Luận văn Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương I. Lý luận chung về huy động vốn của Ngân hàng thương mại . 4

1.1- Tổng quan về Ngân hàng thương mại 4

1.2-Vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

thương mại 5

1.3- Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại . 7

1. 3.1-Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi ( TG Thanh toán ) 8

1.3.2- Huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư. 9

1.3.3- Huy động vốn bằng hình thức đi vay 10

1.3.4-. Huy động vốn bằng các hình thức khác. 11

1.4- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn 12

1.4.1-Môi trường kinh doanh 13

1.4.2-Chiến lược khách hàng của Ngân hàng về huy động vốn 14

1.4.3- Mạng lưới và các hình thức huy động 16

1.4.4- Cơ sở vật chất 16

1.4.5- Các nhân tố khác 17

Chương II : Thực trạng về huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ 19

2.1- Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Tỉnh Phú Thọ . 19

2.1.1-Tình hình kinh tế xã hội địa phương 19

2.1.2-Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ . 23

2.2- Thực trạng về huy động vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Tỉnh Phú Thọ 32

2.2.1- Mạng lưới huy động 32

2.2.2-Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và

phát triển Nông thôn Tỉnh phú Thọ 33

2.2.3- Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Tỉnh Phú Thọ . 38

2.2.4- Đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ . 42

Chương III: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ . 51

3.1- Định hướng phát triển huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ . 51

3.1.1-Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ . 51

3.1.2-Định hướng tăng cường hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ 51

3.2- Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ . 53

3.2.1- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và đối tượng gửi tiền. 53

3.2.2- Sử dụng linh hoạt lãi suất như công cụ để tăng cường quy mô,

điều chỉnh cơ cấu các nguồn vốn. 56

3.2.3- Duy trì và phát triển nguồn vốn từ thị trường bán lẻ 60

3.2.4- Phát triển đa dạng các dịch vụ liên quan đến huy động vốn. 61

3.2.5- Củng cố, nâng cao uy tín, tạo lòng tin với khách hàng. 64

3.2.6- Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. 65

3.3- Một số kiến nghị. 66

3.3.1- Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam 67

3.3.2- Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 68

3.3.3- Kiến nghị đối với Chính phủ 69

Kết luận 70

Tài liệu tham khảo 72

 

 

 

