Luận văn Giải pháp phát triển thị trường Rượu Vang ở Công ty Cổ phần Thăng Long

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Nội dung 4

Chương I: Lí luận chung về thị trường và đặc điểm của Công ty Cổ phần Thăng Long ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường rượu Vang 4

I. Lí luận chung về thị trường 4

1. Một số vấn đề về thị trường 4

1.1 Khái niệm và phân loại thị trường 4

1.2 Chức năng của thị trường 7

2. Nội dung phát triển thị trường 9

2.1 Phát triển sản phẩm 9

2.2. Phát triển khách hàng 10

2.3 Phát triển thị trường theo phạm vi địa lí 11

2.4 Đa dạng hóa kinh doanh 12

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Rượu Vang 13

3.1 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 13

3.2 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 15

4. Các chỉ tiêu đánh giá thị trường của doanh nghiệp 17

II. Đặc điểm của Công ty Cổ phần Thăng Long ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường Rượu Vang 18

1. Đặc điểm về sản phẩm 18

2. Đặc điểm về nguyên liệu sản xuất Rượu Vang 19

3. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ 21

4. Đặc điểm về cạnh tranh 22

5. Đặc điểm về lao động 23

6. Đặc điểm về công nghệ và quy trình sản xuất Rượu Vang 26

 

Chương II: Thực trạng thị trường và phát triển thị trường ở công ty cổ phần Thăng Long 29

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 29

1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thăng Long 29

2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thăng Long 29

3. Hệ thống cơ cấu tổ chức của công ty 32

4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trong công ty cổ phần Thăng Long. 34

II. Thực trạng thị trường và phát triển thị trường của công ty Cổ phần Thăng Long 36

1. Tình hình phát triển sản phẩm 36

2. Tình hình phát triển thị trường theo khách hàng 38

3. Tình hình phát triển thị trường theo phạm vi địa lí 41

3.1 Đối với thị trường trong nước 41

3.2 Đối với thị trường quốc tế 43

4. Thực trạng vấn đề đa dạng hoá kinh doanh 44

III. kết quả sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường của Công ty Cổ phần Thăng Long những năm vừa qua 44

1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 44

2. Kết quả phát triển thị trường của công ty 51

IV. Đánh giá hoạt động phát triển thị trường rượu vang của công ty cổ phần Thăng long 53

1. Ưu điểm 53

2. Nhược điểm 54

3. Nguyên nhân của những nhược điểm 56

3.1. Nguyên nhân khách quan 56

3.2. Nguyên nhân chủ quan 57

Chương III: Giải pháp phát triển thị trường rượu vang ở công ty cổ phần Thăng Long 58

I. Mục tiêu và phương hướng phát triển thị trường trong những năm tới của công ty cổ phần Thăng Long 58

1. Dự báo về sự phát triển thị trường Rượu Vang của công ty trong những năm tới 58

1.1 Dự báo về sự phát triển thị trường Vang Tổng hợp 58

1.2 Đánh giá, nhận định sự phát triển thị trường Vang Nho chát, Vang Vải 59

1.3 Dự báo về sự phát triển thị trường Vang Nổ 60

2. Mục tiêu và phương hướng phát triển thị trường của công ty 61

2.1 Mục tiêu 61

2.2 Phương hướng 61

II. Giải pháp phát triển thị trường rượu vang ở công ty cổ phần Thăng Long 62

1. Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường 62

2. Hoàn thiện chiến lược sản phẩm 65

3. Nghiên cứu, đánh giá đối thủ cạnh tranh 67

4. Xây dựng chính sách giá hợp lí 71

5. Củng cố và phát triển mạng lưới phân phối 75

6. Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu đổi mới thiết bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. 77

7. Thường xuyên tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên 79

8. Thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiến bán hàng 80

III. Những điều kiện tiền đề phát triển thị trường rượu Vang Thăng Long 82

1. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan liên quan 82

2. Kiến nghị với công ty 83

Kết luận 84

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2636 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển thị trường Rượu Vang ở Công ty Cổ phần Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty Cổ phần Thăng Long đã không ngừng nâng cao chất lượng và danh mục mặt hàng kinh doanh. Trong những năm gần đây, công ty không chỉ sản xuất các loại Rượu Vang phục giới tiêu dùng bình dân như : Vang Tổng hợp Nhãn vàng, Vang Dứa, Vang Sơn Tra... mà còn có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng có thu nhập khá như Vang Nho chát, Vang Vải, Rượu Vodka... Như vậy, sản phẩm của công ty có thể đáp ứng mọi mục đích tiêu dùng của khách hàng, khách hàng có thể mua để uống hoặc để biếu, tặng, thờ cúng... Tuy nhiên, từ thực trạng tiêu thụ sản phẩm theo từng mặt hàng của công ty cho thấy sản lượng tiêu thụ và tốc độ tăng trưởng giữa chúng có sự chênh lệch rõ rệt. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng, mục đích tiêu dùng và khả năng thanh toán của khách hàng khác nhau đối với mỗi loại Rượu Vang. Để thấy rõ sự không đồng đều trong sản lượng tiêu thụ một số loại Rượu Vang của công ty, chúng ta phân tích bảng số liệu sau: Bảng 2: Tình hình tiêu thụ theo danh mục sản phẩm của Công ty Cổ phần Thăng Long giai đoạn 2001-2004 Đơn vị tính: Chai Tên sản phẩm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Vang Thăng Long Nhãn vàng 7.233.063 7.399.340 7.421.424 8.187.852 Vang Sơn tra 7.479 7.352 9.172 11.006 Vang Nho 13.324 11.150 22.550 26.609 Vang Dứa 5.952 4.799 4.851 4.948 Vang 2 năm 7.807 8.669 19.002 28.693 Vang 5 năm 1.685 2.490 2.516 2.566 Vang Nổ 11.315 10.357 20.244 25.354 Tổng 7.280.625 7.444.157 7.499.759 8.287.028 (Nguồn: Phòng Thị trường Công ty Cổ phần Thăng Long) Bảng số liệu trên cho thấy tổng sản lượng tiêu thụ của một số loại Vang không ngừng tăng qua các năm. Năm 2002 so với năm 2001 tăng 163.532 chai, năm 2003 tăng 55.602 chai so với năm 2002 và năm 2004 so với năm 2003 tăng 787.269 chai. Tuy nhiên sản lượng tăng lại tập trung chủ yếu ở Vang Thăng Long Nhãn vàng (chiếm khoảng 98,8%), tiếp đó là Vang Nổ, Vang Nho, Vang 2 năm. Còn các sản phẩm khác, sản lượng tiêu thụ tăng không đáng kể và không ổn định, thậm chí còn giảm. Trước hết, ta xem xét sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định của Vang Thăng Long Nhãn vàng. Đây là sản phẩm chính, sản phẩm truyền thống của công ty. Trong thời gian qua, công ty đã gây dựng được uy tín về thương hiệu Vang Thăng Long trong tâm trí người tiêu dùng và đã thiết lập được mạng lưới phân phối Vang Nhãn vãng rộng khắp. Vì vậy, trong giai đoạn 2001-2004 sản lượng tiêu thụ Vang Nhãn Vàng tăng rất nhanh, từ 7.233.063 chai đến 8.187.852 chai tức là tăng 954.789 chai. Đối với Vang Sơn Tra, Vang Nho, Vang Dứa và Vang Nổ thì sản lượng tiêu thụ không ổn định; khi tăng, khi giảm qua các năm. Năm 2002 so với năm 2001, sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm này đều giảm; Trong đó, Vang Sơn Tra giảm 127 chai, Vang Nho giảm 2.174 chai, Vang Dứa giảm 1.153 chai và Vang Nổ giảm 958 chai. Nhưng bước sang năm 2003 và năm 2004 thì sản lượng tiêu thụ các sản phẩm này lại tăng, trong đó Vang Nổ có tốc độ tăng nhanh hơn cả; Năm 2004 so với năm 2002: sản lượng tiêu thụ Vang Sơn Tra tăng 3.654 chai, Vang Nho tăng 15.459 chai, Vang Dứa tăng 20.024 chai, Vang Nổ tăng 14.997 chai. Vang 2 năm và Vang 5 năm đều có sản lượng tiêu thụ tăng dần hàng năm nhưng với tốc độ khá khiêm tốn. Năm 2002 so với năm 2001; Vang 2 năm tăng 862 chai, Vang 5 năm tăng 805 chai. Năm 2003 so với năm 2002; Vang 2 năm tăng 10.333 chai, Vang 5 năm tăng 26 chai. Năm 2004 so với năm 2003; Vang 2 năm tăng 9.691 chai, Vang 5 năm tăng 50 chai. Qua những phân tích trên, ta thấy Vang Thăng Long Nhãn vàng là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng và sản lượng tiêu thụ cao nhất, ổn định nhất qua các năm. Vì vậy, Vang Thăng Long Nhãn vàng cần tiếp tục sản xuất và được đầu tư cải tiến chất lượng theo yêu cầu thị trường. Thuộc dòng Vang ngọt có các loại Vang như Vang Dứa, Vang Nho, Vang Sơn Tra đều có sản lượng tiêu thụ còn khá khiêm tốn do chúng không khác nhiều so với Vang Nhãn vàng mà giá bán lại cao hơn. Với lí do này không nên tiếp tục sản xuất các loại Vang Quả theo “Gu” Vang ngọt. Nhưng với yêu cầu đa dạng hoá sản phẩm và xuất phát từ nghề nghiệp truyền thống của công ty thì vẫn rất cần duy trì sản xuất kinh doanh các loại Vang Quả này trên nền tảng công nghệ mới, phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại. 2. Tình hình phát triển thị trường theo khách hàng Chúng ta đều biết rằng, bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng đều phục vụ một nhóm khách hàng nhất định. Khách hàng của Công ty Cổ phần Thăng Long có thể được mô tả như sau: Khách hàng là các nhà đầu tư: Đây là những công ty thực hiện chức năng thương mại. Họ mua sản phẩm của công ty với khối lượng lớn sau đó thông qua mạng lưới tiêu thụ của mình để bán sản phẩm nhằm thu chênh lệch giá. Để thực hiện được mục đích của mình, các nhà đầu tư phải ứng trước một phần tiền hàng cho công ty để công ty trang trải chi phí và làm vốn lưu động trong thời gian ngắn. Khách hàng là các đại lí: Là các cơ sở kinh doanh có kí hợp đồng đại lí với công ty Khách hàng là các hộ bán lẻ: Là những cơ sở kinh doanh mua hàng của công ty theo hình ” thức mua đứt bán đoạn”. Ngoài ra, công ty còn trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của mình. Như vậy, khách hàng của công ty có thể được hiểu một cách chi tiết như sau: Sơ đồ 3: Mạng lưới phân phối của Công ty cổ phần Thăng Long Phòng thị trường Phòng cung tiêu Nhà phân phối Cửa hàng GTSP CH KDTH CH Đông Đô Nhà nhập khẩu nước ngoài Nhà đầu tư Đại lí Bán lẻ Người tiêu dùng cuối cùng Đại lí Bán lẻ ` (Nguồn: Phòng thị trường Công ty cổ phần Thăng Long) Theo trên, hoạt động phát triển thị trường của công ty được tập trung vào việc phát triển các nhà đầu tư, phát triển đại lí, phát triển các cơ sở bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng. Công ty sử dụng kênh phân phối hỗn hợp, tức là kết hợp hai dạng kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Theo sơ đồ trên, kênh phân phối gián tiếp được sử dụng khi công ty bán hàng cho nhà phân phối và nhà đầu tư, còn việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng được thực hiện thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và các chi nhánh của công ty. Sau đây là tình hình phát triển thị trường theo khách hàng của công ty trong 3 năm trở lại đây: Bảng 3: Tình hình tiêu thụ theo khách hàng của Công ty Cổ phần Thăng Long giai đoạn 2002- 2004 Đơn vị tính: Chai Khách hàng Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ(%) Nhà đầu tư 5.125.160 68,65 5.286.603 70,17 6.301.302 74,4 Đại lí 191.681 2,57 162.929 2,16 145.007 1,71 Bán lẻ 2.148.417 28,78 2.083.964 27,67 2.021.445 23,89 Tổng 7.465.258 100,0 7.533.496 100 8.467.754 100,0 (Nguồn: Phòng thị trường Công ty Cổ phần Thăng Long) Nhận xét trên cho thấy những khó khăn nhất định trong phát triển khách hàng của công ty. Tuy các nhà đầu tư là khách hàng tiêu thụ sản phẩm lớn nhất (chiếm trên 70%), nhưng họ lại thường chỉ lấy hàng vào mùa tiêu thụ (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau) còn vào thời điểm trái vụ, lượng hàng tiêu thụ của công ty được thực hiện chủ yếu thông qua mạng lưới đại lí và các cơ sở bán lẻ. Tuy nhiên, bảng số liệu trên lại cho thấy sản lượng tiêu thụ bởi nhà đầu tư tăng dần trong khi sản lượng tiêu thụ qua đại lí và các cơ sở bán lẻ giảm dần: Từ năm 2002 đến năm 2004; sản lượng tiêu thụ qua đại lí giảm từ 191.681 chai xuống 145.007 chai, tức là giảm 46.674 chai; tiêu thụ qua các cơ sở bán lẻ giảm từ 2.148.417 chai xuống 2.021.445 chai, tức là giảm 126.972 chai, trong khi đó tiêu thụ qua nhà đầu tư tăng từ 5.125.160 chai đến 6.301.302 chai, tức là tăng 1.176.142 chai. Hiện nay, công ty có trên 30 đại lí trải khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Nếu so với các năm trước thì số lượng đại lí ở mỗi khu vực thị trường đều tăng nhưng mức độ tăng còn hạn chế. Nguyên nhân là do chế độ ưu đãi đối với đại lí của công ty tỏ ra kém đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, các đại lí hầu như không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía công ty trừ một vài đại lí lớn tại các thị trường trọng điểm nhận được sự giúp đỡ khi tham gia hội chợ, triển lãm; ngoài ra mức hoa hồng cho đại lí quá thấp (100 -> 300 đồng/chai). Vì vậy, không phải tất cả đại lí đều lấy hàng trực tiếp từ công ty mà thực tế cho thấy có một số đại lí ở xa công ty thường lấy hàng qua nhà đầu tư. Do không hoặc ít nhận được sự hỗ trợ từ phía công ty nên nhiều đại lí không thực quan tâm tới công tác thị trường để giới thiệu sản phẩm Rượu Vang Thăng Long đến người tiêu dùng. Thực tế này đã hạn chế khả năng mở rộng thị trường của công ty. 3. Tình hình phát triển thị trường theo phạm vi địa lí 3.1 Đối với thị trường trong nước Thị trường trong nước của công ty được chia làm 3 khu vực lớn là thị trường miền Bắc, thị trường miền Trung và thị trường miền Nam. Tuy nhiên, mạng lưới phân phối sản phẩm của công ty lại không đồng đều giữa các khu vực thị trường này. Thị trường miền Bắc là thị trường truyền thống của công ty nên mức độ tập trung cho sản xuất và tiêu thụ cao hơn so với 2 thị trường mới là miền Trung và miền Nam. Chẳng hạn như trong tổng số 10 nhà đầu tư (năm 2003) thì chỉ có 2 nhà đầu tư ở khu vực thị trường miền Trung là Công ty Cổ phần Hữu Nghị – Nghệ An và công ty nông sản thực phẩm Thanh Hoá, 8 nhà đầu tư còn lại đều là các doanh nghiệp ở phía Bắc; hay trong tổng số 30 đại lí của năm 2004 thì chỉ có 8 đại lí ở phía Nam. Sự chênh lệch này dẫn đến sản lượng tiêu thụ ở các khu vực thị trường có sự khác nhau rõ rệt như sau: Bảng 4: Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường của Công ty Cổ phần Thăng Long giai đoạn 2002- 2004 Đơn vị tính: Chai Thị trường Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Miền Bắc 6.868.037 92,0 6.855.481 91,0 7.601.078 89,8 Hà Nội 4.734.467 63,42 4.651.118 61,74 4.373.979 57,54 Hà Tây 1.180.257 15,81 1.257.340 16,69 1.246.275 16,4 Các tỉnh khác 953.313 12,77 949.960 12,57 1.980.824 26,06 Miền Trung 515.102 6,9 587.613 7,8 702.007 8,29 Miền Nam 82.119 1,1 90.402 1,2 164.669 1,91 Tổng 7.465.258 100 7.533.496 100 8.467.754 100 (Nguồn: Phòng thị trường Công ty cổ phần Thăng Long) Qua bảng số liệu trên ta thấy, khu vực tiêu thụ Rượu Vang lớn nhất là thị trường miền Bắc (chiếm trung bình hơn 90% sản lượng bán ra của toàn công ty). Tiếp theo là thị trường miền Trung, sản lượng tiêu thụ chênh lệch khá lớn so với thị trường miền Bắc (chỉ chiếm trung bình khoảng 8%). Cuối cùng là thị trường miền Nam, đây được coi là thị trường tiềm năng của công ty trong tương lai. Thị trường này mới được công ty quan tâm phát triển nên sản lượng tiêu thụ còn khá ít (dưới 2%). Thị trường miền Bắc là thị trường truyền thống của công ty nên có sản lượng tiêu thụ lớn nhất qua các năm. Năm 2003, mặc dù sản lượng tiêu thụ ở miền Bắc giảm 12.556 chai so với năm 2002 nhưng đến năm 2004, sản lượng tiêu thụ tăng 745.597 chai so với năm 2003. Hiện nay, Vang Thăng Long đã có mặt tại hầu hết các tỉnh phía Bắc với trung tâm là thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ thực tế ở Hà Nội qua người tiêu dùng cuối cùng lại rất ít mà phần lớn là được tiêu thụ qua các trung gian bán buôn (chiếm trên 60%). Bên cạnh đó là thị trường Hà Tây cũng đóng góp không nhỏ vào sản lượng tiêu thụ tại thị trường miền Bắc với hơn 1 triệu chai/ năm. Sản lượng tiêu thụ của công ty ở thị trường miền Trung còn khá khiêm tốn, nhưng có thể thấy trong thời gian 3 năm (2001- 2004), sản lượng tiêu thụ đang có chiều hướng tăng dần. Năm 2002, với tỷ trọng 6,9%, năm 2003 là 7,8% và đến năm 2004 là 8,29%; tương ứng với các con số tuyệt đối lần lượt là 515.102 chai, 587.613 chai và 702.007 chai. Có một đặc điểm của thị trường này là mức sống của người dân ở đây còn thấp nên sản phẩm chỉ được tiêu thụ ở thành phố lớn mà tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng. Đối với thị trường miền Nam, sản lượng tiêu thụ còn rất ít do công ty chưa đi sâu tìm hiểu và khai thác thị trường này. Tuy sản lượng tiêu thụ trong 3 năm qua cũng đã tăng nhưng vẫn còn rất ít so với thị trường miền Bắc và miền Trung. Năm 2003 tăng 8.283 chai so với năm 2002 và năm 2004 tăng 74.267 chai so với năm 2003. Do thị trường phía Nam có khó khăn là ở cách xa trụ sở và nhà máy sản xuất chính nên sản phẩm ở đây không phát huy được thế mạnh về uy tín và danh tiếng của thương hiệu Vang Thăng Long mà công ty đã gây dựng được - đây vốn là thế mạnh cho sản phẩm của công ty ở thị trường miền Bắc trong nhiều năm qua.Vì vậy, trong thời gian tới, Miền Nam là thị trường tiềm năng cần được công ty đầu tư và tập trung khai thác triệt để. 3.2 Đối với thị trường quốc tế Ngoài thị trường trong nước, thị trường quốc tế cũng là định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. Đây là thị trường xuất khẩu quan trọng song hiện nay hiệu quả hoạt động này của công ty còn khiêm tốn, kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 40.000 USD, xấp xỉ 10% doanh thu. Tuy còn nhiều hạn chế trong hoạt động xuất khẩu nhưng công ty đã chuẩn bị cho việc thâm nhập thị trường này bằng cách tham gia một số Hội chợ ở các nước để giới thiệu sản phẩm Vang Thăng Long. Hiện nay, công ty đã có một số sản phẩm Vang xuất khẩu ra nước ngoài như Vang Nho chát, Vang Vải ...và đang có chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sang châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc... 4. Thực trạng vấn đề đa dạng hoá kinh doanh Theo nhịp độ phát triển của kinh tế thị trường, cạnh tranh thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Do vậy, Công ty Cổ phần Thăng Long nhận định: Việc sản xuất kinh doanh một mặt hàng như Vang Thăng Long Nhãn vàng (thường chiếm tỷ lệ bình quân 90% tổng doanh thu) trong 10 năm qua cũng không đảm bảo an toàn trong kinh doanh và khi có những biến động thị trường sẽ không đủ khả năng làm xoay chuyển tình thế. Cho nên, trong những năm qua, công ty đã thực hiện chiến lược đa dạng hoá kinh doanh thông qua chiến lược đa dạng hoá sản phẩm. Công ty đã thực hiện hướng đa dạng hoá kinh doanh theo chiều ngang, tức là cùng một lúc sản xuất kinh doanh nhiều loại Rượu Vang có công nghệ sản xuất khác nhau ở một số giai đoạn. Nếu như năm 2000, công ty chỉ có 6 loại sản phẩm là vang Thăng Long Nhãn vàng, Vang Sơn tra, Vang Dứa, Vang Nho, Vang 2 năm và Vang 5 năm thì đến năm 2001 có thêm Nếp mới, Vang Nổ; năm 2002, có thêm Vang Pháp; năm 2003 bổ sung vang Nho chát và vang Vải; đến năm 2004, công ty đã cho ra thị trường rượu Vodka Thăng Long. Hướng đa dạng hoá sản phẩm của công ty trong thời gian tới chủ yếu là chuyển hướng sản xuất các loại Vang Nho chát theo thói quen tiêu dùng quốc tế, các loại Rượu có độ cồn cao, Nước giải khát có độ cồn thấp tương tự độ cồn của Bia hay Rượu nhẹ có ga. III. kết quả sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường của công ty cổ phần Thăng long những năm vừa qua Kết quả sản xuất kinh doanh Trong những năm qua, các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đều tăng trưởng đáng kể, cụ thể như sau: Bảng 5: kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thăng Long giai đoạn 2001- 2004 Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch 2002/2001 Chênh lệch 2003/2002 Chênh lệch 2004/2003 Sản lượng 1000lít 4.816 4.920 5.500 5.720 104 580 220 Tổng doanh thu Triệu đồng 58.399 59.235 65.000 72.000 836 5.765 7.000 Tổng chi phí Triệu đồng 54.009 54.485 60.200 66.960 776 5.715 6.760 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 4.390 4.750 4.800 5.040 360 50 240 Nộp ngân sách Triệu đồng 10.000 10.178 10.657 13.267 178 479 2.610 Tổng quỹ tiền lương Triệu đồng 2.710 2.924 3.242 3.572 214 318 330 Tổng số lao động Người 292 295 290 315 3 -5 25 Thu nhập bình quân 1000đ/tháng 1.200 1.400 1.600 1.650 200 200 50 NSLĐ bình quân/người Triệu đồng 199,99 200,8 224,1 228,6 0,81 23,34 4,5 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Thăng Long) Bảng kết quả trên cho thấy xu hướng biến động về doanh thu và các chỉ tiêu khác là tương đối tốt. Sản lượng, doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua liên tục tăng. Điều này cho thấy mặc dù thị trường có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty Cổ phần Thăng Long vẫn không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm mục tiêu hàng đầu. Như vậy, các chỉ tiêu đều đáp ứng yêu cầu năm sau cao hơn năm trước. Do liên tục đổi mới máy móc thiết bị sản xuất, tăng cường tiến bộ khoa học công nghệ, năng lực sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng. Sản lượng công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 2004, sản lượng đạt 5,72 triệu lít, tăng 220.000 lít so với năm 2003. Tổng doanh thu năm sau cao hơn năm trước, năm 2002 so với năm 2001 tăng 836 triệu đồng, năm 2003 so với năm 2002 tăng 5.765 triệu đồng, năm 2004 so với năm 2003 tăng 7.000 triệu đồng. Lợi nhuận trước thuế cũng tăng dần theo các năm, năm 2002 so với năm 2001 tăng 360 triệu đồng, năm 2003 so với năm 2002 tăng 50 triệu đồng, năm 2004 so với năm 2003 tăng 240 triệu đồng. Do sản lượng, doanh thu tăng lên theo các năm cao hơn tổng chi phí do đó lợi nhuận của công ty tăng lên và nộp ngân sách cũng được cao hơn, thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng dần theo các năm. Năm 2001, thu nhập bình quân người lao động trong một tháng là 1.200.000 đồng; Năm 2002 là 1.400.000 đồng và năm 2003 là 1.600.000 đồng, tăng 200.000 đồng mỗi người/tháng, năm 2002 so với năm 2001 cũng vậy, nhưng năm 2004 so với năm 2003 chỉ tăng 50.000 đồng. Năng suất lao động bình quân tăng từ năm 2001 đến năm 2004 cũng tăng dần từ 199,9 triệu đồng/người/năm lên 228,6 triệu đồng/người/năm tương ứng với số lượng lao động tăng 23 người. Có được kết quả này là do công ty luôn có chế độ ưu đãi và đặc biệt quan tâm đến đời sống người lao động bằng các biện pháp khuyến khích, giúp đỡ người lao động thúc đẩy nâng cao năng suất lao động nhằm ổn định thu nhập đời sống cán bộ công nhân viên. Điều này được thể hiện qua tổng quỹ lương và mức lương bình quân của người lao động không ngừng tăng qua các năm. Khi đó người lao động sẽ gắn bó với công ty và hiệu suất lao động sẽ tăng cao. Ngoài ra, chúng ta cũng thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được nâng cao qua việc phân tích nguồn vốn trong những năm qua của công ty như sau: Công ty Cổ phần Thăng Long có một quy mô vốn kinh doanh khá lớn so với các đơn vị trong cùng ngành. Kể từ khi thành lập đến nay, do làm ăn tương đối ổn định nên tiềm lực tài chính của công ty không ngừng tăng. Nếu như ngày đầu thành lập vốn của công ty chỉ có 861.182.000 đồng thì đến cuối năm 2004 tổng số vốn sản xuất kinh doanh đã lên đến 69.002.198.000 đồng. Nếu phân chia theo kết cấu tài sản, vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Thăng Long gồm hai bộ phận chính là vốn cố định và vốn lưu động. Để thấy rõ hơn thay đổi trong cơ cấu tài chính của công ty theo cách phân loại này trong những năm gần đây, chúng ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 6 : Tổng hợp Nguồn vốn của công ty Cổ phần Thăng Long giai đoạn 2001- 2004 (Đơn vị :Ngàn đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) VLĐ 23.336.571 59,13 24.046.294 53,7 39.428.017 72,08 50.495.859 73,18 VCĐ 16.127.251 40,87 20.729.935 46,3 15.270.357 27,92 18.506.339 26,82 Tổng NV 39.463.822 100 44.776.229 100 54.698.974 100 69.002.198 100 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Thăng Long) Số liệu trên cho thấy từ năm 2001 đến năm 2004 nguồn vốn lưu động của Công ty Cổ phần Thăng Long đạt mức tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 2001 vốn lưu động chiếm 59,13% tổng nguồn vốn thì đến năm 2004 con số này là 73,18%, tức là tăng gấp 1.24 lần. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, nguồn vốn cố định lại tăng, giảm không ổn định. Năm 2002 so với năm 2001, vốn cố định tăng 5,43 %; Năm 2003 so với năm 2002, vốn cố định lại giảm 18,38%; Năm 2004 so với năm 2003, mặc dù con số tuyệt đối tăng từ 15.270.375 (ngàn đồng) đến 18.506.339 (ngàn đồng) nhưng tỷ lệ phần trăm tương đối lại giảm từ 27,92% xuống 26,82%. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng cơ cấu nguồn vốn của công ty ngày càng có sự chênh lệch lớn: Nếu như năm 2001, vốn lưu động nhiều gấp 1,45 lần vốn cố định thì đến năm 2004 con số này là 2,73 lần. Trước kia trong thời kỳ bao cấp, vốn kinh doanh của công ty cổ phần Thăng Long 100% do ngân sách Nhà nước cấp, hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh tế (lỗ Nhà nước chịu, lãi Nhà nước thu) chứ không phải hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh doanh như hiện nay. Tuy nhiên, từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, công ty đã phải tự huy động vốn từ rất nhiều nguồn khác nhau. Do hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, uy tín của công ty trên thị trường không ngừng tăng lên nên công ty dễ dàng huy động được vốn cho sản xuất kinh doanh. Hiện nay, số vốn vay chiếm hơn 2/3 tổng số vốn hoạt động, trong đó vay lưu động là chủ yếu để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh thường xuyên của công ty. Ngoài ra, hàng năm các nhà đầu tư còn cung cấp nguồn vốn chiếm tới 75% tổng doanh thu. Bên cạnh đó, công ty còn huy động một lượng vốn không nhỏ từ người lao động trong công ty, từ các cổ đông và các tổ chức tín dụng. Có thể thấy chi tiết cơ cấu nguồn vốn của công ty qua bảng số liệu sau: Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Thăng Long trong năm 2003 và năm 2004 Đơn vị (đồng) Nguồn vốn Năm 2003 Năm 2004 A. NV Nợ phải trả 39.428.016.639 49.042.707.112 I. Nợ ngắn hạn 24.982.114.042 29.085.402.908 1. NV vay ngắn hạn 8.711.392.022 4.717.442.155 2. Phải trả cho người bán 8.408.036.019 9.836.347.360 3. Người mua trả tiền trước 0 3.909.918.250 4. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước 4.550.919.350 7.594.670.230 5. Phải trả công nhân viên 685.663.220 1.386.483.005 6. Các khoản phải trả khác 2.626.103.431 1.643.536.841 II. Nợ dài hạn 14.369.031.790 17.651.966.436 1. Vay dài hạn 14.369.031.790 17.651.966.436 2. Nợ dài hạn 0 0 III. Nợ khác 76.870.807 2.305.428.344 B. NV Chủ sở hữu 15.270.957.735 19.959.399.975 I. Nguồn vốn và quỹ 15.258.483.265 19.947.433.662 1. NV kinh doanh 14.047.100.727 14.047.100.720 2. Quỹ đầu tư phát triển 855.858.149 1.732.574.378 3. Quỹ dự phòng tài chính 343.924.389 534.514.870 4. Lợi nhuận chưa phân phối 11.600.000 3.633.243.683 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 12.474.470 11.966307 Tổng cộng 54.698.974.374 69.002.197.657 (Nguồn : Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Thăng Long) Hiện nay, khi nền kinh tế đang ngày một phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá, sự ra đời của thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã mở ra một cơ hội mới cho các doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Công ty Cổ phần Thăng Long luôn tin tưởng vào khả năng phát triển của mình. Phương hướng của công ty trong thời gian tới là mở rộng sản xuất đồng thời tiếp tục đầu tư theo chiều sâu bằng nguồn vốn huy động từ bên ngoài như: Vay ngân hàng, vốn ứng trước của nhà đầu tư, công ty có thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu – là hình thức có chi phí và mức độ rủi ro thấp hơn so với các hình thức khác nhằm nâng cao khả năng tự chủ về vốn sản xuất kinh doanh. Để huy động thêm vốn, Công ty Cổ phần Thăng Long có định hướng liên doanh với các công ty trong và ngoài nước để kinh doanh các loại Rượu Vang, Rượu Brandy, Rượu đặc chủng, Rượu thuốc có lượng quốc tế… đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của công ty thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận, doanh thu, chi phí kinh doanh và vốn kinh doanh; chúng ta phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh sau đây: Thứ nhất, chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phán ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm. Có thể thấy rõ từ năm 2001 đến năm 2004 lợi nhuận của công ty tăng từ 4.390 triệu đồng đến 5.040 triệu đồng, tức là tăng 650 triệu đồng. Thứ hai, chỉ tiêu mức doanh lợi của doanh số bán. Đây là chỉ tiêu cho biết một đồng doanh số bán ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. P’1= P/DS P’1: Mức doanh lợi của doanh số bán trong năm P: Lợi nhuận thực hiện trong năm DS: Doanh số bán thực hiện trong năm Như vậy: P’1(2001)= 4.390/58.399 = 0,075 (triệu đồng) P’1(2002) = 4.750/59.235 = 0,08 (triệu đồng) P’1(2003) = 4.8000/65.000 = 0,074 (triệu đồng) P’1(2004) = 5.040/72.000 = 0,07 (triệu đồng) Do đó, cứ 1 triệu đồng doanh số bán thực hiện đem lại 0,075 triệu đồng lợi nhuận cho công ty vào năm 2001, năm 2002 là 0,08 triệu đồng lợi nhuận, năm 2003 là 0,074 triệu đồng lợi nhuận và năm 2004 là 0,07 triệu đồng lợi nhuận. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng với một đồng doanh số bán ra thì thu được lợi nhuận tương đối đều nhau qua các năm. Thứ ba, chỉ tiêu mức doanh lợi của vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong năm. Nó nói lên một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. P’2 = P/VKD P’2: Mức doanh lợi của vốn kinh doanh trong năm VKD: Tổng vốn kinh doanh trong năm Như vậy: P’2(2003) = 0,313 (triệu đồng) P’2(2004) = 0,359 (triệu đồng) Do đó, năm 2003 cứ 1 triệu đồng vốn kinh doanh bỏ ra thu được 0,313 triệu đồng lợi nhuận và năm 2004 thu được 0,359 triệu đồng lợi nhuận. Thứ tư, c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36245.doc
Tài liệu liên quan