Luận văn Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤBÌA

LỜI CAM ĐOAN .II

MỤC LỤC .III

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT.VI

DANH MỤC CÁC BẢNG .VII

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỀU ĐỒ.VIII

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đềtài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đềtài .3

3. Phương pháp nghiên cứu: .3

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đềtài .4

4.1. Đối tượng nghiên cứu.4

4.2. Phạm vi nghiên cứu .4

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đềtài .5

6. Kết quả đạt được của luận văn .6

CHƯƠNG 1: CƠSỞLÝ LUẬN VỀDỊCH VỤHUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG .8

1.1. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG .8

1.1.1. Khái niệm dịch vụngân hàng, khái niệm dịch vụhuy động vốn .8

1.1.2. Một sốhoạt động dịch vụcủa ngân hàng .10

1.1.3. Đặc điểm dịch vụngân hàng .11

1.1.4. Các chủthểcung cấp dịch vụngân hàng .12

1.1.5. Các khách hàng sửdụng dịch vụngân hàng .12

1.2. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤNGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH

TẾQUỐC TẾ.13

1.2.1. Dịch vụngân hàng và hội nhập kinh tếquốc tế.13

1.2.2. Các yếu tốliên quan đến hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập .14

1.3. NHỮNG YÊU CẦU MỞCỬA THỊTRƯỜNG DỊCH VỤNGÂN HÀNG TRONG

ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP .17

1.3.1. Các cam kết theo Hiệp định vềthương mại dịch vụcủa ASEAN.17

1.3.2. Những yêu cầu vềmởcửa thịtrường dịch vụNH theo Hiệp định Thương mại

Việt Nam - Hoa Kỳ.18

1.3.3. Yêu cầu vềmởcửa thịtrường dịch vụngân hàng trong quá trình hội nhập WTO

và lộtrình hội nhập cụthể.19

1.4. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾQUỐC TẾ ĐẾN NGÀNH NGÂN HÀNG.22

1.4.1. Cơhội .22

1.4.2. Thách thức .23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤHUY ĐỘNG VỐN TẠI

BIDV HỒCHÍ MINH .25

2.1. GIỚI THIỆU VỀCHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN

THÀNH PHỐHỒCHÍ MINH .25

2.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển của BIDV HồChí Minh .25

2.1.2. Cơcấu tổchức của BIDV HồChí Minh .27

2.1.3. Tình hình sửdụng lao động.28

2.1.4. Tình hình hoạt động của BIDV HồChí Minh trong thời gian qua .31

2.2. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV

HỒCHÍ MINH .36

2.2.1. Hệthống các văn bản pháp luật vềdịch vụngân hàng nói chung.36

2.2.2. Hệthống các văn bản liên quan hoạt động dịch vụhuy động vốn của Chi nhánh

Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển thành phốHồChí Minh :.37

2.2.3. Môi trường kinh tế- xã hội: .39

2.3. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤHUY ĐỘNG VỐN TẠI

BIDV HỒCHÍ MINH .40

2.3.1. Mô tảdịch vụhuy động vốn hiện hành của BIDV HồChí Minh: .40

2.3.2. Vềquy mô nguồn vốn huy động: .41

2.3.3. Vềcơcấu nguồn vốn huy động .43

2.3.4. Ý kiến đánh giá của khách hàng có giao dịch dịch vụhuy động vốn tại Chi

nhánh Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển thành phốHồChí Minh .47

2.3.5. Tình hình phát triển “Dịch vụhỗtrợdịch vụhuy động vốn” .49

2.4. ĐÁNH GIÁ VỀDỊCH VỤHUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV HỒCHÍ MINH:.56

2.4.1. Giá cả/Lãi suất (Prices) .56

2.4.2. Loại hình sản phẩm (Products).56

2.4.3. Chính sách xúc tiến bán hàng (khuyến mãi, quảng cáo-Promotion) .56

2.4.4. Mạng lưới (kênh phân phối-Places) .57

2.4.5. Đánh giá khảnăng cạnh tranh của BIDV HồChí Minh trong dịch vụhuy động vốn.57

2.4.6. Phân tích SWOT vềdịch vụhuy động vốn của BIDV HồChí Minh .63

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN TP.HCM69

3.1. DỰBÁO VỀXU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤHUY ĐỘNG VỐN

TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾQUỐC TẾ.69

3.1.1. Cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành đối với dịch vụhuy động vốn .69

3.1.2. Đa dạng hóa các nhu cầu của khách hàng vềdịch vụtiền gửi. .69

3.1.3. Thay đổi tỷtrọng của nhóm khách hàng huy động vốn. .70

3.2. MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

CỦA BIDV HỒCHÍ MINH TRONG THỜI GIAN TỚI .70

3.2.1. Giải pháp vềchính sách huy động vốn (giá, sản phẩm) .70

3.2.2. Giải pháp vềphát triển khách hàng .77

3.2.3. Giải pháp vềcải cách thủtục hành chánh .79

3.2.4. Giải pháp vềkênh phân phối (mạng lưới) .79

3.2.5. Giải pháp vềcông nghệ.81

3.2.6. Giải pháp vềquản trị điều hành.82

3.2.7. Giải pháp vềnhân sự.83

3.2.8. Giải pháp vềcông tác Marketing.85

3.3. KIẾN NGHỊ.89

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước và cơquan quản lý Nhà nước.89