docx79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3476 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề ra thì số vốn này không đủ đáp ứng. Chi phí Các khoản mục chi phí chủ yếu bao gồm chi phí huy động vốn, hoạt động kinh doanh khác và các khoản chi quản lý cơ cấu chi phí được thể hiện trên biểu. Biểu 05 Cơ cấu chi phí: Đơn vị :triệu VND Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 S TT Chỉ tiêu Số tiền TT% Số tiền TT% So sánh 99/98 Số tiền TT% So sánh 2000/99 I Chi về nguồn vốn 38.278 66,7 37.164 67,1 97,1 30.799 54,8 82,8 1.Trảlãitiền gửi,tiền vay 9.308 16,2 13.490 24,3 145 18.637 33,2 138 2. Trả lãi tiền vay NH cấp trên. 10.762 9.648 17,4 89,6 6.146 10,9 63,7 3. Phát hành giấy tờ có giá 18.208 18,8 14.026 25,3 77 6.016 10,7 42,8 II Chi lương 7.229 31,7 7.015 12,6 97 10.991 19,5 156 III Chi quản lý khác 11.856 20,7 11.183 20,2 94 14.399 25,6 128,7 IV Tổng chi 57.363 100 55.362 100 96,5 56.189 100 101,5 Nguồn: Báocáo thu nhập- chi phí năm 1998,1999 và 2000 của Ngân hàngNO&PTNTPhú Thọ Những nguyên nhân trực tiếp tác động đến kết quả kinh doanh năm 2000 đạt khá hơn những năm trước :Ngoài các nguyên nhân như đơn vị đôn đốc thu róc lãi cho vay làm tăng thu nhập từ lãi, nợ quá hạn giảm mạnh làm giảm dự phòng rủi ro phải trích còn có nguyên nhân khách quan giúp đơn vị tăng thu nhập lãi ròng . Qua phân tích tài chính năm 1999 và năm 2000 chúng ta thấy nếu không có những diễn biến thuận lợi từ thị trường đơn vị sẽ không đạt được kết quả về mặt tài chính trên đây do qui mô kinh doanh không được mở rộng. Phần dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu thực trạng về huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Phú Thọ như thế nào. 2.2- Thực trạng về huy động vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ Trong 3 năm 1997 đến 2000 nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú, đến cuối năm 2000 đạt 956 tỷ đồng tăng 232.7% so với năm 1997 . Từ kết quả thực hiện phát triển nguồn vốn mở rộng kinh doanh đưa Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ từ một đơn vị nhỏ trở thành một chi nhánh có quy mô hoạt động lớn trong hệ thống chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và là một tổ chức tín dụng vững mạnh, uy tín trên địa bàn Phú Thọ. 2.2.1. Mạng lưới huy động vốn Từ đầu năm 1997 trở lại đây Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động, đặc biệt là việc xây dựng các Ngân hàng khu vực Nông thôn thay thế các hợp tác xã tín dụng trước đây nay đã giải thể . Đầu năm 1997 mạng lưới tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ bao gồm 9 chi nhánh huyện, 17 chi nhánh Ngân hàng cấp 4 tại các cụm kinh tế, đến cuối năm 1999 mạng lưới giao dịch đã được mở rộng có 01 hội sở Tỉnh, 10 chi nhánh huyện, 29 chi nhánh cấp 4, có 6 bàn huy động vốn và 60 tổ công tác, nhờ có mạng lưới giao dịch lớn Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ đã chuyển dịch hoạt động đến các địa bàn Nông thôn. Các quan hệ tiền tệ, tín dụng dần được mở rộng vào các thành phần kinh tế đặc biệt là hộ sản xuất. Đến nay (tháng 4 năm 2001) có trên 80% số hộ nông dân có quan hệ vay vốn và gửi vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ. Đây là ưu thế tạo lập thị trường vững chắc giúp Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ tăng trưởng nhanh nguồn vốn huy động. 2.2.2- Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ 2.2.2.1- Huy động tiền gửi thanh toán các tổ chức kinh tế xã hội Đây là hình thức huy động vốn bắt nguồn từ chức năng thanh toán của Ngân hàng Nông nghiệp. Các hình thức tiền gửi Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Tỉnh Phú Thọ đang thực hiện: - Tiền gửi thanh toán ( tiền gửi không kỳ hạn) - Tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn (3 tháng, 6 