Luận văn Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào ngành dệt may của Campuchia

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

LỜI MỞ ĐẦU 8

NỘI DUNG 11

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH DỆT MAY 11

1.1 Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoai 11

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 11

1.1.1.1 Khái niệm của đầu tư trực tiếp nước ngoai 11

1.1.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài 12

1.1.2. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 13

1.1.3. Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 15

1.1.3.1. Đối với nước đi đầu tư 15

1.1.3.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư 16

1.2 Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài 18

1.2.1 Chênh lệnh về năng suất cận biên của vốn giữa các nước 18

1.2.2 Chu kỳ sản phẩm 18

1.2.3. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia 19

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI 19

1.3.1 Các nhân tố quốc tế 19

1.3.2 Các nhân tố quốc gia 20

1.3.2.1 Môi trường chính trị của nước tiếp nhận 20

1.3.2.2 Môi trường kinh tế nước tiếp nhận 20

1.3.2.3 Môi trường luật pháp của nước tiếp nhận 21

1.3.2.4 Cơ chế, chính sách kinh tế của nước tiếp nhận 21

1.3.2.5 Các quy định về thuế của nước tiếp nhận 22

1.3.2.6 Cơ sở hạ tầng của nước tiếp nhận 22

1.4 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầu tư (Cămpuchia ) 22

1.5. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào ngành dệt may CPC 23

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH DỆT MAY Ở CĂMPUCHIA 26

2.1. Khái quát về ngành dệt may Cămpuchia hiện nay 26

2.2. Thực trạng thu hút FDI vào ngành dệt may Cămpuchia 28

2.2.1. Vốn và nguồn FDI ở Cămpuchia 28

2.2.2. Hình thức đầu tư 29

2.2.3. Cơ cấu đầu tư 31

2.2.4. Địa bàn đầu tư 34

2.2.5. Đối tác đầu tư 35

2.3. Các biện pháp Cămpuchia đã áp dụng để thu hút FDI vào Cămpuchia thời gian qua 37

2.3.1 Hệ thống luật đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 37

2.3.2. Các qui định pháp lý khác có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Cămpuchia 40

2.3.3 Bộ máy quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở CDC 41

2.4. Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) vào ngành dệt may ở Cămpuchia 43

2.4.1. Những ưu điểm trong trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) vào ngành dệt may ở Cămpuchia 44

2.4.2. Tồn tại trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 45

2.4.3. Những nguyên nhân của sự tồn tại trong việc thu hút FDI của Cămpuchia 48

 

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH DỆT MAY CỦA CĂMPUCHIA 53

3.1 Cơ hội và thách thức trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may của Cămpuchia. 53

3.1.1 Cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào cămpuchia. 53

3.1.2 Thách thức thu hút đầu tư nước ngoài vào Cămpuchia. 55

3.2. Phương hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may ở Cămpuchia 56

3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may ở Cămpuchia 57

3.3.1. Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 57

3.3.2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư kết hợp với lựa chọn thẩm tra đối tác đầu tư nước ngoài 58

3.3.3. Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào công nghiệp dệt may Cămpuchia 60

