Luận văn Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 6

1.1. Những vấn đề cơ bản về làng nghề 6

1.2. Những nhân tố tác động đến phát triển làng nghề trong nền kinh tế thị trường 22

1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số tỉnh 27

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 34

2.1. Đặc điểm hình thành, phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An 34

2.2. Thực trạng phát triển làng nghề Nghệ An 46

2.3. Đánh giá chung tình hình phát triển làng nghề Nghệ An giai đoạn 2001-2007 58

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 68

3.1. Định hướng phát triển làng nghề của tỉnh Nghệ An 68

3.2. Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An 71

KẾT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3098 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/Muốn làm nhà ngói sa chân đi tìm. Nói về làng dệt vải Phượng Lịch Em dệt ra bao nhiêu vải tốt vải lành/ Mà em mặc yếm chật để anh ngẩn người/Cái chân thì đạp dọc/Cái thoi thì lọc xọc đâm ngang/Bao giờ anh cưới được nàng/Để anh đạp dọc, đâm ngang với mình. Nói về thợ đục cối đá ở Trung Phường (nay ở xã Diễn Minh, Diễn Châu) Thế gian đi học tiên đề/Trung Phường đục cối cũng nghề vinh quang. Nói về nghề tằm tơ ở Dương Phổ Dương Phổ là đất tơ tằm/Em về Dương Phổ em nằm em ăn. Ngoài ra còn có rất nhiều câu thơ, câu vè nói về nghề, như Làng Trung bẻ vàng, làng Tràng đan bị, (Làng Trung Hậu và làng Tràng Khê ở xã Diễn Hạnh, Diễn Châu). Kẻ Si đúc cày, xa quay Phượng Lịch, Bánh đúc cháo kê là nghề làng Trại, đánh tranh mãi mãi là thói làng Vinh, làm nhà làm đình là dân Phú Nghĩa, Kiềng làng Hạ, rá làng Đông, nồi đồng Cồn Cát", "Nồi Bộng Vẹo, chiếu Văn Trai", "Nống Do Nha, cà Nghi Lộc", "Rươi Hưng Nguyên, thuyền Chân Phúc", "Thợ cưa Chân Phúc, thợ mộc Thái Yên",... [33, tr.34-36] Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), nghề rèn phát triển khắp các vùng; nghề giấy phát triển ở Anh Sơn, Tân Kỳ, Thanh Chương. Nghề dệt phát triển ở Đặng Sơn (Đô Lương),... Nghề ép mía, nấu mật, sản xuất đường phèn phát triển ở Hưng Nguyên, Nam Đàn,... Nghề thuộc da phát triển ở Hưng Thịnh (Hưng Nguyên). Nghề đóng tàu thuyền phát triển các vùng dọc sông Lam và ven biển huyện Nghi Lộc. Nghề làm nón, mũ lá ở Hưng Thịnh. Nghề tơ tằm ở Diễn Thịnh (Diễn Châu), Thanh Văn (Thanh Chương), Nam Hoành (Nam Đàn), Hưng Long, Hưng Xá (Hưng Nguyên). Nghề trồng bông, kéo sợi, dệt vải hầu như ở đâu cũng có,... Nghề ép dầu lạc phát triển mạnh ở Nam Đàn, Hưng Nguyên [31, tr. 30]. Giai đoạn 1954-1964, mặc dù trong điều kiện chiến tranh, thiên tai (trận lụt lịch sử năm 1954) và nạn đói năm 1955, ngành nghề vẫn được duy trì và phát triển. Nghề dệt tăng nhanh, từ 20 khung năm 1955 tăng lên 326 khung năm 1956. Gạch ngói từ 9 lên 50 lò. Xay xát gạo, làm nón, mũ lá, đồ mây, nấu đường được duy trì và phát triển. Trong 3 năm (1957-1960) ngành thủ công nghiệp đã thu hút được 77.067 người với 70 ngành nghề, trên 1.000 mặt hàng, thành lập 1.999 HTX. Trong thời gian này du nhập được một số nghề mới như: gốm, gương soi, lược sừng, lược bí, mây tre mỹ nghệ xuất khẩu,... phát triển các nghề đan dè cót, ghế mây tre,... Tuy vậy, do cơ chế lúc bấy giờ, ngành thương nghiệp quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất theo phương thức gia công nguyên liệu, thu sản phẩm, trả tiền công bằng hình thức cân đối lương thực đã hạn chế sự phát triển của các nghề thủ công, các làng nghề [31, tr.38-45]. Giai đoạn 1964-1975, mặc dù phải chịu sự đánh phá vô cùng ác liệt, dã man của bom đạn Mỹ (1965-1968) nhưng với tính thần "vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu", sản xuất vẫn được đẩy mạnh, góp phần phục vụ kháng chiến. Nghề đóng tàu thuyền phát triển mạnh đáp ứng vận tải. Nghề sản xuất nông cụ, chiếu cói, nón lá, thuyền nan phát triển. Nghề làm nồi đất ngoài hai địa phương là Trù, Đại (Đô Lương), chợ Bộng (Yên Thành) đã phát triển thêm ở Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Nam Đàn, Diễn Châu, Vinh, Tân Kỳ, Quỳ Hợp... Tuy vậy đến năm 1972 nghề TTCN "sút xa so với trước chiến tranh" [31, tr.95]. Giai đoạn 1973-1975 nghề TTCN, làng nghề đã có chuyển biến khá hơn. Năm 1975 công nghiệp, TTCN Nghệ An đứng thứ 6 của các tỉnh miền bắc [31, tr. 21]. Thời kỳ 1975-2000, nước nhà thống nhất, Nghệ An (từ 1975 -1991 Nghệ An - Hà Tĩnh hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh) cùng với cả năm nước bắt tay vào khôi phục và phát triển sản xuất. Năm 1986, Đảng khởi xướng sự nghiệp đổi mới đất nước, chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Mặc dù Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, vốn là thị trường truyền thống của nước ta bị sụp đổ, nhưng với những chủ trương, chính sách kịp thời của tỉnh trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước sản xuất vẫn phát triển. Năm 1976, hàng thủ công xuất khẩu đã bắt đầu tăng lên nhanh: chiếu tăng 50%, mành cọ tăng 50%, mành trúc tăng 400%,... [31, tr.118]. Nghề dệt truyền thống phát triển nhanh, có lúc cả tỉnh có 860 khung dệt. Nhiều hộ, nhiều cá nhân đã bắt đầu mạnh dạn bỏ vốn, đầu tư sản xuất khôi phục các nghề truyền thống, tìm kiếm các nghề mới. Tuy vậy, nhìn chung TTCN, làng nghề phát triển chưa nhanh, một số nghề bị mai một [31, tr.112-175]. Đến năm 2000 cả tỉnh có khoảng 100 làng có nghề, trong đó các huyện có nhiều làng có nghề là Diễn Châu (16), Quỳnh Lưu (12), Hưng Nguyên (11), Nam Đàn (11), Thanh Chương (11), Đô Lương (10), Nghi Lộc (9)... Một số làng, xã nghề thủ công phát triển khá mạnh. Điển hình như xã Nghi Thái (Nghi Lộc) có 362 hộ làm nghề mây tre đan, 366 hộ làm nghề chổi đót, 900 lao động làm các nghề dịch vụ khác; xã Nghi Phong (Nghi Lộc) có hơn 100 hộ với khoảng 200 lao động làm nghề mây tre đan; làng Kim Tân, Diễn Kim (Diễn Châu) có khoảng 400 hộ trồng dâu, nuôi tằm, sản xuất kén (100 tấn/năm), ươm tơ (12 tấn/năm); Làng Trung Kiên, Nghi Thiết (Nghi Lộc) có 15 tổ hợp với hơn 600 lao động chuyên đóng thuyền và mộc dân dụng. Làng Quyết Thắng, Diễn Bích (Diễn Châu) có khoảng 40 hộ sản xuất nước mắm,... [47, tr. 7]. 