Số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Lạt trong năm 2008 tăng
7.58% so với năm 2007. Trong đó: doanh nghiệp nhà nước giảm 2 doanh nghiệp
do quá trình sápnhập, cổ phần hoá, giải thể hoặc tổ chức sắp xếp lại, doanh
nghiệpngoài nhà nước tăng 7.75%, đây là khu vực kinh tế có số lượng doanh
nghiệp tăng nhanh đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung trên địa bàn,
doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài có 19 đơn vị, năm 2008 có 23 đơn vị
tăng 4 đơn vị, tăng 21.05%, số lượng doanh nghiệpkhu vựcnày tuy ít, nhưng có
quy mô tương đối lớn, trình độ quản lý và công nghệ thiết bị khá hiện đại, có
nhiều kinh nghiệm trong việc nắm bắt thị trường, là khu vựcđang có vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế của địaphương, tập trung ở các ngành nghề
công nghiệp chế biến rau quả và sản xuất hàng dệt maynhư Đà Lạt Hasfarm,
khu du lịch nghỉ dưỡng Ana Mandara villas.
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển văn hoá doanh nghiệp tại thành phố Đà Lạt đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh phố giai đoạn vừa qua có những chuyển
biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là
ngành trồng trọt (chiếm 75-tỷ trọng 80%) và các hoạt động kinh tế phục vụ nông
nghiệp thu hút khoảng 38,5% lực lượng lao động. Thành phố hiện có 10.449,4
ha đất sản xuất nông nghiệp, cơ cấu các nhóm cây trồng được phân bổ gồm
44,27% rau, hoa ôn đới; 48,9% cây công nghiệp; 3,94% cây ăn quả và 2,89% là
các loại cây khác.
Xã hội:
Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về văn hóa, y tế, giáo dục, dân số,
gia đình và trẻ em. Trong những năm qua các lĩnh vực xã hội của thành phố tiếp
tục có chuyển biến tốt.
GDP bình quân đầu người giai đoạn 2006-2010 hàng năm bình quân tăng
19,2%/năm, năm 2006 đạt 10,2 triệu đồng/người/năm đến năm 2010 dự báo đạt
khoảng 21-22 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2,1 lần so với năm 2006, tăng
khoảng 31,3% so với Nghị quyết Đại hội và bằng kế hoạch đột phá tăng tốc đề
ra. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2006 đạt 1,35%, dự báo năm 2010 đạt
dưới 1,3%. Thành phố đã ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nghèo
giai đoạn 2006-2010, qua đó đã huy động được nhiều nguồn lực và được xã hội
quan tâm tạo điều kiện. Công tác giải quyết việc làm gắn với xóa đói giảm nghèo
được duy trì, cơ bản đã hoàn tất công tác cấp sổ hộ nghèo. Kết quả số hộ nghèo
giảm khá nhanh, tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 chiếm 3,43% trong tổng số hộ, năm
2009 giảm còn 0,77%.
