MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 4
1.1 Khái niệm 4
1.1.1 Mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán 4
1.1.2 Khái niệm và phân loại công ty chứng khoán 5
1.1.3 Hình thức pháp lý của công ty chứng khoán 7
1.1.4 Vai trò 8
1.1.5 Nguyên tắc hoạt động 10
1.1.6 Điều kiện thành lập công ty chứng khoán 11
1.2. Hoạt động của công ty chứng khoán 13
1.2.1. Hoạt động môi giới và tư vấn 13
1.2.2. Hoạt động tự doanh và quản lý danh mục đầu tư 18
1.2.3. Hoạt động bảo lãnh, đại lý phát hành 20
1.2.4. Các hoạt động phụ trợ khác 24
1.3. Điều kiện để phát triển hoạt động của công ty chứng khoán 26
Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BSC 28
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 28
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 28
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh 29
2.1.3. Cơ cấu tổ chức 30
2.1.4. Môi trường cạnh tranh 30
2.1.5. Khách hàng 33
2.2. Thực trạng hoạt động 33
2.2.1. Hoạt động môi giới 33
2.2.2. Hoạt động tự doanh 35
2.2.3. Hoạt động tư vấn 36
2.2.4. Quản lý danh mục đầu tư 36
2.2.5. Bảo lãnh, đại lý phát hành. 37
2.2.6. Lưu ký chứng khoán 38
2.3. Đánh giá kết quả hoạt động 38
2.3.1. Kết quả hoạt động. 38
2.3.2.Tồn tại và nguyên nhân 47
Chương III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN - BSC 52
3.1. Định hướng của công ty chứng khoán trong thời gian tới 52
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động 52
3.2.1. Đa dạng và phát triển đồng bộ các hoạt động 52
3.2.2. Xây dựng chiến lược khách hàng toàn diện, hợp lý 57
3.2.3. Chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực 61
3.2.4. Hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động kinh doanh và hoàn thiện hệ thống tin học cho công ty. 63
3.2.5. Tăng cường xây dựng các mối quan hệ đối ngoại 65
3.3. Một số kiến nghị 66
3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 66
3.2.2. Công khai thông tin 69
3.3.3.Tuyên truyền và đào tạo kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán 71
3.3.4. Đẩy mạnh cổ phần hóa. 72
Tài liệu tham khảo 76
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển hoạt động của công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể biết ngay:
Kết quả việc mua bán chứng khoán bạn quan tâm
Tình hình về tài chính, thay đổi trong hoạt động kinh doanh của công ty niêm yết
Thông tin về giá chứng khoán bạn quan tâm
Khi mới bắt đầu hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có 3 phiên giao dịch một tuần (2,4,6) mỗi phiên bắt đầu nhận lệnh từ 9 giờ và khớp lệnh một lần vào lúc 10 giờ. Như vậy, các nhà đầu tư cũng chỉ có thể tham gia tối đa 3 phiên giao dịch một tuần. Thêm vào đó, sự mất cân đối cung cầu chứng khoán đã gây nên cảnh “vạn người mua, một người bán”. Trước tình hình đó, BSC đã có biện pháp xử lý để đảm bảo thực hiện hoạt động môi giới có hiệu quả:
Đầu ngày giao dịch, công ty tổ chức cho khách hàng bốc thăm đặt lệnh. Lý do của việc bốc thăm là:
Ai cũng biết thứ tự ưu tiên trong khớp lệnh định kỳ lần lượt là: giá, thời gian, khối lượng nên họ mong có được thời gian vào lệnh sớm nhất.
Vì nhiều người cùng đặt lệnh vào lúc công ty nhận lệnh nên phải định rõ thứ tự khách hàng trước sau.
Đảm bảo công bằng cho mọi khách hàng có cơ hội như nhau trong việc có quyền đặt lệnh sớm nhất. Nếu so với công ty chứng khoán ngân hàng công thương thì đây là ưu điểm nổi trội vì công ty chứng khoán ngân hàng công thương cũng tổ chức bốc thăm, nhưng phiên giao dịch ngày thứ 4 khách hàng nào có khối lượng giao dịch lớn nhất sẽ được ưu tiên nhất. Như vậy, các khách hàng nhỏ lẻ không còn cơ hội được ưu tiên và nguyên tắc công bằng dường như bị bỏ ngỏ, ngược lại BSC luôn tôn trọng thứ tự ưu tiên mà khách hàng có được cho dù khối lượng giao dịch là nhỏ nhất và đây là điểm mạnh để nâng cao uy tín của công ty.
