Luận văn Giải pháp tăng cường quản lý dự án duy tu bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. viii

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ

ÁN DUY TU BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ .4

1.1 Khái niệm, đặc điểm dự án và quản lý dự án duy tu bảo trì đường bộ.4

1.2 Vai trò của công tác quản lý dự án.7

1.3 Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quản lý dự án .10

1.4 Nội dung quản lý dự án duy tu bảo trì đường bộ .11

1.4.1 Lập kế hoạch công tác duy tu bảo trì đường bộ .11

1.4.2 Điều phối thực hiện dự án .12

1.4.3 Giám sát.12

1.5 Các yếu tố tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án duy tu bảo trì đường bộ .13

1.5.1 Các yếu tố khách quan.13

1.5.2 Các yếu tố chủ quan .14

1.6 Kinh nghiệm thực tiễn công tác quản lý dự án duy tu bảo trì đường bộ ở trong

và ngoài nước .15

1.6.1 Công tác quản lý các dự án duy tu bảo trì đường bộ một số nước trên thế

giới.15

1.6.2 Công tác quản lý các dự án duy tu bảo trì đường bộ tại Việt Nam trong

những năm qua .23

Kết luận chương 1 .31

CHƯƠNG 2. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN DUY TU

BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TẠI BAN QUẢN LÝ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ - SỞ GIAO