Thành phố đã phát động cuộc vận động xây dựng văn minh đô thị, phát
huy phong cách người Đà Lạt triển khai trên 06 lĩnh vực đã góp phần giữ vững
được môi trường văn hoá, sinh thái, làm nền tảng cho thành phố phát triển bền
vững. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì tổ chức
hàng năm nhằm kỷ niệm các sự kiện chính trị; các hoạt động lễ hội mang tầm cỡ
_ 38 _
quốc gia cũng đã được chuẩn bị chu đáo và tổ chức thành công (Lễ hội sắc hoa
2004, Festival hoa 2005 và 2007, lễ hội văn hóa trà 2006, hội trại điêu khắc đá
2007,..) đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của nhân dân, đồng
thời đã mang lại nhiều hiệu quả nhất định trong quá trình xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố;
Công tác chăm lo giáo dục đào tạo đặc biệt được chú trọng; công tác xã hội
hóa giáo dục, xây dựng trung tâm học tập công đồng, công tác khuyến học,
khuyến tài diễn ra sâu rộng và thu được nhiều kết quả tốt; công tác xây dựng
cảnh quan trường học, đầu tư cơ sở vật chất và chuẩn bị nhân sự cho hoạt động
giáo dục thời gian qua có nhiều tiến bộ. Năm học 2005-2006, thành phố có 20
trường Mầm non, 18 điểm Mẫu giáo tư thục 74 nhóm trẻ với 9.088 cháu; có 26
trường tiểu học và 1 PTCS với 14.317 học sinh; có 13 trường THCS với 14.148
học sinh và 4 trung tâm học tập cộng đồng. Đến nay, trên địa bàn có 24 trường
Mầm non, 16 điểm Mẫu giáo tư thục 105 nhóm trẻ với 10.321 cháu; có 28
trường tiểu học với 16.387 học sinh; có 13 trường THCS với 13.172 học sinh và
15 trung tâm học tập cộng đồng. Số trường đạt chuẩn quốc gia năm 2005 là
23,9% đến năm học 2009-2010 đã tăng lên 40%. Số cán bộ giáo dục, giáo viên
thành phố đến nay đã đạt chuẩn 99,52%.
Mạng lưới y tế được quan tâm củng cố và kiện toàn, công tác y tế đã được
xã hội hóa, tạo điều kiện cho bệnh nhân được tiếp cận với các dịch vụ y tế kỹ
thuật cao. Đến năm 2007 có 15/15 các phường xã đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ
sở. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia đã được triển khai đồng bộ đúng kế
hoạch và đạt kết quả tốt; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuống
hàng năm, năm 2006 là 12,1% dự kiến đến 2010 còn khoảng 9,5%; tỷ lệ tiêm
chủng cho trẻ em dưới 5 tuổi năm 2010 ước đạt 99%; tiêm phòng bệnh sởi nhắc
lại cho trẻ em 6 tuổi đạt trên 95%,
2.2. Thực trạng về phát triển VHDN ở Đà Lạt từ năm 2006-2009
2.2.1. Doanh nghiệp Việt Nam
Nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hoá trong các cơ quan và
doanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất định: Đó là một nền văn hoá
được xây dựng trên nền tảng dân trí không đồng đều do những yếu tố khác ảnh
_ 39 _
hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn;
chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính
chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh
tế bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do
nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào
tạo nên chất lượng chưa cao. Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu
tố khác ảnh hưởng tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng
của tàn dư đế quốc, phong kiến.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, một mặt,
chúng ta phải tích cực tiếp thu kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của các nước
phát triển. Mặt khác, cần nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp tiên tiến, hài
hòa với bản sắc văn hóa dân tộc, với văn hóa từng vùng, miền khác nhau thúc
đẩy sự sáng tạo của tất cả các thành viên trong các doanh nghiệp khác nhau.
Ngày nay, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới.
Toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải có những
bước tính khôn ngoan, lựa chọn sáng suốt. Không thể để xảy ra tình trạng quốc
tế hóa văn hóa doanh nghiệp, mà phải trên cơ sở văn hóa Việt Nam để thu hút
lấy tinh hoa của nhân loại, sáng tạo ra văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nhưng phù
hợp với tình hình và bản sắc văn hóa Việt Nam. Từ cái nhìn vĩ mô, có thể thấy
quá trình xác lập và xây dựng văn hóa doanh nghiệp không ngừng thay đổi theo
sự phát triển của thời đại và của dân tộc.
