Luận văn Giải pháp quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại VCB Đồng Nai

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU

GIỚI THIỆU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG

RỦI RO TÍN DỤNG . 1

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG . . 12

1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng. 12

1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng . 13

1.1.3. Đặc điểm của rủiro tín dụng. 14

1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng . 14

1.1.5. Thiệt hại từ rủi ro tín dụng . 18

1.1.6. Đánh giá rủi ro và chất lượng tín dụng . 19

1.1.7. Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng. . . 20

1.1.7.1. Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng.

20

1.1.7.2. Dấu hiệu nhận dạng rủi ro tín dụng 22

1.1.7.3. Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng. 23

1.2. NGHIỆP VỤ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 23

1.2.1. Quản lý nợ tại Ngân hàng thương mại . 23

1.2.2. Sự cần thiết phải phân loai nợ và trích lập dự phòng rủi rotín dụng .12

1.2.3. Các phương pháp phân loại nợvà trích lập dự phòng tại NHTM .14

1.2.3.1. Phương pháp "định lượng" .14

1.2.3.1. Phương pháp "định tính" .15

1.3. KINH NGHIỆM TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TÍN

DỤNG CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI . . 27

1.3.1. Phương pháp trích lập dự phòng ở Anh. 27

1.3.2. Phương pháp trích lập dự phòng củacác ngân hàng ở Mỹ .17

1.3.3. Phương pháp trích lập dự phòng Pháp .17

1.3.4. Bài học kinh nhiệm cho các NHTM Việt Nam .18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP

DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VCB ĐỒNG NAI . 31

2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VCB .20

2.2. GIỚI THIỆU VỀ VCB ĐỒNG NAI . . . 32

2.2.1. Quá trình hoạt động và phát triển của VCB Đồng Nai. . 32

2.2.3. Tình hình hoạt động tín dụng tại VCB Đồng Nai. . 35

2.2.2. Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Đồng Nai. . 41

2.2.2.1. Tổ chức công tác quản trị rủi ro tín dụng 41

2.2.2.2. Hoạt động kiểm tra và giám sát tín dụng: 43

2.2.2.3. Chính sách cho vay có đảm bảo. 45

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DPRR TÍN

DỤNG TẠi VCB ĐỒNG NAI . . . 45

2.3.1. Các văn bản hướng dẫn của VCB TW về một số nội dung liên quan đến

việc thực hiện QĐ 493 và QĐ 18. . 45

2.3.2. Quy trình phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng đang áp dụng tại VCB

Đồng Nai. .

2.3.2.1. Cập nhật dữ liệu trên hệ thống: 47

2.3.2.2. Đối chiếu kiểm soát dữ liệu hàng ngày. 48

2.3.2.3. Cập nhật dữ liệu về phân loại nợ. 48

2.3.2.4. Đề xuất phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng. 49

2.3.3. Thực trạng kết quả phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR tíndụng. . 51

2.3.3.1. Phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng. 51

2.3.3.2. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng 56

2.3.3.3. Tình hình thu hồi các khoản nợ đã được xử lý bằng DPRR 46

2.3.5. Đánh giá công tác phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng tại VCB

Đồng Nai. . 61

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ NGHIỆP VỤ PHÂN LOẠI NỢ VÀ

TRÍCH LẬP DPRR TÍN DỤNG TẠI VCB ĐỒNG NAI . 56

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VCB TRONG THỜI GIAN TỚI . 67

