Luận văn Giải pháp quy hoạch không gian kiến trúc các nhà máy gạch chưng áp tại vùng trọng điểm phía bắc tầm nhín 2025 theo hướng thân thiện môi trường

 

MỤC LỤC

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Mục đích nghiên cứu nhiệm vụ nghiên cứu .

Hướng kết quả nghiên cứu .

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .

Phương pháp nghiên cứu .

 

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GẠCH CHƯNG ÁP VÀ THIẾT KẾ, XÂY DỰNG CÁC NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GẠCH CHƯNG ÁP VÀ XÂY DỰNG CÁC NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP TRÊN THẾ GIỚI .

1.1.1. Tình hình sản xuất g ạch chưng áp trên thế giới

1.1.2. Thiết kế xây dựng nhà máy gạch chưng áp

1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH GẠCH CHƯNG ÁP VÀ XÂY DỰNG CÁC NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP CÔNG SUẤT ĐẾN 1 TRIỆU VIÊN/NĂM TẠI VIỆT NAM

1.2.1. Sản xuất gạch .

1.2.1.1. Quá trình phát triển .

1.2.1.2. Đánh giá tình hình phát triển .

1.2.1.3. Quan điểm và mục tiêu chiến lược phát triển ngành gạch chưng áp tại Việt Nam tới năm 2011 tầm nhìn tới 2025 .

1.2.2. Đánh giá quy hoạch kiến trúc nhà máy gạch chưng áp ở miền bắcViệt Nam

1.2.2.1. Diện tích khu đất nhà máy .

1.2.2.2. Quy hoạch tổng thể các nhà máy

1.2.2.3. Kiến trúc .

1.2.2.4. Mức độ than thiện với môi trường .

Kết luận chương I .

CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUY HOẠCH GIẢI PHÁP KHÔNG GIAN - KIẾN TRÚC NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC VIỆT NAM THEO HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG.

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.2. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT ( CÔNG NGHỆ ) NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP .

2.2.1. Đặc điểm chung .

2.2.2. Công nghệ sản xuất

-Chuẩn bị nguyên liệu thô

-Phối trộn và rót

-Dừng tĩnh dưỡng hộ

-Cắt ,trộn và gộp nhóm

-Làm cứng và hoàn thiện.

 

2.3. ĐIỀU KIỆN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, PHÒNG HỎA VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG .

2.4. MỘT SỐ NHÂN TỐ KHÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN THIẾT KẾ QUY HOẠCH KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC .

2.3.1. Giao thông .

2.3.2. Điều kiện phát triển mở rộng .

2.3.4. Thẩm mỹ kiến trúc .

2.3.5. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và vấn đề sử dụng vật liệu địa phương .

2.3.6. Yêu cầu về con người( lực luợng lao động) .

2.3.7. Hệ thống kỹ thuật .

2.4.8. Yêu cầu thự hiện .

Kết luận chương II.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KHÔNG GIAN - KIẾN TRÚC NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP THEO HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

3.1. MÔ HÌNH NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP THEO HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG .

 

3.1.1. Các nguyên tắc . 3.1.2. Cơ cấu sản xuất,công nghệ sản xuất, tính liên hợp sản xuất trong nhà máy gạch chưng áp theo hướng thân thiện với môi trường.

3.1.2.1. Cơ cấu sản xuất .

3.1.2.2. Tính liên hợp trong sản xuất gạch chưng áp.

3.1.2.3. Công suất tối ưu cho nhà máy ghạch chưng áp thân thiện với môi

trường .

3.1.3 . Nhu cầu sử dụng đất trong nhà máy gạch chưng áp công suất 1triệu

tấn/năm .

3.2. QUY HOẠCH KIẾN TRÚC KHÔNG GIAN NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP THEO HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG.

3.2.1. Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy gạch chưng áp theo hướng thân thiện với môi trường . .

3.2.1.1. Lựa chọn vùng .

3.2.1.2. Lựa chọn địa điểm cụ thể .

3.2.2.Giải pháp phân khu nhà máy gạch chưng áp theo hướng thân thiện với môi trường.

3.2.3. Giải pháp hợp khối nhà máy gạch chưng áp theo hướng thân thiện với môi trường .

3.2.4. Chủ động chuẩn bị phát triển mở rộng nhà máy gạch chưng áp theo hướng thân thiện với môi trường .

3.2.5. Tổ chức cơ sỏ hạ tầng kỷ thuật nhà máy gạch chưng áp theo hướng thân thiện với môi trường.

3.2.5.1.Tổ chức giao thông .