2.2.2. Doanh nghiệp Đà Lạt
Theo kết quả điều tra doanh nghiệp do Cục Thống Kê tỉnh Lâm Đồng tổ
chức cuối năm 2009 trên địa bàn tỉnh có 1.437 doanh nghiệp, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… đang hoạt động, các doanh nghiệp hoạt động
đa dạng ngành nghề như: ngành xây dựng, ngành vận tải, ngành kinh doanh ăn
uống, kinh doanh thương nghiệp, kinh doanh dịch vụ, ngành khác… Doanh
nghiệp Đà Lạt chủ yếu với ba loại hình đó là Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh
nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với 41.496
lao động làm việc. Đại bộ phận doanh nghiệp thuộc loại vừa, nhỏ và rất nhỏ,
(vốn dưới 10 tỉ đồng, lao động dưới 300 người). Bình quân 01 doanh nghiệp có
_ 40 _
khoảng 22 lao động. Ngoài ra, còn có 48 ngàn cơ sở SXKD cá thể với 76,8 ngàn
lao động.
Trong số các doanh nghiệp tại Tp.Đà Lạt, có 724 DN khoảng gần 3.000
người là lao động quản lý (giữ các chức vụ lãnh đạo và nhân viên các phòng ban
chuyên môn). Tỉ lệ lao động quản lý phổ biến chiếm từ 6 - 8% lao động của
doanh nghiệp, riêng các doanh nghiệp các ngành dịch vụ chiếm từ 10 đến 14%.
Bảng 2.1: Số Doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp:
Đà LạtLoại hình doanh nghiệp Tỉnh
Lâm
Đồng
2007
2007 2008
1 Doanh nghiệp Nhà nước: 39 22 20
+ DN Trung ương 15 6 6
+ DN địa phương 24 16 14
_ 41 _
2 DN ngoài Nhà nước: 1328 632 681
+ DN Tập thể 51 27 31
+ DN Tư nhân 667 319 350
+ Công ty TNHH 514 243 252
+ Công ty cổ phần có vốn NN 25 12 15
+ Công ty cổ phần không có vốn NN 71 31 33
3 DN có vốn đầu tư nước ngoài: 70 19 23
+ DN 100% vốn nước ngoài 64 16 19
+ DN liên doanh với nước ngoài 6 3 4
TỔNG SỐ 1437 673 724
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2008
Số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Lạt trong năm 2008 tăng
7.58% so với năm 2007. Trong đó: doanh nghiệp nhà nước giảm 2 doanh nghiệp
do quá trình sáp nhập, cổ phần hoá, giải thể hoặc tổ chức sắp xếp lại, doanh
nghiệp ngoài nhà nước tăng 7.75%, đây là khu vực kinh tế có số lượng doanh
nghiệp tăng nhanh đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung trên địa bàn,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 19 đơn vị, năm 2008 có 23 đơn vị
tăng 4 đơn vị, tăng 21.05%, số lượng doanh nghiệp khu vực này tuy ít, nhưng có
quy mô tương đối lớn, trình độ quản lý và công nghệ thiết bị khá hiện đại, có
nhiều kinh nghiệm trong việc nắm bắt thị trường, là khu vực đang có vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương, tập trung ở các ngành nghề
công nghiệp chế biến rau quả và sản xuất hàng dệt may như Đà Lạt Hasfarm,
khu du lịch nghỉ dưỡng Ana Mandara villas.
