Luận văn Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM 6

1.1. Những vấn đề cơ bản về làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam 6

1.2. Các nhân tố tác động tới sự phát triển làng nghề truyền thống 18

1.3. Bài học kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống 28

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG 37

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm hình thành làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang 37

2.2. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay 49

2.3. Đánh giá chung về việc phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang 63

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG 68

3.1. Quan điểm định hướng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang 68

3.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang 73

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6680 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mới xuất hiện như đan thảm lục bình Chợ Vàm, sản xuất đường thốt nốt (Núi Tô, An Tức, Cô Tô), quạt thốt nốt Óc Eo, chế biến mắm Khánh Hoà, thêu tranh, dệt chiếu Uzu … tuy có sử dụng nhiều máy móc thay cho lao động thủ công nhưng phần lớn là những máy móc cũ, lạc hậu bị các cơ quan thải loại, người dân mua về sửa chữa hoặc cải tiến cho phù hợp, nên trình độ cơ khí hoá vẫn còn thấp. Thứ ba, quy mô sản xuất kinh doanh của LNTT hầu hết là quy mô gia đình, cha truyền con nối, nên quy mô sản xuất bị giới hạn trong phạm vi gia đình huyết thống. Trong mô hình sản xuất này, người chủ gia đình là người thợ cả, có kỹ thuật cao vừa tổ chức sản xuất kinh doanh, vừa quản lý và hạch toán kinh doanh, vừa là người truyền nghề, quản lý kỹ thuật, mọi thành viên còn lại trong gia đình, dòng họ là những người tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tuỳ theo năng lực trình độ của mỗi người mà được người chủ giao công việc cụ thể. Trong thời kì kế hoạch tập trung, bao cấp, các gia đình làm nghề tiểu thủ công nghiệp phải gia nhập HTX tiểu thủ công nghiệp. Do cơ chế quản lý của giai đoạn này mà LNTT không phát triển và bị mai một, HTX tiểu thủ công nghiệp hoạt động kém hiệu quả, nên đã bị tan rã dần vào đầu thời kì đổi mới. Trong thời kì đổi mới nhờ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cơ chế quản lý thay đổi, LNTT được phát huy mạnh mẽ, khai thác mọi tiềm năng của các hộ gia đình vào sản xuất kinh doanh. Do cơ chế thị trường các gia đình trong LNTT phải cạnh tranh với nhau, nên quy mô sản xuất kinh doanh đã được mở rộng, lao động sản xuất đã được thuê mướn bên ngoài, anh em, con cháu gia đình đóng vai trò quản lý từng khâu, từng mắc xích quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hiện nay, tuy đã xuất hiện nhiều Tổ Hợp tác và HTX nhưng quy mô sản xuất vẫn giới hạn trong phạm vi gia đình hoặc dòng họ. Các Tổ Hợp tác và HTX này đóng vai trò là trung tâm, vệ tinh tìm kiếm thị trường, tiêu thụ lớn về sản phẩm hoặc cung ứng lớn về vật tư cho các hộ gia đình thực hiện dưới hình thức hợp đồng. Thứ tư, phương pháp dạy nghề trong các LNTT là truyền nghề. Xuất phát từ đặc điểm quy mô sản xuất chủ yếu là gia đình, nên việc dạy nghề cho con cháu hoặc người thân là hình thức truyền nghề trực tiếp, tức là hướng dẫn trực tiếp từng thao tác, vừa làm vừa học nhằm giữ bí quyết nhà nghề. Mặt khác, nhiều nghề sản xuất những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc dân hoá dân tộc như nghề dệt lụa, dệt thổ cẩm, tranh thêu, mộc chạm trổ mỹ nghệ, mộc dân dụng … Do đặc thù nghề nghiệp mà không thể sử dụng máy móc để sản xuất hàng loạt được mà phải dựa vào lao động thủ công, dựa vào bàn tay khéo léo, tinh xảo của người thợ nên việc dạy nghề vẫn phải hướng dẫn trực tiếp từng thao tác, vừa học vừa làm. Ngày nay KHCN hiện đại, xuất hiện nhiều máy móc hiện đại một số