3.2.5.2. Tổ chức hệ thống kỹ thuật .

3.2.6. Một số giải pháp đặc biệt khi thiết kế nhà máy gạch chưng áp theo hướng môi trường thân thiện .

3.2.6.1. Lợi dụng các thiết bị công nghệ của nhà máy .

3.2.6.2.Tận dụng phát huy hiệu quả các công trình có hình dạng và kích thước đặc biệt .

3.2.7. Vận dụng các phương tiện , thủ pháp kiến trúc thiết kế nhà máy gạch chưng áp

3.2.8. Dạng mặt bằng tổng thể phù hợp với nhà máy theo hướng thân thiện với môi trường.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG.

3.3.1. Giải pháp xử lý ô nhiễm không khí .

3.3.2. Giải pháp xử lý ô nhiễm đất ,nước .

3.3.3. Giải pháp xủ lý tiếng ồn .

3.4. CÂY XANH VÀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN.

3.5. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC TRONG NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP THEO HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG.

3.5.1. Thiêt kế mặt bằng .

3.5.2. Thiết kế mặt cắt .

3.5.3. Giải pháp kết cấu xây dựng và bao che .

3.5.4. Thiết kế nội thất .

Kết luận chương III.

PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN

KẾT LUẬN .

KIẾN NGHỊ .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 1985 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp quy hoạch không gian kiến trúc các nhà máy gạch chưng áp tại vùng trọng điểm phía bắc tầm nhín 2025 theo hướng thân thiện môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
05/L/CTN của Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/12/2005. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ về việc qui định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường, Thông tư số 05/2008/TT – BTNMT ngày 8/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Nội dung chi tiết của việc đánh giá tác động môi trường cho dự án “ Nhà máy gạch bê tông khí chưng áp” của công ty cổ phần vật tư và thiết bị xây dựng ANCORP được trình bày dưới đây: 3.1. DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG Trong thời kỳ đầu của dự án các công tác san lấp mặt bằng, đào móng, làm đường, xây lắp các hạng mục công trình sẽ có các nguồn gây ô nhiễm : Các hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và lắp đặt thiết bị máy móc, dây truyền công nghệ tạo ra các tác nhân gây ô nhiễm chính là bụi lơ lửng, bụi lắng phát sinh từ các bãi tập kết vật liệu xây dựng và đất cát, vật liêu rơi vãi trong quá trình thi công. Nhiệt và khí thải của các thiết bị thi công và phương tiện vận tải có động cơ ra vào công trường, tuy nhiên do đây là dự án có số lượng phương tiện làm việc trong khu công nghiệp hầu như không nhiều, không thường xuyên nên hoạt động của các phương tiện, thiết bị này gần như không gây ảnh hưởng lớn đến không khí khu vực. Nước thải của quá trình thi công và nước thải sinh hoạt. Nguồn nước thải do thi công và sinh hoạt hàng ngày phát sinh. Tuy nhiên thời gian thi công, xây lắp các hạng mục công trình không dài, chỉ kéo dài trong 5 tháng. 3.1.1. Nguồn tác động liên quan đến chất thải Trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng, các hoạt động của dự án có khả năng gây tác động đến môi trường thụ nhiên do phát sinh lượng chất thải, các hoạt động và nguồn phát sinh chất thải chính như sau: San ủi, tôn nền bổ sung ( Khu vực thực hiện dự án đã được đổ nền cát). Tập kết thiết bị, máy móc và công nhân xây dựng. Tập kết nguyên vật liệu phục vụ cho thi công. Xây dựng các hạng mục công trình: nhà sản xuất chính, nhà phối trộn, hầm dưỡng hộ, văn phòng, trường học, nhà ăn, nhà để xe và các công trình phụ trợ: trạm biến áp, hệ thống cấp điện, cấp nước... Các hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến khu vực dự án khác nhau. Loại chất thải và nguồn thải phát sinh từ các hoạt động của dự án được tổng hợp qua bảng sau: TT Các hoạt động Phương tiện yếu tố tác động đến môi trường Mức độ, quy mô tác động 1 