2.2. Thực trạng phát triển làng nghề Nghệ An 2.2.1. Thực trạng làng nghề Nghệ An giai đoạn 2001 - 2007 Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XV (2001) đề ra nhiệm vụ "chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, tạo nhiều ngành nghề mới",... "đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm nội tỉnh, làm cho công nghiệp tác động mạnh vào nông nghiệp và nông thôn, tăng khối lượng và giá trị hàng xuất khẩu, giải quyết việc làm và phân công lại lao động, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá",... "khuyến khích phát triển các DNTN, CT. TNHH, công ty cổ phần chăm lo phát triển TTCN, khôi phục và phát triển mô hình HTX, các làng nghề chế biến nông, lâm thuỷ hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu" [10, tr.32-42]. Trên cơ sở Nghị Quyết Đại hội XV, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành một số nghị quyết liên quan đến phát triển làng nghề (phụ lục 6), đặc biệt là Nghị quyết số 06 NQ/TU ngày 8 tháng 8 năm 2001 về phát triển công nghiệp, TTCN, xây dựng làng nghề thời kỳ 2001-2010 (viết tắt là NQ 06). NQ 06 nêu rõ: ... tập trung phát triển mạnh TTCN nhằm sử dụng lực lượng lao động nông nhàn và chuyển dần lao động nông nghiệp sang sản xuất TTCN. Lựa chọn khôi phục một số ngành nghề TTCN đã có, mạnh dạn du nhập các nghề mới. Mở lớp truyền nghề, đào tạo nghề để sản xuất hàng TTCN với phương thức tổ chức khác nhau: hộ gia đình, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ). Phấn đấu đến năm 2005, nhiều làng có nghề, mỗi huyện đồng bằng và vùng núi thấp, thị xã Cửa Lò, TP. Vinh có từ 3 đến 4 làng nghề, phố nghề mới; tập trung vào các ngành sản xuất đỗ gỗ gia dụng và đồ gỗ, đá mỹ nghệ, sản xuất hàng cói, mây tre đan, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, sửa chữa và đóng mới tàu thuyền, sữa chữa phương tiện vận tải, chế biến nông lâm sản, hải sản, thực phẩm,... Các huyện vùng núi cao khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm và những nghề mà địa phương có điều kiện. Phấn đấu đến năm 2005 GTSX TTCN đạt 950-1.000 tỷ đồng, trong đó giá trị xuất khẩu đạt ít nhất 8 triệu USD. Bình quân hàng năm chuyển dịch ít nhất 1,6-1,8 vạn lao động sang sản xuất TTCN... [39, tr. 8-9]. Thực hiện NQ 06, UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh gồm các thành viên là giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, trong đó thường trực Ban chỉ đạo là Sở Công nghiệp. ở các huyện, thành, thị cũng thành lập ban chỉ đạo thực hiện NQ 06 của địa phương, giao cho một đồng chí phó chủ tịch UBND làm trưởng ban và thành lập tổ chuyên viên giúp việc. NQ 06 được phổ biến và triển khai thực hiện đến tận phường, xã, tương đối đồng bộ, tạo nên sự chuyển biến đáng kể trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công nghiệp, TTCN, làng nghề. Trên cơ sở NQ 06, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản (phụ lục 6) và các ngành, các địa phương đã cụ thể hoá thành các chương trình, đề án. Do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề phát triển nhanh hơn. 2.2.1.1. Số lượng và phân bố các làng nghề * Số lượng làng nghề Căn cứ Quyết định 70/2003/QĐ.UB ngày 07/ 8/2003 của UBND tỉnh Nghệ An quy định tạm thời về làng nghề TTCN tỉnh Nghệ An, làng nghề Nghệ An phải đạt các tiêu chí: 1) Có từ 45% lao động trở lên tham gia sản xuất nghề TTCN; 2) Có từ 50% trở lên GTSX TTCN so với tổng GTSX của làng và có từ 50% trở lên giá trị thu nhập từ TTCN; 3) Có loại hình tổ chức sản xuất dịch vụ phù hợp theo quy định hiện hành của Nhà nước để phục vụ cho việc quản lý, phát triển sản xuất, kinh doanh của làng