3.3.2. Đối với Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam.90

3.3.3. Đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển thành phốHồChí Minh .91

PHẦN KẾT LUẬN.93

TÀI LIỆU THAM KHẢO .95

PHẦN PHỤLỤC

pdf138 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2586 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó, chính sách lãi suất áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán ngày càng hấp dẫn và linh hoạt hơn, và tiện ích từ tài khoản ngày càng được nâng cao. 2.3.5.3 Tình hình phát triển hoạt động dịch vụ thẻ ATM Tình hình phát triển hoạt động dịch vụ thẻ BIDV-ATM tại chi nhánh trong 3 năm qua được thể hiện tại bảng 2.12. Bảng số 2.11: Số lượng thẻ BIDV-ATM phát hành tại BIDV Hồ Chí Minh Năm 2005 (số thẻ) Năm 2006 (số thẻ) Năm 2007 (số thẻ) Tăng trưởng năm 2006 so với 2005 Tăng trưởng năm 2007 so vói 2006 Số thẻ phát hành 16,042 12,674 13,500 -20.99% 6.52% Số thẻ luỹ kế 26,803 39,477 52,977 47.29% 34.20% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 9 tháng 2007[3] Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều NH trên địa bàn triển khai dịch vụ thẻ ATM. Bên cạnh đó, sản phẩm thẻ của một số NH ngày càng được mở rộng tiện ích giúp khách hàng thuận lợi trong việc hiện đại hoá hoạt động thanh toán của mình. So với nhiểu NHTM trên địa bàn, chức năng sản phẩm thẻ của BIDV kém phong phú hơn. Do vậy, BIDV Hồ Chí Minh rất khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới đăng ký phát hành thẻ. Kết quả trong Bảng 2.12 cho thấy trong năm 2006, tốc độ tăng trưởng phát hành thẻ âm 21%(-21%), giảm 3.368 thẻ phát hành so với năm 2005. Trong năm 2007, qua triển khai chỉ thị 20/2007/CT- Ttg của chính phủ về chi lương cho đối tượng nhận lương từ ngân sách qua NH, BIDV Hồ Chí Minh tiếp thị thành công một số đơn vị nhận lương từ ngân sách. Kết quả là số thẻ phát hành tăng hơn năm 2006, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng rất thấp, chỉ 2%. 54 2.3.5.4 Tình hình phát triển dịch vụ chi hộ lương: Bảng số 2.12: Kết quả hoạt động dịch vụ chi hộ lương từ năm 2005-2007 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tăng trưởng 2006/2005 (%) Tăng trưởng 2007/2006 (%) Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ chi hộ lương(công ty/tổ chức) 65 72 98 10,77% 36,11% Doanh số chi lương trong năm (tỷ đồng) 482 1057 1300 119,29% 22,99% Phí dịch vụ (triệu đồng) 431 557 700 29,23% 25,67% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 9 tháng 2007[3] Trong 3 năm qua, dịch vụ chi hộ lương của BIDV Hồ Chí Minh liên tục tăng trưởng cả về số lượng khách hàng (tăng trưởng 11% trong năm 2006 và 36% trong năm 2007) và doanh số thực hiện (tăng trưởng 119% trong năm 2006 và 23% trong năm 2007). Hoạt động dịch vụ này mang lại nguồn thu phí dịch vụ đáng kể, đồng thời giúp tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn cho BIDV Hồ Chí Minh. 2.3.5.5 Ý kiến của khách hàng về nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng hiện đại Qua thăm dò nhu cầu của khách hàng về dịch vụ ngân hàng hiện đại (kết quả thăm dò thể hiện tại bảng 2.14) ta thấy: + Đối với dịch vụ rút tiền bằng thẻ ATM: đa số khách hàng đã sử dụng dịch vụ này (90,6%). Trong số những người chưa sử dụng dịch vụ, 53% khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ. + Đối với dịch vụ rút tiền, thanh toán bằng thẻ ATM qua các máy cà thẻ (POS/EDC): đa số khách hàng chưa sử dụng dịch vụ này (80,4%). Lý do có thể là họ chưa biết đến phương tiện thanh toán này hoặc những nơi khách hàng mua sắm hàng hoá chưa lắp máy cà thẻ (POS) của BIDV. Trong số 55 những người chưa sử dụng dịch vụ, có 22,2% khách hàng cho biết họ có nhu cầu sử dụng dịch vụ này. Bảng số 2.13 Kết quả thăm dò nhu cầu khách hàng về dịch vụ thanh toán hiện đại Loại hình sản phẩm dịch vụ NH hiện đại Đã thực hiện (1) Chưa thực hiện (2) Có nhu cầu(a) Không có nhu cầu(b) Không trả lời (c) RÚT TIỀN BẰNG THẺ ATM 90,61% 9,4% 52,9% 0,0% 47,1% RÚ TIỀN,CK BẰNG QUA MÁY CÀ THẺ 19,64% 80,4% 22,2% 17,8% 60,0% TTĐK TIỀN ĐIỆN QUA NH 34,82% 65,2% 51,6% 10,9% 37,5% TTĐK TIỀN NƯỚC QUA NH 6,82% 93,2% 58,9% 11,0% 30,1% TTĐK TIỀN ĐTDD QUA NH 15,12% 84,9% 77,8% 3,2% 19,0% TTĐK TIỀN TH CÁP QUA NH 11,90% 88,1% 71,2% 13,6% 15,2% TTĐK TIỀN ĐTCĐ QUA NH 7,89% 92,1% 80,6% 14,5% 4,8% TTĐK PHÍ BH QUA NH 7,89% 92,1% 67,8% 10,2% 22,0% TTĐK TIỀN INTERNET QUA NH 9,33% 90,7% 63,6% 16,4% 20,0% TTĐK $THUÊ NHÀ QUA NH 4,48% 95,5% 85,1% 14,9% 0,0% TỰ ĐÓNG $ (ĐIỆN,NƯỚC)QUA ATM 25,35% 74,6% 100,0% 0,0% 0,0% TỰ ĐÓNG $ (ĐT) QUA ATM 15,94% 84,1% 82,6% 17,4% 0,0% TỰ ĐÓNG $ (TH CÁP, INTERNET..)QUA ATM 11,94% 88,1% 84,8% 13,0% 2,2% TỰ MUA THẺ TRẢ TRƯỚC QUA ATM 10,00% 90,0% 67,3% 14,3% 18,4% Nguồn: Báo cáo thăm dò khách hàng đợt 2 năm 2007 của BIDV Hồ Chí Minh[4] Ghi chú: Kết quả trong các cột (a), (b), (c) thể hiện tỷ trọng khách hàng chiếm trong tổng số khách hàng chưa sử dụng dịch vụ . + Đối với dịch vụ uỷ quyền cho ngân hàng thanh toán định kỳ các chi phí điện, nước, điện thoại di động, điện thoại cố định, truyền hình cáp, internet, phí bảo hiểm nhân thọ, tiền thuê nhà: đa số khách hàng chưa sử dụng dịch vụ (65% đến 96% khách hàng). Trong số họ, khi được hỏi về nhu cầu sử dụng, đa số đều trả lời là có nhu cầu (khách hàng có nhu cầu chiếm tỷ lệ từ 52% đến 85%). + Về dịch vụ đóng điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp, internet, mua thẻ trả trước qua máy ATM: trong những khách hàng được thăm dò ý kiến, số khách hàng đã thực hiện các dịch vụ này chiếm tỷ trọng thấp (chỉ từ 12-25%). Trong số những người chưa sử dụng các dịch vụ này, đa số cho biết họ có 56 nhu cầu sử dụng các dịch vụ, đặc biệt là nhu cầu trả tiền điện qua ATM (100% khách hàng chọn), tiếp theo là dịch vụ đóng tiền điện thoại và truyền hình cáp và internet (85% khách hàng chọn). 2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV HỒ CHÍ MINH: 2.4.1. Giá cả/Lãi suất (Prices) Do bị chi phối bởi lãi suất trần tiền gửi mà Hiệp Hội ngân hàng qui định và lãi suất mua vốn nội bộ của BIDV, BIDV Hồ Chí Minh có chính sách lãi suất huy động thấp hơn so với một số NHTM trên địa bàn, đặc biệt là với tiền gửi VND. Số liệu về lãi suất huy động VND thể hiện tại Bảng 2.5 cho thấy cùng kỳ hạn gửi 3 tháng hoặc 6 tháng, lãi suất huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh thấp hơn so với các NHTMCP khoảng từ 1,26-1,32%/năm. Kỳ hạn 12 tháng cũng thấp hơn từ 0,84- 1,12%/năm. Như vậy khả năng cạnh tranh của BIDV Hồ Chí Minh trên phương diện lãi suất huy động vốn VND kém, đặc biệt là kém hấp dẫn với những khách hàng có số tiền gửi lớn. Vì theo chính sách lãi suất huy động của một số NHTMCP, khách hàng có số tiền gửi lớn được hưởng biên độ lãi suất cộng thêm từ 0,15%-0,40%/năm ngoài lãi suất huy động niêm yết. 2.4.2. Loại hình sản phẩm (Products) Hiện nay, BIDV Hồ Chí Minh có hầu hết sản phẩm huy động vốn như các NHTM khác (được liệt kê và mô tả tại Phụ lục 3). Bên cạnh đó, BIDV Hồ Chí Minh có một số sản phẩm tiền gửi đặc biệt, đó là tiền gửi Tiết kiệm Ổ Trứng Vàng (dành cho cá nhân), và sản phẩm tiền gửi thanh toán hưởng lãi suất phân tầng theo số dư (dành cho tổ chức). Tuy nhiên, so với thị trường, vẫn còn thiếu một số sản phẩm mà thị trường có nhu cầu. 2.4.3. Chính sách xúc tiến bán hàng (khuyến mãi, quảng cáo-Promotion) Qua thăm dò một số khách hàng cá nhân và