công việc, công đoạn của quá trình đã sử dụng máy móc thay thế cho lao động. Chẳng hạn như nghề mộc dân dụng, đóng xuồng ghe đã sử dụng các máy cưa, máy lộng, máy bào máy khoan để thay thế cho các lao động bào, cưa, xẻ, đục,… Hoặc nghề dệt lụa, dệt thổ cẩm đã sử dụng mô tơ thay thế cho chân đạp máy dệt, … nhưng các công việc quyết định đến chất lượng, thẩm mỹ và tính chất độc đáo của sản phẩm vẫn sử dụng lao động thủ công. Vì vậy, trong các LNTT việc dạy nghề cho lao động chủ yếu là truyền nghề. Thứ năm, sản phẩm LNTT mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, tính truyền thống. Mặt khác, do dạy nghề là hình thức truyền nghề, nên giữ được bí quyết, giữ được nét độc đáo của sản phẩm làng nghề mà địa phương khác, làng nghề khác không thể làm được. Vì nét độc đáo, truyền thống đó của sản phẩm, do đó nó chi phối được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng đa dạng, phong phú, nên các LNTT đã nhanh chóng đổi mới sản xuất, đa dạng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, trong xu thế hội nhập, nhiều sản phẩm LNTT đã xuất khẩu ra thị trường thế giới. Bởi vậy, sản phẩm của LNTT tất yếu phải đa dạng và phong phú phù hợp với nhu cầu trong và ngoài nước. Đồng thời, chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao đảm bảo khả năng cạnh tranh của thị trường. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập, ngành du lịch phát triển, sản phẩm LNTT đã thể hiện những nét văn hoá đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, phong cảnh, thiên nhiên, con người Việt Nam … như dệt thổ cẩm (Chăm, Khmer), lụa Tân Châu, tranh thêu, mộc chạm trổ mỹ nghệ, sản xuất đường thốt nốt … nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mà còn giới thiệu về văn hoá, con người và đất nước Việt Nam với bạn bè trên thế giới. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG HIỆN NAY 2.2.1. Phân tích hiện trạng làng nghề truyền thống 2.2.1.1. Số lượng và quy mô làng nghề truyền thống Năm 2007, An Giang có 29 làng nghề, trong đó có 18 LNTT và 11 làng nghề. Trong số 18 LNTT có 16 LNTT phát triển ổn định và 2 LNTT ở tình trạng tồn tại và phát triển khó khăn. Trong bảng giá trị sản xuất công nghiệp -TTCN trên địa bàn tỉnh An Giang tính theo giá cố định năm 1994 (Bảng 2.4) cho thấy giá trị sản xuất của kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế cá thể, tư nhân có xu hướng tăng nhanh. Nguyên nhân do cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước thuận lợi, tạo điều kiện phát triển LNTT. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, LNTT là điểm đến của du khách trong và ngoài nước, đồng thời sản phẩm LNTT không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phải đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu. Theo khảo sát gần đây của hiệp hội làng nghề Việt Nam, 22,3% sản phẩm làng nghề nước ta có chất lượng ngang bằng và 16,2% có giá cả cạnh tranh với các nước trong khu vực. Bảng 2.4: Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN An Giang giai đoạn 2001 - 2006 theo giá cố định 1994 phân theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng giá trị SX CN Kinh tế quốc doanh Kinh tế ngoài quốc doanh Khu vực đầu tư nước ngoài Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % 2000 1.513.300 662.681 43,8 795.632 52,6 55.017 2001 1.705.730 648.704 38,0 1.000.885 58,7 56.141 2002 1.983.497 625.956 31,6 1.347.441 67,9 10.100 2003 2.219.746 700.142 31,5 1.504.823 67,8 14.781 2004 2.575.586 756.171 29,4 1.798.455 69,8 20.960 2005 2.966.259 860.041 29,0 2.083.521 70,2 22.697 2006 3.473.054 920.190 26,5 2.525.806 72,7 27.058 Nguồn: [41]. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của các LNTT còn yếu, ngoài lý do chất lượng, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán còn có nguyên nhân quan trọng là phụ thuộc nhiều vào trung gian. Được biết khoảng 95% sản phẩm LNTT tiêu thụ qua kênh công ty thương mại nhỏ, công ty tư nhân … các hộ kinh doanh gặp khó khăn do cơ sở hạ tầng LNTT kém, khó tiếp cận thông tin thị trường, ứng dụng công nghệ mới, mở rộng quy mô sản xuất, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của LNTT, số lượng LNTT, quy mô LNTT cũng được gia tăng. Bên cạnh những LNTT, làng nghề mới ra đời phát triển ngày càng tăng, lực lượng lao động trong nông thôn thu hút vào LNTT ngày càng nhiều góp phần thay đổi cơ cấu lao động nông thôn. Đến nay trong tổng số 154 xã, phường, thị trấn của tỉnh An Giang, có 17 xã có LNTT. 2.2.1.2. Lao động và chất lượng lao động trong các làng nghề truyền thống Nhóm LNTT hoạt động ổn định và phát triển tốt như mộc trạm trổ, mộc dân dụng, sản xuất rập chuột, lưỡi câu, rèn nông cụ … những sản phẩm này phù hợp với nhu cầu thị trường luôn được đầu tư để tăng cường năng lực sản xuất. Nhóm LNTT hoạt động cầm chừng không phát triển được có nguy cơ mai một, mất nghề gồm các LNTT sản xuất tơ lụa, dệt thổ cẩm. Đây là những LNTT sản xuất những sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thị trường hoặc không đủ sức cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp. Một số LNTT phát triển mạnh có khả năng nhân rộng ra các làng khác: - HTX rèn Phú Mỹ sản xuất ra các loại nông cụ như rèn cuốc, xẻng, dao, lưỡi hái, liềm, cày bừa … tạo ra giá trị trên 1 tỷ đồng thu nhập trên 12 triệu đồng/lao động; sản xuất lưỡi câu Long Xuyên và sản xuất rập chuột Châu Thành tạo ra giá trị trên 34 tỷ đồng, tạo việc làm cho 489 hộ và thu hút 1.767 lao động tại chỗ. - Các xã Long Điền A, Tấn Mỹ, Mỹ Luông, Long Giang huyện Chợ Mới sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, các loại sản phẩm như giường tủ, bàn, ghế, tranh, tượng, cầu thang; dệt thổ cẩm Tân Châu, Tịnh Biên sản phẩm như tơ se, khăn choàng tắm, thổ cẩm … đã có mặt trên thị trường trong nước và cả thị trường nhiều nước Châu Âu, Châu Á chủ yếu là xuất khẩu phi mậu dịch qua biên giới và thông qua khách du lịch. Giá trị sản xuất trên 40 tỷ đồng trên năm, giải quyết việc làm cho 2.351 hộ thu hút 4.662 lao động. Chỉ riêng xã Long Điền A thì LNTT mộc chạm trổ mỹ nghệ với 2.294 hộ có 1.369 hộ thu hút 2.300 lao động, doanh thu hàng năm đạt 19,250 tỷ đồng thu nhập bình quân 1,3 triệu đồng. Bảng 2.5: Thống kê làng nghề truyền thống và lao động năm 2007 STT Tên huyện, xã có LNTT Tổng số xã có LNTT đã được công nhận Tổng số xã có LNTT chưa được công nhận Tổng số hộ Tổng số lao động 1. Tp. Long Xuyên 3 1 557 1.955 Bình Đức 1 231 744 Mỹ Hoà 1 189 702 Mỹ Khánh 1 60 120 Mỹ Hoà Hưng 1 77 389 2. Huyện Phú Tân 3 4 1.064 2.186 Phú Mỹ 2 520 800 Phú Bình 1 200 400 Chợ Vàm 1 100 400 Phú Thọ 1 58 177 Phú Hiệp 1 139 251 Hoà Lạc 1 46 158 3. Huyện Tân Châu 2 323 492 Châu Phong 1 161 291 Tân Châu 1 162 201 4. Huyện Chợ Mới 8 1 2.736 6.752 Long Điền A 1 1.369 2.300 Long Giang 1 1 113 380 Tấn Mỹ 1 127 278 Mỹ Luông 1 460 1.450 Mỹ Hội Đông 1 146 310 Hội An 1 310 1200 Hoà Bình 1 100 217 Mỹ Hiệp 1 111 627 5. Huyện Tịnh Biên 1 136 147 Văn Giáo 1 136 147 6. Huyện Châu Thành 1 1 447 3.093 An Châu 1 1 447 3.093 7. Châu Phú 2 320 738 Bình Mỹ 1 170 384 Bình Thuỷ 1 150 354 8. Huyện An Phú 2 279 714 Đa Phước 1 232 464 Khánh An 1 47 250 Tổng cộng: 18 11 5.862 16.077 Nguồn: [42]. Qua Bảng số liệu 2.5. tình hình lao động tham gia vào các LNTT cho thấy: - Lực lượng lao động trong các LNTT là tận dụng triệt để lao động nhàn rỗi ở nông thôn, phân công theo hướng chuyên môn hoá từng khâu, từng đoạn của quá trình sản xuất. Hàng loạt các hệ thống dịch vụ được phát triển đồng bộ như thu gom, vận chuyển nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, còn có các lực lượng lao động hoạt động trong các khâu bán hàng, dịch vụ, thương mại nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống ngày càng cao của LNTT. - Các LNTT chưa xây dựng được chiến lược về thị trường nhất là thị trường nước ngoài, chưa xây dựng được thương hiệu, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng chưa cao, tính cạnh tranh thấp, nguồn vốn nhỏ nên khả năng đầu tư theo chiều sâu đối với công nghệ còn hạn chế nhiều. Việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước còn gặp khó khăn, thiết bị, công nghệ còn lạc hậu, yếu kém, hầu hết công nghệ trong các LNTT là cổ truyền, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề của người lao động thấp, khả năng, trình độ quản lý của chủ cơ sở, chủ hộ còn hạn chế. Tuy nhiên, qua tiếp xúc một số LNTT cho thấy tay nghề của thợ thủ công và nghệ nhân hoàn toàn có thể làm ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã hợp thị hiếu, nhưng người thợ chưa có sự tiếp cận và thiếu thông tin về thị trường, nhất là thị trường nước ngoài. - Hầu hết, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình không chú trọng đến đầu tư xử lý chất thải, gây ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới đời sống dân sinh và môi trường sinh thái. Không ít các cơ sở sản xuất còn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, chế độ bảo hiểm người lao động, luật thuế, pháp lệnh kế toán thống kê, … - Một số LNTT phát triển, đời sống người dân trong LNTT được nâng lên, nhưng trình độ dân trí không nâng lên, dịch vụ phát triển ảnh hưởng môi trường xã hội như cờ bạc, tệ nạn xã hội gia tăng, trẻ em không được quan tâm đến học tập, tình trạng thất học cũng gia tăng. 2.2.1.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các LNTT tồn tại dưới hình thức các HTX TTCN, lúc đó sản xuất nông nghiệp là chính còn nghề thủ công có phát triển nhưng chỉ coi đó là nghề phụ, bổ trợ cho nông nghiệp. Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước có chủ trương chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, các LNTT dần dần được khôi phục. Đồng thời, các làng nghề mới được xây dựng và phát triển, tổ chức sản xuất theo hình thức cá thể, hộ gia đình, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH tham gia hoạt động theo pháp luật, tạo ra sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Bảng 2.6: Tổng hợp số đơn vị sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh năm 2007 STT Đơn vị HTX Hộ cá thể 1. Thành phố Long Xuyên 480 2. Huyện Phú Tân 1 720 3. Huyện Tân Châu 1 323 4. Huyện Chợ Mới 2.736 5. Huyện Tịnh Biên 1 136 6. Huyện Châu Thành 300 Tổng cộng: 3 4.695 Nguồn: [42]. Qua số liệu ở Bảng 2.6. cho thấy loại hình sản xuất theo hộ gia đình của tỉnh chiếm trên 99,9%, số liệu này nói lên hình thức sản xuất theo hộ gia đình là chủ yếu với 4.695 hộ giải quyết cho 16.077 lao động doanh thu hàng năm trên 182 tỷ thu nhập bình quân một lao động từ 450.000 đồng đến 1.300.000 đồng, biểu hiện tính phân tán, manh mún về tổ chức sản xuất, nặng tư tưởng bảo thủ của từng gia đình, thiếu sự hợp tác rộng trong các LNTT hoặc giữa các LNTT với nhau, hạn chế trong việc đổi mới công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và khả năng tìm kiếm thị trường. Tuy nhiên, hình thức sản xuất theo hộ gia đình có ưu thế phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ, phù hợp với cách quản lý cũng như trình độ của người thợ, đảm bảo được sự gắn bó giữa quyền lợi và trách nhiệm, mọi thành viên trong gia đình đều được huy động vào những công việc khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh, tận dụng được thời gian lao động nhàn rỗi trong nông thôn nhất là giải quyết tốt đối với lao động nữ tại địa phương. Bên cạnh loại hình tổ chức sản xuất theo hộ gia đình, trong LNTT còn có loại hình sản xuất HTX được tổ chức theo hình thức sản xuất tập trung hoặc HTX cổ phần mà xã viên là các hộ gia đình được HTX đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm trong LNTT. Tuy nhiên, loại hình sản xuất HTX hiện nay trong các LNTT có phát triển song chưa nhiều chiếm tỷ trọng rất nhỏ như Tân Châu, Tịnh Biên, Phú Tân. 2.2.1.4. Vốn và nguồn vốn trong các làng nghề truyền thống Vốn là yếu tố quan trọng bảo đảm cho các LNTT hoạt động nhất là đổi mới thiết bị, công nghệ, mua nguyên liệu, đào tạo lao động, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, … Để đảm bảo cho hoạt động các LNTT nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh ngày càng lớn. Song thực trạng về vốn ở các LNTT cho thấy: Thứ nhất, mức độ trang bị vốn cho một cơ sở sản xuất kinh doanh bình quân từ 50 đến 200 triệu đồng cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh, của một hộ chuyên sản xuất là 20 triệu đồng và của một hộ nông nghiệp kiêm là 8,5 triệu đồng. Quy mô vốn đầu tư cho một hộ gia đình ở các LNTT cũng khác nhau, chẳng hạn như ở Tân Châu vốn bình quân cho một hộ se tơ dệt lụa là 45 triệu đồng trong khi đó làng nghề sản xuất rập chuột chỉ có số vốn là 3 triệu đồng, làng nghề tre, mây, đan lát, bông chổi là 1,2 triệu đồng. Thứ hai, về cơ cấu nguồn vốn thì vốn tự có của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong LNTT là chủ yếu, hầu hết các cơ sở, hộ gia đình vay trực tiếp ngân hàng từ thế chấp tài sản cố định của mình, còn vay từ các chương trình Nhà nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn vay. Từ thực trạng về vốn và cơ cấu nguồn vốn của các cơ sở kinh doanh và hộ gia đình trong các LNTT của các địa phương trong tỉnh cho thấy để phát triển các LNTT các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình phải dựa vào vốn tự có là chính, song mức vốn trang bị lại thấp do đó cơ sở kinh doanh, hộ gia đình muốn đổi mới công nghệ, trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến mẫu mã, dự trữ nguồn nguyên liệu (vì một số sản phẩm LNTT dùng nguyên liệu thời vụ như sậy, gỗ, lục bình, tơ tằm, … cần phải mua dự trữ) nhưng do thiếu vốn nên không thực hiện được, trong khi đó cơ chế, chính sách về huy động vốn và cho vay, đặc biệt là tín dụng ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa theo kịp xu thế phát triển của các LNTT từ đó làm mất cơ hội phát triển của các cơ sở sản xuất, hộ gia đình để mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho gia đình và người lao động. Sự trợ giúp của Nhà nước cho các cơ sở sản xuất, hộ gia đình trong các LNTT theo các chương trình còn quá ít. 2.2.1.5. Về kỹ thuật công nghệ trong các làng nghề truyền thống Trước đây, trong các LNTT công cụ sản xuất chủ yếu là công cụ thô sơ do người thợ thủ công chế tạo ra. Đến nay, trong các LNTT của tỉnh đã có sự thay đổi đáng kể, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình đã có đầu tư công nghệ, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất. Sự đổi mới kỹ thuật, công nghệ được gắn liền với điện khí hoá, cơ khí hoá sản xuất, nhiều LNTT đã dùng điện làm động lực cho máy xẻ, máy bào, máy rập, se tơ, dệt lụa, thổ cẩm, … thay cho lao động thủ công. LNTT rập chuột Châu Thành có 9 cơ sở có máy rập sắt thay cho làm thủ công trước đây nguyên liệu cho sản phẩm rập chuột giao cho các hộ gia đình làm từng công đoạn chuyên môn hoá từ đó đã nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm; LNTT mộc dân dụng Chợ Mới thường xuyên thay đổi mẫu mã, sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, sản xuất bằng máy móc theo dây chuyền từ chế biến gỗ thành sản phẩm như cưa, đục, bào, chà láng, sơn, … với hơn 50 cơ sở mỗi cơ sở thu hút bình quân 15-20 lao động tại địa phương. Sự đổi mới về kỹ thuật công nghệ trong các LNTT gắn liền với việc tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả đồng thời vẫn giữ được các yếu tố truyền thống trong một sản phẩm. Chẳng hạn, LNTT dệt thổ cẩm Tân Châu từ khi