Chỉsốgiá tiêu dùng tăng tác động đến tâm lý người gửi tiền và lãi
suất huy động của hệthống NHCT thấp hơn lãi suất huy động của hệthống
các NHTM cổphần với cùng loại sản phẩm và kỳhạn gửi. Trong khi đó, trên
điạbàn hiện nay đã có nhiều NHTM và các TCTD khác vừa mới thành lập
(chỉtính riêng trong Khu công nghiệp Tân Tạo hiện có 4 NHTM) cùng cạnh
tranh thịphần, lãi suất.
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường tài trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bình Tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
04.
Chi nhánh NHCT Bình Tân là đơn vị hạch toán phụ thuộc, tổ chức hoạt
động theo Quy chế tổ chức, hoạt động của chi nhánh NHCT do NHCTVN
ban hành. Chi nhánh NHCT Bình Tân có trụ sở đặt tại Lô 9, đường C, Khu
công nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
Mô hình tổ chức của Chi nhánh NHCT Bình Tân gồm Ban Giám đốc
và các phòng, tổ nghiệp vụ sau: Phòng Kinh doanh; Phòng kế toán tài chính
(trong đó có 3 quỹ tiết kiệm); Phòng Tổ chức hành chính; Tổ kiểm tra nội bộ;
Tổ ngân quỹ.
Các sản phẩm dịch vụ tài chính hiện nay của Chi nhánh NHCT Bình
Tân gồm có:
- Mở tài khoản và nhận tiền gửi: mở tài khoản và nhận các loại tiền gửi
không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; nhận tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; tiết kiệm dự thưởng.
- Hoạt động tín dụng: cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ phục
vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng; cho vay trung, dài hạn
bằng VNĐ và ngoại tệ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới, đổi mới thiết
bị công nghệ, mở rộng sản xuất, các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, các
dự án phục vụ đời sống.
- Bảo lãnh: thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước gồm
bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh
bảo hành.
- Cầm cố sổ tiết kiệm, kỳ phiếu do ngân hàng phát hành.
30
- Dịch vụ ngân hàng quốc tế.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Các dịch vụ ngân hàng khác: dịch vụ thẻ tín dụng và rút tiền tự động
(ATM); dịch vụ tiền tệ, ngân quỹ.
2.4 Tình hình tài trợ DNVVN tại Chi nhánh NHCT Bình Tân:
Trên cơ sở định hướng phát triển khách hàng DNVVN của NHCTVN,
Ban lãnh đạo Chi nhánh NHCT Bình Tân đã chú trọng đến loại khách hàng
này từ khi Chi nhánh được thành lập. Hầu hết các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng (huy động vốn, cho vay, thanh toán, bảo lãnh,...) đã đến được với các
doanh nghiệp. Số liệu hiện có tại Chi nhánh cho thấy DNVVN đang là nhóm
khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động của Chi nhánh nói chung,
đặc biệt là hoạt động tín dụng.
2.4.1 Hoạt động huy động vốn:
Việc đảm bảo nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với các hoạt động
của NHTM. Vì vậy, Chi nhánh đã cố gắng áp dụng nhiều hình thức huy động
như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và
tiết kiệm dự thưởng cũng như phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, phát
hành chứng chỉ tiền gửi để thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ dân cư, các
tổ chức kinh tế và các tổ chức khác như tổ chức xã hội, chính trị…trên địa bàn
trong thời gian qua:
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHCT Bình Tân
ĐVT : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
Bằng VND 46.006 38.743
Bằng ngoại tệ quy đổi 9.319 2.069
Nguồn vốn huy động 55.325 40.812
Nguồn: Chi nhánh NHCT Bình Tân
31
Tính đến 31/12/2006, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt
40.812 triệu đồng, giảm 14.513 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng với tỷ
lệ giảm là 26,23%, trong đó :
Nguồn vốn huy động bằng VNĐ là 38.743 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 95%
trong tổng nguồn vốn huy động, giảm 15,8% so với năm 2005; nguồn vốn
huy động bằng ngoại tệ qui đổi VNĐ là 2.069 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 5% tổng
nguồn vốn huy động, giảm 77,8% so với năm 2005.
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi doanh nghiệp là 20.537 triệu đồng,
giảm 15,5% so với năm 2005, huy động từ dân cư là 19.633 triệu đồng, giảm
34,9% so với năm 2005.
