Luận văn Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Bắc Giang

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU .1

CHƯƠN 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .3

1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng .3

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 3

1.1.2. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng 4

1.1.3. Các loại tín dụng ngân hàng .5

1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng 7

1.2. Rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại . .9

1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 9

1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng .9

1.2.3. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng .10

1.2.3.1. Dấu hiệu từ phía khách hàng .10

1.2.3.2. Dấu hiệu liên quan đến công tác quản lý tín dụng .12

1.2.3.3. Dấu hiệu từ khoản vay .14

1.2.3.4. Dấu hiệu khác .14

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng .14

1.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn .14

a. Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn . .15

b. Chỉ tiêu “Khách hàng có nợ quá hạn” . .15

1.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu .15

1.2.4.3. Chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ mất vốn .17

1.2.4.4. Các chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng .17

1.2.4.5. Các chỉ tiêu phân tán rủi ro .18

1.2.4.6. Mức độ tập trung tín dụng .18

1.2.5. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng .20

1.2.5.1. Các nguyên nhân khách quan .20

1.2.5.2. Các nguyên nhân chủ quan .23

1.3. Kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trên thế giới .26

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Cộng hoà liên bang Đức về mô hình đảm bảo tín dụng 26

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của Citibank .27

1.3.1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của tập đoàn ING .28

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam .28

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT THÀNH PHỐ BẮC GIANG .30

2.1. Khái quát về NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang . .30

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội .30

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển .34

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy .35

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng của NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang từ năm 2007- 2009 . .37

2.1.4.1. Về công tác tín dụng . .37

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang . .40

2.2.1. Tình hình chung về nợ quá hạn . .41

2.2.1.1. Nợ quá hạn theo nhóm 42

2.2.1.2. Nợ quá hạn theo mức độ bảo đảm . 44

2.2.2. Tình hình nợ xấu 46

2.2.3. Khả năng thu hồi nợ quá hạn . 48

2.2.4. Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng . .49

2.2.5. Mức độ tập trung tín dụng . .50

2.2.5.1. Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng .50

2.2.5.2. Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn .52

2.2.5.3. Mức độ tập trung tín dụng theo khu vực địa lý .54

2.2.5.4. Mức độ tập trung tín dụng theo loại tiền .55

2.2.5.5. Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh 55

2.3. Đánh giá về thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang . .56

2.3.1. Kết quả đạt được 56

2.3.1.1. Công tác phòng ngừa rủi ro .57

2.3.1.2. Công tác xử lý rủi ro .60

2.3.1.3. Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng khác .61

2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân 62

2.3.2.1. Hạn chế .62

2.3.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế 63

 

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT THÀNH PHỐ BẮC GIANG .65

3.1. Định hướng trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang trong thời gian tới .65

3.2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang . .68

3.2.1. Tích cực khai thác và xử lý thông tin trong hoạt động tín dụng 69

3.2.2. Hoàn thiện chính sách tín dụng của NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang 70

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng và phương án, dự án sản xuất kinh doanh .71

3.2.4. Thực hiện giải pháp phân tán rủi ro .72

3.2.5. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tín dụng .72

3.2.6. Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ .73

3.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 75

3.2.8. Đa dạng hoá danh mục cho vay .75

3.2.9. Hoàn thiện các giải pháp xử lý rủi ro, nợ xấu .76

3.3. Một số kiến nghị .76

3.3.1. Đối với Chính Phủ và các Bộ ngành liên quan .76

3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 78

3.3.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam .80

3.3.4. Đối với các cấp chính quyền địa phương .82

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

 

 

