MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ 4
1.1. Khái niệm đặc điểm ngân sách xã: 4
1.1.1. Ngân sách xã trong hệ thống ngân sách Nhà nước 4
1.1.2. Đặc điểm của ngân sách xã: 6
1.1.3. Vai trò của ngân sách xã trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nông thôn: 7
1.2. Nội dung công tác thu, chi của ngân sách xã: 11
1.2.1. Nguồn thu của ngân sách xã: 12
1.2.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách xã: 13
1.3. quản lý ngân sách xã: 16
1.3.1. Lập dự toán ngân sách xã: 16
1.3.2. Quản lý khâu chấp hành dự toán ngân sách xã : 17
1.3.3 Quản lý khâu quyết toán ngân sách xã: 19
2.1. Đặc điểm tự nhiên, về kinh tế - xã hội của Quan hóa - Thanh hóa: 21
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên: 21
2.1.2. Điều kiện kinh tế: 22
2.1.3. Đặc điểm về văn hóa - xã hội: 25
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bô máy quản lý ngân sách xã: 26
2.2. Thực trạng quản lý ngân sách trên địa bàn huyện quan hóa giai đoạn 2001 - 2003: 26
2.2.1. Về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi: 27
2.2.2 Tổ chức quản lý ngân sách xã và việc thực hiện chu trình ngân sách xã ở Quan hóa: 28
2.2.3. Quản lý thu ngân sách xã: 32
2.2.4. Quản lý chi: 36
2.2.5. Về cân đối thu - chi ngân sách: 41
2.3. Đánh giá về quản lý ngân sách xã ở Quan hóa: 44
2.3.1. Kết quả đạt được: 44
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân: 44
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ Ở QUAN HÓA - THANH HÓA TRONG THỜI GIAN TỚI 47
3.1. Phương hướng mục tiêu: 47
3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã: 50
3.2.1 Làm tốt công tác quản lý điều hành, thu - chi ngân sách xã và các hoạt động tài chính tại xã. 51
3.2.2. Tăng cường công tác thanh kiểm tra hoạt động tài chính ngân sách xã 54
3.2.3. Tiếp tục củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý tài chính, Ngân sách xã 55
3.2.4. Thực hiện tốt quy chế dân chủ công khai tài chính xã 56
3.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục thực hiện pháp luật 57
3.3. Một số kiến nghị. 57
3.3.1. Cần Tăng cường đầu tư cho các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 57
3.3.2. Nhà nước cần quy định rõ nghĩa vụ và quyền lợi của các cấp ngân sách. 58
3.3.3. Chuẩn hóa và không ngừng đổi mới các chính sách về quản lý tài chính - ngân sách xã 58
3.3. 4. Tăng cường phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước cho ngân sách xã và giao kế hoạch chi đối với chi thường xuyên tại xã 59
3.3.5. Tăng cường quản lý nghiệp vụ tài chính xã và làm tốt công tác thanh kiểm tra thường xuyên. 59
3.3.6. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách xã 60
KẾT LUẬN 61
PHẦN PHỤ LỤC 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11080 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Quan hóa - Thanh hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoản thu này, bao gồm những khoản sau:
+ Thuế môn bài từ bậc 1 đến bậc 6
+ Thuế nhà đất trên địa bàn xã, thị trấn
+ Thu phí và lệ phí trên địa bàn xã, thị trấn
+ Thu tiền cho thuê nhà, bán nhà, thanh lý tài sản thuộc sở hữu Nhà nước do cấp xã quản lý
+ Thu khác ngân sách do các xã, thị trấn quản lý thu
+ Thu từ sử dụng quỹ đất công ích và hoa lợi công sản
- Thu điều tiết là khoản thu được điều tiết giữa các cấp ngân sách gồm:
- Thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh thu trên địa bàn huyện ngân sách xã được hưởgn 40%.
- Thuế môn bài thu trên địa bàn các huyện, ngân sách xã được hưởng 40%
- Lệ phí trước bạ nhà đất thu trên địa bàn xã, thị trấn, ngân sách xã được hưởng 70%
- Thu tiền sử dụng đất (cấp đất ở cho hộ dân cư, xen cư) thu trên địa bàn xã, xã được hưởng 50%, thị trấn 30%.
- Thu đóng góp quỹ lao động công ích, ngân sách xã hưởng 70%
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Bao gồm bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung mục tiêu.