3.3.4. Lựa chọn công nghệ để chuyển giao vào các liên doanh nước ngoài trong lĩnh vực dệt may Cămpuchia 62

3.3.5. Cải thiện môi trường pháp lý đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp dệt may Cămpuchia 64

3.4 Kiến nghị đối với nhà nước 68

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào ngành dệt may của Campuchia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án nào đầu tư vào ngành dệt. Ngành dệt là ngành cung cấp nguyên vật liệu cho chính cho ngành may mặc. Chính vì vậy ngành may mặc phụ thuộc rất lớn vào ngành dệt. Hiện nay, các doanh nghiệp FDI của Cămpuchia đều nhập khẩu vải từ nước ngoài để phục vụ cho may mặc. Chính điều này làm cho Cămpuchia không chủ động được trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ngành công nghiệp dệt may Cămpuchia phụ thuộc rất lớn vào nước ngoµi. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các doanh nghiệp nước ngoài không đầu tư vào ngành dệt ở Cămpuchia là do điều kiện tự nhiên của Cămpuchia không thích hợp cho phát triển vùng nguyên liệu. Mặt khác, chi phí cho ngành dệt ở Cămpuchia lại cao hơn rất nhiều so với ở quốc gia khác (như Trung Quốc, Việt Nam…). Với một câu hổi đặt ra ở đây cho Chính phủ Hoàng gia Cămpuchia là có nên tăng cường đầu tư và khuyến khích đầu tư vào ngành dệt ở Cămpuchia không? Nếu xét trên khía cạnh về tự chủ kinh tế thì Cămpuchia cần phải phát triển ngành dệt, nhưng theo lý thuyết mà nói (lý thuyết lợi thế so sánh) thì Cămpuchia không cần thiết phải phát triển ngành dệt, vì đây không phải là lợi thế của Cămpuchia. Trên thực tế hiện nay, để phát triển kinh tế thì các quốc gia cần phải phụ thuộc vào nhau để cùng phát triển. Một quốc gia không thể phát triển tất cả các ngành nghề. Nước lớn như Mỹ còn phụ thuộc vào nguồn dầu lửa ở bên ngoài, Nhật Bản phát triển như vậy mà hàng năm vẫn nhập khẩu một khối lượng lớn lương thực trên thế giới thì Cămpuchia cũng không nhất thiết phải bỏ nhiều chi phí vào phát triển một ngành mà mình không có lợi thế. Nếu xét về cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa dệt may và các ngành khác ta có thể xem bảng sau : Bảng 2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2007 TT Ngành Dự án % địa phương % nước ngoài Vốn đầu tư USD I 1 2 + Nông nghiệp - Nông nghiệp - Nông - công nghiệp 5 3 2 46 0 46 54 54 0 2.544.000 1.740.000 804.000 II 1 2 3 4 5 6 7 + Công nghiệp - Thức ăn chế biến - Dệt may - Y khoa - Mỏ - Công nghiệp khác - Thuốc lá - Đỗ gỗ 38 4 25 3 5 4 3 4 20,31 3,45 8,62 2,00 0,69 3,86 0,69 2,21 79,69 3,45 58,10 6,90 2,76 3,03 2,76 1,69 36.560.000 1.760.000 25.900.000 4.250.000 2.540.000 2.410.000 1.000.000 1.500.000 III 1 2 3 4 + Dịch vụ - Dịch vụ năng lực - Dịch vụ - Giao thông - Cung cấp nước 8 2 5 2 1 67,47 16,67 50,00 1,00 0 32,53 0 0 16,86 16,67 20.000.000 2.500.000 4.550.000 11.500.000 1.500.000 IV 1 2 + Du lịch - Khách sạn - Du lịch 15 10 8 66 51 15 34 34 0 31.500.000 26.450.000 15.050.000 Tæng céng 147 29.12 70.88 80.604.000 Nguồn: Uỷ ban phát triển Campuchia(CDC) và (CIB)2007 Ngành dệt tuy có quan hệ chặt chẽ với ngành may nhưng không phát triển ngành dệt cung không có nghĩa là không phát triển ngành may. Ngành may đòi hỏi nhiều lao động giản đơn, điều này lại phù hợp với Cămpuchia. Đây lại chính là lợi thế của Cămpuchia so với các nước khác trên thế giới. Theo số liệu trên ta thấy đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp dệt may chiếm 58,1% trong tổng số vốn đầu tư vào ngành công nghiệp. Đây là một con số lớn đang chú ý. Do ngành dệt may là ngành đòi hỏi số lượng lao động lớn. Do đó, số vốn đầu tư cho ngành này chiếm tỷ trọng lớn sẽ làm cho số lao động được thu hút vào ngành càn lớn. Điều này rất có ý nghĩa với đất nước Cămpuchia khi mà tình trạng thất nghiệp luôn là vấn đề bức súc đối với Chính phủ Hoàng gia. 2.2.4. Địa bàn đầu tư Về địa bàn đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may Cămpuchia chủ yếu tập trung vào những tỉnh thành giầu có và phát triển như thủ đô Phnom Penh, tỉnh Kandal. Sở dĩ như vậy là vì Cămpuchia là một nước có cơ sở hạ tầng còn rất lạc hậu. Hệ thống giao thông liên lạc phục vụ sản xuất kinh doanh còn rất yếu kém. Bảng 2.4: Địa bàn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp dệt may Campuchia năm 2007 STT Địa bàn đầu tư Số doanh nghiệp đầu tư Tỷ lệ phần trăm 1 Phnom Penh 165 85,60 % 2 Tỉnh Kandal 35 9,85 % 3 Sihanouk vill 24 2,70 % 4 Tỉnh Kampong Cham 15 1,26% 5 Tỉnh Takeo 10 0,59 % Nguồn: Phòng Thương Mại Cămpuchia 2007. Các tỉnh nghèo như tỉnh Takeo hay tỉnh Kampong Cham có cơ sở hạ tầng rất yếu kém và hầu như không thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mặc dù các tỉnh này có lợi thế về giá nhân công rẻ. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp dệt may tập trung ở Phnom Penh vì Cămpuchia là một nước đang phát triển nên tốc đồ đô thi hoá tăng nhanh. Lao động di chuyển ra thành phố nhiều. Do đó, hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh chủ yếu tập trung ở thành phố lớn. Điều này làm cho Cămpuchia mất đi sự cân bằng trong phát triển kinh tế, gây ra sự chênh lệch lớn trong phát triển kinh tế giữa các vùng trên lãnh thổ đất nước. Địa bàn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may chỉ tập chung chủ yếu ở Phnom Penh tuy tốt cho Campuchia nhưng xét về tổng thể lại chưa phát huy được hết lợi ích của đầu tư nước ngoài. Vì điều này sẽ kéo theo việc lao động giản đơn tập trung quá nhiều ở một nơi mà nhiều vùng trong khi những vùng mà Chính phủ hoàng gia Cămpuchia cần tập trung xoá đói giảm nghèo lại không được phát triển. 2.2.5. Đối tác đầu tư Theo số liệu cảu Uỷ ban Phát triển Cămpuchia thì đối tác nước ngoài đầu tư nhiều nhất vào Cămpuchia trong giai đoạn từ 2001 tới cuối 2007, đứng đầu vẫn là Malaysia với tổng số 31 dự án, số vốn đã đăng ký là 2.630 triệu USD, vốn cố định là 2.962 triệu USD. Tiếp sau đó là : Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Indonesia, Philippin và Việt Nam. Bảng 2.5. Các công ty nước ngoài chủ yếu đầu tư ở Cămphuchia năm 2007 STT C«ng ty Tỷ lệ vốn Vốn cố định (USD) Số công nhân 1 Cambo Feshion Hàn Quốc 100% 944.747 2.103 2 Cinkamp Apparel Đài Loan 100% 958.708 783 3 Eternity Apparel Trung Quốc 100% 995.968 2.803 4 Goldfame Enterprises Knitters Malaysia 100% 31.200.000 4.539 5 June Textiles Malaysia 95% Singapore 5% 4.296.730 2.833 6 HSENT Đài Loan 100% 2.650.000 2.846 7 K&A Garmant Factory Cămpuchia 45% UK 55% 424.607 607 8 Oceanic Garment Trung Quốc 65% Hồng Kông 35% 998.969 2.533 9 Supreme Choice Garment Hồng Kông 100% 516.200 104 10 Top One Garment Đài Loan 100% 22.100.000 2.983 Nguồn: Uỷ ban Đầu tư Nước ngoài Cămpuchia, 2007. Phần lớn đối tác đầu tư tại Cămpuchia là các công ty thời trang và các công ty may mặc ở Châu Á. Đa phần các công ty này đến đầu tư tại