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4799 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Bắc Giang. Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Thành phố Bắc Giang gồm có: 01 giám đốc, 03 phó giám đốc trực tiếp điều hành, kiểm tra công việc của 03 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 04 phòng Giao dịch trực thuộc được thể hiện theo sơ đồ: Giám Đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc PGD PGD Phũng Kế hoạch - Kinh doanh Phũng Kế toỏn - Ngõn quỹ Phũng Hành Chớnh PGD PGD Phó Giám đốc 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành Phố Bắc Giang từ năm 2007 đến năm 2009 2.1.4.1. Công tác tín dụng Hoạt động tín dụng và đầu tư là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của NHTM. Ngoài việc mở rộng thị trường NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang luôn nghiên cứu nhằm đa dạng hoá các đối tượng đầu tư, thực hiện tốt việc nắm bắt nhu cầu vay vốn của nông dân, sẵn sàng đầu tư và luôn đáp ứng đủ vốn tín dụng cho nhu cầu sản xuất - kinh doanh - dịch vụ của các doanh nghiệp, tổ chức, của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh và những đối tượng khác. Luôn bám sát các chương trình, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xây dựng kế hoạch đầu tư tín dụng hợp lý, gắn chặt công tác hoạt động kinh doanh của ngân hàng với thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Những năm qua NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang đã thực hiện tốt công tác tín dụng và đầu tư, cung ứng đủ, kịp thời vốn cho nền kinh tế, thực hiện tốt mục tiêu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn góp phần thúc đẩy kinh tế - chính trị - xã hội địa phương phát triển. bảng 2.1: Tình hình kinh doanh tín dụng từ năm 2007- 2009 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 330.985 100 390.601 100 424.352 100 1. Theo thời gian - Ngắn hạn 238.857 72,2 326.375 83,6 342.030 80,6 - Trung hạn 92.128 27,8 64.226 16,4 82.322 19,4 2. Theo TPKT - DN 65.603 19,8 97.996 25,1 130.627 30,8 - HTX 1.890 0,6 100 0,02 0 0 - Hộ SX,TNCT 263.492 79,6 292.505 74,88 293.725 69,2 3. Theo loại tiền tệ -VNĐ 299.050 90,4 355.072 90,9 307.695 72,5 - NT quy đổi 31.935 9,6 35.529 9,1 116.657 27,5 4.Theo TSĐB -Dư nợ có TSĐB 33.083 83,88 31.259 73,3 21.376 60,3 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007- 2009). Trong năm 200 mặc dù tình hình thế giới và trong nước có sự biến động thất thường nhưng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thành phố vẫn tăng trưởng đều đặn, quy mô tín dụng tăng 18% tương đương với 59.616 triệu đồng so với năm 2007. Sang năm 2009, tình hình quốc tế và trong nước vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực như: dịch bệnh, thiên tai, đặc biệt là giá xăng dầu biến động mạnh đã có những tác động nhất định lên chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh và mặt bằng giá cả chung. Và trên thực tế mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn, chỉ tăng 8,6% tương đương với mức tăng 33.751 triệu đồng so với năm 2008. Sở dĩ mức tăng trưởng tín dụng chậm lại một chút cũng là do quán triệt sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam trong công tác tín dụng và đẩy mạnh các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng gắn liền với tăng trưởng tín dụng hợp lý đi đôi với nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát chặt chẽ vốn vay. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, ngân hàng đã giảm dần dư nợ và ngừng quan hệ cho vay đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu thấp hơn so với quy định và không có khả năng trả nợ. Nhìn vào bảng biểu ta thấy, ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn là hình thức đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Và tỷ trọng dư nợ ngắn hạn thường cao hơn dư nợ trung hạn. Ngoài ra ngân hàng còn có đặc điểm nữa là cho vay chủ yếu đối với hộ sản xuất, tư nhân cá thể, với tỷ trọng năm 2007 là 79,6%, năm 2008 và năm 2009 lần lượt giảm còn 74,88% và 69,2% cho thấy ngân hàng đã ngày càng quan tâm và mở rộng quy mô tín dụng đối với các hộ sản xuất, tư nhân cá thể. Các hoạt động tín dụng khác - Cho vay qua tổ theo đề án 1700/NHNo-TD: Năm 2008 đã triển khai thực hiện đề án tại 02 xã, có 5 thành viên, dư nợ 49 triệu đồng. - Cho vay xuất khẩu lao động đến 31/12/2008 đạt 672 triệu đồng tăng 84 triệu đồng so với 31/12/2007. - Cho vay nhu cầu đời sống đến 31/12/2008 đạt 59.690 triệu đồng giảm 15.103 triệu đồng so 31/12/2007. - Cho vay xuất khẩu lao động: đến 31/12/2009 đạt 109 triệu đồng giảm 563 triệu đồng so với 31/12/2008. - Cho vay nhu cầu đời sống: đến 31/12/2009 đạt 87.121 triệu đồng, tăng 27.431 triệu đồng so 31/12/2008. - Cho vay hỗ trợ lãi suất theo QĐ 131: đạt 61.915 triệu đồng với 132 khách hàng còn dư nợ (trong đó doanh nghiệp 41.950 triệu đồng, 16 khách hàng còn dư nợ) số tiền lãi hỗ trợ 1.727 triệu đồng. - Cho vay hỗ trợ lãi suất theo QĐ 443: đạt 707 triệu đồng, 15 khách hàng, số tiền lãi hỗ trợ 6,1 triệu đồng. 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang. Qua những nét cơ bản về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang được nêu trên, thông qua việc huy động vốn, sử dụng vốn qua các năm cho thấy NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang là một ngân hàng thương mại kinh doanh hiệu quả và quy mô lớn, chiếm 70% thị phần huy động vốn và cho vay trên địa bàn. Mặc dù chi nhánh đã xây dựng và thực hiện tốt phương châm trong kinh doanh là: "Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả", xong hoạt động tín dụng với khối lượng lớn, trải rộng như hiện nay với mọi đối tượng, mọi thành phần kinh tế (cho vay doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình cá nhân), trước sự biến động của kinh tế thị trường thì rủi ro trong kinh doanh nói chung, rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang nói riêng là không thể tránh khỏi, bởi từ những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan do người vay hay người sử dụng vốn của ngân hàng không trả đúng hạn, không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, NHNo&PTNT hiện nay luôn phải nghiên cứu xem xét chất lượng trong hoạt động tín dụng và được đánh giá qua các chỉ tiêu nợ xấu, nợ khoanh, nợ đã xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Chất lượng tín dụng còn được đánh giá thông qua việc phân tích, đánh giá những món nợ trong hạn có tiềm ẩn rủi ro mà ta có thể nhận biết được (tỷ lệ rủi ro đang phân tích hiện nay của các ngân hàng thương mại là: tỷ lệ rủi ro từ 0% đến dưới 3% là tốt, từ 3% đến 5% là không tốt còn trên 5% thể hiện chất lượng tín dụng kém). Để giúp cho các chi nhánh ngân hàng tỉnh, thành phố thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đánh giá chuẩn về rủi ro tín dụng, ngày 22/6/2007 Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam có quyết định số 636/QĐ-HĐQT - XLRR về "Ban hành quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam"- Căn cứ theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống Đốc NHNN Việt Nam. Ngoài những quy định chung, quyết định 636 quy định cụ thể việc thực hiện phân loại nợ, các tiêu chí để phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Qua đó giúp cho các chi nhánh có chuẩn mực trong định giá rủi ro đồng thời xây dựng các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng. Tại NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang ta lần lượt xem xét, đánh giá từng tiêu chí sau: 2.2.1. Tình hình chung về nợ quá hạn: Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Thước đo được sử dụng phổ biến nhất để đo lường rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì “Nợ quá hạn khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã đến hạn trả nợ nhưng khách hàng không trả được”. Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai khoản nợ trở nên tại tổ chức tín dụng mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, tổ chức tín dụng phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất đó. 2.2.1.1. Nợ quá hạn theo nhóm Bảng 2.2: Nợ quá hạn theo nhóm (2007- 2009) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 330.985 100 390.601 100 424.352 100 Tổng nợ quá hạn NQH/ Tổng dư nợ 36.073 10,9% 100 42.635 10,92% 100 26.604 6.3% 100 Nhóm II 21.232 58,9 24.779 58,12 19.200 72,1 Nhóm III 7.123 19,7 6.794 15,94 4.013 15,1 Nhóm IV 4.563 12,65 3.378 7,92 2.310 8,7 Nhóm V 3.155 8,75 7.684 18,02 1.081 4,1 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007- 2009) Tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần qua các năm. Năm 2007 là 10,9% tổng dư nợ. Sang năm 2008 là 10,92% và đến năm 2009 chỉ còn 6,3% tổng dư nợ. Về tuyệt đối, năm 2008 NQH tăng so với năm 2007 (+6.532 triệu đồng) nhưng đến năm 2009 lại giảm xuống còn 26.604 triệu đồng (16.001 triệu đồng). Điều này là do nợ nhóm II năm 2009 giảm xuống so với năm 2008 là -5.579 triệu đồng, nợ nhóm V giảm so với năm 2008 là 6.603 triệu đồng. Ta lại thấy tỷ lệ NQH từ nhóm III đến nhóm V có chiều hướng giảm xuống. Năm 2008 NQH từ nhóm III đến nhóm V tăng 17.856 triệu đồng, chiếm 4,57% tổng dư nợ và chiếm 41,88% NQH, đến năm 2009 NQH giảm từ nhóm III đến nhóm IV, giảm 622 triệu đồng. Tỷ lệ NQH/ Tổng dư nợ và tỷ lệ nợ có mức độ rủi ro cao ngày càng giảm, chứng tỏ ngân hàng đã có những giải pháp hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng. 2.2.1.2. Nợ quá hạn theo mức độ bảo đảm Bảng 2.3: Nợ quá hạn theo mức độ bảo đảm (2007- 2009) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 330.985 100 390.601 100 424.352 100 Tổng NQH NQH/ Tổng dư nợ 39.443 11,92% 100 42.635 10,92% 100 35.426 8,35% 100 - Có TSBĐ 33.083 83,88 31.259 73,3 21.376 60,3 - Không có TSBĐ 6.360 16,12 11.376 26,7 14.050 39,7 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007- 2009) Biểu đồ NQH theo mức độ bảo đảm từ năm 2007- 2009 Tỷ lệ NQH không có tài sản bảo đảm ngày một tăng. Năm 2007 chiếm 16,12% và năm 2008 tăng lên chiếm 26,7%, cuối năm 2009 tăng mạnh chiếm 39,7% tổng NQH. Nợ quá hạn không có TSBĐ chủ yếu là cho vay tiêu dùng, cho vay hộ sản xuất dưới 10 triệu đồng. Mặc dù, tài sản bảo đảm không phải là căn cứ quyết định cho vay hay không nhưng nó có vai trò rất quan trọng. Việc nắm giữ tài sản bảo đảm sẽ làm cho người vay có trách nhiệm, ý thức hơn trong nghĩa vụ trả nợ ngân hàng và đây là nguồn trả nợ thứ hai cho ngân hàng. Với các khoản vay có bảo đảm, ngân hàng có quyền sử dụng bảo đảm tín dụng để thu hồi nợ, phát mại các tài sản bảo đảm hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người vay. Nợ quá hạn không có bảo đảm ngày càng tăng là dấu hiệu cho thấy, rủi ro ngày càng tăng, mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng ngày càng giảm. Ngân hàng cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân có những giải pháp phù hợp tránh tổn thất, rủi ro xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình. 2.2.2. Tình hình nợ xấu: Theo quy định hiện hành thì “Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 quy định tại điều 6 hoặc điều 7 trong quyết định 18/2007/QĐ-NHNN”. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Bảng 2.4: Tình hình nợ xấu từ năm 2007- 2009 của NHNo&PTNT Thành Phố Bắc Giang Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 330.985 390.601 424.352 59.616 18,01 33.751 8,64 Tổng nợ xấu 14.841 17.826 7.404 2.985 20,1 -10.422 -58,47 Tỷ lệ nợ xấu 4,48 4,56 1,74 0,08 -2,82 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang từ năm 2007-2009) Từ bảng trên ta thấy, tỉ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ giảm. Cụ thể: Năm 2007 nợ xấu là 14.841 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 4,48% so với tổng dư nợ. Năm 2008 nợ xấu là 17.826 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 4,56% tổng dư nợ tăng 2.985 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng là 20,1% so với năm 2007, vẫn năm trong kế hoạch tỉnh giao là <5%, tăng so với mức cho phép của NHNo&PTNT Việt Nam 4,35%. Năm 2009 nợ xấu là 7.404 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,74% tổng dư nợ, giảm 10.422 triệu đồng, tương đương với tốc độ giảm là 58,47% so với năm 2008, giảm so với kế hoạch tỉnh giao là <3%. Sự giảm xuống của tỷ lệ nợ xấu cho thấy rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang có xu hướng giảm. Nguyên nhân của việc giảm tỷ lệ nợ xấu này là do trong những năm qua ngân hàng đã thực hiện giám sát chặt chẽ các khoản nợ xấu, đôn đốc thu hồi nợ không để nợ xấu kéo dài ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó mối quan hệ giữa cấp Uỷ, chính quyền, các ban ngành liên quan từ Huyện đến xã với NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang thường xuyên được giữ vững và củng cố, được sự quan tâm ủng hộ trong công tác tín dụng đặc biệt là việc thu nợ xấu, nên trong năm qua nợ xấu phát sinh đến đâu thu hồi ngay đến đó, do vậy nợ xấu của NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang giảm xuống thấp. Nợ xấu giảm nhiều do ngay từ đầu năm Chi nhánh đã xây dựng kế hoạch thu hồi nợ xấu. Bằng các biện pháp cụ thể: - Bám sát khách hàng để nắm bắt được thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của khách hàng như thế nào. - Trên cơ sở nắm bắt được tình hình SXKD của khách hàng cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng, giám đốc cùng khách hàng phân tích, đánh giá khả năng SXKD trong thời gian tới có hiệu quả không, tình hình tài chính có khả năng trả nợ Ngân hàng không từ đó đưa ra các biện pháp dừng hoặc tiếp tục SXKD hay liên kết với những khách hàng làm ăn hiệu quả, có lãi để dần dần thoát khỏi tình hình sản xuất kinh doanh thua lỗ. + Trong trường hợp khả năng SXKD yếu cần liên kết với các khách hàng SXKD có hiệu quả thì hướng cho khách hàng tự tìm đối tác đồng thời Ngân hàng cũng động viên những khách hàng đang quan hệ với Ngân hàng có nghành nghề SXKD giống như ngành nghề của khách hàng làm đối tác cùng kinh doanh giúp đỡ cho khách hàng lúc làm ăn khó khăn. + Trong trường hợp không có khả năng tiếp tục SXKD động viên khách hàng huy động các nguồn vốn khác để trả nợ Ngân hàng. Nếu không có các nguồn vốn khác động viên khách hàng thực hiện tự tìm đối tác để bán tài sản. + Trường hợp khách hàng không tìm được đối tác để bán tài sản thì Ngân hàng tìm các khách hàng hiện đang quan hệ với Ngân hàng và các đối tác khác có tình hình tài