LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 2
THUẾ THU NHẬP DOANH NHGIỆP - QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN ĐỐI VỚI HỘ KINH TẾ CÁ THỂ 2
I . THUế Và thuế thu nhập doanh nghiệp 2
1 . Khái niệm và đặc điểm của thuế: 2
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp 3
3 . Những nội dung cơ bản của luật thuế TNDN 4
II - Tầm quan trọng của thuế TNDN 18
1. Đối với nguồn thu của ngân sách nhà nước. 18
2. Đối với các vấn đề kinh tế – xã hội 19
3. Tính chất thuế thu nhập doanh nghiệp. 20
iii. Kinh tế cá thể và sự cần thiết phải quản lý thu thuế đối với thành phần kinh tế cá thể 23
IV. quy trình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thành phần kinh tế cá thể. 25
CHƯƠNG II 29
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁ THỂ Ở QUẬN BA ĐÌNH 29
I. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và mô hình tổ chức chi cục thuế quận 29
1.Đặc điểm, tình hình kinh tế – xã hội của quận 29
2 .Mô hình tổ chức và nhiệm vụ của chi cục thuế quận Ba Đình 30
II. Thực trạng quản lý thu thuế TNDN đối với các hộ kinh tế cá thể ở quận Ba đình trong 2 năm qua. 33
1.Ngành nghề. 33
2.Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế 34
3. Tình hình thu nộp thuế 35
4. Đánh giá tình hình thu nộp thuế tại chi cục thuế Ba Đình 41
CHƯƠNG III 44
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ BA ĐÌNH . 44
I- Định hướng họat động tại chi cục thuế Ba Đình 44
II. giải pháp tăng cường quản lý thu thuế TNDN 45
1. Quản lý đối tượng nộp thuế 45
2. Quản lý doanh số tính thuế 48
3. Xác định kế hoạch thu thuế TNDN 49
4. Một số biện pháp quản lý thu nộp tiền thuế 50
5.Các biện pháp về tổ chức cán bộ 50
6. Biện pháp tyuên tryuền giáo dục 51
KẾT LUẬN 52
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2528 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế Doanh nghiệp đối với kinh tế cá thể tại chi cục thuế Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều thành phần có sự điều tiết quản lý của nhà nước thì có rất nhiều doanh nghiệp không theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là áp dụng những biện pháp quản lý tiên tiến trong quản lý kinh tế nên hầu hết bị thua lỗ, rất ít doanh nghiệp có lãi hoặc lái ít. Đi sâu hơn vào các hộ kinh tế cá thể thì các hộ này la một khu vực rất năng động song lại nhỏ bé nên sự đóng góp thuế lợi tức vào ngân sách không đáng kể, điều này lam hại chế nguồn thu vào ngân sách nhà nước.
1.2. Đối với thuế TNDN.
Đựoc tính trên hai căn cứ: Thu nhập chịu thuế và thuế suất, đối tượng nộp thuế của thuế TNDN có phạm vi rộng hơn, nó bao gồm cả tổ chức cá nhân, cá nhân nước ngoài hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hộ gia đìng, cá nhân nông dân trồng trọt, nuôi trồng thủy sản có giá trị sản phẩm hàng hóa và thu nhập ở một mức nhất định do nhà nước qui định. Như vậy theo luật thuế TNDN thì thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài và thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh của người nước ngoài. Do đó nguồn thu từ thuế TNDN vàop ngân sách nhà nước lớn hơn, vững chắc và ổn định hơn.
Cụ thể đối với các hộ kinh tế cá thể chưa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ mua bán hnàg hóa, dich vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ án định mức doanh thu để tính thu nhập chịu thuế và tính thuế theo công thức.