tổ chức trên địa bàn TP.HCM, họ cho biết thương hiệu BIDV còn chưa quen thuộc với nhiều khách hàng. Một trong các nguyên nhân là do hoạt động quảng bá thương hiệu của BIDV chưa mạnh, phạm 57 vi quảng bá chưa rộng rãi. Hoạt động quảng bá thương hiệu ít được thực hiện qua các kênh thông tin đại chúng như Tivi, báo chí, Banner đặt ngoài đường phố, nơi công cộng...Bên cạnh đó, do bị giới hạn về ngân sách thực hiện các chương trình quảng cáo trong mỗi năm, nên chi nhánh chưa thể tự thực hiện các chương trình quảng bá thương hiệu có tính hiệu quả cao. Nhiều chương trình khuyến mãi huy động vốn được thực hiện nhưng chưa thu hút người gửi (ví dụ như chương trình Tiết kiệm Dự thường). Do yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng – đó là lãi suất huy động – chưa thật sự hấp dẫn. 2.4.4. Mạng lưới (kênh phân phối-Places) Với mạng lưới giao dịch của toàn hệ thống khá dày đặc, bao phủ khắp các tỉnh thành, được kết nối trực tuyến gồm hơn 102 chi nhánh cấp 1 và 900 phòng và điểm giao dịch, cộng thêm 700 máy ATM và gần 1.000 máy cà thẻ (POS) trên toàn quốc, khách hàng có thể thuận tiện giao dịch dịch vụ huy động vốn của BIDV. Dự kiến đến cuối năm 2008, BIDV còn tăng cường triển khai thêm mạng lưới giao dịch hiện đại, nâng tổng số máy ATM lên khoảng 1.000 máy và đạt khoảng 3.000 máy POS, nên khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền cho khách hàng còn tốt hơn nữa. Riêng trên địa bàn TP.HCM, hiện có gần 60 địa điểm giao dịch gồm 8 chi nhánh cấp I, 40 phòng giao dịch và 11 điểm giao dịch của BIDV. Ngoài ra, trên địa bàn còn có gần 120 máy BIDV-ATM và rất nhiều máy cà thẻ đặt tại các siêu thị, cao ốc, trung tâm mua sắm... Với mạng lưới phân phối như vậy, BIDV Hồ Chí Minh là ngân hàng được khá nhiều khách hàng chọn lựa giao dịch tiền gửi. 2.4.5. Đánh giá khả năng cạnh tranh của BIDV Hồ Chí Minh trong dịch vụ huy động vốn 2.4.5.1 Về thị phần huy động vốn: Năm 2006, thị phần tiền gửi huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh chiếm trong tiền gửi huy động vốn của địa bàn giảm 0,38% so với năm 2005. Trong năm 2006, thị phần huy động vốn của khối NHTMQD chiếm trong tiền gửi huy động 58 vốn của địa bàn cũng giảm 4,6% so với năm 2005. Trong khối NHTMQD, thị phần của BIDV Hồ Chí Minh chiếm 7,68% (năm 2005) giảm còn 7,61% (năm 2006), được thể hiện tại bảng 2.15 Bảng số 2.14: Tình hình huy động vốn trên địa bàn TP.HCM năm 2005-2006 Năm 2005 Năm 2006 So sánh tăng giảm Giá trị Thị phần Giá trị Thị phần Tăng trưởng Thị phần Tổng HĐV (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (%) (%) 1.Địa bàn HCM 188.875,70 100% 285.502,90 100,00% 51,16% 0,00% 2. NHTMQD so với địa bàn TP.HCM 87.836,20 46,50% 119.653,30 42% 36,22% -4,60% 3.BIDV-HCMC 6.749,00 9.107,00 34,94% So với địa bàn 3,57% 3,19% -0,38% So với khối NHTMQD 7,68% 7,61% -0,07% Nguồn: Niên giám thống kê 2007[5] , Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 9 tháng 2007[3] Về tăng trưởng của nguồn vốn huy động năm 2006 so với 2005, tốc độ tăng trưởng của BIDV Hồ Chí Minh là 34,94%, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của địa bàn (tăng 51,16%) và thấp hơn so với khối NHTMQD (tăng 36,22%). Bảng số 2.15 Tình hình huy động vốn địa bàn TP.HCM phân theo loại tiền tệ Năm 2005 Năm 2006 So sánh tăng giảm Giá trị Thị phần Giá trị Thị phần Tăng trưởng Thị phần Huy động theo loại tiền tệ (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (%) (%) 1. Địa bàn HCM 188.875,70 285.502,90 a.Huy động vốn VND 87.065,40 100% 125.256,10 100,00% 43,86% 0,00% b.Huy động vốn ngoại tệ 101.810,30 100% 160.246,80 100% 57,40% 0,00% 2.BIDV-HCMC so với địa bàn a.Huy động vốn VND 