* Về phân cấp nhiệm vụ chi: Ngoài nhiệm vụ chi ngân sách đã được quy định trong Luật ngân sách, trong những năm qua ngân sách xã trên địa bàn huyện Quan hóa đảm nhiệm một số nhiệm vụ chi do địa phương quy định sau: Phụ cấp hàng tháng cho trưởng bản, bí thư chi bộ mức 104.000 đ/người/tháng, chi cho công an viên mức 167.000 đ/người/tháng, chi cho giáo viên mầm non từ 120.000 - 150.000 đ/người/tháng (tuỳ theo trình độ đào tạo)...
Do thu trên địa bàn thấp vì vậy thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng rất lớn trong cân đối ngân sách. Chính vì thu địa bàn đạt thấp nên nhiệm vụ chi đầu tư phát triển còn rất ít. Các chương trình, mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng như: chương trình 135, dự án WB, dự án 661... đều do huyện làm chủ đầu tư vì vậy không đưa vào ngân sách xã.
2.2.2 Tổ chức quản lý ngân sách xã và việc thực hiện chu trình ngân sách xã ở Quan hóa:
* Sắp xếp bộ máy quản lý ngân sách xã:
Thực hiện Luật ngân sách Nhà nước trong những năm qua bộ máy quản lý tài chính ngân sách xã đã được củng cố và kiện toàn đồng bộ. Cấp huyện đã thành lập tổ quản lý ngân sách xã có nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, ngân sách xã trên địa bàn theo luật Ngân sách nhà nước.
Cấp xã: Tất cả các xã đều có ban tài chính đảm bảo đủ các chức danh và phân định cụ thể các chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh. Ban tài chính xã đã từng bước được củng cố và tăng cường công tác quản lý tài chính ngân sách ở địa phương. Trong những năm trước đây huyện đã phối hợp với Trường Trung cấp thương mại TW 5 mở lớp Kế toán tại chức cho các cán bộ ngân sách xã; đến nay 100% kế toán các xã có trình độ trung cấp. Tuy nhiên trình độ của các kế toán ngân sách xã không đồng đều, một số còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, hiệu quả hoạt động chưa cao. Đối với các chức danh trong ban tài chính xã một số chưa có nghiệp vụ về lĩnh vực kế toán, hoạt động kém hiệu quả, một số chủ tịch UBND xã giao khoán hoàn toàn công tác ngân sách xã cho cán bộ kế toán. Chất lượng ban tài chính xã cũng chưa đồng đều, một số còn rất yếu kém, chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, chưa tích luỹ được kinh nghiệm nên vai trò tham mưu, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn hạn chế.
* Công tác lập dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách:
- Công tác lập dự toán ngân sách: Hàng năm theo sự chỉ đạo của phòng Tài chính chính quyền cơ sở đã chủ động chỉ đạo công tác xây dựng dự toán ngân sách hàng năm. Công tác lập dự toán đã dựa vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và các căn cứ luật pháp cho phép, đảm bảo dân chủ, công bằng, đúng trình tự. Tuy nhiên dự toán chưa bao quát hết các nguồn thu, chưa sát thực tế, nội dung thu chi, chất lượng dự toán chưa cao, chưa chấp hành đúng nguyên tắc cân đối thu chi ngân sách xã. Còn nhiều xã khi lập dự toán chưa sát định mức, tiêu chuẩn luật định, làm cho công tác điều hành thực hiện dự toán bị động , phải điều chỉnh, bổ sung nhiều, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng. Trong chỉ đạo triển khai xây dựng dự toán còn nhiều khoản thu chi ngân sách chưa được xác định vào dự toán. Trên địa bàn huyện Quan hóa một phần do năng lực của cán bộ kế toán các xã còn yếu, một phần do công tác điều hành ngân sách của huyện nên một số khoản chi như chi cho đầu tư phát triển, chi cho hoạt động của các trường mầm non tại xã, hoạt động của các trạm y tế lại do ngân sách huyện đảm nhận.
- Công tác chấp hành dự toán ngân sách:
+ Đối với thu ngân sách xã: Các khoản thu do xã quản lý chỉ có một số ít đơn vị tổ chức thực hiện đảm bảo sát với nội dung kinh tế phát sinh, thu đúng, thu đủ, kịp thời nộp vào ngân sách Nhà nước qua hệ thống Kho bạc; còn lại đa số các xã quản lý thu còn lỏng lẻo, chưa tận thu, nhiều khoản thu nhỏ, lẻ, rải rác không thực hiện, việc khai thác nguồn thu tại xã còn hạn chế. Nên ảnh hưởng đến nhiệm vụ chi cho hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở.
