Luận văn Giải pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh tại ngân hàng ngoại thương – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Theo Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN thì các Ngân hàng thương mại được phép giao dịch kỳ hạn với các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác và cá nhân, nhưng đối tượng khách hàng chủ yếu giao dịch kỳ hạn với VCB-HCM là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Các kỳ hạn được sử dụng nhiều nhất là 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 30 ngày và 60 ngày tương ứng với kỳ hạn thanh toán xuất nhập khẩu. Ngoại tệ dùng trong thanh toán chủ yếu là USD. Điều đó cho thấy mục đích chính của các doanh nghiệp sử dụng giao dịch kỳ hạn là bảo hiểm rủi ro hối đoái cho khoản chi phí và lợi nhuận bằng ngoại tệ. Và thực sự thị trường kỳ hạn đã giúp ích cho các doanh nghiệp trong việc phòng ngừa rủi ro ngoại hối với những bước phát triển đáng ghi nhận, biểu hiện cho sự phát triển của thị trường này là doanh số năm sau luôn cao hơn năm trước (biểu đồ 2.1). Điều đó chứng tỏ nhu cầu giao dịch kỳ hạn của các doanh nghiệp là ngày càng tăng mặc dù nhu cầu mua bán ngoại tệ giao ngay của các doanh nghiệp cũng tăng không kém. Do đó, tuy giao dịch kỳ hạn chưa chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số giao dịch ngoại tệ nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò và sự phát triển của thị trường này.

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2330 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh tại ngân hàng ngoại thương – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh cùng với việc giới thiệu về sự hình thành và phát triển của các thị trường phái sinh. Những điểm quan trọng của chương 1 là việc trình bày về các công cụ phái sinh tiền tệ và cách xác định giá của các sản phẩm đó cũng như ưu khuyết điểm của từng công cụ. Từ đó, chúng ta vận dụng chúng vào các mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đầu cơ hay kinh doanh chênh lệch tỷ giá tùy thuộc vào nhu cầu của chúng ta. Các công cụ phái sinh có vai trò rất lớn trong hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng cũng như của các doanh nghiệp. Phần tiếp theo sau của luận văn sẽ nghiên cứu hoạt động thực tiễn của nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh để có thể thấy được xu hướng phát triển của nghiệp vụ này trong thời gian qua. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ BẰNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 2.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.1 Vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tự khẳng định là một trung tâm nhiều chức năng: kinh tế, thương mại, tài chính, giao lưu quốc tế, khoa học, văn hóa... của khu vực Nam Bộ và cả nước. Theo hướng phát triển hiện nay, thì TP.HCM đang và sẽ là "hạt nhân" của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu) đồng thời vẫn là một đô thị lớn nhất trong "chùm đô thị" sẽ hình thành theo trục TP.HCM - Vũng Tàu trong 15 - 20 năm tới. Chùm đô thị này, không chỉ có vị trí đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta, mà còn có vị trí quan trọng trong mối quan hệ với các đô thị khác ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Cho đến năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là một trung tâm công nghiệp hàng