tháng....). - Tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm. Do sớm khai thác các lợi thế của mình về địa bàn hoạt động, năng lực thanh toán, chất lượng phục vụ và khả năng tiếp thị nguồn vốn Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ đã tăng nhanh chóng tăng 2,72 lần so cuối năm 1999 và chiếm tỷ trọng 31.68% trong tổng số nguồn vốn. Biểu số 06 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu / năm 1998 1999 2000 1/ Dư tiền gửi các tổ chức KTXH 104.996 119.072 302.825 * Trong đó : + Tiền gửi có kỳ hạn 4.757 3.877 14.348 2/ Tỷ lệ % so với vốn huy động 26,0 30,27 31,68 Báo cáo tín dụng các năm: 1998,1999,2000-NHNO&PTNT Tỉnh Phú Thọ 2.2.2.2. Huy động tiền gửi tiết kiệm Những năm gần đây , cùng với sự ổn định tiền tệ, sự phát triển chung của cả nước, kinh tế trên địa bàn Phú Thọ không ngừng phát triển , đời sống nhân dân không ngừng nâng cao , tăng tích luỹ. Nhân dân các dân tộc Tỉnh Phú Thọ có lối sống cần kiệm,tin tưởng tuyệt đối khi họ gửi tiền vào Ngân hàng . Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ có mạng lưới hoạt động rộng lớn ở khắp thành thị và Nông thôn, với chất lượng phục vụ tốt, an toàn, tiện lợi, phong cách phục vụ chu đáo, nhiệt tình nên đã thu hút nguồn vốn tiết kiệm ngày càng tăng đến cuối năm 2000 số dư đạt 254.374 triệu đồng tăng 4 lần so năm 1997. Tỷ trọng nguồn vốn này đạt 26,61% trong tổng số nguồn vốn huy động. Biểu số 07 Đơn vị: VND Chỉ tiêu / năm 1998 1999 2000 1/ Dư tiền gửi tiết kiệm 70.931 145.220 254.374 Trong đó:+ Tiền gửi có kỳ hạn 58.361 136.313 170.997 2/ Tỷ lệ % so với vốn huy động 17,57% 36,9% 26,61% Nguồn: Báo cáo tín dụng: Năm 1998,1999,2000- NHNO&PTNT Tỉnh Phú Thọ Hiện nay ở Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ có các hình thức gửi tiền tiết kiệm: - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn - Tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng - Tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng 2.2.2.3- Huy động tiền gửi kỳ phiếu Là hình thức huy động vốn mang tính bổ sung nhằm đáp ứng quan hệ cung cầu vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ. Trường hợp nguồn vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay hoặc cần huy động nhanh một khối lượng vốn lớn , Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ phát hành kỳ phiếu ngắn hạn với mức ưu đãi về lãi suất. Tuỳ hình thức huy động có thể trả lãi trước hoặc trả lãi khi đến hạn , kỳ phiếu thường được huy động trong một thời gian nhất định với các loại kỳ phiếu có thời hạn xác định là 3 tháng, 6 tháng hoặc 9 tháng. Theo quy định hiện nay của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam loại tiền gửi 12 tháng trở lên không huy động dưới hình thức kỳ phiếu. Biểu số 08 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu / năm 1998 1999 2000 1/ Dư tiền gửi kỳ phiếu 142.124 129.012 70.734 2/ Tỷ lệ % so với vốn huy động 23,17 21,05 7,4 Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 1998,1999,2000- NHNO&PTNT Tỉnh Phú Thọ Cuối năm 1998 số tiền gửi kỳ phiếu Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ huy động được 142.124 triệu đồng có tỷ trọng 23,17% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2000 số dư 70.734 triệu chiếm tỷ trọng 7,4% trong tổng nguồn vốn. 2.2.2.4- Huy động tiền gửi trái phiếu Đây là hình thức huy động vốn đặc biệt của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam. Trái phiếu Ngân hàng Nông nghiệp do Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam phát hành. Các Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT thành viên chỉ làm đại lý. Nguồn vốn huy động được tập trung trong toàn ngành thường để đáp ứmg nhu cầu được kế hoạch trước. Tuy có nhiều ưu thế và đã được sử dụng từ 1997 trở về trước nhưng từ 1997 trở lại đây Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ chưa huy động vốn dưới hình thức này. 2.2.2.5. Vay các tổ chức tín dụng khác Các tổ chức tín dụng bao gồm các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng liên doanh. Trong quá trình hoạt động không tránh khỏi hiện tượng đọng vốn do huy động vào mà tạm thời chưa cho vay hoặc đã cho vay nhưng khách hàng trả nợ , tạo nên nguồn tạm thời nhàn rỗi để các Ngân hàng cho nhau vay trong quan hệ đơn phương hoặc thông qua thị trường liên Ngân hàng. Khai thác khía cạnh này trong các năm từ 1997 đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ thường xuyên vay của các tổ chức tín dụng đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng và có số lượng lớn đến năm 2000 đạt số dư 100 tỷ đồng.. Năm 1997 và năm 1998 chi nhánh sử dụng nhiều nguồn vốn này với 2 lý do: Thứ nhất nó được coi là cái " đệm" cho sự thiếu hụt nguồn vốn huy động động vì những năm đó nguồn vốn huy động không thể đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng vốn thông thường , thứ hai phí điều động vốn từ ngân hàng cấp trên quá cao : Năm 1997 là 1,1%/tháng. Năm 1999 và năm 2000 chi nhánh đã giảm tuyệt đối tiền vay này do một phần dư nợ không tăng . 2.2.2.6- Huy động tiền gửi cá nhân cá thể Thanh toán với khối lượng lớn, cự ly xa nếu sử dụng tiền mặt, ngân phiếu thường chi phí lớn, không an toàn và tốn kém thời gian. Việc thanh toán qua Ngân hàng thực sự trở thành ưu thế được mọi loại hình kinh tế chấp nhận, đặc biệt là khi Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT thực hiện thanh toán qua mạng máy vi tính và đáp ứng đủ nhu cầu tiền mặt của mọi khách hàng thì số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của tư nhân tăng lên nhanh chóng. Thủ tục mở tài khoản và sử dùng tài khoản đơn giản và tiện lợi hơn trước đây. Đến nay, trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ có gần 3000 tài khoản tư nhân hoạt động có số dư từ 5 đến 7 tỷ đồng. 2.2.2.7- Nguồn vốn sử dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Từ giữa năm 1998 về trước, chi nhánh sử dụng vốn của Ngân hàng cấp trên từ nguồn vố thông thường và nguồn vốn ủy thác đầu tư. Từ cuối năm 1998 đến nay do tốc độ tăng trưởng dư nợ thấp, nguồn vốn huy động bình quân vẫn tiếp tục tăng trưởng nên số vốn thông thường sử dụng của Ngân hàng cấp trên thông qua các dự án. Tại thời điểm 31/12/1998 nguồn vốn cho vay các dự án đầu tư: 123.687 triệu đồng, tỷ trọng 21,4%; 31/12/1999: 97.120 triệu đồng tỷ trọng 19,3% tổng nguồn vốn. Năm 1998, nguồn vốn ủy thác đầu tư tăng 67.331 triệu đồng tăng 19,6%. Đến nửa cuối năm 1999 việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn thuộc dự án tài chính nông thôn khoản vay số 2855 và 2561 giảm dần nên đến 31/12/1999 tổng nguồn vốn ủy thác đầu tư chỉ còn lại 94.120 triệu đồng giảm tuyệt đối so với đầu năm 29.567 triệu đồng. Nguyên nhân: Trước đây phí điều vốn thông thường cao hơn so với phí phải trả cho các dự án đồng thời việc mở rộng huy động vốn tại địa bàn gặp rất nhiều khó khăn nên chi nhánh sử dụng tối đa nguồn này để cấp tín dụng nhưng từ 1/6/1999 phí sử dụng vốn thông thường liên tiếp giảm dần từ 1,0% xuống 0,9%, đến 1/7/1999: 0,85% ,1/10/1999: 0,75% cho đến 1/11/1999 chỉ còn 0,7% nên lãi suất đầu vào bình quân nguồn vốn thông thường thấp hơn , chi nhánh đã chủ động điều chỉnh cơ cấu dư nợ theo hướng giảm dư nợ cho vay ủy thác đầu tư , tăng sử dụng vốn thông thường bằng cách thu nợ đến hạn nguồn này , các khoản cho vay mới giải ngân bằng vốn thông thường. 2.2.3- Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ 2.2.3.1. Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành - Nguồn vốn huy động tại địa phương Đây là nguồn vốn cơ bản có tính chất quyết định và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động. Đến cuối 1998 nguồn vốn huy động tại chỗ đạt đạt 403,6 tỷ đồng tăng 24,1%, năm 1999 đạt 393,6 tỷ đồng giảm 2,5%, đến năm 2000 đạt 677,933 tỷ đồng, tăng 72,37% so với năm 1999. Trong đó cơ cấu nguồn vốn huy động tại địa phương chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu là các khoản tiền gửi có kỳ hạn 3 đến 6 tháng. Đến năm 2000 tỷ trọng vốn huy động tại địa phương chiếm 70,93% trong tổng nguồn vốn. Biểu 09 Đơn vị: Triệu đồng Năm/chỉ tiêu Dư N/vốn HĐ tại ĐP Tăng( giảm) % Tăng(giảm) tuyệt đối Năm 1998 403.6 21.4 92.757 Năm 1999 393.6 (2.5) (10.2) Năm 2000 677.996 72.37 284.336 Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 1998,1999,2000-NHNo&PTNT Tỉnh Phú Thọ - Nguồn vốn sử dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam Biểu 10 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu/năm 1998 1999 2000 Lượng vốn điều cho NHNo&PTNT VN 9.5 18.3 120 Tỷ lệ/Tổng nguồn vốn HĐ tại địa phương 2.31 4.6 17.7 Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 1998,1999,2000-NHNo&PTNT Tỉnh Phú Thọ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm trên 22% . Năm 1998 Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ thừa vốn điều cho Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam 9,5 tỷ đồng, tỷ trọng 2,3% so tổng nguồn vốn huy động tại địa phương, năm 1999 là 18,3 tỷ đồng, tỷ lệ 4,6%. Đến cuối năm 2000 Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ điều cho Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam 120 tỷ đồng, tỷ lệ 12,56% trong tổng số nguồn vốn huy động tại địa phương. - Nguồn vốn làm dịch vụ hoặc uỷ thác tín dụng Đây là nguồn vốn đặc biệt kể từ khi nhà nước thực hiện chính sách kinh tế mở cửa và cho phép phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Nguồn vốn nước ngoài, nguồn vốn của các tổ chức chính phủ được đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng. Đối tượng chủ yếu là kinh tế Nông nghiệp. Năm 1997, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ tiếp nhận 56,1 tỷ đồng trong đó 50% cho đối tượng đầu tư ngắn hạn, 50% đầu tư cho trung hạn. Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ sử dụng nguồn vốn này cho vay thu lãi và trả phí sử dụng vốn giống như sử dụng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam. Năm 1998, nguồn vốn làm dịch vụ là 42 tỷ đồng. Đến cuối 2000, nguồn vốn này là 127 tỷ đồng. Đối tượng cho vay là các hộ nông dân nghèo thiếu vốn sản xuất, Ngân hàng Nông nghiệp làm dịch vụ hưởng 0.25% của số lãi thực thu. 2.2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động Các hình thức huy động vốn đều tuân thủ nguyên tắc thời hạn huy động càng dài thì lãi suất càng cao và ngược lại. Khi chuyển sang thương mại, yêu cầu kinh doanh phải có lãi suất dương nghĩa là cho vay dài hạn lãi suất cho vay phải cao hơn cho vay ngắn hạn (nếu sử dụng huy động vốn). Điều này thực tế khó chấp nhận, chính vì vậy việc huy động vốn dài hạn chưa phát huy tác dụng. Đại bộ phận nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp là nguồn vốn ngắn hạn. Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ Năm 1998 Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ đã huy động 403 tỷ đồng trong đó loại có kỳ hạn 12 tháng trở lên đạt 76 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 18,85%, vốn ngắn hạn chiếm tỷ lệ 81,6%. Năm 1999, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ đã huy động 393 tỷ đồng, trong đó loại có kỳ hạn trên 12 tháng trở lên 106 tỷ chiếm tỷ lệ 26,97%. Cuối năm 2000, việc huy động vốn tại chỗ đạt 677 tỷ đồng trong đó loại 12 tháng trở lên 203 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 30%. Gần đây vốn tiền gửi 12 tháng trở lên có chiều hướng tăng nhưng tốc độ chậm. Biểu 11 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu/năm 1998 1999 2000 Vốn dài hạn ( Trên 12 tháng) 76 106 203 Tỷ lệ/tổng N.vốn HĐ tại Đ.phương 18.85 29.97 30 Nguồn: Báo cáo kết cấu kỳ hạn nguồn vốn các năm 1998,1999,2000-NHNo&PTNT Tỉnh Phú Thọ. Ta nhận thấy cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ có sự mất cân đối giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn . Tốc độ tăng của nguồn vốn dài hạn chậm trong khi đó nhu cầu vay vốn trung và dài hạn trên địa bàn là rất lớn. Là một tỉnh Miền núi , đa phần dân cư sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp, nhu cầu vay vốn của đối tượng này để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo là hết sức cấp bách. Tuy nhiên với đối tượng này để mở rộng sản xuất, mở rộng chuồng trại cũng như đầu tư ban đầu vào cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất cần một khối lượng vốn không nhiều nhưng thời gian và sản phẩm có thời hạn thu họach lâu . Chính vỳ vậy nhu cầu vốn trung và dài trên địa bàn là hết sức lớn. Do lượng vốn dài hạn nhỏ, tốc độ tăng thấp trong tổng nguồn vốn cho nên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ vẫn phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Như vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ có thể gặp rủi do trong thanh toán 2.2.4 - Đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ Qua phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Thọ chúng ta thấy hoạt động này những năm qua đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu tăng trưởng tài sản cả về qui mô, kết cấu từ đó đem lại những kết quả khả quan. 2.2.4.1- Kết quả đạt được Ngay sau khi được tái lập ( năm 1997 ), chi nhánh Ngân hàng phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Tỉnh Phú Thọ xây dựng mục tiêu và chiến lược kinh doanh nhằm không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh với phương châm tập trung khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi một cách có hiệu quả trong mọi thành phần kinh tế để cấp vốn tín dụng cho những nhu cầu ngày càng tăng của danh mục tài sản. Nguồn vốn huy động có bước tăng trưởng khá trong năm 1998 với tốc độ 24%, đạt 403.532 triệu VNĐ chiếm tỷ trọng 76,5% tổng nguồn vốn, đáp ứng được 73% nhu cầu tín dụng. Năm 1999 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội, việc mở rộng, tăng trưởng tín dụng và huy động vốn gặp nhiều khó khăn nhưng đơn vị vẫn duy trì được qui mô nguồn vốn huy động: 393.303 triệu chiếm tỷ trọng 70,7% tổng nguồn vốn. Tuy thời điểm 31/12/2000 nguồn vốn huy động không đạt mục tiêu tăng trưởng đặt ra đầu năm: 15 - 16% thậm chí sụt giảm chút ít nhưng theo số liệu bình quân theo phương pháp tính tích số chúng ta thấy nguồn vốn huy động vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá cao . Hầu hết các nguồn vốn tiền gửi nếu tính theo số liệu bình quân đều tăng trưởng khá. Sự tăng trưởng của nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn tạo lợi thế cho đơn vị trong việc giảm thấp lãi suất đầu vào trong điều kiện trần lãi suất cho vay hạ, cạnh tranh gia tăng trong khi nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn tăng lên giúp cho nguồn vốn của đơn vị ổn định hơn. Tiền gửi không kỳ hạn tăng lên là nhờ việc thực hiện có hiệu quả chiến lược khách hàng, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ nên số lượng khách hàng mở tài khoản tại đơn vị không ngừng tăng lên một mặt tạo cơ hội tăng số dư, giảm lãi suất đầu vào, mặt khác giúp Ngân hàng đa dạng hoá các dịch vụ liên quan đến huy động vốn để dần hướng hoạt động kinh doanh thực sự là Ngân hàng đa năng. Nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn có tốc độ tăng trưởng cao trong đó tiền gửi của các tầng lớp dân cư tăng với tốc độ bình quân 70,3%/năm tạo ra sự ổn định của nguồn vốn từ thị trường bán lẻ của