đổi mới thiết bị công nghệ từ dệt thủ công sang dệt bằng máy đã nâng cao năng suất lao động lên nhiều lần, sản phẩm có thể dệt được với nhiều loại hoa văn phức tạp, đa dạng, khổ rộng vừa thể hiện được nét tinh hoa văn hoá dân tộc vừa mang tính hiện đại đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Sự đổi mới kỹ thuật công nghệ ở các LNTT bước đầu đã tạo đà cho sự phát triển bền vững cho các LNTT, song nhìn chung còn chậm, công nghệ còn ở mức độ thấp, máy móc thiết bị phần lớn là công cụ đơn giản được người sản xuất cải tiến chế tạo để sử dụng nên chất lượng thấp. Mặt khác, các thiết bị đa số là thiết bị tận dụng nên dây chuyền công nghệ không có sự đồng bộ, chắp vá, các cơ sở sản xuất chỉ trang bị máy móc, thiết bị ở một số khâu quan trọng có ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình sản xuất còn các khâu khác vẫn tận dụng lao động thủ công. Đánh giá tổng quát là kỹ thuật công nghệ của các cơ sở sản xuất kinh trong các LNTT của địa phương vẫn còn ở trình độ thấp, công nghệ thô sơ, lạc hậu còn chiếm phần lớn, đổi mới công nghệ còn chậm, chưa có hệ thống, chưa cơ bản. Điều đó hạn chế rất lớn tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm LNTT trên thị trường trong và ngoài nước. 2.2.1.6. Sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống Sản phẩm của các LNTT trong tỉnh rất đa dạng, phong phú đặc biệt là từ khi chuyển sang kinh tế thị trường sản phẩm trong LNTT đáp ứng nhu cầu từ cấp thấp đến cấp cao của thị trường trong và ngoài nước. Chẳng hạn, mộc dân dụng, mộc chạm trổ Chợ Mới với hàng chục loại sản phẩm khác nhau, nghề song mây tre đan, bông sậy, thổ cẩm có tới hơn 50 loại sản phẩm, sản xuất rập chuột, lưỡi câu cũng có 20-30 loại kiểu cách khác nhau. Tơ lụa Tân Châu cũng có một số sản phẩm khác như dệt lụa, dệt vải, dệt khăn, dệt gấm… Sản phẩm của các LNTT trong tỉnh sản xuất ra với khối lượng lớn, ngày càng được đổi mới cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, trong đó sản phẩm mộc dân dụng, rập chuột, lưỡi câu, chổi bông cỏ, se nhang, đóng xuồng ghe, … đang có nhu cầu lớn trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Các sản phẩm độc đáo đang được ưa chuộng, có nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước như tơ lụa, thổ cẩm, chạm trổ mỹ nghệ đang hướng mạnh tới thị trường xuất khẩu. Về tình hình tiêu thụ sản phẩm của LNTT hiện nay chủ yếu theo các phương thức sau: Thứ nhất, hộ sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng, nghĩa là hộ sản xuất kinh doanh trong các LNTT tự tổ chức trưng bày giới thiệu sản phẩm và bán hàng ngay tại nơi sản xuất; hoặc hộ sản xuất bán cho người làm dịch vụ thu mua đem hàng bán tận tay người tiêu dùng; do các hộ sản xuất tự tiêu thụ sản phẩm nên không thống nhất được giá bán dẫn đến tình trạng bán phá giá trong các LNTT. Thứ hai, tiêu thụ sản phẩm thông qua các đại lý là doanh nghiệp, công ty thương mại, công ty có chức năng xuất nhập khẩu. Song, các doanh nghiệp này không trực tiếp quan hệ với từng hộ sản xuất mà phải thông qua một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân như: HTX, công ty TNHH hoặc một hộ sản xuất lớn. Các tổ chức kinh tế này tiêu thụ sản phẩm cho các LNTT thông qua các hình thức sau: các hộ sản xuất làm gia công cho các tổ chức nói trên; các hộ sản xuất mua nguyên liệu sản xuất bán sản phẩm cho các tổ chức kinh tế; các hộ sản xuất mua đứt, bán đoạn. Hình thức này dễ dẫn đến tình trạng ép giá trong các LNTT. Chẳng hạn như HTX dệt thổ cẩm Tân Châu cung cấp nguyên liệu cho các hộ sản xuất sau đó đến thu gom thành phẩm đem tiêu thụ trong và ngoài nước. Như vậy, hình thức tiêu thụ sản phẩm của các LNTT khá đa dạng, song nhìn chung việc tiêu thụ sản phẩm trong các LNTT còn nhiều khó khăn, hạn chế. Tình trạng nhiều mặt hàng của LNTT chỉ phục vụ nhu cầu tiêu thụ của địa phương mà chưa mở rộng được thị trường tỉnh khác và thị trường nước ngoài. 