+ Đối với chi ngân sách xã: Đa số các xã điều hành chi ngân sách đảm bảo tuân thủ dự toán được duyệt, ưu tiên trả sinh hoạt phí, các khoản chi bước đầu đã được kiểm soát chặt chẽ, đúng chính sách, chế độ của Nhà nước. Tuy nhiên do nguồn thu địa bàn ít nguồn thu chủ yếu dựa vào bổ sung của ngân sách cấp trên nên mới đảm bảo một phần chi thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển còn ít. Việc chi cho các sự nghiệp kinh tế còn nhỏ, lẻ chưa có tác dụng mạnh đến việc chuyển đổi cơ cấu giống cây giống con và phát tiển ngành nghề tại địa phương. Vẫn còn nhiều khoản chi không đúng, không đảm bảo dự toán, chi cao hơn định mức được duyệt, chưa đúng mục đích, không đảm bảo trật tự ưu tiên gây khó khăn cho sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách.
- Công tác kế toán, quyết toán ngân sách: Cùng với việc triển khai thực hiện Luật ngân sách, các nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ tài chính, các quyết định của chủ tịchUBND tỉnh đến nay hầu hết cán bộ kế toán ngân sách xã cơ bản hạch toán, ghi chép vào sổ sách kế toán có nề nếp. Việc thực hiện chế độ báo cáo quyết toán được chấp hành, chất lượng báo cáo ngày càng tiến bộ, đảm bảo số liệu khớp đúng, phản ánh đúng mục lục ngân sách Nhà nước, từng bước đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát tổng hợp và phân tích, đánh giá các hoạt động tài chính của chính quyền cơ sở. Tuy nhiên vẫn còn một số xã chưa mở đầy đủ sổ sách ghi chép, theo dõi và hạch toán kế toán, chưa phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, việc sử dụng chứng từ thu còn tuỳ tiện, công tác quản lý, theo dõi tài sản còn yếu kém, chất lượngbáo cáo và thời gian gửi báo cáo chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Công tác kiểm tra chấp hành chế độ quản lý tài chính ngân sách xã: Trong những năm qua phòng tài chínhđã kịp thời hướng dẫn cán bộ ban tài chính xã chấp hành Luật ngân sách Nhà nước, thực hiện giám sát các hoạt động tài chính tại cơ sở. Thông qua thẩm định dự toán thu - chi ngân sách xã đã kiểm tra căn cứ xây dựng dự toán bảo đảm thu đúng, thu đủ, không bỏ sót các nguồn thu, định hướng cho cơ sở bố trí cơ cấu chi phù hợp, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả. Thông qua kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước đã phát hiện các khoản chi sai, thu sai từ đó có giải pháp uốn nắn kịp thời. Qua công tác kiểm tra chấp hành chế độ kế toán, thẩm định quyết toán đã phát hiện và uốn nắn các vi phạm góp phần đưa công tác quản lý tài chính ngân sách xã đi vào nề nếp. Thông qua hoạt động thanh tra tài chính và thanh tra nhân dân đã phát hiện và đề nghị chính quyền cơ sở điều chỉnh bổ sung các khoản thu, đình chỉ những khoản chi chưa hợp lý. Mặc dù vậy công tác kiểm tra thực hiện Luật ngân sách Nhà nước và các quy định quản lý tài chính khác chưa được tiến hành thường xuyên, việc thẩm định xét duyệt dự toán thu - chi chưa kịp thời. Vai trò kiểm soát thu - chi của trưởng ban tài chính xã còn nhiều yếu kém, cá biệt có nơi không kiểm soát được hoạt động thu - chi ngân sách xã.