Đổ đất, san nền và gia công móng Xe tải chở đất Búa đóng cọc Tiếng ồn Bụi Khí CO, SO2, NO2, VOC Dầu mỡ Đất rơi vãi Mức độ tác động nhẹ: do diện tích cần san nền không lớn 40.000m2 thuộc phạm vi công ty, khoảng cách trở đất đến san nền ngắn. 2 Tập kết vật liệu: gạch, xi măng, đá, sỏi Xe tải chở vật liệu Nhân công bốc dỡ, xúc, vận chuyển - Tiếng ồn - Bụi - Khí thải CO, SO2, NO2, VOC - Dầu mỡ - Đất rơi vãi Mức độ tác động nhẹ: Do khối lượng phải xây dựng không đáng kể, xe trở vật liệu không phải trở liên tục trong ngày. 3 Thi công xây dựng - Máy cắt - Máy hàn - Máy trộn bê tông - Tiếng ồn của máy trộn bê tông - Bụi - Khí thải CO, SO2, NO2 - Dầu mỡ - Nước thải - Chất thải rắn Mức độ tác động trung bình: Các thiết bị sử dụng trong một thời gian ngắn , không liên tục. Chất thải rắn được thu gom, tái chế, sử dụng làm nhiên liệu đốt, gạch vụn được thu gom, chuyển cho xe rác 4 Sinh hoạt của công nhân Công nhân tham gia thi công Nước thải Chất thải rắn từ khu vệ sinh, nấu ăn Mức độ tác động trung bình: công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải sin hoạt đạt tiêu chuẩn QCVN 14: 2008 Nguồn: công ty TNHH Môi trường và công nghệ Xanh Việt Tác động do giải tỏa, san lấp mặt bằng Công việc san ủi và thi công mặt bằng tất yếu sẽ kéo theo những ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến môi trường khu vực. tuy nhiên, do công tác giải tỏa , san lấp mặt bằng do công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Quế Võ IDICO thực hiện việc san lấp mặt bằng , đổ nền, đồng thời tiến hành đền bù toàn bộ và xây dựng các hạng mục công trình để bàn giao đất cho các nhà đầu tư trong đó có công ty cổ phần thiết bị và vật liệu xây dựng HANCORP. Do vây, trong báo cao ĐTM này sẽ không đề cập tới tác động cũng như giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực từ quá trình giải tỏa, san lấp mặt bằng. Toàn bộ mục này đã được công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Quế Võ IDICO lập báo cáo ĐTM cho toàn bộ khu công nghiệp Quế Võ II, huyện Quế Võ và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tác động đến môi trường không khí TT Yếu tố Nguồn phát sinh Đối tượng, quy mô tác động Mức đô Khí thải - Hoạt động từ các phương tiện vận tải và thiết bị cơ giớ. - Sự vận hành của các máy móc thiết bị trong quá trình thi công * Đối tượng: - Môi trường không khí - Con người( cán bộ công nhân viên tham gia thực hiện dự án) * Quy mô: Toàn bộ khu vực thực hiện dự án Mang tính tạm thời, xảy ra ngắn trong giai đoạn thi công Bụi - Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng. - Hoạt động của các phương tiện vận tải và thiết bị cơ giới * Đối tượng: - Môi trường không khí. - Con người( cán bộ công nhân viên tham gia thực hiện dự án) * Quy mô: Toàn bộ khu vực thực hiện dự án và các vùng phụ cận Mang tính tạm thời, xảy ra ngắn trong giai đoạn thi công. Đánh giá tác động: Bụi: Các hoạt động của bụi phát sinh do các hoạt động của dự án chủ yếu trong khu vực công trường xây dựng. Các tác động của bụi do vận chuyển nguyên vật liệu trên đường giao thông ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và người dân trông khu vực thực hiện dự án. Khi vận chuyển nguyên vật liệu, bốc dỡ và xây dựng đã phát sinh ra lượng bụi. Mức độ phát tán bụi trong giai đoạn này có sự biến động lớn, mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào tốc độ của xe , cường độ hoạt động xây dựng, nhiệt độ, hướng và tốc độ gió trong khu vực, độ ẩm của đất và tốc độ của gió trong ngày.Thông thường bụi phát sinh ban ngày nhiều hơn ban đêm, bụi có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực dự án và cả môi trường xung quanh. bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển và xây dựng khó kiểm soát , xử lý và xác định theo định lượng nồng độ và tải lượng ô nhiễm. Bụi phát sinh trong quá trình này khá lớn và không có khả năng