Nguồn vốn huy động không kỳ hạn chiếm 50% tổng nguồn vốn huy
động, giảm 0,4% so với năm 2005, nguồn vốn huy động có kỳ hạn chiếm
50% tổng nguồn vốn huy động, giảm 41,8% so với năm 2005.
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Chi nhánh NHCT Bình Tân
ĐVT : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
Tiền gửi tổ chức kinh tế 24.316 20.537
Không kỳ hạn 19.738 19.781
Có kỳ hạn 4.578 756
Tiền gửi tiết kiệm 30.144 19.633
Không kỳ hạn 346 392
Có kỳ hạn 29.798 19.241
Kỳ phiếu 865 643
Tổng cộng 55.325 40.813
Nguồn: Chi nhánh NHCT Bình Tân
Từ các số liệu trong bảng 2.1, bảng 2.2 cho thấy, tình hình huy động
vốn tại Chi nhánh đang gặp khó khăn. Điều này ảnh hưởng đến việc đáp ứng
nhu cầu vốn phục vụ đầu tư tín dụng và các hoạt động khác của Chi nhánh.
Nguyên nhân chủ yếu:
32
- Trụ sở của Chi nhánh nằm trong khu công nghiệp và chỉ có một quỹ
tiết kiệm đặt tại trụ sở trung tâm nên ở xa khu dân cư tập trung, ít khách vãng
lai. Do đó, nguồn vốn huy động tại Chi nhánh chủ yếu là từ tiền gửi thanh
toán của các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp, mà tiền gửi
loại này luân chuyển thường xuyên, số dư không ổn định. Trong đó, nguồn
vốn huy động bằng ngoại tệ rất thấp do hiện nay Chi nhánh chưa có nhiều
khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và do hoạt động thanh
toán nhập khẩu của doanh nghiệp giảm nên tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ
cũng giảm theo.
- Chỉ số giá tiêu dùng tăng tác động đến tâm lý người gửi tiền và lãi
suất huy động của hệ thống NHCT thấp hơn lãi suất huy động của hệ thống
các NHTM cổ phần với cùng loại sản phẩm và kỳ hạn gửi. Trong khi đó, trên
điạ bàn hiện nay đã có nhiều NHTM và các TCTD khác vừa mới thành lập
(chỉ tính riêng trong Khu công nghiệp Tân Tạo hiện có 4 NHTM) cùng cạnh
tranh thị phần, lãi suất.
- Các hình thức huy động vốn truyền thống vẫn còn đơn điệu, Chi
nhánh hiện chưa đủ điều kiện đa dạng hoá các sản phẩm huy động khác như
thẻ ATM, dịch vụ chi trả lương qua ngân hàng, chuyển tiền, kiều hối, …
Những khó khăn trên dẫn đến sự mất cân đối giữa nguồn vốn huy động
tại chỗ và dư nợ tín dụng. Do đó, Chi nhánh phải sử dụng chủ yếu nguồn vốn
điều hoà của NHCTVN có lãi suất cao để đáp ứng nhu cầu vốn của khách
hàng, đặc biệt là khách hàng DNVVN.
2.4.2 Hoạt động tín dụng:
- Về số lượng khách hàng: Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng tại
Chi nhánh tăng liên tục qua các năm, từ 87 khách hàng trong năm 2005 tăng
lên 175 khách hàng trong năm 2006, chiếm tỷ lệ 200%. Trong tổng số 87
33
khách hàng năm 2005 thì có 76 là khách hàng DNVVN, chiếm 87,4% tổng số
khách hàng và trong năm 2006, trong tổng số 175 khách hàng thì có 164
khách hàng là DNVVN, chiếm 93,7% tổng số khách hàng.
Bảng 2.3 Số lượng DNVVN tại Chi nhánh NHCT Bình Tân
Số lượng 31/12/2005 31/12/2006
khách hàng 87 175
DNVVN 76 164
Nguồn : Chi nhánh NHCT Bình Tân
- Về sản phẩm tín dụng: hiện nay, các sản phẩm Chi nhánh NHCT Bình
Tân cung cấp cho các DNVVN là các hình thức cho vay (từng lần, hạn mức,
dự án đầu tư) và bảo lãnh (dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán, bảo hành).
Các hình thức tín dụng khác như chiết khấu giấy tờ có giá, bao thanh toán …
chưa phát triển.