nghề. Sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước [48]. Ngày 20 tháng 9 năm 2006 UBND tỉnh ban hành Quyết định 93/2003/QĐ.UB quy định tiêu chuẩn làng có nghề, làng nghề TTCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An thay cho Quyết định 70/2003/QĐ.UB quy định tiêu chí làng nghề: 1) có từ 50% trở lên số lao động trong độ tuổi tham gia sản xuất nghề TTCN so với tổng số lao động của làng và có 40% trở lên số hộ chuyên làm nghề TTCN so với tổng số hộ của làng; tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%; 2) GTSX (tính theo giá so sánh) và giá trị thu nhập (tính theo giá thực tế) từ nghề TTCN đạt từ 50% trở lên so với tổng GTSX và tổng thu nhập của làng; 3) Có loại hình tổ chức kinh tế (HTX, doanh nghiệp) sản xuất, dịch vụ phù hợp, hoạt động theo quy định hiện hành để làm đơn vị đỡ đầu (cung ứng vật tư, nguyên liệu, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm,...) nhằm duy trì, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh của làng nghề; 4) Hoạt động sản xuất kinh doanh bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định của nhà nước; 5) Có thời gian hoạt động liên tục ít nhất 6 tháng trở lên trong 1 năm và 3 năm trở lên đối với nghề mới du nhập, 2 năm trở lên đối với khôi phục nghề truyền thống; 6) Có từ 30 % trở lên số lao động được đào tạo nghề TTCN (trừ những nghề truyền thống lâu đời) so với tổng số lao động của làng (có giấy chứng nhận học nghề trở lên do cơ quan có chức năng đào tạo dạy nghề cấp); 7) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước [52]. Đến năm 2007, UBND tỉnh Nghệ An đã công nhận 55 làng nghề đạt tiêu chí của tỉnh (phụ lục 5). Số lượng làng nghề được công nhận hàng năm có xu hướng tăng lên, trong đó tỷ lệ làng nghề truyền thống có xu hướng giảm, làng nghề mới có xu hướng tăng (bảng 2.4). Bảng 2.4: Số lượng làng nghề được công nhận các năm TT Làng nghề 2004 2005 2006 2007 1 Số làng nghề công nhận trong năm 12 14 10 19 - So sánh năm sau với năm trước (%) - 116.7 71.4 190.0 - Trong đó: làng nghề truyền thống 9 10 5 9 - Tỷ lệ làng nghề truyền thống/số làng nghề được công nhận (%) 75,0 71,4 50,0 47,4 2 Tổng số làng nghề 12 26 36 55 - Trong đó: làng nghề truyền thống 9 19 24 33 - Tỷ lệ làng nghề truyền thống/tổng số làng nghề (%) 75,0 73,1 66,7 60,0 * Phân bố các làng nghề Sự phân bố của các làng nghề không đều giữa các huyện, thành, giữa đồng bằng và miền núi. Toàn bộ làng nghề đều nằm ở các huyện vùng đồng bằng và miền núi thấp, các huyện nhiều là Nghi Lộc (14 làng), Quỳnh Lưu (11 làng), Diễn Châu (10 làng) (bảng 2.5). Có một số xã, làng nghề phát triển mạnh như xã Nghi Thái (Nghi Lộc) có 8 làng nghề/11 làng của xã, xã Nghi Phong (Nghi Lộc) có 4 làng nghề/22 làng của xã. Bảng 2.5: Số làng nghề của các huyện, thành TT Huyện, thành phố Tổng số 2004 2005 2006 2007 1 Nghi lộc 14 6 4 4 2 Quỳnh Lưu 11 3 3 5 3 Diễn Châu 10 5 1 4 4 Hưng Nguyên 5 1 1 3 5 Nghĩa Đàn 3 1 1 1 6 Yên Thành 3 2 1 7 Đô Lương 2 1 1 8 Thành phố vinh 2 2 9 Anh Sơn 1 1 10 Nam Đàn 1 1 11 Tân Kỳ 1 1 12 Thanh Chương 1 1 13 Thị xã Cửa Lò 1 1  Tổng số 55 12 14 10 19 Nguồn: [53]. 