THÔNG VẬN TẢI LẠNG SƠN.32

2.1 Giới thiệu tổng quan về mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Lạng Sơn .32

2.1.1 Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên tỉnh Lạng Sơn.32

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội .34

2.1.3 Hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn.35

pdf111 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường quản lý dự án duy tu bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện giúp Trưởng Ban một số công việc như sau: - Thực hiện công tác kế hoạch của Ban, theo dõi và quản lý hợp đồng; soạn thảo các quyết định giao nhiệm vụ trình Trưởng Ban; - Quản lý, cập nhật thường xuyên thông tin, dữ liệu đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Cung cấp và cập nhật thông tin đường bộ trên Website của Sở, Website của Tổng cục đường Bộ Việt Nam; - Lập, lưu trữ hồ sơ; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và hạch toán đối với tài sản hạ tầng đường bộ do sở quản lý; thống kê, cập nhật dữ liệu về tài sản hạ tầng đường bộ tỉnh Lạng Sơn cung cấp cho các cơ quan quản lý; - Tổ chức quản lý, bảo quản các kho vật tư dự phòng dùng cho việc khắc phục hậu quả bão lụt và các sự cố bất khả kháng khác; - Tổng hợp, xây dựng các chương trình công tác, thực hiện báo cáo tháng, quý, năm và các báo cáo khác khi lãnh đạo yêu cầu. Đôn đốc, theo dõi việc thực hiện chương trình công tác của Ban, thông báo kết luận, yêu cầu của lãnh đạo Sở liên quan đến nhiệm vụ của Ban. Chuẩn bị kế hoạch, nội dung, báo cáo, tài liệu liên quan phục vụ chương trình làm việc của lãnh đạo Ban. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Ban. 2.2.1.3 Phòng quản lý bảo trì Có trách nhiệm tham mưu, thực hiện giúp Trưởng Ban một số công việc như sau: - Tổ chức thực hiện công tác tuần kiểm đường bộ theo quy định tại Thông tư số 47/2012/TT-BGTVT ngày 12/11/2012 của Bộ Giao thông vận tải; Phối hợp với công an, thanh tra giao thông, chính quyền địa phương, nhà thầu bảo trì trong việc phòng, chống lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ và đấu nối trái phép vào đường bộ. 44 - Tổ chức Quản lý, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, thanh toán công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng thực hiện theo quy định. - Tổ chức thực hiện khắc phục bão lụt và các sự cố bất khả kháng khác trên các tuyến đường được giao quản lý; phối hợp thực hiện phương án phân luồng giao thông khi cần thiết theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; - Theo dõi, khắc phục và báo cáo tình hình tai nạn giao thông trên các tuyến đường theo quy định; - Phối hợp, cung cấp số liệu cho phòng Kế hoạch tổng hợp thông tin, dữ liệu đường bộ do sở quản lý để tổng hợp và hạch toán; - Tổ chức quản lý dự án các công trình sửa chữa đường bộ, xử lý điểm đen, công trình an toàn giao thông, khắc phục hậu quả lụt bão bước 1, bước 2 và các công trình khác do Sở Giao thông vận tải làm Chủ đầu tư theo quy định hiện hành; - Tổ chức thực hiện Tư vấn giám sát thi công các công trình do Sở Giao thông vận tải giao và các công trình khác khi được Sở cho phép; - Thực hiện báo cáo thường xuyên cho Lãnh đạo Ban theo quy định và khi có yêu cầu; - Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Ban. 2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý bảo trì đường bộ Ban Quản lý bảo trì đường bộ hoạt động theo chế độ thủ trưởng, Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Giao thông vận tải và trước pháp luật về mọi hoạt động của Ban. Phó Trưởng ban là người giúp việc cho Trưởng ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; Ban Quản lý bảo trì đường bộ được giao đồng thời quản lý thực hiện nhiều dự án nhưng phải đảm bảo từng dự án được theo dõi, ghi chép riêng và quyết toán kịp thời theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ, quyền hạn: 1) Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường do Sở quản lý gồm: 45 + Tổ chức lập, trình thẩm định dự toán sản phẩm dịch vụ công ích công tác quản lý sửa chữa thường xuyên các tuyến đường do Sở quản lý, bảo trì; + Tổ chức quản lý, giám sát, nghiệm thu công tác sửa chữa thường xuyên đảm bảo theo các yêu cầu hợp đồng; + Tổ chức thanh, quyết toán công tác sửa chữa thường xuyên theo