Doanh thu * Tỷ lệ(%) TN chịu thuế * TSTTND
2. Đối với các vấn đề kinh tế – xã hội
2.1 Về vấn đề kinh tế.
Khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất thuộc mọi thành phầnn kinh tế. Khuyến khích việc mở rộng chuyên môn hoá hợp tác hóa trong hoạt động sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến để nâng cao hiệu suất, chất lượng hạ giá thành. Khuyến khích mở rộng phạm vi, quy mô sản xuất ngành nghề thuộc các dự án đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài tăng việc ưu đãii về thuế đối với các dự án mổ rộng. Bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả sản xuất tiêu dùng hàng nội địa.
2.2 Về vấn đề công bằng xã hội.
Thuế TNDN có những cách đánh thuế phù hợp với từng loại hình sản xuất, từng cá nhân ... tạo ra sự công bằng xã hội. Chính sách thuế tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh cho mỗi đối tựơng đồng thời giảm dần sự khác biệt giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Cụ thể thông tư 18/2002/BTC quy định là các tổ chức cá nhấn sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN với thuế suất từ 10% đến 50% tuỳ theo đối tượng và ngành nghề kinh doanh, những doanh nghiệp nhà nước phải là thành phần kinh tế chủ đạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị chủ yếu từ đầu tư mũi nhọn đến giao nộp ngân sách. Các thành phần kinh tế khách nhau, tiến hành kinh doanh dịch vụ hàng hoá khác nhau ở những địa điểm khác nhau sẽ phải áp dụng những mức thuế suất khác nhau phù hợp với điều kiện kinh doanh.
3. Tính chất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Luật thuế lợi tức trước đây phạm vi điều chỉnh hẹp chưa điều chỉnh đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, lợi tức chịu thuế của doanh nghiệp không bao gồm những thu nhập khác. Luật thuế TNDN ra đời đã khác phục những nhược điểm đó của thuế lợi tức.
3.1 Phạm vi điều chỉnh rộng
Luật thuế này có phạm vi điều chỉnh rộng hơn luật thuế lợi tức ở thu nhập: Nó bao gồm toàn bộ thu nhập của tổ chức, cá nhân có sản xuất kinh doanh, dịch vụ sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế. Cụ thể:
-Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ bằng doanh thu trừ đi các khoản chi phí hợp lý.
-Thu nhập chịu thuế khác gồm: Thu nhập về chênh lệch mua bán chứng khoán, từ quyền sở hữu sử dụng tài sản, từ chuyển nhượng thanh lý tài sản, lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm, chênh lệch do bán ngoại tệ kết dư cuối năm các khoản trích trước không chi hết dự phòng giảm giá hàng tồn kho,dự phòng công nợ khó đòi,dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp, thu các khoản thu khó đòi đã bự đắp. Khoản dự phòng này đòi được thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi trừ tiền bị phạt, thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, các khoản thu nhập bị bỏ sót từ năm trước nay phát hiện ra các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thu như thưởng giải phóng nhanh, tiền thưởng phục vụ trong ngành ăn uống dịch vụ..., các khoảng thu nhập khác như thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm, sau khi trừ chi phí thu hồi và tiêu thụ, quà biếu, quà tặng bằng hiện vật.
Hơn nữa, theo luật thuế TNDN thì mọi thu nhập từ bất kỳ nguồn nào đều là thu nhập của doanh nghiệp và khi đã trừ đi các chi phí bình quân đều là thu nhập chịu thuế.
3.2. Các qui định trong luật thuế TNDN dẫn tới nhiều chế độ chính sách tài chính khác của nhà nước.
Như ta biết mỗi luật thuế mới ra đời chỉ nhằm khác phục nhược điểm của luật thuế cũ và cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của thời đại. Luật thuế TNDN được áp dụng từ 1/1/1999 phải đáp ứng được 2 yêu cầu cơ bản:
+ Tăng cường nguồn thu vào ngân sách nhà nước.
+ Đảm bảo tăng tích luỹ ở cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ khuyến khích đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới còn thực hiện một số chính sách xã hội.
Tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước được thực hiện là phạm vi điều chỉnh của luật thuế TNDN rộng hơn, bao quát hơn.