- Về quy mô dư nợ:
Dư nợ tín dụng của Chi nhánh năm 2006 (chủ yếu từ hoạt động cho
vay) là 264.457 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 34.929 triệu đồng, tương
đương vôùi tỷ lệ 15,12%. Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 207.421 triệu đồng
(chiếm 78,4% tổng dư nợ) và dư nợ trung hạn đạt 57.036 triệu đồng (chiếm
21,6% tổng dư nợ).
Bảng 2.4 Tình hình dư nợ tín dụng tại Chi nhánh NHCT Bình Tân
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006
Dư nợ 229.528 264.457
Ngắn hạn 170.846 207.421
Trung dài hạn 58.681 57.036
Nguồn: Báo cáo hàng năm của Chi nhánh NHCT Bình Tân
Trong tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh, dư nợ tín dụng đối với
DNVVN cũng tăng liên tục qua các năm, từ 93.114 triệu đồng (chiếm 40,57%
34
tổng dư nợ) năm 2005 tăng lên 143.914 triệu đồng (chiếm 54,42% tổng dư nợ)
năm 2006, với tốc độ tăng trưởng tín dụng 54,56%.
Bảng 2.5 Tình hình dư nợ tín dụng DNVVN tại Chi nhánh NHCT Bình Tân
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006
Dư nợ 93.114 143.914
Ngắn hạn 64.570 116.533
Trung dài hạn 28.544 27.381
Nguồn: Báo cáo hàng năm của Chi nhánh NHCT Bình Tân
Trong thời gian qua, hoạt động bảo lãnh được thực hiện tại Chi nhánh đều là
bảo lãnh trong nước bằng nội tệ chủ yếu là bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực
hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành, còn các hình thức bảo
lãnh khác (bảo lãnh bảo hiểm, bảo lãnh nộp thuế…) ít phát sinh. Số dư bảo
lãnh năm 2005 là 1.909 triệu đồng. Đến 31/12/2006, số dư bảo lãnh là 2.065
triệu đồng, tăng 8% so với năm 2005. Trong đó, bảo lãnh thực hiện hợp đồng
là 498 triệu đồng, bảo lãnh bảo hành là 138 triệu đồng, bảo lãnh dự thầu là 729
triệu đồng, bảo lãnh thanh toán là 700 triệu đồng.
- Về cơ cấu dư nợ:
Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN của Chi nhánh NHCT Bình Tân
là 100% cho vay bằng VNĐ. Điều đó, cho thấy các DNVVN của Chi nhánh
NHCT Bình Tân là các doanh nghiệp ít hoạt động trong các lĩnh vực xuất
nhập khẩu.
Trong tổng số dư nợ, dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNVVN luôn
chiếm tỷ trọng cao so với dư nợ cho vay trung dài hạn, từ 2 lần năm 2005 tăng
lên 4 lần năm 2006. Điều này cho thấy Chi nhánh NHCT Bình Tân chủ yếu
đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động của các DNVVN, trong khi đó cho vay
35
trung, dài hạn có thời hạn dài, rủi ro tiềm ẩn lớn nên Chi nhánh chưa dám mạo
hiểm.
Theo thành phần kinh tế, dư nợ cho vay tại Chi nhánh đối với DNVVN
thuộc khu vực ngoài quốc doanh chiếm 100%.
Theo ngành kinh tế, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất
công nghiệp (68%), kinh doanh dịch vụ (26%), xây dựng (3%), hoạt động
phục vụ cá nhân và cộng đồng (2%), các ngành khác (1%).
Bảng 2.6 Dư nợ DNVVN tại Chi nhánh NHCT Bình Tân theo ngành kinh tế
ĐVT: triệu đồng
Năm Công nghiệp
Xây
dựng
Thương
nghiệp
Hoạt động phục
vụ cá nhân và
cộng đồng
Khác Cộng
2005 73.414 900 13.638 1.926 3.235 93.114
2006 98.494 4.305 36.728 2.909 1.477 143.914
Nguồn: Báo cáo của Chi nhánh NHCT Bình Tân
- Về chất lượng dư nợ: tổng dư nợ tín dụng hiện tại của Chi nhánh đều
là nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), chưa có nợ xấu phát sinh và các khoản nợ
này đều có tài sản đảm bảo theo đúng quy định, góp phần làm cho chất lượng
dư nợ được đảm bảo tốt.