2.2.1.2. Cơ cấu ngành nghề của các làng nghề Phân 55 làng nghề theo cơ cấu ngành nghề thì có 13 nghề (bảng 2.6). Trong đó nghề mây tre đan có số lượng làng nghề lớn nhất là 26/55 làng, chiếm 47,3%. Có những nghề chỉ có 1 làng nghề như nghề làm bánh đa, kẹo lạc, nghề nấu rượu cổ truyền, nghề làm giấy gió, nghề gạch ngói. Bảng 2.6: Số lượng các làng nghề Nghệ An phân theo nghề TT Nghề SL Tỷ lệ % 1 Mây tre đan xuất khẩu 26 47,3 2 Bún bánh 5 9,1 3 Chế biến hải sản 5 9,1 4 Mộc 4 7,3 5 Chổi đót 3 5,5 6 Ươm tơ 3 5,5 7 Chế biến nông sản 2 3,6 8 Chiếu cói 2 3,6 9 Bánh đa, kẹo lạc 1 1,8 10 Rượu cổ truyền 1 1,8 11 Đóng tàu thuyền 1 1,8 12 Giấy gió 1 1,8 13 Gạch, ngói 1 1,8 Tổng số 55 100 Nguồn: [53]. Như vậy, số nghề của các làng nghề Nghệ An ít, các nghề phát triển không đều. Trong đó nghề mây tre đan là nghề phát triển nhất, có số làng nghề nhiều nhất (bảng 2.7, 2.8). Một số nghề chỉ có 1 làng nghề như nghề bánh đa, kẹo lạc; nấu rượu; đóng tàu thuyền; sản xuất giấy gió; sản xuất gạch, ngói. Hầu hết các sản phẩm làng nghề Nghệ An đều là các loại sản phẩm đơn giản, dễ làm, giá trị kinh tế không cao lắm. Bảng 2.7: Tình hình phát triển làng nghề mây tre đan 2004-2007 TT Số làng nghề 2004 2005 2006 2007 1 Số làng nghề được công nhận hàng năm 6 7 3 10 - So sánh với năm trước (%) - 116.7 42.9 333.3 2 Số làng nghề 6 13 16 26 - So sánh với năm trước (%) - 216.7 123.1 162.5 Bảng 2.8: Số lượng làng nghề mây tre đan năm 2007 phân theo địa bàn TT Huyện, thành Số làng nghề mây tre đan 1 Nghi Lộc 13 2 Quỳnh Lưu 7 3 Diễn Châu 3 4 Yên Thành 2 5 Hưng Nguyên 1 Nguồn: [53]. 2.2.1.3. Tình hình thiết bị, công nghệ sản xuất ở các làng nghề Hầu hết ở các làng nghề công nghệ sản xuất đơn giản, công cụ thô sơ, lạc hậu. Đối với nghề mây tre đan người dân chỉ có bộ đồ nghề đơn giản là dao, kéo, cưa. Đối với nghề bún bánh, chi có bếp, nồi, giá phơi. Gần đây một số cơ sở, làng nghề đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Điển hình trong nghề mây tre đan là CT. TNHH Đức Phong ở TP. Vinh đã đầu tư nhiều thiết bị, máy móc cho sản xuất các sản phẩm mây tre đan. Cuối năm 2007, công ty đã đầu tư dây chuyền thiết bị chẻ nan, nâng cao chất lượng và năng suất chẻ nan làm nguyên liệu cung cấp cho các làng nghề. Trước đây công đoạn này phải chẻ bằng tay nên nan không đều cả độ dày lẫn bề rộng. Sau khi trang bị hệ thống dây chuyền chẻ nan thì nan đều, đẹp hơn, sản phẩm làm ra trông hấp dẫn hơn. CT. TNHH Phương Anh (huyện Quỳnh Lưu), CT. TNHH Xuân Hương (huyện Thanh Chương) đầu tư dây chuyền chẻ mây. Mây được chẻ bằng máy đều, đẹp hơn. 2.2.1.4. Vốn sản xuất kinh doanh Theo kết quả tổng điều tra làng nghề và làng có nghề Nghệ An năm 2004 của Cục Thống kê Nghệ An đối với 1.145 hộ sản xuất thì tình hình vốn như sau: - 593 hộ có vốn bình quân trên 10 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 51.8 % - 360 hộ có vốn bình quân trên 5-10 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 31.4 % - 192 hộ có vốn bình quân dưới 5 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 16.8 % [6, tr.8]. Như vậy có thể thấy rằng vốn của các hộ gia đình sản xuất trong các làng nghề ở Nghệ An thấp. Hiện nay một số cơ sở sản xuất, hộ gia đình đang có nhu cầu vay vốn đề đầu tư mở rộng sản xuất. Qua điều tra một số làng nghề ở Diễn Châu bình quân mỗi hộ sản xuất nước mắm có nhu cầu vay vốn 50 triệu đồng/năm; hộ làm nghề cơ khí, làm bún bánh 20 triệu đồng/năm [29, tr.101]. 