Quy mô doanh nghiệp theo lao động và nguồn vốn sản xuất kinh doanh:
Trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Tp.Đà Lạt, số doanh nghiệp
có quy mô lao động dưới 50 người chiếm 88.17%, từ 50 người đến dưới 300
người chiếm 10.30%, doanh nghiệp có từ 300 người trở lên chiếm 1.53% trong
tổng số doanh nghiệp. Theo quy mô nguồn vốn, số doanh nghiệp có quy mô vốn
_ 42 _
dưới 5 tỷ đồng chiếm 79.4%, có từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng chiếm
17.33%, doanh nghiệp có vốn trên 50 tỷ đồng chiếm 3.27%. Qua kết quả điều tra
thì trên 80% các doanh nghiệp trên địa bàn Đà Lạt được xếp vào loại doanh
nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
2.3. Đánh giá chung về quá trình phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Đà
Lạt từ năm 2006-2009:
2.3.1. Các cơ sở cấu thành VHDN trong các DN tại thành phố Đà Lạt:
2.3.1.1. Cấp độ bề mặt, cấu trúc hữu hình, kiến trúc đặc trưng của DN Đà
Lạt: Do đặc thù Đà Lạt có tiềm năng phát triển du lịch nên mạng lưới doanh
nghiệp kinh doanh nhà nghỉ phát triển tương đối nhiều, chiếm 66% trong tổng số
các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Lạt, nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan nghỉ dưỡng của khách du lịch, tuy nhiên, ngoài một số doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, hoặc ngoài tỉnh đầu tư như Palace, Sài Gòn Đà Lạt,
Hoàng Anh Gia Lai, Sam My được xếp hạng từ ba sao trở lên có sự quan tâm
đến đào tạo xây dựng văn hóa doanh nghiệp, số doanh nghiệp còn lại về tổ chức
quản lý còn mang tính chất gia đình, quy mô còn nhỏ, nên cần phải có sự quan
tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho hoạt
động du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Trong thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã quan tâm chỉ đạo tập
trung cổ phần hoá, sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN nhà nước,
xây dựng và củng cố các loại hình kinh tế hợp tác, khuyến khích phát triển kinh
tế tư nhân. Do đó số lượng và chất lượng các loại hình doanh nghiệp trong
Tp.Đà Lạt không ngừng tăng lên, từng bước khẳng định vai trò của doanh
nghiệp trong nền kinh tế xã hội địa phương. Trong năm 2009, số doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Đà Lạt tăng nhanh trên nhiều lĩnh vực: Tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm, du lịch, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải, kinh doanh, chế
biến nông lâm sản, thương mại…
Đà Lạt, với khí hậu và những danh lam thắng cảnh được thiên nhiên ưu đãi,
phù hợp với SXKD rau, hoa, tiềm năng phát triển du lịch… Từ năm 2005 đến
nay, lãnh đạo Tỉnh đã tổ chức Festival Hoa Dalat: với các hoạt động văn hoá
_ 43 _
không chỉ giới thiệu ngàn hoa Đà Lạt mà còn là quá trình diễn ra sự gặp gỡ, đối
thoại, trao đổi các giá trị và bản sắc văn hóa, là cơ hội giới thiệu những tiềm
năng thế mạnh của Đà Lạt, nhằm thu hút du khách, mời gọi các nhà đầu tư. Các
doanh nghiệp nhân dịp tham dự Festival để quảng bá thương hiệu, để thể hiện
nét văn hóa riêng có của doanh nghiệp mình, tiếp thu có chọn lọc những nét văn
hóa đặc trưng của doanh nghiệp khác.
Theo kết quả khảo sát của 3 năm trở lại đây, bên cạnh những doanh nghiệp
có quy mô hoạt động ổn định, thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng và
phát triển văn hoá doanh nghiệp, còn hơn 60% các doanh nghiệp tại địa bàn
thành phố Đà Lạt chưa đưa ra một môi trường văn hóa, môi trường làm việc để
gắn bó và thu hút nhân viên. Có những doanh nghiệp đưa ra lại chỉ mang tính
hình thức, nói một đường làm một nẻo. Song cũng chưa có đơn vị nào quan tâm
tới việc hỗ trợ hoạt động về các vấn đề văn hóa của các doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, do quá trình
phát triển mang tính chất chắp vá do vậy các cơ chế lương đã định hình từ trước,
rất khó thay đổi, trong khi đó ngân sách lương của doanh nghiệp đã “kịch trần”.
Hầu như các chủ doanh nghiệp đều ngại thay đổi, các doanh nghiệp hầu như đều
quen với việc cải tiến và ít chấp nhận cải tổ.
Hầu như các chủ doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến gia đình của
nhân viên. Thực tế, mối quan hệ giữa người Đà Lạt với nhau được xây dựng rất
dễ dàng. Nhân viên làm việc không hẳn cho họ mà còn phải cho gia đình của họ
nữa, nếu như quan tâm tốt đến gia đình của họ, đây sẽ là một lợi thế không nhỏ
trong việc giữ nhân tài cho doanh nghiệp.