quy định. 2) Thực hiện công tác tuần kiểm đường bộ theo quy định tại Thông tư số 47/2012/TT- BGTVT ngày 12/11/2012 của Bộ Giao thông vận tải: + Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên tuần đường và của Đơn vị quản lý bảo trì theo hợp đồng sở ký; + Xử lý hoặc phối hợp xử lý các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; + Phát hiện các điểm đen và đề xuất phương án xử lý; thu thập số liệu, theo dõi các vụ tai nạn theo quy định; + Kiểm tra giấy phép thi công, phát hiện và lập biên bản vi phạm, đình chỉ hành vi vi phạm theo thẩm quyền, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý; + Các nhiệm vụ cụ thể khác được quy định tại Thông tư số 47/2012/TT-BGTVT ngày 12/11/2012 của Bộ Giao thông vận tải. 3) Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu bảo trì thực hiện khắc phục bão lụt bước 1, tai nạn giao thông và các sự cố bất khả kháng khác; phối hợp thực hiện phương án phân luồng giao thông khi cần thiết theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền: + Báo cáo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình ảnh hưởng thiệt hại do bão lũ và sự cố, tai nạn giao thông trên các tuyến đường được giao quản lý, đề xuất phương án khắc phục; + Tham gia giải quyết, khắc phục thiệt hại, sự cố; + Tổ chức theo dõi, quản lý, kiểm tra, nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công công tác khắc phục; 46 + Tham gia phân luồng giao thông theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 4) Tổ chức quản lý, bảo quản các kho vật tư dự phòng dùng cho việc khắc phục hậu quả bão lụt và các sự cố bất khả kháng khác. 5) Quản lý, cập nhật thường xuyên thông tin, dữ liệu đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Cung cấp và cập nhật thông tin đường bộ trên Website của Sở, Website của Tổng cục đường Bộ Việt Nam; + Thu thập thông tin, dữ liệu đường bộ và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đường bộ để theo dõi, quản lý; + Cập nhật cơ sở dữ liệu đường bộ trên Website của Sở và Website của Tổng cục đường Bộ Việt Nam để tra cứu, sử dụng; 6) Lập, lưu trữ hồ sơ; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng; hạch toán đối với tài sản hạ tầng đường bộ do Sở quản lý. 7) Thống kê, cập nhật dữ liệu về tài sản hạ tầng đường bộ tỉnh Lạng Sơn. 8) Tổ chức quản lý dự án các công trình sửa chữa đường bộ, xử lý điểm đen, công trình an toàn giao thông, khắc phục hậu quả lụt bão bước 1, bước 2 và các công trình khác do Sở Giao thông vận tải làm Chủ đầu tư: + Tổ chức quản lý dự án các công trình từ khi khởi công đến khi công trình hết bảo hành theo các quy định; + Đối với công tác khắc phục hậu quả lụt bão bước 1: Tổng hợp số liệu thiệt hại bão lụt báo cáo Sở, chỉ đạo các đơn vị quản lý đường và cán bộ tuần kiểm kiểm tra tuyến 24/24 giờ trong các ngày mưa bão; trực tiếp chỉ đạo đơn vị quản lý đường thực hiện đảm bảo giao thông tạm thời khi tắc đường và xác nhận khối lượng thực hiện của đơn quản lý đường, phối hợp với Sở tổ chức kiểm tra, xác định thiệt hại do lụt bão, thiên tai gây ra theo quy định. Tổ chức chỉ đạo, quản lý, giám sát, nghiệm thu công việc khắc phục thiệt hại, đảm bảo giao thông bước 1 và lập hồ sơ trình duyệt, trình hồ sơ thanh, quyết toán theo quy định. + Lưu trữ hồ sơ hoàn công công trình theo quy định; 47 9) Thực hiện nhiệm vụ Tư vấn giám sát thi công các công trình do Sở giao và các công trình khác khi được Sở cho phép. Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện theo đúng các quy định hiện hành. 10) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao. 2.2.3 Một số dự án duy tu bảo trì đường bộ đã triển khai trong những năm gần đây Trong những năm vừa qua, công tác duy tu bảo trì các tuyến đường bộ đã được Sở giao thông và UBND các huyện triển khai tương đối tốt. Qua đó, góp phần gìn giữ và cải tạo sửa chữa các con đường, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và giao thương hàng hóa với tỉnh bạn. Cụ thể đối với sửa chữa thường xuyên đã phát huy tốt vai trò, hiệu quả công tác Tuần kiểm. Các tiêu chí của công tác sửa chữa thường xuyên đã được các đơn vị quản lý quan tâm thực hiện như triển khai công tác đào vét khơi thông rãnh thoát nước, kịp thời xử lý phát sinh ổ gà trên mặt đường, mặt cầu đảm bảo ATGT