2.4.3 Các hoạt động dịch vụ khác:
2.4.3.1 Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ:
Trong năm 2006, Chi nhánh mới triển khai thực hiện được dịch vụ thẻ
ATM của NHCTVN tại Chi nhánh nhằm đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân
hàng đối với khách hàng như chi trả lương cho doanh nghiệp qua thẻ ATM…
và nâng cao thu phí dịch vụ góp phần quảng bá thương hiệu của NHCTVN.
Tính đến 31/12/2006, tổng số thẻ phát hành đạt 500 thẻ. Số lượng thẻ ATM
còn ít do Chi nhánh mới lắp đặt được 1 máy tại Khu công nghiệp Tân Tạo,
trong khi đó tại đây có rất nhiều máy của các NHTM khác như Ngân hàng
36
Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân
hàng Đông Á và các ngân hàng này phát hành thẻ miễn phí cho các doanh
nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp.
2.4.3.2 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ :
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2006 giảm so với năm 2005, trong
đó doanh số mua vào năm 2006 đạt 13.990 ngàn USD, giảm 21,62% so với
năm 2005, doanh số bán ra năm 2006 đạt 14.064 ngàn USD, giảm 21,69% so
với năm 2005. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã đáp ứng được nhu
cầu thanh toán tiền nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ
sản xuất kinh doanh của khách hàng là doanh nghiệp.
Bảng 2.7 Kết qủa kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh NHCT Bình Tân
ĐVT: ngàn USD
Kinh doanh ngoạt tệ Năm 2005 Năm 2006
-Doanh số mua 17.848 13.990
Tăng/giảm so với năm trước (%) -21,62
-Doanh số bán 17.960 14.064
Tăng/giảm so với năm trước (%) -21,69
Nguồn: Chi nhánh NHCT Bình Tân
2.4.3.3 Hoạt động thanh toán :
Dịch vụ thanh toán ngày càng phát triển theo sự phát triển của công
nghệ ngân hàng, đã góp phần lưu chuyển nhanh nguồn vốn trong nền kinh tế,
thúc đẩy sản xuất, tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt. Hoạt động thanh
toán tại Chi nhánh đã được thực hiện đúng theo quy định, chưa phát sinh sai
sót nên đã đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng, Trong đó:
Hoạt động thanh toán trong nước đối với DNVVN ngày càng phát triển
được thể hiện qua số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của DNVVN tại Chi
nhánh tăng qua các năm, hầu hết tài khoản tiền gửi thanh toán mà các
37
DNVVN mở tại Chi nhánh đều được sử dụng giao dịch qua ngân hàng và các
phương tiện thanh toán khác mà ngân hàng cung cấp như Séc, ủy nhiệm chi,
uỷ nhiệm thu, L/C… để thực hiện việc nộp, rút tiền mặt, chuyển khoản trong
cùng hệ thống NHCT hoặc chuyển tiền đi và nhận tiền qua tài khoản mở tại
ngân hàng khi đã cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế cũng phát triển và đã đáp ứng được nhu
cầu thanh toán giá trị hàng hoá nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu
phục vụ sản xuất kinh doanh của các DNVVN dưới các phương thức thanh
toán như phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền… Năm 2005, số
lượng thanh toán nhờ thu là 32 món, giá trị thanh toán chuyển tiền đi là 3 triệu
USD và thanh toán chuyển tiền đến là 3,4 triệu USD thì đến năm 2006 số
lượng thanh toán là 38 món, giá trị thanh toán chuyển tiền đi là 8,2 triệu USD,
giá trị thanh toán chuyển tiền đến là 5,3 triệu USD.
2.4.4 Đặc điểm của các DNVVN có quan hệ với Chi nhánh NHCT
Bình Tân:
Trong quá trình tài trợ DNVVN tại Chi nhánh NHCT Bình Tân, cho
thấy DNVVN có các đặc điểm sau:
- Các DNVVN đang quan hệ tại Chi nhánh NHCT Bình Tân đều là các
doanh nghiệp có trụ sở hoạt động tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, dưới
các loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 76% tổng số DNVVN) và hộ đăng ký
kinh doanh cá thể (chiếm 24% tổng số DNVVN); hoạt động sản xuất kinh
doanh đa ngành nghề, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và thương nghiệp.