3.1.1. VCB phát triển thành tập đoàn tài chính . . 67

3.1.2. Phát triển mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ . 68

3.1.3. Hoạt động tín dụng phát triển theo hướng đảm bảo mục tiêu chất lượng,

an toàn, giảm mạnh nợ tồn đọng, xử lý thu hồi nợ quá hạn. .58

3.1.4. Định hướng của VCB đối với công tác phân loại nợ và trích lập, sử dụng

DPRR tíndụng. . 59

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN LOẠI NỢ VÀ

TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VCB ĐỒNG NAI. 73

3.2.1. Giải pháp đối với VCB ĐồngNai . . 73

3.2.1.2. Nâng cao công tác dự báo tình hình khách hàng 73

3.2.1.2. Tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các bộ phận có liên quan.

3.2.1.3 . Thường xuyên tiến hành đánh giá lại giá trị của tài sản bảo đảm.64

3.2.1.4 . Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng 65

3.2.2. Giải pháp đối với VCB Việt Nam. . 76

3.2.2. 1. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. 65

3.2.2. 2. Hoàn thiện chương trình hỗ trợ phân loại nợ tự động. 71

3.2.2. 2. Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng. . 71

3.2.3. Các giải pháp hỗ trợ khác.72

KẾT LUẬN

pdf89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3474 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại VCB Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
W. - Cán bộ tín dụng đảm trách khối lượng hồ sơ tín dụng quá nhiều, dễ gây tình trạng quá tải. Hiện nay tại chi nhánh có 30 cán bộ tín dụng/ bình quân 4.000 tỷ đồng dư nợ. Như vậy, bình quân mỗi cán bộ quản lý gần 140 tỷ đồng là quá cao. 2.2.3. Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Đồng Nai. 2.2.3.1. Tổ chức công tác quản trị rủi ro tín dụng - Trước tháng 7/2006, VCB ĐN áp dụng quy trình tín dụng số 130/QĐ- VCB.QLTD ngày 12/8/2002 (quy trình 130). Quy trình này khá đơn giản, áp dụng đối với mọi đối tượng khách hàng. Các khâu từ tiếp nhận hồ sơ khách hàng đến khâu thẩm định khoản vay và giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay đều được thực hiện tại Phòng tín dụng. - Đến đầu tháng 7 năm 2006, VCB ĐN triển khai quy trình tín dụng theo QĐ số 90/QĐ-VCB.QLTD ngày 26/05/2006 (Quy trình 90). Đây là quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu cấp tín dụng trên 10 tỷ đồng. Vì vậy, kể từ khi áp dụng quy trình 90, việc cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp còn lại (cá nhân và khách hàng vay dưới 10 tỷ đồng) tiếp tục thực 42 hiện theo quy trình 130. Quy trình 90 áp dụng đối với khách hàng dựa trên nguyên tắc phân chia các chức năng của bộ phận tín dụng thành 03 bộ phận độc lập: + Phòng Quan hệ khách hàng: thực hiện chức năng bán hàng, là đầu mối tiếp xúc với khách hàng. Trên cơ sở những yêu cầu của khách hàng, phòng Quan hệ khách hàng tiến hành thu thập thông tin, lập báo cáo đề xuất tín dụng/sửa đổi tín dụng và chuyển hồ sơ sang phòng Quản lý rủi ro. + Phòng Quản lý rủi ro: thực hiện chức năng quản lý rủi ro chung. Trên cơ sở các báo cáo đề xuất tín dụng của phòng Quan hệ khách hàng, phòng Quản lý rủi ro thực hiện đánh giá rủi ro độc lập, phản biện và trình cấp có thẩm quyền (Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng) phê duyệt. + Phòng Quản lý nợ: Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và thực hiện quá trình giải ngân tín dụng theo các chỉ thị và điều kiện phê duyệt tín dụng, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ và đảm bảo tính tuân thủ trong quy trình cấp tín dụng. Tuy nhiên sau 02 năm thực hiện, quy trình 90 đã thể hiện nhiều bất cập, cụ thể như: - Bộ hồ sơ tín dụng phải qua nhiều cấp phê duyệt: Khởi tạo và đề xuất tín dụng do phòng Quan hệ khách hàng lập, sau đó hồ sơ phải qua bước thẩm định của phòng Quản lý rủi ro rồi mới tới cấp phê duyệt cuối