Ngân hàng. Thông qua việc tăng cường huy động vốn tiền gửi của khách hàng, cho phép Ngân hàng trả nợ các khoản vay tổ chức tín dụng và giảm thấp nguồn cho vay các dự án uỷ thác đầu tư là những khoản mục nguồn vốn có lãi suất cao và đơn vị sử dụng thiếu tính chủ động về lãi suất. Mặc dù nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ mang tính ngắn hạn nhưng chúng ta thấy những năm qua về cơ cấu của nó không có biến động nhiều do tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn luôn chiếm tỷ lệ ổn định ở mức 69% (76% tổng số). Nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn dài tăng lên cả số dư và tỷ trọng tuy chưa theo kịp sự điều chỉnh cuả cơ cấu dư nợ cho vay nhưng là sự chuyển dịch khá tích cực cho thấy đơn vị trú trọng hơn việc huy động vốn trung và dài hạn. Đồng thời tỷ trọng vốn tự huy động của địa bàn tăng lên trong khi tỷ trọng tiền vay các tổ chức tín dụng giảm giúp Ngân hàng ứng phó với khó khăn lãi suất đầu ra liên tục giảm. Trước diễn biến của nền kinh tế, việc dự toán lãi suất giảm mạnh trong năm 2000, Ngân hàng đã duy trì cơ cấu nguồn vốn trong đó nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn tạo ra lợi thế về chênh lệch lãi suất giữa đầu ra và đầu vào trong khi vẫn duy trì tốt khả năng thanh toán. Như vậy, trong ba năm qua Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Tỉnh Phú Thọ đã đạt được những kết quả khả quan trong việc tăng cường huy động vốn tại địa phương, ổn định của các nguồn vốn ,đảm bảo lãi suất đầu vào bình quân có xu hướng giảm nhanh hơn diễn biến lãi xuất giảm của thị trường. Nguyên nhân đạt được kết quả trên là do đơn vị áp dụng đồng bộ các chính sách ưu đãi, chính sách đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ, chính sách giá cả linh hoạt và các biện pháp tổ chức kỹ thuật, bảo mật thông tin cho khách hàng . Bản thân Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Phú Thọ không ngừng đổi mới công nghệ Ngân hàng và thành lập một chi nhánh ngay trong Công ty Super phốt phát và hoá chất Lâm thao để đáp ứng kịp thời nhu cầu dịch vụ (Nơi đây là một trong số ít doanh nghiệp lớn của Trung ương đóng trên địa bàn có nguồn vốn thanh toán và nhàn rỗi rất lớn). Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Thọ có chiến lược khách hàng được thực hiện phù hợp với thực tiễn địa phương , không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng, tổ chức mạng lưới rộng khắp, gần khách hàng , luôn giáo dục đào tạo đội ngũ cán bộ với trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp ngày càng nâng lên, có thái độ phục vụ hoà nhã, thân thiện và chu đáo. 2.2.4.2- Hạn chế và những nguyên nhân Qua 3 năm hoạt động gần đây , chi nhánh Ngân hàng và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong lĩnh vực huy động vốn . Tuy vậy trên thực tế vốn nhàn dỗi trong dân cư vẫn lớn mà Ngân hàng chưa huy động được , điều đó khảng định chính sách huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục đó là: -Những hạn chế *.Về qui mô nguồn vốn thu hẹp Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ trong những năm qua tuy có tăng trưởng nhưng gần đây có chiều hướng chưa ổn định vững chắc. Năm 1999 tổng nguồn vốn huy động tại địa phương giảm so với năm 1998 .Nguồn vốn các dự án uỷ thác đầu tư có lãi suất đầu vào cao nên khó khăn cho nhu cầu tăng trưởng tài sản sinh lời vì vậy quy mô kinh doanh của đơn vị không những không được mở rộng mà còn bị thu hẹp. Chỉ tiêu nguồn vốn bình quân mỗi cán bộ năm 1998 là 740 triệu đồng/người, năm 1999 là 715 triệu đồng/người , năm 2000 là 1.141 triệu đồng/người ,trong khi Ngân hàng Công thương Phú Thọ có số bình quân lần lượt là: 1.457 triệu đồng / người, 1.809 triệu đồng/người và 2.217 triệu đồng/ người. Với bất lợi về qui mô kinh doanh ngoài việc khó khăn