5.040,00 5,79% 7.103,46 5,67% 40,94% -0,12% b.Huy động vốn ngoại tệ 1.709,00 1,68% 2.003,54 1,25% 17,23% -0,43% Nguồn: Niên giám thống kê 2007 [5] , Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 9 tháng 2007[3] 59 Nếu phân tích theo loại tiền tệ huy động vốn, thị phần huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh chiếm trong địa bàn trong năm 2006 giảm so với năm 2005 cả đối với tiền gửi VND và tiền gửi ngoại tệ. Trong đó, thị phần tiền gửi ngoại tệ giảm mạnh hơn. Tốc động tăng trưởng tiền gửi huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh (cả với tiền gửi VND và ngoại tệ) thấp hơn so với tốc độ của thị trường, được thể hiện tại bảng 2.16. Tóm lại, thời gian gần đây, thị phần tiền gửi huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh chiếm trong tiền gửi huy động của khối NHTMQD và chiếm so với tổng tiền gửi huy động trên địa bàn TP.HCM ngày càng giảm sút. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của chi nhánh đối với tiền gửi huy động vốn thấp hơn so với khối NHTMQD và địa bàn TP.HCM 2.4.5.2 Về công nghệ: Đối với bất kỳ một công ty, tổ chức nào đang hoạt động, thì công nghệ luôn là một trong các tài nguyên quý giá vì nó tạo cơ sở hạ tầng và hỗ trợ cho công ty cả về mặt hoạt động và mặt quản trị. Nhất là đối với ngành ngân hàng, khi mà sản phẩm dịch vụ có tính vô hình và khó xác định, thì trình độ và khả năng đáp ứng yêu cầu của công nghệ tạo nên chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Đối với hoạt động huy động vốn của BIDV nói chung và của BIDV Hồ Chí Minh nói riêng, chính sự thay đổi và nâng cao về mặt công nghệ đã làm cho chất lượng sản phẩm huy động vốn thay đổi đáng kể, đáp ứng nhiều nhu cầu của thị trường. Cụ thể là BIDV Hồ Chí Minh cung cấp cho thị trường các sản phẩm tiền gửi có một tính năng vượt trội và hiện đại như gửi một nơi-nhận nhiều nơi, tiền gửi được rút trước hạn nhiều lần, tiền gửi hưởng lãi suất phân tầng, tiền gửi hưởng lãi suất bậc thang, tiền gửi hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi... Với hệ thống công nghệ cũ của BIDV, các tính năng nêu trên hoặc không thực hiện được, hoặc phải thực hiện thủ công, mất nhiều thời gian chờ đợi của khách hàng và làm giảm năng suất lao động của nhân viên. Mặt khác, nếu không có các tính năng vượt trội trên, sản phẩm tiền gửi không tạo được sự linh hoạt khi khách 60 hàng có nhu cầu rút tiền, làm cản trở sự phát triển của dịch vụ huy động vốn. Trước đây khách hàng không được rút trước hạn từng phần sổ tiết kiệm, khi cần tiền hoặc phải cầm cố sổ tiết kiệm để vay, hoặc phải rút trước hạn toàn bộ số tiền đã gửi (khách hàng bị mất lãi đã phát sinh trong thời gian thực gửi). Hoặc trước đây khách hàng gửi tiền tại điểm giao dịch nào thì phải tất toán sổ ở nơi đó, không tạo sự thuận lợi cho khách hàng như hiện nay. Về mặt quản lý thông tin khách hàng, hệ thống dữ liệu hiện đại của BIDV hỗ trợ việc cung cấp sản phẩm hiện đại cho khách hàng như in sao kê nhanh chóng, kiểm tra số dư, kiểm tra phát sinh giao dịch tài khoản tiền gửi qua máy ATM, qua tin nhắn Mobile-banking, qua dịch vụ Home-banking ...mà không cần đợi nhận chứng từ về hoặc phải gọi điện thoại cho NH để kiểm tra . Ngoài ra khi BIDV tham gia hệ thống Banknet-vn, khách khàng có tài khoản tiền gửi ở một số NH (khác BIDV) vẫn có thể rút tiền, chuyển tiền qua các kênh phân phối của BIDV như ATM và ngược lại khách hàng có thẻ BIDV-ATM có thể rút tiền tại các máy ATM của các ngân hàng tham gia Banknet-vn. Hiện nay các NH kết nối thành công Banknet-vn gồm BIDV, NH Công thương (ICB), NHTMCP Gòn Công Thương (Saigonbank), NH Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn và NHTMCP An Bình... Ngoài ra, khi công nghệ được nâng cấp, các kênh phân phối của BIDV phục vụ được cho khách hàng của các ngân hàng nước ngoài như dịch vụ chấp nhận thẻ quốc tế (Visa và Visa Plus+) tại máy BIDV-ATM và thẻ Visa tại máy BIDV-POS. Tuy nhiên, hiện nay các dịch vụ ngân hàng điện tử chưa phát triển mạnh cũng là một điểm yếu của BIDV nói chung và của BIDV Hồ Chí Minh nói riêng trong việc thu hút khách hàng mở tài khoản thanh toán, thu hút nguồn TIỀN GỬI không kỳ hạn. Cụ thể như:dịch vụ Internet -banking chưa được triển khai. Dịch vụ Mobile-banking (BSMS) chỉ mới dừng lại ở chức năng vấn tin. Máy BIDV-ATM chỉ mới chấp nhận được thẻ BIDV-ATM, Visa và Visa Plus+ với chức năng thực hiện chủ yếu là rút tiền mặt và chuyển khoản. Dịch vụ POS chỉ mới chấp nhận được 61 thẻ BIDV-ATM và rhẻ Visa. Nguyên nhân là BIDV chậm hơn so với một số NHTM khác trong việc đưa ra các sản phẩm dịch vụ hiện đại. Ngoài ra, sản phẩm ngân hàng điện tử thiếu các chức năng mà thị trường đang có. Chính vì vậy khi triển khai, sản phẩm kém hấp dẫn thị trường nên mức độ thành công không cao. Cụ thể như dịch vụ ATM chưa thực hiện được chức năng thanh toán hoá đơn, dịch vụ BSMS chưa có chức năng thanh toán, dịch vụ POS chưa chấp nhận thẻ quốc tế như Amex, Master, JBC... Trong bối cảnh hội nhập, khi thị trường Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các NH nước ngoài với trình độ công nghệ cao và sản phẩm dịch vụ hiện đại, hệ thống công nghệ của BIDV phải nhanh chóng thay đổi, đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường. Mặt khác, khi hội nhập, tính cạnh tranh trong hoạt động ngày càng gay gắt, đòi hỏi nhà các quản lý phải nắm bắt tình hình hoạt động nhanh để sớm đưa ra quyết định, vì vậy, đòi hỏi hệ thống công nghệ phải có chất lượng cao. 2.4.5.3 Về nguồn nhân lực: Cũng giống như công nghệ, nhân lực cũng là tài nguyên quý giá của ngành NH, chất lượng nhân sự từ lãnh đạo cao nhất đến người ở vị trí thấp nhất đều tạo nên sự thành công trong hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên, mặc dù có đội ngũ lao động dồi dào, nhưng đội ngũ giao dịch viên của BIDV Hồ Chí Minh chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng bán hàng và kỹ năng chăm sóc khách hàng. Theo kết quả thăm dò ý kiến khách hàng tại Bảng 2.10 cho thấy chỉ 83,04% khách hàng hài lòng với thái độ nhân viên trong giao dịch tiền gửi, 14% cho là bình thường và có 0,35% khách hàng chưa hài lòng. Đối với nhận xét của khách hàng về tính chuyên nghiệp của nhân viên giao dịch, có 3,11% khách hàng cho là nhân viên giao dịch chưa chuyên nghiệp. Nếu tính trên số lượng khách hàng đang giao dịch tiền gửi khoảng 40.000 khách hàng, thì số khách hàng chưa hài lòng là hơn 100 khách hàng. Đây là một con số đáng phải lưu ý, để tăng khả năng cạnh tranh thì BIDV Hồ Chí Minh phải thoả mãn và làm hài lòng mọi khách hàng. 62 Qua số liệu thể hiện tại bảng 2.1 về tình hình nhân sự của BIDV Hồ Chí Minh, ta thấy mặc dù trong tổng số lao động, lao động thuộc cấp lãnh đạo chiếm khoảng 20%, nhưng tỷ trọng lao động có trình độ trên đại học chiếm chỉ dưới 10%, trong đó khoảng 50% là chuyên viên. Như vậy, tỷ lệ lãnh đạo có trình độ trên đại học của BIDV Hồ Chí Minh còn rất mỏng. Bên cạnh đó, cơ chế tiền lương còn bình quân chủ nghĩa và bị khống chế theo đơn giá qui định của nhà nước nên chưa kích thích nỗ lực tăng doanh số giao dịch của từng giao dịch viên. Việc biến động nhân sự nhanh và nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng nhân sự, chất lượng phục vụ khách hàng do người thay thế chưa nắm bắt thông tin “vô hình“ của khách hàng (uy tín, cách giao dịch...) nên