cùng và giải ngân. Do vậy khoảng thời gian từ khi cán bộ khách hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn đến khi khách hàng nhận được tiền vay là khá lâu, có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của khách hàng. Thực hiện đúng quy trình góp phần giảm thiểu rủi ro, tăng cường khả năng kiểm soát tính tuân thủ các quyết định cấp tín dụng, nâng cao tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế do bộ phận Quản lý rủi ro chưa phát huy được đúng vai trò là tầm soát rủi ro mà chỉ tập trung vào việc tái thẩm định đề xuất của phòng Quan hệ khách hàng nên công tác quản trị rủi ro chưa đạt được kết quả như mong muốn. - Có sự chồng chéo trong việc lấy thông tin, gây phiền hà cho khách hàng. Do phòng Quản lý rủi ro chủ yếu thực hiện tác nghiệp tái thẩm định nên họ muốn có được những thông tin trực tiếp từ phía khách hàng, mặc dù những thông tin này 43 phòng Quan hệ khách hàng đã có nhiệm vụ cung cấp. Do vậy rất nhiều khách hàng tỏ thái độ không hài lòng do phải cung cấp thông tin nhiều lần cho ngân hàng, làm mất đi hình ảnh chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng hiện đại. - Việc phân tách bộ phận tín dụng thành 3 phòng chỉ đạt về hình thức, nặng về giấy tờ chứ chưa đáp ứng được yêu cầu về bản chất. Khối lượng hồ sơ chứng từ phát sinh lớn. Một bộ hồ sơ tín dụng phải qua 3 khâu nên phát sinh một lượng hồ sơ lưu chuyển khá lớn với các thông báo tác nghịêp đi kèm của mỗi bộ phận. Điều này làm tốn khá nhiều thời gian và công sức của cán bộ cũng như phát sinh thêm chi phí cho ngân hàng. - Chưa phân định rõ trách nhiệm pháp lý của các phòng tham gia trong hoạt động cấp tín dụng; sự liên kết giữa các phòng thiếu chặt chẽ nên khả năng phát hiện và ngăn ngừa rủi ro không cao. Nhìn chung quy trình tín dụng 90 là quy trình tiên tiến nhưng do khi áp dụng vào thực tiễn phát sinh những bất cập như trên nên sau một thời gian thử nghiệm, VCB TW ban hành QĐ 246/QĐ-VCB.QLTD ngày 22/07/2008 (Quy trình 246) theo đó bỏ hẳn bộ phận Quản lý rủi ro ở từng chi nhánh và chỉ tập trung ở từng khu vực (khu vực phía Nam có bộ phận Quản lý rủi ro đặt tại TP.HCM). Như vậy, kể từ ngày 22/07/2008 đến nay, VCB Đồng Nai thực hiện theo quy trình tín dụng 246, với 2 bộ phận tác nghiệp chính liên quan đến công tác tín dụng là phòng Khách hàng và phòng Quản lý nợ. 2.2.3.2. Hoạt động kiểm tra và giám sát tín dụng: Hoạt động tín dụng của chi nhánh thực hiện theo định hướng chiến lược của của VCB: - Tăng trưởng dư nợ bằng biện pháp mở rộng đầu tư cho các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có tiềm lực về tài chính và thị trường tiêu thụ. - Lựa chọn các dự án có hiệu quả, đảm bảo mức chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra thích hợp. Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển lĩnh vực cho vay bán lẻ kết hợp với cơ cấu lại danh mục đầu tư, tránh tập trung vào một loại hình khách hàng hay một ngành nghề để hạn chế rủi ro. 44 - Tích cực mở rộng số lượng khách hàng trên cơ sở lựa chọn khách hàng tốt, đồng thời tăng cường chất lượng phục vụ để giữ chân khách hàng lớn, có uy tín. - Nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện nghiêm chỉnh quy trình chế độ. Tập trung giải quyết nợ xấu và kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn. - Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, tăng cường đội ngũ cán bộ tín dụng cả chất và lượng. - Kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay, tránh tình trạng chỉ tập trung đánh giá khách hàng trong giai đoạn thẩm định (trước khi cho vay). Việc kiểm soát giai đoạn trong và sau khi cho vay sẽ có tác dụng: Đảm bảo việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận; cập nhập thông tin thường xuyên về khách hàng, kể cả các