trong thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và tài sản chủ sở hữu, giảm dần lợi thế trong cạnh tranh , đặt Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Phú Thọ vào tình trạng có hệ số rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán và rủi ro lãi suất cao hơn so với Ngân hàng công thương Phú Thọ . *. Cề cơ cấu nguồn vốn chưa đang dạng Vì khó khăn trong mở rộng qui mô nguồn vốn tác động rất lớn đến kết cấu nguồn vốn do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Thọ phải áp dụng các hình thức huy động lãi suất hấp dẫn hơn. Xét cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng: nguồn vốn huy động trên địa bàn dựa nhiều vào tiền gửi khách hàng như tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước, các đơn vị kinh tế... Những tài khoản tiền gửi tuy số dư của nó ít nhạy cảm với lãi suất hơn so với tiền gửi cá nhân huy động được trên thị trường bán lẻ nhưng bản thân nó chứa đựng nhiều yếu tố không ổn định, thời gian lưu ký không dài, và phải lo thanh toán cho khách hàng bằng tiền mặt có chi phí cao. Khi nguồn vốn này biến động thường có sự sụt giảm lớn ảnh hưởng trực tiếp đến cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn nên cần mở rộng hơn nữa để tăng số lượng khách hàng gửi tiền từ đó tạo sự ổn định của nguồn vốn này. Ba năm qua mặc dù đã tích cực huy động vốn tiền gửi nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tài sản nên chi nhánh phải phát hành một lượng khá lớn các giấy tờ có giá, năm 1998 tỷ trọng: 41,6% năm 1999 chiếm 21,05% năm 2000 chiếm 7,4% so với tổng nguồn vốn . Đây là nguồn vốn có lãi suất cao và nhạy cảm với lãi suất, với cơ cấu nguồn vốn mà tỷ trọng của nó lớn như hiện nay là điều bất lợi cho kết quả tài chính. Nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng được coi là “cái đệm” cho sự thiếu hụt nguồn vốn, trong thời gian qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ thường xuyên phải sử dụng, đến đầu tháng 12/1999 mới trả được khoản nợ này. Trong cấu trúc thời hạn của nguồn vốn chúng ta đã thấy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ sử dụng lượng lớn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Năm 2000 do diễn biến bất thường của thị trường, tạo cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ lợi thế về lãi suất. Nhưng bằng phương pháp “phân tích khoảng cách” chúng ta thấy đây không phải là “khoảng cách tích cực” vì nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản nhạy cảm với lãi suất thì nguy cơ rủi ro lãi suất rất lớn. *. Mạng lưới chưa rộng và các hình thức huy động chưa phong phú Việc đa dạng hóa các hình thức các huy động vốn, các loại dịch vụ chưa phong phú, còn đơn điệu, phần lớn các hình thức truyền thống , chưa thực hiện được việc dịch vụ chọn gói trong khi tốc độ phát triển nhanh chóng các hoạt động của Ngân hàng điện tử, hệ thống thanh toán, rút tiền gửi tự động , dịch vụ Ngân hàng tại nhà không còn xa lạ với người dân nữa. Mạng lưới huy động vốn tuy đã được mở rộng , nhưng phong cách phục vụ, tác phong giao tiếp của các nhân viên Ngân hàng chưa thực sự khảng định khách hàng gửi tiền là " Thượng đế ". *. Thủ tục giấy tờ chưa thực sự đơn giản Công nghệ khoa học Ngân hàng áp dụng trong việc cung ứng các dịch vụ cho khách hàng là một vấn đề mà đòi hỏi chúng ta phải quan tâm nhất là trong quan hệ gửi và lĩnh tiền của dân chúng, trong khi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ hiện quy trình gửi và lĩnh tiền của dân chúng với Ngân hàng chưa được cải tiến nhiều , cụ thể như thủ tục giấy tờ chủ yếu là thủ công và trực tiếp chưa có khả năng đáp ứng những nhu cầu ngày càng phức tạp đa dạng trong nền kinh tế thị trường .Thí dụ: Thời gian thự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ.docx
Tài liệu liên quan