Về vấn đề đảm bảo tăng tích lũy ở cơ sở sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư được thể hiện rõ nhất trong các chế độ miễn thuế, giảm thuế TNDN. đối với các doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế trong 2 năm đầu; kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời gian 2 năm tiếp theo và nếu doanh nghiệp mới thành lập thuộc lĩnh vực, ngành nghề được ưu đãi đầu tư, ở những huyện thuộc miền dân tộc thì thời hạn miễn thuế được tăng lên, cơ sở sản xuất trong nước được đầu tư sản xuất dây chuyền sản xuất mới, mở rộng qui mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn thuế TNDN cho phần thu nhập tăng thêm của năm đầu và giảm 90% thuế TNDN tăng thêm cho đầu tư mới mang lại của 2 năm tiếp theo. Số thu nhập tăng thêm do đầu tư mới mang lại được xác định bằng chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế của năm công trình đầu tư hoàn thành so với thu nhập chịu thuế của năm trước khi đầu tư.
Với vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
- Miễn thuế giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh như sau:
-Các dự án được áp dụng mức thuế suất 20% trong thời hạn 10 năm kể từ khi có hoạt động sản xuất kinh doanh được miễn thuế 1năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thu nhập phải nộp trong 2 năm tiếp theo.
-Với các dự án được áp dụng với mức thuế suất thấp hơn số được miễn thuế trong thời hạn lâu hơn.
-Hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài dùng thu nhập được chia đề tài đầu tư
-Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được giảm 20% số thuế thu nhập phải nộp, trừ trường hợp được hưởng thuế suất thuế thu nhập là 10%.
-Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp phần giá trị bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật của các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định.
-Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng phần vốn góp cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần chi phối.
-Giảm 50% thuế TNDN cho các nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng phần vốn góp cho các doanh nghiệp Việt Nam khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã...
Ngoài ra, thuế TNDN mới còn thực hiện một số chính sách xã hội:
- Cơ sở kinh doanh trong nước di chuyển tới miền núi, hải đảo và vùng có khó khăn khác được miễn thuế trong 3 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
- Miễn thuế thu nhập cho phần thu nhập của các cơ sở kinh doanh trong nước như sau:
+ Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học.
+ Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
+ Phần thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật
III. KINH TẾ CÁ THỂ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ CÁ THỂ
Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ tiến lên CNXH đã được đại hội đảng lần thứ VI chỉ rõ là: Nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần kinh tế XHCN bao gồm khu vực kinh tế quốc doanh, kinh tế gia đình và các thành phần kinh tế khác gồm kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá, kinh tế tư bản tư nhân.
Cho đến nay đại hội đảng toàn quốc tiếp tục khẳng định: Thành phần kinh tế chủ yếu trong thời kỳ qúa độ ở nước ta là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước
Trong đó kinh tế cá thể gồm những đơn vị kinh tế và những hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào vốn và sức lao động của từng hộ là chủ yếu. Nếu như thành phần kinh tế quốc doanh chiếm vai trò chủ đạo nằm những bộ phận then chốt, có vai trò chi phối nền kinh tế thì thành phần kinh tế cá thể nói riêng và thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói chung tuy chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn nhưng ngày càng phát triển và chiếm giữ một vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Khu vực kinh tế này không nhưng tạo ra một khối lượng sản phẩm không nhỏ trong tổng sản phẩm xã hội mà nguồn thu từ thành phần kinh tế này vào ngân sách nhà nước cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn và còn thu hút một lực lượng lao động không nhỏ đáp ứng các nhu cầu xã hội mà thành phần kinh tế quốc doanh chưa làm được. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tồn tại là một yêu cầu khách quan, nó bổ sung hỗ trợ cho thành phần kinh tế quốc doanh nhất là khi thành phần này chưa thực sự chiếm giữ được vị trí chủ đạo của mình trong nền kinh tế. Phạm vi hoạt động của thành phần kinh tế này rất rộng lớn phát triển ở các ngành nghề cả thành thị lẫn nông thôn nhưng tập trung nhiều nhất là vào các ngành tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, thương nghiệp dịch vụ, ăn uống ... nhằm hỗ trợ cho thành phần kinh tế quốc doanh
Họat động của khu vực kinh tế cá thể là hoạt động tồn tại khách quan do nhu cầu của sản xuất, đời sống và xã hội. Vơí quan điểm đó hoạt động của thành phần kinh tế này ngày càng trở nê quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cả hiện tại và trong tương lai.
