Hiện nay với sự đổi mới sâu sắc của ngành ngân hàng, các ngân hàng thương mại không ngừng đổi mới về khoa học, công nghệ, về phong cách giao dịch, mở rộng các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng, phát triển thêm mạng lưới hoạt động từ chi nhánh cấp 3, cấp 4, các ngân hàng lưu động, và các ngân hàng hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ . Từ đó sẽ khai thác được các nguồn lực nhàn rỗi và có điều kiện phát triển kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa, hình thành thị trường ở các vùng sâu, vùng xa, góp phần phát triển nền sản xuất hàng hoá, ổn định đời sống, tăng tích luỹ xã hội . Từ đó nguồn vốn của ngân hàng ngày càng tăng cường và phát triển ổn định.
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3010 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưa cao, hệ thống màng lưới còn ít, chưa thuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch với ngân hàng, thì nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới huy động vốn của ngân hàng .
Hiện nay với sự đổi mới sâu sắc của ngành ngân hàng, các ngân hàng thương mại không ngừng đổi mới về khoa học, công nghệ, về phong cách giao dịch, mở rộng các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng, phát triển thêm mạng lưới hoạt động từ chi nhánh cấp 3, cấp 4, các ngân hàng lưu động, và các ngân hàng hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ ... Từ đó sẽ khai thác được các nguồn lực nhàn rỗi và có điều kiện phát triển kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa, hình thành thị trường ở các vùng sâu, vùng xa, góp phần phát triển nền sản xuất hàng hoá, ổn định đời sống, tăng tích luỹ xã hội . Từ đó nguồn vốn của ngân hàng ngày càng tăng cường và phát triển ổn định.
Bốn là : Chất lượng hoạt động tín dụng
hoạt động tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tiền gửi vào hệ thống ngaan hàng, nghệp vụ huy động vốn làm nhiệm vụ khơi tăng các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, thì nghiệp vụ sử dụng vốn thực hiện sử dụng các nguồn vốn đó vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ....để đem lại khả năng sinh lời, thu lợi nhuận về cho ngân hàng .Do vậy nếu nghiệp vụ sử dụng vốn khônghiệu quả tất yếu dẫn đến việc huy động vốn bị thu hẹp lại . Khi sử dụng vốn kém hiệu quả, làm thất thoát vốn nhiều dẫn đến lòng tin của dân chúng vào ngân hàng bị giảm đi . Từ đó sẽ rất khó khăn cho các hình thức huy động các nguồn vốn nhàn rỗi .
Mặt khác hoạt động tín dụng hiệu quả tạo cho các daonh nghiệp, các tổ chức kinh tế kinh doanh có hiệu quả, thu nhập xã hội ngày càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, đời sống của dân cư ngày càng nâng cao, nguồn vốn nhàn rỗi ngày càng tăng, tạo cho nguồn vốn ngân hàng huy động ngày càng tăng trưởng để thực hiện đầu tư cho các chu kỳ sanr xuất tiếp theo .
Năm là : Đổi mới công nghệ ngân hàng nhất là khâu thanh toán
Cùng với việc đổi mới hoạt động ngân hàng, các ngân hàng thương mại ngày càng trang bị các công nghệ tiên tiến vào hoạt hoạt động ngân hàng, đặc biệt là khâu thanh toán, làm cho vốn luân chuyển nhanh, thuận tiện, đảm bảo an toàn cho khách hàng trong quan hệ gửi, rút tiền và vay vốn . Nếu thực hiện tốt khâu này thì sẽ hạn chế việc lưu thông bằng tiền mặt vừa không hiệu quả, vừa không an toàn . Mặt khác nếu tỷ lê. thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên thì ngân hàng thu hút được các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế và hệ thống ngân hàng và tiết kiệm được chi phí in ấn tiền, bảo quản, kiểm đếm ....
Hiện nay các ngân hàng thương mại đang vận động dân cư mở tài khoản tiền gửi thanh toán, thực hiện thanh toán các khoản mua hàng hoá dịch vụ qua tài khoản tiền gửi, và đưa ra các hình thức huy động vốn hấp dẫn như gửi tiền tiết kiệm ở một nơi và rút ở nhiều nơi, thực hiện thanh toán qua các thẻ tín dụng và thẻ tiền gửi .