phát tán rộng. Phần lớn sẽ phát tán trong khu vực công trường xây dựng và dọc tuyến đường giao thông. tuy nhiên các tuyến đường giao thông trong khu công nghiệp đều đã được dải nhựa nên khả năng phát tán bụi cũng không lớn. Mặt khác đây là nguồn tác động tạm thời trong giai đoạn xây dựng và có thể áp dụng các biện pháp giảm thiểu hiệu quả nên mức độ tác động của bụi phát sinh do hoạt động của dự án đối với môi trường tự nhiên và đời sống dân cư trong khu vực là không đáng kể. Khi có bụi trong không khí sẽ làm cản trở tầm nhìn, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và dân cư trong khu vực dự án. Bụi tác động đến con người và động vật chủ yếu qua con đường hô hấp như viêm phổi, hen xuyễn, lao phổi. Bụi còn gây ảnh hưởng đến động thực vật. Bụi phủ lên trên mặt lá cây làm giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Khí thải: Tải lượng ô nhiễm khí thải trong quá trình xây dựng được tính toán dựa trên nhu cầu sử dụng nhiên liệu trong quá trình xây dựng. Để ước tính tải lượng ô nhiễm dùng phương pháp đánh giá nhanh của tổ chức y tế thế giới WHO dựa trên hệ số ô nhiễm khí đốt cháy nguyên liệu. Tải lượng ô nhiễm được xác định theo công thức sau. Q = k.B Theo báo cáo đầu tư xây dựng của dự án và cá tải liên quan thì lượng nguyên liệu vận chuyển trong giai đoạn thi công xây dựng bao gồm vận chuyển đất 12.660,2 m3, Xi măng 2.576,501tấn, cát 3.064m3, đá 7.726,9 m3, thép 667,5 tấn, tấm lợp 14.660 m3. Tổng lượng dầu dùng cho máy móc thiết bị khoảng 8.000 lít. Hệ số ô nhiễm và tải lượng các chất ô nhiễm và tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện, thiết bị thi công thể hiện ở bảng sau. Bảng 3.2 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong giai đoan thi công TT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm ( Kg/1000 lít dầu) Tổng tải lượng ( Kg ) Tải lượng trung bình theo giờ (Kg/h) 1 CO2 29,1 232,8 0,064 2 C2H4 33,2 265,6 0,073 3 NO2 11,3 90,4 0,025 4 SO2 0,9 7,2 0,002 5 Bụi chì 0,25 2 0,00005 Nguồn: WHO–Đánh giá nhanh các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí–tập 1, Generva, 1993 Theo tính toán, đối với khu vực dự án thông thoáng, tác động của khí thải ở mức đáng kể trong vòng bán kính <100 m. Nồng độ khí ô nhiễm có thể tăng lên 5 – 6 lần so với môi trường nền tủy theo từng loại khí. ban kính tác động ngoài phạm vi 200 m trở lên sẽ bị ảnh hưởng nhẹ hơn và ngoài 500 m thì coi như không đáng kể. Sự ô nhiễm do khí thải trong giai đoạn thi công này tuy không nghiêm trọng về mức độ so với khi san lấp mặt bằng nhưng lại kéo dài về thời gian lao động và số ngày thực hiện để đảm bảo tiến độ dự án. c). Tác động đến môi trường do tiếng ồn Nguồn phát sinh tiếng ồn: Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn là các xe, máy thi công, các hoạt động có tác động mạnh của công nhân như: búa máy, đống cọc, ép cột bê tông, trộn đầm bê tông, máy cưa nhanh, tiếng ô tô, búa đóng đinh... Đối tượng bị tác động: Công nhân xây dựng, người dân địa phương, động vật trong khu vực.... Quy mô tác động: Khu vực công trường xây dựng, các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu. Đánh giá tác động: Mức ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động như mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. Mức ồn cao còn làm giảm năng suất lao động, sức khỏe của cán bộ, công nhân trong khu vực sản xuất. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ lớn trong thời gian dài sẽ làm cho thính giác giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Theo thống kê của bộ y tế và viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật bảo hộ lao động của Liên Đoàn Lao Động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người. Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con người ở các dải tần khác nhau được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.3 Các tác động của tiếng ồn với sức khỏe con người Mức ồn (dBA) Tác động đến người nghe 0 Ngưỡng nghe thấy 100 Bắt đầu làm biến đổi nhịp tim 110 Kích thích mạng màng nhĩ 120 Ngưỡng chói tai 130 – 135 Gây bệnh thần kinh, nôn mửa, làm yếu xúc giác và cở bắp 140 Đau chói tai, gây bệnh mất trí, điên 145 Giới hạn cực đại mà con người co thể chịu được tiếng ồn 150 Nếu nghe lâu sẽ thủng nhĩ tai 160 Nếu nghe lâu sẽ nguy hiểm 190 Chỉ cần nghe trong thời gian ngắn đã bị nguy hiểm Nguồn: Thống kê của bộ y tế và viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật bảo hộ lao động Các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, hoạt động của thiết bị thi công trong giai đoạn xây dựng sẽ phát sinh ra tiếng ồn. Mức độ lan truyền tiếng ồn phụ thuộc vào mức âm và khoảng cách từ vị trí gây ra tiếng ồn đến nguồn tiếp nhận. Theo thống kê, cường độ tiếng ồn của một số phương tiện vận tải và máy móc thiết bị như sau: STT Loại phương tiện, thiết bị thi công Mức ồn (dBA) 1 Xe tải nặng 70 ÷ 96 2 Xe ủi đất 77 ÷ 95 3 Máy đầm nền 72 ÷ 88 4 Máy trộn bê tông 71 ÷ 85 5 Máy nén Diezel có vòng quay rộng 75 ÷ 80 6 Máy xúc 72 ÷ 83 TCVN 5949 : 1998 ( 6h – 18h) 75 Nguồn: FHA – Mỹ Khu vực công trường trong quá trình hoạt động có nhiều nguồn phát sinh ra tiếng ồn nên tiếng ồn sẽ có sự cộng hưởng giữa các hoạt động của các động cơ máy móc. Theo các bảng trên cho thấy độ ồn cần bổ sung lớn nhất là 3 dBA khi các nguồn gây tiếng ồn không có sự khác nhau về độ ồn. Khi có sự công hưởng, đọ ồn lớn nhất của các máy móc thiết bị có thể đạt được như sau: Bảng 3.6 Tiếng ồn lớn nhất ở khoảng cách 15m khi có sự cộng hưởng STT Loại phương tiện, thiết bị thi công Mức ồn (dBA) 1 Xe tải nặng 99 2 Xe ủi đất 98 3 Máy đầm nền 91 4 Máy trộn bê tông 88 5 Máy nén Diezel có vòng quay rộng 83 6 Máy xúc 86 TCVN 5949 : 1998 ( 6h – 18h) 75 Để đánh giá quy mô chịu tác động bởi tiếng ồn của các phương tiện và thiết bị máy móc, áp dụng công thức tính toán độ tương quan giữa độ ồn và khoảng cách tới nguồn gây tiếng ồn như sau: M1 – M2 = 20 log( R2/R1) Trong đó: M1, M2 là độ ồn ở vị trí 1,2 ; R1, R2 là khoảng cách tới vị trí có mức ồn 1,2. Kết quả được thể hiện ở bảng sau: STT Loại nguồn gây tác động Mức ồn ( dBA) theo khoảng cách( m) 15 30 60 120 240 480 1 Xe tải nặng 99 93 87 81 75 69.5 2 Xe ủi đất 98 92 86 80 74 68.5 3 Máy đầm nền 91 85 79 73 67 61.5 4 Máy trộn bê tông 88 82 76 70 64 58.5 5 Máy nén Diezel có vòng quay rộng 83 77 71 65 59 53.5 6 Máy xúc 86 80 74 68 62 56.5 Qua bảng tính toán trên cho thấy, đối với tiếng ồn phát sinh do các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công, phạm vi ảnh hưởng của tiếng ồn khoảng 500m, cụ thể với bán kính khoảng 480 m tính từ công trình xây dựng ra khu vực xung quanh thì tiếng ồn sẽ nhỏ hơn 70 dBA. Nhìn chung ô nhiễm do tiếng ồn mang tinh chất cục bộ, tác động trực tiếp đến công nhân làm việc trong khu dự án là chủ yếu, mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn do hoạt động của dự án đến khu vực xung quanh là không đáng kể. d) Tác động đến môi trường do nước thải Nguồn phát sinh Nước thải sinh hoạt. Nước mưa chảy tràn. Đối tượng và quy mô tác động Đối tượng tác động: Môi trường đất, nước, không khí, công nhân xây dựng và người dân địa phương. Quy mô tác động: Khi chưa có biện pháp thu gom xử lý nước thải có thể được đổ chảy tràn trên bề mặt và ngấm xướng đất tác động đến nguồn nước ngầm. Đánh giá tác động ► Đối với nước thải sinh hoạt Lượng nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào số lượng công nhân xây dựng và định mức nước sử dụng nước hàng ngày. Trong giai đoạn xây dựng, nước dùng cho vệ sinh, sinh hoạt của công nhân tại công trường khoảng 150l/ ngày. Với lượng công nhân ước tính khoảng 50 người để đảm bảo tiến độ thi công của dự án. Như vậy lượng nước sinh hoạt của công nhân là : 150 x 50 =7500l/ ngày = 7,5 m3 Nước thải sinh hoạt thường chứa các loại vi khuẩn, chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng.. nếu không được thu gom và xử lý sẽ tác động làm ô nhiễm nguồn nước. Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được thể hiện ở bảng sau: Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/người/ngày) Tải lượng (Kg/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT Cột B BDO5 45 - 54 2,25 – 2,7 300 - 360 50 TSS 70 – 145 3,5 – 7,25 467 - 967 100 NO3- 6 – 12 0,3 – 0,6 40 - 80 50 PO43- 0,6 – 4,5 0,03 – 0,225 4 - 30 10 amoniac 3,6 – 7,2 0,18 – 0,36 24 - 48 10 Ghi chú: Hệ số ô nhiễm tính theo WHO – Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí – tập 1, Generva, 1993; QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B: áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Như vậy nước thải sinh hoạt là một trong những nguồn gây ô nhiễm đáng qua tâm với hàm lượng của hầu hết các chất ô nhiễm đặc trưng đều tương đối cao, nếu không có hệ thống thu gom, xử lý, loại nước này sẽ gây ô nhiễm cục bộ cho môi trường tự nhiên khu cực thực hiện dự án. ► Đối với nước mua chảy tràn Trên cơ sở lý thuyết, lượng nước mưa chảy tràn ước tính tại khu vực xây dựng công trình của dự án như sau: Q = ( F x W)/30 Trong đó: Q: Lượng nước mưa (m3/ Ngày đêm) F: Diện tích khu vực xây dựng công trình (m2 ). W: Lượng mưa trung bình của tháng cao nhất. Với tổng diện tích quy hoạch của dự án là 40.000m2 lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 1600mm. Lượng nước mưa chảy tràn cao nhất trên khu vực xây dựng công trình là: 40.000m2 x 1,6m/năm)/30 = 2133m3/ngày đêm Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng công trường sẽ cuốn theo nhiều tạp chất, đặc biệt là dầu mỡ rơi vãi và bụi đất đá có thể ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của khu vực. Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đáng quan tâm nếu không có các biện pháp quản lý, thu gom hiệu quả. e) Tác động của chất thải rắn Nguồn phát sinh chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng gồm: chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn xây dựng. ► Tác động của chất thải rắn sinh hoạt Lượng chất thải này bao gồm nhiều thành phần khác nhau như: rau , vỏ hoa quả, phân, giấy... nếu không được xử lý kịp thời , sẽ gây mùi khó chịu, làm ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước. Đồng thời đây cũng là môi trường trung gian cho sự phát triển của các loài vi sinh vật và côn trùng gây bệnh. Khối lượng chất thải sinh hoạt của 50 công nhân xây dựng thải ra hàng ngày( tính trung bình 0,5 kh/ người/ ngày) là: 50 người x 0,5 kg/ người/ ngày = 25 kg/ ngày Bảng 3.9 Thành phần chất thải sinh hoạt STT Thành phần chất thải Tỷ lệ (%) Khối lượng (kg/ngày) 1 Thực phẩm thừa, rác hữu cơ 50,1 75,15 2 Giấy Carton, gỗ... 4,2 6,3 3 Nilon, chất dẻo, cao su 5,5 8,25 4 Kim loại, vỏ hộp và bao bì 2,5 3,75 5 Các loại chất thải khác 35,9 53,85 Nguồn: Tổ chức y tế thế giới WHO Lượng chất thải rắn sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng của dự án không lớn song nếu không thu gom hàng ngày sẽ gây ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí, cảnh quan trong công trường và khu vực xung quanh. Khi rác thải vất bừa bãi trên mặt đất, dưới tác dụng của thời tiết và vi khuẩn , các hợp chất hữu cơ phân hủy tạo thành các mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí. Trong những ngày có mưa, nước mưa sẽ kéo theo các chất hữu cơ xuống rãnh thoát nước trong khu vực gây ô nhiễm nguồn nước. ► Tác động của chất thải rắn xây dựng Chất thải rắn xây dựng là vật liệu xây dựng như gạch vỡ, tấm lợp vỡ, xà gỗ, ván khuôn, vỏ bao xi măng, sắt thép vụn ( dự tính khoảng 1 % khối lượng xây dựng) . Khối lượng ước tính khoảng 600 tấn. Khối lượng chất thải rắn này phụ thuộc vào quá trình thi công xây dựng và chế độ quản lý công