MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
Chương I: Thuế giá trị gia tăng và quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 7
I/ Vị trí thuế giá trị gia tăng trong hệ thống thuế trong nền kinh tế thị trường
1. Khái niệm về thuế -7
1.1. Nguồn gốc xuất hiện của thuế 7
1.2. Khái niệm về thuế 8
2. Thuế giá trị gia tăng 8
2.1. Khái niệm 9
2.2. Đặc điểm cơ bản của thuế giá trị gia tăng --10
2.3. Nội dung cơ bản của luật thuế giá trị gia tăng 11
2.3.1. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 11
2.3.2. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng 11
2.3.3. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng 12
2.3.4. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng 13
II. Vai trò của thuế giá trị gia tăng 15
1. Luật thuế giá trị gia tăng đã khuyến khích đầu tư, ổn định sản xuất kinh doanh, góp phần khuyến khích xuất khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước----------------------------16
1.1.Thuế giá trị gia tăng góp phần khuyến khích đầu tư----------------------------------16
1.2.Thuế giá trị gia tăng đã góp phần ổn định và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh-----16
2. Thuế giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu-----------------------------17
3.Thuế giá trị gia tăng thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt việc hạch toán kế toán--------------------------III. Quản lý thu thuế giá trị gia tăng------------------------------------------------------17
1. Nội dung quản lý thu thuế giá trị gia tăng----------------------------------------------- 17
1.1 Quy trình đăng ký thuế và cấp mã số thuế---------------------------------------------17
1.2 Xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế------------------------------------------------------18
1.3 Công tác hoàn thuế------------------------------------------------------------------------18
1.4 Công tác miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế----------------------------------------18
1.5 Quyết toán thuế ---------------------------------------------------------------------------18
1.6 Quản lý hồ sơ doanh nghiệp -------------------------------------------------------------19
2. Bộ máy quản lý thu thuế giá trị gia tăng------------------------------------------------19
2.1 Phòng quản lý thu--------------------------------------------------------------------------20
2.2. Phòng kế hoạch - kế toán - thống kê và phòng máy tính----------------------------21
2.3 Phòng thanh tra - xử lý tố tụng ---------------------------------------------------------21
3. Các nhân tố tác động tới hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng-----------------22
3.1 Những nhân tố chung ---------------------------------------------------------------------22
3.2 Những quy định cụ thể ------------------------------------------------------------------24
IV/ Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh------25
1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh --------------------------------------------------------25
1.1 Đặc điểm -----------------------------------------------------------------------------------25
1.2 Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta--------------------2. Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh --------28
Chương II : Thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An----------------------------------------30
I. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm qua------------------------II. Khái quát về tình hình thu thuế trên địa bàn tỉnh Nghệ An---------------------31
III. Tình hình các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An
IV. Thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An -----35
1.Tình hình công tác thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.1.Công tác quản lý đối tượng nộp thuế 35
1.2.Công tác nộp tờ khai thuế 37
1.3 Quản lý căn cứ tính thuế 38
1.4.Công tác khấu trừ thuế, hoàn thuế 42
1.5.Quản lý thu nộp thuế ------------------------------------------------------------------ 44
1.6. Công tác thanh tra, kiểm tra -----------------------------------------------------------47
2.Đánh giá công tác quản lý thu thuế------------------------------------------------------49
2.1.Kết quả đạt được 49
2.2.Những mặt hạn chế và nguyên nhân 51
Chương III: Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An -----------------56
I/ Những quan điểm cơ bản về tăng cường quản lý thu thuế-------------------------56
II/ Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An.-----------------------------------------------58 1.Thay đổi quy trình quản lý thu thuế trong tương lai ---2.Thường xuyên xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế đáp ứng yêu cầu mới, chấn chỉnh công tác tổ chức cán bộ, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ thuế---59
3.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thuế sâu rộng hơn nữa-------------------------------61
4.Tin học hoá công tác quản lý thu thuế ---------------------------------------------------63
5.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra -------------------------------------------------65
6.Tăng cường sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan chức năng có liên quan trong công tác quản lý thu thuế -------------------------------------------------------66
III/ Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý , thu thuế--1.Nhà nước cần chỉnh sửa một số điều khoản trong luật thuế--------------------------- 68
2.Thành lập các trung tâm tư vấn thuế ------------------------------------------------------71
KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------------------73
TÀI LIỆU THAM KHẢO-------------------------------------------------------------------- 75
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong thời điểm đông khách, không gây phiền hà cho dân.