Để thực hiện tốt vấn đề này ngành ngân hàng cànn phải tiếp tục trang bị những công nghệ hiện đại, nhất là khâu thanh toán, tạo cho luân chuyển vốn nhanh, thuận tiện và an toàn . Mặt khác các ngân hàng cần nghiên cứu và đưa ra các hình thức huy động thíchhợp, chặt chẽ . Từ đó tạo cho khâu thanh toán luân chuyển vốn nhanh và kiểm soát được thuận tiện .
sáu là : Hoạt động thị trường tiền tệ, thị trường vốn
Cần đẩy mạnh hoạt động các thị trường tiền tệ, thị trường vốn như thị trường thứ cấp, thị trường trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu ....
Những thị trường này đi vào hoạt đông tạo điều kiện cho dân chúng, các nhà đaùu tư, các ngân hàng thương mại ....tham gia mua bán trên thị trường . Từ đó tạo điều kiện thuận lợ cho việc huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế theo diẽen biến của thị trường và điều tiết giữa nơi thừa và nơi thiếu, tạo điều kiện cho thị trường vốn ngày càng phát triển
ở nước ta thị trường chứng khoán ra đời thực sự là đòn bẩy mạnh mẽ để tập trung các nguồn vốn chưa sử dụng nằm rải rác trong nhân dân và kiều bào ở nước ngoài . Đây là một thuận lợi lớn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại noí riêng .
Bẩy là : Công tác tuyên truyền
Đây là vấn đề hết sức quan trọng nhằm giúp cho người có tiền nhàn rỗi hiểu rõ nên gửi tiền vào đâu và gửi như thế nào để có lợi nhất, và từ đó họ quyết định gửi tại đâu . Do vậy các ngân hàng thương maị phải có các thông tin đầy đủ và côbf bố rộng rãi cho công chúng biết để người có tiền lựa chọn các hình thức gửi tiền thuận lợi, an toàn, nhanh chóng . Từ đó giúp cho ngành ngân hàng khai thác tối đa các nguồn vốn của dân cư .
Tám là : yếu tố tiết kiệm của dân cư trong xã hội .
Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại chủ yếu được hình thành từ việc huy động các nguônf tiền tệ nhàn rỗi trong dân cư . Đây là lượng tiền nhàn rỗi chủ yếu có được do việc tiết kiệm trong tiêu dùng của dân cư . Do đó công tác huy động vốn của ngân hàng chụi ảnh hưởng rất lớn của yếu tố này . Nếu không có tiết kiệm thì sẽ không có đủ vốn đầu tư cho sản xuất, ngược lại nếu tỷ lệ tiết kiệm trong nước lớn thì làm tăng quy mô huy động vốn của ngân hàng .
Yếu tố tiết kiệm của dân cư phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thu nhập của dân cư, tâm lý tiêu dùng của nhân dân, đặc biệt là sự ổn định của nền kinh tế . Nếu nền kinh tế mất ổn định, giá trị của đồng tiền thay đổi thì xu hướng chung dân cư thường qui đổi ra các đồng tiền mạnh, có tính ổn định cao hơn thay vì đem số tiền đó đến gửi tại các ngân hàng .
Do đó các ngân hàng thương mại phải nắm bắt được yếu tố tâm lý của nhân dân . Từ đó đưa ra các hình thức huy động vốn phù hợp để huy động được nguồn tiền nhàn rỗi phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh .
Trên đây là nhũng nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của mỗi ngân hàng thương mại . Trong đó yếu tố sụ ổn định của nền kinh tế, xã hội là nhân tố nằm ngoài ngân hàng . Ngân hàng chỉ có thể tác động tới yếu tố này thông qua hoạt động tuyên truyền, quảng cáo và bằng chính chất lượng của hoạt động ngân hàng và sự giúp đỡ phối hợp của các cỏ quan, tổ chức nhà nước cũng như của dân cư trong xã hội . Các yếu tố còn lại là yếu tố nội tại của ngân hàng . Mỗi ngân hàng đều có tác động đến chúng theo hướng tích cực cho việc huy động vốn . Tuy nhiên mức độ tác dụng của các yếu tố như thế nào, kết quả ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm, khả năng thực hiện và uy tín của mỗi ngân hàng .
Uy tín của ngân hàng :
Hoạt động mảketing ngân hàng
III - Những cơ sở pháp lý có liên quan đến huy động vốn của ngân hàng thương mại
CHƯƠNG II
Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên :
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên :
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội và khách hàng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên
Phổ Yên là một huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm về phái bắc thủ đô Hà nội, có diện tích tự nhiên là : 25 km2 với dân số là : 13 vạn người, mật độ dân số là : . Đây là một huyện mà nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp 88% dân số ở nông thôn, nền sản xuất nhỏ lẻ, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, chịu ảnh hưởng lớn của thiên nhiên, có nguồn nhân lực dồi dào, nhiều nghề truyền thống như mây, tre đan...có đặc sản cây chè nổi tiếng, nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. Bình quân GDP trên đầu người thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm so với cả nước, cơ sở hạ tầng chưa phát triển.