Trong phiên giao dịch, các nhân viên công ty nhận lệnh của khách hàng theo thứ tự ai đặt lệnh trước thì vào lệnh trước vì trong thời gian này hiếm khi có từ hai khách hàng trở lên cùng đặt lệnh.
Cuối phiên giao dịch, sau khi trung tâm giao dịch chứng khoán đã thực hiện khớp lệnh và chuyển kết quả cho công ty, công ty sẽ xác nhận kết quả giao dịch và thông báo cho các khách hàng có lệnh được khớp biết loại chứng khoán được khớp, số lượng chứng khoán được khớp, mức giá được khớp và phí phải trả.
Trong trường hợp khách hàng có thắc mắc, nhân viên môi giới của công ty sẽ có trách nhiệm giải đáp cặn kẽ, hợp tình, hợp lý để khách hàng luôn cảm thấy an tâm và thoải mái khi đến giao dịch với công ty.
Từ ngày 1/3/2002, số lượng giao dịch tăng lên 5 phiên một tuần, thời gian giao dịch các phiên từ 9 đến 10 giờ các buổi sáng từ thứ hai đến thứ sáu, tạo nên tính liên tục trong quá trình hoạt động của thị trường, đồng thời góp phần làm tăng quy mô giao dịch của thị trường; số lượng chứng khoán trên thị trường tăng lên. Trước tình hình đó, BSC đã bỏ việc bốc thăm đặt lệnh đầu ngày giao dịch. Lệnh của khách hàng là lệnh giới hạn trong mức giá quy định và chỉ có giá trị trong ngày giao dịch đó, lệnh có thể được thực hiện một phần hoặc toàn bộ theo kết quả khớp lệnh của trung tâm giao dịch chứng khoán. Sau khi nhận phiếu lệnh, nhân viên môi giới sẽ kiểm tra các dữ liệu sau:
Dữ liệu ghi trên phiếu lệnh phải điền đầy đủ
Tính hợp lệ của chữ ký
Số dư tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng phải đủ 100% giá trị chứng khoán đặt mua
Kiểm tra các công việc khác khi có yêu cầu
Đối với các phiếu lệnh không đáp ứng đủ tiêu chuẩn cần thiết, chuyên viên môi giới có trách nhiệm liên hệ với nhà đầu tư để giải quyết các vấn đề hoặc tham khảo ý kiến của trưởng phòng trước khi hủy lệnh. Đối với khách hàng mới mở tài khoản lần đầu hoặc những khách hàng lạ, chuyên viên môi giới phải yêu cầu khách hàng xuất trình chứng minh nhân dân hoặc thẻ giao dịch để đối chiếu. Phiếu hợp lệ sẽ được nhập vào hệ thống vi tính của BSC. Cuối ngày giao dịch (ngày T), phòng giao dịch sẽ thông báo cho khách hàng kết quả thực hiện giao dịch. Nếu lệnh được thực hiện, BS C sẽ trích từ tài khoản tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng tại BSC để thanh toán (đối với lệnh mua), hoặc sẽ ghi có số tiền bán chứng khoán sau khi đã trừ đi chi phí vào tài khoản tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng mở tại BSC vào ngày T+3 (đối với lệnh bán).
Khách hàng cũng có thể đặt lệnh qua điện thoại hoặc fax
2.2.2.Hoạt động tự doanh
Trên nguyên tắc ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty và quán triệt phương châm “cẩn trọng, bảo toàn vốn” cho nên tới tháng 10/2000 công ty mới chính thức tham gia hoạt động tự doanh thông qua việc mua bán chứng khoán lô lẻ, tự doanh trái phiếu BIDV. Hoạt động tự doanh trong thời gian này chưa đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận mà trước mắt nhằm tích lũy kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh và làm sôi nổi thị trường. Hơn thế nữa, sự minh bạch giữa tài sản công ty và tài sản của khách hàng trong hoạt động này càng làm tăng uy tín cũng như niềm tin của khách hàng đối với công ty.
Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, hoạt động tự doanh ngày càng khẳng định vai trò là hoạt động đem lại doanh thu chủ yếu cho công ty, vừa thể hiện năng lực kinh doanh vừa làm tăng uy tín của công ty đối với khách hàng. Nếu năm 2001 doanh thu từ hoạt động tự doanh đạt 231,7 triệu đồng thì hết năm 2002, doanh thu tăng 7 lần (1621 triệu). Ngoại trừ các khoản doanh thu từ các kênh đầu tư theo quan điểm thận trọng (doanh thu từ đầu tư trái phiếu là 534 triệu, doanh thu từ đầu tư vào một số trái phiếu có độ ổn định khá như Ree, Sam, TMS là 10 triệu) trong năm 2002 công ty đã mạnh dạn đầu tư trên 400000 cổ phiếu SAV.
2.2.3 Hoạt động tư vấn
Mặc dù mang lại thu nhập chưa cao cho công ty nhưng dịch vụ này góp phần không nhỏ trong việc tạo lập uy tín cho công ty. Dịch vụ tư vấn đầu tư được cung cấp miễn phí cho khách hàng.
Hiện nay, công ty đã triển khai các dịch vụ tư vấn như tư vấn niêm yết, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn phát hành, tư vấn tái cơ cấu, tư vấn xây dựng điều lệ, quản lý cổ đông… trong đó, tập trung chủ yếu vào tư vấn cổ phần hóa, tư vấn phát hành và tư vấn niêm yết. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động này chưa cao do môi trường cạnh tranh nên các công ty chứng khoán phải giảm phí để tăng sức cạnh tranh và hoạt động này chỉ mang tính hỗ trợ cho hoạt động môi giới nên công ty không đặt vấn đề quá lớn về doanh thu đối với hoạt động này.
Hình thức tư vấn: có thể tư vấn trực tiếp bằng cách gặp gỡ khách hàng trực tiếp hoặc thông qua thư từ điện thoại, hoặc tư vấn gián tiếp thông qua các bản tin như các báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh của công ty niêm yết có đính kèm những lời phân tích, đánh giá tình hình thị trường, tình hình giá cả của các loại chứng khoán hay qua internet.
2.2.4 Quản lý danh mục đầu tư
Cùng với việc mở rộng hoạt động môi giới, BSC đã từng bước thực hiện quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng. Đây là một hình thức kinh doanh hoàn toàn mới đồng thời yêu cầu hoạt động cao vì phải bảo toàn vốn cho khách hàng giao phó cũng như phải đem lại lợi nhuận cho khách hàng, vì vậy, đồng vốn của nhà đầu tư sẽ được BSC cân nhắc phân tích kỹ lưỡng và đưa ra những lời khuyên chính xác, nhanh chóng nhất cho việc đầu tư vào loại chứng khoán mang lại hiệu quả cao.
BSC vừa đưa vào một dịch vụ mới “ quản lý danh mục đầu tư có đảm bảo” với lợi suất tối thiểu là 8,8% một năm. Trong tình hình kinh doanh chứng khoán đang ngày càng khó khăn, sản phẩm này của BSC đã gây bất ngờ và thu hút sự chú ý của khá nhiều đối tượng trên thị trường chứng khoán. Với dịch vụ này, nhà đầu tư không những đảm bảo được mức lãi suất tối thiểu là 8,8% một năm mà còn có cơ hội được hưởng một mức lãi suất cao hơn khi chứng khoán lên giá. Toàn bộ số tiền nhận ủy thác sẽ được đầu tư vào các chứng khoán an toàn hiện đang niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, trong đó một phần lớn sẽ được đầu tư vào trái phiếu ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BID1-100 và BID1_200). Định kỳ hàng tháng, quý, nhà đầu tư sẽ được thông báo về tỷ lệ đầu tư và mức sinh lời trên số tiền nhà đầu tư bỏ ra. Vào thời điểm tất toán tài khoản, nếu mức lãi suất cả danh mục lớn hơn 8,8% thì khách hàng sẽ được chia thêm lãi theo tỷ lệ 60/40 tức là ngoài mức lãi suất cam kết 8,8% một năm, khách hàng sẽ được hưởng 60% của phần lợi nhuận tăng thêm, còn 40% còn lại, BSC sẽ được hưởng. Thời hạn đầu tư là một năm, nếu người đầu tư rút vốn trước hạn sẽ được hưởng lãi suất 0,4% một tháng tính đến ngày thanh lý hợp đồng.