trình. Các chất thải rắn này không bị thói rữa, không phát sinh mùi và có thể tái sử dụng. Mặc dù khối lượng chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn xây dựng là rất lớn (600 tấn) nhưng phần lớn các chất thải này đều tái sử dụng được như: Sắt, thép phế liệu, bao bì xi măng bán cho các cơ sở thu gom; gạch võ , vữa được tái sử dụng để san lấp mặt bằng, điều này hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của loại chất thải này đến môi trường khu vực. Như vậy tác động đến môi trường do chất thải rắn xây dựng là không đáng kể. 3.1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải a) Gia tăng mật độ giao thông khu vực dự án Các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị trong giai đoạn thi công xây dựng làm gia tăng mật độ giao thông tại khu vực, mặt khác dự án được xây dựng tại vị trí thực hiện dự án nằm trên tuyến đường Bắc Ninh – Hải Dương do vậy chủ dự án sẽ có các biện pháp giảm thiểu. b) Tác động tới điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực dự án - Tác động tích cực: Giai đoạn xây dựng dự án sẽ giải quyết việc làm cho một số lao động nhàn rỗi góp phần tăng thêm thu nhập tạm thời cho người lao động, phát triển một số dịch vụ phục vụ sinh hoạt của công nhân và xây dựng hạ tầng dự án. - Tác động tiêu cực: * Việc xây dựng nhà xưởng sẽ có tác động đến tài nguyên môi trường đang được con người sử dụng như vấn đề cung cấp nước, giao thông vân tải trong khu vực và tác động khác lên cuộc sống của dân cư quanh khu vực dự án. * Trong quá trình thi công xây lắp sẽ tập trung đông người và ăn ở trong điều kiện lán trại. Việc tập trung một lượng lơn lao động đẻ thi công từ nơi khác đến sẽ ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương. Do lượng công nhân làm việc trong giai đoạn xây dựng không lớn ( khoảng 100 người) nên mức độ tác động đến điều kiện tự kinh tế - xã hội của dự án là không lớn. 3.2. TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 3.2.1. Công đoạn định lượng, trộn, đổ khuôn và lưu hóa sơ bộ a) Nguồn gây ô nhiễm không khí, nhiệt độ và tiếng ồn ► Bụi Bụi được coi là tác nhân chính khi dự án đi vào hoạt động sản xuất. Bụi phát sinh chủ yếu do các nguồn sau: Bụi phát sinh do tập kết nguyên liệu: Tùy theo điều kiện bốc dỡ, tập kết và điều kiện vệ sinh công nghiệp trong nhà máy mà tải lượng ô nhiễm lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, thời gian gây ô nhiễm không liên tục, kéo dài ( chỉ diễn ra trong quá trình tập kết nguyên liệu và nhà máy sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế ô nhiễm này. Bụi từ khu vực kho chứa máy nghiền cái, nghiền vôi: Bảng 3.10 Nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của nhà máy STT Nguyên liệu Đơn vị Khối lượng 1 Cát ( tro bay ) Tấn/ năm 81.066 2 Vôi Tấn/ năm 11.340 3 Xi măng Tấn/ năm 22.614 4 Thạch cao Tấn/ năm 2.334 5 Bột Nhôm Tấn/ năm 90 6 Than cám Tấn/ năm 6718 Tổng 124.162 tấn/năm Với hệ số phát tán bụi từ các nguyên vật liệu này bởi các quá trình vận chuyển sản xuất... ước tính khoảng 0,01 % thì tổng lượng bụi phát sinh ước tính là 12,4162 tấn/năm. Lượng bụi này sẽ có những tác động trực tiếp đến các bộ và công nhân tham gia trực tiếp trong nhà máy. Khối lượng bụi tính toán theo lý thuyết là lớn nên khi xây dựng nhà máy công ty đầu tư dây truyền công nghệ nghiền nguyên liệu hiện đại để hạn chế thấp nhất lượng bụi phát sinh . Khu vực nghiền cát: sử dụng công nghệ nghiền cát ướt sẽ giảm bớt tải lượng bụi phát sinh. Khu vực nghiền vôi: Áp dụng công nghệ nghiền vôi tiên tiến, tất cả các quy trình nghiền được thực hiện trong phòng kín, các băng tải cũng được bao che kín không cho bụi thoát ra bên ngoài. ► Nhiệt độ: Nhiệt độ phát sinh trong quá trình này là do ma sát của quá trình đập nghiền và quá trình tạo hồ. Nhiệt độ của hỗn hợp là một yếu tố quan trọng để sản xuất được những khối bê tông đồng