đầu của cả nước, xét về phương diện tỷ trọng, mặc dù trong thời kỳ này sẽ hình thành nhiều khu công nghiệp lớn khác trong cả nước. Các khu công nghiệp tập trung được hình thành trên địa bàn của 6 huyện ngoại thành hiện nay sẽ tiếp tục củng cố vai trò trung tâm công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vai trò này sẽ giảm dần ở thời kỳ sau năm 2010, khi các khu công nghiệp khác của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu) và quá trình công nghiệp hóa ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đạt bước phát triển đáng kể. Cho đến năm 2010, vai trò trung tâm thương mại - dịch vụ, đầu mối giao lưu quốc tế đối với khu vực và cả nước vẫn chưa có nơi nào vượt được vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng khác với công nghiệp, ngành thương mại - dịch vụ của Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng có vị trí quan trọng hơn trong quá trình công nghiệp hóa toàn khu vực. Tốc độ công nghiệp hóa cả khu vực Nam bộ càng nhanh, thì vai trò trung tâm thương mại - dịch vụ của Thành phố Hồ Chí Minh càng quan trọng, chứ không bị chia sẻ bớt. Cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là một bộ phận cấu thành chỉnh thể nền kinh tế cả nước nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng, mà ở đó các ngành công nghệ kỹ thuật cao, các sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn; các loại dịch vụ phục vụ sản xuất và giao thông quốc tế sẽ có vị trí ưu thế trong cơ cấu kinh tế của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành một trung tâm tài chính và thương mại của các nước ASEAN sau năm 2010. 2.1.2 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập ngày 01-11-1976, là chi nhánh lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng lớn mạnh về quy mô hoạt động, luôn giữ vai trò là một trong những ngân hàng thương mại chủ lực, có bề dày thành tích trong hoạt động kinh doanh ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trước năm 1986, Việt Nam theo mô hình kinh tế kế hoạch tập trung, mọi giao dịch tài chính (chính thức) đều do nhà nước thực hiện thông qua ngân hàng nhà nước. Hệ thống ngân hàng nhà nước là hệ thống một cấp (ngân hàng trung ương đảm nhiệm luôn chức năng của các ngân hàng thương mại), thuộc sở hữu nhà nước 100% và do nhà nước trực tiếp quản lý, kiểm soát. Đến năm 1988, chức năng kinh doanh ngân hàng được tách khỏi Ngân hàng nhà nước để giao cho các ngân hàng chuyên doanh. Hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành, tạo nên các chuyển biến về tự do tài chính, là điều kiện cho các hình thức sở hữu khác trong hệ thống tài chính phát triển. Năm 1990, hai pháp lệnh về ngân hàng được đưa ra góp phần củng cố hệ thống ngân hàng hai cấp, bắt đầu hình thành các công cụ quản lý và điều hành tiền tệ. Hai pháp lệnh trên đã cho phép thành lập các ngân hàng cổ phần, ngân hàng nước ngoài được tham gia thành lập ngân hàng liên doanh. Tỉ trọng tài sản của các ngân hàng thương mại nhà nước trong tổng tài sản của hệ thống ngân hàng cũng giảm dần. Tỉ lệ này năm 1994 là 89%, đến năm 1998 giảm xuống còn 82%, còn 74,6% vào năm 2003, 71,5% năm 2005 và 62,5% vào năm 2006. Năm 2006, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã lựa chọn nhà tư vấn quốc tế cho việc cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Lộ trình cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương sẽ được tiến hành theo từng giai đoạn. Bước đầu, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ bán cổ phần theo nhiều đợt cho các đối tượng nhà đầu tư trong nước và đối tác chiến lược nước ngoài nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ Nhà nước sở hữu vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại thương không thấp hơn 70%. Trong giai đoạn tiếp theo, dự kiến đến năm 2010, Ngân hàng Ngoại thương tiếp tục bán cổ phần để tăng vốn điều lệ nhưng tỷ lệ Nhà nước sở hữu vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại thương sẽ được duy trì ở mức không thấp hơn 51%. Năm 2007 là mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với một loạt sự kiện như ký hợp đồng tư vấn quốc tế, xây dựng phương án cổ phần hóa trình Chính phủ phê duyệt, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng và niêm yết cổ phiếu của Ngân hàng trên sàn giao dịch chứng khoán, đặc biệt Ngân hàng Ngoại thương được bầu chọn là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007” do tạp chí Asia Money bình chọn. Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh được xem là chi nhánh có tổng tích sản lớn nhất tại Thành phố và đạt mức tăng trưởng hàng năm trên 15%. Nguồn vốn huy động liên tục tăng và chiếm trên 1/5 tổng nguồn vốn của toàn bộ các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Là trung tâm về thanh toán quốc tế (chiếm 40% tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh), là đầu mối về kinh doanh ngoại tệ và là một trong những ngân hàng hàng đầu trong các lĩnh vực đầu tư tín dụng, bảo lãnh, thanh toán hối đoái, nghiệp vụ ngân quỹ và dịch vụ thanh toán thẻ ... Với đội ngũ cán bộ được đào tạo lành nghề, nhiệt tình, năng động và dày dạn kinh nghiệm, cùng với hệ thống trang thiết bị tin học tiên tiến, Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đang phấn đấu trở thành một ngân hàng hiện đại. 2.2 Thực trạng về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng công cụ phái sinh tại Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.1 Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn. a. Thực trạng các giao dịch ngoại tệ kỳ hạn tại VCB-HCM. Từ khi ra đời năm 1998 đến nay, giao dịch ngoại tệ kỳ hạn đã được VCB-HCM sử dụng trong kinh doanh với doanh số giao dịch tăng dần qua các năm (tỷ lệ tăng hằng năm thấp nhất là 7,55%, cao nhất là 40,40%). Điều đó chứng tỏ giao dịch ngoại tệ kỳ hạn rất cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và việc vận dụng giao dịch kỳ hạn của VCB-HCM cũng rất hiệu quả. Đặc biệt là sau khi Quyết định 648/2004/QĐ-NHNN ra đời quy định cách tính tỷ giá kỳ hạn thay cho việc công bố mức gia tăng tỷ giá giao dịch kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước. Mặc dù Quyết định số 648 của Ngân hàng Nhà nước hay chính xác hơn là cách xác định tỷ giá kỳ hạn mới tốt hơn việc công bố mức gia tăng tỷ giá giao dịch kỳ hạn trước đây, nhưng chúng ta thấy tỷ lệ doanh số giao dịch kỳ hạn trên doanh số giao ngay vẫn ở mức thấp, xấp xỉ 8 ~ 12%, cao nhất là năm 2005 cũng chỉ đạt 12,45%; tỷ lệ doanh số giao dịch kỳ hạn trên tổng doanh số giao dịch ngoại tệ của ngân hàng cũng còn ở mức thấp, xấp xỉ 6 ~ 9%. Bảng 2.1 – Doanh số giao dịch ngoại tệ tại VCB-HCM từ năm 1998 – 2007 Đơn vị tính: triệu USD Năm Doanh số kỳ hạn Tỷ lệ tăng (%) Doanh số giao ngay Tỷ lệ tăng (%) 1998 163,15 1.386,79 1999 176,90 8,43 1.724,68 24,36 2000 190,25 7,55 2.467,16 43,05 2001 211,69 11,27 2.479,39 0,50 2002 234,04 10,56 2.669,31 7,66 2003 280,21 19,73 2.976,79 11,52 2004 393,42 40,40 3.344,09 12,34 2005 550,53 39,93 4.420,47 32,19 2006 693,48 25,97 5.894,61 33,35 2007 841,26 21,31 7.886,09 33,78 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh) Bảng 2.2 – Tỷ lệ doanh số kỳ hạn so với doanh số giao ngay và tổng doanh số giao dịch tại VCB-HCM từ năm 1998 – 2007 Đơn vị tính: triệu USD Năm Doanh số kỳ hạn Doanh số giao ngay (%) kỳ hạn / giao ngay Tổng doanh số giao dịch (%) kỳ hạn / tổng doanh số 1998 163,15 1.386,79 11,76 1.702,49 9,58 1999 176,90 1.724,68 10,26 2.113,72 8,37 2000 190,25 2.467,16 7,71 2.951,01 6,45 2001 211,69 2.479,39 8,54 3.015,88 7,02 2002 234,04 2.669,31 8,77 3.277,05 7,14 2003 280,21 2.976,79 9,41 3.629,10 7,72 2004 393,42 3.344,09 11,76 4.074,62 9,66 2005 550,53 4.420,47 12,45 5.372,90 10,25 2006 693,48 5.894,61 11,76 7.058,65 9,82 2007 841,26 7.886,09 10,67 9.284,59 9,10 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh) Theo Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN thì các Ngân hàng thương mại được phép giao dịch kỳ hạn với các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác và cá nhân, nhưng đối tượng khách hàng chủ yếu giao dịch kỳ hạn với VCB-HCM là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Các kỳ hạn được sử dụng nhiều nhất là 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 30 ngày và 60 ngày tương ứng với kỳ hạn thanh toán xuất nhập khẩu. Ngoại tệ dùng trong thanh toán chủ yếu là USD. Điều đó cho thấy mục đích chính của các doanh nghiệp sử dụng giao dịch kỳ hạn là bảo hiểm rủi ro hối đoái cho khoản chi phí và lợi nhuận bằng ngoại tệ. Và thực sự thị trường kỳ hạn đã giúp ích cho các doanh nghiệp trong việc phòng ngừa rủi ro ngoại hối với những bước phát triển đáng ghi nhận, biểu hiện cho sự phát triển của thị trường này là doanh số năm sau luôn cao hơn năm trước (biểu đồ 2.1). Điều đó chứng tỏ nhu cầu giao dịch kỳ hạn của các doanh nghiệp là ngày càng tăng mặc dù nhu cầu mua bán ngoại tệ giao ngay của các doanh nghiệp cũng tăng không kém. Do đó, tuy giao dịch kỳ hạn chưa chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số giao dịch ngoại tệ nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò và sự phát triển của thị trường này. Biểu đồ 2.1 – Doanh số giao dịch kỳ hạn tại VCB-HCM qua các năm (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh) b. Xác định những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình giao dịch ngoại tệ kỳ hạn của VCB-HCM. Bảng 2.3 cho thấy doanh số mua kỳ hạn của Ngân hàng rất lớn so với doanh số bán và chiếm khoảng 90% doanh số giao dịch kỳ hạn, chứng tỏ doanh nghiệp chủ yếu là bán kỳ hạn cho Ngân hàng khoản ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài và có xu hướng tiếp tục duy trì, có phải các doanh nghiệp nhập khẩu không cần đến hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro hối đoái, hay VCB-HCM không đủ khả năng cung cấp hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn cho khách hàng, hay cơ chế bảo hiểm kiểm soát giá của Ngân hàng Nhà nước đã gián tiếp phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các nhà nhập khẩu. Thực tế cho thấy, khối lượng nhập khẩu của các doanh nghiệp ngày