2.3.1.2. Cấp độ trung gian: Ngày nay ở thành phố Đà Lạt, cũng như
trong tỉnh Lâm Đồng, nguồn nhân lực của doanh nghiệp là con người mà
VHDN là sự liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn nhân lực
riêng lẻ tổng hợp lại. Không những thế, văn hóa doanh nghiệp còn được thể
hiện qua phong cách của người lãnh đạo đứng đầu các vị trí của doanh nghiệp
và tác phong làm việc của mọi nhân viên. Bởi vậy, đối tác khi quan hệ thì
ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của đơn vị họ còn đánh giá doanh nghiệp qua
văn hóa của doanh nghiệp đó. Các doanh nghiệp ở Đà Lạt hoạt động đa ngành
_ 44 _
nghề như sản xuất và chế biến rau, hoa, trà, cà phê, kinh doanh nhà nghỉ, khách
sạn, do đó có không ít thay đổi như: sự thay đổi công nghệ, mở rộng thị
trường, thay đổi lãnh đạo qua các thời kỳ…
Quy mô doanh nghiệp: Nhìn chung trong những năm qua số lượng doanh
nghiệp trên địa bàn Tp.Đà Lạt phát triển nhanh chóng và đa dạng ở các ngành
nghề SXKD đã tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phong phú,
tạo ra việc làm mới cho nhiều người lao động, đồng thời thu nhập của người lao
động không ngừng tăng lên, góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Trong
tổng số lao động tham gia khu vực doanh nghiệp 56.23 % lao động có đào tạo từ
trung học chuyên nghiệp đến trình độ đại học và còn 43.77 % lao động chưa qua
đào tạo. Hiệu quả đầu tư xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp đã có
những bước chuyển biến tốt, mức đóng góp của các DN cho ngân sách nhà nước
tăng dần qua các năm, do vậy VHDN có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển
của mỗi loại hình doanh nghiệp.
VHDN với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc. Văn
hóa doanh nghiệp của các DN coi bản sắc văn hóa dân tộc là cơ sở để phát triển.
VHDN được hình thành từ mỗi con người đang hoạt động trong các doanh
nghiệp, bản thân họ là những tế bào của một nền văn hoá, chịu sự ảnh hưởng
trực tiếp từ nền văn hoá dân tộc.
Những thành viên làm việc trong các doanh nghiệp tại Đà Lạt đều mang
bản sắc văn hoá riêng của Đà Lạt đó là: sự cần cù trong lao động, tinh thần lạc
quan vượt khó, đức tính thương người, tinh thần trọng nghĩa, sự bình dị khiêm
nhường trong ứng xử… Đây cũng là những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp
quy tụ được sức sáng tạo của công nhân viên chức, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều
sản phẩm và lợi nhuận cho doanh nghiệp được xã hội chấp nhận. Nếu các doanh
nghiệp biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở bản sắc văn hóa dân tộc
tại địa phương mình thì họ sẽ thành công, còn nếu chỉ biết sao chép nguyên xi
mô hình văn hóa doanh nghiệp của địa phương khác họ sẽ thất bại.. Một số lãnh
đạo quản lý hiệu quả các doanh nghiệp của mình vì họ biết xây dựng văn hóa
doanh nghiệp hợp lý, kích thích được hứng thú lao động và niềm say mê sáng
tạo của công nhân.