khách hàng tốt; phát hiện kịp thời các dấu hiện rủi ro và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp. + Trong khi cho vay: Chủ yếu được thực hiện tại Phòng Quản lý nợ. Khi phê duyệt tín dụng cấp có thẩm quyền phê duyệt các điều kiện cấp tín dụng và được cụ thể hoá trong thông báo tác nghiệp. Mỗi khi có yêu cầu rút vốn, phòng Quản lý nợ thực hiện kiểm tra và tuân thủ các điều kiện theo thông báo tác nghiệp trước khi giải ngân cho khách hàng. + Sau khi cho vay: việc giám sát tín dụng được phòng Khách hàng thực hiện. Tùy theo đánh giá về mức độ rủi ro, ngân hàng sẽ có chương trình kiểm tra đối với tình hình hoạt động kinh doanh của từng khách hàng cụ thể. Kiểm tra sau khi cho vay tập trung vào các nội dung như: khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không? hoạt động kinh doanh của khách hàng có diễn ra theo như kế hoạch đề ra không? Có thực hiện các điều kiện tín dụng đã được phê duyệt, có phù hợp với tình hình thực tiễn không? Mức độ thực hiện các cam kết của khách hàng đối với ngân hàng?... 45 2.2.3.3. Chính sách cho vay có đảm bảo. Trong giai đoạn từ 2001-2008, dư nợ cho vay tại VCB Đồng Nai có tốc độ tăng trưởng nhất định. Trong đó cho vay có tài sản bảo đảm chiếm đến 70% tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh. Cũng trong giai đoạn này, chính sách phát triển tín dụng của VCB ĐN hướng về các DN lớn, có doanh số thanh toán XNK lớn phù hợp với thế mạnh về ngoại tệ và kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội ở Đồng Nai là tỉnh công nghiệp có sức thu hút đầu tư nước ngoài khá lớn. Vì vậy, hình thức đảm bảo tiền vay áp dụng cho các đối tượng cho vay ngoại tệ khá đa dạng và thông thoáng: - Cho vay thế chấp tài sản bất động sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tỷ lệ cho vay/trên giá trị tài sản thế chấp loại này tối đa là 70%. - Cho vay thế chấp động sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng tồn kho,… Tỷ lệ cho vay/giá trị tài sản thế chấp thông thường tối đa 50% đối với máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và 70% đối với hàng tồn kho, khoản phải thu. - Cho vay thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai hay còn gọi là tài sản hình thành từ vốn vay với tỷ lệ cho vay/tài sản thế chấp có khi lên đến 70%. Tài sản hình thành trong tương lai được áp dụng phổ biến đối với việc cho vay dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng hoặc cho vay nhập khẩu dây chuyền sản xuất. - Cho vay thế chấp một phần hoặc cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc có thư bảo lãnh của công ty mẹ nhưng chủ yếu mang tính hình thức. 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DPRR TÍN DỤNG TẠI VCB ĐỒNG NAI 2.3.1. Các văn bản hướng dẫn của VCB TW về một số nội dung liên quan đến việc thực hiện QĐ 493 và QĐ 18. Nhằm thực hiện QĐ 493 và QĐ số 18 của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng một cách nghiêm túc và thống nhất trong toàn hệ thống, VCB TW đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, cụ thể như: 46 - Công văn số 609/CV-VCB.QLTD ngày 30/05/2005 lưu ý: Nợ đươc phân loại và trích lập dự phòng trên cơ sở đánh giá chất lượng thực tế của khoản vay (từng hợp đồng tín dụng) Với mọi trường hợp, chi nhánh không đựơc phép nâng bậc phân loại nợ trái với quy định. Tài sản bảo đảm để tính dự phòng cụ thể: là tài sản bảo đảm hợp pháp theo các quy định hiện hành. Tài sản bảo đảm của khoản nợ nào thì được tính cho khoản nợ đó. - Công văn số 896/VCB.CSTD ngày 16/07/2007 hứơng dẫn; Các khoản cam kết ngoại bảng và toàn bộ dư nợ nội bảng của một khách hàng tại VCB được phân loại vào cùng một nhóm nợ để đánh giá đúng rủi ro theo khách hàng. - Công văn số 1613/CV-VCB.CN-CSTD ngày 10/12/2007 trả lời một số vướng mắc