chính lãnh mạnh, làm ăn có hiệu, có kinh nghiệm nhiều năm về SXKD có nhu cầu sử dụng tài sản đó vào SXKD mua lại tài sản để không phải thực hiện phát mại tài sản mà khách hàng đang quan hệ với Ngân hàng lại cơ điều kiện tăng được năng lực sản xuất kinh doanh. + Trong trường hợp bắt buộc phải phát mại tài sản Chi nhánh kiện toàn hồ sơ đảm bảo đầy đủ điều kiện pháp lý chuyển sang Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Bắc Giang thực hiện phát mại tài sản thu hồi nợ. - Để thu nợ xấu đạt kết quả cao đòi hỏi cán bộ tín dụng, trưởng phòng và Giám đốc cùng khách hàng phải tâm huyết tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng. Trong trường hợp cần thiết phải cơ cấu lại nợ cho khách hàng, tư vấn cho khách hàng từ khâu nhập nguyên vật liệu đầu vào, tổ chức sản xuất kinh doanh đến khâu tiêu thụ, tư vấn về tài chính, quy mô sản xuất, bộ máy nhân sự. Cùng khách hàng tìm đối tác làm ăn có hiệu quả để ký kết Hợp đồng, các định việc sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như của mình. Luôn phải xác định sự thành đạt hay thất bại của khách hàng cũng là sự tồn tại hay phát triển của Ngân hàng. Từ những chia sẻ giúp đơ khách hàng, khách hàng nhìn nhận được thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của mình đang đứng ở đâu để có kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng với năng lực, điều kiện và thị trường hiện tại. 2.2.3. Khả năng thu hồi nợ quá hạn: Trong những năm qua NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang đã có nhiều cố gắng trong vấn đề thu hồi nợ quá hạn thông thường, cụ thể các chi nhánh đã thành lập tổ thu hồi nợ quá hạn nhất là đối với các khoản nợ quá hạn đã dùng quỹ dự phòng rủi ro bù đắp. Theo dữ liệu báo cáo của các chi nhánh trong năm 2007 thu nợ đã xử lý rủi ro là 2.619 triệu đồng; năm 2008 thu nợ đã xử lý rủi ro là 1.364 triệu đồng; năm 2009 thu nợ đã xử lý rủi ro là 4.318 triệu đồng. Đạt được những kết quả trên là do ngân hàng đã tích cực đôn đốc thu, phối hợp với chính quyền địa phương kiên quyết xử lý tài sản đối với những trường hợp có điều kiện nhưng cố tình trây ỳ không chịu thanh toán nợ. 2.2.4. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng: Trích lập rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dự nợ gốc và hạch toán vào cho phí hoạt động của ngân hàng. Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng luôn được NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang chú trọng và đặc biệt quan tâm. Căn cứ vào quyết định 165/QĐ- HĐQT và quyết định 636/QĐ- HĐQT/XLRR (áp dụng từ quý II năm 2007) do hôi đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ban hành. Định kỳ hàng quý, ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và xét duyệt các khoản nợ rủi ro, đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. Bảng 2.5. Tình hình trích lập DPRR tại NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/ 2007 2009/ 2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ 330.985 390.601 424.352 +59.616 18,01 +33.751 8,64 Số tiền trích lập dự phòng 5.575,8 3.588 4.979 -1.987,8 -35,7 +1.391 38,8 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007- 2009) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số tiền trích lập dự phòng năm 2008 của ngân hàng giảm nhiều so với năm 2007 (giảm 1.987,8 triệu đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 35,7%). Nguyên nhân của việc giảm này là do tình hình rủi ro của ngân hàng giảm xuống. Năm 2009 số tiền trích lập dự phòng của ngân hàng tăng 1.391 triệu đồng so với năm 2008 với tỷ lệ tăng tương ứng là 38,8%. Nguyên