_ 45 _
2.3.1.3. Cấp độ cốt lõi của VHDN trong các DN tại Tp.Đà Lạt: Trong
quá trình phát triển, đã có doanh nghiệp biết lựa chọn một hướng đi đúng đắn
để phát triển và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp mình, họ đã tiếp thu
cách quản lý doanh nghiệp và kỹ thuật tiên tiến của DN khác và chú trọng đến
việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, làm cho bản sắc văn hóa dân tộc hòa
quyện trong văn hóa doanh nghiệp. Cụ thể trong lĩnh vực dịch vụ vận chuyển
hành khách có công ty Phương Trang, Thành Bưởi; lĩnh vực tiểu thủ công
nghiệp có tranh thêu XQ, tranh thêu Hữu Hạnh; về chế biến nông sản thực
phẩm có Rượu vang Đà Lạt, loại rượu này đã được dùng trong hội nghị APEC
(diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương) tại Hà Nội năm 2006…
những doanh nghiệp này đã chú trọng đến xây dựng và phát triển văn hóa
doanh nghiệp, từ đó đã tạo ra thương hiệu của doanh nghiệp có uy tín trong
tỉnh và cả nước.
Sự quan tâm đến môi trường doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố Đà Lạt đã rất quan tâm đến sự thay đổi nhanh chóng của môi
trường, vấn đề này cũng gây ảnh hưởng đến các yếu tố thuộc môi trường kinh
doanh. Kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng trong những năm qua cũng gặp
nhiều khó khăn trong bối cảnh chung của kinh tế thế giới và cả nước, hệ thống
tài chính ngân hàng thế giới khủng hoảng, chỉ số giá nhiều mặt hàng tăng đột
biến đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống người dân. Tuy nhiên nhờ
có chủ trương và các giải pháp phù hợp đã khắc phục những khó khăn, vì vậy
nền kinh tế - xã hội thành phố Đà Lạt tiếp tục phát triển. GDP trong 2 năm
2007-2008 tăng bình quân 16.2%. GDP bình quân đầu người năm ước đạt 6,1
triệu đồng.
2.3.2. Đánh giá chung về VHDN của các DN tại Tp.Đà Lạt:
Thành phố Đà Lạt có tài nguyên khá đa dạng, nơi hội tụ của nhiều nền
văn hóa của nhiều dân tộc, với nhiều công trình, nhiều biệt thự mang phong cách
kiến trúc Pháp, có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, kết hợp với sự đa
dạng của cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục và thơ mộng tạo nên sự hấp dẫn đối
với du khách và thu hút các nhà đầu tư về phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch
sinh thái, du lịch hội thảo, hội nghị… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất
_ 46 _
và kinh doanh mặt hàng rau chất lượng cao được chú trọng, công tác ứng dụng
sản xuất và xuất khẩu hoa công nghệ cao được áp dụng chủ yếu ở các doanh
nghiệp có vốn nước ngoài như công ty Hasfam, công ty TNHH Bonie… Về các
yếu tố thuộc vi mô cũng có tác động lớn tới việc hình thành và phát triển của văn
hoá trong DN: ngành nghề kinh doanh, công nghệ sản xuất, lịch sử hình thành và
truyền thống của VHDN, phong cách của ban lãnh đạo, tinh thần thái độ làm
việc của ban lãnh đạo, ý chí của ban lãnh đạo tạo nên cốt lõi của VHDN; Sứ
mệnh và mục tiêu chiến lược của DN cũng là yếu tố quyết định phương hướng
phát triển của VHDN, đến việc hình thành một kiểu văn hoá mới hoặc làm thay
đổi cơ bản các yếu tố văn hoá đã lỗi thời; bên cạnh đó, tính minh bạch trong DN
cũng là nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển VHDN, tính mạnh, yếu của
VHDN; mô hình tổ chức của DN; tính cách của những nhân viên trong công
ty…
Ngành nghề kinh doanh, công nghệ sản xuất, lịch sử hình thành và truyền
thống của VHDN, phong cách của ban lãnh đạo, những hành động, tinh thần thái
độ làm việc của ban lãnh đạo, ý chí của ban lãnh đạo tạo nên cốt lõi của VHDN;
2.3.2.1. Thành tựu
Trong thời gian qua các doanh nghiệp ở Đà Lạt nhìn chung về kinh tế có mức
tăng trưởng khá trên mức bình quân cả tỉnh, các chỉ tiêu kinh tế quan trọng như
tổng vốn doanh nghiệp, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, từ đó là tiền đề
để phát triển và nhân rộng nhiều mô hình văn hóa doanh nghiệp đạt được những
kết quả nhất định. Các thiết chế văn hóa được xây dựng, các hoạt động mang
tính văn hóa được duy trì và phát triển trong các doanh nghiệp… từ đó đã thu
hút được nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.