Với sản phẩm mới này, BSC đã thu hút được lượng tiền gửi lớn (khoảng 5 tỷ) và từng bước làm tăng uy tín của công ty đối với khách hàng.
2.2.5. Bảo lãnh, đại lý phát hành.
Cùng với các hoạt động trên, bảo lãnh và đại lý phát hành chứng khoán sẽ là một trong các mảng hoạt động chính của BSC. Với lợi thế kinh nghiệm đầu tư phát triển của BIDV, BSC đã tham gia tư vấn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình đăng ký niêm yết lại trái phiếu của BIDV để giao dịch trên thị trường chứng khoán. Tư vấn định giá trái phiếu, soạn thảo tài liệu hỏi đáp về trái phiếu để hỗ trợ quá trình giao dịch trái phiếu BIDV trên thị trường chứng khoán.
Về lâu dài, công ty xác định đây là hoạt động mang tính chiến lược vì ngoài việc trực tiếp mang lại lợi nhuân, hoạt động này sẽ nâng cao uy tín của công ty đồng thời cũng là tiền đề cho các hoạt động khác (như môi giới, tự doanh, lưu ký…) phát triển. Vì vậy, việc tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi với những công ty đang chuẩn bị niêm yết hoặc đủ điều kiện niêm yết là một trong những hoạt động thường xuyên của công ty.
Mặc dù số vốn điều lệ khá lớn nhưng BSC vẫn chưa triển khai hoạt động bảo lãnh phát hành, mới chỉ làm đại lý phát hành cho một số công ty như công ty cổ phần bông Bạch Tuyết, công ty cổ phần giấy tập Lệ Hoa, trái phiếu tổng công ty dầu khí…
2.2.6 Lưu ký chứng khoán
Trong thời gian qua, công tác lưu ký chứng khoán tại BSC cũng được thực hiện an toàn nhanh chóng, hiệu quả, và chưa để xảy ra bất kỳ sai sót nào. Số lượng khách hàng tới lưu ký đều đặn, trong đó nhiều khách hàng là những tổ chức lớn như công ty Transimex (mã chứng khoán là TMS), công ty Sacom (mã chứng khoán là SAM),…
Đặc biệt công ty đã triển khai nhiều hình thức lưu ký nhằm thu hút nhà đầu tư như tổ chức tiếp xúc, giới thiệu kiến thức về chứng khoán, thị trường chứng khoán, cách thức khách hàng chứng khoán cho các cổ đông của công ty niêm yết.
2.3. Đánh giá kết quả hoạt động
2.3.1 Kết quả hoạt động
Bảng 2: Cơ cấu doanh thu từ hoạt động kinh doanh và lãi đầu tư năm 2001
Hoạt động
Doanhthu (triệu đồng)
Tỷ trọng ( %)
Môi giới
1157,06
24
Tự doanh
81,54
1,69
Quản lý danh mục đầu tư
0
0
Bảo lãnh, đại lý phát hành
0
0
Tư vấn đầu tư
15
0,31
Vốn kinh doanh
3430,02
71
Lãi đầu tư
140,9
3
Tổng doanh thu
4824,52
100
Trong năm 2001, doanh thu từ vốn kinh doanh là lớn nhất (71%). Thực chất là lãi tiền gửi của vốn điều lệ gửi tại các ngân hàng chứng tỏ công ty chưa tận dụng hết được tiềm lực về vốn của mình trong quá trình hoạt động. Điều này cũng dễ hiểu bởi công ty có vốn điều lệ là 55 tỷ (vốn pháp định để thực hiện tất cả các hoạt động là 43 tỷ) mà công ty chưa triển khai hết các hoạt động. Đa phần số vốn kinh doanh này được gửi tại ngân hàng với thời hạn 12 tháng, phần còn lại gửi với thời hạn 3 tháng.
Doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán chiếm 24% tổng doanh thu. Trong năm 2001 công ty áp dụng mức phí môi giới là 0,5% tính trên giá trị giao dịch (mức phí này được tất cả các công ty chứng khoán ở Việt Nam áp dụng). Ví dụ nhà đầu tư A mua 1000 cổ phiếu SAM, giá 20000 đồng một cổ phiếu thì mức phí công ty thu được là 1000x20000x1,5%= 100000 đồng
Hoạt động tự doanh đã đem lại doanh thu tuy chưa đáng kể (1,69%) chưa thể hiện được chất lượng hoạt động của công ty.
Doanh thu từ các hoạt động không đồng đều thậm chí quá chênh lệch, công ty chưa giám triển khai hoạt động quản lý danh mục đầu tư và bảo lãnh phát hành do sợ rủi ro.
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh 2002
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
1.Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán
5073,3
Doanh thu từ hoạt động môi giới
670
Doanh thu từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư
2,5
Bảo lãnh, đại lý phát hành
52
Tư vấn
75
Tự doanh
1621
Doanh thu từ vốn kinh doanh
2653,2
2. Các khoản giảm trừ
0
3.Doanh thu thuần
5073,7
4. Thu lãi đầu tư
150,3
5. Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán và lãi đầu tư
5224
6. Chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán
1680
7. Lợi nhuận gộp
3544
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp
1995
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán
1549
10.Lợi nhuận ngoài hoạt động kinh doanh chứng khoán
0
11.Lợi nhuận trước thuế
1549
12.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
0
Lợi nhuận sau thuế
1549
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2002)
Nhận xét:
Sang năm 2002, cơ cấu doanh thu đã có sự thay đổi rõ rệt :
Doanh thu từ vốn kinh doanh tuy vẫn lớn nhưng đã giảm đáng kể ( từ 71% năm 2001 xuống 50,8% năm 2000) chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn vào đúng bản chất hoạt động của công ty.
Doanh thu từ hoạt động môi giới giảm gần một nửa so với 2002 (còn 12,8%) do môi trường cạnh tranh. Nếu năm 2001, môi giới là con át chủ bài để nuôi công ty (so với các hoạt động kinh doanh khác) thì sang 2002 vị trí này nhường lại cho hoạt động tự doanh. Việc này thể hiện được bản lĩnh của công ty trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, từng bước nâng cao uy tín của công ty đối với cá nhà đầu tư và có tác dụng thu hút khách hàng rất lớn.
Điều đáng mừng là hầu hết các hoạt động công ty đăng ký thực hiện đã được triển khai mặc dù đem lại doanh số chưa cao (doanh thu từ quản lý danh mục đầu tư chỉ chiếm 0,048% tổng doanh thu, doanh thu từ bảo lãnh và đại lý phát hành chiếm 1% doanh thu) nhưng cũng khẳng định được sự thành công bước đầu của công ty khi tham gia lĩnh vực mới mẻ này. Trong tương lai, các hoạt động này sẽ đem lại doanh thu đáng kể cho công ty.
Hoạt động bảo lãnh vẫn chưa được thực hiện do mức độ rủi ro của hoạt động này khá cao.
Sự gia tăng doanh thu mạnh của hoạt động tư vấn (gấp 5 lần năm 2001) chứng tỏ uy tín của công ty được khách hàng tin tưởng ngày càng nhiều. Lý do là: hình thức tư vấn được thực hiện đa dạng hơn như tư vấn cổ phần hóa, tư vấn niêm yết, tư vấn phát hành, tư vấn tái cơ cấu…Khách hàng có thể được tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp qua các tài liệu sách báo, hay dịch vụ internet mà công ty cung cấp. Ngoài ra, công ty chú ý nhiều đến việc nâng cao chất trình độ đội ngũ cán bộ tư vấn cũng góp phần làm tăng doanh thu từ hoạt động này.
Mặc dù cơ cấu doanh thu có sự thay đổi theo chiều hướng tốt nhưng vẫn chưa đồng đều, chưa thể hiện được chủ trương “đa dạng hóa hoạt động” vào thực tế.
Chi phí cho hoạt động kinh doanh và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 70% doanh thu của công ty trong đó, chi phí cho dịch vụ mua ngoài chiếm tới 65% tổng chi phí còn lại là chi cho nhân viên, khấu hao tài sản, thuế, lệ phí và các khoản khác. Như vậy, trong thời gian này, công ty đã phải chi khá nhiều để nâng cấp trang thiết bị nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng và điều này là cần thiết để công ty kinh doanh hiệu quả và ổn định.