- Việc thực hiện dân chủ, công khai tài chính - ngân sách xã: Trong những năm qua hầu hết các xã đã tổ chức công khai trực tiếp toàn bộ dự toán, quyết toán trước và trong các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân một số ít xã tổ chức niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã và trong các cuộc họp của các hội nghị đoàn thể. Công tác công khai tài chính đã phát huy được quyền làm chủ của các tổ chức, cá nhân, củng cố mối liên hệ chặt chẽ giữa Nhà nước và nhân dân, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với tổ chức Đảng và chính quyền cơ sở. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều xã chưa tổ chức niêm yết công khai dự toán và quyết toán thu - chi ngân sách xã tại trụ sở UBND xã. Một số cán bộ ban tài chính xã năng lực còn yếu, chứa nắm vững các nội dung cơ bản về Luật ngân sách Nhà nước, chế độ thu , chế độ chi chưa giải trình kịp thời, cụ thể trước nhân dân; còn thực hiện xâm tiêu, nợ đọng sinh hoạt phí và phụ cấp dẫn đến hoài nghi, thắc mắc , đôi lúc đôi nơi còn xảy ra khiếu kiện , làm giảm ý nghĩa, tác dụng của quy chế dân chủ, công khai tài chính ở cơ sở.
2.2.3. Quản lý thu ngân sách xã:
Thu ngân sách xã năm 2001 - 2003 được phản ánh qua biểu 1
Quyết toán thu ngân sách xã, phường, thị trấn năm 2001 - 2003
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Dự toán
Quyết toán
So sánh %
Dự toán
Quyết toán
So sánh %
Dự toán
Quyết toán
So sánh %
1
Tổng thu
5.052
5.008
99,13
4.869
4.972
102,14
5.813
6.004
103,29
2
I.- Các khoản thu NS xã được hưởng 100%
138
249
180,43
162
320
197,53
376
586
155,85
3
1) Các khoản chưa cân đối
91
190
204
505
247,55
4
- Phí, lệ phí
1
109
5
- Đóng góp của dân
65
158
50
332
664
6
- Thu từ quỹ đất công tích và hoa lợi công sản
14
14
7
- Thu hợp đồng kinh tế và sự nghiệp
8
Đóng góp tự nguyện
9
Viện trợ trực tiếp của nước ngoài
10
Thu kết dư NS năm trước
12
17
64
64
100
11
Thu khác
80
12
2) Các khoản nộp kho bạc và đã đưa vào cân đối
138
158
114,49
162
129
79,63
172
81
47,09
13
- Thuế môn bài
38
35
92,11
37
38
102,7
51
52
101,96
14
- Phí, lệ phí
100
93
93,00
95
92
96,84
121
27
22,31
15
- Thu khác
30
2
16
II.- Các khoản thu phân chia tỷ lệ cho xã
172
177
102,33
194
305
157,22
125
238
190,4
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Dự toán
Quyết toán
So sánh %
Dự toán
Quyết toán
So sánh %
Dự toán
Quyết toán
So sánh %
17
1) Các khoản phân chia theo tỷ lệ phần trăm quy định chung
172
177
102,33
194
305
157,22
125
238
190,4
18
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp
57
68
119,3
58
60
103,5
8
13
162,5
19
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
2
1
50,00
4
11
3
27,27
20
- Thuế nhà đất
111
21
- Tiền sử dụng đất
1
4
400,00
3
136
10
38
22
- Thuế tài nguyên
6
7
9
16
23
- Lệ phí trước bạ
3
3
21
24
- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước
25
Các khoản khác
105
95
91,35
119
80
67,23
80
73
91,25
26
III.- Các khoản thu bổ sung từ NS cấp trên
4.184
4.582
109,51
4.513
4.347
96,32
5.312
5.180
97,21
Trợ cấp cân đối
4.184
4.582
109,51
4.513
4.347
5.312
5.164
9721
Trợ cấp có mục tiêu
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quan hóa
Qua biểu ta thấy nhìn chung thu ngân sách qua các năm về cơ bản là ổn định, tăng - giảm không đáng kể; năm 2002 bằng 99,3% so với năm 2001. Về thu năm 2002 thấp hơn năm 2001 vì Nhà nước bỏ thu thuế sử dụng đất nông nghiệp; năm 2003 bằng 119,8% so với năm 2002 năm này tăng gần 2% với lý do tăng lương do đó thu bổ sung từ ngân sách Nhà nước cao hơn so với năm 2002. Các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100% còn mang tính thất thường, biến động qua các năm: Năm 2002 tăng 17,2% so với năm 2001; nhưng năm 2003 lại chỉ đạt 31,2% so với năm 2002. Tương tự như vậy các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần tram nhìn chung là tăng nhưng không ổn định . Năm 2002 tăng 63,2% (so với năm 2001) nhưng năm 2003 lại cũng chỉ đạt 83,6% (so với năm 2002).