khi thực hiện phân loại nợ theo QĐ 18/2007/NHNN: Về khái niệm "khoản nợ": Đối với các HĐTD đựơc thực hiện trực tiếp, không có các khế ước, giấy nhận nợ từng lần, "khoản nợ" được hiểu là hợp đồng tín dụng và trích lập DPRR chỉ tính trên số dư nợ đã được giải ngân. Đối với các HĐTD giải ngân nhiều lần thông qua các khế ước, giấy nhận nợ từng lần được hạch toán vào các tài khoản vay khác nhau,"khoản nợ" được hiểu là từng khế ước, giấy nhận nợ. Khi thực hiện phân loại nợ, chi nhánh rà soát nội dung các hợp đồng tín dụng thực tế ký với khách hàng và chỉ phân loại, trích lập dự phòng những "cam kết cho vay không huỷ ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể" theo đúng quy định tại QĐ18. - Công văn số 1264/CV-VCB.CN ngày 01/10/2007 yêu cầu các chi nhánh tăng cường các biện pháp xử lý nợ, thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ cho khách hàng theo quy định của NHNN, sử dụng DPRR để xử lý các khoản nợ đủ điều kiện theo QĐ 93, đồng thời tăng cường quản lý các khoản nợ đã được xử lý bằng DPRR, áp dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ ở mức độ tối đa có thể. 47 Hội đồng xử lý rủi ro cơ sở phải thực hiện rà soát, đánh giá, có phương án cụ thể về xử lý nợ xấu và báo cáo về Hội sở chính tình hình các khách hàng thuộc nhóm 3,4 có dư nợ xấu từ 5 tỷ đồng trở lên và tất cả các khách hàng thuộc nhóm 5 (báo cáo về dư nợ gốc, lãi, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm, khả năng trả nợ và phương án thu hồi các khoản nợ xấu...) 2.3.2. Quy trình phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng đang áp dụng tại VCB Đồng Nai. Hiện nay VCB Đồng Nai đang thực hiện phân loại nợ theo “Quy trình phân loại nợ và trích lập DPRR” thống nhất trong toàn hệ thống. Quy trình thực hiện gồm các bước sau: 2.3.2.1. Cập nhật dữ liệu trên hệ thống: Hàng ngày, VCB TW sẽ chuyển file phân loại nợ tự động cho từng chi nhánh trên cơ sở khai thác dữ liệu từ hệ thống mạng quản lý nội bộ. Trong quá trình quản lý theo dõi khách hàng , Phòng Khách hàng căn cứ vào các thông tin phát sinh từ khách hàng như: - Diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh của khách hàng; - Chỉ tiêu tài chính chủa khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc biến động lớn theo chiều hướng suy giảm; - Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của ngân hàng; - Khách hàng bị phân loại ở nhóm nợ cao hơn tại TCTD khác. Căn cứ vào các thông tin có được, đối chiếu với tình trạng nhóm nợ của khách hàng trên hệ thống. Trường hợp thông tin nhóm nợ của khách hàng trên hệ thống chưa phản ánh đúng mức độ rủi ro của khách hàng, Phòng Khách hàng lập “thông báo tác nghiệp phân loại nợ” gửi Quản lý nợ. Căn cứ thông báo tác nghiệp phân loại nợ của Phòng Khách hàng, Phòng Quản lý nợ chịu trách nhiệm cập nhật thông tin trên hệ thống về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro (gồm các chỉ tiêu như nhóm nợ, thời gian hiệu lực áp dụng, nguyên nhân điều chỉnh nhóm nợ…) 48 2.3.2.2. Đối chiếu kiểm soát dữ liệu hàng ngày. Hàng ngày, phòng Quản lý nợ kiểm tra đối chiếu và xác nhận các báo cáo tác nghiệp in từ hệ thống (nếu có phát sinh). Trường hợp dữ liệu có sai sót thì tiến hành điều chỉnh trên hệ thống. Trường hợp có các khoản nợ hết thời gian thử thách, Phòng Quản lý nợ lập “Thông báo tình trạng nhóm nợ” gửi Phòng Khách hàng để có sự xem xét đánh giá lại theo các điều kiện quy định. Nếu khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện quy định, phải kéo dài thời hạn thử thách/hoặc các khoản nợ phải điều chỉnh nhóm nợ do các nguyên nhân từ phía khách hàng mà các nguyên nhân đó đã được khắc phục thì Phòng Khách hàng lập “thông báo tác nghiệp phân loại nợ” gửi Quản lý nợ để cập nhật hệ thống. 