Luận văn Giải pháp phát triển khu vực phi nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2003-2010

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA PHI NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 1

I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU VỰC PHI NÔNG NGHIỆP 1

1. Ngành nghề phi nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệp 1

2. Các ngành nghề phi nông nghiệp 2

2.1. Công nghiệp 2

2.1.1. Khái niệm 2

2.1.2. Các ngành công nghiệp nông thôn 3

2.1.3. Các cụm công nghiệp nông thôn 5

2.2. Kinh tế dịch vụ nông thôn 5

2.2.1. Những vấn đề chung về dịch vụ nông thôn 5

2.2.2. Phân loại kinh tế dịch vụ nông thôn 7

2.2.3. Các hình thức tổ chức kinh tế dịch vụ 9

2.2.4. Dịch vụ thương mại 10

3. Đặc điểm của khu vực phi nông nghiệp 11

II. VAI TRÒ CỦA KHU VỰC PHI NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 13

1. Sự cần thiết phát triển khu vực phi nông nghiệp nông thôn 13

2. Vai trò của khu vực phi nông nghiệp 13

2.1. Đóng góp vào GDP 13

2.2. Tạo việc làm cho người lao động 14

2.3. Khu vực phi nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội nông thôn 16

2.4. Khu vực phi nông nghiệp nông thôn khai thác tiềm năng tại chỗ để trước hết phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn 17

2.5. Phát triển khu vực phi nông nghiệp nông thôn thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá nông thôn tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 18

2.6. Một số vai trò khác của khu vực phi nông nghiệp 18

III. CÁC ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CHO PHÁT TRIỂN KHU VỰC PHI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 19

1. Chính sách và môi trường kinh doanh 19

1.1. Chính sách vĩ mô 19

1.2. Chính sách đầu tư 20

1.3. Chính sách tiền tệ 21

1.4. Chính sách thị trường và thương mại 21

2. Sự phát triển của nguồn nhân lực 22

IV. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KHU VỰC PHI NÔNG NGHIỆP TRƯỜNG HỢP HÀ NỘI 23

1. Đặc điểm khu vực phi nông nghiệp 23

2. Phát triển kinh tế phi nông nghiệp 24

3. Bài học kinh nghiệm 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU VỰC PHI NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM 26

I. BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI 26

1. Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam 26

2. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam 29

2.1. Điều kiện tự nhiên 29

2.2. Đặc điểm về kinh tế 31

2.3. Điều kiện xã hội 32

II. THỰC TRẠNG KHU VỰC PHI NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM 34

1. Đặc điểm và vai trò của khu vực phi nông nghiệp tỉnh Hà Nam 34

1.1. Đặc điểm của khu vực phi nông nghiệp tỉnh Hà Nam 34

1.2. Vai trò của khu vực phi nông nghiệp của tỉnh Hà Nam 34

2. Tình hình phát triển khu vực phi nông nghiệp 37

2.1. Sản xuất công nghiệp 37

2.2. Dịch vụ nông nghiệp nông thôn 42

2.3. Dịch vụ thương mại 44

3. Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển khu vực phi nông nghiệp 49

3.1. Thuận lợi 49

3.2. Khó khăn 50

III. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHU VỰC PHI NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HÀ NAM 52

1. Vai trò của hệ thống chính sách phát triển khu vực phi nông nghiệp 52

2. Chính sách vĩ mô 52

2.1. Nhóm cơ chế, chính sách về kinh tế 52

2.2. Nhóm cơ chế chính sách về hành chính 53

3. Huy động nguồn vốn và chính sách tài chính 54

3.1. Nhu cầu đầu tư 54

3.2. Chính sách tài chính và huy động vốn 54

4. Chính sách khoa học công nghệ 55

5. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực 56

IV. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA KHU VỰC PHI NÔNG NGHIỆP 58

1. Thành tựu 58

2. Hạn chế 59

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KHU VỰC PHI NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2010 61

I. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KHU VỰC PHI NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM 61

1. Định hướng nhằm phát triển khu vực phi nông nghiệp 61

1.1. Về công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn Hà Nam 61

1.2. Về định hướng công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn trong thời gian tới 62

1.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng 62

2. Những quan điểm cơ bản phát triển khu vực phi nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam 63

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KHU VỰC PHI NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM 64

