quan.
Khi xảy ra một trong các trường hợp trên, nhân viên tác nghiệp lập
tờ trình nêu rõ các thông tin liên quan, đề nghị giải khoanh (nếu là bảo lãnh
ký quỹ bằng tài khoản mở tại Vietcombank) hoặc soạn thông báo giải tỏa việc
phong tỏa quyền sử dụng khoản ký quỹ của khách hàng (nếu là bảo lãnh ký
quỹ bằng chứng từ có giá của tổ chức khác), đề nghị xuất ngoại bảng đồng
thời tiến hành các thao tác cần thiết trên hệ thống tin học và trình cấp có thẩm
quyền kiểm soát và phê duyệt.
2.2.3.2 Cách thức quản lý
Tại các chi nhánh, bên cạnh phòng Bảo lãnh/Khách hàng chịu trách
nhiệm chính trong việc tiếp nhận hồ sơ khách hàng, phát hành cam kết bảo
lãnh và xử lý sau khi phát hành cam kết bảo lãnh đối với các bảo lãnh nằm
trong mức phán quyết của chi nhánh, còn có phòng/bộ phận Quản lý nợ thực
40
hiện việc quản lý dữ liệu khách hàng và phòng Kiểm tra nội bộ phụ trách việc
kiểm tra, kiểm soát sau khi phát hành cam bảo lãnh. Ngoài ra, các chi nhánh
cũng có sự phối hợp với các phòng ban có liên quan tại Hội sở như: phòng
Tổng hợp và Thanh toán, Quan hệ Đại lý, Quản lý Rủi ro, Chính sách tín
dụng, Đề án Công nghệ, Trung tâm Tin học, … trong việc nhận biết và quản
lý rủi ro trong hoạt động này.
Việc quản lý hoạt động bảo lãnh toàn hệ thống Vietcombank được
thực hiện tại Hội sở. Trong đó, phòng Tổng hợp và Thanh toán phụ trách
quản lý chung, phòng Chính sách Tín dụng phụ trách việc hướng dẫn việc
thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật và của Vietcombank và phòng
Quản lý Rủi ro thực hiện việc phê duyệt các hồ sơ và hạn mức bảo lãnh vượt
quá mức phán quyết của chi nhánh. Ngoài ra, còn có phòng Đề án Công nghệ
và Trung tâm Tin học phụ trách việc hỗ trợ về công nghệ và tin học; và phòng
Quan hệ Đại lý thu thập, tổng hợp thông tin từ các ngân hàng đại lý trên toàn
thế giới và các trung tâm an ninh quốc tế, đồng thời phối hợp kiểm tra chữ ký,
con dấu và các vấn đề khác có liên quan để góp phần ngăn ngừa các rủi ro do
gian lận, lừa đảo và giả mạo trong hoạt động bảo lãnh cho các chi nhánh.
Như vậy, tuy việc phát hành cam kết bảo lãnh được thực hiện tại
từng chi nhánh, nhưng nhờ kết nối dữ liệu toàn hệ thống, đồng thời có sự
quản lý tập trung, phối hợp và hỗ trợ từ các phòng ban liên quan tại chi nhánh
và Hội sở chính đã giúp cho hoạt động bảo lãnh trên toàn hệ thống của
Vietcombank khá thông suốt và góp phần trong việc quản lý rủi ro của hoạt
động này.
2.2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank từ năm
2005 - 2008
2.2.4.1 Phân tích hoạt động bảo lãnh thông qua một số chỉ tiêu định lượng
41
Về số dư bảo lãnh
Là ngân hàng được phép thực hiện bảo lãnh nước ngoài nên số
dư bảo lãnh của Vietcombank gồm số dư bảo lãnh phát hành mà bên nhận bảo
lãnh là tổ chức, cá nhân trong nước (bảo lãnh trong nước) và số dư bảo lãnh
phát hành mà bên nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài (bảo lãnh
nước ngoài).
Đối với bảo lãnh nước ngoài, loại tiền bảo lãnh thường là các
loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, ... Trong một số trường hợp có thể sử
dụng một số đồng ngoại tệ theo yêu cầu của bên thụ hưởng. Các số liệu được
sử dụng trong luận văn này được lấy theo giá trị quy đồng Việt Nam (VND)
theo tỷ giá báo cáo Vietcombank sử dụng tại thời điểm cuối mỗi năm.