Thu kết dư ngân sách đều tăng qua các năm. So sánh giữa dự toán và quyết toán ta thấy nhiều khoản thu dự toán thấp hơn rất nhiều so với quyết toán; các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100% năm 2001 quyết toán cao hơn dự toán 80,3%; năm 2002 cao hơn 97,53%; năm 2003 cao hơn 55,85% điều đó phản ánh việc lập dự toán chưa sát với thực tế, một số đơn vị lập dự toán thấp để sau này thu được nhiều hơn để lấy thành tích. Việc thu đóng góp của dân qua các năm đều tăng đáng kể, tuy nhiên giá trị tuyệt đối còn thấp (năm 2001: 65 triệu, năm 2002: 158 triêu, năm 2003: 332 triệu) và các khoản thu đóng góp này đều không lập dự toán vì vậy có thể nói việc lập quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, và việc huy động đóng góp của dân vào xây dựng các công trình theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" chưa được chú trọng.
Kết quả thu trên có nguyên nhân:
Thứ nhất: Do các nguồn thu trên địa bàn ít nên thu địa bàn đạt thấp, việc huy động đóng góp của dân do là một huyện miền núi cao được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nhiều do đó việc đóng góp của nhân dân còn hạn chế.
Thư hai là: Trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện xây dựng dự toán còn hạn chế.
Mặc dù khâu lập dự toán còn nhiều bất cập, nhưng việc chấp hành thu ngân sách đã có nhiều cố gắng bám sát các nguồn thu, tận thu ngân sách. Tuy nhiên do thu từ bổ sung ngân sách từ cấp trên là chủ yếu do đó tổng thu ngân sách của 3 năm 2001- 2003 về cơ bản ít biến động, số liệu quyết toán so với dự toán là ngang bằng nhau hoặc tăng không đáng kể (năm 2001 bằng 99,13%; năm 2002 bằng 102,14%; năm 2003 bằng 103,29%).
- Đối với các khoản thu tại xã mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng các địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc tăng thu cho ngân sách (các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100% (năm 2001: 249 triệu, năm 2002: 320 triệu, năm 2003: 586 triệu)
Thu từ đóng góp của dân mặc dù tăng qua các năm nhưng giá trịtuyệt đối còn thấp, các khoản thu này đều được quản lý chặt chẽ qua ngân sách xã.
+ Thu từ phí, lệ phí, thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản đạt rất thấp. Về khoản thu phí và lệ phí do nguồn thu nhỏ nên các địa phương chưa chú trọng đến việc thu phí và lệ phí, mặt khác do đặc điểm ở Quan hóa dân cư thưa thớt việc mua bán, trao đổi hàng hóa còn ít phát triển nên hiện nay toàn huyện chỉ mới có 3 chợ, trong đó chỉ có 1 chợ là hoạt động có hiệu quả. Thu từ bến bãi, cầu, đò, phà hầu như không đáng kể.
Khoản thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản hầu như không có gì. Điều này có nguyên nhân kinh tế của Quan hóa lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn, sau khi các hợp tác xã kiểu cũ giải tán các rừng luồng đều giao cho các hộ quản lý, đất 5% không có , ao, hồ, sông ngòi để đấu thầu không có; quỹ đất còn lại của các xã chủ yếu là đồi núi, nằm xa khu dân cư, độ dốc cao do đó không phát huy được các lợi ích kinh tế; vì vậy thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản trên địa bàn huyện hầu như không có gì.
Các khoản thu về thu tiền sử dụng đất (cấp đất ở cho hộ dân cư, xen cư cũng đạt rất thấp, vì 17/18 xã, thị trấn đều thuộc vùng núi cao, dân cư thưa thớt nên việc cấp đất hầu như không thu được tiền; chỉ có Thị trấn và một số thị tứ thu được tiền sử dụng đất nhưng số lượng cũng rất ít.