Trong tổng số 164 DNVVN có vay vốn tại Chi nhánh NHCT Bình Tân có 133
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thương nghiệp, chiếm
81% trong tổng số DNVVN đang vay tại Chi nhánh. Đây cũng là lĩnh vực
38
- Đa số các doanh nghiệp trong khu công nghiệp là các doanh nghiệp
mới di dời nhà xưởng từ khu dân cư nội thị vào, phải chịu chi phí đầu tư ban
đầu lớn cho việc thuê đất và xây dựng nhà xưởng nên hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp bị lỗ trong thời gian đầu.
- Các doanh nghiệp đều có báo cáo tài chính khi vay vốn ngân hàng
nhưng chưa được kiểm toán độc lập, đa số các báo cáo tài chính này được xây
dựng để đối phó với cơ quan thuế, thường thấp hơn tình trạng thực tế, không ít
DNVVN có lãi trên thực tế nhưng trên báo cáo tài chính lại thể hiện lỗ… Bên
cạnh đó, các DNVVN trong bán hàng thường ít lập hợp đồng kinh tế, ít lập
chứng từ khi giao nhận hàng hoá hay thanh toán tiền hàng ít được lập thành
chứng từ. Điều này đã ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng.
- Tài sản được dùng để làm đảm bảo khoản vay của các doanh nghiệp
chủ yếu là tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp nên trách nhiệm của chủ
doanh nghiệp với khoản nợ ngân hàng là tương đối cao. Tài sản đảm bảo chủ
yếu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp là máy móc thiết bị hình
thành từ vốn vay hay giá trị hợp đồng thuê lại đất đã được thanh toán hết và
nhà xưởng được xây dựng trên đất. Thời gian chờ đợi được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu văn phòng, nhà xưởng trên đất rất
lâu vì phụ thuộc vào quy trình thực hiện của các cơ quan chức năng.
- Đa số nhà xưởng, trụ sở làm việc của DNVVN, nhất là hộ kinh doanh
cá thể, cơ sở sản xuất chật hẹp, ngoại trừ các DNVVN trong khu công nghiệp;
sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước.
- Cơ cấu tổ chức của DNVVN phần lớn chưa chặt chẽ, việc quản lý
mang nặng tính gia đình thể hiện qua sổ sách theo dõi tài chính, hoạt động
39
kinh doanh rất đơn giản; chưa có kế hoạch, chiến lược cụ thể trong kinh
doanh.
- Phần lớn nguồn vốn kinh doanh của các DNVVN là vốn tự có được
tích tụ trong quá trình sản xuất kinh doanh và huy động từ anh em, bạn bè nên
thường có trách nhiệm cao trong sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn vay.
Việc vay vốn ngân hàng được tính toán rất kỹ lưỡng về số tiền, thời hạn, lãi
suất vay, phí nhằm đảm bảo vốn cho nhu cầu kinh doanh với chi phí thấp
nhất.
- Các hộ kinh doanh cá thể, cơ sở sản xuất tận dụng được lao động gia
đình, tiết kiệm được nhiều chi phí so với các doanh nghiệp như chi phí đầu tư
tài sản cố định, chi phí quản lý, chi phí nguyên vật liệu,… nên hiệu quả kinh
doanh của nhiều hộ kinh doanh cá thể cao.
2.5 Đánh giá về hoạt động tài trợ DNVVN của Chi nhánh NHCT
Bình Tân :
2.5.1 Những kết quả đạt được:
Chi nhánh được thành lập từ cuối năm 2004, bước đầu khó tránh khỏi
nhiều khó khăn nhưng đến nay Chi nhánh đã cố gắng, nỗ lực vươn lên, tạo
được sự tăng trưởng tín dụng phát triển vững chắc, ổn định và hiệu quả. Định
hướng hoạt động của Chi nhánh đối với khách hàng DNVVN phù hợp với
định hướng phát triển khách hàng DNVVN của NHCTVN và quá trình phát
triển của loại hình doanh nghiệp này.
- Đến nay, nhóm khách hàng DNVVN tại Chi nhánh NHCT Bình Tân
đang chiếm tỷ lệ rất lớn, ổn định và hiệu qủa trong hoạt động của Chi nhánh
nói chung, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Đến 31/12/2006, lợi nhuận
của Chi nhánh đạt 3 tỷ đồng, giảm 21,25% so với lợi nhuận năm 2005.
