Luận văn Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH CHẤT LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 3

1.1.TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA NHTM 3

1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh 3

1.1.1.1.Lịch sử hình thành 3

1.1.1.2.Qúa trình phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng 4

1.1.2. Khái niệm nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng 4

1.1.3. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng 5

1.1.3.1. Bảo lãnh là một mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau 5

1.1.3.2. Tính độc lập của bảo lãnh 6

1.1.4. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng 6

1.1.4.1.Chức năng công cụ bảo đảm 6

1.1.4.2. Chức năng công cụ tài trợ 7

1.1.4.3. Chức năng đôn đốc hoàn thành hợp đồng 7

1.1.4.4. Chức năng công cụ đánh giá 7

1.2. CÁC HÌNH THỨC BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 7

1.2.1. Dựa vào phương thức phát hàng bảo lãnh 7

1.2.1.1. Bảo lãnh trực tiếp 7

1.2.1.2. Bảo lãnh gián tiếp 8

1.2.1.3. Đồng bảo lãnh 9

1.2.2. Dựa vào mục đích sử dụng của bảo lãnh 10

1.2.2.1. Bảo lãnh vay vốn (bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay) 10

1.2.2.2. Bảo lãnh dự thầu 10

1.2.2.3. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 11

1.2.2.4. Bảo lãnh thanh toán 11

1.2.2.5. Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng 11

1.2.2.6. Các loại bảo lãnh tài chính khác 12

1.2.3. Dựa vào điều kiện thanh toán của bảo lãnh 13

1.2.3.1. Bảo lãnh vô điều kiện (Bảo lãnh theo yêu cầu) 13

1.2.3.2. Bảo lãnh có điều kiện 13

1.3. BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ 13

1.3.1. Rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh 13

1.3.1.1. Đối với bên thụ hưởng bảo lãnh 13

1.3.1.2. Đối với bên được bảo lãnh 14

1.3.1.3. Đối với ngân hàng bảo lãnh 14

1.3.2. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng 15

1.3.2.1. Đối với khách hàng 16

1.3.2.2. Đối với ngân hàng phát hành bảo lãnh 16

1.3.2.3. Đối với nền kinh tế 16

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THĂNG LONG 18

2.1. TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNH THĂNG LONG 18

2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Thăng Long 18

2.1.1.1. Hoàn cảnh ra đời và sự phát triển của ngân hàng 18

2.1.1.2. Các mặt hoạt động của ngân hàng 19

2.1.2. Tình hình hoạt động của ngân hàng trong những năm gần đây 19

2.1.2.1. Tình hình huy động vốn 19

2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn 22

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NHNo&PTNT THĂNG LONG 25

2.2.1. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNo&PTNT Thăng Long 25

2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Thăng Long 29

2.2.2.1. Về loại hình bảo lãnh 30

2.2.2.2. Về thời hạn bảo lãnh 33

2.2.2.3. Về đối tượng được bảo lãnh 34

2.2.2.4. Về các hình thức đảm bảo cho bảo lãnh 35

2.2.2.5. Về phí bảo lãnh 36

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NHNo&PTNT THĂNG LONG 37

2.3.1. Những kết quả đạt được 37

2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 38

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NHNo&PTNT THĂNG LONG 42

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT THĂNG LONG TRONG NĂM 2010 42

3.1.1. Định hướng phát triển chung 42

3.1.1.1. Mục tiêu phấn đấu 42

3.1.1.2. Các giải pháp thực hiện mục tiêu đề ra 42

3.1.2. Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của NHNo&PTNT Thăng Long 43

3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NHNo&PTNT THĂNG LONG 44

3.2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển nghiệp vụ bảo lãnh thích hợp 44

3.2.2. Hoàn thành quy trình nghiệp vụ bảo lãnh 45

3.2.3. Ứng dụng marketing vào hoạt động bảo lãnh của ngân hàng 48

3.2.4. Đẩy mạnh công tác tổ chức đào tạo cán bộ và phân công hợp lý cán bộ làm nghiệp vụ bảo lãnh 53

3.3. KIẾN NGHỊ 54

3.3.1. Đối với Chính phủ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền 54