2.3.2.3. Cập nhật dữ liệu về phân loại nợ. Trước ngày làm việc cuối tháng, Phòng Quản lý nợ cập nhật giá trị tài sản bảo đảm vào hệ thống, đồng thời lập thông báo về tình trạng nhóm nợ gửi Phòng Khách hàng gồm: - Tình trạng nhóm nợ của khách hàng vay hợp vốn với tổ chức tín dụng khác (VCB làm đầu mối/làm thành viên) - Trường hợp khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh VCB, áp dụng nhóm nợ theo mức khách hàng tương ứng với mức độ rủi ro cao nhất. - Căn cứ thông báo của Quản lý nợ, phòng Khách hàng thực hiện: - Đối với khách hàng có khoản vay hợp vốn mà VCB là đầu mối/thành viên, phòng Khách hàng thông báo kết quả phân loại nợ tại chi nhánh/hoặc chủ động thu thập thông tin về phân loại nợ của khách hàng tại TCTD đầu mối và thống nhất kết quả phân loại nợ của khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn. - Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh VCB, phải phối hợp, thỏa thuận với các chi nhánh đó để xác định kết quả phân loại nợ phù hợp với quy định. 49 2.3.2.4. Đề xuất phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng. Trước ngày 05 hàng tháng, phòng Quản lý nợ các báo cáo thống kê về phân loại nợ, và lập tờ trình về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của tháng trước. Danh mục các báo cáo bao gồm: - Báo cáo phân loại nợ và trích lập DPRR. - Chi tiết phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. - Tài sản bảo đảm tính DPRR. Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đề xuất phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng, phòng Quản lý nợ chịu trách nhiệm trình tiếp lên cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau đó gửi các báo cáo về Hội sở chính. Theo quy trình phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng hiện đang áp dụng tại VCB, việc phân loại nợ vẫn căn cứ vào các yếu tố định lượng theo điều 6 QĐ 493. VCB đang tiến hành hoàn tất các thủ tục để trình NHNN chấp thuận cho phân loại nợ theo điều 7 QĐ 493. Theo quy định, để được NHNN chấp thuận, VCB phải hội đủ các điều kiện sau: - Kết quả xếp hạng tín dụng được Hội đồng quản trị phê duyệt. - Hệ thống xếp hạng tín dụng đã được áp dụng thử nghiệm tối thiểu một (01)năm. - Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro cả khoản nợ của VCB. - Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng quản lý và thu hồi nợ của VCB. - Hệ thống thông tin có hiệu quả để đưa ra các quyết định, điều hành và quản lý đối với hoạt động kinh doanh, thích hợp với hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ. 50 - Hàng năm, VCB phải đánh giá lại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách DPRR cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật. Việc thay đổi, điều chỉnh chính sách DPRR của VCB phải được NHNN chấp thuận bằng văn bản. VCB đã xây dựng và triển khai ứng dụng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng từ năm 2003 theo hướng dẫn của NHNN và tư vấn của các chuyên gia tài chính thuộc Ngân hàng Thế giới (WorldBank). Đến nay, hệ thống xếp hạng nội bộ này đã được chỉnh sửa nhiều lần nhằm phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội đã thay đổi và các hiệp ước quốc tế mà Việt nam cam kết. Việc chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng được thực hiện theo công văn số 1348/VCB-QLTD ngày 22/12/2003 về việc ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và công văn số 279/VCB.CSTD ngày 09/3/2007 về việc chỉnh sửa hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Hiện nay, VCB cũng đã ban hành các văn bản liên quan đến công tác phân loại nợ, trích lập DPRR và quản trị rủi ro nhằm xây dựng một khuôn khổ thống nhất về quan niệm, cơ chế hoạt động quản lý, công cụ đo lường và các giới hạn kiểm soát rủi ro cơ bản, cụ thể như: - “Quy chế phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng” của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. - “Chính sách quản lý rủi ro tín dụng” (Ban hành kèm theo QĐ số 75/QĐ- VCB.HĐQT ngày 12/3/2009). - “Quy định của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề” (Ban hành kèm theo QĐ số 106/QĐ-VCB.CSTD ngày 07/4/2009). - Đồng thời VCB cũng đã xây dựng xong phần mềm nhập Báo cáo tài chính và tình trạng khách hàng phục vụ cho việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và đang trong quá trình chạy thử nghiệm. Có thể nói VCB đã rất nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro cũng như xây dựng hệ thống công nghệ tiện ích nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn của NHNN để được tiến hành phân loại nợ theo phương pháp định tính. Có cơ sở để 51 tin tưởng rằng, VCB sẽ là Tổ chức tín dụng thứ hai sau BIDV được NHNN chấp thuận cho phân loại nợ theo điều 7 QĐ 493 để đưa công tác phân loại nợ tiệm cận chuẩn mực thông lệ quốc tế. 2.3.3. Thực trạng kết quả phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR tín dụng. 2.3.3.1. Phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng. Bảng 2.4 : Phân loại nợ của chi nhánh VCB Đồng Nai. Năm 2004 2005 2006 2007 2008 31/03/2009 Tổng dư nợ 3,124,055 3,541,437 4,323,920 4,413,731 3,858,928 3,862,025 - Nhóm 1 4,285,654 4,289,534 3,409,467 3,383,590 - Nhóm 2 21,153 28,037 37,277 74,141 - Nhóm 3 10,117 82,093 9,581 11,460 - Nhóm 4 642 7,944 211,291 4,456 - Nhóm 5 6,354 6,124 191,310 388,378 Tổng nợ xấu (nhóm 3->nhóm 5) 7,932 12,703 17,113 96,160 412,183 404,294 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tại CN. 0.3% 0.4% 0.4% 2.2% 10.7% 10.5% Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của VCB. - 3,4% 2,3% 3,4% 5,5% - (Nguồn: Báo cáo phân loại nợ và trích lập DPRRTD định kỳ của VCB Đồng Nai) Trước năm 2006, nợ quá hạn (nợ xấu) của chi nhánh luôn ổn định ở mức thấp (khoảng 15 tỷ đồng, tỷ lệ <0.5%) và thấp hơn nhiều so với mức bình quân của toàn hệ thống. Tuy nhiên từ năm 2006, khi thực hiện phân loại nợ theo QĐ 493/2005/QĐ- NHNN, nợ quá hạn có chiều hướng tăng cao. Tình hình khó khăn chung của nền kinh tế nước ta trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 đã chi phối toàn bộ hoạt động tín dụng của chi nhánh với những biểu hiện như dư nợ tín dụng và chất lượng tín dụng đều có sự giảm sút. Tại thời điểm 31/12/2008, nợ xấu của chi nhánh là 412 tỷ quy VND, chiếm tới 10,5% tổng dư nợ. Nợ xấu tăng vọt (tăng gấp 5 lần so với cuối năm 2007) và cao gấp đôi so với số bình quân toàn hệ thống. Nợ xấu phát sinh tập trung ở hai khách hàng lớn: - Công ty thứ nhất (tiền thân là DN có vốn đầu tư nước ngoài - tạm gọi là công ty A) chuyên về sản xuất bánh kẹo, nước giải khát đóng lon, có dư nợ xấp xỉ 340 tỷ quy VND. Nợ xấu của công ty này phát sinh từ việc công ty sử dụng các 52 khoản vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn có tính chất bắc cầu trong khi chờ nguồn vốn dài hạn từ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên do diễn biến xấu trên thị thị trường tài chính nên việc phát hành trái phiếu không thể thực hiện được và công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tính tới thời điểm cuối quý I/2009, nợ của công ty này được xếp vào nợ nhóm 5. Nguyên nhân nợ xấu của công ty này không xuất phát từ bản thân hoạt động kinh doanh mà từ sự mất cân đối về cơ cấu vốn. Nếu giải quyết được sự mất cân đối vốn, giảm nhẹ áp lực tài chính ngắn hạn thì hoạt động của công ty hoàn toàn có thể phục hồi và ổn định trở lại. Hiện nay, với sự hỗ trợ của các ngân hàng đồng ý cơ cấu lại nợ gốc – lãi, công ty vẫn đang tiếp tục hoạt động bình thường. Công ty đã đạt được thỏa thuận chính thức với một