Thu phí, lệ phí:
Là một khoản thu chiểm tỷ trọng 12% trong tổng số thu nội địa trên địa bàn tỉnh, số thu đạt và tăng khá, vượt 34% so với dự toán.
Tuy nhiên, trong công tác quản lý vẫn còn một số tồn tại cần được chấn chỉnh và khắc phục ngay như việc kê khai phí hàng tháng của một số đơn vị thu phí chưa sát với thực tế, trích nộp chưa kịp thời, số nợ còn lớn, công tác quyết toán và kiểm tra quyết toán còn chậm.
Nguyên nhân cơ bản là do chúng ta chưa nghiêm khắc trong việc xử lý các biện pháp chế tài theo quy định như xử phạt hành chính và phạt chậm nộp tiền vào Ngân sách đối với những đơn vị, tổ chức vi phạm.
Các khoản thu trên đất:
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp và nhà đất: Năm 2001 hai khoản thu này đã không đạt dự toán (thuế sử dụng đất nông nghiệp đạt 60% với số tiền 2.069.306.880 đồng , thuế sử dụng nhà đất 86% với số tiền 6.702.217.580 đồng) nguyên nhân chính là do thực hiện chính sách miễn, giảm thuế cho nông dân.
Hai khoản thu này liên quan trực tiếp đến các tầng lớp dân cư và với hơn một triệu đối tượng nộp thuế, các chính sách xã hội đang lồng ghép vào chính sách thu, khối lượng công việc nhiều ...làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chỉ đạo thực hiện. Nhưng với quyết tâm của lãnh đạo Cục, sự cố gắng của các chi Cục, trong năm qua ngành thuế đã tập trung chỉ đạo các chi Cục thực hiện việc lập bộ, thông báo nộp thuế, thu thuế xuấ biên lai, miễn giảm thuế và quyết toán thuế đến hộ quy trình quản lý của Tổng Cục.
+ Thu cấp quyền sử dụng đất: Từ đầu năm, ngành thuế đã phối hợp với các cơ quan tham mưu cho Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh thông báo và xử lý kịp thời những lô đất đã quy hoạch nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất. Mặt khác trên thị trường có xu hướng tăng và nhu cầu về đất làm nhà ở của người dân ngày càng lớn nên các hộ đã nhanh chóng làm thủ tục nộp tiền, kể cả những hộ trước đây chây ỳ không chịu làm thủ tục. Do đó số thu về cấp quyền sử dụng đất tăng 218% so với dự toán với số tiền là 40.294.736.364 đồng.
III. Tình hình các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Theo số liệu cấp giấy phép đăng ký kinh doanh tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư tính đến thời điểm này doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An có tất cả 808 doanh nghiệp được cấp mã số thuế gồm các ngành sản xuất 136 đơn vị, ngành xây dựng 109 đơn vị, ngành vận tải 35 đơn vị, ngành thương nghiệp 398 đơn vị, còn lại các ngành khác (130 đơn vị).
Với 808 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, lực lượng lao động trong hợp đồng là385.160 người nhưng chỉ có khoảng 700 tỷ đồng vốn sản xuất kinh doanh; bình quân mỗi doanh nghiệp nghiệp có số vốn là 866.336.600 đồng. Trong đó vốn tập trung chủ yếu ở các Công ty thách nhiệm hữu hạn với số vốn là 407. 270 triệu đồng vốn điều lệ với số lao động là 8340, còn doanh nghiệp tư nhân có số vốn là 94. 436 triệu đồng, với tổng số lao động là 3. 260.
Có thể thấy quy mô sản xuất của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tương đối nhỏ so với doanh nghiệp Nhà nước, ta có thể thấy rõ điều này qua số liệu sau: trên toàn tỉnh có 146 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có 42 doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và 104 doanh nghiệp Nhà nước địa phương; 42 doanh nghiệp Nhà nước Trung ương có số vốn kinh doanh là 4.688.440.000.000 đồng với số lao động là 171.605 người, số vốn kinh doanh bình quân trên mỗi doanh nghiệp là 111.629.520.000 đồng;104 doanh nghiệp Nhà nước địa phương có số vốn kinh doanh là 1.275.574.000.000 đồng với số lao động 24.867 người, số vốn kinh doanh bình quân trên mỗi doanh nghiệp là 12.265.134.000 đồng.