thông suốt trên các tuyến đường ... Công tác sửa chữa định kỳ hàng năm căn cứ vào các nguồn vốn như: Quỷ bảo trì đường bộ Trung ương, Quỹ bảo trì địa phương, vốn sự nghiệp giao thông và các nguồn vốn hợp pháp khác. Các chủ đầu tư đã triển khai theo đúng kế hoạch, qua đó góp phần vào sự phát triển chung của Ngành giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn. Các dự án tiêu biểu đã được thực hiện trong những năm vừa qua. Năm 2015 các công trình sửa chữa tiêu biểu như: Sửa chữa hư hỏng cục bộ nền mặt đường và cải tạo hệ thống thoát nước đoạn Km0-Km8, QL.4A, chiều dài sửa chữa là 8,0km với tổng mức đầu tư là 15 tỷ đồng, công trình sửa chữa các hư hỏng sau đó tiến hành thảm bê tông nhựa; Công trình sửa chữa tăng cường mặt đường để đảm bảo ATGT đoạn Km144+500 – Km162+000, QL.31 với tổng chiều dài là 17,5km, quy mô sửa chữa là tăng cường mặt đường bằng lớp móng đá dăm tiêu chuẩn, sau đó láng nhựa 03 lớp với tổng mức đầu tư là 27,0 tỷ đồng. Năm 2016 các công trình sửa chữa như công trình sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường đoạn Km119 – Km129, QL.3B, với chiều dài là 10km, với tổng mức đầu tư là 15,10 tỷ đồng; Công trình sửa chữa nền, mặt đường và công trình đoạn Km105 - Km119, QL.3B, với tổng chiều dài là 14km, tổng mức đầu tư là 27,0 tỷ đồng. Quy mô sửa chữa tăng 48 cường mặt đường bằng đá dăm tiêu chuẩn sau đó láng nhựa 03 lớp. Các dự án sửa chữa nền, mặt đường trên Quốc lộ 31 và Quốc lộ 3B được đầu tư đã xóa bỏ được tình trạng nền, mặt đường bị lầy lội vào mùa mưa, góp phần lưu thông, giao thương trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu Bản Chắt huyện Đình Lập và cửa khẩu Nà Nưa huyện Tràng Định, thuộc tỉnh Lạng Sơn. 2.3 Phân tích thực trạng công tác quản lý dự án duy tu bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 2.3.1 Về công tác lập kế hoạch 2.3.1.1 Nội dung công tác bảo trì đường bộ Nội dung bảo trì công trình đường bộ bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình đường bộ. 1. Kiểm tra công trình đường bộ là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện hư hỏng, dấu hiệu hư hỏng của công trình để có biện pháp xử lý kịp thời. 2. Quan trắc công trình đường bộ là sự theo dõi, quan sát, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu của thiết kế trong quá trình sử dụng. a) Việc quan trắc công trình được thực hiện trong các trường hợp có yêu cầu phải theo dõi sự làm việc của công trình đường bộ nhằm tránh xảy ra sự cố dẫn tới thảm họa về người, tài sản, môi trường và các trường hợp khác theo yêu cầu của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình, cơ quan quản lý đường bộ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. b) Ngoài các trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, quan trắc công trình bắt buộc áp dụng đối với các công trình, hạng mục công trình đường bộ quy định tại Phụ lục I của Thông tư này. 3. Kiểm định chất lượng công trình đường bộ bao gồm các hoạt động kiểm tra và xác định chất lượng hoặc đánh giá sự phù hợp chất lượng của công trình so với yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc xem xét hiện trạng công 49 trình bằng trực quan kết hợp với phân tích, đánh giá các số liệu thử nghiệm công trình. Việc kiểm định chất lượng công trình phục vụ bảo trì công trình đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP. 4. Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ là các hoạt động theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, duy tu thiết bị lắp đặt vào công trình đường bộ, được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì công trình đường bộ ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình đường bộ. 5. Sửa chữa công trình đường bộ là các hoạt động khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường, an toàn của công trình đường bộ. Sửa chữa công trình đường bộ bao gồm sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất, cụ thể: a) Sửa chữa định kỳ công trình đường bộ là hoạt động sửa chữa được thực hiện theo kế hoạch nhằm khôi phục, cải thiện tình trạng kỹ thuật của công trình đường bộ mà bảo dưỡng thường xuyên công trình không đáp ứng được, bao gồm: sửa chữa hư hỏng; thay thế bộ phận công trình, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì công trình đường bộ; b) Sửa chữa đột xuất công trình đường bộ là hoạt động sửa chữa phải thực hiện bất thường khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu các tác động đột xuất như mưa bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy nổ hoặc những tác động thiên tai đột xuất khác hoặc khi có biểu hiện có thể gây hư hỏng đột biến ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, khai thác công trình hoặc có khả năng xảy ra sự cố dẫn tới thảm họa. 2.3.1.2 Lập kế hoạch bảo trì công trình đường bộ 1. Lập kế hoạch bảo trì công trình đường bộ sử dụng vốn nhà nước: a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì hệ thống đường trung ương sử dụng vốn nhà nước (theo Biểu mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này), bao gồm: Quỹ bảo tŕ đường bộ trung ương, vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, các nguồn vốn từ việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các nguồn vốn hợp pháp; 50 b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc lập kế hoạch bảo trì đối với hệ thống đường địa phương thuộc phạm vi quản lý; c) Nội dung kế hoạch bảo trì công trình đường bộ hàng năm bao gồm: kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên công trình, kế hoạch sửa chữa công trình đường bộ theo từng tuyến (đoạn tuyến) và các công tác khác (nếu có). Kế hoạch bảo trì công trình đường bộ phải nêu được đầy đủ các thông tin sau: tên công trình, hạng mục công trình chủ yếu; đơn vị, khối lượng, kinh phí thực hiện; thời gian thực hiện; phương thức thực hiện và mức độ ưu tiên. 2. Phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường bộ sử dụng vốn nhà nước; a) Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch bảo trì hệ thống đường trung ương do Tổng cục Đường bộ Việt Nam lập, trình và các trường hợp khác theo thẩm quyền; b) Việc phê duyệt kế hoạch bảo trì hệ thống đường địa phương sử dụng các nguồn vốn ngân sách của địa phương và Quỹ bảo trì đường bộ địa phương thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quy định của pháp luật. 3. Trình tự, thủ tục phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường bộ thuộc hệ thống đường trung ương: a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp, lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường bộ, trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 6 hàng năm; b) Bộ Giao thông vận tải thẩm định, chấp thuận kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường bộ trước ngày 15 tháng 7; tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Giao thông vận tải, trình Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 8 hàng năm; c) Trên cơ sở Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải thông báo dự toán thu, chi ngân sách nhà nước gửi cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trong đó có phần kinh phí dành cho bảo trì công trình đường bộ; d) Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức rà soát danh mục dự án, hạng mục và khối lượng công trình cấp thiết phải làm, chịu trách nhiệm về lập kế hoạch và dự toán kinh 51 phí bảo trì công trình đường bộ, trình Bộ Giao thông vận tải chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo quy định tại điểm c khoản này; đ) Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường bộ, giao dự toán thu chi ngân sách cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam. 4. Điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường bộ sử dụng vốn nhà nước: a) Kế hoạch bảo trì công trình đường bộ thuộc hệ thống đường trung ương được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện để phù hợp với điều kiện thực tế. Bộ Giao thông vận tải quyết định việc điều chỉnh kế hoạch bảo trì hệ thống đường trung ương. b) Việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo trì hệ thống đường địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Căn cứ vào các nội dung đã được Bộ Giao thông vận tair và Tổng cục đường bộ Việt Nam phê duyệt Sở GTVT sẽ lập kế hoạch chi tiết bảo trì công trình đường bộ hàng năm. Kế hoạch năm bao gồm các kế hoạch vốn cho công tác bảo trì thường xuyên và bảo trì định kỳ (trong đó bao gồm các công tác sửa chữa vừa và lớn). Kế hoạch hàng năm dựa hoàn toàn việc tổng hợp các chi phí bảo trì theo các định mức và tiêu chuẩn bảo trì đã lập. Khi lập các kế hoạch năm, người ta chú trọng vào việc lập kế hoạch cho các công tác sửa chữa hơn là việc lập kế hoạch bảo trì thường xuyên, do các công tác bảo trì thường xuyên đã được quy định trong các định mức và tiêu chuẩn và thể hiện một công thức đơn giản về dự toán chi phí. Cụ thể một công trình sửa chữa định kỳ năm 2016 như công trình sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường và hệ thống thoát nước đoạn Km186 – Km194, Quốc lộ 279, tỉnh Lạng Sơn được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Kế hoạch bảo trì đường bộ năm 2016 tại Quyết định số 2890/QĐ-BGTVT ngày 11/8/2015; Tổng cục đường bộ Việt Nam cho phép chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình sửa chữa đường bộ năm 2016 tại Quyết định số 2365/QĐ-TCĐBVN ngày 20/8/2016. Trên cơ sở đó Sở GTVT tiến hành các thủ tục triển khai dự án. Kết quả đạt được: Đã thực hiện theo đúng trình tự thủ tục nhà nước quy định về việc xây dựng kế hoạch hàng năm về duy tu, bảo trì các tuyến đường. Qua đó các tuyến 52 đường đã được cải tạo, sửa chữa nâng cao khả năng vận hành khai thác. Hạn chế: Đối với các cơ quan được giao quản lý phải chủ động lập kế hoạch và kinh phí hàng năm trình cấp trên phê duyệt. Trình tự các thủ tục từ khi kế hoạch được duyệt đến lúc triển khi thi công mất nhiều thời gian, do đó kết quả khảo sát thiết kế theo hiện trạng ban đầu đã sai khác nhiều do sự xuống cấp và hư hỏng vì các phương tiện lưu thông, thời tiết. 2.3.2 Về công tác điều phối thực hiện 2.3.2.1 Nội dung công tác thực hiện 1. Đối với hệ thống đường trung ương do Bộ Giao thông vận tải quản lý, việc thực hiện kế hoạch bảo trì như sau: a) Căn cứ kế hoạch bảo trì công trình đường bộ hàng năm được phê duyệt, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện theo quy định. b) Trường hợp công trình đường bộ do doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng và quản lý khai thác nhưng không theo hình thức Hợp đồng dự án, doanh nghiệp căn cứ kế hoạch bảo trì được duyệt để tổ chức triển khai thực hiện theo quy định; c) Bộ Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường bộ đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này và các trường hợp là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết Hợp đồng dự án quy định tại khoản 3 Điều này. 2. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì hệ thống đường địa phương do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định. 3. Sửa chữa đột xuất công trình đường bộ thuộc hệ thống đường trung ương do Bộ Giao thông vận tải quản lý được thực hiện như sau: a) Đối với công trình, bộ phận công trình bị hư hỏng do chịu các tác động đột xuất như mưa bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy nổ hoặc những tác động thiên tai đột xuất khác, cần thiết phải tiến hành sửa chữa khẩn cấp mà không có trong kế hoạch bảo trì được phê 53 duyệt, Bộ Giao thông vận tải ủy quyền cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo an toàn giao thông và an toàn công trình; b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí và phương thức thực hiện đối với các trường hợp sửa chữa đột xuất quy định tại điểm a khoản này; báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện sửa chữa đột xuất công trình đường bộ. 2.3.2.2 Kế hoạch triển khai công tác thực hiện - Nắm rõ, phân tích và đánh giá tình trạng hiện tại của việc thực hiện dự án đồng thời nắm được các quy trình thực hiện dự án để lập kế hoạch quản lý, kiểm soát dự án. - Xem xét, đánh giá những thay đổi trong thiết kế, thi công xây dựng, mua sắm vật tư, trang thiết bị, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng cháy chưa cháy, chạy thử nghiệm thu và bàn giao công trình, đào tạo vận hành,đồng thời đảm bảo cho các thay đổi trên không ảnh tới an toàn, chất lượng cũng như tiến độ thực hiện dự án. - Lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu. - Giám sát, điều hành tiến độ và chất lượng thực hiện hợp đồng của các nhà thầu. - Xem xét, kiểm tra các tài liệu của các nhà thầu theo hợp đồng đã ký kết với Chủ đầu tư. - Giám sát và điều hành các nhà thầu thực hiện tiến độ do các nhà thầu khác lập và hiệu chỉnh, lập lại tiến độ thực hiện dự