Bảng 2.1: Số dư bảo lãnh từ năm 2005 – 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2005 2006 2007 2008
Số dư bảo lãnh 1.980.383 26.021.012 39.777.118 11.331.636
Số dư bảo lãnh nước ngoài 763.675 11.289.065 17.875.009 4.079.650
Số dư bảo lãnh trong nước 1.216.708 14.731.947 21.902.109 7.251.986
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank năm 2005, 2006, 2007 và 2008)
42
-
10.000.000
20.000.000
30.000.000
40.000.000
Triệu đồng
2005 2006 2007 2008 Năm
Số dư bảo lãnh nước ngoài
Số dư bảo lãnh trong nước
Biểu đồ 2.1: Số dư và cơ cấu bảo lãnh từ năm 2005 - 2008
Số liệu về số dư bảo lãnh vào thời điểm cuối năm 2005, 2006 và 2007
cho thấy hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank có sự tăng trưởng qua các năm
và năm sau đều cao hơn năm trước. Tại thời điểm cuối năm 2005, số dư bảo
lãnh là 1.980.383 triệu đồng, đến cuối năm 2006 đã là 26.021.012 triệu đồng
và đạt 39.777.118 triệu đồng vào cuối năm 2007. Tương ứng với đó, số dư
bảo lãnh trong nước cũng như bảo lãnh nước ngoài liên tục có sự gia tăng. Số
dư bảo lãnh trong nước đã tăng từ 1.216.708 triệu đồng vào cuối năm 2005
lên 14.731.947 triệu đồng cuối năm 2006 và 21.902.109 triệu đồng vào cuối
năm 2007. Cùng với đó, số dư bảo lãnh nước ngoài cũng tăng từ 763.675 triệu
đồng tại thời điểm cuối năm 2005 lên 11.289.065 triệu đồng vào cuối năm
2006 và đến cuối năm 2007 đạt 17.875.009 triệu đồng. Về cơ cấu, bảo lãnh
trong nước vẫn chiếm tỷ trọng cao, từ 55% - 60% tổng số dư bảo lãnh, phần
còn lại là bảo lãnh nước ngoài. Trong thời gian này, tỷ trọng bảo lãnh nước
61%
39% 43%57% 55% 45% 64%
36%
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
43
ngoài liên tục gia tăng, từ 39% vào cuối năm 2005 lên 43% vào cuối năm
2006 và đạt 45% vào cuối năm 2007. Tuy nhiên, đến năm 2008, hoạt động
bảo lãnh của Vietcombank có dấu hiệu chậm lại và biểu hiện rõ qua sự sụt
giảm số dư bảo lãnh, chỉ còn 11.331.636 triệu đồng tại thời điểm cuối năm.
Trong đó, bảo lãnh nước ngoài giảm mạnh, chỉ còn 4.079.650 triệu đồng,
chiếm 39% tổng số dư bảo lãnh; và bảo lãnh trong nước là 11.331.636 triệu
đồng, chiếm 64% tổng số dư bảo lãnh.
Về doanh số bảo lãnh
Bảng 2.2: Doanh số bảo lãnh từ năm 2005 - 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2005 2006 2007 2008
Doanh số bảo lãnh 11.972.939 157.489.913 223.816.244 108.540.883
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Vietcombank năm 2005, 2006, 2007 và 2008)
2005 2006 2007 2008
11.972.939
108.540.883
223.816.244
157.489.913
-
50.000.000
100.000.000
150.000.000
200.000.000
250.000.000
Triệu đồng
Năm
Biểu đồ 2.2: Doanh số bảo lãnh từ năm 2005 - 2008
44
Doanh số bảo lãnh của Vietcombank đã có sự gia tăng nhanh chóng,
từ 11.972.939 triệu đồng trong năm 2005 lên 157.489.913 triệu đồng trong
năm 2006 và đến năm 2007 đã đạt 223.816.644 triệu đồng. Tuy nhiên, đến
năm 2008, doanh số bảo lãnh của Vietcombank chỉ đạt 108.540.883 triệu
đồng, thấp hơn doanh số bảo lãnh năm 2007.
Như vậy, qua các số liệu về số dư bảo lãnh và doanh số bảo lãnh cho
thấy từ năm 2005 đến năm 2008, tình hình bảo lãnh của Vietcombank có thể
chia thành thời kỳ. Thời kỳ đầu là từ năm 2005 đến năm 2007. Đây là giai
đoạn mà hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank có sự tăng trưởng mạnh mẽ về
số dư bảo lãnh cũng như doanh số phát hành. Kết quả này có được là nhờ
những tác động tích cực từ nền kinh tế đất nước và các nỗ lực của Vietcombank
trong thời gian này. Tình hình khả quan của nền kinh tế trong nước và thế giới
cũng như việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác và thương mại quốc tế, nhờ
đó nhu cầu bảo lãnh tăng lên nhanh chóng. Vietcombank đã đón đầu xu thế
này và không ngừng đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh bằng chính sách phí cạnh
tranh, đồng thời tích cực phát huy lợi thế là một trong những ngân hàng lớn
nhất Việt Nam, có uy tín và giàu kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương.