Nguyên nhân không phải do thu nhập giảm mà ngược lại thu nhập tăng trưởng
40
cao (tăng 23%) nhưng do chi phí trả lãi điều chuyển vốn chiếm tỷ trọng lớn
nên đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh.
- Đi đôi với việc tăng cường mở rộng tín dụng đối với các DNVVN là
việc đảm bảo chất lượng tín dụng đối với loại khách hàng này tại Chi nhánh.
Đến 31/12/2006, chất lượng tín dụng tại Chi nhánh được đảm bảo tốt, chưa
phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn. Điều này khẳng định được việc cho vay đối với
loại hình doanh nghiệp này của Chi nhánh đang đi đúng hướng và hoạt động
có hiệu qủa của loại hình này trong nền kinh tế.
- Các DNVVN đã được đáp ứng bởi hầu hết các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng (huy động vốn, dịch vụ cho vay, thanh toán, bảo lãnh, ...), đặc biệt là
trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh đã đáp ứng phần nào về nhu cầu vốn lưu
động cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn trung dài hạn cho
việc đầu tư tài sản cố định như xây dựng, nâng cấp nhà xưởng, mua sắm trang
thiết bị, đổi mới công nghệ của các DNVVN nhằm nâng cao năng lực sản xuất
và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
2.5.2 Những khó khăn, tồn tại trong tài trợ DNVVN:
Có thể nói hầu hết các dịch vụ ngân hàng đã đến với các doanh nghiệp.
Tuy nhiên khó khăn lớn nhất, bức xúc nhất của các DNVVN hiện nay vẫn là
thiếu vốn bởi năng lực tài chính nội tại của các doanh nghiệp này hạn chế, quá
trình tiếp cận vốn ngân hàng còn gặp rất nhiều rào cản.
2.5.2.1 Từ cơ chế, chính sách của Nhà nước:
Cơ chế chính sách của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước tuy ngày
càng hoàn thiện, vẫn chưa theo kịp với sự biến đổi nhanh chóng của cơ chế thị
trường trong quá trình hội nhập. Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động
tín dụng liên quan nhiều đến cơ chế, chính sách của nhà nước, của các ngành,
các cấp liên quan, cụ thể như sau:
41
- Về đăng ký giao dịch đảm bảo:
Trong thủ tục đăng ký và xoá đăng ký giao dịch bảo đảm, thời gian giải
quyết hồ sơ của cơ quan đăng ký thường chậm (đăng ký giao dịch bảo đảm
mất 5 ngày, xoá đăng ký giao dịch bảo đảm mất 5 ngày) và còn nhiều bất cập
như:
+ Theo Mục III của Thông tư 05, hồ sơ đăng ký thế chấp bằng quyền sử
dụng đất tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai phải có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, quy định trên không phù hợp với
trường hợp thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai do chủ sở hữu tài
sản có quyết định giao đất của cấp thẩm quyền mà chưa có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tại khu công nghiệp hoặc bảo đảm bằng nhà ở gắn liền với
đất ở của những căn hộ chung cư hình thành từ vốn vay tại khu đô thị do
khách hàng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với
đất hình thành trong tương lai.
+ Thế chấp tài sản gắn liền với đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phải
đăng ký, trong khi Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 sửa đổi, bổ
sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 chỉ quy định tài sản được
dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ trả nợ tại nhiều TCTD mới phải đăng ký
còn tại một TCTD thì không có quy định.
+ Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể
từ thời điểm đăng ký (Điều 8, 1 khoản 8 mục I Thông tư 05/2005/TTLT-TP-
TNMT) quy định này chỉ áp dụng đối với hợp đồng thế chấp khác. Tuy nhiên,
khi thực hiện tại địa phương thì tất cả các hợp đồng thế chấp bảo đảm tiền vay
điều phải qua đăng ký làm ảnh hưởng đến thời gian giải quyết cho vay.
Những bất cập này đã ảnh hưởng đến quá trình cho vay và giải ngân
của ngân hàng, một phần khiến khách hàng khó tiếp cận vốn vay của ngân
42
hàng, nhiều khách hàng mất đi cơ hội kinh doanh khi nhu cầu vay vốn cần
được giải ngân sớm.