đôi khi đòi hỏi khách hàng nhiều thông tin mà họ nghĩ trước đây NH đã biết, làm khách hàng không hài lòng. 2.4.5.4 Về sức hấp dẫn so với các kênh huy động vốn cạnh tranh: Kết quả thể hiện tại Biểu đồ 2.9 và 2.10-Phụ lục 2 cho thấy khi đánh giá về mức độ an toàn trong các kênh đầu tư tiền nhà rỗi, khách hàng cho là kênh đầu tư an toàn nhất (ít rủi ro nhất) là gửi tiền vào NHTMQD, tiếp theo là gửi tiền vào NHTMCP, tiếp theo là kênh bảo hiểm nhân thọ. Kênh đầu tư mà khách hàng cho là có rủi ro cao nhất là đầu tư vào chứng khoán, tiếp theo là tự kinh doanh. Ngược lại, khi hỏi ý kiến đánh giá của khách hàng về khả năng sinh lời (mang lại lợi nhuận) của các kênh đầu tư, đa số khách hàng cho là kênh mang lại lợi nhuận cao nhất là tự kinh doanh, tiếp theo là đầu tư vào chứng khoán, tiếp đến là gửi vào NHTMCP. Kênh đầu tư khách hàng cho là mang lại ít lợi nhuận nhất là mua bảo hiểm nhân thọ, rồi đến gửi vào NHTMQD. Như vậy, với khách hàng là người không sợ rủi ro, họ có thể chọn kênh đầu tư vào thị trường chứng khoán hoặc tự kinh doanh vì họ cho rằng nó mang lại lợi nhuận cao nhất, mặc dù biết các kênh đầu tư này có rủi ro cao. Ngược lại, các khách hàng không ưa thích rủi ro sẽ gửi tiền vào NHTMQD vì là kênh đầu tư an toàn nhất (dù họ biết là khả năng sinh lời thấp nhất). Kết quả thăm dò thể hiện tại Biểu đồ 63 2.15- Phụ lục 2 cho ta thấy nguy cơ nguồn tiền gửi tại BIDV Hồ Chí Minh có thể dịch chuyển qua kênh huy động có tính an toàn thấp hơn nhưng sinh lời cao hơn (theo đánh giá của khách hàng), đó là gửi tại NHTMCP. Trong đó, đa số khách hàng chọn gửi tại ACB, Sacombank, Eximbank, Đông Á... Ngoài nguy cơ bị cạnh tranh bởi sản phẩm huy động vốn của các NHTM khác và của các kênh đầu tư như nêu trên, sản phẩm huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh còn bị cạnh tranh bởi các sản phẩm thay thế (được mô tả chi tiết tại Phụ Lục 7). Sự sự tồn tại và phát triển của các sản phẩm thay thế góp phần làm giảm thị phần tiền gửi huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh trong các năm qua. 2.4.6. Phân tích SWOT về dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh 2.4.6.1 Điểm mạnh (Strengths) + BIDV Hồ Chí Minh là chi nhánh hạng nhất của một trong bốn NHTMQD có quá trình hình thành và phát triển lâu dài (trên 50 năm) và có qui mô hoạt động lớn nhất hiện nay. Riêng chi nhánh BIDV Hồ Chí Minh đã có trên 30 năm hoạt động nên có khả năng nắm bắt nhu cầu của khách hàng và đã xây dựng được nền tảng khách hàng ổn định, đặc biệt có một số khách hàng là tổng công ty, tập đoàn lớn. + Thương hiệu BIDV đã được khẳng định trên thị trường, tạo thuận lợi cho chi nhánh phát triển khách hàng mới. + So với nhiều NHTM khác, mạng lưới là một thế mạnh của hệ thống BIDV. Hiện nay, mạng lưới của BIDV đã phủ khắp các tỉnh, thành trong cả nước, tạo thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch, kể cả khách hàng cá nhân và tổ chức, và thuận lợi cho chi nhánh trong việc thực hiện các dịch vụ thu hộ, quản lý tài khoản, dịch vụ liên kết thanh toán với các tổ chức tín dụng khác... + Nguồn lao động có trình độ cao, kinh nghiệm nghiệp vụ tốt, nắm bắt công việc nhanh, thuận lợi cho BIDV Hồ Chí Minh triển khai dịch vụ huy động vốn mới. + Nền tảng công nghệ tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển sản phẩm, dịch vụ hiện đại có hàm lượng công nghệ cao. Hệ thống cơ sở dữ liệu được trực tuyến toàn hệ 64 thống nên thuận tiện cho khách hàng giao dịch, tạo tính nổi trội của sản phẩm tiền gửi (gửi một nơi-nhận nhiều nơi, rút trước hạn từng phần...) + Tài nguyên về vốn lớn, đáp ứng nhu hiện đại hoá công nghệ, mua sắm trang thiết bị hiện đại, phục vụ việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như ATM, POS, máy nộp tiền tự động (CDM)... + Tạo được sự tin tưởng của khách hàng về thái độ phục vụ, về sự an toàn do là NHTM thuộc Nhà nước quản lý. BIDV còn là NHTM đầu tiên của Việt Nam áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. + Là NHTM có thực hiện kiểm toán quốc tế liên tục 10 năm nay, góp phần tăng uy tín với đối tác và khách hàng, nhất là các đối tác nước ngoài. 