3.3.2. Đối với NHNN Việt Nam 56

3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 57

3.3.4. Đối với khách hàng 58

KẾT LUẬN 59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2394 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách hàng đã có quan hệ tín dụng, bảo lãnh với NHNo & PTNT Thăng Long thì ngân hàng cho phép khách hàng không phải nộp hồ sơ pháp lý về khách hàng (trừ khi có điều chỉnh, bổ sung). ªHồ sơ áp dụng riêng cho từng loại hình bảo lãnh: - Đối với bảo lãnh thanh toán: • Hợp đồng mua bán hoặc cam kết thanh toán của các bên liên quan ghi rõ điều khoản cam kết thanh toán giữa các bên liên quan. • Tài liệu liên quan về khả năng nguồn vốn để thanh toán theo cam kết được bảo lãnh (nếu có). •Hạn mức vay vốn (trường hợp thanh toán bằng vốn vay). - Đối với bảo lãnh trong xây dựng: +Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Hợp đồng thi công (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong xây lắp). Trường hợp chưa có hợp đồng chính thức thì phải là hợp đồng dự thảo (trước khi kí chính thức) hoặc hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị) qui định về các điều kiện thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Hoặc thông báo trúng thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền. + Bảo lãnh dự thầu: Tài liệu mời thầu, quy chế hoặc qui định đấu thầu của chủ đầu tư trong đó ghi rõ các trường hợp vi phạm quy chế (qui định) đấu thầu và trách nhiệm nghĩa vụ mỗi bên dự thầu. - Đối với bảo lãnh bảo đảm chất lượng: Hợp đồng kinh tế qui định cụ thể về trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên. Nếu hợp đồng kinh tế không qui định rõ thì phải có một hợp đồng bổ sung (hoặc qui định trong biên bản nghiệm thu) qui định rõ trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên. - Đối với bảo lãnh bằng 100% vốn tự có của khách hàng, hồ sơ gồm có: Chứng từ chứng minh tiền đã được chuyển vào tài khoản tiền gửi kí quỹ tại ngân hàng bảo lãnh bằng 100% giá trị món bảo lãnh, giấy đề nghị bảo lãnh ghi rõ: cam kết dùng tiền kí quỹ đảm bảo cho 100% nghĩa vụ bảo lãnh. Sau khi nhận hồ sơ từ khách hàng, cán bộ thực hiện bảo lãnh sẽ thực hiện việc kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ bảo lãnh và báo cáo trưởng phòng tín dụng xin ý kiến chỉ đạo (nếu đủ thì thực hiện bước tiếp theo, nếu thiếu thì yêu cầu bổ sung). Sau đó cán bộ thực hiện bảo lãnh lập phiếu nhận hồ sơ của khách hàng và danh mục hồ sơ. Ø Bước 2: Thẩm định Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định các nội dung sau: - Tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh. - Năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh. - Việc chuyển tiền kí quỹ vào tài khoản kí quỹ để thực hiện bảo lãnh. - Tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án. - Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, thẩm định về tài sản và các biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh. Sau khi phân tích, đánh giá các nội dung trên, cán bộ tín dụng lập tờ trình gửi trưởng phòng kinh doanh và để trình lãnh đạo trong đó có ý kiến đề xuất bảo lãnh hoặc từ chối với các lý do cụ thể.Trong trường hợp thuộc thẩm quyền, lãnh đạo chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long sẽ ra quyết định về việc bảo lãnh. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền phán quyết thì ngân hàng phải gửi tờ trình lên NHNo & PTNT Việt Nam. Nếu được chấp nhận thì NHNo & PTNT Thăng Long sẽ ra quyết định bảo lãnh. Ø Bước 3: Phát hành văn bản bảo lãnh Khi đã quyết định bảo lãnh hoặc có uỷ quyền của NHNo & PTNT VN quyết định bảo lãnh, NHNo & PTNT Thăng Long và khách hàng đề nghị bảo lãnh kí kết hợp đồng bảo lãnh. Sau đó ngân hàng tiến hành soạn thảo và phát hành thư bảo lãnh (cam kết bảo lãnh), nội dung cam kết bảo lãnh được ngân hàng và người thụ hưởng bảo lãnh thống nhất. Cam kết bảo lãnh có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nếu các bên có liên quan thoả thuận. Ngân hàng thực hiện thu phí bảo lãnh, quản lý tiền kí quỹ vào tài khoản riêng, tiến hành thủ tục kiểm tra, nhận bảo đảm, thông báo cho phòng kế toán để nhập ngoại bảng số dư bảo lãnh và tiến hành trích quỹ bảo lãnh của ngân hàng. Mức phí do các bên thoả thuận, không vượt quá 2%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh và tuỳ vào mức độ tín nhiệm hay chính sách khách hàng của ngân hàng. Phí bảo lãnh có thể được tính bằng số tuyệt đối hoặc trên cơ sở tỉ lệ phí. Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỉ lệ phí * Thời gian bảo lãnh ØBước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh Từ khi phát sinh đến khi kết thúc nghĩa vụ bảo lãnh, chi nhánh kiểm tra, theo dõi khách hàng. Trừ trường hợp bảo lãnh bằng kí quỹ 100% vốn tự có của khách hàng, cán bộ thực hiện bảo lãnh của chi nhánh thường xuyên kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, hàng quý yêu cầu khách hàng gửi báo cáo định kỳ, hết năm tài chính yêu cầu khách hàng gửi báo cáo quyết toán được duyệt chính thức. Thông qua theo dõi, kiểm tra khách hàng, chi nhánh thường xuyên bám sát để đôn đốc khách hàng được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ được bảo lãnh sau khi đã tìm mọi biện pháp, chi nhánh tiến hành cho vay bắt buộc đối với khách hàng để thanh toán cho người thụ hưởng.Sau khi nhận được thông báo của chi nhánh, khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả nợ hoặc có văn bản xác nhận nợ với chi nhánh. Chi nhánh có quyền với tài khoản của khách hàng (nếu có thoả thuận), thực hiện các biện pháp như phát mại tài sản đảm bảo, khởi kiện ra cơ quan pháp luật và áp dụng các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng đảm bảo cho bảo lãnh theo qui định. Ø Bước 5: Kết thúc bảo lãnh Sau khi khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ theo hợp đồng bảo lãnh, NHNo & PTNT Thăng Long lập bản thanh lý hợp đồng bảo lãnh và yêu cầu khách hàng nộp lại thư bảo lãnh, đồng thời thông báo cho kế toán để xuất toán số dư bảo lãnh. Với các dự án do NHNo & PTNT VN uỷ nhiệm, chi nhánh gửi biên bản thanh lý về NHNo & PTNT VN để báo cáo. Tiếp đó chi nhánh tiến hành giải toả tài sản đảm bảo, lưu trữ hồ sơ bảo lãnh và đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm. Trên đây là tuần tự các bước của qui trình nghiệp vụ bảo lãnh, qua đó cho thấy NHNo & PTNT Thăng Long đã thực hiện tương đối nghiêm chỉnh qui trình bảo lãnh của NHNo & PTNT Việt Nam ban hành. Đây là qui trình tương đối hoàn thiện, đã giúp NHNo & PTNT Thăng Long an toàn trong nghiệp vụ bảo lãnh. Thời gian từ khi khách hàng lập hồ sơ bảo lãnh cho đến khi ngân hàng quyết định phát hành văn bản bảo lãnh thường là 5 ngày. 2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Thăng Long Nhờ việc tuân thủ và thực hiện đúng quy trình bảo lãnh nên kết quả hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long trong giai đoạn 2007-2009 rất khả quan với số lượng lớn khách hàng là khách hàng truyền thống. Tính cho đến nay, chưa có món bảo lãnh nào ngân hàng phải trả thay cho khách hàng (cho vay bắt buộc đối với khách hàng). Đây là thành tích rất đáng ghi nhận của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. Bảng 3: Bảng quy mô bảo lãnh tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Doanh số bảo lãnh 215.021 619.260 743.112 Số dư bảo lãnh 136.052 337.997 383.746 (Nguồn: Phòng tín dụng, NHNo&PTNT Thăng Long) Nhờ có một lượng không nhỏ khách hàng truyền thống