Campuchia để xuất khẩu hàng hoá của hộ ra thị trường nước ngoài. Theo bảng số liệu trên ta thấy phần lớn các công ty đầu tư vào Cămpuchia là các công ty của Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc. Mà các quốc gia này đều là những cường quốc về dệt may. Điều này chứng tỏ Cămpuchia có lợi thế rất lớn về ngành công nghiệp dệt may. 2.3. Các biện pháp Cămpuchia đã áp dụng để thu hút FDI vào Cămpuchia thời gian qua 2.3.1 Hệ thống luật đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Với việc đề cao kinh tế tư nhân Chính phủ hoàng gia Cămpuchia hiểu rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò rất là quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước Cămpuchia. Chính vì vậy, Chính phủ hoàng gia Cămpuchia đã thiết lập luật đầu tư có sự hấp dẫn cao để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Cămpuchia. Đây chính là cơ sở luật đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Vương quốc Cămpuchia. Luật này có hiệu lực quản lý các nhà đầu tư đang hoạt động trên địa bàn đất nước Cămpuchia không phân biệt nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài. Luật pháp đầu tư Cămpuchia hiện nay, có nhiều quy định rất phổ biến giống với những nước khác trong khu vực. Chính phủ hoàng gia Cămpuchia đã tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư, không phân biệt nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, theo hiến pháp Cămpuchia thì các nhà đầu tư nước ngoài không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyển sử dụng. Nhưng nhà đầu tư nước ngoài có thể thuê đất để làm kinh doanh đến 99 năm và có thể thuê thêm tiếp. Điều 9 luật Đầu tư đã viết rằng “Chính phủ hoàng gia Cămpuchia sẽ không thực hiện việc quốc hữu hóa mà có ảnh hưởng đến tài sản của nhà đầu tư trong Vương quốc Cămpuchia”. Điều này cho thấy rằng Chính phủ hoàng gia Cămpuchia khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân và cam kết bảo đảm lợi ích của họ. Vì thế nhà đầu tư tư nhân có thể yên tâm bỏ vốn của họ đầu tư vào sản xuất. Chính phủ Hoàng gia Cămpuchia cũng không kiểm soát giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà đầu tư mà không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Cũng với sự bảo đảm không quốc hữu hoá và không kiểm soát sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà đầu tư, Chính phủ hoàng gia Cămpuchia còn bảo đảm đối với nhà đầu tư nước ngoài trong việc chuyển tiền vốn lợi nhuận ra nước ngoài. Cho phép nhà đầu tư có quyền mua bán tiền tệ theo hệ thống ngân hàng để thanh toán các khoản tài chính cần chi trả. Luật đầu tư của Cămpuchia được mở rộng cho hầu hết các ngành nghề, ngoài ra Chính phủ hoàng gia còn có chính sách khuyến khích đầu tư đặc biệt đối với một số lĩnh vực. Để thực hiện luật đầu tư này, Chính phủ hoàng gia Cămpuchia có nghị định số 88 ONRK, ngày 21 tháng 11 năm 2001 về việc thực hiện luật đầu tư của Vương quốc Cămpuchia. Nghị định này là để thực hiện mục tiêu phát huy tiềm năng thu hút đầu tư FDI và để phối hợp quá trình triển khai đầu tư. Tuy nhiên, hệ thống luật liên quan đến đầu tư FDI ở Cămpuchia vẫn chưa được hoàn thiện. Để khắc phục những thiếu sót trong luật Đầu tư, Chính phủ hoàng gia Cămpuchia đã sửa đổi nghị định 88 ONRK, BK ngày 21 tháng 11 năm 2001 về việc thực hiện luật đầu tư của Vương Quốc Cămpuchia. Hơn nữa, luật đầu tư hiện nay đang cải tiến một số điểm để tạo môi trường