Theo đánh giá căn cứ vào quyết toán thuế có đến 70% doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả nhưng vì quy mô vốn nhỏ, số lượng ít, nên số nộp vào Ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số thu.
Từ khi luật doanh nghiệp ra đời và áp dụng từ năm 2000 đến nay số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên đáng kể, bình quân năm 2000 - 2001 số này đăng ký khoảng 250 doanh nghiệp mỗi năm chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, còn trước năm 2000 số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với 2 năm gần đây.
Nhìn chung các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý chưa cao, ý thức pháp luật dần được nâng lên qua các năm. Do đó, hàng hoá ở Tỉnh Nghệ An khó có thể cạnh tranh với các hàng hoá trong cả nước và trên thế giới. Đây là vấn đề bức xúc cần tập trung xem xét để tìm hướng đi thích hợp, để Nghệ An có một nền kinh tế phát triển vững chắc.
IV. Thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1. Tình hình công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
1.1. Quản lý đối tượng nộp thuế.
Điều 12 luật thuế giá trị gia tăng quy định: Cơ sở kinh doanh kể cả cơ sở trực thuộc của cơ sở đó phải đăng ký nộp thuế với cơ quan trực tiếp quản lý với hướng dẫn của cơ quan thuế. Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng chậm nhất là mười ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Như vậy, theo quy định của pháp luật tất cả các đối tượng muốn ra hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh và đăng ký nộp thuế. Qua đó cơ quan thuế có thể nắm được số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn và cơ cấu ngành nghề kinh doanh. Đây là công việc đầu tiên, có ý nghĩa với nguồn thu Ngân sách sau này và công tác kiểm tra tình hình kinh doanh, nộp thuế của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý đối tượng nộp thuế, ngay từ đầu mỗi năm Cục thuế đã triển khai công tác kê khai, đăng ký cấp mã số thuế. Công tác cấp mã số thuế là yêu cầu bắt buộc và cần thiết đối với tất cả các đối tượng nộp thuế; việc cấp mã số thuế nhằm mục đích: Các cách và hiện đại hoá công tác quản lý hành chính về thuế nâng cao hiệu quả quản lý. Mặt khác việc cấp mã số đối tượng nộp thuế còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh và đảm bảo các quyền lợi cho đối tượng nộp thuế: kết quả đến nay, Cục thuế Nghệ An đã tổ chức hướng dẫn cho cơ sở kinh doanh kê khai và cấp mã số thuế cho 808 doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Cụ thể :
Tổng số: 808 doanh nghiệp
trong đó
- Ngành sản xuất : 136
- Ngành xây dựng : 109
- Ngành thương nghiệp : 369
- Ngành vận tải : 35
- Ngành khác : 130
Trong số 808 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh, có 269 doanh nghiệp do cục thuế trực tiếp quản lý; từ tháng 9 năm 2000 Cục thuế Nghệ An chuyển về cho các chi Cục thuế. Trước năm 1999 toàn bộ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do chi Cục quản lý; sau năm 1999 số doanh nghiệp này thống nhất quản lý tại Cục do có các luật thuế mới là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng trong quá trình quản lý (năm 1999 và nữa đầu năm 2000) không có hiệu quả. Cho nên, tháng 9 năm 2000 và đầu năm 2001 Cục thuế Nghệ An đã chuyển ngược trở lại một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh về cho chi Cục thuế ở thành phố, thị xã, huyện quản lý. Một số doanh nghiệp mới được thành lập cũng giao cho các chi Cục quản lý trên địa bàn mình .
Việc thay đổi trong công tác quản lý này là sự chuyển hướng rất đúng đắn bởi những lý do:
+ Các doanh nghiệp nằm trên địa bàn do chi Cục nào đó quản lý sẽ giám sát khá sát sao vì nắm bắt kịp thời quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng này. Số đối tượng do Cục thuế Nghệ An quản lý lớn, trong lúc số cán bộ thuế chỉ có hạn nên mỗi cán bộ thuế thuộc phòng thu ngoài quốc doanh đảm nhiệm nhiều công việc, tuy đồng bộ nhưng không kịp thời.