cộng thêm uy tín của NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động bảo lãnh ở Chi nhánh Thăng Long trong những năm vừa qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Năm 2007, doanh số bảo lãnh là 215021 triệu đồng. Đến năm 2008, tổng số món bảo lãnh có giá trị là 619260 triệu đồng, tăng gấp 2,88 lần so với năm 2007. Nguyên nhân khiến cho doanh số bảo lãnh năm 2008 tăng vượt bậc so với năm 2007 là do chi nhánh đã đánh giá được nhu cầu và lợi ích của hoạt động bảo lãnh nên đã rất chú trọng tới công tác này đồng thời chi nhánh đã tiến hành bảo lãnh cho một số công trình lớn và nhiều công trình khác (bảo lãnh thực hiện hợp đồng chiếm tỷ lệ cao). Sang đến năm 2009, doanh số bảo lãnh vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm lại, doanh số bảo lãnh đạt 743112 triệu đồng, tăng gấp 1,2 lần so với năm 2008. Như vậy, Chi nhánh Thăng Long ngày càng có uy tín và thu hút được nhiều khách hàng với những món bảo lãnh lớn. Ngân hàng đạt được kết quả như vậy là nhờ có sự cố gắng nỗ lực của toàn thể bộ phận trong chi nhánh đã thực hiện các biện pháp nhằm đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh, có chính sách phí bảo lãnh hợp lý đồng thời giữ được mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng lớn thường xuyên của ngân hàng. Chính vì vậy, số dư bảo lãnh của Chi nhánh qua các năm có chiều hướng tăng lên đáng kể. Năm 2007, dư nợ bảo lãnh là 136052 triệu đồng, đến năm 2008 số dư bảo lãnh tăng lên 2,48 lần, đạt 337997 triệu đồng. Năm 2009, số dư bảo lãnh tăng chậm lại, gấp 1,1 lần so với năm 2008. Mặc dù doanh số bảo lãnh tiếp tục tăng qua các năm do ngày càng có nhiều đơn vị có nhu cầu bảo lãnh tại Chi nhánh, nhưng số dư bảo lãnh có xu hướng tăng chậm hơn là do Chi nhánh đã thực hiện quy trình bảo lãnh theo hướng tăng cường sự an toàn bằng cách tiến hành phân tích tình hình tài chính của khách hàng kỹ lưỡng hơn để có được sự lựa chọn những khách hàng tốt nhất, tránh rủi ro cho ngân hàng. Những khách hàng có tình hình tài chính không lành mạnh, sản xuất kinh doanh thiếu hiệu quả hoặc những dự án của khách hàng thiếu tính khả thi thì sẽ khó được ngân hàng đứng ra bảo lãnh. 2.2.2.1. Về loại hình bảo lãnh Bảng 4: Tình hình thực hiện các loại bảo lãnh tại NHNo&PTNT Thăng Long Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 (+/-) (+/-)% (+/-) (+/-)% 1.BL dự thầu 7.740 846 1.015 -6.894 -89 169 19 2.BL thực hiện hợp đồng 49.421 57.392 68.870 7.971 16 11.478 20 3.BL thanh toán 53.707 30.344 36.412 -23.363 -43 6.068 20 4.BL vay vốn 25.184 226.903 208.690 201.719 800 -18.213 -8 5.BL khác 0 62.509 68.759 62.509 6.250 10 Tổng cộng 136.052 377.977 383.746 241.925 177,8 5.769 1.52 (Nguồn: Phòng tín dụng, NHNo&PTNT Thăng Long) Năm 2007, tổng dư nợ bảo lãnh đạt 136052 triệu đồng, chiếm phần lớn là bảo lãnh thanh toán, tăng khá nhanh so với năm 2006 đồng thời có thêm loại hình bảo lãnh vay vốn, hơn nữa bảo lãnh thanh toán có mức tăng trưởng khá cao so với năm trước đó. Đến năm 2008, doanh số và dư nợ bảo lãnh đều tăng vượt bậc so với năm 2007, các loại hình bảo lãnh cũng được đa dạng hóa hơn. Bảo lãnh vay vốn có mức tăng trưởng cao nhất trong tất cả các loại hình bảo lãnh, đồng thời loại hình bảo lãnh thực hiện hợp đồng cũng tăng lên tuy nhiên mức tăng chưa cao (16%), bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thanh toán đều giảm mạnh so với năm 2007 đặc biệt là bảo lãnh dự thầu (89%). Năm 2009, tuy doanh số và mức dư nợ bảo lãnh đều tăng lên nhưng mức tăng chậm lại so với năm 2008. Một điểm đặc biệt là ở năm 2009, tốc độ tăng giữa các loại hình bảo lãnh trở nên đồng đều hơn, không có những sự tăng trưởng đột biến hay giảm nhanh chóng về mức dư nợ bảo lãnh như ở năm 2008. Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán có mức tăng xấp xỉ nhau (20%), trong khi bảo lãnh vay vốn có giảm đi tuy nhiên mức giảm không đáng kể. Một thành tích đáng kể của Chi nhánh là thực hiện thành công việc đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh. Từ năm 2007, Chi nhánh chưa thực hiện các loại hình bảo lãnh khác ngoài các loại hình bảo lãnh cơ bản như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán thì đến năm 2008, không những một số loại hình bảo lãnh tăng vượt bậc về số dư mà các loại hình bảo lãnh khác đã thực sự được chú trọng thực hiện và phát triển, chiếm một phần đáng kể trong tổng dư nợ bảo lãnh. Điều này có được là do Chi nhánh đã có quan hệ ngày càng rộng rãi và có chiều sâu với khách hàng, kinh nghiệm của cán bộ ngân hàng không ngừng được củng cố và phát triển đã cho phép Chi nhánh mở rộng các loại hình bảo lãnh, thu hút và thỏa mãn nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Điều đó tất yếu dẫn đến doanh số bảo lãnh cũng như dư nợ bảo lãnh tăng mạnh so với năm 2007. Năm 2009, Chi nhánh tiếp tục phát triển và mở rộng các loại hình bảo lãnh khác (tăng 10% so với năm 2008) Bảng 5: Tỷ trọng các loại hình bảo lãnh qua các năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền (trđ) Tỉ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỉ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỉ trọng (%) 1.BL dự thầu 7.740 5,7 846 0,2 1.015 0,26 2.BL thực hiện hợp đồng 49.421 36,3 57.392 15,2 68.870 17,9 3.BL thanh toán 53.707 39,5 30.344 8 36.412 9,5 4.BL vay vốn 25.184 18,5 226.903 60 208.690 54,3 5.BL khác 0 0 62.509 16,6 68.759 18,04 Tổng cộng 136.052 100% 377.977 100% 383.746 100% (Nguồn: Phòng tín dụng, NHNo&PTNT Thăng Long) Hiện nay, tại NHNo&PTNT Thăng Long chủ yếu tập trung vào các loại hình bảo lãnh chính là: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh vay vốn. Năm 2007, tại Chi nhánh, ba loại bảo lãnh chiếm tỷ trọng cao nhất là bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn đặc biệt bảo lãnh thanh toán luôn giữ tỷ lệ cao nhất qua các năm trước đó. Đây là loại bảo lãnh được sử dụng nhiều trong lĩnh vực thương mại, sau đó là đến bảo lãnh thực hiện hợp đồng, được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng, hai loại bảo lãnh này có vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó, các loại bảo lãnh khác cũng đang dần được phát triển tuy tỷ trọng còn quá nhỏ bé so với tổng doanh số bảo lãnh nhưng chắc chắn là sẽ phát triển trong những năm sau. Trong năm 2008, nói chung tỷ trọng các loại hình bảo lãnh có sự biến động đáng kể theo xu hướng giảm tỷ trọng bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, tăng tỷ trọng bảo lãnh vay vốn và các loại hình bảo lãnh khác. Theo Nghị định số 43/CP ngày 16/7/96 của Chính phủ ban hành về quy chế đấu thầu, trong hồ sơ dự thầu của khách hàng phải có thư bảo lãnh dự thầu của ngân hàng. Vì vậy, bảo lãnh dự thầu cũng chiếm một phần trong tổng doanh số bảo lãnh tuy nhiên tỷ trọng loại bảo lãnh này luôn nhỏ nhất trong tất cả các loại hình bảo lãnh. Những món bảo lãnh dự thầu thường lớn song giá trị bảo lãnh lại nhỏ, từ 1%-5% giá trị hợp đồng, do đó loại bảo lãnh này có rủi ro thấp. Tỷ trọng bảo lãnh dự thầu năm 2008 giảm khá mạnh và trong năm 2009, tiếp tục chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tất cả các loại bảo lãnh. Đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng, tỷ trọng của loại bảo lãnh này giảm trong năm 2008 đồng thời có xu hướng tăng lên trong năm 2009. Số tiền bảo lãnh thường từ 10%-15% giá trị hợp đồng, lớn hơn nhiều so với bảo lãnh dự thầu. Thời gian thực hiện hợp đồng thường dài nên độ rủi ro của loại bảo