1. Căn cứ xác định 64

1.1. Dự báo xu thế vận động và phát triển khu vực phi nông nghiệp 64

1.2. Chiến lược phát triển các ngành, các lĩnh vực 68

1.2.1. Chiến lược ngành công nghiệp 69

1.2.2. Ngành thương mại dịch vụ 71

2. Mục tiêu phát triển khu vực phi nông nghiệp 72

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU VỰC PHI NÔNG NGHIỆP 75

1. Nhóm giải pháp cơ sở hạ tầng và huy động vốn 75

1.1 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng 75

1.2. Đa dạng hoá các nguồn vốn và phương thức huy động vốn 76

1.3. Chính sách tài chính 78

2. Đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động 80

3. Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp 83

3.1. Phát triển ngành công nghiệp 83

3.2. Phát triển mạng lưới dịch vụ thương mại 86

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2229 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển khu vực phi nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2003-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước TƯ Nhà nước địa phương Tập thể Tư nhân Cá thể Hỗn hợp 100,00 7,99 8,87 4,85 0,40 70,51 7,38 100,00 7,88 20,37 3,57 0,09 64,35 3,74 100,00 24,25 17,71 3,07 0,32 51,51 3,14 100,00 55,87 10,83 1,98 0,14 29,54 1,64 100,00 59,09 10,51 1,76 0,12 26,37 2,14 Nguồn : Số liệu thống kê Hà Nam Xem xét thực trạng phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh theo huyện thị thấy nổi lên một số điểm đáng chú ý. Về cơ cấu, Lý Nhân, Kim Bảng và Duy Tiên vẫn là 3 huyện chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các huyện thị còn lại của tỉnh, riêng 3 huyện này đã chiếm tới khoảng 77,6% so với tổng số các huyện thị toàn tỉnh. Về nhịp độ phát triển thời kỳ 1996-2000 thì Lý Nhân là huyện có nhịp độ tăng trưởng bình quân năm cao nhất tới khoảng 20%/năm, tiếp đến là Thanh Liêm và Duy Tiên. Qui mô sản xuất công nghiệp của Hà Nam hiện nay vẫn phổ biến là quy mô vừa và nhỏ. Hơn nữa, trong giai đoạn 1996 – 2000, số cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh đã giảm từ 16.281 cơ sở sản xuất năm 1995 còn 15.058 cơ sở vào năm 2000. Trong đó, sự suy giảm của số cơ sở chủ yếu diễn ra ở khu vực kinh tế cá thể và ngành công nghiệp chế biến, ngược lại số cơ sở khai thác đá lại tăng lên, phù hợp với xu hướng tăng hiệu quả sản xuất của ngành công nghiệp này. Đồng thời với sự giảm số cơ sở sản xuất công nghiệp, lực lượng lao động công nghiệp của tỉnh đã giảm từ 42.054 người năm 1995 (chiếm 11,6% số lao động trong tỉnh) còn 39647 người năm 2000 (chỉ chiếm 10,2% lực lượng lao động trong tỉnh). Sự giảm số lượng lao động công nghiệp lại hoàn toàn chỉ diễn ra ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đồng thời với sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp theo khu vực kinh tế là sự thay đổi cơ cấu theo các ngành công nghiệp. Trong thời gian qua từ năm 1998 đến năm 2002 công nghiệp Hà Nam đã làm ra được một số sản phẩm với khối lượng tăng nhanh, như xi măng tăng 3 lần gạch đất nung – vôi củ - đá khai thác tăng gấp 2,2 lần vải các loại – vải màu – quần áo may sẵn tăng gấp 4 lần gạo xay xát – bia các loại – tơ tằm – lắp ráp tivi có bước tăng trưởng khá. Cụ thể sự thay đổi về tỷ trọng của các ngành công nghiệp như sau: Công nghiệp khai thác :Trong đó khai thác đá là chủ yếu năm 1996 chiếm 11,79% GDP công nghiệp thì đến năm 2000 còn khoảng 5,84%. Đá xây dựng : Hà Nam hiện có 6 cơ sở khai thác và chế biến đá xây dựng của tỉnh và các ngành TW, tập trung chính ở khu vực xã Thanh Thuỷ huyện Thanh Liêm với năng lực sản xuất 1190000 m3 một năm. Nếu phát huy hết năng lực sản xuất trên thì mới đáp ứng được khoảng 35% nhu cầu vào năm 2010 của Hà Nam và các khu vực lân cận. Tuy nhiên, một phần nhu cầu của các huyện phía nam của tỉnh Nam Định và một phần nhu cầu của Thái Bình được cung ứng từ Hà Nam. Trong giai đoạn tới Hà Nam cần tiếp tục đầu tư mở rộng