Tóm lại, nguồn thu thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doang không phải là nhỏ bởi lẽ khu vực kinh tế này hoạt động trên phạm vi rộng lớn, đối tượng kinh doanh nhiều, quy mô kinh phí nhỏ nhưng rất phức tạp khó quản lý. Do vậy công tác quản lý đòi hỏi phải tập trung vào quản lý các đối tượng nộp thuế, quản lý việc xác định cơ sởtính thuế, quản lý việc thu nộp tiền thuế.
Với vai trò quan trọng như trên thì việc tăng cường quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế cá thể là rất casnf thiết vì:
- Đối tượng nộp thuế rất lớn và ngày càng có xu hướng tăng lên nhưng tùy theo từng lạo thuế khác nhau mà đối tượng nộp thuế khác nhau. Đối tượng nộp thuế xác định theo từng luật thuế. Do đó trên thực tế phân lọai đối tượng nộp thuế là vấn đề hết sức quan trọng nhưng vô cùng khó khăn phức tạp bởi số đối tượng nộp thuế ngày càng tăng lên. Trong kinh tế thị trường đối tượng kinh doanh uôn luôn biến động theo quan hệ cung cầu của thị trường. Xu hướng trốn thuế ngày càng nhiều do các nhà kinh doanh chỉ quan tâm tới lợi nhuận của mình, vì vậy, phải tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với các hộ cá thể để đảm bảo số thuế thu đúng, thu đủ tăng thu kịp thời, chống thất thoát cho ngân sách nhà nước.
- Đồng thời, trong quản lý thu thuế cũng còn rất nhiều thiếu sót xảy ra ở cả phía cán bộ thu thuế lẫn hộ kinh doanh dẫn đến kết quả cuối cùng là thất thu thuế, nhà nước bị chiếm dụng vốn gây tác động xấu đến nền kinh tế. Vì vậy, cần tăng cường quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế cá thể.
Tăng cường quản lý đối vớ khu vực kinh tế cá thể còn có ý nghĩa to lớn đó là:
* Răng th cho ngân sách nhà nước: Trong điề kiện nước ta hiện nay do nhu cầu chi tiêu cho nền kinh tế là rất lớn nên hiệ xảy ra tình trạng thiếu hụt ngân sách. Do vây phải tìm mọi cách để tăng thu cho ngân sách nhà nước. Với đường lối đổi mới về kinh tế, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển, bình đẳng trước pháp luật thì việc quản lý kinh tế là rất quan trọng. Trong khi thu từ thành phần quốc doanh tuy lớn nhưng phát triển chưa nhanh nên nguồn thu vào ngân sách tăng chậm. Còn thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nối chung và thành phần kinh tế cá thể nói riêng lại phát triển cả về số lượng lẫn quy mô, khả năng thu nhập tăng nhanh thì việc tăng cường quản lý thu thuế đối với khu vực này rất cần thiết.
* Đảm bảo công bằng xã hội: Có công bằng xã hội thì mới có thể động viên được số thu một cách lớn nhất bằng cách huy động mọi nguồn thu trong thời gian ngắn nhất. Vì vậy tính công bằng xã hội càng cao thì đảm bảo số thuế thu được càng lớn.
Những ý nghĩa nêu trên càng khẳng định rõ sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý kinh tế cá thể. Trong thực tế ở nước ta hiện nay thu thuế ở khu vực kinh tế cá thể quan trọng nhất là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.