Mặt khác, Trung tâm đăng ký nhà đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường TP.HCM đã tạm ngưng đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử
dụng đất đối với những trường hợp có giấy tờ hợp lệ nhưng chưa được cấp
đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất ở tạo ra cho các TCTD trên địa bàn thành phố gặp
rất nhiều khó khăn trong quá trình đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Về thực hiện công chứng, chứng thực : Hiện nay tại TPHCM có nhiều
loại giấy tờ khác nhau về hình thức chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đất ở.
Rất nhiều nhà, đất của khách hàng chưa được chuyển đổi theo mẫu thống nhất
- Giấy Hồng “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất”
nên khách hàng không thể công chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm bằng
tài sản gắn liền với đất hoặc bằng quyền sử dụng đất tại các phòng công
chứng. Các quy định về công chứng, chứng thực cũng còn bất cập. Điều này
làm cho khách hàng, nhất là DNVVN vốn đã có ít tài sản để làm tài sản đảm
bảo khoản vay lại càng không có tài sản để thế chấp ngân hàng.
- Quy định của nhà nước về cấp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài
sản và quyền sử dụng đất chưa chặt chẽ: Ở nhiều địa phương, giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tồn tại dưới cả 3 hình thức bìa đỏ, bìa hồng và bìa
xanh; Nhà nước chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc đổi giấy tờ chứng nhận
quyền sở hữu mới. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong kiểm soát và
thẩm định tính pháp lý của hồ sơ tài sản bảo đảm. Ngoài ra, tại một số địa
phương, thủ tục hành chính về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho các doanh nghiệp nói chung còn
chậm gây khó khăn cho việc hoàn thiện hồ sơ tài sản bảo đảm. Điều này đã
góp phần hạn chế nguồn vốn đầu tư vốn đã hạn hẹp của doanh nghiệp.
43
- Thông tin về tài chính doanh nghiệp và TDNH do Trung tâm thông
tin tín dụng (CIC) cung cấp chưa cập nhật, khối lượng thông tin chưa đầy đủ,
nhất là khi nhiều TCTD chưa chấp hành tốt khâu báo cáo rủi ro. Hoạt động
của trung tâm còn khá thụ động, cho nên vẫn chưa đáp ứng tốt những nhu cầu
thông tin của các bên để đánh giá, thẩm định khoản vay và kiểm soát chất
lượng tín dụng còn hạn chế.
- Việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng được Chính phủ ban hành cách
nay 6 năm theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN để
bảo lãnh cho các DNVVN khi không đủ tài sản thế chấp, cầm cố, vay vốn của
các TCTD hầu như không triển khai được. Theo Quyết định số 193/2001/QĐ-
TTg ngày 20/12/2001 về việc ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt
động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN, vốn điều lệ của Quỹ tối thiểu là
30 tỷ đồng, trong đó vốn cấp của ngân sách tỉnh không quá 30% nhưng các
địa phương không đủ ngân sách để góp vốn vào Qũy. Đến năm 2004, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg về việc sửa đổi,
bổ sung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng
cho DNVVN ban hành kèm theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg nhưng cho
đến nay mới chỉ một số ít địa phương triển khai được, một số tỉnh, thành phố
khác còn đang trong thời gian chuẩn bị. Nguyên nhân của sự chậm trễ triển
khai thành lập Qũy là do hầu hết các địa phương không đủ ngân sách để đóng
góp, trong khi các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề càng không có vốn để
góp khi bản thân họ cũng đang thiếu vốn để kinh doanh, tất nhiên không thừa
tiền để lập quỹ cho doanh nghiệp khác vay, rồi cạnh tranh với mình. Quyền
lợi cũng như trách nhiệm của người hay tổ chức góp vốn chưa được xác định
rõ và việc điều hành tác nghiệp quỹ quá phức tạp. Ngay cả Ngân hàng Nhà
nước, cơ quan chịu trách nhiệm thực thi các quyết định về Quỹ bảo lãnh tín
dụng đến đầu năm 2006 chỉ mới ban hành một Thông tư hướng dẫn một số
44
nội dung về góp vốn thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng trong đó nêu rõ, khi nào
các TCTD "có nhu cầu" căn cứ trên tình hình thực tế để quyết định tham gia
góp vốn. Tuy nhiên, nếu chỉ động viên khuyến khích thì rất khó bởi các ngân
hàng phải bảo toàn vốn và kinh doanh có lãi, không thể làm công việc chính
sách. Do đó, các TCTD không hào h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp tăng cường tài trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bình Tân.pdf