2.2.1.5. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm làng nghề (bảng 2.9). Các doanh nghiệp này vừa làm nhiệm vụ cung ứng nguyên vật liệu, vừa tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề. Tuy vậy, các doanh nghiệp hình thành chủ yếu trong nghề mây tre đan xuất khẩu, chế biến hải sản, gạch ngói, đóng tàu thuyền, mộc. Còn các nghề khác như chế biến nông sản thực phẩm, chổi đót, ươm tơ, chiếu cói,... chủ yếu hộ gia đình tự tổ chức sản xuất và tiêu thụ. Nghề mây tre đan xuất khẩu xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh nhất. Trước đây cả tỉnh chỉ có một doanh nghiệp là CT. TNHH Đức Phong, nay đã có 6 doanh nghiệp và 7 HTX. Ngoài ra, tại các làng nghề đã xuất hiện hình thức phân công hiệp tác theo tổ. Một số hộ cử ra một người nhận nguyên liệu, thanh toán với các doanh nghiệp. Các làng nghề chổi đót xuất hiện hình thức một số chủ bỏ tiền mua nguyên liệu về thuê các hộ làm theo mẫu mã và bao tiêu sản phẩm. Tuy vậy, tại các làng nghề ở Nghệ An hình thức kinh doanh hộ gia đình là chủ yếu. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp còn ít. Quy mô của các doanh nghiệp còn nhỏ. CT. TNHH Đức Phong, doanh nghiệp được coi là lớn nhất Nghệ An về kinh doanh sản phẩm mây tre đan xuất khẩu, doanh thu năm 2007 là 11,6 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 247 triệu đồng [25]. DNTN Phong Cảnh doanh thu khoảng 8 tỷ đồng/năm. Điều này vừa phản ánh kết quả của sự phát triển làng nghề, đồng thời vừa là nguyên nhân hạn chế sự phát triển của các làng nghề. Bảng 2.9: Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm làng nghề chủ yếu ở Nghệ An TT Tên doanh nghiệp Địa chỉ Ngành nghề kinh doanh 1 Công ty CP thuỷ sản Nghệ An Cửa Hội Chế biến thuỷ hải sản 2 Công ty CP thuỷ sản Diễn Châu Diễn Châu Chế biến thuỷ hải sản 3 Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp thương binh 19-5 Cửa Hội Chế biến thuỷ hải sản 4 DNTN Phương Mai Quỳnh Lưu Chế biến thuỷ hải sản 5 Công ty CP thuỷ sản Quỳnh Lưu Quỳnh Lưu Chế biến thuỷ hải sản 6 Công ty CP XNK thuỷ sản Nghệ An Quỳnh Lưu Chế biến thuỷ hải sản 7 DNTN Hưng Hương, huyện Nghĩa Đàn Nghĩa Đàn Mộc và đóng tàu thuyền vỏ gỗ 8 Công ty TNHH Phượng Hoài Nghĩa Đàn Mộc và đóng tàu thuyền vỏ gỗ 12 Công ty TNHH Đức Phong Vinh Mây tre đan 13 Công ty TNHH Phương Anh Quỳnh Lưu Mây tre đan 14 Công ty TNHH Xuân Hương Thanh Chương Mây tre đan 15 Công ty TNHH Ngọc Cành Yên Thành Mây tre đan 16 Công ty TNHH Doãn Gia Nghi Lộc Mây tre đan 17 DNTN Phong Cảnh Nghi Lộc Mây tre đan 18 DNTN Đình Triều Nghi Lộc Mây tre đan 19 CT. TNHH Đức Quyền Diễn Châu Mây tre đan 20 DNTN Phong Cảnh Nghi Lộc Mây tre đan 21 CT. TNHH Hương Thảo Quỳ Châu Nguyên liệu mây tre đan 22 DNTN Minh Quảng Diễn Châu Chổi đót Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Nghệ An. 2.2.1.