càng tăng và nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán là rất lớn, trong đó những hợp đồng trả chậm chắc chắn sẽ cần hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro ngoại hối và nguồn lực ngoại tệ của VCB-HCM cũng rất lớn so với việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, còn tỷ giá giao ngay do Ngân hàng Nhà nước công bố tại từng thời điểm là dựa trên cơ sở khách quan – cung cầu ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng và khi giao dịch các ngân hàng có thể sử dụng thêm biên độ dao động (biên độ này do Ngân hàng Nhà nước quy định tùy từng thời kỳ). Do đó, ba giả thiết trên đều bị bác bỏ. Như vậy, vấn đề còn lại là tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay tại thời điểm thực hiện hợp đồng kỳ hạn. Bảng 2.3 – Doanh số giao dịch kỳ hạn và các tỷ lệ tại VCB-HCM Đơn vị tính: triệu USD Năm Doanh số kỳ hạn Mua Bán (%) bán / mua (%) mua / doanh số kỳ hạn (%) bán / doanh số kỳ hạn 1998 163,15 137,05 26,10 19,04 84,00 16,00 1999 176,90 159,21 17,69 11,11 90,00 10,00 2000 190,25 169,33 20,92 12,35 89,00 11,00 2001 211,69 185,02 26,67 14,41 87,40 12,60 2002 234,04 216,02 18,02 8,34 92,30 7,70 2003 280,21 248,41 31,80 12,80 88,65 11,35 2004 393,42 341,09 52,33 15,34 86,70 13,30 2005 550,53 502,64 47,89 9,53 91,30 8,70 2006 693,48 620,30 73,18 11,80 89,45 10,55 2007 841,26 740,08 101,18 13,67 87,97 12,03 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh) c. Thực trạng cách tính tỷ giá. Trước đây, tỷ giá trong giao dịch kỳ hạn và hoán đổi được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay cộng với mức gia tăng tỷ giá giao dịch có kỳ hạn. Trong đó tỷ giá giao ngay do Ngân hàng Nhà nước công bố (cộng với một biên độ dao động), mức gia tăng tỷ giá giao dịch có kỳ hạn cũng do Ngân hàng Nhà nước quy định bằng một tỷ lệ phần trăm trên tỷ giá giao ngay, cụ thể cho từng loại kỳ hạn và thay đổi theo từng thời kỳ, dựa trên lãi suất cho vay bình quân trên thị trường nội tệ liên ngân hàng và lãi suất SIBOR bình quân 1 tháng. Kết quả cho thấy, tỷ giá kỳ hạn tính theo cách tính trên luôn cao hơn tỷ giá giao ngay tại thời điểm thực hiện giao dịch kỳ hạn, do đó không khuyến khích được giao dịch kỳ hạn phát triển, nguyên nhân chính là do cách lựa chọn lãi suất không phù hợp. Khi quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN ra đời, cách tính toán tỷ giá kỳ hạn có nhiều nét tiến bộ. Cụ thể quy định như sau: “Tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ và khách hàng thỏa thuận mức tỷ giá kỳ hạn giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ. Tỷ giá kỳ hạn này không được vượt quá tỷ giá được xác định trên cơ sở: (i) tỷ giá giao ngay vào ngày ký kết hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi; (ii) chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam (tính theo năm) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố và lãi suất mục tiêu đôla Mỹ do Cục dữ trữ liên bang Mỹ (Fed Funds Target Rate) công bố; (iii) và kỳ hạn của hợp đồng”. Cách tính toán này có phần chính xác hơn, đó là dựa vào hai mức lãi suất cơ bản của VND và USD, nhưng thực tế giao dịch kỳ hạn vẫn chưa được sử dụng nhiều mà chủ yếu vẫn là giao dịch giao ngay. Căn cứ vào Quyết định số 648, công thức tính tỷ giá kỳ hạn hình thành như sau: F = S + S.(RT – RC).t/(1+ RC.t) Công thức gần đúng: F = S + S.