đầu tư tư nhân ở Cămpuchia. Luật thuế của Cămpuchia có sự thay đổi, đó là xoá bỏ việc không phải đóng thuế lợi nhuận, nhưng đối với một số dự án đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực ưu tiên thì vẫn còn có hiệu lực. Miễn thuế lợi nhuận trong thời gian 8 năm giảm xuống còn 3 năm và có thể gian ra hạn miễn thuế thêm 3 năm tiếp theo. Việc sửa đổi này sẽ đem lại lợi ích cho Chính phủ hoàng gia Cămpuchia nhưng nó lại không khuyến khích được đầu tư nước ngoài. Mặt khác việc sửa đổi này có thể làm cho nhà đầu tư người nước ngoài nghi ngờ về tính nhất quán của luật đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Cămpuchia hiện nay. Nếu so sánh luật đầu tư Cămpuchia với luật đầu tư của các nước khác trong khu vực sông Mekông như Lào, Việt Nam, Thái Lan, Myama và tỉnh Yunam của Trung Quốc thì luật đầu tư của Cămpuchia có phần mở rộng hơn so với các nước trong khu vực. Bảng 2.6. So sánh luật đầu tư Cămpuchia với các nước trong khu vực sông Mêkông Nước Khuyến khích thuế thu nhập Tỷ lệ thuế lợi nhuận Miễn thuế nhập khẩu Điều kiện CPC Đến 8 năm(có dự án chuyển đổi 3 năm cộng n năm đặc biệt 9% 100% nhập khẩu máy móc, đồ may và nguyên liệu nếu có xuất khẩu 80% của tổng SP của mình Khuyến khích thực hiện mở rộng hoạt động miễn thuế phải trình bày trong nghị định Lào Có thể có, nhưng không nhấn mạnh rõ ràng 20% 1% thuế của máy móc và đồ đạc thay thế Thuế quan không nộp thuế đã quy định theo chiều dài và sự quan trọng của dự án Myama Miễn thuế 3 năm và có thể tiếp tục được nếu có lợi ích đến công cộng 30% Miễn thuế, giảm trên máy móc đặc biệt thay thế, đồ lặp sắp miễn thuế và giảm 3 năm nguyên vật liệu Tỷ lệ và ưu đãi khác mà thực hiện dự án không được nhấn mạnh rõ ràng Thái Lan Miễn thuế 3-8 năm 30% Hoàn toàn miễn thuế đối với máy móc và5 năm đối với nguyên vật liệu hoặc đồ quan trọng . Nhờ đến vị trí . Nhờ đến điều kiện xuất khẩu mà đã đề nghị Việt Nam Miễn thuế 1-4 năm cộng với trí hoãn 50% 10-20% Miễn thuế đối với máy móc nguyên liệu, đồ thay thế sử dụng xuất khẩu Tỷ lệ xác định trên cơ sở hoạt động thực tế Tỉnh Yunam Trung quốc Miễn thuế 2 năm cộng 3 năm trên nhịp độ 50% 10-30% Miễn thuế đối với trang thiết bị, đồ xây dựng và nguyên vật liệu nhận tiến hành ưu đãi Dự án mới có kỹ thuật cao trong khu vực công nghiệp đã nhận khuyến khích Nguồn: Trích dẫn tư Hinh Thoracy Phòng phát triển ngành đầu tư ở CPC 2.3.2. Các qui định pháp lý khác có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Cămpuchia Những luật như luật chính quyền, luật xây dựng, luật di cư và luật lao động có quan hệ chặt chẽ với hoạt động đầu tư và giúp cho môi trường đầu tư hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, luật lao động là công cụ đắc lực để Chính phủ quản lý nhà đầu tư ở Cămpuchia. Luật này đã tạo ra với mục đích phát triển kinh tế thị trường ở Cămpuchia trong. Xin nhấn mạnh rằng luật lao động của Vương quốc Cămpuchia có hiệu lực đối với các xí nghiệp hoặc cơ quan thẩm quyền công nghiệp, công nghiệp mỏ, thương mại, xí nghiệp dịch vụ, nông nghiệp, vận tải, vận tải đường nước,... các hoạt động xẩy ra ở trong lãnh thổ Vương quốc Cămpuchia. Luật lao động Vương quốc Cămpuchia có mục đích khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tăng cường sử dụng lực lượng lao động trong nước, từ đó làm cho nhân dân có chuyên môn và hiểu biết những kinh nghiệm làm việc, đặc biệt chuyên môn trong quản