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Các sản phẩm làng nghề tại Nghệ An được tiêu thụ thông qua hai hình thức chủ yếu: Một là, hộ gia đình tự bán sản phẩm đến cho khách hàng. Hình thức này là phổ biến. Hai là, thông qua các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm làng nghề. Các sản phẩm của các làng nghề Nghệ An tiêu thụ chủ yếu như sau: - Sản phẩm mây tre đan: chủ yếu xuất khẩu thông qua các doanh nghiệp là CT. TNHH Đức Phong, CT. TNHH Phương Anh và một số công ty khác. Các doanh nghiệp này tiêu thụ thông qua các doanh nghiệp khác ở các tỉnh như Hà Tây, Hà Nam,... - Các sản phẩm bún, bánh đa, kẹo lạc, rượu cổ truyền, chế biến nông sản chủ yếu tiêu thụ trong vùng, huyện lân cận, một số ít tiêu thụ trong tỉnh. - Các sản phẩm nghề chế biến hải sản như nước mắm, ruốc, cá khô, mực khô, tương,... chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh. Một số ít phục vụ khách du lịch tại các địa điểm du lịch như Cửa Lò, khu di tích Kim Liên. - Sản phẩm mộc chủ yếu tiêu dùng trong tỉnh. - Sản phẩm nghề đóng tàu thuyền: bán cho các cơ sở trong tỉnh, còn một số theo đơn đạt hàng của các tỉnh. - Gạch, ngói, chổi đót, chiếu cói, giấy gió: tiêu dùng trong tỉnh. - Ươm tơ: tư thương các tỉnh đến mua, chủ yếu là Thái Bình. Có thể nhận thấy thị trường các sản phẩm làng nghề Nghệ An còn hẹp. Ngoại trừ sản phẩm mây tre đan xuất khẩu là chủ yếu, thì các sản phẩm tiêu thụ trong tỉnh, trong vùng, một số ít tiêu thụ ra một số tỉnh trong khu vực. 2.2.1.7. Kết quả sản xuất kinh doanh của các làng nghề Năm 2007, GTSX của các làng nghề trên địa bàn tỉnh đạt 445,248 tỷ đồng. GTSX từ nghề đạt 324,149 tỷ đồng, chiếm 72,8 % (bảng 2.10). Trong đó GTSX của nghề mây tre đan lớn nhất. Bảng 2.10: Kết quả sản xuất kinh doanh của các làng nghề năm 2007 Đơn vị tính: triệu đồng TT Nhóm làng GTSX Tổng Từ ngành nghề Tỷ lệ (%) 1 26 làng nghề mây tre đan, dè cót 110.868 58.133 52,4 2 9 làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm 135.343 115.683 85,5 3 6 làng nghề chiếu cói, chổi đót 26.620 17.469 65,6 4 5 làng nghề chế biến hải sản 52.979 40.323 76 5 5 làng nghề mộc dân dụng & mỹ nghệ 81.096 62.450 77 6 3 làng nghề dâu tằm tơ 16.201 9.555 59 7 1 làng nghề gạch, ngói 17.390 15.969 92 Tổng cộng 445.248 324.149 72,8 Nguồn: [53]. 2.2.1.8. Thu nhập của lao động trong các làng nghề Năm 2007 tổng thu nhập từ nghề của toàn bộ làng nghề là 117.977 triệu đồng, chiếm 69% so với tổng thu nhập của làng nghề. Đây là một tỷ lệ tương đối cao so với quy định tiêu chí làng nghề của tỉnh. Tuy vậy, nếu tính quy mô thì tổng thu nhập các làng nghề Nghệ An thấp. Trong đó tỷ lệ thu nhập từ nghề so với tổng thu nhập của làng xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là nghề mộc, chiếu cói và chổi đót, chế biến lương thực và thực phẩm, mây tre đan và dè cót, chế biến hải sản, gạch ngói, dâu tằm tơ. Tỷ lệ thu nhập từ nghề so với thu nhập chung của làng chênh lệch nhau thấp, cao nhất là nghề chế biến hải sản cao hơn 27,3 %, thấp nhất là nghề mộc cao hơn 16,7% (bảng 2.11). Xếp theo nghề, thu nhập bình quân cao nhất là nghề gạch ngói 1.592.000 đồng/tháng, thấp nhất là nghề mây tre đan khoảng 500.000 đồng/tháng. Qua điều tra thực tế tại làng nghề mây tre đan Phú Thịnh, Quỳnh Thạch (Quỳnh Lưu) tháng 4/2008, ngày công của một thợ giỏi cao nhất là 40.000 ngày, của thợ bình thường khoảng 20.000 – 30.000 đồng/ngày; ở xã Nghi Thái (Nghi Lộc) ngày công còn thấp hơn, khoảng 16.000-30.000 đồng. Có thể thấy rằng thu nhập bình quân của lao động trong các làng nghề ở Nghệ An thấp. Bảng 2.11: Tình hình thu nhập của các làng nghề năm 2007 