án (nếu cần thiết) phù hợp với tổng tiến độ và các mốc quan trọng đã được duyệt. - Theo dõi, đánh giá và báo cáo mức độ thực hiện và hoàn thành tiến độ thi công của các nhà thầu. Đưa ra các biện pháp xử lý và điều chỉnh kịp thời khi có sự chậm trễ nhằm đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ. - Giám sát và điều hành các nhà thầu nhằm đảm bảo việc thực hiện các công việc phù hợp với các mốc và khoảng thời gian quan trọng của dự án. - Xem xét, kiểm tra biện pháp tổ chức thi công, kế hoạch chất lượng của nhà thầu. - Quản lý các rủi ro liên quan đến dự án. 54 - Lập, kiểm tra, điều hành kế hoạch và các điều kiện để tiến hành thí nghiệm, kiểm định, chạy thử, nghiệm thu cho phù hợp với tổng tiến độ. - Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc lập và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy, nổ của các nhà thầu. - Kiểm tra kế hoạch, điều hành quá trình đào tạo của các nhà thầu đào tạo, hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ của các nhà thầu. Năm 2016 Sở GTVT Lạng Sơn triển khai thực hiện công trình Xử lý điểm đen tai nạn giao thông tại Km6+850, Quốc lộ 4A, tỉnh Lạng Sơn. Công trình được Tổng cục đường bộ Việt Nam cho phép chuẩn bị đầu tư xây dựng công tại Số 4419/QĐ- TCĐBVN ngày 21/12/2015. Sở GTVT thực hiện triển khai dự án như sau: Bảng 2.6 Trình tự các nội dung triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình STT Nội dung Số văn bản Ngày, tháng, năm 1 Quyết định phê duyệt nhiệm vụ và phương án khảo sát, thiết kế lập BCKT-KT 400/QĐ- SGTVT Ngày 10/3/2016 2 Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu lập BCKT-KT 403/QĐ- SGTVT Ngày 11/3/2016 3 Báo cáo kết quả thẩm định lập BCKT-KT 550/BC- SGTVT Ngày 23/3/2016 4 Tờ trình đề nghị phê duyệt BCKT-KT 551/TTr- SGTVT Ngày 25/3/2016 5 Quyết định phê duyệt BCKT-KT và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu 856/QĐ- TCĐBVN Ngày 14/4/2016 6 Quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp 774/QĐ- SGTVT Ngày 20/4/2016 7 Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu xây dựng công trình 1082/QĐ- SGTVT Ngày 01/6/2016 8 Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Tư vấn giám sát 1027/QĐ- SGTVT Ngày 07/6/2016 9 Quyết định giao nhiệm vụ Quản lý dự án 78/QĐ- BQLBTĐB Ngày 01/6/2016 55 STT Nội dung Số văn bản Ngày, tháng, năm 10 Quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu gói thầu kiểm toán 358/QĐ- SGTVT Ngày 28/02/2017 11 Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành 760/TTr- SGTVT Ngày 14/4/2017 Trên cơ sở kế hoạch các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, triển khai các bước của dự án như khảo sát, thiết kế, đấu thầu, triển khai thì công.... Căn cứ vào kế hoạch đã được giao về quy mô và nguồn vốn tiến hành các thủ tục theo đúng trình tự thực hiện cho kịp thời, đẩy nhanh được tiến độ các dự án. Kết quả: Trên cơ cở quy mô và giải pháp đã được phê duyệt, triển khai các thủ tục triển khai dự án, phân phối các công việc trong dự án theo tiến độ của hợp đồng. Điều phối các công việc đạt được tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc. Hạn chế: Do tính chất của các dự án về bảo trì có quy mô nhỏ, những hư hỏng phát sinh trong quá trình thực hiện. Đặc biệt các dự án liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng dẫn đến phải điều chỉnh hợp đồng thi công, kéo dài thời gian sẽ ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án. 2.3.3 Về công tác giám sát 2.3.3.1 Nội dung công tác giám sát - Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo các quy định hiện hành. - Đánh giá sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng. Công tác đánh giá kiểm tra gồm: kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công, hệ thống quản lý chất lượng, giấy phép sử dụng máy móc thiết bị, phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất vật liệu, các sản phẩm phục vụ cho công tác thi công xây dựng, - Đánh giá, kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư nguyên liệu cũng như các thiết bị lắp đặt vào công trình. - Xem xét, kiểm tra về chứng nhận chất lượng của các thiết bị, sản phẩm xây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_phap_tang_cuong_quan_ly_du_an_duy_tu_bao_tri_d.pdf
Tài liệu liên quan