để nâng cao năng lực sản xuất cho các cơ sở khai thác và chế biến đá hiện có, đồng thời xây dựng mới cơ sở khai thác và chế biến đá xây dựng. Trước mắt cần đầu tư cho 3 cơ sở hiện có là công ty vôi đá Kiện Khê, xí nghiệp đá số 1 và công ty vật liệu xây dựng huyện Thanh Liêm để nâng cao năng lực sản xuất nên 200 – 300 ngàn m3 /năm. Mặt khác cần tổ chức sắp xếp lại sản xuất cho khu vực khai thác ngoài quốc doanh để ổn định sản lượng khoảng 300 – 400 ngàn m3/năm (hiện khu vực ngoài quốc doanh đang có sản lượng khoảng 280 ngàn m3) trên cơ sở quản lý chặt chẽ về khối lượng, chất lượng và giá cả sản phẩm, quản lý về chất nổ, đảm bảo an toàn lao động, giữ gìn vệ sinh công nghiệp và vệ sinh môi trường. công nghiệp chế biến : Là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế có xu hướng tăng từ 87,08% năm 1996 tăng lên khoảng 93,03% giá trị sản lượng công nghiệp năm 2000 trong đó đáng chú ý là các phân ngành sản xuất vật liệu xây dựng, thực phẩm và đồ uống, nhu cầu thị trường về các sản phẩm công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm rất lớn. Hà Nam có nguyên liệu nông sản tương đối phong phú. Do đó trong thời gian tới, Hà Nam cần tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Đây là nhóm ngành chiếm tỷ trọng 8,8% trong GDP công nghiệp năm 2000. Nếu như đến năm 2010 đưa được khoảng 7 – 8% giá trị gia tăng nông nghiệp vào chế biến nông sản thực phẩm thì sẽ chiếm khoảng 14,5% so với GDP toàn ngành công nghiệp ngoài ra còn có công nghiệp dệt may, chế biến, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất giường tủ bàn ghế có xu hướng tăng. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng của Hà Nam phải được xem là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh bao gồm sản xuất xi măng, đá vôi, vật liệu xây lợp… Trong ngành vật liệu xây dựng, xi măng phải là chủng loại sản phẩm được ưu tiên phát triển hàng đầu, bởi vì nó phát triển to lớn làm thay đổi sâu sắc bộ mặt ngành công nghiệp xây dựng và góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của tỉnh. Với việc xây dựng nhà máy xi măng lò quay Bút Sơn 2,8 triệu tấn/năm đã cho doanh thu hàng năm hơn 2000 tỷ đồng, như vậy khả năng đóng góp cho ngân sách địa phương thông qua thuế doanh thu vào khoảng 200 tỷ đồng, đây là một nguồn thu quan trọng trong cân đối thu chi ngân sách của địa phương và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, đồng thời kéo theo nó là những hoạt động dịch vụ khác tạo nên một khu đô thị mới sầm uất cho tỉnh. Việc phát triển xi măng ở Hà Nam phải đặt trong bối cảnh chung của ngành công nghiệp xi măng cả nước và trước hết là của Đồng bằng sông Hồng. Phát triển 3 cơ sở sản xuất xi măng lò đứng, với tổng công suất thiết kế là 213000 tấn/năm là công ty XM 77: 108 nghìn tấn xí nghiệp xi măng nội thương 20 nghìn tấn/năm xí nghiệp xi măng Kiện Khê đạt 85 nghìn tấn/năm. Duy trì ổn định kế hoạch 3 triệu tấn xi măng/năm lò đứng đồng thời thay thế lò cũ kém chất lượng lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Vật liệu xây lợp: Hà Nam hiện có 6 cơ sở sản xuất gạch ngói thuộc khu vực quốc doanh, với năng lực sản xuất khoảng 46 triệu viên/năm gồm Mộc Bắc 20 triệu viên/năm, Khả Phong 6 triệu viên/năm, Lý Nhân 7 triệu viên/năm, Bình Lục 5 triệu viên/năm, Cầu Mái 3 triệu viên/năm, Thanh Liêm 3 triệu viên/năm. Ngoài ra khu vực ngoài quốc doanh có khả năng sản xuất khoảng 100 triệu viên/năm. Hiện nay chỉ có xí nghiệp gạch Mộc Bắc của công ty xây dựng sông Đà được sản xuất bằng lò tuynen, cò tất cả các cơ sỏ khác đều nung gạch trong lò đứng hoặc lò hopmam. Trong giai đoạn tới các xí nghiệp cần có kế hoạch đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng loại lò tuynen nhỏ công suất khoảng 5 – 10 triệu viên/năm và thiết bị chế biến tạo hình trong nước để tích kiệm kinh phí và nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời Hà Nam cần đẩy mạnh việc phát triển gạch không nung. Xem đây là hướng chiến lược lâu dài để giải quyết nhu cầu vật liệu cho tỉnh. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật sản phẩm gạch không nung chứa hàm lượng trí tuệ khoa học rất cao nên chất lượng, sản lượng sản phẩm tốt và đồng đều. Sản phẩm gạch không nung có tính chất ưu việt hơn hẳn gạch nung, mặt bằng sản xuất thu hẹp, không dùng đất đai canh tác nông nghiệp, không dùng than nung, không gây ô nhiễm môi trường và chi phí đầu tư ban đầu thấp. Tiểu thủ công nghiệp đóng góp hơn 7% năm 1998 và 10% giá trị sản lượng công nghiệp được khuyến khích phát triển khắp các vùng miền với việc sản xuất những mặt hàng truyền thống có chất lượng cao như hàng mỹ nghệ như dệt, may, đan gốm sứ.. hàng mỹ khí như chạm khắc đá vàng bạc sản xuất đồ gỗ, tơ tằm ở Kim Bảng, Thanh Liêm, Lý Nhân được phát triển mở rộng thu hút một lực lượng lớn lao động nhàn dỗi tạo thu nhập cho người lao động chủ yếu là nông dân. Các ngành nghề này dần được tổ chức và quy hoạch hợp lý hơn nhằm tạo ra sản lượng đồng đều có chất lượng tốt hơn phục vụ cho tiêu dùng trong và ngoài nước. Nguyên liệu được sử dụng trong ngành công nghiệp chủ yếu là nguyên liệu tại chỗ. Việc sử dụng nguyên liệu tại chỗ chiếm tỷ lệ khá lớn trong công nghiệp Hà Nam 80% năm 2000 là vẫn duy trì ở mức cao trong tương lai là một động lực rất lớn nó giải quyết được vấn đề tiêu thụ nguyên vật liệu tại địa bàn và chi phí vận tải tuy nhiên đa số là các ngành sản xuất nhỏ sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ cho nên việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và tăng cường những ưu thế của các ngành nghề đã có và phát triển những ngành nghề mới là rất cần thiết. Công nghiệp có sự tăng trưởng khá (nhịp độ tăng trưởng giá trị công nghiệp bình quân năm thời kỳ 2000-2003 khoảng 15,8%/năm gấp trên 1,1 lần so với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế), nhờ đó công nghiệp đã đóng góp ngày càng nhiều GDP cho nền kinh tế (tỷ trọng GDP trong công nghiệp so với GDP toàn nền kinh tế năm 2000 khoảng 20% thì năm 2003 đã đạt khoảng 28,5%) sản xuất công nghiệp đã đóng góp phần xứng đáng vào tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Trong thời kỳ 1996-2000 công nghiệp đã thu hút thêm được khoảng 3,08 nghìn lao động, chiếm khoảng 12,83% so với số lao động được thu hút thêm vào nền kinh tế quốc dân toàn tỉnh cùng thời gian này. Trong đó, công nghiệp chế biến thu hút thêm nhiều nhất tới 2,17 nghìn lao động và cũng là phân ngành có số lao động đông nhất tới 5,94 nghìn người, cùng với việc số lượng lao động tăng năng suất lao động cũng ngày được nâng cao trong các ngành nghề với nhịp độ tăng trưởng là 12,5%. Điều đó góp phần quan trọng vào việc tăng giá trị sản lượng công nghiệp và chất lượng lao động của ngành là tiền đề cơ bản cho sự phát triển của công nghiệp khu vực nông thôn. Tuy nhiên do nền công nghiệp Hà Nam vẫn còn nhỏ bé lạc hậu so với quy mô và giá trị của công nghiệp các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng. Sản lượng thấp cơ cấu ngành nhỏ bé chiếm tỷ trọng thấp hiệu quả hoạt động chưa cao vì thế cần có một chiến lược hợp lý và lâu dài để phát triển công nghiệp Hà Nam trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn. 2.2. Dịch vụ nông nghiệp nông thôn Như ta đã biết các ngành thuộc khối thương mại dịch vụ giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh chính vì vậy phát triển mạng lưới dịch vụ nông thôn là một điều kiện cơ bản phát triển khu vực phi nông nghiệp. Các ngành dịch vụ giữa vai trò ngày càng quan trọng khi khối lượng sản xuất tăng 1,7% thì dịch vụ phải tăng 11 – 12 % Tỷ trọng dịch vụ trong GDP nông thôn là 31,1% năm 95 và 30,2% năm 2000, điều đó cho thấy vai trò rất lớn của dịch vụ trong nền kinh tế. Dịch vụ phát triển đã giải quyết một số lượng lớn lao động khoảng 12 – 