2.2.1.7. Về tình hình môi trường trong các làng nghề truyền thống Sau thời kì đổi mới LNTT từng bước được khôi phục và phát triển, tuy nhiên cùng với sự phát triển đó một vấn đề bức xúc cũng được đặt ra là vấn đề môi trường. Hầu hết các LNTT môi trường đều ô nhiễm với mức độ khác nhau, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ nhân dân về môi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất. Ở các LNTT mộc dân dụng, chổi bông cỏ, se nhang, … thải ra hàm lượng bụi lớn làm ô nhiễm không khí gây cho con người mắc các bệnh về phổi, viêm phế quản khá cao. Các LNTT như rập chuột, lưỡi câu, đóng xuồng ghe, … các thiết bị cưa, bào, cán sắt, đập dập, gây tiếng ồn ảnh hưởng đến thần kinh, thính giác của con người. Ngoài ra, những LNTT như dệt, nhuộm là những nơi nguồn nước bị ô nhiễm rất cao do sử dụng nhiều hoá chất lại không được xử lý trước khi thải vào đất làm thay đổi thành phần hoá, lý của đất làm giảm năng suất cây trồng vật nuôi và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Nhìn chung chất thải trong các LNTT đã không được xử lý đúng quy định nên gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Sự ô nhiễm chất thải vừa là hậu quả đồng thời cũng vừa là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của các LNTT. 2.2.2. Tác động của quản lý nhà nước tới sự phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh 2.2.2.1. Tác động từ các nội dung quản lý nhà nước tới các làng nghề truyền thống - Về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng Khu - cụm công nghiệp - TTCN huyện, thị, thành phố - tỉnh An Giang. Năm 2006 Tỉnh ủy có Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 22/12/2006 về việc phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từ nay đến năm 2010; chương trình phát triển công nghiệp - TTCN giai đoạn 2007 - 2010; quyết định số 37/2007/QĐ-UBND ngày 07/8/2007 về việc ban hành Quy chế quản lý Khu - cụm công nghiệp - TTCN huyện, thị, thành phố - tỉnh An Giang; chương trình số 03/CTr-UBND ngày 17/12/2007 Bảo tồn và phát triển làng nghề TTCN tỉnh An Giang giai đoạn 2008 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; đề án phát triển sản xuất TTCN cho người dân tộc Khmer, Chăm giai đoạn 2008 - 2010. Nội dung cơ bản của các chính sách mới là cần khuyến khích hỗ trợ bảo tồn phát triển làng nghề phải xem xét lợi thế của địa phương mình và phải được quan tâm một cách đầy đủ nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm hàng TTCN cả lượng và chất có khả năng hoặc tiềm năng xuất khẩu cao để góp phần vào định hướng phát triển và duy trì ổn định làng nghề tầm nhìn đến năm 2020, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương. Về chủ trương chính sách đền bù giải phóng mặt bằng. Để tạo điều kiện cho làng nghề phát triển mạnh, Nhà nước cùng địa phương ban hành chính sách khuyến khích phát triển cụm làng nghề. Tỉnh xây dựng quy hoạch tổng thể khu, cụm công nghiệp và hiện nay tỉnh có 3 khu công nghiệp lớn là khu công nghiệp Bình Hoà, quy mô 131,71 ha (Châu Thành), khu công nghiệp Bình Long quy mô 28,56 ha (Châu Phú), khu công nghiệp Vàm Cống quy mô 198,83 ha (thành phố Long Xuyên) do Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh quản lý. Ngoài ra, có 18 khu, cụm công nghiệp - TCCN, làng nghề do cấp huyện quản lý với tổng diện tích quy hoạch là 592,5 ha [45]. Sở Tài nguyên Môi trường trực tiếp tổ chức, hướng dẫn các xã quy hoạch và hướng dẫn cá nhân, doanh nghiệp làm dự án thuê đất xây dựng doanh nghiệp làng nghề TTCN; đồng thời tổng hợp báo cáo trình UBND tỉnh phê duyệt. Đây là chủ trương đúng đắn và sáng tạo, không những mở rộng mặt bằn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van sua lan 1.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan