Đến ngày 31/12/2010, hệthống đăng ký giao dịch UPCoM có 92 CTCK
(xem phụlục 2). Các thành viên này làthành viên giao dịch tại SGDCK Hà Nội
hoặc là các CTCK được UBCKNN cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán với
hoạt động tựdoanh hoặc môi giới và đều là thành viên lưu ký cho các nhà đầu tư
đảm bảo theo đúng quy định.
Để đảm bảo được vai trò là các nhà tạo lập thịtrường, các thành viên đều
trang bị điều kiện cơsởvật chất kỹthuật phục vụhoạt động theo quy định:
¾ Có hệthống chuyển lệnh, nhận lệnh và trạm đầu cuối đảm bảo khảnăng
kết nối với hệthống đăng ký giao dịch của SGDCK Hà Nội.
¾ Có thiết bịcung cấp thông tin giao dịch, giao dịch trực tuyến của SGDCK
Hà Nội phục vụnhà đầu tưtại mỗi địa điểm giao dịch.
¾ Có đầy đủcác thiết bịcông bốthông tin giao dịch cho khách hàng tại mỗi
địa điểm giao dịch;
¾ Có trang thông tin điện tử đảm bảo thực hiện việc công bốthông tin giao
dịch chứng khoán và thông tin công bốcủa CTCK.
¾ Có phần mềm phục vụhoạt động giao dịch và thanh toán đáp ứng được các
yêu cầu kỹthuật, nghiệp vụvà tham gia đường truyền dữliệu dùng chung theo quy
định của SGDCK Hà Nội;
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2830 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển thị trường UPCoM ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông được giao dịch. Đặc biệt mã NT2 có khối lượng cổ
phiếu đăng ký giao dịch lớn nhất thị trường nhưng vẫn không có cổ phiếu nào được
giao dịch trong tháng.
Tháng 02/2010:
Thị trường tiếp tục đi xuống, nhà đầu tư ngày càng không mặn mà với thị
trường này, đặc biệt là sự đi xuống của 2 sàn niêm yết khiến nhà đầu tư mất đi niềm
tin thị trường UPCoM có thể phục hồi trở lại. Chỉ sau 5 phiên giao dịch đầu tiên
trong tháng, UPCoM-Index giảm xuống còn 50.32 điểm vào phiên 08/02. Sau đó thị
trường tăng nhẹ trong 4 phiên nhưng cũng không cải thiện được UPCoM-Index do
thị trường lại giảm mạnh trong 4 phiên tiếp theo kéo UPCoM–Index xuống mức
34
dưới 50 điểm, đóng cửa phiên 26/02 ở mức 46.74 điểm (giảm 5.69 điểm, tức
10.85% so với phiên đóng cửa ngày 29/01/2010).
Như vậy chỉ trong vòng hơn 8 tháng hoạt động UPCoM – Index đã giảm hơn
50% so với giá trị ban đầu là 100 điểm vào ngày 24/06/2009.
Tháng này, KLGD đạt gần 5 triệu cổ phiếu ứng với GTGD khoảng 64 tỷ
đồng, giảm 13.2% về KLGD và 12.33% về GTGD so với tháng đầu năm 2010.
KLGD giảm một phần cũng do các ngày nghỉ Tết Âm lịch rơi vào tháng 2/2010.
Tháng 3/2010:
Vào những phiên nửa đầu tháng 3/2010 thị trường vẫn tiếp tục đi xuống, tuy
có vài phiên tăng điểm. Giao dịch trên UPCoM vẫn khá ảm đạm. Sau nhiều phiên
giảm mạnh liên tiếp UPCoM-Index bị kéo xuống mức 42.96 điểm (mức thấp nhất từ
trước đến nay) vào phiên 11/3 và 15/3. Những phiên nửa cuối tháng 3 thị trường đã
được cải thiện hơn do những tín hiệu vui từ 2 sàn niêm yết đã ảnh hưởng phần nào
đến thị trường, giao dịch nhiều hơn, thanh khoản tăng, nhà đầu tư bắt đầu trở lại thị
trường sau vài phiên tăng điểm liên tiếp. Nhưng sự phục hồi mới bắt đầu và chưa
được mạnh mẽ thì thị trường lại quay đầu giảm mạnh và bắt đầu điều chỉnh tăng
giảm xen kẽ. Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/3/2010 UPCoM-Index đóng cửa ở
mức 44.92 điểm, tăng 1.82 điểm tức 3.89% so với phiên đóng cửa ngày 26/02/2010.
Tháng này, tình trạng giao dịch vẫn không có gì thay đổi, thị trường vẫn chỉ
tập trung vào mã các CTCK. Các mã khác có KLGD không đáng kể, tình trạng
nhiều mã không có giao dịch vẫn tiếp diễn, đặc biệt là các mã mới lên sàn. KLGD
đạt hơn 9 triệu cổ phiếu ứng với GTGD khoảng 126 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so
với tháng 02/2010.
Tháng 4/2010:
Thị trường lại tiếp tục những phiên tăng giảm với biên độ nhẹ, UPCoM-
Index đóng cửa tại ngày 29/4 ở mức 47.07 điểm (tăng 2.15 điểm tức 4.79% so với
phiên đóng cửa cuối tháng 3/2010).
Tuy nhiên KLGD trong tháng 4/2010 đã tăng hơn rất nhiều so với tháng
3/2010 với KLGD đạt hơn 16,6 triệu cổ phiếu tương ứng với GTGD hơn 255 tỷ
35
đồng, tăng 84.33% về KLGD và tăng gấp đôi về GTGD so với tháng 3/2010 nhờ sự
đóng góp lớn từ giao dịch đột biến của cổ phiếu VDS.
Tháng 5/2010:
Bên cạnh những phiên giảm điểm với biên độ nhẹ, thị trường đã có những
phiên tăng điểm liên tiếp, vượt qua ngưỡng 50 điểm ở phiên 5/5 và đạt mức 55.65
điểm ở phiên 10/5 trong khi cả hai sàn niêm yết điều chỉnh giảm mạnh. Sau đó thị
trường lại tiếp tục giao dịch dè dặt và cầm chừng, đa số các cổ phiếu rơi vào tình
trạng đứng giá hoặc không có giao dịch khiến UPCoM-Index đóng cửa tại ngày
31/5 ở mức 48.97 điểm, tăng 1.9 điểm tức 4.04% so với phiên đóng cửa cuối tháng
4/2010.
KLGD tháng này đạt hơn 18 triệu cổ phiếu ứng với GTGD gần 272 tỷ đồng,
tăng 13.03% về KLGD và 6.5% về GTGD so với tháng 4/2010.
Tháng 6/2010:
Sang tháng 6/2010, tuy có 14/22 phiên tăng điểm, đặc biệt có tới bảy phiên
tăng điểm liên tiếp vào cuối tháng nhưng UPCoM-Index chỉ đạt 48.45 điểm vào
phiên 30/6, giảm 0.52 điểm tức 1.06% so với phiên cuối tháng 5/2010.
Thị trường vẫn tiếp tục tình trạng có nhiều mã không được giao dịch, thanh
khoản giảm mạnh so với tháng trước. KLGD đạt hơn 8.8 triệu cổ phiếu ứng với
GTGD gần 149 tỷ đồng, giảm 53% về KLGD và 45.34% về GTGD so với tháng
5/2010.
Tháng 7/2010:
Những phiên giao dịch đầu tháng 7/2010 thị trường có những phiên tăng
điểm liên tiếp và vượt ngưỡng 60 điểm vào phiên 15/7 với mức 60.34 điểm và thanh
khoản tăng đột biến. Thông tin về việc Bộ Tài chính ban hành thông tư mới cho
phép UPCoM được áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục và thỏa
thuận thông thường thay vì phương thức giao dịch thỏa thuận điện tử như trước
kia; thời gian giao dịch cũng được kéo dài từ 8h30 đến 15h00 (thời gian nghỉ từ
11h30 đến 13h30); điều kiện được một thành viên cam kết hỗ trợ không còn là điều
kiện bắt buộc kể từ ngày 19/7/2010 đã thu hút được sự chú ý của giới đầu tư, dòng
36
tiền chảy vào thị trường UPCoM nhiều hơn, giao dịch sôi động và số mã tăng giá
nhiều hơn trên bảng điện tử. Đồng thời tình trạng cổ phiếu không có giao dịch cũng
được hạn chế.
Nhưng thật bất ngờ sau khi việc sửa đổi chính thức được áp dụng thì thị
trường lại liên tục những phiên giảm điểm kéo UPCoM-Index xuống còn 52.55
điểm khi kết thúc phiên giao dịch ngày 30/7, tăng 4.1 điểm tức 8.46% so phiên với
giao dịch cuối tháng 6/2010.
Tuy vậy, việc áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục và kéo dài
thời gian giao dịch đã phần nào thu hút nhà đầu tư, KLGD tháng này cao gấp 3 lần
so với tháng trước, đạt hơn 29 triệu cổ phiếu ứng với GTGD gần 543 tỷ đồng.
Tháng 8/2010:
Thị trường lại tiếp tục những phiên tăng giảm điểm với biên độ nhẹ nhưng
xu hướng chung vẫn là đi xuống. Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/8, UPCoM-
Index tuột mốc 50 điểm khi đạt 49.28 điểm, giảm 3.27 điểm tức 6.22% so với phiên
giao dịch cuối tháng 7/2010.
KLGD ít hơn tháng trước với gần 12 triệu cổ phiếu được giao dịch ứng với
GTGD hơn 181 tỷ đồng, giảm 59.8% về KLGD và 66.52% về GTGD so với tháng
trước. Đa số các cổ phiếu vẫn trong tình trạng “đóng băng”, không có giao dịch tại
nhiều phiên liên tiếp như: BWA, HFC, KBE, KSC, PTT, TBT...
Tháng 9/2010:
Sang tháng 9/2010, giao dịch tiếp tục diễn biến ảm đạm và trầm lắng. Cung -
cầu chênh lệch. Lệnh vào thị trường nhỏ lẻ và thưa thớt. Sự chủ động vẫn thuộc về
bên bán. Cũng giống như hai sàn niêm yết, sau nhiều phiên liên tiếp giảm, giá nhiều
cổ phiếu trên sàn UPCoM khá rẻ nhưng vẫn không thu hút được nhiều nhà đầu tư.
Tình trạng đóng băng ở đa số cổ phiếu vẫn tiếp diễn. Kết thúc phiên giao dịch ngày
30/9, UPCoM-Index đạt 45.67 điểm, giảm 3.61 điểm tức 7.3% so với phiên giao
dịch cuối tháng 8/2010.
KLGD chỉ đạt hơn 9.3 triệu cổ phiếu ứng với GTGD gần 140 tỷ đồng, giảm
20.8% về KLGD và 23.24% về GTGD so với tháng 8/2010.
37
Tháng 10/2010:
Bước sang tháng 10/2010, thị trường vẫn tiếp tục những phiên giao dịch ảm
đạm, chỉ số UPCoM-Index tiếp tục bị mất điểm khi ở phiên cuối tháng 10 còn 42.35
điểm, giảm 3.32 điểm tức 7,27% so với phiên giao dịch cuối tháng 9/2010.
KLGD tiếp tục sụt giảm mạnh khi đạt hơn 6 triệu cổ phiếu ứng với GTGD
gần 93 tỷ đồng, KLGD và GTGD giảm tương ứng 33% so với tháng 9/2010.
Tháng 11/2010:
Ở phiên giao dịch cuối tháng 11/2010, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa ở mức
41.18 điểm, giảm 1.17 điểm tức 2.76% so với phiên giao dịch cuối tháng 10/2010.
Tuy nhiên, tính thanh khoản đã được cải thiện đáng kể do giao dịch thỏa
thuận tăng đột biến ở phiên giao dịch ngày 08/11 lên hơn 5 triệu đơn vị, KLGD đạt
hơn 12,3 triệu cổ phiếu ứng với GTGD khoảng 157.74 tỷ đồng, tăng 99% về KLGD
và 69% về GTGD so với tháng 10/2011.
Tháng 12/2010:
Nhờ vào 4 phiên tăng điểm liên tiếp ở các phiên giao dịch cuối 2010, chỉ số
UPCoM-Index đạt 45.19 điểm tại phiên giao dịch ngày 31/12/2010, tăng 4.01 điểm
tức 9.74% so với phiên giao dịch cuối tháng 11/2010.
KLGD đạt khoảng 11.6 triệu cổ phiếu ứng với GTGD khoảng 131.76 tỷ
đồng, giảm 6% về KLGD và giảm 16% về GTGD so với tháng trước.
Như vậy sau một năm rưỡi đi vào hoạt động chỉ số UPCoM – In dex đã mất
54.01 điểm, tức giảm hơn 50% so với phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 24/6/2009.
2.1.2. Các thành viên trên thị trường UPCoM
Đến ngày 31/12/2010, hệ thống đăng ký giao dịch UPCoM có 92 CTCK
(xem phụ lục 2). Các thành viên này là thành viên giao dịch tại SGDCK Hà Nội
hoặc là các CTCK được UBCKNN cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán với
hoạt động tự doanh hoặc môi giới và đều là thành viên lưu ký cho các nhà đầu tư
đảm bảo theo đúng quy định.
Để đảm bảo được vai trò là các nhà tạo lập thị trường, các thành viên đều
trang bị điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động theo quy định:
38
¾ Có hệ thống chuyển lệnh, nhận lệnh và trạm đầu cuối đảm bảo khả năng
kết nối với hệ thống đăng ký giao dịch của SGDCK Hà Nội.
¾ Có thiết bị cung cấp thông tin giao dịch, giao dịch trực tuyến của SGDCK
Hà Nội phục vụ nhà đầu tư tại mỗi địa điểm giao dịch.
¾ Có đầy đủ các thiết bị công bố thông tin giao dịch cho khách hàng tại mỗi
địa điểm giao dịch;
¾ Có trang thông tin điện tử đảm bảo thực hiện việc công bố thông tin giao
dịch chứng khoán và thông tin công bố của CTCK.
¾ Có phần mềm phục vụ hoạt động giao dịch và thanh toán đáp ứng được các
yêu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ và tham gia đường truyền dữ liệu dùng chung theo quy
định của SGDCK Hà Nội;
¾ Có hệ thống dự phòng trường hợp xảy ra sự cố máy chủ, đường truyền,
điện lưới;
¾ Có ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên có năng lực và kinh nghiệm hoạt
động trong lĩnh vực tài chính chứng khoán với tính trung thực và đạo đức nghề
nghiệp tốt...
Tuy nhiên thực tế cho thấy hầu hết các thành viên đều chưa thực hiện tốt vai
trò là các nhà tạo lập thị trường.
2.1.3. Những thành tựu, tồn tại và hạn chế của thị trường UPCoM sau
một năm rưỡi đi vào hoạt động
Qua tìm hiểu về thực trạng hoạt động của thị trường UPCoM sau một năm
rưỡi đi vào hoạt động ta thấy những thành tựu, tồn tại và hạn chế của thị trường
UPCoM như sau:
2.1.3.1. Những thành tựu đạt được:
Thị trường UPCoM được xem là trung gian giữa thị trường tự do và thị
trường niêm yết. Sau một năm rưỡi đi vào hoạt động, thị trường UPCoM đã đạt
được những thành tựu nhất định.
39
Thứ nhất, kết quả giao dịch của UPCoM trong giai đoạn đầu đã từng
bước đạt mục tiêu thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường giao dịch chứng
khoán có tổ chức và quản lý của nhà nước.
Từ 10 công ty đăng ký giao dịch đến nay trên thị trường UPCoM đã có 108
công ty. GTGD đã tăng từ 2 tỉ đồng/phiên lên hơn 10 tỉ đồng. Đặc biệt có phiên
GTGD trên UPCoM lên tới 86 tỉ đồng. Sự ra đời của thị trường UPCoM cùng với
việc UBCKNN công bố lộ trình đưa cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết
vào đăng ký tại TTLKCK cũng là động lực khiến nhiều doanh nghiệp quyết định
lựa chọn phương án niêm yết, đưa số lượng công ty niêm yết tại hai SGDCK tăng
lên 643 công ty.
Thứ hai, thị trường UPCoM ra đời tạo cho TTCK Việt Nam một diện mạo
mới và mở ra nhiều cơ hội cho các công ty chưa nêm yết.
Hiện nay có hơn 4,000 doanh nghiệp thuộc đối tượng công ty đại chúng,
trong đó số doanh nghiệp đăng ký với UBCKNN là công ty đại chúng khoảng gần
1,000 doanh nghiệp. Nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp này rất lớn, khi
chưa có thị trường UPCoM các doanh nghiệp này phải giao dịch chứng khoán trên
thị trường tự do. Thị trường UPCoM ra đời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này
có nơi giao dịch công khai và minh bạch hơn, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế và
thương hiệu của mình, vì vậy việc huy động vốn của doanh nghiệp được dễ dàng
hơn thông qua hoạt động phát hành chứng khoán trên TTCK, đồng thời đây cũng là
bước đệm để các doanh nghiệp này tập dợt chuẩn bị lên sàn niêm yết vì hồ sơ, thủ
tục cho việc chuyển từ UPCoM lên sàn niêm yết chính thức khá đơn giản so với
doanh nghiệp chưa lên sàn UPCoM. Sau thời gian đăng ký giao dịch trên UPCoM,
cho tới nay đã có 5 công ty chuyển sang niêm yết tại HNX.
Thứ ba, thị trường UPCoM ra đời mở ra nhiều cơ hội mới cho nhà đầu tư.
Thực tế hiện nay thị trường OTC tại Việt Nam là thị trường “chợ đen”. Trên
thị trường này, giao dịch tự phát, không thanh toán tập trung, cổ phiếu không lưu
ký, việc mua bán thông qua các môi giới tự do... đã và đang mang lại nhiều rủi ro
cho nhà đầu tư. Do vậy, khi UPCoM - thị trường giao dịch chứng khoán của những
40
công ty đại chúng chưa niêm yết chính thức đi vào hoạt động đã giúp nhà đầu tư có
thêm một sân chơi công khai, minh bạch bên cạnh hai sàn niêm yết, góp phần hạn
chế những rủi ro của việc giao dịch cổ phiếu tự phát.
Tóm lại, sau một năm rưỡi đi vào hoạt động, ta thấy sự tồn tại của thị
trường UPCoM là hết sức cần thiết đối với TTCK Việt Nam. Thị trường UPCoM
đang đi đúng hướng nhưng vẫn cần có những giải pháp phát triển phù hợp dựa trên
cơ sở tiếp thu kinh nghiệm từ TTCK của các nước đi trước. Vấn đề này chắc chắn
sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức nhưng việc tạo dựng và phát triển thị trường
UPCoM là một nhu cầu tất yếu của TTCK Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và
phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, thị trường UPCoM vẫn tồn
tại nhiều hạn chế nhất định.
2.1.3.2. Những tồn tại và hạn chế:
Sau một năm rưỡi chính thức được vận hành thị trường UPCoM còn tồn tại
những hạn chế sau:
Thứ nhất, quy mô thị trường còn rất nhỏ, không đạt được mục tiêu ban
đầu do UBCKNN đề ra.
Tính đến cuối tháng 12/2010 chỉ có 108 công ty đăng ký giao dịch trên sàn
UPCoM, một con số rất nhỏ so với mục tiêu ban đầu mà UBCKNN đưa ra là 1,000
công ty đại chúng sẽ lên sàn UPCoM trong năm 2009.
Thứ hai, thị trường UPCoM chưa thu hút được các công ty đại chúng có
chất lượng, hàng hoá còn thiếu và chưa đa dạng, giao dịch tập trung tại các mã
của các CTCK.
Hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng đều có xu hướng niêm
yết trên HoSE hoặc HNX để nâng cao uy tín và thương hiệu, còn sàn UPCoM thực
tế là sân chơi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ tiêu chuẩn để niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung.
Chỉ có một số ít mã của các doanh nghiệp lớn trên UPCoM gây được chú ý
và được giao dịch thường xuyên là: APS, TAS, VDS, API, SME... Còn lại hầu hết
41
đều là các cổ phiếu nhỏ, ít thanh khoản, thậm chí có nhiều mã không có giao dịch
trong nhiều phiên liên tiếp.
Thứ ba, thanh khoản kém, UPCOM-Index đi giật lùi.
Chính thức mở cửa ngày 24/6/2009 với 10 cổ phiếu được giao dịch,
UPCoM-Index mặc định ở mức 100 điểm và đóng cửa thị trường với hơn 1 triệu cổ
phiếu được khớp lệnh, GTGD đạt gần 19 tỷ đồng. Đến ngày 25/6 với biên độ dao
động là +/-10%; UPCoM-Index đóng cửa ở mức 93.71 điểm, giảm 6.29 điểm tương
ứng 6.29%. Tổng khối lượng trong phiên này giảm mạnh 60% so với ngày đầu giao
dịch, chỉ đạt 380,277 cổ phiếu, trị giá 6,2 tỷ đồng. Tính đến phiên giao dịch cuối
tháng 12/2010 với 108 công ty đăng ký giao dịch, UPCoM-Index đạt 45.19 điểm,
mất hơn 50 điểm so với phiên giao dịch đầu tiên.
Sở dĩ thị trường UPCoM còn những tồn tại và hạn chế nêu trên là do:
Thứ nhất, cơ chế giao dịch trên UPCoM chưa thực sự phù hợp để thu hút
nhà đầu tư.
Khi mới đi vào vận hành cơ chế giao dịch trên UPCoM đã bộc lộ rõ những
hạn chế khi áp dụng phương thức thỏa thuận điện tử và thỏa thuận thông thường,
thời gian giao dịch buổi sáng bắt đầu từ 10 giờ đến 11 giờ 30. Thị trường này chưa
thực sự sôi động và chưa thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Để cải thiện tình hình nhằm thúc đẩy thị trường UPCoM phát triển, ngày
30/6/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 95/2010/TT-BTC về việc sửa đổi,
bổ sung Quy chế Tổ chức và Quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng
chưa niêm yết tại TTGDCK Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số
108/2008/QĐ-BTC ngày 20/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Được sự chấp
thuận của UBCKNN, SGDCK Hà Nội đã thay đổi phương thức giao dịch và kéo dài
thời gian giao dịch trên thị trường UPCoM kể từ ngày 19/7/2010, cụ thể:
¾ Thay thế phương thức giao dịch thoả thuận điện tử bằng phương thức giao
dịch khớp lệnh liên tục. Theo đó, HNX sẽ tổ chức giao dịch đối với chứng khoán
đăng ký giao dịch trên hệ thống UPCoM theo 2 phương thức: khớp lệnh liên tục và
thỏa thuận thông thường.
42
¾ Kéo dài thời gian giao dịch hàng ngày từ 8 giờ 30 đến 15 giờ (nghỉ từ 11
giờ 30 đến 13 giờ 30), thay vì buổi sáng từ 10 giờ đến 11 giờ 30 và buổi chiều là từ
13 giờ 30 đến 15giờ như trước đó.
¾ Điều kiện được một thành viên cam kết hỗ trợ không còn là điều kiện bắt
buộc để được giao dịch trên UPCoM.
Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2010 sau hơn năm tháng thay đổi phương thức
giao dịch, kéo dài thời gian giao dịch, sàn UPCoM vẫn không cho thấy sự chuyển
biến tích cực. Với 108 công ty lên UPCoM, thị trường này vẫn chưa thực sự tạo
được chỗ đứng và vị thế trong con mắt nhà đầu tư, thậm chí cả các công ty đại
chúng chưa niêm yết. Cụ thể:
¾ Số mã đăng ký tăng nhanh nhưng thanh khoản vẫn yếu. Mở cửa với 10
công ty đăng ký giao dịch vào ngày 24/6/2009, tổng vốn điều lệ hơn 1,285 tỷ đồng.
Đến nay, con số này tăng lên 108 công ty, tổng vốn điều lệ đạt hơn 11,326 tỷ
đồng, trong đó 77/108 công ty có vốn điều lệ dưới 80 tỷ đồng (điều kiện để niêm
yết trên HoSE) và 31/108 công ty có vốn điều lệ trên 80 tỷ đồng. Tính bình quân
toàn thị trường, vốn điều lệ các doanh nghiệp lên UPCoM là 104,8 tỷ đồng/công ty.
Con số này cho thấy, quy mô của doanh nghiệp trên UPCoM không thua kém các
sàn niêm yết. Tuy nhiên, khối lượng và GTGD trên sàn UPCoM luôn ở mức rất
thấp. Từ khi mở cửa đến nay, KLGD bình quân mỗi phiên đạt gần 520,000 đơn vị,
giá trị chỉ đạt hơn 7.6 tỷ đồng (bằng 0.054% tổng giá trị vốn hóa thị trường).
¾ Thực tế cho thấy những thay đổi trong phương thức giao dịch và thời gian
giao dịch đã không cải thiện được tình hình trên UPCoM. Tác động tích cực chỉ
xuất hiện vài ngày trước khi những thay đổi trên có hiệu lực. Ngay sau khi có tin về
sự thay đổi trên UPCoM, dòng tiền chảy mạnh vào thị trường khiến khối lượng và
GTGD tăng vọt. Nhà đầu tư tranh nhau đặt lệnh kịch trần khiến thị trường “đột
ngột” đi lên trong 11 phiên liên tiếp, hàng chục cổ phiếu tăng trần bất chấp việc quy
chế giao dịch chưa hề thay đổi do nhiều nhà đầu tư kỳ vọng việc thay đổi này sẽ
khiến UPCoM hấp dẫn hơn, các cổ phiếu sẽ được các “đội lái” để ý và làm giá. Chỉ
trong 19 phiên giao dịch (kể từ 22/6 đến 16/7), thị trường đã có 15 phiên tăng và 4
43
phiên giảm điểm. Chỉ số UPCoM-Index tăng hơn 30.57% từ mức 46.02 điểm lên
60.09 điểm, nhiều cổ phiếu trên sàn UPCoM đã tăng giá hơn 100% như NBW,
BTW, TNB...
Tuy nhiên khi sàn UPCoM chính thức thay đổi giờ giao dịch và áp dụng
phương thức khớp lệnh liên tục thì thị trường này lại liên tiếp giảm điểm. Ngay tại
phiên đầu tiên việc thay đổi được áp dụng, UPCoM-Index giảm mạnh (giảm 1.37
điểm tức 2.78%) so với phiên giao dịch ngày 16/7/2010 và kết thúc phiên giao dịch
cuối năm 2010, UPCoM-Index chỉ còn 45.19 điểm, giảm 14.9 điểm tức 25% so với
phiên giao dịch ngày 16/7/2010. KLGD cũng như GTGD giảm mạnh, ngày
16/7/2010 toàn thị trường có 2.02 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, GTGD
tương ứng đạt 37.21 tỷ đồng thì những phiên sau đó KLGD giảm mạnh, có những
phiên chỉ có trên dưới 300,000 cổ phiếu được giao dịch.
Thứ hai, các CTCK chưa làm tốt vai trò của nhà tạo lập thị trường.
Các CTCK chưa tận dụng được ưu thế của phương thức giao dịch thỏa thuận
nên đã ảnh hưởng đáng kể đến tính thanh khoản trên thị trường này.
UPCoM được xây dựng trên nguyên tắc là thị trường OTC có tổ chức. Giao
dịch OTC với vai trò chính là các nhà tạo lập thị trường mà trung tâm là các CTCK.
Với cách tổ chức như trên UPCoM thực hiện phương thức giao dịch thỏa thuận
nhằm tạo ra tính linh hoạt và giao dịch trọn gói, nhà đầu tư khi có nhu cầu mua bán
chứng khoán có thể đề nghị ngay với CTCK từ đầu về khối lượng và giá. Tuy nhiên
trong thời gian vừa qua các CTCK chưa phát huy được hết vai trò của mình một
phần là do chưa đầu tư đúng mức về nguồn lực cho thị trường UPCoM, một phần
do còn cảm thấy rủi ro đối với những chứng khoán có tính thanh khoản thấp.
Thứ ba, cơ chế công bố thông tin đối với sàn UPCoM còn khá lỏng lẻo.
UPCoM là thị trường mới ra đời, sự quan tâm và hiểu biết của các công ty
và nhà đầu tư chưa đầy đủ. Nhiều công ty đại chúng còn quan niệm thị trường
UPCoM là thị trường của các công ty có chất lượng thấp, do đó không muốn tham
gia vì sợ ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy việc minh
44
bạch thông tin là điều kiện cần thiết để nhà đầu tư và doanh nghiệp an tâm khi tham
gia UPCoM.
Tuy nhiên, nhà đầu tư thường không nắm rõ về thông tin của các doanh
nghiệp đăng ký giao dịch trên UPCoM do cơ chế công bố thông tin đối với sàn
UPCoM còn khá lỏng lẻo. Các doanh nghiệp trên UPCoM ngoài việc phải công bố
thông tin bất thường, chỉ phải thực hiện công bố báo cáo tài chính năm được kiểm
toán và báo cáo thường niên. Nhà đầu tư chỉ được đọc bản cáo bạch khi doanh
nghiệp chính thức giao dịch. Tình trạng công bố thông tin “nhỏ giọt” khiến nhà đầu
tư chỉ hiểu biết tù mù về các công ty trên sàn này. Bên cạnh đó các CTCK còn thiếu
dịch vụ hỗ trợ cung cấp thông tin cho nhà đầu tư. Rất ít báo cáo phân tích cổ phiếu
trên UPCoM. Trên website của nhiều CTCK, cơ sở dữ liệu về UPCoM cũng không
được cập nhật.
Ngoài ra, một yếu tố khác khiến UPCoM chưa thật sự hấp dẫn nhà đầu tư là
có nhiều hàng hóa có tính thanh khoản cao trên 2 sàn HoSE và HNX nên sự lựa
chọn của nhà đầu tư vẫn dành cho những cổ phiếu trên 2 sàn này chứ không phải
UPCoM. Vì thế, chỉ số UPCoM-Index đã không thể trỗi dậy được như mong muốn
của cơ quan quản lý và KLGD đến nay cũng chỉ ở mức thấp.
Với những tồn tại và hạn chế nêu trên, thực tế cho thấy thị trường UPCoM
thực sự chưa đạt được những mục tiêu mà SGDCK Hà Nội, nhà đầu tư và doanh
nghiệp kỳ vọng.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN TẬP TRUNG
2.2.1. Đánh giá hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí
Minh (SGDCK TP.HCM)
TTGDCK TP.HCM được thành lập theo Quyết định 127/1998/QĐ-TTg ngày
11/7/1998 và chính thức thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000.
Ngày 11/5/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 99/2007/QĐ-
TTG về việc chuyển TTGDCK TP.HCM thành SGDCK TP.HCM. Ngày 08/8/2007
45
TTGDCK TP.HCM trở thành SGDCK TP.HCM với tên giao dịch quốc tế là
Hochiminh Stock Exchange (HoSE).
Qua hơn 10 năm hoạt động kể từ phiên giao dịch đầu tiên, SGDCK TP.HCM
đã phát triển về nhiều mặt, thực hiện tốt vai trò tổ chức và vận hành các giao dịch
chứng khoán trên thị trường tập trung thông suốt, an toàn và hiệu quả.
Cụ thể các mặt đạt được như sau:
2.2.1.1. Hoạt động quản lý, điều hành thị trường
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2010, SGDCK TP.HCM đã tổ chức thành
công 2442 phiên giao dịch. Các hoạt động giao dịch được diễn ra liên tục, thông
suốt. SGDCK TP.HCM luôn nghiên cứu các giải pháp, kiến nghị Chính phủ và
UBCKNN ban hành những chính sách, quy định kịp thời để điều tiết thị trường
nhằm từng bước hoàn thiện và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tham gia
mua bán chứng khoán trên thị trường.
Khi mới hoạt động, HoSE chỉ thực hiện một đợt khớp lệnh trong một phiên
giao dịch và mỗi tuần chỉ tổ chức 3 phiên giao dịch vào các ngày thứ hai, tư, sáu
trong tuần thì nay HoSE đã tăng lên 3 đợt khớp lệnh trong một phiên và mỗi tuần
thực hiện 5 phiên giao dịch. Bên cạnh đó, nếu như trước đây trái phiếu được tổ chức
giao dịch thông qua 2 phương thức là khớp lệnh và thỏa thuận, có quy định biên độ
dao động, đơn vị yết giá thì nay, căn cứ vào tình hình thị trường và kinh nghiệm
quốc tế, trái phiếu được giao dịch chỉ qua phương thức thỏa thuận, không quy định
biên độ và đơn vị yết giá.
SGDCK TP.HCM đã thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục từ ngày
30/7/2007 và từng bước triển khai giao dịch nhập lệnh từ xa để đáp ứng với tình
hình thị trường đang phát triển. Kể từ tháng 01/2009, SGDCK TP.HCM đã đưa hệ
thống giao dịch trực tuyến vào hoạt động.
Ban đầu, chỉ có 2 công ty niêm yết tại HoSE là REE và SAM với tổng số vốn
là 270 tỷ đồng và một vài loại trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. Số
lượng chứng khoán niêm yết đã tăng dần qua các năm, đến ngày 31/12/2010 toàn
thị trường có 276 công ty niêm yết với tổng số vốn khoảng 125,833 tỷ đồng.
46
Qua hơn 10 năm đi vào hoạt động, chi số VN-Index luôn có những bước
thăng trầm, đạt đỉnh cao nhất vào ngày 12/3/2007 với 1,170 điểm, và rơi xuống đáy
sâu vào giữa tháng 02/2009 với 235 điểm.
Biến động giá cổ phiếu được phản ánh rõ nét qua biến động chỉ số VN-
Index:
ĐỒ THỊ 2.1: DIỄN BIẾN CHỈ SỐ VN-INDEX TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2010
Từ khi bắt đầu họat động cho đến năm 2005, thị trường luôn trong trạng
thái tẻ nhạt, ngoại trừ cơn sốt vào năm 2001 thì trong 5 năm chỉ số VN-Index lúc
cao nhất chỉ xoay quanh mức 300 điểm, mức thấp nhất xuống đến 130 điểm. Lý do
chính là do thị trường có quá ít hàng hóa, các doanh nghiệp niêm yết nhỏ, không nổi
tiếng cũng như không hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Từ đầu năm 2006 đến cuối năm 2007, giai đoạn này được mệnh danh là
“giai đoạn bùng nổ chứng khóan” trên thị trường Việt Nam với nhiề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_thi_truong_upcom_o_viet_nam.pdf