Đối với các khoản thu điều tiết được phân chia theo tỷ lệ (%) qua các năm đều tăng (năm 2001: 176 triệu; năm 2002: 305 triệu; năm 2003: 238 triệu). Nhưng việc lập dự toán vẫn chưa sát với thực tế. Năm 2002 quyết toán cao hơn dự toán 57%, năm 2003 cao hơn 90,4%. Mặc dù tỉnh đã phân chia tỷ lệ phần trăm ổn định từ 3 - 5 năm giúp xã chủ động trong điều hành thu - chi nhưng các nguồn thu này chiếm tỷ trọng thấp và chưa thật sự ổn định. Năm 2003 các khoản thu phân chia tỷ lệ cho xã đạt cao chủ yếu là do thu từ khoản cấp quyền sử dụng đất; tiến tới khi cấp quyền sử dụng đất hết quỹ đất hiện có thì các khoản thu này lại sẽ có xu hướng giảm dần.
- Thu đóng góp của nhân dân bên cạnh việc Nhà nước đầu tư theo các chương trình, dự án hàng năm đều tăng, đóng góp của nhân dân chiếm tỷ trọng thấp (10 - 30%) nên thu từ đóng góp của nhân dân giá trị chưa cao, mặt khác một bộ phận cán bộ nhân dân còn có tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước nên việc huy động sức dân chưa tạo ra nguồn lực lớn để đảm bảo duy trì, bảo dưỡng và xây dựng mới cơ sở hạ tầng. Trong những năm tới cần huy động nhiều hơn nữa sức dân trong việc chi cho đầu tư phát triển. Qua thực tế kiểm tra một số xã, thị trấn công tác quản lý thu đóng góp sức dân còn lỏng lẻo, khồng làm đúng quy trình công khai dân chủ, quản lý nguồn thu chưa chặt chẽ, sử dụng còn nhiều lãng phí và hiệu quả không cao. Các chương trình, dự án của Nhà nước đều có thời hạn nhất định, chương trình 135 đến năm 2005 là kết thúc, việc ra hạn thời gian kéo dài các chương trình dự án là điều khó khăn ; vì vậy để phát triển được kết cấu hạ tầng, thay đổi diện mạo nông thôn miền núi theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa phải duy trì phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" mới có thể đảm bảo các mục tiêu đề ra về phát triển kinh tế - xã hội.
Qua bản cân đối quyết toán ngân sách xã năm 2001 - 2003, ta thấy thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm một tỷ trọng rất lớn, Năm 2001: 4.588.088.000 đồng chiếm 91,6% tổng thu; năm 2002 là 4.346.598.000 đồng chiếm 87,4% tổng thu; Năm 2003: 5.163.546.000 đồng chiếm 85,9% tổng thu. Tuy nhiên do làm tốt công tác thu trên địa bàn nên bổ sung từ ngân sách cấp trên đã giảm qua các năm (năm 2001: 91,6%; năm 2002: 87,4%, năm 2003: 85,9%).
2.2.4. Quản lý chi:
Phần chi ngân sách các năm 2001 - 2003 được thể hiện qua bảng sau:
Quyết toán chi ngân sách xã, phường, thị trấn năm 2001 - 2003
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Dự toán
Quyết toán
So sánh %
Dự toán
Quyết toán
So sánh %
Dự toán
Quyết toán
So sánh %
1
Tổng chi:
4.885
4.993
102,17
4.738
4.908
103,61
5.680
5.905
103,96
2
I.- Chi đầu tư
59
59
100
54
56
103,7
110
112
101,82
3
II.- Chi thường xuyên:
4.523
4864
108,82
4.550
4.769
106,4
5.680
5.788
103,87
4
1) Chi sự nghiệp xã hội
273
318
116,48
312
312
100,00
599
596
99,5
5
- Hưu xã, thôi việc và trợ cấp
280
300
120
300
310
359
358
99,72
6
- Già cô đơn, trẻ mồ côi, cứu tế
23
18
78,2
12
2
240
238
99,1
7
2) SN giáo dục
80
86
107,5
150
166
110,67
50
245
490
8
- TD - sinh hoạt phí và phụ cấp
245
9
3) SN y tế
474
485
102,32
50
48
96
23
23
11
- TD - sinh hoạt phí và phụ cấp
474
394
83,102
48
19
39,58
12
4) SN văn hóa thông tin
14
14
100
50
51
102
13
14
107,69
13
5) SN thể dục thể thao
6
6
100
15
17
113,33
19
21
110,53
14
6) Chi quản lý hành chính
3.776
3.872
102,54
4.000
4.066
101,65
4.766
4.774