Đơn vị tính: triệu đồng TT Nhóm làng nghề Tổng thu nhập Thu nhập từ nghề Tỷ lệ % Thu nhập bình quân Chung/ năm Từ nghề/ năm Từ nghề/ tháng Tỷ lệ 1 2 3 4 5=4/3 6 7 8 9=7/6 1 26 làng nghề mây tre đan, dè cót 56143 38622 68.8 5.1 6 0.5 117.6 2 9 làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm 26799 18849 70.3 9 10.8 0.9 120.0 3 6 làng nghề chiếu cói, chổi đót 14416 10330 71.7 6.2 7.6 0.633 122.6 4 5 làng nghề chế biến hải sản 31336.5 19261 61.5 11 14 1.167 127.3 5 5 làng nghề mộc dân dụng & mỹ nghệ 28857 21110 73.2 8.4 9.8 0.817 116.7 6 3 làng nghề dâu tằm tơ 6673 4533 67.9 5.1 6 0.5 117.6 7 1 làng nghề gạch, ngói 6114 5272 86.2 16.1 19.1 1.592 118.6 Tổng 170338.5 117977 69.3 Nguồn: [53]. Sự phát triển của các làng nghề đã thu hút được một lượng lao động lớn, góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Năm 2007 các làng nghề đã thu hút được 15.702 lao động. Trong đó các làng nghề mây tre đan thu hút nhiều nhất là 7 640 người (bảng 2.12). Bảng 2.12: Tình hình lao động của các làng nghề năm 2007 TT Nhóm làng nghề Tổng lao động của làng Số lao động làm nghề Tỷ lệ (%) 1 26 Làng nghề mây tre đan, dè cót 12 376 7 640 62 2 9 Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm 3 046 1 671 55 3 6 Làng nghề chiếu cói, chổi đót 2 554 1 544 60,5 4 5 Làng nghề chế biến hải sản 2 900 1 551 53,5 5 5 làng nghề mộc dân dụng & mỹ nghệ 3 980 2 375 60 6 3 Làng nghề dâu tằm tơ 1 387 771 56 7 01 Làng nghề gạch, ngói 379 275 72 Tổng cộng 26 300 15 702 60 Nguồn: [53]. 2.2.1.9. Tình hình môi trường trong các làng nghề Nhìn chung các làng nghề đều gây ô nhiễm môi trường, tuy mức độ khác nhau. Qua khảo sát thực trạng các làng nghề cho thấy các làng nghề chế biến hải sản, nông sản gây ô nhiễm môi trường cao, như làng nghề chế biến hải sản Phú Lợi (Quỳnh Dị, Quỳnh Lưu), làng Hải Đông (Diễn Bích, Diễn Châu), làng bún bánh Huỳnh Dương (Diễn Châu), làng Quy Chính (Nam Đàn), làng Vịnh (Thanh Chương). Ngoài ra, các làng nghề mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, mây tre đan cũng gây ô nhiễm không khí do bụi, dung môi hữu cơ, khí từ lò sấy gỗ, nồi hơi, hoá chất ngâm tẩm gỗ, sơn, keo dán, mùi… nhưng với mức độ chưa nghiêm trọng. Làng nghề gạch ngói Cừa hàng năm sử dụng khoảng 15.000 tấn than đá và 5.000 ste củi, thải ra một lượng khí rất lớn, môi trường không khí bị ô nhiễm nặng. Nồng độ bụi và khí CO, SO2, NO2 đo được đều vượt TCVN 5397-2005 cho phép. Tại các làng nghề chế biến hải sản, nông sản, yếu tố gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là nước thải và chất thải rắn. Quá trình phân huỷ nước thải, chất thải rắn sinh ra khí gây mùi như S2O, NH3, tạo mùi hôi thối. Đồng thời nước thải, chất thải rắn không được thu gom, xử lý triệt để bị rò rỉ hoặc thải trực tiếp vào hệ thống mương máng chung gây ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí. Nhiều làng nghề không có hệ thống thu gom và xử lý rác thải do đó các loại rác như bao gói ni lông, giấy, hộp xốp, chai lọ nhựa... không được thu gom xử lý triệt để. ở những địa phương có hệ thống thu gom rác thải cũng thường chỉ là bãi rác lộ thiên để tập trung rác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van 1.doc
  • docbia.doc
  • docphu luc.doc
Tài liệu liên quan