(RT – RC).t Công thức tính điểm kỳ hạn: f = S.(RT – RC).t Trong đó: - F: tỷ giá kỳ hạn. - S: tỷ giá giao ngay. - RT: lãi suất cơ bản VND (%/năm). - RC: lãi suất mục tiêu USD (%/năm). - t: kỳ hạn của giao dịch (năm). - f: điểm kỳ hạn. Theo công thức gần đúng ở trên, chúng ta tính được tỷ giá giao dịch kỳ hạn như trong bảng 2.4. Bảng 2.4 cho thấy tỷ giá kỳ hạn luôn cao hơn tỷ giá giao ngay tại thời điểm thực hiện giao dịch kỳ hạn. Đây là lý do giải thích tại sao doanh số mua kỳ hạn của Ngân hàng luôn cao hơn rất nhiều so với doanh số bán kỳ hạn và chiếm trên dưới 90% tổng doanh số giao dịch kỳ hạn. Chênh lệch lớn giữa hai mức tỷ giá này cũng cho thấy cách xác định tỷ giá kỳ hạn là chưa phù hợp và tỷ giá giao ngay cũng là vấn đề cần bàn luận. Tuy nhiên đây là xu hướng chung chỉ có thể thấy được khi phân tích số liệu thực tế, có nghĩa là trước khi ký kết hợp đồng kỳ hạn, doanh nghiệp không biết rằng điều này sẽ xảy ra, bởi vì nếu biết chắc chắn điều đó thì hiện tượng đầu cơ bằng giao dịch kỳ hạn sẽ rất lớn. Nếu doanh nghiệp biết rằng sẽ thu được lợi nhuận thông qua hợp đồng kỳ hạn thì doanh nghiệp cũng không thể lợi dụng giao dịch kỳ hạn để đầu cơ thu lợi nhuận vì theo Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN thì khi mua ngoại tệ kỳ hạn hoặc giao ngay bằng VND, doanh nghiệp phải xuất trình giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ, do đó doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng giao dịch kỳ hạn với mục đích phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Như vậy, phải chăng Ngân hàng Nhà nước cũng biết rõ rằng cách xác định tỷ giá như vậy là chưa phù hợp nhưng do yêu cầu kiểm soát tỷ giá đành phải sử dụng các biện pháp hành chính để hỗ trợ. Bảng 2.4 - Tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay của VCB-HCM tại thời điểm thực hiện giao dịch kỳ hạn Tháng/Năm Tỷ giá giao ngay VCB-HCM Lãi suất VND Lãi suất USD Tỷ giá kỳ hạn 1 tháng Tỷ giá kỳ hạn 2 tháng Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng 01/05 15.783 7,50% 2,25% 02/05 15.795 7,80% 2,50% 15.852 03/05 15.813 7,80% 2,50% 15.865 15.921 04/05 15.830 7,80% 2,75% 15.883 15.935 15.990 05/05 15.843 7,80% 3,00% 15.897 15.953 16.004 06/05 15.864 7,80% 3,00% 15.906 15.963 16.023 07/05 15.871 7,80% 3,25% 15.927 15.970 16.030 08/05 15.876 7,80% 3,50% 15.931 15.991 16.033 09/05 15.884 7,80% 3,50% 15.933 15.991 16.054 10/05 15.904 7,80% 3,75% 15.941 15.990 16.052 11/05 15.904 7,80% 4,00% 15.958 15.998 16.047 12/05 15.907 8,25% 4,00% 15.954 16.011 16.055 01/06 15.916 8,25% 4,25% 15.963 16.005 16.065 02/06 15.926 8,25% 4,50% 15.969 16.020 16.055 03/06 15.917 8,25% 4,75% 15.976 16.022 16.076 04/06 15.930 8,25% 4,75% 15.963 16.026 16.075 05/06 15.953 8,25% 4,75% 15.976 16.010 16.075 06/06 15.956 8,25% 5,25% 16.000 16.023 16.056 07/06 15.965 8,25% 5,25% 15.996 16.046 16.069 08/06 15.973 8,25% 5,25% 16.005 16.036 16.093 09/06 15.994 8,25% 5,25% 16.013 16.045 16.076 10/06 16.028 8,25% 5,25% 16.034 16.053 16.085 11/06 16.055 8,25% 5,25% 16.068 16.074 16.093 12/06 16.076 8,25% 5,25% 16.095 16.108 16.114 01/07 16.040 8,25% 5,25% 16.116 16.135 16.148 02/07 16.001 8,25% 5,25% 16.080 16.156 16.175 03/07 16.009 8,25% 5,25% 16.041 16.120 16.197 04/07 16.034 8,25% 5,25% 16.049 16.081 16.160 05/07 16.068 8,25% 5,25% 16.074 16.089 16.121 06/07 16.104 8,25% 5,25% 16.108 16.114 16.129 