lãnh này thường lớn. Thông thường, các doanh nghiệp, công ty được ngân hàng bảo lãnh trúng thầu đều vay vốn ngân hàng để thực hiện hợp đồng. Chính vì vậy mà bảo lãnh dự thầu có an toàn hiệu quả thì mới lôi kéo được khách hàng tiếp tục đến với bảo lãnh thực hiện hợp đồng và hợp đồng ứng trước tiền vốn bởi mỗi loại bảo lãnh này thường là một mắt xích liên kết với nhau trong lĩnh vực xây dựng. Tỷ trọng của bảo lãnh dự thầu của Chi nhánh còn thấp nên kéo theo tỷ trọng bảo lãnh thực hiện hợp đồng giảm trong năm 2008. Do số tiền bảo lãnh lớn trong khi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp lại có số vốn tự có ít, chủ yếu hoạt động bằng vốn vay nên đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng, các doanh nghiệp thường xin tín chấp hoặc kết hợp với thế chấp tài sản. Tuy nhiên, tại Chi nhánh khi thực hiện bảo lãnh dự thầu, khách hàng thường phải thế chấp tài sản nhưng hầu hết là phải ký quỹ 100% số tiền bảo lãnh nên điều này cũng một phần làm cho doanh số bảo lãnh giảm về tỷ trọng. Đối với bảo lãnh thanh toán, đây là loại bảo lãnh được áp dụng trong các hợp đồng thương mại, hợp đồng thuê mua tài chính, hợp đồng đại lý, hợp đồng xây dựng...Trong xây dựng, nếu bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng...đảm bảo quyền lợi cho chủ thầu thì bảo lãnh thanh toán lại bảo đảm cho nhà thầu. Từ năm 2007 trở về trước, loại bảo lãnh này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Tuy nhiên từ sau năm 2007, tỷ trọng của bảo lãnh thanh toán giảm đi đáng kể chỉ còn 8% năm 2008 và 9,5% năm 2009. Loại hình bảo lãnh có mức tăng trưởng cao trong năm 2008 và năm 2009 là bảo lãnh vay vốn và các loại bảo lãnh khác. Năm 2008, bảo lãnh vay vốn chỉ có một đối tượng khách hàng là Công ty cổ phần xi măng Thanh Liêm, tuy nhiên riêng các món bảo lãnh của công ty này chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các loại hình bảo lãnh còn lại. Loại bảo lãnh này thường do trung ương ủy quyền cho Chi nhánh, thường có thời hạn tương đối dài, giá trị bảo lãnh lớn và rủi ro cũng lớn nhất. Trong điều kiện hiện nay, nhiều khách hàng có nhu cầu bảo lãnh vay vốn nhưng do Chi nhánh chỉ được ủy quyền nên phải trình lên tổng giám đốc ngân hàng trung ương quyết định, tốn nhiều thời gian nên không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Với kinh nghiệm về thẩm định doanh nghiệp, Chi nhánh hoàn toàn có khả năng phát triển loại hình bảo lãnh này để có thể đóng góp phần lớn vào doanh số bảo lãnh. 2.2.2.2. Về thời hạn bảo lãnh Bảng 6: Cơ cấu bảo lãnh theo thời hạn bảo lãnh Năm 2007 2008 2009 Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) BL trung và dài hạn 74.605 54,84 284.295 75,22 277.560 72,33 BL ngắn hạn 61.447 45,16 93.682 24,78 106.186 27,67 Tổng 136.052 100% 377.977 100% 383.746 100% (Nguồn: Phòng tín dụng, NHNo&PTNT Thăng Long) Trước đây, với quy mô ngân hàng còn nhỏ, hơn nữa hoạt động bảo lãnh còn khá mới mẻ đối với ngân hàng nên những điều kiện đó chưa cho phép Chi nhánh thực hiện các loại bảo lãnh trung và dài hạn. Nhưng qua quá trình phát triển, quy mô của Chi nhánh ngày càng lớn, uy tín và quan hệ khách hàng ngày càng mở rộng, trình độ cán bộ nhân viên ngày càng được củng cố và giàu kinh nghiệm thì việc tiến hành các hoạt động bảo lãnh trung – dài hạn và các hoạt động bảo lãnh khác đã trở thành một bộ phận quan trọng, chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh số cũng như dư nợ bảo lãnh. Cụ thể là: năm 2007, tỷ trọng bảo lãnh trung dài hạn và ngắn hạn xấp xỉ nhau nhưng đến năm 2008 và 2009, dư nợ bảo lãnh trung dài hạn đã gấp hơn 3 lần dư nợ ngắn hạn và có xu hướng ngày càng tăng lên trong thời gian tới. Phát triển các loại hình bảo lãnh trung dài