Khảo sát năm 2009, khoảng 70% cán bộ quản lý các doanh nghiệp từ 35
tuổi trở lên, tỷ lệ nữ chiếm 22%.
Về trình độ chuyên môn, kĩ thuật của số lao động quản lý:
- Tốt nghiệp đại học, trên đại học: 1270 người
- Cao đẳng, trung cấp : 550 người.
_ 47 _
Phần lớn số cán bộ là lãnh đạo của các doanh nghiệp nhà nước đã qua cao
cấp hoặc cử nhân chính trị và các lớp ngắn hạn về quản lý kinh tế do địa phương
hoặc ngành tổ chức. Một số cán bộ quản lý là trưởng phó các phòng ban và cán
bộ nghiệp vụ đã được bồi dưỡng về marketing – lập kế hoạch kinh doanh, tài
chính kế toán, quản lý nhân sự,… do các ngành, các trường, trung tâm, một số tổ
chức phi chính phủ trong ngoài nước tổ chức. Công ty cổ phần Thực phẩm Lâm
Đồng, Công ty tranh thêu tay XQ Dalat, Công ty Phương Trang… là những đơn
vị có chương trình phát triển VHDN, chương trình đào tạo bồi dưỡng, cập nhật
kiến thức cho cán bộ quản lý bài bản. Chương trình Hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ (BSPS) do chính phủ Đan Mạch tài trợ là hoạt động hỗ trợ tốt
nhất trong những năm qua cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Một số doanh nghiệp ở Đà Lạt đã nhận thức được VHDN có quan hệ trực
tiếp đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, trực tiếp ảnh
hưởng đến từng cá nhân (bao gồm: sự đoàn kết, lề lối, tác phong làm việc, quan
hệ ứng xử, thu nhập…) nên đã nghiêm túc thực hiện tốt những nội dung sau:
- Hầu hết các doanh nghiệp có biển tên đặt nghiêm chỉnh tại cổng, các
phòng làm việc được bố trí hợp lý, nội vụ gọn sạch, đã xây dựng nội quy,
quy chế, áp dụng các hình thức khen thưởng và phê bình, kỷ luật kịp thời.
- Các thành viên đã chấp hành các quy định cụ thể của doanh nghiệp như:
đeo bảng tên khi làm việc, trang phục nghiêm túc, lịch sự, một số doanh
nghiệp đã có đồng phục riêng của đơn vị.
- Quan hệ đối nội, đối ngoại được duy trì trên cơ sở nguyên tắc giao tiếp với
thái độ lịch sự, văn minh, đúng quy định, trân trọng sự đoàn kết và tôn
trọng nhau, quan hệ đồng nghiệp chân thành nhiệt tình.