Tuy nhiên, đến năm 2008, hoạt động bảo lãnh của Vietcombank có
dấu hiệu chậm lại. Điều này trước hết là do kinh tế thế giới có dấu hiệu chững
lại rồi dần rơi vào suy thoái và tác động bất lợi đến nền kinh tế trong nước
làm cho nhu cầu bảo lãnh giảm. Mặt khác, trong năm 2008 Vietcombank chủ
động giảm hoạt động bảo lãnh, nhất là bảo lãnh nước ngoài, để đảm bảo vấn
đề kiểm soát và quản lý rủi ro trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế
toàn cầu. Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh trong hoạt động bảo lãnh của Vietcombank
ngày càng có dấu hiệu giảm sút so với các ngân hàng khác cũng là nguyên
nhân của sự sụt giảm này.
45
Về nguồn thu từ phí bảo lãnh
Phí bảo lãnh là một trong những nguồn thu quan trọng của
Vietcombank trong nhóm doanh thu dịch vụ và góp phần đa dạng hóa cơ cấu
doanh thu. Trong những năm gần đây, nguồn thu này ngày càng được ngân
hàng này quan tâm bên cạnh nguồn thu từ lãi của hoạt động cho vay truyền
thống.
Bảng 2.3: Doanh thu phí bảo lãnh từ năm 2005 - 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2005 2006 2007 2008
Doanh thu phí bảo lãnh 30.101 201.843 357.125 257.114
Doanh thu phí dịch vụ 622.805 723.498 853.094 680.881
Tỷ trọng doanh thu phí bảo lãnh
trong doanh thu phí dịch vụ
4,83% 27,90% 41,86% 37,76%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Vietcombank năm 2005, 2006, 2007 và 2008)
30.101
622.805
201.843
723.498
357.125
853.094
257.114
680.881
-
200.000
400.000
600.000
800.000
1.000.000
Triệu đồng
2005 2006 2007 2008 Năm
Biểu đồ 2.3: Doanh thu phí bảo lãnh từ năm 2005 - 2008
46
Từ các số liệu trên cho thấy từ năm 2005 đến năm 2007 doanh thu
từ phí của hoạt động bảo lãnh có sự gia tăng liên tục qua các năm, cả về giá trị
lẫn tỷ trọng trong doanh thu phí dịch vụ. Năm 2005, doanh thu từ phí bảo lãnh
đạt 30.101 triệu đồng, đến năm 2006 đã tăng lên 201.843 triệu đồng và đạt
357.125 triệu đồng vào năm 2007. Cùng với đó, tỷ trọng doanh thu phí bảo
lãnh trong doanh thu phí dịch vụ cũng tăng lên tương ứng, từ 4,83% trong
năm 2005 lên 27,90% vào năm 2006 và 41,86% vào năm 2007. Tuy nhiên,
đến năm 2008, doanh thu phí bảo lãnh đã giảm so với năm 2007, chỉ còn
257.114 triệu đồng, chiếm 37,76% doanh thu phí dịch vụ. Sự biến động của
doanh thu phí bảo lãnh của Vietcombank trong thời gian từ năm 2005 đến
năm 2008 là do sự biến động của doanh số bảo lãnh tương ứng từng năm. Bên
cạnh đó, sự biến động này cũng phản ánh những thay đổi trong chính sách về
phí bảo lãnh của Vietcombank trong giai đoạn này. Cụ thể, Vietcombank đã
hai lần thay đổi phí bảo lãnh vào các năm 2006 và 2008 theo hướng tăng. Lần
thứ nhất, phí bảo lãnh đã tăng từ 0,04%/tháng và phí tối thiểu 25.000 ngàn
đồng/thư lên 0,1%/tháng và phí tối thiểu là 160.000 ngàn đồng/thư vào tháng
07/2006. Sau đó, phí bảo lãnh được tăng lên 0,15%/tháng và phí tối thiểu là
50 USD/thư vào tháng 10/2008.
Ở lần thứ nhất, mức gia tăng là hợp lý vì tại thời điểm trên, phí bảo
lãnh của Vietcombank khá thấp so với mặt bằng chung nên cần nâng lên
tương ứng với mức phí chung của các ngân hàng bạn. Do đó, sự điều chỉnh
trên đã góp phần gia tăng nguồn thu cho ngân hàng mà vẫn không làm giảm
khách hàng; biểu hiện cụ thể thông qua sự gia tăng nhanh chóng của doanh
thu phí bảo lãnh các năm 2006 và 2007. Tuy nhiên, đến lần thứ hai, mức gia
tăng quá lớn so với mức phí cũ và tăng cao so với mặt bằng chung của các
ngân hàng bạn, nên đã phần nào tác động đến lượng khách hàng sử dụng sản
phẩm này và số lượng cam kết bảo lãnh được phát hành. Trước tình hình cạnh
47
tranh ngày càng gay gắt, mức phí nêu trên đã gây nên những bất lợi trong việc
thu hút và giữ chân khách hàng.