đều. Do vậy, nhiệt độ của tất cả các nguyên liệu đầu vào đều được do để biết nhiệt độ thực của chúng. Nhiệt độ này sẽ được so sánh với nhiệt độ cần thiết để hdrat hóa hoàn toàn, khi đó khối bê tông do trương nở thể tích sẽ được dâng lên đạt yêu cầu. Tuy nhiên nhiệt độ của hỗ hợp chỉ vào khoảng 40oC đạt được bằng cách trộn thêm nước lạnh hoặc nước nóng, quá trình này được điều khiển hoàn toàn bằng máy tính. Do vậy nhiệt độ tại khu vực trộn hồ phát sinh không đáng kể và được cách xa điều kiện làm việc của công nhân. ► Tiếng ồn và độ rung Tiếng ồn phát sinh do các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa. Mức độ phát sinh tiếng ồn là khá lớn vượt tiêu chuẩn cho phép. Tại công đoạn này có sử dụng các loại máy cán, máy nghiền, máy sàng, máy trộn, băng truyền... đây là nguồn gây tác động tiếng ồn đáng chú ý. Tiếng ồn phát sinh ra từ các nguồn này thường liên tục, cường độ tiếng ồn phụ thuộc vào công nghệ và tình trạng thiết bị. Để khắc phục mức độ ảnh hương của tiến ồn chủ đầu tư sẽ nhập khẩu và mua trang thiết bị hoàn toàn mới, mặt khác tiếng ồn từ khu vực sản xuất bị các cơ cấu kiến trúc bao che ngăn cản và triệt tiêu, do đó sẽ không ảnh hưởng lớn tới các khu vực các xa 300m, mà chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới công nhân trong các phân xưởng sản xuất. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn là điều hết sức quan trọng mà chủ dự án đã đề ra. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn sẽ được mô tả cụ thể ở chương 4. b) Nguồn gây ô nhiễm nguồn nước Với đặc thù của ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất gạch ngói chung nhu cầu sử dụng nước cho quá trình sản xuất là rất lớn. Trong công đoạn này lượng nước sử dụng để trộn và tạo độ ẩm nguyên liệu. Lượng nước đã được tính toán theo công thức phối liệu. Nước thải của quá trình này hầu như không được tạo ra. Đối với các thiết bị có sử dụng nước để rửa thiết bị như máy trộn hồ lượng nước rửa 2m3/ngày thì lượng nước này cũng lại được đưa vào để nhào trộn sản phẩm. c) Nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại Do sử dụng công nghệ tiên tiến, tất cả các vật liệu dư thừa trong quá trình sản xuất đều được thu hồi và tái chế ngay nên không phát sinh chất thải sản xuất. Chất thải nguy hại chủ yếu là hợp đựng đầu mỡ, giẻ lau, bóng đèn hỏng nhưng lượng này không lớn, vì máy móc trong nhà máy đều mới nên khoảng 3- 4 tháng mới tiến hành thay dầu một lần. 3.2.2. Công đoạn cắt Ở công đoạn này xe đẩy của hệ thống vận chuyển đưa tấm palet có bê tông vào để cắt. Máy xén mặt bên sẽ cắt dọc theo mặt bên cho đến hết chiều dài của bê tông. Máy cắt tạo độ dày cắt bê tông thành từng lát theo chiều dầy cần thiết cho khối . Toàn bộ hồ thừa, phế liệu trong các quá trình cắt tạo hình sản phẩm đều được hồi lưu trở lại hệ thống dây truyền nhờ hệ thống băng tải đưa về bể chứa hồi lưu. Như vậy ta thấy rằng ở công đoạn này không phát sinh bụi, khí thải, nước thải và chất thải rắn sản xuất mà chỉ phát sinh tiếng ồn do quá trình máy cắt hoạt động. Tuy nhiên quá trình cắt này không phải là cắt bê tông cứng mà là cắt bê tông có độ xốp cao chưa qua công đoạn hấp do vậy mức độ gây ra tiếng ồn là không đáng kể. Qua khảo sát một số nhà máy đã sản xuất loại bê tông khí chưng áp này thì mức độ ồn ở công đoạn này đạt tiêu chuẩn cho phép. 3.2.3. Công đoạn hấp Ở công đoạn này nguồn thải gây tác động môi trường đáng chú ý là khí thải từ lò hơi và nhiệt độ. ► Khí thải do quá trình đốt than Nhà máy bê tông khí chưng áp của công ty cổ phần thiết bị và vật liệu xây dựng HANCORP sử dụng nhiên liệu than cám cho nồi hơi, với công suất 200.000 m3/năm nên năm nhà máy có sử dụng 6817 tấn than. Bảng 3.11 Tải lượng ô nhiễ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy hoạch không gian nhà máy gạch khí chưng áp tại vùng trọng điểm phía bắc.doc
Tài liệu liên quan