+ Quá trình quản lý thuế của các đối tượng nộp thuế này đã đi vào nề nếp, đồng thời trình độ của cán bộ thuế tại các chi Cục đã nắm bắt kịp thời với các luật thuế mới, do đó Cục thuế có thể giao cho cán bộ tại chi cục đảm trách tốt khối lượng công việc ngày càng tăng.
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu tập trung nhiều nhất ở ngành thương mại, dịch vụ chiếm 49% trong tổng số doanh nghiệp. Còn ngành sản xuất chỉ chiếm có 16,83% đây là tỷ lệ tương đối nhỏ bé.
Hệ thống thông tin về đăng ký mã số thuế đã đem lại hiệu quả tích cực trong quả lý thu thuế: thống nhất thu về đối tượng nộp thuế, tăng cường công tác quản lý, thông qua mã số thuế để đối chiếu thông tin về đối tượng nộp thuế trên địa bàn và cả nước, tạo điều kiện kiểm tra, phát hiện các trường hợp vi phạm.
Trong công tác quản lý đối tương nộp thuế thì quả lý các doanh nghiệp nghi kinh doanh cũng có vai trò quan trọng bởi nó liên quan tới việc xét miễn giảm thuế hoặc không phải nộp thuế nếu nghỉ luôn để có các kế hoạch, dự toán tính thuế của Cục thuế. Qua thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nghỉ kinh doanh với các lý do:
+ Nghỉ kinh doanh để chuyển hướng kinh doanh.
+ Nghỉ kinh doanh để sát nhập, chia tách.
+ Nghỉ kinh doanh do điều kiện sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.
+ Nghỉ hay tạm nghỉ vì một số nguyên nhân khác.
Qua công tác kiểm tra cho thấy có mười doanh nghiệp nghỉ kinh doanh nhưng không báo cáo lên phòng ngoài quốc doanh dẫn đến tình trạng để lưu lạc mã số thuế gây khó khăn cho việc quản lý đối tượng nộp thuế có trường hợp báo nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh để trốn lậu thuế, số này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số doanh nghiệp xin phép nghỉ.
1.2. Công tác nộp tờ khai thuế.
Tờ khai thuế, chứng từ nộp là căn cứ quan trọng để đối tượng nộp thuế nộp tiền vào kho bạc Nhà nước. Vì vậy, công tác kiểm tra tờ khai thuế sau đó đưa ra thông báo thuế cho đối tượng nộp thuế sẽ quyết định đế số thu Ngân sách.
Điều 13 luật thuế giá trị gia tăng quy định: “Cơ sở kinh doanh phải kê khai thuế giá trị gia tăng từng tháng và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trong vòng mười ngày đầu của tháng tiếp theo ... cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai thuế “.
Như vậy, trong vòng mười ngày đầu tháng tiếp theo các doanh nghiệp phải gửi tờ khai tính thuế giá trị gia tăng của tháng trước liền kề cho Cục thuế kèm theo bàng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định. Qua thực tế tại Cục thuế Nghệ An thì có 80% doanh nghiệp nộp đúng hạn tức là từ một đến mười ngày đầu tháng sau vào năm 2000 nhưng đến năm 2001 số lượng tờ khai nộp đúng quy định là 84%, như vậy việc chấp hành kê khai, tính thuế giá trị gia tăng của đơn vị đã đi vào nề nếp.
Khi tiếp nhận tờ khai, cán bộ thuế tiến hành kiểm tra phát hiện những sai sót trên tờ khai. Những sai sót thường mắc là:
- Việc áp dụng thuế suất sai, tính toán sai.
- Có sự chênh lệch giữa tờ khai và bảng kê.
- Khai thiếu chỉ tiêu hoặc sai mẫu tờ khai.
Trong thời gian đầu chất lượng tờ khai còn chưa cao, do việc tập hợp hoá đơn lên bảng kê chưa kịp thời, do đó phản ánh số thuế đầu ra, đầu vào thiếu chính xác. Cục thuế đã có các biện pháp kịp thời uốn nắn để chỉ đạo các doanh nghiệp, do đó đến nay chất lượng tờ khai tăng lên rõ rệt, số thuế đầu ra, đầu vào được khấu trừ và số thuế phải nộp chính xác hơn, là cơ sở cho cơ quan thuế kiểm tra và thông báo nộp thuế cho đơn vị hàng tháng đúng kỳ hạn, đơn vị hoàn toàn chủ động trong việc kê khai tính thuế và nộp thuế theo thông báo.