07/07 16.131 8,25% 5,25% 16.144 16.148 16.154 08/07 16.169 8,25% 5,25% 16.171 16.185 16.189 09/07 16.181 8,25% 4,75% 16.209 16.212 16.225 10/07 16.080 8,25% 4,75% 16.228 16.250 16.252 11/07 16.061 8,25% 4,75% 16.127 16.275 16.290 12/07 16.023 8,25% 4,75% 16.108 16.174 16.323 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh) Theo phân tích ở trên, việc tỷ giá giao dịch kỳ hạn chênh lệch lớn so với tỷ giá giao ngay tại thời điểm thực hiện giao dịch kỳ hạn là do hai nguyên nhân chính: Nguyên nhân thứ nhất là tỷ giao giao ngay chưa phản ánh đúng giá trị thực của đồng Việt Nam. Mặc dù tỷ giá giao ngay được dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng nhưng tỷ giá này có sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước (tỷ giá giao dịch của Ngân hàng thương mại bằng tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước cộng với biên độ cho phép), hay nói cách khác tỷ giá này đã có một phần mang tính chủ quan. Có nhiều ý kiến cho rằng nếu tỷ giá VND/USD phản ánh đúng giá trị thực của VND thì tỷ giá này trong giai đoạn vừa qua sẽ còn tăng hơn nữa. Nguyên nhân thứ hai là cách xác định tỷ giá kỳ hạn chưa phù hợp, cụ thể hơn là cách chọn lãi suất chưa phù hợp. Lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước tham khảo lãi suất cho vay của một nhóm Ngân hàng thương mại, còn lãi suất mục tiêu USD do FED công bố, các mức lãi suất này ít nhiều đều có sự tác động chủ quan, không sát với lãi suất giao dịch của Ngân hàng; trong khi đó, khách hàng cân nhắc lợi ích và chi phí để quyết định có thực hiện giao dịch kỳ hạn hay không là dựa vào lãi suất giao dịch của Ngân hàng. Giao dịch kỳ hạn ra đời đúng vào thời điểm nhu cầu bảo hiểm rủi ro ngoại hối của các doanh nghiệp tăng cao nên sớm phát huy hiệu quả và được các doanh nghiệp chú trọng sử dụng. Nhưng thực tế cho thấy, các doanh nghiệp bán kỳ hạn thì nhiều mà mua kỳ hạn lại rất ít, giao dịch kỳ hạn cũng rất ít so với giao dịch giao ngay. Theo phân tích ở trên thì kết luận được rút ra cho tình trạng này là cách xác định tỷ giá kỳ hạn chưa phù hợp và tỷ giá giao ngay tại thời điểm thực hiện giao dịch kỳ hạn chưa phản ánh đúng giá trị thực tế của đồng Việt Nam. Khi hai vấn đề này được khắc phục thì tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay tại thời điểm thực hiện hợp đồng kỳ hạn sẽ tiến đến gần nhau và khi ấy, hợp đồng kỳ hạn sẽ thực sự được sử dụng như một công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối hiệu quả, nhất là trong trường hợp tỷ giá có sự biến động mạnh và bất thường. 2.2.2 Giao dịch hoán đổi ngoại tệ. a. Sơ lược tình hình vận dụng giao dịch hoán đổi tại VCB-HCM. Thị trường hoán đổi được hình thành vào năm 1998 cùng với sự ra đời của thị trường kỳ hạn, nhưng giao dịch hoán đổi chỉ được thực hiện giữa Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại hoặc trên thị trường liên ngân hàng nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn VND tạm thời của các Ngân hàng thương mại. Doanh số giao dịch hoán đổi tại VCB-HCM đã tăng lên đáng kể từ năm 1998, chứng tỏ loại giao dịch này cũng rất cần thiết đối với các ngân hàng. Đặc biệt trong năm 2001, tại VCB-HCM xảy ra tình trạng thiếu vốn VND trong khi đó lại dư thừa ngoại tệ, chính trong thời điểm đó, VCB-HCM đã thực hiện giao dịch hoán đổi với Ngân hàng Nhà nước và nhu cầu vốn VND được giải quyết một cách