2.4.6.2 Điểm yếu (Weaks) + Hình thức sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn đa số còn là sản phẩm truyền thống, chưa có sản phẩm đặc thù. Ngoài ra, BIDV Hồ Chí Minh thiếu một số sản phẩm mà thị trường có nhu cầu (tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm đảm bảo bằng ngoại tệ,...) + Lãi suất huy động (đặc biệt là với tiền gửi có kỳ hạn VND) thấp so với thị trường. + Qui định về thủ tục giao dịch tiền gửi quá cứng nhắc, chưa linh hoạt nên chưa tạo sự thoải mái tuyệt đối cho khách hàng giao dịch tiền gửi. Nhiều dịch vụ hỗ trợ huy động tiền gửi còn nhiều thủ tục, khiến thời gian giao dịch chưa nhanh, chưa làm hài lòng khách hàng. + Sản phẩm dịch vụ hiện đại giúp hỗ trợ huy động tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn) như dịch vụ Internet banking, ATM, Mobile-banking triển khai chậm, không theo kịp nhu cầu thị trường (ví dụ thiếu chức thanh toán hoá đơn, mua vé máy bay, vé tàu, mua thẻ trả trước qua ATM) + Công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ nói chung và dịch vụ huy động vốn nói riêng chưa mạnh. Chưa có đội ngũ Marketing chuyên nghiệp nên công tác quảng 65 bá sản phẩm tiền gửi, sản phẩm dịch vụ hỗ trợ tiền gửi chưa bài bản, chưa hiệu quả. + Nhân viên giao dịch chưa được đào tạo bài bản về công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng. + Đội ngũ cán bộ thiếu chuyên gia, tư vấn giỏi, được đào tạo bài bản từ nước ngoài. + Hệ thống kênh phân phối của BIDV Hồ Chí Minh và các chi nhánh khác trên địa bàn phân bổ chưa hợp lý, chủ yếu tập trung ở một số các quận khu vực nội thành phố, và các quận trung tâm như quận 1, quận 3, quận 5.. 2.4.6.3 Về cơ hội (Opportunities) + Việc Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực cho tất cả các ngành trong nền kinh tế phát triển. Kinh tế càng phát triển, càng có nhiều giao dịch thanh toán được thực hiện .Và BIDV có cơ hội phát triển dịch vụ khi các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thanh toán qua ngân hàng. + BIDV sẽ bị cổ phần hoá trong tương lai. Việc cho các đối tác là NH nước ngoài tham gia góp vốn vào BIDV sẽ là cơ hội giúp khả năng điều hành, quản trị của BIDV sẽ có điều kiện cải thiện tốt hơn. Bên cạnh đó, việc tên tuổi BIDV được gắn với một NH nước ngoài khi NH nước ngoài tham gia vào BIDV với tư cách cổ đông, sẽ làm cho uy tín và vị thế của BIDV-HCMC trên thương trường quốc tế được tăng lên. Khi đó BIDV sẽ có nhiều cơ hội hơn để hợp tác quốc tế nhằm phát triển dịch vụ. Bên cạnh đó, BIDV sẽ có điều kiện học hỏi thêm từ đối tác về mặt công nghệ, kinh nghiệm hoạt động dịch vụ cũng như kinh nghiệm quản trị điều hành và quản lý và phát triển nguồn nhân lực. + Khi hội nhập quốc tế, các NH nước ngoài được thực hiện tất cả các hoạt động huy động vốn tại Việt Nam. Để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả huy động vốn, các NH nước ngoài thường hợp tác với các NHTM Việt Nam (như BIDV) để tận dụng lợi thế về nguồn nhân lực và mạng lưới rộng của NHTM Việt Nam , 66 như vậy BIDV-HCMC có cơ hội phát triển loại hình dịch vụ và tăng thu phí dịch vụ. + Chỉ thị 20/2007/CT-TTg về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf47857.pdf
Tài liệu liên quan