Qua việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nhiều
sản phẩm của các doanh nghiệp đã trở thành sản phẩm mang thương hiệu mạnh,
có sức tiêu thụ cao, được nhiều người tiêu dùng ưa thích như rượu vang Đà Lạt
của công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng, các dòng vang của Công ty cổ phần
Rượu bia Đà Lạt, Công ty TNHH Vĩnh Tiến…, các sản phẩm tra Olong của
công ty TNHH Haiyih, trà xanh của công ty cổ phần Cầu Đất… cũng đã hấp dẫn
_ 48 _
thu hút được nhiều khách hàng sử dụng. Bên cạnh việc đầu tư nâng cao chất
lượng thương hiệu và sản phẩm, các doanh nghiệp cũng đã thực hiện nhiều
chương trình xúc tiến thương mại, ký kết hợp đồng, đẩy mạnh việc quảng bá và
kích thích sức tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ ở các nước như Singapore, Lào,
Cămpuchia, Trung Quốc, Đài loan, Mỹ; tham gia đóng vai trò nòng cốt tại các
hội chợ trong nước như Hội chợ hội nhập kinh tế quốc tế tại Hà Nội do Trung
ương Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam tổ chức, hội chợ Festival café Tây Nguyên
2008, Festival biển tại Vũng tàu, Festival Hoa Đà Lạt, lễ hội văn hóa Trà Đà Lạt,
Hội chợ “người Việt dùng hàng Việt” năm 2009… Ủy ban Hội các nhà doanh
nghiệp trẻ tỉnh lâm Đồng đã phát động cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh
nghiệp, các doanh nghiệp đã triển khai đến từng bộ phận tại doanh nghiệp của
mình bằng các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, thiết thực. Thông qua việc tăng cường
hình ảnh, phong cách, chiều sâu trong mỗi sản phẩm và cung cách kinh doanh
của doanh nghiệp luôn hướng tới người tiêu dùng và xã hội, có chín doanh
nghiệp tiêu biểu nhất được Hội doanh nghiệp thẩm định và bình chọn trao bảng
công nhận “Doanh nghiệp văn hóa” đó là Công ty cổ phần dược Lâm Đồng,
Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng, Công ty TNHH Điện tử Ý, Bưu điện
tỉnh Lâm Đồng, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng,
Công ty TNHH Vĩnh Tiến, Công ty TNHH Quảng Thái, Công ty cổ phần Bình
Điền Lâm Đồng, Công ty cổ phần Rượu bia Đà Lạt.
Tuy gặp rất nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng nhiều
doanh nghiệp đã cố gắng khắc phục và đi đầu trong hiện đại hóa môi trường sản
xuất kinh doanh, hướng các mục tiêu kinh doanh gắn với lợi ích của khách hàng
và cộng đồng, đảm bảo các qui định và thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với ngân
sách nhà nước. Thương hiệu và sản phẩm của nhiều doanh nghiệp đã được trao
nhiều giải thưởng có giá trị như Hàng Việt Nam chất lượng cao, Cúp vàng sản
phẩm, Quả cầu vàng, Sao vàng Đất Việt, giải thưởng chất lượng Việt Nam, giải
thưởng Doanh nghiệp, doanh nhân vàng năm 2009…
Hội thảo xây dựng văn hóa doanh nhân cũng đã được nhiều doanh nghiệp
tham gia, từ đó nhiều hoạt động thiết thực đã diễn ra tại các doanh nghiệp như
chương trình “cám ơn khách hàng” giảm giá, tặng quà cho khách hàng; tổ chức
_ 49 _
chương trình triển lãm giới thiệu sản phẩm đặc trưng của các doanh nghiệp Đà
Lạt.
Đạt được những thành tựu trên là do thời gian qua lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng
và thành phố Đà Lạt đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế
- xã hội phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần, tạo nhiều điều kiện thuận lợi
cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước. Các doanh nghiệp đã có cơ chế phát triển
VHDN phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng doanh nghiệp.
Công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp có đổi mới, tạo điều
kiện thuận lợi cho người lao động làm việc, học tập nâng cao trình độ chuyên
môn, nâng cao nhận thức đúng về các nội dung mang tính VHDN như: giá trị,
chuẩn mực, niềm tin, cách ứng xử trong công việc, giao tiếp với khách hàng…
2.3.2.2. Hạn chế
Vấn đề văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố Đà Lạt tuy có phát triển nhưng chưa đồng bộ, chưa tương xứng với tiềm
năng của các doanh nghiệp. Còn nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm,
chưa nhận thức đầy đủ về vài trò, tác dụng của văn hóa doanh nghiệp đối với sự
phát triển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_phat_trien_van_hoa_doanh_nghiep_tai_thanh_pho_da_lat_den_nam_2020.pdf