13 % lực lượng lao động của tỉnh thu hút vào các hoạt động dịch vụ. Số lượng lao động ngày càng tăng và có chất lượng đội ngũ và cơ sở dịch vụ nhiều đa dạng ngày một chuyên nghiệp. Dịch vụ tài chính tín dụng: Hệ thống ngân hàng được điều chỉnh và tổ chức hợp lý, thủ tục vay và cho vay đơn giản thuận tiện. Dịch vụ tín dụng được phát triển và mở rộng ở nhiều vùng với nhiều loại hình huy động và cho vay vốn. Tín dụng cung cấp vốn góp phần mở rộng đầu tư sản xuất với việc cho vay vốn không cần thế chấp đối với thành viên hợp tác xã, trang trại, hoặc các tổ chức xã hội. Cho vay với lãi xuất thấp hơn các thành phần khác trong xã hội. Huy động vốn từ ngân sách nhà nước từ người dân, cải cách hệ thống tín dụng ngân hàng làm cho người dân vay vốn được dễ dàng và thuận tiện hơn. Nguồn vốn từ ngân sách và Trung Ương thời kỳ 1996 – 2010 khoảng 5017 tỷ đồng chiếm 31,7% và từ người dân là 7585 tỷ đồng chiếm 39,7% tổng nhu cầu đầu tư toàn tỉnh. Muốn đạt được mục tiêu này cần có sự cố gắng rất lớn của các tổ chức tài chính tín dụng ngân hàng và các quỹ tín dụng trong sử dụng nguồn vốn vay và cho vay. Dịch vụ vận tải bưu chính viễn thông : Đã đưa mạng lưới điện thoại tới tận xã thôn với tỷ lệ điện thoại trên tỷ lệ dân cao hơn tỷ lệ chung của khu vực Đồng bằng sông Hồng góp phần đảm bảo thông tin kịp thời chính xác về các chính sách giá cả thị trường, góp phần tuyên truyền quảng cáo sản phẩm ra thị trường. Dịch vụ vận tải cả về vận tải đường bộ cả về vận tải đường thủy và đường bộ được mở rộng quy mô và phạm vi vận tải liên tỉnh và nội tỉnh các con đường trong tỉnh được xây dựng hoặc nâng cầp nhằm đưa sản phẩm nhanh chóng đến tay người tiêu dùng kể cả những vùng xa xôi và khó khăn nhất của tỉnh. Phương tiện vận tải đa dạng kịp thời nhanh chóng phục vụ vận chuyển xi măng, đá… và các vật liệu xây dựng khi các cơ sở sản xuất đi vào hoạt động với công suất thiết kế lớn. Các hình thức và thành phần kinh tế được khuyến khích tham gia vào lĩnh vực vận tải hành khách du lịch sinh thái cung cấp hình thức dịch vụ tiêu dùng cho du khách. Đẩy mạnh dịch vụ bưu chính viễn thông bao gồm cả thông tin nội tỉnh, thông tin liên tỉnh và quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu về thông tin bưu điện cho nhân dân, cho khách du lịch và các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước. Dịch vụ thông tin : Mạng lưới truyền thông phát triển khá nhanh nhất là thông tin văn hoá, kinh tế, giá cả thị trường, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa,… được cập nhật liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, huyện, thôn xã đến người sản xuất, kinh doanh. Một số hình thức kinh tế kỹ thuật mới được áp dụng trong sản xuất như tư vấn kinh tế, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tư vấn tìm kiếm việc làm, tư vấn đối tác đâu tư, tư vấn tìm kiếm thị trường. Dịch vụ đời sống : Bao gồm mua bán thiết bị, sửa chữa dân dụng hướng dẫn kỹ thuật đến tận các gia đình ở nông thôn, thành thị, chất lượng cuộc sống được nâng cao kéo theo dịch vụ ăn uống, dịch vụ văn hóa nghệ thuật, lễ hội dịch vụ thẩm mỹ… phát triển đa dạng và chuyên nghiệp hơn, huy động nhiều thành phần kinh tế vào hoạt động dịch vụ. Du lịch có tốc độ tăng trưởng hơn 38%/năm giai đoạn 1996 – 2000 và có xu hướng tăng trưởng nhanh, bao gồm các hoạt động tham quan di tích lịch sử đền chùa thắng cảnh thiên nhiên. Phát triển ngành dịch vụ là xu hướng tất yếu của thị trường và là xu hướng chung của thế giới bởi nó kích thích sản xuất và tiêu dùng đem lại thu nhập khá cho tỉnh và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế giải quyết việc làm tăng cường vốn cho nền kinh tế, tạo động lực cho ngành công nghiệp và nông nghiệp phát triển. 