Đây là năm cuối cùng công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, trong thời gian tới công ty phải chủ động cắt giảm những chi phí không cần thiết, đa dạng hóa hoạt động bởi không còn được ưu đãi về thuế của Nhà nước để nâng cao sức cạnh tranh.
Hệ số sinh lợi doanh thu (= lợi nhuận sau thuế / doanh thu = 0,297) còn chưa cao
Bảng 4: Tổng giá trị giao dịch của công ty qua các năm
2000
2001
2002
Thị trường
92,2 Tỷ
931,2 Tỷ
1354,5 Tỷ
Công ty
15 Tỷ
93,12 Tỷ
189,63Tỷ
Thị phần
16,3%
10%
14%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2000,2001,2002)
Năm đầu tiên, do thị trường mới hoạt động nên giá trị giao dịch chưa cao, số lượng chứng khoán còn ít nên công ty chiếm thị phần tương đối lớn (16,3%).
Năm 2001, số lượng công ty chứng khoán tăng mạnh (từ 3 đến 9 công ty) làm cho thị phần của công ty giảm xuống còn 10%. Mặt khác do số lượng hàng hoá tăng nên giá trị giao dịch trên toàn thị trường nói chung và của công ty nói riêng đều tăng mạnh.
Năm 2002, công ty đang từng bước lấy lại vị thế cạnh tranh của mình (giá trị giao dịch trên toàn thị trường qua công ty năm 2002 tăng khoảng 110 % so với năm 2001). Nếu trong 6 tháng đầu 2002, gía trị giao dịch qua công ty là 101,39 tỷ thì đến cuối năm, con số nay đã lên đế 189,3 tỷ chứng tỏ sự nỗ lực không ngừng của công ty trong việc thu hút khách hàng. Nguyên nhân chính là do hoạt động môi giới được thực hiện một cách có bài bản, chính xác, nhanh chóng, với độ an toàn cao từ đó tạo niềm tin nơi khách hàng để họ tích cực tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, sự gia tăng này cũng phải kể đến những nguyên nhân khách quan do việc tăng số lượng phiên giao dịch (từ 3 đến 5 phiên một tuần) và áp dụng giao dịch thỏa thuận, tạo nên sự liên tục trong hoạt động của thị trường đồng thời góp phần làm tăng quy mô giao dịch cuả thị trường nói chung, của công ty nói riêng. Giao dịch qua công ty tập trung vào các loại cổ phiếu SAV,REE, SAM,TMS,GIL (chiếm 60% tổng giá trị giao dịch của các loại cổ phiếu) trong đó cổ phiếu SAV chiếm tỷ trọng lớn nhất do tỷ trọng SAV lưu ký tại công ty lớn (hơn một phần ba thị trường) và hai loại trái phiếu của ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV1-100 và BIDV1-200.
Giao dịch thỏa thuận chủ yếu là 2 trái phiếu của ngân hàng đầu tư và cổ phiếu REE và TMS
Bảng 5: Số lượng tài khoản mở tại công ty năm 2001, 2002,
3 tháng đầu năm 2003
2001
2002
Qúy I- 2003
Thị trường
11000
13500
15600
Công ty
1345
1991
2350
Thị phần
12.2%
14.7%
15.06%
Qua bảng trên ta thấy số tài khoản mở tại công ty chiếm thị phần khá lớn (từ 12 đến 15%). Mặc dù tình hình thị trường trong năm 2002 và 3 tháng đầu năm 2003 vô cùng ảm đạm: chỉ số VN index giảm mạnh, giá của hầu hết các loại cổ phiếu (kể cả các loại cổ phiếu có độ ổn định khá như REE, SAM, TMS) rớt liên tục. Bên cạnh đó lãi suất tiền gửi, giá vàng, giá bất động sản tăng làm nhiều nhà đầu tư chững lại hoặc chuyển sang loại hình kinh doanh khác nhưng số lượng tài khoản mở tại công ty trong thời gian này vẫn tăng đều (năm 2002 tăng 48% so với năm 2001) chứng tỏ uy tín của công ty ngày càng được nâng cao. Khách hàng mở tại khoản tại công ty chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân (80%), số khách hàng là tổ chức không lớn chứng tỏ công tác tiếp thị của công ty đối với các tổ chức kém.