hạn là một trong những yếu tố quan trọng mà Chi nhánh đã tạo dựng được nhằm hỗ trợ đầu tư và thực hiện các dự án dài hạn, đặc biệt là các dự án cải tạo cơ sở hạ tầng của đất nước hay mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Tuy vậy, bảo lãnh ngắn hạn cũng giữ một vị trí rất quan trọng, góp phần giải quyết nhu cầu của nền kinh tế một cách nhanh chóng, làm cho các doanh nghiệp cũng như khách hàng của ngân hàng có thể thực hiện được các giao dịch hay hợp đồng kinh tế một cách thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ phát triển trong kinh doanh, buôn bán. 2.2.2.3. Về đối tượng được bảo lãnh Tại điều 4, Quyết định số 09/HĐQT-05 của NHNo&PTNT Việt Nam ngày 18/1/2001 hướng dẫn về việc thực hiện quy chế BLNH có quy định về đối tượng bảo lãnh của NHNo&PTNT. Theo đó, khách hàng được bảo lãnh tại NHNo&PTNT Thăng Long là các DNNN, các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể... Khách hàng của Chi nhánh Thăng Long chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài ra còn có một số doanh nghiệp tư nhân. Do vậy mà doanh số bảo lãnh qua các năm đối với doanh nghiệp quốc doanh luôn chiếm tỷ lệ cao. Đây là một tình trạng chung của hầu hết các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Tuy nhiên, số món bảo lãnh cũng như giá trị các món bảo lãnh ngoài quốc doanh cũng đã tăng dần qua các năm cùng với sự phát triển về mọi mặt của Chi nhánh. Số lượng các món bảo lãnh của doanh nghiệp quốc doanh lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh không phải là do doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có nhu cầu mà nguyên nhân chủ yếu là do họ chưa thỏa mãn một cách đầy đủ những điều kiện cho nghĩa cụ được bảo lãnh (ký quỹ 100%, các giấy tờ cần thiết cho tài sản thế chấp...). Hơn nữa, các điều kiện để bảo lãnh cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng khắt khe hơn so với DNNN. Một nguyên nhân nữa đó là do trong thời gian vừa qua có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn gian lận dẫn tới các vụ đổ vỡ mà ngân hàng phải gánh chịu hậu quả. Điều này gây nên sự mất lòng tin của các ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT Thăng Long nói riêng với đối tượng khách hàng này. Hầu hết các ngân hàng đều ý thức được rằng quan hệ với doanh nghiệp quốc doanh an toàn hơn vì ít nhất còn có sự đảm bảo của Nhà nước, còn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì mức độ rủi ro rất lớn. Trong thời gian gần đây, NHNo&PTNT Thăng Long mặc dù vẫn xác định vài trò chủ đạo của DNNN nhưng sẵn sàng hỗ trợ cho mọi thành phần kinh tế phát triển, bằng việc mở rộng bảo lãnh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với các điều kiện bảo lãnh thông thoáng hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển đồng bộ, cân đối của nền kinh tế đồng thời tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc tăng doanh số bảo lãnh, tăng phí bảo lãnh. 2.2.2.4. Về các hình thức đảm bảo cho bảo lãnh Bảo lãnh ngân hàng thực chất là một hình thức tín dụng đặc biệt, nó cũng chịu các rủi ro như đã phân tích ở chương 1. Để giảm bớt rủi ro có thể xảy ra, NHNo&PTNT Thăng Long tiến hành trích quỹ bảo lãnh tối thiểu 5% số tiền bảo lãnh. Việc trích lập quỹ bảo lãnh là cần thiết, tuy ngân hàng phải đóng băng một lượng vốn đáng ra phải được đưa vào sử dụng nhưng đó là một cách bảo đảm an toàn cho ngân hàng. Việc trích lập quỹ bảo lãnh tạo mối quan hệ giữa khả năng rủi ro và khả năng thanh toán bảo lãnh. Nếu rủi ro xảy ra, ngân hàng sẽ phải thanh toán cho bên thụ hưởng bảo lãnh, nếu số tiền bảo lãnh lớn thì rủi ro đó sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn và các chỉ tiêu trong bảng tổng kết của ngân hàng. Như