Các phòng quản ký thu của Cục thuế tăng cường công tác kiểm tra, xử lý tờ khai theo đúng quy định, kịp thời uốn nắn, bổ sung cho đơn vị những sai sót, sai lệch về trình tự kê khai, đến nay 100% doanh nghiệp đều chủ động kê khai hoạt động phát sinh của mình.
1.3. Công tác quản lý căn cứ tính thuế.
Để thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế không những phải quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế mà còn phải xác định chính xác doanh thu, mức thuế theo ngành nghề, loại hình kinh doanh và từng loại sản phẩm riêng biệt. Bởi không xác định chính xác căn cứ tính thuế (bao gồm thuế suất và giá tính thuế) thì sẽ gây mất công bằng xã hội.
Trước hết chúng ta bàn về thuế suất:
Như chúng ta đã biết từ ngày 01/0 1/ 1999 luật thuế giá trị gia tăng được áp dụng thay thế luật doanh thu; thuế giá trị gia tăng chỉ có bốn mức thuế suất là 0%, 5%, 10%, 20% thay vì mười một mức thuế suất doanh thu từ 0% đến 30% là một bước giảm bớt đáng kể sự phức tạp và tính trùng lặp. Đây là luật thuế tiến bộ nhất hiện nay và đơn giản dễ thực hiện hơn.
Tuy nhiên, việc định ra thuế suất khác nhau lại dựa trên tính năng công dụng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế. Do vậy việc xác định thuế suất đối với từng mặt hàng, dịch vụ khó khăn, phức tạp. Tiêu chí để phân biệt mục đích sử dụng của hàng hoá, dịch vụ là rất phức tạp, dẫn đến tình trạng cùng một mặt hàng nhưng có thể áp dụng các mức thuế suất khác nhau. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện trong lĩnh vực thuế giữa cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế trong thời gian gần đây. Ví dụ: thuế suất 5% - 10% vừa phân biệt theo nguyên vật liệu trong kết cấu hàng hoá, vừa theo công dụng đã gây khó khăn trong giải thích vận dụng, điển hình là hàng cơ khí tiêu dùng (10%) và có khi dùng cho sản xuất (5%) hoặc đối với hoá chất cơ bản thuế suất 5% còn hoá chất thông thường là 10%, vậy tiêu thức nào để phân biệt.
Với việc quy định bốn mức thuế suất chênh lệch nhau tương đối lớn (5%) so với thuế doanh thu trước đây; hậu quả là do nhiều ngành được nộp thuế giá trị gia tăng thấp hơn thuế doanh thu nên làm ăn thuận lợi hơn; nhưng còn nhiều ngành nghề gặp khó khăn do phải nộp thuế giá trị gia tăng cao hơn thuế doanh thu. Để giải quyết khó khăn trước mắt cho đối tượng nộp thuế; điều 28 luật thuế giá trị gia tăng cũng như Nghị quyết 18/ 1998/ NQ/ QH 10 về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 1999 cho phép giảm thuế trong trường hợp doanh nghiệp bị lỗ do thực hiện luật thuế giá trị gia tăng nhưng số giảm không quá số thuế phải nộp. Năm 2002 số trường hợp được miễn không còn nữa, bởi đây chỉ là biện pháp tháo gỡ tình thế khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện luật thuế mới còn về lâu dài doanh nghiệp phải tự tổ chức sản xuất kinh doanh có lãi và hơn thế nữa thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu do người tiêu dùng chịu chứ không phải doanh nghiệp chịu.
Có doanh nghiệp thuế suất giá trị gia tăng vật tư, nguyên liệu đầu vào là 10% nhưng thuế suất thuế giá trị gia tăng hàng hoá đầu ra chỉ có 5%, có loại 10% ... (do cùng loại vật tư, nguyên liệu nhưng sản xuất ra nhiều loại hàng hoá khác nhau) dẫn đến rất khó khăn trong việc hoạch toán.
- Giá tính thuế: Giá tính thuế ghi trên hoá đơn là trọng tâm quản lý căn cứ tính thuế.
Hoá đơn chứng từ và sổ sách kế toán là điều kiện cơ bản để thực hiện luật thuế giá trị gia tăng, đó là căn cứ để xây dựng giá trị gia tăng ở từng khâu tính thuế, xác định số thuế đầu ra, thuế đầu vào khấu trừ và số thuế phải nộp. Đây là vấn đề tập trung nhiều sự quan tâm nhất của các nhà quản lý hiện nay; là vấn đề nóng bỏng không của riêng ai. Việc quản lý sử dụng hoá đơn, chứng từ là điều kiện thuận lợi để quản lý chặt chẽ các khoản chi phí tính thuế, là cơ sở để đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và là thước đo chất lượng quản lý thu thuế giá trị gia tăng ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Quản lý sử dụng hoá đơn bán hàng thống nhất, đầy đủ có ý nghĩa quan trọng đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế. Việc này tác động tích cực góp phần thiết lập trật tự kỷ cương trong công tác quản lý tài chính và lành mạnh trong các quan hệ kinh tế - xã hội ... Đảm bảo quyền lợi người kinh doanh công bằng, hợp lý cho Ngân sách Nhà nước và mở rộng lưu thông hàng hoá trên thị trường theo các quy định của Nhà nước. Quản lý hoá đơn, chứng từ sẽ thúc đẩy công tác hạch toán, kế toán và thúc đẩy việc thực hiện mua , bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ hợp pháp.
Đến nay, toàn tỉnh có 808 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong đó có 269 doanh nghiệp do Cục trực tiếp quản lý đã kê khai đăng ký nộp thuế.
Việc quản lý và sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp trong tỉnh hầu hết các doanh nghiệp thực hiện ghi chép và quản lý tốt. Công tác quản lý ấn chỉ đã có nhiều tiến bộ, góp phần đáng kể vào công tác quản lý thu thuế của ngành, hàng tháng đã có kế hoạch nhận ấn chỉ và in các tài liệu, sổ sách biểu mẫu kịp thời, đầy đủ phục vụ tốt công tác quản lý và thu phòng quản lý đối chiếu hoá đơn, trả lời kịp thời cho tỉnh bạn được 3.750 số hoá đơn.
Tuy vậy, vẫn còn một số doanh nghiệp việc quản lý và sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng chưa chặt chẽ.
Hiện nay, các doanh nghiệp đã dùng các thủ đoạn sai trái về hoá đơn chứng từ làm căn cứ tính thuế như:
+ Hiện tượng ghi sai số tiền bán hàng thể hiện ở trên liên một nhỏ hơn trên liên hai rải rác vẫn còn xảy ra: số tiền ghi ở trên liên hai lớn hơn rất nhiều lần so với trên liên một để trốn thuế, đây là vấn đề thường xuyên gặp ở các doanh nghiệp. Qua công tác xác minh các doanh nghiệp ở Nghệ An đi mua hàng ở địa phương khác đã phát hiện 34 số không đúng, với số tiền chênh lệch là 179. 000. 000 đồng trong hai năm 2000 và 2001 ( trong đó năm 2000 có 21 trường hợp với số tiền chênh lệch là
133. 000. 000 đồng, năm 2001 có 13 trường hợp với số tiền chênh lệch là 46. 000. 000 đồng).
Số hoá đơn xác minh của các cơ quan thuế gửi đến: năm 2000 có 7 doanh nghiệp đề nghị xác minh là 164 số, có 164 số đúng. Năm 2001 đề nghị xác minh của 14 doanh nghiệp là 189 số, có 181 số đúng, 08 số không đúng với số tiền thuế giá trị gia tăng, chênh lệch là 19. 000. 000 đồng.
+ Giá ghi trong hoá đơn bán hàng thấp hơn giá thực tế để trốn thuế: chủ yếu ở các doanh nghiệp hoạt động ở lỉnh vực thương mại, dịch vụ, ăn uống bán hàng chủ yếu cho nghười tiêu dùng, giá cả phản ánh trên hoá đơn chưa chưa đúng với giá thực tế, rõ nét nhất là ở các doanh nghiệp kinh doanh xe máy và doanh nghiệp bán hàng nhập khẩu.
+ Khai khống hoá đơn đầu vào: hoá đơn là có thật nhưng hàng hoá, dịch vụ thể hiện trên hoá đơn là không có thật để doanh nghiệp đựơc hoàn thuế gây thất thu lớn Ngân sách Nhà nước.
+ Không xuất hoá đơn bán hàng để giảm doanh thu: thường xẩy ra ở các doanh nghiệp bán lẻ bán hàng cho người tiêu dùng; bởi các đối tượng này không có thói quen lấy hoá đơn khi mua hàng.
+ Tự in hoá đơn: Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tự in hoá đơn theo đặc thù kinh doanh của mình, sử dụng hoá đơn này làm cho doanh nghiệp có ý thức trách nhiệm quản lý và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, không để thất lạc, mất mát, hoặc để người khác sử dụng đồng thời nâng cao tính chủ động của các doanh nghiệp này. Tuy có những ưu việt trên nhưng thực tế cho thấy có doanh nghiệp lúc xuất hàng đi có mang hoá đơn theo sau đó quay trở về chở chuyến hàng khác vẫn mang hoá đơn đó đi nhằm trốn thuế giá trị gia tăng.
+ Căn cứ vào tờ khai thuế giá trị gia tăng và bảng kê hàng tháng của doanh nghiệp đã tổ chức đối chiếu xác minh hoá đơn mua và bán hàng của doanh nghiệp thuộc phạm vi cục quản lý, về cơ bản hoá đơn mua và bán là đúng, khớp nhưng vẫn có 03 số sai thuế chênh lệch đã phát hiện là 14.327. 000 đồng.
Việc quản lý hoá đơn của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân là vấn đề bức xúc, có thể nói là nổi cộm nhất hiên nay.
1.4. Công tác khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng.
Các doanh nghiệp phải nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, có nghĩa là khi tính thuế đầu ra lúc bán hàng thì được khấu trừ thuế khi mua hàng, trường hợp số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra thì được Nhà nước hoàn lại số chênh lệch.
Thực hiện chỉ đạo của Tổng Cục Thuế, căn cứ nội dung thông tư 93/ 1999/ TT-BTC ngày 28/07/ 1999 để giải quyết hoàn thuế tạo thuận lợi về vốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện như sau:
+ Năm 2000 hoàn thuế cho 28 doanh nghiệp với số tiền là 1.875.618. 000 đồng.
+ Năm 2001 hoàn cho 32 doanh nghiệp với số tiền được hoàn là 2.761.472. 000 đồng; trong đó đơn vị được hoàn số thuế lón là Công ty thương mại Hoà Bình với số tiền là 887.882. 000 đồng .
Hoàn thuế tập trung chủ yếu giải quyết ở các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, sản xuất và xây dựng. Nhìn chung, các doanh nghiệp thực hiện tương đối tốt việc kê khai, hoàn thuế, nhưng cũng có không ít trường hợp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để hoàn thuế hoặc vi phạm trong kê khai hoàn thuế.
Luật thuế giá trị gia tăng quy định: thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ đối với hàng hoá, nguyên vật liệu và dịch vụ dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá tính thuế giá trị gia tăng, thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng nào thì được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp của tháng đó, không phân biệt xuất dùng bán ra hay tồn kho. Do đó, doanh nghiệp lúc bán hàng có lúc không xuất hoá đơn mà làm trong các sổ sách kế toán là hàng tồn kho, do số thuế giá trị gia tăng đầu vào lớn hơn số thuế giá trị gia tăng đầu ra nên doanh nghiệp được hoàn thuế, là lý do dây dưa nộp chậm thuế để chiếm dụng vốn của Nhà nước, là thủ đoạn rất tinh vi làm thất thoát Ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp làm như vậy xuất phát từ nguyên lý một đồng hôm nay giá trị hơn một đồng trong tương lai và ngược lại, bởi vì đồng tiền có khả năng sinh lời. Chính vì vậy mà các đối tượng nộp thuế, các nhà tư vấn thuế khai thác triệt để khía cạnh này để chiếm dụng vốn Ngân sách Nhà nước.