Mặc dù số lượng tài khoản mở tại công ty tăng lên nhưng tổng phí môi giới thu được lại giảm
Bảng 6: Doanh thu từ hoạt động môi giới qua các năm
2001, 2002 quý I năm 2003.
Đơn vị: Triệu đồng
2001
2002
Quý I - 2003
Công ty
1105.3
670.3
70.2
Thị trường
9238
6585.8
912.6
(Nguồn: tạp chí chứng khoán Việt Nam )
Năm 2002, phí môi giới giảm 39% so với năm 2001, 3 tháng đầu năm 2003 giảm 50% so với cùng kỳ năm 2002. Lý do là: Năm 2001 các công ty chứng khoán đồng loạt áp dụng mức phí môi giới là 0,5% trên tổng giá trị giao dịch nên tổng phí môi giới thu được của các công ty khá cao. Kể từ tháng 4 năm 2002, để nâng cao sức cạnh tranh, các công ty đua nhau giảm phí. Có thể tham khảo biểu phí của một số các công ty chứng khoán sau:
Bảng 7: Biểu phí môi giới của một số công ty chứng khoán
Tên công ty
Tổng giá trị giao dich một phiên(Tr đồng)
Mức phí giao dich (%)
Công ty chứng khoán Bảo Việt
100 - 200
0.45%
200 - 400
0.4%
400 – 500
0.35%
500 trở lên
0.3%
Công ty chứng khoán
Ngân hàng Công thương
100 – 400
0.45%
400 – 500
0.35%
500 trở lên
0.3%
Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
dưới 100
0.4%
100 – 300
0.35%
300 – 500
0.3%
500
0.25%
trên1 tỷ
0.2%
(Nguồn: Tạp chí chứng khoán Việt Nam)
Việc giảm phí môi giới nằm trong chiến lược tiếp thị của toàn công ty. Tuy nhiên, không thể áp dụng mãi biện pháp này, vấn đề cần thiết là phải nâng cao chất lượng các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Về lâu dài, công ty nên đàm phán với các công ty chứng khoán khác để đi đến một mức phí môi giới thống nhất tránh tình trạng xảy ra một cuộc cạnh tranh không lành mạnh về phí.
Tóm lại, sau hơn hai năm hoạt động công ty đã đạt được những thành công nhất định:
Doanh số giao dịch công ty thực hiện cho khách hàng qua từng năm đều tăng.
Số lượng chứng khoán lưu ký tại công ty tăng đều đặn. Có hai lý do để giải thích cho việc tăng lên này: khách hàng của công ty khi mua bán được chứng khoán đều lưu ký tại công ty hoặc khách hàng mới đến lưu ký tại công ty.
Khách hàng đến với công ty ngày càng nhiều. Việc đảm bảo nguyên tắc cơ bản của thị trường chứng khoán cũng như các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp làm cho hình ảnh của công ty đã được nhiều người biết đến. Bên cạnh đó, dịch vụ tư vấn đầu tư hoạt động thực sự có hiệu quả và thu hút được nhiều khách hàng đến với công ty mà quan trọng hơn cả là tất cả các hoạt động mà công ty đăng ký thực hiện liên quan trực tiếp tới khách hàng đã được khách hàng tin tưởng, hài lòng. Hình ảnh công ty được truyền miệng từ người này sang người khác làm số khách hàng đến với công ty ngày càng đông.
Mức thị phần của công ty chứng khoán trung bình chiếm khoảng 13% thị trường.
(Nguồn: tạp chí chứng khoán Việt Nam)
Nguyên nhân của những thành công kể trên là:
Thứ nhất, BSC là công ty hình thành từ công ty mẹ hoạt động trên lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đây là một thuận lợi rất lớn, tuy là công ty con, hoạt động độc lập với công ty mẹ nhưng lại được thừa hưởng từ công ty mẹ uy tín và kinh nghiệm- những yếu tố rất quan trọng. Uy tín của công ty mẹ là yếu tố thu hút khách hàng đến với công ty trong những ngày đầu hoạt động. Thực tế cho thấy: uy tín của công ty mẹ càng lớn thì khách hàng càng cảm thấy yên tâm khi lựa chọn công ty chứng khoán của tổ chức đó. Như chúng ta đã biết, thị trường chứng khoán là một thị trường hết sức phức tạp và nhạy cảm, bất cứ một biến động nhỏ nào cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, không chỉ đối với công chúng đầu tư mà ngay cả đối với những người vận hành thị trường. Bởi vậy, công ty có được những kinh nghiệm hoạt động trên lĩnh vực ngân hàng là một nhân tố quan trọng giúp các công ty này có thể hoạt động một cách suôn sẻ, ứng phó kịp thời trước những biến cố và thu được những kết quả tốt đẹp.