IV. QUY TRÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ CÁ THỂ.
Cải cách thuế bước II được tiến hành đồng bộ trên cả hai mặt chính sách thuế và tổ chức quản lý thu thuế. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới được thực hiện từ 1/1/1999 do đó đánh giá, xem xét lại quá trình quản lý thu thuế là vấn đề quan trọng và cấp bách.
Đặc trươngcủa quá trình thu thuế này là đối tượng nộp thuế phải tự giác thực hiện nghĩa vụ theo luật pháp quy định, thực hiện tự tính, tự kê khai thuế dựa vào kết quả họat động sản xuất kinh doanh dịch vụ của mình.
Nội dung quy trình quản lý thu thuế gồm: Đăng ký thuế và cấp mã số thuế, xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế, miễ giảm thuế.
Quy trình quản lý có hai cấp: Cấp cục và cấp chi cục, cấp cục được quản lý các đối tượng doanh nghiệp quốc doanh trung ương, doanh nghiệp quốc daong địa phương, doanh nghiệp có vốn đầ tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cấp chi cục quản lý hộ cá thể kinh doanh công thương nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, hộ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp và hộ nộp thuế nhà đất.
Trong pham vi đề tài chỉ nghiân cứu quy trình quản lý cấp chi cục có hai cách: Quy trình quản lý thu thuế theo phương pháp theo phương pháp kê khai và quy trình quản lý theo phương pháp ấn định doanh số.
A – Quy trình quản lý thu thuế theo phương pháp ấn định doanh số:
Đây là quy trình quản lý thông dụng nhất ở cấp chi cục. Cụ thể như sau:
- Đăng ký thuế: Đối tượng nộp thuế mới ra kinh doanh phải nộp tờ khai đang ký gửi cơ quan thuế đề nghị cấp mã số thuế.
- Các đội quản lý thu sẽ nhận và kiểm tra tờ khai đăng ký thuế gửi sang tổ hành chính làm thủ tuc gửi lên chi cục đăng ký và cấp mã số thuế. Sau đó chi cục nhận giấy chứng nhận đăng ký mã số và danh sách cùng các chỉ tiêu các đối tượng đã đăng ký của chi cục do cục thuế gửi về để thực hiện quản lý thu thuế.
- Đội quản lý thu thuế tổ chức kiểm tra điểm từng ngành, hnàg kinh doanh để có cơ sở ấn định doanh số các hộ mới ra kinh doanh.
- Dự kiến doanh số ấn định: Căn cứ vào kết quả điều tra, đội quản lý thu thuế lập danh sách đối tượng nộp thuế và mức doanh số dự kiến cho từng đối tượng mới ra, lập danh sách đối tượng nộp thuế, điều chỉnh doanh số theo định kỳ và đột xuất, gửi hội đồng tư vấn thuế phường.
- Hội đồng tư vấn thuế phường xã xem xét mức doanh số ấn định và công khai danh sách đối tượng nộp thuế, doanh số ấn định và công khai danh sách đối tượng nộp thuế doanh số và mức thuế dự kiến tạiuỷ ban nhân dân phường xã. Sau đó thống nhất mức doanh thu ấn định, chuyển cho lãnh đạo cơ quan duyệt để làm căn cứ tính thuế tháng.
- Tính thuế, nợ, phạt: Từ ngày 10 đến ngày 15 hàng tháng, tổ hoạch nghiệp vụ nhập doanh số ấn định, căn cứ bảng tỷ lệ TNDN và biểu thuế suất để tính thuế, tính nợ, tính phạt kỳ trước chuyển sang.
- Viết đơn xin nghỉ kinh doanh: Đối tượng nộp thuế có nhu cầu nghỉ kinh doanh, phải viết đơn xin nghỉ gửi tới cơ quan thuế.