2.3. Dịch vụ thương mại phát triển thương mại dịch vụ là một trong những khâu then chốt bảo đảm cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, do vậy phải gắn với sự phát triển các ngành kinh tế khác và sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh, của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Mở rộng phát triển thị trường trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của hà nam phát triển hệ thống thương mại của tỉnh thúc đẩy nền kinh tế phát triển sản xuất hàng hóa tiêu thụ sản phẩm góp phần giao lưu trao đổi buôn bán những sản phẩm cần thiết qua đó tiếp thu những thành tựu khoa học văn hóa của các vùng khác. Thực trạng lưu chuyển hàng hoá: Theo số liệu thống kê tỉnh Hà Nam, trong giai đoạn 1996 – 2000, tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam đạt tốc độ bình quân 22,65%/năm, từ 461,1 tỷ đồng năm 1995 lên 1,280 tỷ đồng năm 2000. Cũng trong giai đoạn này, tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội trên phạm vi cả nước chỉ đạt tốc độ tăng bình quân 13,24%/năm và của vùng Đồng bằng sông Hồng là 13,38%/năm. Như vậy so với tình hình chung của cả nước và của vùng Đồng bằng sông Hồng, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội của Hà Nam cao hơn khoảng gần hai lần. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và của lĩnh vực thương nghiệp nội địa nói riêng, đồng thời nó cũng phản ánh sức mua và tình hình thoả mãn nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của dân cư trên thị trường xã hội. Nếu so về mức thu nhập bình quân đầu người /tháng của dân cư Hà Nam so với cả nước (bằng 87,05%) và vùng Đồng bằng sông Hồng (bằng91,62%) năm 2000 thì khoảng chênh lệch về tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội bình quân đầu người lớn hơn. Điều đó cho thấy tính tự cung tự cấp của dân cư khu vực nông thôn Hà Nam còn khá lớn, mặt khác có một quỹ mua hàng hoá của dân cư Hà Nam chưa được thực hiện ở ngoài địa bàn tỉnh, nhất là tại thị trường Hà Nội. Đây là khía cạnh đáng quan tâm khi xem xét quan hệ thị trường Hà Nam với thị trường Hà Nội và trong việc thiết kế quy hoạch mạng lưới thương mại trên địa bàn tỉnh. Với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, kinh tế ngoài quốc doanh đã phát triển thành, đặc biệt là đối với hoạt động thương mại nội địa. Do đó, cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội đã có sự thay đổi lớn, thành phần kinh tế Nhà nước từ chỗ chiến tỷ lệ lớn trong tổng khu vực nông thôn Hà Nam trong tương lai. Mức bán lẻ hàng hoá xã hội đã giảm xuống nhanh chóng, dao động trên dưới 20%. Thực tế cho thấy, sự tham gia mạnh mẽ của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vào lĩnh vực bán lẻ hàng hoá xã hội là một yếu tố tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Vì vậy, tỉ lệ cao hơn so với cả nước (18,80%) trong tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội của thành phần kinh tế Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam, một mặt nó phản ánh khả năng thích ứng của thành phần kinh tế này trong việc đáp ứng nhu cầu mua sắm của dân cư nhưng mặt khác cũng phản ánh tình trạng khó khăn của Hà Nam trong việc cải cách đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. Về cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội theo ngành kinh doanh của Hà Nam trong giai đoạn 1996 – 2000 cũng đã có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ của kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, từ 4,42% năm1996 lên 7,03% năm 2000. Đây là xu hướng phản ánh quá trình phát triển mở rộng nhu cầu tiêu dùng của dân cư, nhưng nếu so với của cả nước thì tỷ lệ này của Hà Nam còn quá thấp. Thực trạng kinh doanh xuất nhập khẩu: Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu của Hà Nam trong giai đoạn 1996 – 2000 đã tăng tới 14,4 lần, từ 1.456 ngàn USD năm 1995 lên 20.958,7 ngàn USD năm 2000. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu tính bình quân đầu người của tỉnh mới đạt khoảng 26 USD/người, chỉ bằng 14% so với mức trung bình quân chung của cả nước. Về hình thức xuất khẩu: Các hình thức xuất khẩu của Hà Nam hiện nay bao gồm: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu uỷ thác và thu mua – bán lại cho doanh nghiệp xuất khẩu ngoài tỉnh. Trong giai đoạn 1996 – 2000, cùng với sự gia tăng nhanh về giá trị xuất khẩu trực tiếp của tỉnh đã không ngừng được tăng lên. Nếu như vào năm 1997, giá trị xuất khẩu trực tiếp của Hà Nam chỉ chiếm 50,90% thì năm 1999 đã nâng lên 73,42% trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh. Ngược lại, tỷ lệ giá trị xuất khẩu uỷ thác đã giảm từ 33,3% năm 1997 xuống còn 17,63% năm 1999 và hình thức mua bán lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu ngoài tỉnh giảm từ 15,80% năm 1997 xuống còn 8,94% năm 1999 và năm 2000 đã tăng lên 18,41%. Về thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu : trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá của Hà Nam, thành phần kinh tế Nhà nước chiếm tỷ lệ lớn, chiếm khoảng trên dưới 90%, trong thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thường chỉ tham gia vào hoạt động mua và bán lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong và ngoài tỉnh. Bảng 5 : Thực trạng giá trị xuất khẩu giai đoạn 1995 – 1999 Đơn vị : 1000 USD 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng số 1. Phân theo hình thức xuât khẩu - xuất khẩu trực tiếp - Xuất khẩu uỷ thác - Mua bán cho DNXK 2. Phân theo thành phần kinh tế - Nhà nước - Ngoài quốc doanh 3. Phân theo nhóm ngành hàng - Hàng công nghiệp - Hàng nông sản - Hàng khác 1.456 - 866 590 1.276 180 - - - - - - 1.858 - 272 1.586 272 1.586 272 1.576 - 7.397 3.765 2.453 1.169 6.285 1.112 939 5.491 467 16.663 9.030 5.911 1.692 14.969 1.664 8.820 7.752 61 18.425 13.528 3.249 1.648 16.801 1.624 11.583 6.878 9 Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Hà Nam. Về cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng: với đặc điểm của tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, nhóm hàng xuất khẩu chính của tỉnh Hà Nam là các mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giá trị xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp đã tăng lên nhanh chóng, từ 14,63% năm 1996 lên tới 62,62% năm 1999. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, trong nhóm hàng nông sản, các mặt hàng xuất khẩu chính của Hà Nam bao gồm gạo, lạc nhân, đay tơ, long nhãn… Tuy nhiên, khối lượng hàng xuất khẩu các mặt hàng nông sản thường không ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng nhỏ so với sản lượng sản xuất trừ mặt hàng lạc nhân xuất khẩu. Chẳng hạn, xuất nhập khẩu gạo chỉ chiếm khoảng 5% so với sản hàng năm…Trong nhóm hàng công nghiệp, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm sản xuất tiểu thủ công nghiệp như hàng thêu ren, hàng mây tre, thảm đay, lụa tơ tằm…Trong giai đoạn 1996 – 2000, khối lượng xuất khẩu các sản phẩm này đều có xu hướng tăng nhanh, nhất là các sản phẩm mây tre và hàng may mặc. Thực trạng kinh doanh nhập khẩu: Theo số liệu thống kê của Hà Nam, từ năm 1997 đến nay nhập khẩu tăng hơn 2 lần, hay tốc độ tăng trưởng bình quân 28,95%/năm trong giai đoạn 1998 – 2000. Trong giá trị nhập khẩu của Hà Nam thì 100% là nhập khẩu trực tiếp của địa phương và do doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh thực hiện. Trong giá trị nhập khẩu theo nhóm hàng chiếm tỷ lệ chủ yếu là các hàng hoá vật tư và thiết bị. Trong đó, chiếm tỷ lệ lớn là nguyên vật liệu phục vụ cho ngành may. Bảng 6 : Giá trị nhập khẩu của Hà Nam Đơn vị : 1000USD 1997 1998 1999 Tổng số Nguyên vật liệu may Máy móc thiết bị Hàng hoá 4473,6 163,6 4310,0 - 5998 5070 - 928 12505 9158 999 2348 Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Hà Nam. Cân đối xuất nhập khẩu của Hà Nam: Nhìn chung, trong giai đoạn vừa qua, Hà Nam luôn có giá trị xuất khẩu lớn hơn so với nhập khẩu và