Đứng trước tình hình khó khăn về kinh tế, xã hội toàn huyện, lãnh đạo huyện uỷ và uỷ ban nhân dân huyện đã thực hiện những chính sách cải cách về kinh tế, kêu gọi và thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, củng cố và khôi phục các doanh nghiệp quốc doanh, thực hiện việc chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp và các hợp tác xã theo mô hình kiểu mới.Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2000 đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, nhiều dự án đầu tư bằng vốn nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động và có những dự án đã đi vào hoạt động, nhiều doanh nghiệp quốc doanh hoạt động có hiệu quả như xí nghiệp giống gia cầm Phổ Yên, xí nghiệp chè Bắc sơn. Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển . Đạt được kết quả trên có sự đóng góp rất quan trọng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên .Mặc dù trong năm 1999 và năm 2000 hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự vượt khó đi lên của toàn thể các đồng chí lãnh đạo và CBCNV ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên đã vượt qua được những khó khăn, giành được nhiều kết quả tốt.
Do đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội như vậy nên khách hàng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên chủ yếu là hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết. thu nhập thấp. Đặc điểm này quyết định đến đặc điểm huy động vốn và cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên, số món nhiều nhưng số tiền ít.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên có trụ sở chính tại thị trấn Ba hàng với tổng biên chế là 37 cán bộ, trong đó số cán bộ có trình độ đại học là 14 người chiếm 38% trung cấp có 20 người chiếm 54% còn lại là trình độ sơ cấp, đa số cán bộ nghiệp vụ biết sử dụng tin học
Theo sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên đã căn cứ vào tình hình thực tế của mình để tự đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động, tăng cường đầu tư đào tạo cán bộ, đầu tư kỹ thuật, công nghệ mới . Sắp xếp bố trí công việc phù hợp với trình độ năng lực của từng người, do vậy đã phát huy được năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng được yêu cầu công tác ngân hàng .
2.2 Các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng :
Kể từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên đã trải qua rất nhiều khó khăn. Một phần do yếu tố cạnh tranh thị trường, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý. Đứng trước những thách thức chung của toàn ngành ngân hàng nói chung và của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên nói riêng, toàn bộ các đồng chí lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên xác định, muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng đổi mới, phải cải cách về cơ cấu tổ chức, hiên đại hoá công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới phong cách giao dịch của nhân viên, toàn bộ cán bộ ngân hàng từ lãnh đạo đến nhân viên đều phải làm công tác marketing ngân hàng, cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị cũng được quan tâm. Với phương châm " Đi vay để cho vay" hệ thống màng lưới Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên ngày càng ổn định và mở rộng, bình quân cứ 4-5 xã có 1 điểm giao dịch của ngân hàng. Các điểm giao dịch này đều đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả, rất thuận lợi cho công tác huy động vốn và cho vay của ngân hàng.Cho đến nay hệ thống màng lưới của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên có 5 điểm giao dịch trong đó có 3 ngân hàng loại 4, 1 ngân hàng lưu động .
Thực hiện đổi mới công nghệ, tranh thủ sự hỗ trợ vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên đã trang bị 10 giàn máy vi tính cho các điểm giao dịch, thực hiện giao dịch trực tiếp trên máy vi tính với khách hàng, đảm bảo sự tin cậy của khách hàng gửi tiền và vay tiền. Chính vì vậy năng suất lao động tăng lên, giảm được số cán bộ lao động gián tiếp, phòng kế toán trước đây bien chế 9 cán bộ nay giảm xuống chỉ còn 5, nhưng công việc vẫn hoàn thành tốt, tăng cưòng nhân lực lao động trực tiếp (cán bộ tín dụng), dẫn đến hiệu quả lao động năm sau tăng cao hơn năm trước .
Trong những năm qua với phương châm tích cực khai thác các nguồn vốn tại địa phương toàn chi nhánh đã thực hiện có hiệu quả nhiều hình thức huy động vốn, với chính sách lãi suất phù hợp với cơ chế thị trường, đã đưa khối lượng vốn kinh doanh tăng trưởng nhanh, năm sau tăng hơn năm trước. Trong nghiệp vụ sử dụng vốn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên đã bám sát vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, để đầu tư cho vay vốn theo các chương trình, dự án.Với các hình thức đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp thông qua tổ nhóm tín chấp đảm bảo cung cấp đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của tỉnh, góp phần làm phát triển kinh tế địa phương.
Mặt khác ngân hàng cũng luôn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, coi công tác kiểm tra là tự cứu lấy mình, không ngừng củng cố và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Trong những năm vừa qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên đã đạt được nhiều thành tích đáng trân trọng được thể hiện bằng những kết quả như sau:
- Công tác huy động vốn : Ngân hàng cơ sở luôn coi trọng công tác huy động nguồn vốn tại địa phương, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, có vốn thì mới chủ động trong kinh doanh và các cơ hội trong kinh doanh và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế tại địa phương. Bằng nhiều hình thức và biện pháp để huy động nguồn vốn như đa dạng hoá các hình thức gửi tiền, vận động nhânn nhân mở tài khoản tiền gửi cá nhân ...Nên mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên nguồn vốn vẫn tăng trưởng đều qua các năm, từ một ngân hàng thường xuyên phải sử dụng vốn của trung tâm điều hành, nhưng từ năm 1999 đến nay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên đã chủ động được vốn trong kinh doanh và còn hỗ trợ vốn cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam.
- Công tác sử dụng vốn : Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái nguyên, huyện uỷ, uỷ ban nhân dân huyện Phổ Yên. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên đã tập trung sức để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng tín dụng gắn liền với chất lượng tín dụng an toàn, hiệu quả là hàng đầu . Trong những năm qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên bám sát định hướng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam, các chương trình kinh tế của huyện, mở rộng đối tượng đầu tư như xây dựng cơ sở hạ tầng, cho vay tiêu dùng, cho vay cải tạo chè, .... Đã góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương.
- Công tác thanh toán :
Đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt,
- Hoạt động tiền tệ kho quĩ
Bố trí hợp lí các dây thu kiểm đếm, thực hiện nghiêm túc qui trình nghiệp vụ, phát huy phẩm chất trung thực, liêm khiết . Khối lượng công việc nhiều do thu lãi tháng và cho vay trực tiếp, nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, những năm qua công tác kho quỹ của Ngân hàng nông nghiệp huyện Phổ Yên luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối, gây được uy tín cao với khách hàng .
Mặt khác ngân hàng cũng luôn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, coi công tác kiểm tra là tự cứu lấy mình, không ngừng củng cố và nâng cao chất lưọng các mặt hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng. Trong những năm vừa qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên đã đạt được những thành tích đáng trân trọng 7 năm liền từ năm 1994 đến năm 2000 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên liên tục được Uỷ ban nhân dân tỉnh thái nguyên tặng cờ thi đua và được thể hiện bằng những kết quả sau:
- Số liệu đến 31/12/2000
+ Tổng nguồn vốn huy động : 44, 984 tỷ tốc độ tăng trưởng 37, 89%so với năm 1999
+ Tổng dư nợ :38.349tỷ tốc độ tăng trưởng là 21% so với năm 1999
+ Nợ quá hạn chiếm 0.1% trên dư nợ
Kết quả kinh doanh nhiều năm liên tục có lãi, đảm bảo sự ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên chức.
2.3 Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên :
Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phục vụ cho việc phát triển kinh tế trong huyện, nhất là lĩnh vực nông nghiệp với phương hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư, phát triển kinh tế nhiều thành phần, xây dựng các vùng chuyên canh về cây và con. Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên đã tích cực chủ động khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi, mở rộng các màng lưới hoạt động đưa ra nhiều hình thức huy động vốn, nhất là các nguồn vốn dài hạn, tạo điều kiện chủ động trong cho vay và các hoạt động khác của ngân hàng .
Biểu số 1
Kết quả huy động vốn qua các năm
đơn vị : Triệu đồng
Năm
Tổng số nguồn vốn huy động
Tăng giảm
Số tiền
Tỷ lệ
1999
32.323
2000
44.984
12.361
37.89%
Quí I/2001
49.321
4.337
8.79%
(Nguồn số liệu : Phòng kế toán-Ngân quĩ)
Như vậy qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên, liên tục tăng trưởng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2000 nguồn vốn huy động đạt 44.984 triệu đồng tăng 37.89% so với năm 1999 tương đương với số tiền là 12.361 triệu đồng . Đặc biệt quí I/2001 nguồn vốn huy động đạt 49.321 triệu đồng t ăng 8.79% so với năm 2000, tương đương số tiền là 4.337 triệu đồng.
Mặc dù trong năm 1999 và năm 2000 hoạt động ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn.Nhưng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên đã nắm bắt tình hình khai thác triệt để những thuận lợi, khắc phục, hạn chế khó khăn, chỉ đạo khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội với nhiều hình thức phong phú như vận động nhân dân mở tài khoản cá nhân, huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu có mục đích....Mặt khác ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên luôn luôn làm tốt công tác marketing ngân hàng, tìm hiểu thị hiếu, nghiên cứu thị trường. Do đó thu hút được nhiều nguồn vốn vào ngân hàng, được thể hiện bằng tỷ trọng các nguồn vốn huy động như sau
Biểu số 2:Kết cấu các nguồn vốn huy động
Đơn vị : Triệu đồng
1999
2000
Quí I/2001
Chỉ tiêu năm
số tiền
%
số tiền
%
số tiền
%
I - Nguồn tiền gửi
21.940
67.25
27.885
62
30.531
61.87
1- Tiền gửi các TCKT
1.551
4.75
1.883
2.538
5.14
2-Tiền gửi kho bạc
363
4.819
5.188
10.51
3-Tiền gửi tiết kiệm
20.026
61.38
21.183
47.09
22.805
46.20
II- Vốn đi vay
10.683
32.75
17.099
38
18.820
38.13
1-Phát hành k. phiếu
10.683
17.099
18.820
Tổng cộng
32.623
44.984
49.351
(Nguồn số liệu : Phòng kế toán- Ngân quĩ)
Nhìn vào biểu 2 ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển huyện Phổ Yên, chủ yếu là nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm, nguồn vốn này luôn ổn định và phát triển qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động.Năm 1999 chiếm 61.38%, năm 2000 chiếm 47.09% và quí I/2001 chiếm 46.20% trong tổng nguồn vốn huy động. Sau nguồn vốn này là nguồn vốn đi vay (vay thông qua nghiệp vụ phát hành kỳ phiếu) nguồn vốn naỳ có chiều hướng ngày càng phát triển, được người gửi ưa chuộng.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên luôn đa dạng hoá các hình thức huy động vốn cả dài hạn và ngắn hạn, cùng với việc tuyên truyền, quảng cáo hoạt động của ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó đã thu hút được nhiều nguồn vốn, không những đủ đáp ứng cho quá trình sản suất kinh doanh tại địa phương, mà còn hỗ trợ vốn cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam. Để làm rõ những nguyên nhân và nhân tố tác động đến công tác huy động vốn, chúng ta đi phân tích những loại nguồn huy động trên.
2.3. 1 Các khoản tiền gửi :
Các khoản tiền gửi bao gồm tiền gửi không trả lãi, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiền gửi tiết kiệm
Biểu 3 : Cơ cấu các khoản tiền gửi
Chỉ tiêu
1999
2000
Quí I
2001
số tiền
%
số tiền
%
số tiền
%
I- Tiền gửi thanh toán
1- Tiền gửi các TCKT
2- Tiền gửi của KBNN
1.914
1.551
363
8.7
6.702
1.883
4.819
24
7.726
2.538
5.188
25.30
II- Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm
20.026
20.026
91.27
21.183
21.183
75.96
22.805
22.805
74.70
Tổng cộng
21.940
27.885
30.531
( Nguồn số liệu : Phòng kế toán- Ngân quĩ)
Qua biểu số liệu trên ta thấy, .nguồn tiền gửi có lãi suất thấp bao gồm tiền gửi các tổ chức kinh tế, của kho bạc nhà nước vẫn tăng qua các năm, nhưng thường chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 1999 chiếm 807%, năm 2000 chiếm tỷ trọng 24% và quí I/2000 chiếm tỷ trọng 25.30 % trong tổng số các loại tiền gửi. Còn tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng đều qua các năm chiếm khoảng trên 70% trong tổng số loại tiền gửi. Để xem cơ cấu, tỷ trọng các loại tiền gửi như vậy có lợi cho hoạt động kinh doanh hay không ? chúng ta đi phân tích từng loại tiền gửi .
Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và của kho bạc .
Phổ Yên là huyện có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế, và dịch vụ. Để thực hiệ tốt công tác huy động vốn nhất là nguồn vốn có lãi suất thấp, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên thực hiện tốt công tác tiếp thị, vận động khách hàng mở tài khoản và giao dịch tại ngân hàng, thực hiện khuyến mại với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn. Nhận làm dịch vụ tiền mặt cho Kho bạc nhà nước. Mặt khác không ngừng đổi mới thiết bị và công nghệ, đổi mới phong cách giao dịch của đội ngũ cán bộ với phương châm " khách hàng là thượng đế ". Vì vậy đã có nhiều doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng ....Mặt khác Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên luôn vận động các tầng dân cư sử dụng tài khoản cá nhân, do đó đã thu hút được nhiều nguồn vốn có lãi suất thấp, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và tăng thu nhập qua các dịch vụ thanh toán cho ngân hàng .Đây là khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân dùng để thực hiện các khoản đảm bảo thanh toán dùng để chi trả tiền mua nguyên vật liệu, hàng hoá, trả dịch vụ và công lao động...nhưng tạm thời chưa dùng đến trong một khoảng thời gian, đối với ngân hàng do thời gian và số lượng các khoản tiền thanh toán không giống nhau. Do đó ngân hàng có một khoản tiền vừa dùng để cho vay, vừa bù đắp các khoản chi phí của ngân hàng vừa thu lợi nhuận . Vì đây là nguồn vốn huy động có lãi suất thấp, do đó các ngân hàng thường khai thác tối đa loại nguồn vốn này, vì nó rất có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thực tế qua số liệu hoạt động năm 1999, 2000 và quí I năm 2001thì nguồn vốn này luôn tăng trưởng.năm 1999 là 1.914 triệu và năm 2000 là 6.702 triệu, tăng so với năm 1999 là 4.788 triệu đồng, quí I năm 2001 đạt 7.726 triệu đồng, tăng so với năm 2000 là 1.024 triệu .
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư :
Nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư, đây là nguồn vốn rất quan trọng của ngân hàng, huy đọng vốn này ngoài tác dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thu hút tối đa các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư nhằm phát triển kinh tế, cũng như đối với chính sách ổn định tiền tệ của đất nước . Để thu hút các được nhiều nguồn vốn này Ngân hàng công nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam luôn luôn điều chỉnh lãi suất tiền gửi, tiền vay, đưa ra các mức lãi suất nhạy cảm, phù hợp với hoạt động của thị trường .
Biểu số 4: Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm
Thời gian
Loại tiền gửi tiết
kiệm băng
VNĐ
không kỳ hạn
3 tháng
6 tháng
(Nguồn số liệu : Phòng kế toán- Ngân quỹ)
Cùng với việc đưa ra mức lãi suất hợp lý ngân hàng còn thực hiện các biện pháp, chính sách khách hàng để khai thác tối đa loại nguồn vốn này như : mở rộng màng lưới huy động vốn, trang bị thêm cơ sở vật chất và các trang thiết bị, thủ tục tiền gửi đơn giản, đội ngũ nhân viên có trình độ cao, không ngừng đổi mới phong cách giao dịch. Mặt khác ngân hàng chú trọng khâu quảng cáo về hoạt động ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các hệ truyền thanh của huyện, xã, phường, nên đã thu hút được nhiều tầng lớp dân cư đến gửi tiền .
Biểu số 5: Cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm
Đơn vị : Triệu đồng
chỉ tiêu
1999
2000
Quí I/
2001
ST
%
ST
%
ST
%
-Tiết kiệm K kỳ hạn
1.139
5.68
1.872
8.83
2.649
11.61
-Tiết kiệm có kỳ hạn
18.887
94.32
19.311
91.17
20.156
88.39
cộng
20.026
100
21.183
100
22.805
100
(Nguồn số liệu : Phòng kế toán -Ngân quỹ)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng lượng tiền gửi tiết kiệm tăng đều qua các năm. Năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2000 tăng 1.157 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 5.7%, quí I năm 2001 tăng so với năm 2000 là 1.622 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 7.6% . Tuy có tăng nhưng nhìn chung tốc độ tăng của loại tiền gửi này không cao, vì trong thời gian này Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam, phát hành kỳ phiếu có mục đích, với lãi suất huy động cao hơn, với nhiều thể loại huy động, nên đã thu hút được nhiều khách hàng chọn hình thức tiền gửi kỳ phiếu.
Như vậy Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên cần đưa ra những biện pháp, chính sách để khôi phục nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Vì đây là nguồn tiền gửi có tính ổn đị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2025.doc