- Tập hợp đưon nghỉ: Từ ngày 1 đến ngày 10 hàng tháng, đội quản lý thu tập hợp các đơn xin nghỉ, tổ chức kiểm tra thực tế các hộ nghỉ, lập danh sách đối tưọng nộp thuế thực sự nghỉ kinh doanh chuyển đến tổ kế hoạch nghiệp vụ làm căn cứ lập sổ bộ thuế.
-Nhập hộ nghỉ, hộ mới, lập sổ bộ: Tổ kế hoạch nghiệp vụ nhận và lập danh sách hộ nghỉ, hộ mới ra kinh doanh từ đội quản lý thu chuyển sang. Lập sổ bộ thuế ghi thu trong tháng. Những hộ có đơn nghỉ nửa tháng vào danh sách lập bộ và thu thuế tháng đó.
- Tổ kế hoạch nghiệp vụ trình lãnh đạo duyệt sổ bộ thuế.
- Lãnh đạo ký duyệt sổ bộ thuế và gửi lại tổ kế hoạch nghiệp vụ. Thực hiện công khai doanh số, mức thuế cảu từng hộ kinh doanh tại trụ sở ủy ban nhân dân phường xã.
- In thông báo thuế: Từ ngày 17 đên ngày 22 tổ kế hoạch nghiệp vụ căn cứ vào sổ bộ đã được duyệt để in thông báo thuế gửi tới đối tượng nộp thuế.
- Cán bộ thuộc các đội thu có trách nhiệm gửi thông báo thuế đến đối tượng nộp thuế, đối tượng nộp thuế ký nhận thông báo thuế.
- Đối tượng nộp thuế nộp tiền thuế vào kho bạc theo thời hạn và địa điểm ghi trên thông báo thuế.
- Cán bô kho bạc nhận tiền, ký và xác nhận trên giấy nộp tiền.
- tổ kế hoạch nghiệp vụ nhập chứng từ, lập báo cáo số thu cuối ngày.
- Cuối tháng hoạc đầu tháng sau, tổ kế hoạch nghiệp vụ lập các báo cáo kế toán, thống kê theo chế độ.
- Tổ kiểm tra lựa chọn các đối tượng có hiện tượng trốn lậu thuế, lập kế hoạch kiểm tra trình lãnh đạo chi cục. Tiến hành kiểm tra thực tế và trình lãnh đạo chi cục. Tiến hành kiểm tra thực tế và trình lãnh đạo duyệt.
- Lãnh đạo duyệt danh sách kết quả kiểm tra, gửi lại tổ kiểm tra. Tổ kiểm tra gửi danh sách kết quả kiểm tra cho tổ kế hoạch nghiệp vụ để điều chỉnh thuế.
- Tổ kế hoạch nghiệp vụ nhập danh sách kết quả kiểm tra lãnh đạo đã duyệt, điều chỉnh doanh thu, thuế phải nộp của tháng hiện tại.
- Thẩm hạch biên lai: Tổ kế hoạch nghiệp vụ hàng tháng tổ chức thẩm hạch biên lai theo phương pháp chọn điểm, chọn địa bàn hoặc chọn đối tượng nộp thuế nhằm phát hiện biên lai giả, biên lai tảy xáo, cạo sửa số tiền trên các liên của cùng một số biên lai không bằng nhau.
B - Quy trình quản lý thu thuế theo phương pháp kê khai
Quy trình đăng ký thuế: Đối tượng nộp thuế đăng ký thuế. Tại chi cục không cố bộ phận nhập đăng ký thuế và cấp mẫ số thuế. Các đội thuê xã phường nhận kiểm tra đăng ký thuế của đối tượng nộp thuế, sau đó chuyển cho tổ hành chính sau đó gửi đi để nhập vào máy tính và cấp mã số thuế.