ở nước ta có trên 80% là nông dân với thế mạnh sản xuất các sản phẩm nông lâm thuỷ sản nên chính sách thuế hiện hành quy định đối với các cơ sở thu mua hàng nông sản, thuỷ sản, hải sản của người dân trực tiếp sản xuất không có hoá đơn nhưng lập bảng kê theo quy định cũng được khấu trừ khống theo tỷ lệ thống nhất là 2% trên giá trị ghi trên bảng kê , 3% đối với hoá đơn thông thường. Đây là hình thức trợ gía của Nhà nước đối với hàng nông sản góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có điều kiện hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu. Lợi dụng ưu đãi của nhà nước một số doanh nghiệp tuy mua những sản phẩm trên của tư thương nhưng sau đó vẫn lập bảng kê để được hưởng khấu trừ thuế, tạo điều kiện trốn thuế của tư thương.
Để khuyến khích xuất khẩu, Nhà nước ra quy định áp dụng mức thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu, đơn vị có hàng xuất khẩu không những không phải nộp thuế giá trị gia tăng mà còn được hoàn lại toàn bộ số thuế đã nộp đầu vào có liên quan tới lô hàng thực tế xuất khẩu.
Với chính sách ưu đãi này đã tạo điều kiên thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Tuy nhiên có trường hợp, doanh nghiệp vẫn được hoàn thuế giá trị gia tăng mà hàng hoá đó lại tiêu thụ trong nước gây ra bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp khác. Sở dĩ có tình trạng trên xẩy ra là do doanh nghiệp tư thông, liên kết với hải quan, hải quan xác nhận số hàng đó đã xuất qua biên giới, sau đó doanh nghiệp lập hồ sơ xin được hoàn thuế đầu vào, khi đã có đầy đủ các thủ tục cơ quan thuế phải hoàn thuế kịp thời cho doanh nghiệp, đã gây thất thoát Ngân sách Nhà nước với số tiên không nhỏ.
Theo thông tư số 106/ 1999/ TT - BTC hưóng dẫn cụ thể 3 trường hợp được khấu trừ thuế đầu vào:
+ Cơ sở sản xuất, chế biến, thương mại nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế mua nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người trực tiếp sản xuất, khai thác không có hoá đơn nhưng có bảng kê hoặc người kinh doanh có hoá đơn bán hàng thì được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo tỷ lệ (%) tính trên giá trị hàng hoá mua vào theo bảng kê hoặc hoá đơn .
+ Các cơ sở sản xuất, chế biến (trừ cơ sở thương mại ) nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế mua phế liệu các loại của người trực tiếp thu nhặt phế liệu không có hoá đơn phải lập bảng kê hàng mua vào hoặc mua của người kinh doanh, mua gom có hoá đơn bán hàng thì được khấu trừ thuế đầu vào theo một tỷ lệ (%) tính trên giá trị hàng hoá mua vào theo bảng kê hoặc hoá đơn.
+ Các trường hợp khác ...
Việc khấu trừ thuế hoặc hoàn thuế đầu vào quy định tại điểm 1, 2, 3 trên đây, không áp đúng đối với trường hợp mua hàng làm nguyên liệu để sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu hoặc mua để xuất khẩu.
Để được hoàn thuế, một số doanh nghiệp xuất khẩu đã thành lập ra những công ty “ma”; công ty này chuyên lập bảng kê mua hàng hoá sau đó xuất hoá đơn giá trị gia tăng cho doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp khi xuất hàng sẽ được hoàn lại toàn bộ số thuế giá trị gia tăng đầu vào và như vậy sau một công đoạn nữa doanh nghiệp xuất khẩu vẫn được khấu trừ khống thuế giá trị gia tăng đầu vào, với tình hình này ngành thuế khó có thể kiểm soát.
1.5. Công tác quản lý thu nộp thuế.
Quy trình quản lý thu thuế mới yêu cầu các đối tượng nộp thuế phải tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế vào kho bạc nhà nước theo thông báo thuế. Đây là quy trình thể hiện tính chủ động và tính khách quan trung thực trong quá trình thu nộp thuế. Cán bộ thuế có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi các doanh nghiệp nộp thuế vào kho bạc đúng thời gian ghi trong thông báo thuế. Nếu đến thời hạn ghi trong thông báo thuế doanh nghiệp chưa nộp thuế vào kho bạc thì phòng quản lý thu gửi thông báo lần hai và tính tiền phạt nộp chậm. Theo quy định tại khoản hai điều 19 của luật thuế giá trị gia tăng; nếu cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số thuế, số tiền phạt theo thông báo thì có quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33879.doc