Luận văn Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU 1

LỜI CẢM ƠN! 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1.1 Nguồn vốn chủ sở hữu 6

1.1.1.1 Vốn điều lệ 7

1.1.1.2 Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động 7

1.1.1.3 Các quỹ 8

1.1.2 Nguồn vốn huy động 9

1.1.2.1 Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư 9

1.1.2.2 Vốn huy động từ tiền gửi thanh toán 10

1.1.2.3 Vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội 10

1.1.2.4 Vốn huy động tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 11

1.1.3 Nguồn vốn vay 11

1.1.3.1 Vay Ngân hàng Trung ương 11

1.1.3.2 Vay các tổ chức tín dụng khác 12

1.1.3.3 Vay trên thị trường vốn 12

1.1.4 Nguồn vốn khác 13

1.1.4.1 Tiền uỷ thác 13

1.1.4.2 Tiền trong thanh toán 13

1.2. HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 13

1.2.1. Sự cần thiết của huy động vốn đối với Ngân hàng thương mại 13

1.2.1.1 Vốn là cơ sở để các ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh 13

1.2.1.2 Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng 14

1.2.1.3 Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường 14

1.2.1.4 Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng 14

1.2.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại 15

1.2.2.1 Theo đối tượng huy động 15

1.2.2.2 Theo hình thức huy động 18

1.2.2.3 Theo thời gian huy động 22

1.2.2.4 Phân theo loại tiền 22

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 23

1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan 23

1.3.1.1 Môi trường kinh tế - xã hội 23

1.3.1.2 Môi trường chính trị - pháp lí 24

1.3.1.3 Các nhân tố thuộc về khách hàng 25

1.3.1.4. Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng 26

1.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan 27

1.3.2.1 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng 27

1.3.2.2 Uy tín của ngân hàng 27

1.3.2.3 Lãi suất huy động vốn và cho vay 28

1.3.2.4 Mạng lưới phục vụ và các hình thức huy động vốn 28

1.3.2.5 Trình độ và thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng 29

1.3.2.6 Trình độ công nghệ ngân hàng 29

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 31

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 31

2.1.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 31

2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội ( 2004 – 2006 ) 35

2.1.2.1 Huy động vốn 36

2.1.2.2 Sử dụng vốn 38

2.1.2.3 Các hoạt động khác 41

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI (2004-2006) 44

2.2.1 Huy động vốn phân theo kỳ hạn gửi tiền 44

2.2.2 Vốn huy động phân theo loại tiền 47

2.2.3 Huy động vốn phân theo hình thức huy động 49

2.2.4 Vốn huy động phân theo đối tượng 54

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG 57

2.3.1 Kết quả đạt được 57

2.3.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân 60

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 66

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 66

3.1.1 Định hướng chung 67

3.1.2 Định hướng huy động vốn 68

 

3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 69

3.2.1 Mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ 69

3.2.2. Điều chỉnh linh hoạt lãi suất huy động vốn. 70

3.2.3 Thực hiện giờ giao dịch linh hoạt 71

3.2.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm huy động 72

3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 74

3.2.6 Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng 75

3.2.7 Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng 76

3.2.8 Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 79

3.3 KIẾN NGHỊ 79

3.3.1 Đối với Chính phủ 79

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 80

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1999 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động. Sau 18 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác. Từ khi thành lập cho đến nay, các chi nhánh thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ huy động vốn, đầu tư tín dụng, thanh toán quốc tế…đồng thời triển khai các loại hình dịch vụ tiện ích phục vụ các thành phần kinh tế. Có thể nói, việc phát triển màng lưới kinh doanh đã góp phần không nhỏ vào kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội trong những năm qua. ðChức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội üVừa quản lý điều hành, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các chi nhánh trực thuộc vừa trực tiếp kinh doanh tại trụ sở. üHuy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của tất cá các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước trên địa bàn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới nhiều hình thức linh hoạt. üPhát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động khác nhau theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. üĐược phép vay vốn của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. üTiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. üCho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng Việt nam đồng và bằng ngoại tệ đối với tất cả các thành phàn kinh tế để sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. üThực hiện thu chi tiền mặt, cân đối điều hoà vốn cới các chi nhánh NHNo &PTNT trực thuộc. üThực hiện kinh doanh mua bán, thu đổi ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. üCung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng như dịch vụ thẻ, ATM, dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, bảo lãnh, L/C, két sắt, môi giới, cầm cố chứng từ có giá, vàng và bất động sản, thu chi hộ, dịch vụ tư vấn, dịch vụ kiều hối, dịch vụ kiều hối, dịch vụ ngân quỹ và các dịch vụ khác. üThực hiện đầu tư dưới các hình thức hùn vốn kinh doanh và các hình thức khác với các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nền kinh tế. üThực hiện công tác thanh tra kiểm tra kiểm toán nội bộ và với các chi nhánh ngân hàng trực thuộc. 2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội ( 2004 – 2006 ) Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã tận dụng thuận lợi, khắc phục khó khăn để góp phần phát triển kinh tế Thủ đô theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV đề ra. Với mục tiêu không ngừng hỗ trợ các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng đã liên tục khai thác nguồn vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, mở rộng và nâng cấp mạng lưới, mở rộng đầu tư tín dụng đặc biệt đầu tư cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngoài ra, trong năm 2006 ngân hàng cũng không ngừng mở rộng các loại hình dịch vụ, khai thác nguồn ngoại tệ, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu, cung ứng ngoại tệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thủ đô. Do đó sẽ là hợp lý khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh chính – huy động vốn và tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội trong thời kỳ 2004-2006 2.1.2.1 Huy động vốn Đến 31/12/2006, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã có nguồn vốn huy động 12.846 tỷ VND, tăng 1. 245 tỷ so với năm 2005 đạt 105% kế hoạch Trung ương giao. Trong đó: ü Tiền gửi VND đạt 11.487 tăng 1.406 tỷ so với năm 2005, chiếm 85% tổng nguồn vốn huy động. ü Tiền gửi bằng ngoại tệ (quy đổi) đạt 1.358 tăng 362 tỷ so với năm 2005, chiếm 15 % trong tổng nguồn vốn huy động. Thời kỳ 2004 – 2006 tuy có gặp nhiều khó khăn thách thức nhưng Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội luôn giữ vững mục tiêu khinh doanh của mình, hoạt động huy động vốn đạt kết quả như sau: Bảng 1: Tình hình biến động nguồn vốn huy động thời kỳ 2004 -2006 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng nguồn vốn huy động 9.276 11.601 12.846 Tăng trưởng ( Tỷ đồng ) - 472 + 2.325 + 1.245 Tăng trưởng (%) - 4,8% + 25% + 13% ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2006) Biểu đồ 1: Biến động vốn huy động Biểu đồ trên đây cho thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng đáng kể. Năm 2004 nguồn vốn huy động đạt 9.276 tỷ, giảm 472 tỷ so với 2003 (- 4,8% ). Năm 2005 nguồn vốn đạt 11.601 tỷ, tăng 2.325 tỷ ( 25% ) so với năm 2004. Năm 2006 nguồn vốn huy động 12.846 tỷ, tăng 1.245 tỷ (13%) so với năm 2005. Để có nguồn vốn trên đây, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội thường đã đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền phù hợp với cơ chế thị trường, vừa huy động bằng VNĐ vừa huy động bằng ngoại tệ như USD, EURO; áp dụng nhiều hình thức trả lãi như trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi hàng tháng, trả lãi hàng quý với nhiều hình thức huy động vốn như: tiết kiệm, kỳ phiếu, tiền gửi, gửi góp, gửi bậc thanh…đồng thời chi nhánh đã chủ động điều chỉnh linh hoạt lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất huy động vốn trên địa bàn. Không những thế phong cách giao dịch được thay đổi ngày càng tốt hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong giao dịch với khách hàng. 2.1.2.2 Sử dụng vốn Cho vay là chức năng kinh tế quan trọng hàng đầu của các Ngân hàng thương mại nói chung và của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội nói riêng. Hoạt động cho vay của ngân hàng có hiệu quả có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế của thủ đô Hà Nội, bởi cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo sức sống mới cho nền kinh tế. Bảng 2: Tình hình cho vay theo thời hạn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội thời kỳ 2004-2006 Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền 04/03 (%) Số tiền 05/04 (+%) Số tiền 06/05 (+%) Doanh số cho vay 3.710 -13 5.452 47 18.460 + 239 Ngắn hạn 2.769 -7 3.816 +38 11.978 + 214 - Tỷ trọng(%) 74,6 70,1 64.8 Trung hạn 635 -20 981 +55 2.533 + 158 - Tỷ trọng(%) 17,1 17,9 13.7 Dài hạn 306 -35 655 +114 3.949 + 503 - Tỷ trọng(%) 8,3 12,1 21.5 Doanh số thu nợ 3.369 -2 5.901 +75 18.471 + 213 Ngắn hạn 2.583 +11 4.131 +60 12.169 + 195 - Tỷ trọng(%) 76,7 70 65.8 Trung hạn 673 -2 1.234 +83 2.405 + 95 - Tỷ trọng(%) 19,9 20,9 13 Dài hạn 113 -78 536 +374 3.897 +627 - Tỷ trọng(%) 3,4 9,1 21.2 Tổng dư nợ 3.139 +12 2.690 -14 2.457 -8,7 Ngắn hạn 1.946 +10 1.631 -16 1.336 -18 - Tỷ trọng(%) 62 60,6 54,3 Trung hạn 636 -6 383 -40 432 12,8 - Tỷ trọng(%) 20,3 14,2 17,6 Dài hạn 557 +53 676 +21 689 1,91 - Tỷ trọng(%) 17,7 25,2 28,1 Đơn vị: Tỷ đồng ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2006) Số liệu trên cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất ( trên 70% ). Loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã không ngừng củng cố, duy trì các mối quan hệ với khách hàng truyền thống, nghiên cứu thị trường để tìm khách hàng mới, đồng thời chú trọng đổi mới phong cách giao dịch, luôn cập nhật thông tin để tư vấn thị trường trong và ngoài nước cho khách hàng…Điều này giúp cho ngân hàng vừa tránh được rủi ro về tín dụng, vừa đảm bảo được khả năng thanh toán. Cho vay ngắn hạn vừa giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro về tín dụng và lãi suất vừa đảm bảo khả năng thanh toán. Những nỗ lực đó đã làm cho hoạt động cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội trong thời gian qua đã có nhiều biến chuyển đáng kể. Cụ thể: Năm 2004 doanh số cho vay chỉ có 3.710 tỷ đồng, nhưng đến năm 2006 đã lên tới 18.460 tỷ đồng (+239%) so với năm 2005. Đi đôi với việc cho vay ngắn hạn là chủ yếu thì lượng vốn cho vay trung và dài hạn cũng tăng nhanh, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã đầu tư vốn trung dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất để đổi mới công nghệ, sản xuất nhiều mặt hàng mới phục vụ kinh tế, đời sống và xuất khẩu bằng nhiều hình thức cho vay trực tiếp và đồng tài trợ, dư nợ cho vay ngắn hạn từ chỗ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2004 dư nợ ngắn hạn chiếm 62% tổng dư nợ thì năm 2005 chỉ chiếm 60,6% tổng dư nợ; Năm 2006 chỉ còn là 54,3%, thay vào đó là dư nợ trung dài hạn tăng dần phù hợp với nhu cầu đổi mới công nghệ của nền kinh tế . Bên cạnh cho vay các dự án lớn tập trung, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội còn mở rộng cho vay sinh hoạt đối với công chức, viên chức, sỹ quan, công nhân viên quốc phòng trong các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, lực lượng vũ trang nhằm ngóp phần nâng cao đời sống vật chất của nhân dân Thủ đô.. 2.1.2.3 Các hoạt động khác Thanh toán Quốc tế là một ưu thế lớn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. Mặc dù, tỷ giá giữa các loại ngoại tệ với VND luôn biến động theo hướng bất lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường vào những tháng cuối năm, nhưng nhờ vào lợi thế của mình cùng với các biện pháp thực hiện có hiệu quả Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội vẫn giữ vững được thế mạnh về thanh toán quốc tế của mình. *Về xuất khẩu Đơn vị: 1000 USD Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Chứng từ đòi tiền 53 1.028 54 1.464 126 3.200 Thu tiền 46 996 52 1.427 115 2.800 Chuyển tiền tới 230 6.086 408 12.132 520 14.000 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2006) Về nhờ thu xuất khẩu : Năm 2005 đã gửi 54 bộ chứng từ đòi tiền trị giá 1.464 ngàn USD, tăng 01 món, 436 ngàn so với 2004; Năm 2006 gửi 126 bộ chứng từ trị giá 3.200 ngàn USD, tăng 72 món so với năm 2005. Về thu tiền: năm 2005 đã thu 52 món trị giá 1.427 ngàn USD, tăng 6 món, 431 ngàn USD so với năm 2004; Năm 2006 đã thu tiền 115 món trị giá 2.800 ngàn USD, tăng 62 món so với năm 2005. Về chuyển tiền đến: Năm 2005 với 408 món trị giá 12.132 ngàn, tăng 178 món, 6.046 ngàn USD so với năm 2004; Năm 2006 với 520 món trị giá 14.000 ngàn USD tăng 112 món, 1.868 ngàn USD so với năm 2005 *Về nhập khẩu: Đơn vị: triệuUSD Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Phát hành L/C 612 78,4 784 111,5 786 116 Thanh toán L/C 577 65 889 107,2 800 62,4 Nhờ thu 243 16,8 364 16,9 427 19,1 Chuyển tiền 802 31,6 1.682 55,5 1.994 42,9 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2006) Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã áp dụng các nghiệp vụ thanh toán quốc tế có hiệu quả Thanh toán nhờ thu năm 2005 là 364 món trị giá 16,9 triệu USD, tăng 121 món so với năm 2004; Năm 2006 nhờ thu được 427 món trị giá 19,1 triệu USD. Năm 2005 ngân hàng đã mở được 784 LC trị giá 111,5 triệu USD, tăng 172 món so với năm 2004; Năm 2006 với 786 LC trị giá 116 triệu USD. Bên cạnh đó, dịch vụ chuyển tiền của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cũng đã được chú trọng, năm 2005 chuyển 1682 món tiền ra nước ngoài trị giá 55,5 triệu USD, tăng 880 món so với năm 2004. Năm 2006 đã chuyển được 1.994 món, tăng 312 món so với 2005. Với kết quả trên đã tạo lòng tin với khách hàng về khả năng thanh toán của ngân hàng cũng như chất lượng dịch vụ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội . Thanh toán biên mậu là một thế mạnh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, với ưu thế là một ngân hàng có khối lượng giao dịch lớn, khách hàng đa dạng nên dịch vụ này đã được triển khai rộng rãi và đạt kết quả tốt. Năm 2006 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã đa dạng hoá các hình thức thanh toán biên mậu như chuyển tiền ( thương mại và phi thương mại ), thanh toán bằng hối phiếu, thanh toán bằng chứng từ chuyên dùng biên mậu, thanh toán bằng thư tín dụng bằng đồng bản tệ. Cuối năm 2004 ngân hàng đã mở thêm dịch vụ thu đổi đồng CNY đến năm 2006 doanh số đạt gần 30 triệu CNY tăng 13 triệu CNY so với năm 2005. Cùng với việc triển khai áp dụng công nghệ hiện đại, các chi nhánh và Phòng giao dịch trực thuộc của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã triển khai toàn diện các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng như Chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, phone banking, western-union, dịch vụ thanh toán biên mậu, dịch vụ bảo lãnh, ATM, thanh toán thẻ ACB, Master Card, Visa Card, thanh toán séc du lịch, thu đổi các loại ngoại tệ …Năm 2004 có trên 24.500 tài khoản các nhân, tăng trên 2.500 tài khoản so với 2003 trong đó có trên 22.764 thẻ ATM với số dư gần 50 tỷ đồng; Năm 2006 đã có gần 38.000 tài khoản cá nhân với số dư trên 100 tỷ, trong đó có 36.800 thẻ ghi nợ tăng gần 13.200 thẻ so với năm 2005 với số dư trên 56 tỷ. 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI (2004-2006) Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã coi trọng việc huy động vốn tại chỗ nhất là nguồn vốn có tính ổn định cao là nhiệm vụ có tính quyết định phát triển kinh doanh. Thực hiện mục tiêu này, trong những năm qua ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm gia tăng tốc độ nguồn vốn nội tệ, do vậy nguồn vốn không ngừng tăng trưởng ổn định vũng chắc. 2.2.1 Huy động vốn phân theo kỳ hạn gửi tiền Bảng 3: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn qua các năm 2004-2006 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền 04/03 (%) Số tiền 05/04 (%) Số tiền 06/05 (%) Nguồn vốn huy động 9.276 -4,8 11.601 25 12.846 13 1.Không kỳ hạn 1.344 -22 4.654 +246 5.365 +15,2 - Tỷ trọng(%) 6,9 40,1 +41.8 2.Kỳ hạn < 12 tháng 4.622 -4 3.252 -29,6 2.296 -29.4 - Tỷ trọng(%) 49,83 28 17,8 3.Kỳ hạn >12 tháng 3.310 +3 3.695 +11,6 5.185 +40.3 - Tỷ trọng(%) 43,27 31,85 40,4 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2006) Biểu đồ 2 : Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn ² Tiền gửi không kỳ hạn: Trong 3 năm 2004-2006 nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội có sự biến động khá lớn. Tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng ngày càng gia tăng, đến năm 2006 chiếm tỷ trọng lớn nhất do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhu cầu thanh toán vốn của các tổ chức kinh tế tăng lên, chính sách tiền tệ của ngân hàng và chủ yếu do Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã thoả mãn được những yêu cầu của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng, đó là: - Bảo quản tốt tại đơn vị - Chi tiêu thuận tiện - Có được thêm một khoản thu từ lãi ² Tiền gửi có kỳ hạn: Nhìn chung, trong cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội thì vốn ngắn hạn là chủ yếu, nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Về mặt tài chính đó là thuận lợi cho Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội có lãi suất đầu vào bình quân thấp nhưng lại khó khăn về nguồn vốn để cho vay trung dài hạn. Khi nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu thì việc chủ động sử dụng vốn để đầu tư trung và dài hạn bị hạn chế bởi các chỉ tiêu an toàn vốn của Ngân hàng nhà nước, các Ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ được dùng không quá 40% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội là làm thế nào để mở rộng các hình thức huy động vốn dài hạn trong những năm tiếp theo. Ngân hàng huy động vốn không chỉ dừng lại ở mục đích là góp phần kiềm chế lạm phát, củng cố giá trị đồng tiền, mà ý nghĩa quan trọng của nó ở chỗ đưa vốn vào sử dụng và phát triển vốn vững chắc nhất. Do vậy, cùng với chiến lược huy động vốn cần có chiến lược sử dụng vốn đúng đắn có hiệu quả vừa tiết kiệm. 2.2.2 Vốn huy động phân theo loại tiền Trong những năm gần đây, bên cạnh nguồn vốn VNĐ huy động được luôn chiếm tỷ trọng cao thì lượng vốn ngoại tệ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cũng đã dần được nâng cao tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng: Bảng 4: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền qua các năm 2004-2006 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền 04/03 (%) Số tiền 05/04 (%) Số tiền 06/05 (%) Nguồn vốn huy động 9.276 -4,8 11.601 +25 12.846 +13,00 1.VN Đ 8.357 -0,07 10.485 +26 11.501 + 9,69 - Tỷ trọng(%) 90,09 90,38 89,53 2.Ngoại tệ 919 +23,6 1.116 +21,4 1.345 +20,50 - Tỷ trọng(%) 9,91 9,62 10,47 Biểu đồ 3: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2006) ² Nguồn vốn nội tệ: Năm 2004, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội bàn giao 02 chi nhánh Tây hồ và Chương dương về trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nên làm cho tổng nguồn vốn cuối năm 2004 giảm thấp hơn năm 2003 nhưng thực tế nguồn vôn nội tệ vẫn tiếp tục tăng trưởng hơn năm 2003 Năm 2005, Nguồn vốn nội tệ đạt 10.485 tỷ, chiếm 90,38%, tăng 26% so với năm 2004; Năm 2006 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã nhận rõ được những khó khăn, thách thức, nên đã không ngừng đa dạng hoá các hình thức huy động vốn truyền thống và mở rộng thêm nhiều hình thức mới có hiệu quả cao. Bên cạnh các hình thức huy động vốn từ dân cư, chi nhánh còn tìm mọi biện pháp giữ vững và tiếp cận nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, một số chi nhánh đã tiếp cận thu hút thêm khách hàng có nguồn vốn lớn. Kết quả cuối năm 2006 nguồn vốn nội tệ đạt 11.501 tỷ, chiếm 89,53%, tăng 9,69% so với năm 2005. ² Nguồn vốn ngoại tệ Trong xu thế toàn cầu hoá và cạnh trang ngày càng quyết liệt thì nguồn vốn ngoại tệ càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội nói riêng và hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung. Thanh toán biên mậu là một thế mạnh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội với ưu thế là một ngân hàng có khối lượng giao dịch lớn, khách hàng đa dạng nên dịch vụ này đã được triển khai rộng rãi và đạt kết quả tốt. Nhờ vậy tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn ngoại tệ năm 2004 là 23,7%, chiếm 9,91% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn ngoại tệ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội nhìn chung tăng trưởng khá tốt qua các năm. Nhưng với thế mạnh về hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, đặc biệt là sự tăng trưởng tương đối tốt của xuất nhập khẩu. Mặc dù biến động về tỷ giá lớn, đặc biệt trong những tháng cuối năm, tỷ giá các loại ngoại tệ biến động gây nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu, nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung tăng do đó tỷ trọng ngoại tệ trong tổng nguồn không giảm quá nhiều . Nhận thức được tình hình thực tế và đứng trước những khó khăn, thách thức Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cũng đã cố gắng phát huy những lợi thế và khắc phục những khó khăn để đạt được kết quả. Đặc biệt là chất lượng của các sản phẩm dịch vụ được nâng cao rõ rệt, bước đầu chiếm lĩnh thị trường trong nước và góp phần đáng kể vào tăng trưởng kết quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội như chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh Wester-Union, thanh toán séc, thẻ, thu đổi ngoại tệ, đại lý đổi ngoại tệ. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã đa dạng hoá các kênh chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam thông qua dịch vụ chuyển tiền nhanh Wester-Union. 2.2.3 Huy động vốn phân theo hình thức huy động Tiền gửi là đầu vào sống còn trong hoạt động của ngân hàng. Đây là nguồn tài chính cơ bản dùng để tài trợ cho các khoản vay, đầu tư tạo lợi nhuận để đảm bảo cho sự phát triển vững mạnh của ngân hàng. Trong cơ chế thị trường vùng với các ngân hàng khác, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã nhiều hình thức huy động nguồn vốn khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của dân chúng . Do vậy kết cấu nguồn vốn của Ngân hàng có thể bao gồm các loại nguồn vốn theo các hình thức huy động vốn sau đây : Biểu đồ 4 : Cơ cấu vốn huy động theo hình thức huy động Bảng 5: Cơ cấu vốn huy động theo các hình thức huy động vốn qua các năm 2004 -2006 Đơn vị : Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền 04/03 (%) Số tiền 05/04 (%) Số tiền 06/05 (%) Nguồn vốn huy động 9.276 -4,8 11.601 +25 12.846 +13 1.Tiền gửi tiết kiệm 1.998 -4 2.667 +33 2.864 7,4 - Tỷ trọng(%) 21,15 23 22,3 2.Tiền gửi giao dịch 4.620 -15 5.402 +17 5.864 +8,5 - Tỷ trọng(%) 49,8 46,6 45,7 3.Tiền gửi có kỳ hạn 2.128 +29 3.234 +52 3.350 +3,5 - Tỷ trọng(%) 22,9 27,9 26 4.Phát hành giấy tờ có giá 530 +27,8 298 -44 768 +158 - Tỷ trọng(%) 5,8 2,5 6,0 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2006 ) ² Nguồn tiền gửi tiết kiệm Nhìn chung hiện nay tiền gửi tiết kiệm vẫn là công cụ huy động vốn hữu ích của ngân hàng vì nó vẫn được người dân tín nhiệm và quen dùng, thủ tục gửi và lĩnh đơn giản dễ hiểu, dễ phù hợp với mọi tầng lớp dân cư. Với môi trường cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng hiện nay thì lãi suất đang dần được điều chỉnh linh hoạt theo hướng đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có lãi suất thấp nên không khuyến khích được người gửi tiền, nó thường chỉ bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi và sẽ được sử dụng trong tương lai gần, gửi tiền vào ngân hàng không vì mục đích sinh lời. Do đó, nó chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động tiết kiệm được của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. Năm 2005 chỉ chiếm 2,57 % trong tổng số vốn huy động được từ tiền gửi tiết kiệm. Nhận định được ưu thế của tiền gửi tiết kiệm là có lợi cho cả khách hàng và cho cả ngân hàng nên Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội ngoài việc sử dụng biện pháp truyền thống trong huy động tiết kiệm như sổ tiết kiệm không kỳ hạn, sổ tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi hàng tháng, hàng quý, tiết kiệm có kuyến mại bằng hiện vật, tiết kiệm dự thưởng và quà tặng đối với tiền gửi nội tệ. Bên cạnh đó, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội còn bổ sung thêm nhiều hình thức tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 1 đến 60 tháng với nhiều hình thức trả lãi: lãi tháng, lãi quý, lãi trước, lãi sau, tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng có khuyến mại bảo hiểm con người…nhằm đa dạng hoá các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và huy động tốt hơn nguồn vốn này. Do vậy, nguồn huy động từ tiền gửi tiết kiệm năm 2005 tăng 669 tỷ đồng, tăng 1,33 lần so với năm 2004. Đến năm 2006 đạt 2.864 tăng 197 tỷ đồng, tăng 7,4% so với năm 2005. ² Tiền gửithanh toán Đây là khoản tiền mà cá nhân, các doanh nghiệp và các tổ chức khác ký gửi vào ngân hàng. Số lượng tài khoản các nhân mở tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội ngày càng tăng. Đối với các doanh nghiệp do trong quá trình thanh toán, trả lương và quan hệ trao đổi mua bán với các bạn hàng thì cần phải thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn và kịp thời. Tuy đây là nguồn vốn không ổn định, kỳ hạn ngắn nhưng đây là nguồn vốn có chi phí thấp và dễ khai thác của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. Do đó, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã thực hiện có hiệu quả việc huy động vốn từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng nhất là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. Ngân hàng đã đưa ra nhiều dịch vụ thích hợp thuận tiện thu hút được ngày càng nhiều các tổ chức đó mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động được của ngân hàng. ² Tiền gửi có kỳ hạn Ngoài các mối quan hệ trên để thu hút được nguồn vốn của mình, ngân hàng còn sử dụng phương thức huy động từ các nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Thông thường, tiền gửi này là khoản vốn mà các tổ chức này chưa sử dụng đến một khoảng thời gian xác định. Đây cũng là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó mang lại nguồn vốn ổn định cho Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội trong hoạt động kinh doanh. Từ số liệu trên cho thấy sự gia tăng qua các năm của nguồn tiền gửi này. Cụ thể năm 2004 nguồn vốn này chỉ có 1.651 tỷ đồng thì năm 2006 lên tới 3.350 tỷ, chiếm 26% tổng vốn huy động. Kết quả trên đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nộ.DOC
Tài liệu liên quan