mức chênh lệch khá lớn. Như vậy xét về khía cạnh cân bằng cân ngoại thương thì hoạt động xuất nhập khẩu của Hà Nam trong những năm vừa qua đã được thực hiện tốt, phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên nếu xét nền kinh tế tỉnh Hà Nam một cách tương đối độc lập thì với tổng giá trị xuất khẩu thấp và sự khan hiếm của nguồn hàng xuất khẩu cũng như những khó khăn trong việc tạo ra nguồn xuất khẩu có quy mô lớn, giá trị gia tăng cao của Hà Nam hiện nay, rõ ràng, việc duy trì giá trị nhập khẩu ở mức thấp cũng phản ánh, trong chừng mực nào đó, tình trạng bế tắc trong đầu tư, đặc biệt là trong việc tìm kiếm các nguồn công nghệ, các hàng hoá trung gian nhập khẩu cho mục tiêu phát triển sản xuất của tỉnh theo hướng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Bảng 7 : Cân đối xuất nhập khẩu của Hà Nam Đơn vị: 1000 USD 1997 1998 1999 2000 Chênh lệch giữa tổng GTXK và tổng GTNK Chênh lệch giữa tổng GTXK trực tiếp và tổng giá trị NK 2923,4 1754,4 10635 8934 5920 4272 11376,7 7059 Nguồn : Số liệu thống kê tỉnh Hà Nam. Từ thực trạng các mặt hàng xuất khẩu của Hà Nam hiện nay cho thấy, thế mạnh xuất khẩu dựa trên lợi thế về tài nguyên đất nông nghiệp và lợi thế về nguồn lao động dồi dào. Trong khi đó, xu thế hội nhập và tự do hoá thương mại toàn cầu hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu dựa trên lợi thế về tài nguyên và lao động rẻ đang bị giảm dần sức cạnh tranh trong thương mại quốc tế so với các mặt hàng xuất khẩu dựa trên lợi thế về vốn đầu tư, về công nghệ cao. Thương mại thực hiện chức năng trao đổi mua bán sản phẩm giữa các vùng trong khu vực và ngoại tỉnh, kích thích đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị mới phục vụ cho nhu cầu vận tải, cung cấp một cách kịp thời sản phẩm hàng hóa đến người mua. Phát triển hệ thống thương mại trên cơ sở đa dạng hóa các thành phần kinh tế và đa phương trong hình thức hợp tác, liên kết. Vai trò của nhà nước phải thể hiện rõ trong lĩnh vực thương mại, có giải pháp điều tiết thúc đẩy khâu lưu thông hàng hóa và tạo thế ổn định để phát triển sản xuất, đảm bảo lưu thông hàng hóa và đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân về những sản phẩm thiết yếu mà tỉnh không tự sản xuất được. Tuy mức đóng góp của thương mại vào GDP còn nhỏ nhưng tỷ lệ tăng trưởng nhanh, mức độ lưu chuyển hàng hóa ngày càng tăng, cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia thị trường đã có sự thay đổi đáng kể: Tỷ trọng thương nghiệp tư nhân tăng nhanh tỷ trọng thương nghiệp quốc doanh giảm và xu hướng xã hội hóa thương nghiệp ngày càng cao. Dịch vụ thương mại phải đảm bảo đầu ra cho những sản phẩm nội vùng như xi măng, đá, xây dựng, gạch, bia, tivi, vải màn quần áo may sẵn, lương thực, … Đồng thời, đảm bảo cung cấp kịp thời, đẩy đủ yêu cầu về vật tư thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp khai thác đá và vật liệu xây dựng cung cấp hàng hóa tiêu dùng cho nhân dân trong tỉnh như lương thực thực phẩm đồ dùng gia đình. Tăng cường các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị kinh tế với ngoại tỉnh, trước hết là những bạn hàng lớn tiêu thụ hoặc cung ứng sản phẩm, hàng hóa thường xuyên các mặt hàng đá, xi măng, ngói, vôi, tơ tằm lương thực, rau quả… Ngoại thương cần được phát triển mạnh, thực hiện xuất, nhập khẩu đạt hiệu quả cao. Kim ngạch xuất khẩu so với GDP năm 2000 đạt khoảng 2,5 %. Như vậy, nhịp độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu cả thời kỳ 1996-2000 đạt khoảng 30%. Hạn chế của việc nhập khẩu những sản phẩm tiêu dùng trong nước làm được với chất lượng tốt để giảm tỷ chỉ tiêu ngoại tệ, kiên quyết không nhập thiết bị cũ, lạc hậu. Thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác về các đối tác, bán hàng ra nước ngoài. Chú trọng đảm bảo lợi í

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100813.doc
Tài liệu liên quan