nhân của việc tăng này là do tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tăng. Ngoài ra, trong điều 9 quyết định 636/ QĐ- HĐQT/ XLRR quy định “Trong thời hạn tối đa năm năm kể từ ngày quyết định 493/2005/ QĐ- NHNN có hiệu lực thi hành, các chi nhánh thực hiện trích lập dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Hàng năm, tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam quy định tỷ lệ trích dự phòng chung hoặc thông báo chỉ tiêu trích lập dự phòng cho các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang nói riêng chưa trích đủ dự phòng theo quy định này nên đã tăng số tiền phải trích lập, thể hiện điều 23 của quyết định 636/QĐ- HĐQT/ XLRR quy định về xác định chỉ tiêu kế hoạch trích dự phòng chung là “dự phòng chung phải trích lập theo cơ cấu nợ cuối năm được tính bằng tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm I đến nhóm IV nhân với tỷ lệ trích lập. Do vậy ta không thể nói rằng số tiền trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng lên có nghĩa là rủi ro tín dụng của ngân hàng đang tăng lên. 2.2.5. Mức độ tập trung tín dụng: Mức độ tập trung tín dụng là mức độ dồn vốn tín dụng vào một đối tượng khách hàng, một khu vực địa lý, một ngành nghề kinh doanh, một thời hạn xác định hay một loại tiền nào đó. Các chỉ tiêu trên được xem xét cụ thể như sau: 2.2.5.1. Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng Bảng 2.6: Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng từ năm 2007- 2009 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ 330.985 390.601 424.352 +59.616 100 +33.751 100 DN 65.603 97.996 130.627 +32.393 25 +32.631 30,8 Hợp tác xã 1.890 100 0 -1.790 0,02 -100 Hộ sản xuất, tư nhân cá thể 263.492 292.505 293.725 +29.013 74,98 1.220 69,2 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2007- 2009) Nhìn bảng trên ta thấy: Năm 2008 dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 97.996 triệu đồng, tăng 32.393 triệu đồng so với 31/12/2007, chiếm tỷ trọng 25%/tổng dư nợ. + Dư nợ cho vay hợp tác xã 100 triệu đồng, giảm 1.790 triệu đồng so với 31/12/2007; chiếm tỷ trọng 0,02%/tổng dư nợ. + Dư nợ cho vay hộ sản xuất, tư nhân, cá thể đạt 292.505 triệu đồng, tăng 29.013 triệu đồng so với 31/12/2007; chiếm tỷ trọng 74.98% trong tổng dư nợ. Năm 2009 dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 130.627 triệu đồng, tăng 32.631 triệu đồng so với 31/12/2008, chiếm tỷ trọng 30.8%/tổng dư nợ. + Dư nợ cho vay hộ sản xuất, tư nhân, cá thể đạt 293.725 triệu đồng, tăng 1.220 triệu đồng so với 31/12/2008; chiếm tỷ trọng 69.2% trong tổng dư nợ. Khách hàng nền tảng của ngân hàng vẫn là các hộ sản xuất tư nhân cá thể. Cụ thể, ngân hàng đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong lĩnh vực tín dụng với các khách hàng lớn như công ty lắp máy, công ty dệt may, công ty kinh doanh hàng thực phẩm trên địa bàn tỉnh,…Và đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế do tâm lý e dè, sợ rủi ro là chính của các cán bộ tín dụng khi cho vay. Đặc biệt là cùng với nhiệm vụ cho vay sản xuất - kinh doanh - dịch vụ đối với các tổ chức, doanh nghiệp thì doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân thực hiện sản xuất kinh doanh, tiêu dùng... luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang qua các năm 2007: chiếm tỷ trọng 87%/ tổng dư nợ, năm 2008 chiếm tỷ trọng: 81%/ tổng dư nợ, đến 2009 chiếm tỷ trọng là: 79%/ tổng dư nợ cho vay. 2.2.5.2. Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn Bảng 2.7: Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn khoản vay từ năm 2007- 2009 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ 330.985 390.601 424.352 +59.616 100 +33.751 100 Nợ ngắn hạn 238.857 326.375 342.030 +87.518 83,5 +15.655 80,6 Nợ trung hạn 92.128 64.226 82.322 -27.902 16,5 +18.096 19,4 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thành Phố Bắc Giang từ 2007- 2009) Biểu đồ 2.7: Tình hình tập trung tín dụng theo thời hạn khoản vay Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta thấy: Năm 2008: Dư nợ nợ ngắn hạn năm 2008 đạt 326.375 triệu đồng tăng 87.518 triệu đồng so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 83,5% tổng dư nợ Dư nợ nợ trung hạn đạt 64.226 triệu đồng, giảm 27.902 triệu đồng so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 16,5% tổng dư nợ. Năm 2009: Dư nợ nợ ngắn hạn đạt 342.030 triệu đồng, tăng 15.655 triệu đồng so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 80,6% tổng dư nợ. Dư nợ nợ trung hạn đạt 82.322 triệu đồng, tăng 18.096 triệu đồng so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 19,4% tổng dư nợ. Qua bảng trên ta thấy ngân hàng tập trung cho vay theo hình thức tín dụng ngắn hạn, tỷ trọng vốn ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm. Hình thức tín dụng trung dài hạn cũng đang có xua hướng tăng dần, tuy nhiên cần chú ý đến chất lượng tín dụng. Dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hàng năm đều có tốc độ tăng trưởng tốt và ổn định. 2.2.5.3. Mức độ tập trung tín dụng theo khu vực địa lý Hiện tại ngân hàng thành phố đã thực hiện tách, nâng cấp mở 13 chi nhánh NHNo&PTNT loại 3 trên địa bàn tỉnh và 36 phòng giao dịch với 506 cán bộ nhân viên. Gắn liền với sự phát triển về địa bàn hoạt động thì quy mô tín dụng cũng được tăng lên rõ rệt, số lượng khách hàng mới tăng nhanh trên địa bàn tỉnh như: Các khu công nghiệp liên tiếp được thành lập, công ty viễn thông điện lực, công ty may, dệt kim, công ty liên doanh ôtô Hoà Bình. Vốn tín dụng đã cung ứng tốt cho nền kinh tế theo từng khu vực địa lý của tỉnh, từng đối tượng và hình thức có hiệu quả tốt. 2.2.5.4. Mức độ tập trung tín dụng theo loại tiền Ta thấy, phần lớn ngân hàng thực hiện cho vay bằng đồng nội tệ với tỷ trọng lớn gấp khoảng 3 lần so với tỷ trọng cho vay bằng đồng ngoại tệ. Điều này chứng tỏ ngân hàng thành phố tập trung vốn tín dụng bằng đồng nội tệ, kéo theo lợi nhuận đem lại từ dư nợ nội tệ này là khá cao đồng thời rủi ro cũng tương đối cao. 2.2.5.5. Mức độ tập trung theo ngành nghề kinh doanh. Cơ cấu dư nợ cho vay theo danh mục các ngành nghề kinh tế hiện nay tại ngân hàng như sau: Dư nợ thương mại dịch vụ chiếm 58,95% tổng dư nợ Dư nợ ngành công nghiệp- TTCN- XD chiếm 39,46% tổng dư nợ Ngoài ra còn một số ngành nghề khác có tỷ trọng tương đối, như ngành bưu chính viễn thông 0,8%, nông nghiệp thuỷ sản chiếm 1,59%...Như vậy, vốn tín dụng của ngân hàng tập trung vào ngành thương mại dịch vụ là nhiều, tiếp theo là ngành công nghiệp- TTCN- XD,...Đồng thời ưu tiên mở rộng đầu tư kết hợp với sàng lọc để kiểm soát cơ cấu phù hợp đối với các ngành kinh tế trọng điểm, đầu tư tín dụng an toàn hiệu quả vào các ngành kinh tế trọng điểm hiện nay như: điện, xi măng, bất động sản. Vốn đầu tư tín dụng trên đã thực sự có hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh cũng như các nhu cầu cần thiết khác, góp phần nâng cao đời sống, sinh hoạt cho nhân dân. 2.3. Đánh giá về thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang 2.3.1. Kết quả đạt được Trong những năm vừa qua, NHNo&PTNT thành phố Bắc Giang đã thực hiện tương đối tố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3699.doc
Tài liệu liên quan