vậy, không nên coi nghiệp vụ bảo lãnh là một dịch vụ đơn thuần, chỉ thu phí bảo lãnh mà không cần xuất vốn mà cần nghiên cứu mức bảo lãnh, không nên mở rộng quá mức dẫn đến rủi ro có thể xảy ra. Ngân hàng tiến hành bảo lãnh là tạo công cụ tài trợ cho nền kinh tế song ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có các phương thức bảo đảm. Hình thức bảo đảm này do các bên tự thỏa thuận, có thể là: tín chấp, ký quỹ, thế chấp hay cầm cố. Các đối tượng phải ký quỹ 100% bao gồm: doanh nghiệp không có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng và thanh toán; số tiền bảo lãnh lớn hơn so với khả năng tài chính của doanh nghiệp; doanh nghiệp không hoạt động tiền gửi tại Chi nhánh (trừ trường hợp bảo lãnh liên quan đến tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh vay vốn nước ngoài được NHNo&PTNT trung ương duyệt và ủy quyền). Trên thực tế, các khách hàng mới giao dịch lần đầu đến ngân hàng xin bảo lãnh hoặc doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngân hàng đều yêu cầu ký quỹ 100%. Trong điều kiện vốn là nhu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp như hiện nay, khách hàng chỉ chấp nhận điều kiện này khi người yêu cầu bảo lãnh yêu cầu đích danh ngân hàng bảo lãnh hoặc số tiền bảo lãnh nhỏ. Với những món bảo lãnh lớn và trong trường hợp khách hàng phải đi vay để ký quỹ thì điều này gần như không thể thực hiện được. Bằng việc yêu cầu ký quỹ 100% thì ngân hàng không có rủi ro, do vậy ngân hàng thường bỏ qua việc thẩm định cũng như theo dõi việc thực thi trách nhiệm hợp đồng của khách hàng. Tuy trong trường hợp này, rủi ro với ngân hàng bằng không nhưng khả năng phải thanh toán của ngân hàng sẽ tăng làm giảm uy tín của ngân hàng bảo lãnh. Tại Chi nhánh Thăng Long, ngoài hình thức ký quỹ 100%, hình thức được ngân hàng sử dụng nhiều là thế chấp tài sản (chủ yếu là bất động sản). Trong năm 2008, hầu hết khách hàng của Chi nhánh đều phải ký quỹ 100% để được bảo lãnh. Đến năm 2009, ngoài ký quỹ 100%, Chi nhánh kết hợp với hình thức thế chấp tài sản đối với tất cả các loại hình bảo lãnh. 2.2.2.5. Về phí bảo lãnh Phí bảo lãnh là nguồn thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu dịch vụ của Chi nhánh. Đây là nguồn thu nhập mất rất ít chi phí, rủi ro lại không cao nên được các ngân hàng khá quan tâm. Một khi hoạt động bảo lãnh phát triển thì việc ngân hàng đưa ra các quy định về phí bảo lãnh như thế nào sẽ có tác động lớn đến kết quả hoạt động của ngân hàng, tác động đến việc thu hút khách hàng và cũng là cơ sở để các ngân hàng cạnh tranh với nhau. Hiện nay, tại Chi nhánh Thăng Long đang áp dụng mức phí 1%/năm cho các khoản ký quỹ 100% và 2% cho các khoản ký quỹ dưới 100%. Bảng 7: Tình hình thu phí bảo lãnh của NHNo&PTNT Thăng Long Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Thu phí từ bảo lãnh 3.091 26% 4.945 35% 7.028 41% Tổng thu từ dịch vụ 11.950 100% 14.000 100% 16.800 100% (Nguồn: Phòng tín dụng NHNO&PTNT Thăng Long) Qua bảng trên ta thấy tình hình thu phí bảo lãnh của ngân hàng đã có mức tăng trưởng đáng kể trong qua các năm. Năm 2007, phí bảo lãnh trong tổng thu từ phí dịch vụ là 26%, đạt mức tăng trưởng khá cao (trong khi năm 2006, phí bảo lãnh chỉ đạt 6%). Đến năm 2008, tỷ trọng phí bảo lãnh tăng thêm 9%, đạt 35% trong tổng thu từ dịch vụ. Thành tích này có được là nhờ doanh số và mức dự nợ bảo lãnh của Chi nhánh trong năm 2008 tăng vượt bậc tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng thu được nhiều phí từ hoạt động bảo lãnh. Do doanh số bảo lãnh tiếp tục tăng trong năm 2009 nên mức phí bảo lãnh cũng tăng lên, đạt 41% trong tổng thu từ dịch v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3760.doc
Tài liệu liên quan