Dư nợ bảo lãnh quá hạn
Dư nợ bảo lãnh quá hạn là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất
lượng của hoạt động bảo lãnh. Là một NHTM lớn, Vietcombank rất quan tâm
đến việc kiểm soát chỉ tiêu này.
Bảng 2.4: Dư nợ bảo lãnh quá hạn từ năm 2005 - 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2005 2006 2007 2008
Số dư bảo lãnh 1.980.383 26.021.012 39.777.118 11.331.636
Dư nợ bảo lãnh quá hạn - 102 127 141
Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh
quá hạn/Số dư bảo lãnh 0,000% 0,000% 0,000% 0,001%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Vietcombank năm 2005, 2006, 2007 và 2008)
Dư nợ bảo lãnh quá hạn của Vietcombank trong giai đoạn từ năm 2005
đến năm 2008 rất thấp và có tỷ lệ xấp xỉ 0% so với số dư bảo lãnh. Điều này
cũng cho thấy chất lượng hoạt động bảo lãnh của Vietcombank được kiểm
soát khá tốt. Có được kết quả là nhờ công tác quản lý rủi ro trong hoạt động
bảo lãnh đã được chú trọng từ khâu thẩm định khách hàng đến các khâu xử lý
trong và sau khi phát hành cam kết bảo lãnh
2.2.4.2 Phân tích hoạt động bảo lãnh thông qua một số chỉ tiêu định tính
Sự đa dạng của sản phẩm bảo lãnh
Hiện nay, Vietcombank có khá đầy đủ các loại bảo lãnh được sử
dụng trong nước và theo thông lệ quốc tế, từ bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp
48
đồng, bảo hành, hoàn trả tiền tạm ứng đến bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh
toán, … Không chỉ chú trọng đến khách hàng doanh nghiệp – đối tượng sử
dụng loại sản phẩm này khá phổ biến, Vietcombank còn có các sản phẩm bảo
lãnh dành cho khách hàng cá nhân được thiết kế chuyên biệt như bộ sản phẩm
bảo lãnh trong giao dịch nhà đất, bảo lãnh du học, …
Ngoài ra, với uy tín và vị thế tạo được trong hoạt động bảo lãnh
nước ngoài, Vietcombank còn là NHTM có thế mạnh trong phát hành bảo
lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh. Các sản phẩm bảo lãnh này vừa góp phần
làm gia tăng nguồn thu từ phí bảo lãnh, vừa giúp Vietcombank đa dạng hóa
đối tượng khách hàng, bởi khách hàng sử dụng các sản phẩm này không chỉ ở
trong nước mà còn là khách hàng ở nước ngoài.
Mạng lưới ngân hàng đại lý
Tiền thân là một ngân hàng chuyên doanh về hoạt động ngoại
thương của Việt Nam nên Vietcombank có lợi thế trong việc xây dựng mạng
lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới. Bên cạnh việc tiếp tục phát
huy lợi thế trên, thời gian qua, Vietcombank cũng không ngừng nỗ lực nâng
cao uy tín và tạo dựng vị thế ở trong và ngoài nước thông qua các thành tích
đã được ghi nhận. Đến nay, Vietcombank đã có quan hệ đại lý với hơn 1.250
ngân hàng tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Điều này một
lần nữa khẳng định vị thế của Vietcombank trong hoạt động đối ngoại và là
một thế mạnh của Vietcombank trong hoạt động bảo lãnh.
2.2.4.3 Kết quả đạt được
Qua những phân tích từ tình hình hoạt động bảo lãnh cũng như các
vấn đề về nhận diện và quản lý rủi ro, có thể thấy hoạt động bảo lãnh của
Vietcombank từ năm 2005 đến nay đã đạt được một số kết quả nhất định.
49
Nhìn chung, từ năm 2005 đến nay, hoạt động bảo lãnh của Vietcombank
đã có sự tăng trưởng qua các năm, đóng góp ngày càng nhiều vào doanh thu
của ngân hàng. Tuy nhiên, khi có những biến động bất lợi từ nền kinh tế,
Vietcombank vẫn chủ động điều chỉnh hoạt động này để
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).pdf