Bên cạnh uy tín và kinh nghiệm, công ty còn được thừa hưởng từ công ty mẹ những yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng, đó là mạng lưới khách hàng rộng khắp và hệ thống trang thiết bị chuyên dụng cũng như những dịch vụ trợ giúp từ công ty mẹ. Đây cũng là những yếu tố góp phần vào thành công của công ty.
Thứ hai, phải kể đến một nhân tố trung tâm của sự thành công, đó chính là nhân tố con người. Nhận thức được tầm quan trọng của nhân tố này, ngay từ giai đoạn đầu, công ty đã tập trung phát triển và bồi dưỡng đội ngũ nhân sự của mình. Tất cả các cán bộ kinh doanh chủ chốt đều trải qua khóa đào tạo của UBCKNN và được cấp giấy phép hành nghề. Hiện nay, công ty đang tuyển thêm nhân sự để chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo. Cán bộ của công ty, ngoài việc được đào tạo theo các khóa huấn luyện của UBCKNN, một số lớn cũng được gửi ra nước ngoài đào tạo chuyên sâu hoặc được chuyên gia nước ngoài sang tư vấn đào tạo tại chỗ. Đội ngũ lãnh đạo của công ty là những người có thâm niên trong ngành ngân hàng nên cho dù ở trong giai đoạn đầu hoạt động còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc nhưng nhìn chung việc điều hành công ty đều trôi chảy. Công ty đã tiến hành những hoạt động phục vụ khách hàng chu đáo, bước đầu tạo được lòng tin nơi khách hàng.
Bên cạnh yếu tố con người thì sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị vật chất và máy móc kỹ thuật cũng rất cần thiết. Và đây cũng chính là yếu tố thứ ba góp phần vào thành công trong hoạt động của công ty. Có thể nói, thời gian qua, công ty đã có sự đầu tư khá bài bản cho trang thiết bị. Nhìn chung, tất cả các trang thiết bị phục vụ cho việc giao dịch, kết nối và xử lý thông tin đều đáp ứng được tương đối tốt cho nhu cầu hiện tại. Công ty đã rất cố gắng trong điều kiện có thể để tạo ra được một môi trường giao dịch thuận tiện nhất cho khách hàng.
Những kết qủa mà công ty đạt được trong thời gian qua, ngoài sự nỗ lực từ phía công ty còn phải kể đến những yếu tố thuận lợi từ môi trường bên ngoài.
Thứ nhất, đó là sự phát triển của thị trường chứng khoán cả về quy mô lẫn chất lượng. Rõ ràng, so với những ngày đầu mới bước vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những tiến triển khả quan, hoạt động của thị trường đã dần đi vào quỹ đạo, ổn định và thực sự mang tính “thị trường” hơn trước. Số lượng hàng hoá trên thị trường đã phong phú hơn, đây cũng là một yếu tố có tác động tích cực đến hoạt động của công ty.
Thứ hai, cùng với sự phát triển của thị trường, ngày càng có thêm nhiều nhà đầu tư quan tâm và tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Số lượng các nhà đầu tư tăng lên làm cho lượng khách hàng của công ty cũng nhiều lên, bởi vậy mà hoạt động của công ty có phần tấp nập hơn, tạo điều kiện cho công ty triển khai các hoạt động và tăng doanh thu.
2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân
Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ nhưng cũng phải thừa nhận rằng BSC vẫn còn tồn tạis một số khó khăn cần tháo gỡ:
Hiện tượng khách hàng đóng tài khoản chuyển sang giao dịch tại công ty khác vẫn còn.
Hoạt động bảo lãnh phát hành chưa được triển khai. Có rất nhiều lý do nhưng thực tế cho thấy đây là hoạt độ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1947.doc