công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì để bán lại dự án đang triển khai. Số tiền nhận được từ việc bán dự án sẽ dùng để trả bớt các khoản nợ vay ngân hàng. - Công ty thứ hai (tạm gọi là công ty B) có tổng dư nợ nhóm 5 đến 31/03/09 là 46 tỷ đồng. Đây là một doanh nghiệp nhà nước chuyên về sản xuất động cơ, máy nông cụ. Công ty được chỉ định của chính phủ sản xuất và cung cấp động cơ cho IRAQ theo hiệp định thanh toán song phương giữa hai chính phủ. Hợp đồng giao hàng này được sự bảo lãnh thanh toán của Bộ tài chính. Tuy nhiên do tình hình chính trị biến động tại IRAQ nên phần lớn công nợ công ty không liên hệ được với người mua để xác nhận việc nhận hàng làm cơ sở đối chiếu thanh toán giữa hai chính phủ. Hiện nay văn phòng Chính phủ đã có chỉ thị cho Bộ tài chính/Bộ công thương có văn bản đề xuất xử lý theo hướng thanh toán hoặc khoanh nợ cho công ty. Nợ xấu của hai công ty tổng cộng là 386 tỷ, chiếm 94% tổng nợ xấu của toàn chi nhánh. Nếu các giải pháp xử lý được thực hiện theo đúng kế hoạch thì chất lượng tín dụng của chi nhánh Đồng Nai sẽ tốt trở lại vào cuối năm 2009, dự kiến giảm xuống dưới 3%. 53 Nợ xấu phát sinh trong năm 2008 tại chi nhánh Đồng Nai tập trung ở các khách hàng trước đây có quan hệ tín dụng rất tốt, đều là những khách hàng có uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Trước đây nợ xấu chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân thì nay lại tập trung ở một số khách hàng lớn, lần đầu tiên phát sinh ở khối khách hàng có nguồn gốc FDI và thuộc lĩnh vực VCB ưu tiên đầu tư. Bảng 2.5: Dư nợ xấu của một số chi nhánh VCB Tên Chi nhánh Dư nợ xấu năm 2008 (tỷ đồng) Cần Thơ 494 Đồng Nai 412 Sở Giao dịch 364 Sóc Trăng 324 Hải Phòng 300 Huế 210 Đà Nẵng 179 (Nguồn: Báo cáo tại Hội nghị Giám đốc VCB năm 2008) Bảng 2.6: So sánh chất lượng tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đơn vị tính: triệu đồng NĂM 2007 NĂM 2008 STT Tên ngân hàng Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu 1 NH Ngoại thương Đồng Nai 4,413,731 96,160 2.2% 3,858,928 412,183 10.7% 2 NH Ngoại thương Biên Hòa 484,816 - 0.0% 1,095,299 50,498 4.6% 3 NH Ngoại thương Nhơn Trạch 560,283 - 0.0% 650,603 3,315 0.5% 4 NH NN & PTNT 5,661,707 19,731 0.3% 5,890,952 125,025 2.1% 5 NH Công Thương ĐN 1,603,049 - 0.0% 2,634,522 1,289 0.0% 6 NH Công Thương KCN 982,784 16,050 1.6% 849,292 6,741 0.8% 54 7 NH Đầu tư và phát triển 1,721,691 20,904 1.2% 1,888,608 286,031 15.1% 8 ACB 616,895 2,220 0.4% 458,315 5,131 1.1% 9 Sacombank 904,297 441 0.0% 1,049,654 5,358 0.5% 10 Techcombank 320,637 - 0.0% 520,910 414 0.1% 11 VIB Bank 468,227 15,749 3.4% 725,067 21,325 2.9% 12 NH Đại Á 1,695,197 260 0.0% 1,842,245 8,649 0.5% (Nguồn: Báo cáo tổng hợp tín dụng – NHNN Tỉnh Đồng Nai) So sánh với các chi nhánh khác và với các TCTD khác trên địa bàn, chi nhánh Đồng Nai hiện là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của chi nhánh cũng như vị thế mà chi nhánh đã tạo lập được trong suốt gần 20 năm qua. Tuy nhiên, với những nỗ lực của Ban Giám đốc cũng như cán bộ tín dụng nhằm tăng cường kiểm tra giám sát các khoản nợ xấu và đồng hành cùng doanh nghiệp khắc phục khó khăn, có thể thấy các giải pháp tháo gỡ đã bắt đầu phát huy tác dụng. > Những nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn đến việc phát sinh nợ xấu trong thời gian qua tại VCB Đồng Nai.  Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài. - Do những biến động bất lợi của nền kinh tế vĩ mô: Năm 2008 là một năm đặc biệt khó khăn trong hoạt động tín dụng. Nhằm đối phó với những dấu hiệu lạm phát đầu năm 2008, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát. Theo chỉ đạo chung của VCB TW,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại VCB Đồng Nai.pdf
Tài liệu liên quan