Quy trình xử lý tờ khai: Đối tượng nộp thuế lập tờ khai thuế, tổ hành chính nhận tờ khai và chuyển cho các đội quản lý thu. Sau đó đội quản lý thu gửi cho tổ kế hoạch nghiệp vụ. Tổ kế hoạch nghiệp vụ lập danh sách các đối tượng không lập tờ khai trong tháng để đội quản lý thu thực hiện ấn định thuế, đội quản lý thu chịu trách nhiệm gửi thông báo thuế đến đối tượng nộp thuế không thông qua tổ hành chính. đối tượng nộp thuế căn cứ vào tờ khai tính thuế của mình để tự viết giấy nộp thuế vào kho bạc.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁ THỂ Ở QUẬN BA ĐÌNH
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHI CỤC THUẾ QUẬN
1.Đặc điểm, tình hình kinh tế – xã hội của quận
Những năm gần đây theo xu hướng phát triển của cả nước có điều đáng lưu tâm là sự chuyển mình đi lên của nền kinh tế đã đưa đến một đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan và cấp bách đó là vấn đề qui hoạch và mở rộng thành phố Hà Nội. Thành phố đang được mở rộng thêm một số quận và có tất cả 7 quận, trong đó quận Ba Đình là quận đã được thành lập từ rất lâu và rất phát triển.
Quận Ba Đình với diện tích khoảng 1409 ha, dân số xấp xỉ 103704 người và có vị trí tiếp giáp với quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm nên quận Ba Đình có một vị trí khá thuận lợi cho việc tiến hành và phát triển sản xuất kinh doanh ở hai lĩnh vực công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Địa bàn quận là nơi tập trung những cơ quan đơn vị lớn của chính phủ, các bộ ban nghành, đại sứ quán, viện bảo tàng ,....
Lĩnh vực thương mại dịch vụ ngoài quốc doanh hoạt động tích cực đem lại một số kết quả đáng kể. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có phạm vi hoạt động khá rộng, mức tiêu thụ và nhu cầu tiêu dùng cao.Doanh số bán ra từ khu vực kinh tế này lớn hơn nhiều so với kinh tế quốc doanh tập trung nhiều nhất là vào các nghành tiêu thụ công nghiệp, thương mại dịch vụ ăn uông. Vì vậy kết quả thu thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng tương đối lớn cụ thể như:
+ Năm 2001 giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 53,083 tỷ tăng 11% so với năm 2000 và đạt 110% kế hoạch năm.
+ Năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 55,003 tỷ tăng 38%
Từ số liệu trên cho thấy quận Ba Đình là một quận phát triển về công nghiệp ngoài quốc doanh.
2 .Mô hình tổ chức và nhiệm vụ của chi cục thuế quận Ba Đình
2.1 Mô hình tổ chức
Thủ đô Hà Nội đóng góp nguồn thu rất lớn vào ngân sách nhà nước, các chi cục thuế các quận, huyện phải tăng cường cùng với cục thuế Hà Nội thực hiện thu đúng, thu đủ, vượt chỉ tiêu Tổng cục thuế giao. Chi cục thuê quận Ba Đình đã thu vượt mức kế hoạch là 39,8%..Do có sự chỉ đạo sát sao của đồng chí chi cục trưởng, chi cục phó, tổ trưởng các tổ cùng các cán bộ công nhân viên trong chi cục.
Hiện nay chi cục gồm 114 cán bộ công nhân viên trong đó có 106 người đã vào biên chế nhà nước cònn 08 người làm việc theo hợp đồng. Đa số các cán bộ công nhân viên đều có trình độ trung cấp và đại học trở lên. Mô hình tổ chức của chi cục cũng như hầu hết các chi cục khác của quận, huyện, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước:
CHI CỤC TRƯỞNG
Chi cụ phó
Bộ phận ấn chỉ
Tổ hành chính
Tổ KH - NV
Tổ kiểm tra
Các đội thuế phường
2.2 Nhiệm vụ
Chi cục trưởng: Là người phụ trách chung việc thu nộp thuế toàn chi cục trên địa bàn quận. Mọi công việc được trình lên cho chi cục trưởng thông qua tỏ kế hoạch nghiệp vụ. Chi cục trưởng là người có quyền cao nhất trong chi cục phối hợp với cục thuế Hà Nội để chỉ đạo, tiến hành hoàn thành kế hoạch thu của chi cục .