100,17
15
- TD sinh hoạt phí và phụ cấp
2.261
2.025
89,56
2.080
2.080
100
2.774
2.773
99,96
16
- Bảo hiểm xã hội
158
149
94,3
190
198
104,21
252
252
100
17
- Hoạt động phí
1.357
1698
125,1
150
155
103,33
166
166
100
18
+ Quản lý Nà nước:
2591
2.666
102,89
2.820
2.838
100,64
3.186
3.189
100,09
19
+ Đảng
400
409
102,25
430
436
101,4
550
557
100,18
20
+ Mặt trận Tổ quốc
155
155
100
150
156
104,
250
250
100
21
+ Đoàn TNCS HCM
168
168
100
160
162
101,25
199
199
100
22
+ Hội phụ nữ VN
150
154
102,6
160
161
100,63
200
202
101
23
+ Hội Cựu chiến binh VN
158
158
100
150
150
100
181
181
100
24
+ Hội Nông dân VN
154
162
105,19
165
162
98,18
125
195
100
25
7) Chi dân quân tự vệ, an toàn xã hội
83
83
100
100
109
109
115
115
100
26
II.- Chi khác ngân sách:
70
83
5
27
- III.- Chi dự phòng
127
188
84
Nguồn: Phòng tài chính - Kế hoạch huyện Quang hóa
Qua số liệu của quyết toán chi ngân sách xã năm 2001 - 2003 chi ngân sách nhìn chung ổn định, tăng qua các năm thấp. Năm 2002 là: 4.909 triệu đồng thấp hơn năm 2001: 4.991 triệu đồng. Lý do thấp hơn là năm 2002 thu địa bàn cân đối vào ngân sách không đạt kế hoạch đề ra, nên giảm chi. Năm 2003 chi: 5.905 triệu đồng tăng 20,2% so với năm 2002 phần tăng chi này là do tăng lương. Tốc độ tăng ngân sách qua các năm không cao là do ngân sách xã ở huyện miền núi chủ yếu là chi thường xuyên. Qua số liệu ta thấy năm 2001 dự toán chi thường xuyên: 4.523 triệu, quyết toán 4.922 triệu đồng, năm 2002 dự toán: 4.550 triệu đồng, quyết toán 4.825 triệu; năm 2003 dự toán: 5.680 triệu, quyết toán: 5.900 triệu đồng. Chi thường xuyên đã đảm bảo duy trì được các hoạt động của bộ máy chính quyền và hoạt động của Đảng, các đoàn thể, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trong năm, chi thường xuyên qua các năm liên tục tăng, chứng tỏ tốc độ chi tiêu dùng tăng nhanh hơn tốc độ chi đầu tư phát triển.
Chi đầu tư phát triển chiếm một tỷ trọng vô cùng nhỏ bé so với tổng chi tuy nhiên qua các năm chi đầu tư phát triển đều tăng (năm 2001: 11,5 triệu đồng, năm 2002: 46,5 triệu đồng, năm 2003: 221,5 triệu đồng). Như trên đã nói do được sự đầu tư rất lớn của Nhà nước, một số công trình do Trung ương, tỉnh, huyện đầu tư trực tiếp nên không phản ánh vào chi ngân sách xã. Tuy nhiên các khoản chi đầu tư theo chương trình, dự án theo Luật ngân sách nên để cho các xa làm chủ đầu tư, có như vậy nhân dân mới trực tiếp được tham gia quản lý, giám sát việc thi công các công trình. Do tỉnh, huyện làm chủ đầu tư, các địa phương chỉ việc nhận công trình nên chưa phát huy được trách nhiệm của chính quyền và nhân dân cơ sở trong việc khảo sát, lập dự toán, thiết kế, giám sát thi công các công trình. Chính vì vậy trong những năm qua một số công trình huyện, tỉnh làm chủ đầu tư, vị trí nơi đặt công trình có nơi chưa đúng nên không phát huy được hiệu quả, có công trình trong luận chứng kinh tế kỹ thuật sẽ phục vụ tưới tiêu cho hàng chục ha và phục vụ nước sinh hoạt cho 300 - 400 nhân khẩu, nhưng khi thi công xong lại chỉ tưới tiêu cho không đầy 1 ha và không có tác dụng trong việc bảo đảm nước sinh hoạt cho nhân dân. Hầu hết các công trình đều bảo đảm chất lượng nhưng vẫn còn một số công trình chất lượng kém, sửa đi sửa lại nhiều lần nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Vì vậy để quản lý tốt việc đầu tư cho phát triển , động viên được nhân dân tham gia đóng góp xây dựng công trình, nên chuyển cho các xã làm chủ đầu tư.