kịp thời. Doanh số giao dịch các năm qua tuy có tăng nhưng vẫn còn rất nhỏ so với doanh số giao ngay và tổng doang số giao dịch (bảng 2.5). Bảng 2.5 – Doanh số giao dịch hoán đổi ngoại tệ tại VCB-HCM Đơn vị tính: triệu USD Năm Doanh số swap Tỷ lệ tăng (%) (%) swap / giao ngay (%) swap / tổng doanh số 1998 152,55 11,00 8,96 1999 212,14 39,06 12,30 10,04 2000 293,59 38,39 11,90 9,95 2001 324,80 10,63 13,10 10,77 2002 373,70 15,06 14,00 11,40 2003 372,10 -0,43 12,50 10,25 2004 330,11 -11,29 9,87 8,10 2005 392,71 18,96 8,88 7,31 2006 459,25 16,94 7,79 6,51 2007 542,81 18,19 6,88 5,85 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh) Theo Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì đối tượng khách hàng được phép giao dịch hoán đổi với các ngân hàng thương mại là các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác và cá nhân không được sử dụng loại hình giao dịch này. Trong thực tế, VCB-HCM chỉ thực hiện giao dịch hoán đổi với Ngân hàng Nhà nước và một số ngân hàng nước ngoài, khách hàng là các tổ chức kinh tế hầu như không sử dụng giao dịch này. Đối với Ngân hàng Nhà nước, VCB-HCM chỉ thực hiện giao dịch hoán đổi khi thiếu vốn VND trong khi có thừa ngoại tệ. Tình trạng này xảy ra vào năm 2001, nhưng các năm sau đó cung VND đã bình ổn nên các năm gần đây giao dịch hoán đổi giữa VCB-HCM và Ngân hàng Nhà nước cũng thưa dần. Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước không khuyến khích các ngân hàng thương mại sử dụng nghiệp vụ hoán đổi vì Ngân hàng Nhà nước e ngại các ngân hàng thương mại lợi dụng nghiệp vụ hoán đổi để đem tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ bán cho Ngân hàng Nhà nước để lấy VND, sau đó dùng số VND này mua ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng để đầu cơ. Ngoài ra, khi xảy ra tình trạng thừa một loại ngoại tệ trong khi thiếu một loại ngoại tệ khác, lúc đó VCB-HCM sẽ liên hệ với ngân hàng nước ngoài và đề nghị thực hiện giao dịch hoán đổi. Ví dụ, hiện tại VCB-HCM thiếu EUR nhưng lại thừa USD trong thời gian 1 tháng, VCB-HCM sẽ liên hệ với ngân hàng nước ngoài đề nghị mua giao ngay và bán kỳ hạn EUR kỳ hạn 1 tháng thanh toán bằng USD. Lúc đó, tỷ giá hoán đổi sẽ do ngân hàng nước ngoài quy định. Các loại ngoại tệ mạnh thường được sử dụng trong giao dịch hoán đổi giữa VCB-HCM và ngân hàng nước ngoài là: USD, EUR, GBP, JPY... Như vậy, đối tượng khách hàng được phép sử dụng loại giao dịch này đã bị hạn chế, lại không được Ngân hàng Nhà nước khuyến khích sử dụng nên thị trường hoán đổi vẫn chưa có những bước phát triển đáng kể. b. Thực trạng cách tính tỷ giá hoán đổi. Trước khi Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ra đời thì VCB-HCM thực hiện giao dịch hoán đổi với Ngân hàng Nhà nước theo biểu phí do Ngân hàng Nhà nước đưa ra như sau: Bảng 2.6 – Biểu phí giao dịch hoán đổi của Ngân hàng Nhà nước. Kỳ hạn Mức tỷ giá của nghiệp vụ swap 7 ngày 0,80% 15 ngày 0,85% 30 ngày 1,00% 60 ngày 1,35% 90 ngày 1,70% Như vậy, sau khi thực hiện bán giao ngay ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước để lấy VND đồng thời mua kỳ hạn 7 ngày lượng ngoại tệ đó thì VCB-HCM phải bỏ ra chi phí là 0.8% trên tổng lượng ngoại tệ giao dịch với tỷ giá lúc ký hợp đồng hoán đổi. Tương tự, các mức phí cho giao dịch hoán đổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.doc
Tài liệu liên quan