Chi cục phó: Là người phụ trách các đội quản lý thuế phường và đội kiểm tra, làm nhiệm vụ giúp việc cho chi cục trưởng. Khi chi cục trưởng đi vắng, chi các phó có trách nhiệm thay chi cục trưởng xem xét và giải quyết công việc.
Bộ phận ấn chỉ: Là bộ phận phục vụ để tạo điều kiện tốt cho các đội thanh toán biên lai ấn chỉ chính xác, theo dõi số thu kịp thời xử lý nghiêm túc các vụ mất ấn chỉ đảm bảo đúng quy định.
Tổ kế hoach-nghiệp vụ: Nhiệm vụ chính là tham mưu giúp việc cho chi cục trưởng. Tổ kế hoạch nghiệp vụ nhận và nhập danh sách hộ nghỉ, hộ mới ra kinh doanh từ đội quản lý thu chuyển sang. Sau đó lập sơ bộ thuế ghi thu theo tháng và trình chi cục trưởng duyệt sơ bộ. Tổ căn cứ vào sổ bộ đã được duyệt trong thông báo thuế, gửi đối tượng nộp thuế và nộp chứng từ thu nộp. Cuối tháng hoặc đầu tháng sau tổ lập các báo cáo kế toán, thống kê theo chế độ. Đồng thời nhập danh sách kết quả kiểm tra lãnh đạo đã duyệt, điều chỉnh và doanh thu thuế phải nộp của tháng hiện tại.
Tổ kiểm tra: Trong việc thực hiện luật thuế, các đối tượng kinh doanh thường là muốn trốn thuế hoạc tránh thuế vì vậy phải thường xuyên kiểm tra tại các cơ sở nộp thuế và thường xuyên kiểm tra cán bộ thuế trong việc thực hiện chính sách thuế thực hiện chính sách thuế. Nhiệm vụ chủ yếu là:
+ Kiểm tra về chế độ chấp hành luật thuế, chế độ sổ sách kế toán, khai báo đăng ký thuế của các hộ kinh doanh nhằm phát hiện tình hình trốn lưu, xâm tiêu tiền thuế, hạn chế tối đa tình hình thất thu nợ đọng tiền thuế.
+ kiểm tra hộ nghỉ trong tháng, kiểm tra chống thất thu về doanh số, về số hộ của từng vùng.
+ Tham mưu cho lãnh đạo chi cục trực tiếp chỉ đạo cho sát sao hơn, công bằng hơn đối với từng vùng.
+ Kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước đối với các tổ chức cá nhân.
Các đội thuế phường: Có 10 đội thuế phường là: Đội Kim Mã, Điện Biên, chợ Ngọc Hà, Đội Cấn – Cống Vị, Giảng Võ - Thành Công, chợ Thành Công, Ngọc khánh - Ngọc Hà, Quan Thánh –Trúc Bạch, Phúc Xá - Trung Trực, chợ Long Biên. Các đội thuế phường được tổ chức tại phường hoăc liên phường là một bộ phận công tác của chi cục thuế quận. Đội thuế phường chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của chi cục thuế về chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch thu, kinh phí hoạt động. đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát, giúp đỡ của ủy ban nhân dân phường trong việc chấp hành pháp luật thuế, đôn đốc thu nộp thuế, chống trốn lưu thuế.
Đội thuế phường chịu trỏch nhiệm quản lý thu thỳe trờn địa bàn tổ chức hướng dẫn các đối tượng nộp thuế vào kho bạc nhà nước. Đội thuế phối hợp với uỷ ban nhân dân và hội đồng tư vấn thuế phường tuyên truyền, giáo dục, giải thích, vận động, hướng dẫn chính sách thuế đến các đối tượng nộp thuế. Phối hợp với bộ phận kiểm tra của chi cục t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1829.doc