Chi cho sự nghiệp kinh tế cũng chiếm một tỷ trọng rất thấp, năm 2001: 59 triệu đồng, năm 2002: 56 triệu đồng, năm 2003: 112 triệu đồng. Khâu lập dự toán còn bị lơ là chưa sát và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông thôn miền núi. Sự nghiệp kinh tế phần lớn là chi cho giao thông và các sự nghiệp khác mà chưa quan tâm đến sự nghiệp nông - lâm - thuỷ lợi - hải sản.
Chi cho sự nghiệp giáo dục qua các năm: 2001: 86 triệu, năm 2002: 166 triệu, năm 2003: 245 triệu. Hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước, tuy số tuyệt đối thấp nhưng tỷ lệ (%) lại rất cao, năm 2003 đạt 284% so với năm 2001; sự nghiệp giáo dục chủ yếu chi cho đóng bàn ghế, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học. Sinh hoạt phí và phụ cấp ngân sách huyện trực tiếp chi.
Sự nghiệp y tế: Giảm dần qua các năm: năm 2001 dự toán 475 triệu, quyết toán 485 triệu, năm 2002 dự toán 50 triệu, quyết toán 48 triệu, năm 2003 dự toán 23 triệu, quyết toán 24 triệu. Năm 2001 dự toán và quyết toán đều cao vì trong năm này sinh hoạt phí và phụ cấp cho các trạm y tế và y tế thôn bản ngân sách xã làm nhiệm vụ chi, từ năm 2002 ngân sách huyện chi là chủ yếu.
Sự nghiệp thể dục thể thao: chi rất thấp qua các năm: 2001: 6 triệu, năm 2002: 17 triệu, năm 2003: 21 triệu. Do nguyên nhân kinh phí Nhà nước không đủ để cấp, các địa phương lại không có nguồn thu nào khác, đóng góp của nhân dân hầu như không có gì. Do đó chi cho thể dục thể thao còn quá ít không động viên thúc đẩy được các hoạt động thể dục thể thao, vì vậy các năm việc thi đấu các môn thể dục thể thao chỉ có một số rất ít các xã tham gia, còn thi đấu với tỉnh khi nào có đợt huyện triệu tập các vận động viên về huyện tập luyện một thời gian ngắn để tham gia thi đấu sau đó lại thôi. Để phát triển phong trào thể dục thể thao cần có sự đầu tư hơn nữa của Nhà nước vì điều kiện kinh phí và đóng góp của các xã,thị trấn còn rất hạn hẹp.
Chi quản lý hành chính: Chiếm một tỷ trọng rất cao so với tổng chi năm sau cao hơn năm trước, phần lớn đều vượt dự toán đề ra.
Năm 2001 dự toán 3.776 triệu, thực hiện 3.872 triệu đồng, năm 2002 dự toán 4.000 triệu đồng, thực hiện 4.066 triệu đồng, năm 2003 dự toán 4.766 triệu đồng, quyết toán 4.774 triệu đồng. Trong chi cho quản lý hành chính thì chi cho sinh hoạt phí, phụ cấp cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn, năm 2001 là 2.025 triệu đồng chiếm 52,2%, năm 2002: 2.080 triệu đồng, chiếm 51,1%, năm 2003: 2.773 triệu đồng chiếm 58%. Chi cho quản lý Nhà nước năm 2001: 2.666 triệu đồng, năm 2002: 2.838 triệu đồng, năm 2003: 3.189 triệu đồng. Chi cho Đảng và các tổ chức đoàn thể cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi: Năm 2001: 1.198 triệu đồng, năm 2002: 1.227 triệu đồng, năm 2003: 1.584 triệu đồng, như vậy qua các năm đều tăng với tỷ lệ tương đối cao, năm 2003 tăng nhiều nhất là do tăng lương. Việc chi cho Đảng, đoàn thể đã đảm bảo được chi cho hoạt động của Đảng và các tổ chức phát huy được vai trò của Đảng, các đoàn thể trong đời sống xã hội. Do địa phương chưa tự cân đối được các khoản chi này đều từ nguồn bổ sung của ngân sách
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BHB55189.docx