lý xí nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài phải thường xuyên đào tạo và hợp tác với công nhân Cămpuchia để họ có khả năng làm việc được, đặc biệt là chuyên môn quản lý và chuyên môn về khoa học kỹ thuật. Việc đào tạo có thể là đào tạo tại chỗ hoặc cũng có thể là đưa công nhân đi học ở nước ngoài tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi công ty đầu tư. Từ đó thúc đẩy khả năng của nhân viên Cămpuchia trở thành là người có chuyên môn cao. Hơn nữa, chủ xí nghiệp phải có trách nhiệm trả lương cho công nhân Cămpuchia ngang bằng với người nước ngoài khi trình độ của họ là ngang nhau. Việc sử dụng lao động của các nhà đầu tư phải thực hiện theo luật pháp trong luật lao động của Vương quốc Cămpuchia. Chủ đầu tư có quyền sử dụng lực lượng lao động nước ngoài với điều kiện là không thể tìm thuê người Cămpuchia có trình độ như yêu cầu chuyên môn đạt ra. Nhưng trên thực tế hiện này thì những người có chuyên môn cao, đặc biệt quản lý cấp cao của công ty nước ngoài ở Vương quốc Cămpuchia số nhiều lại là người nước ngoài. Tình trạng này cho thấy nguồn nhân công có chuyên môn cao ở Cămpuchia vẫn còn thiếu hụt nhiều làm cho khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn còn hạn chế. 2.3.3 Bộ máy quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở CDC Theo Uỷ ban Phát triển Cămpuchia (CDC), cơ cấu bộ máy quản lý FDI như sau : Uỷ ban phát triển Cămpuchia (CDC) là cơ quan của chính phủ lãnh đạo do cơ quan hành pháp có SAM DECH HUN SEN và Sam dech krom prech norodom ranarith là chủ tịch, Ngài KIET CHHUN Bộ trưởng kinh tế và tài chính là phó chủ tịch thứ nhất, Ngài CHHOM BRASITH, Bộ trưởng Thương Mại là phó chủ tịch, Ngài KONG VIBOL Thứ trưởng Bộ kinh tế và tài chính là phó chủ tịch, Ngài đại diện Bộ nội các, Bộ trưởng Bộ Dinh thự hoặc đại diện Bộ trưởng, thứ trưởng hoặc đại diện các Bộ, các cơ quan của Chính phủ cả Tướng quân hoàng gia, Tướng an ninh nội vụ hoặc đại diện và chủ tịch tỉnh, thành phố hoặc các đại diện thành viên khác. Uỷ ban phát triển Cămpuchia (CDC) chia ra 2 uỷ ban lớn, mỗi uỷ ban thực hiện một nhiệm vụ riêng. Cả 2 uỷ ban này như sau : à Uỷ ban Khuyến khích Ưu đại à Uỷ ban Phát triển và Đầu tư Cămpuchia Uỷ ban phát triển Cămpuchia (CDC) có 1 uỷ ban để thực hiện việc hàng ngày. Uỷ ban thực hành có 5 thành viên như sau à Chủ tịch Uỷ ban phát triển Cămpuchia (CDC) à Phó chủ tịch Uỷ ban phát triển Cămpuchia (CDC) à Tổng thư ký Uỷ ban phát triển Cămpuchia (CDC) à Tổng thư ký uỷ ban khuyến khích ưu đãi và phát triển (CDC) à Tổng thư ký Uỷ ban đầu tư (CDC) Trong vai trò và nhiệm vụ của Uỷ ban phát triển Cămpuchia (CDC) là cơ quan hành pháp của Chính phủ hoàng gia Cămpuchia có vai trò là tay phải và là nơi chỉ ra hoặc vào duy nhất trong việc khuyến khích ưu đãi, phát triển và đầu tư khác. Liên quan đến việc đầu tư tư nhân của Uỷ ban phát triển Cămpuchia (CDC) cần xin ý kiến từ cơ quan hành pháp đối với các dự án có những điều kiện như sau: à Dự án đầu tư có vốn tư 50 triệu trở lên à Dự án đầu tư có xu hướng chính trị à Dự án tìm kiếm mỏ và kinh doanh tài nguyên thiên nhiên à Dự án có thể tạo ra sự nguy hiểm môi trường à Dự án có phương hướng lâu dài à Dự án Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), dự án quản lý Kinh doanh - Chuyển giao (BOOT) và dự án xây dựng Thuê - Chuyển giao (BLT). Lưu ý : Không nói đến dự án không nằm trong khu vực đã cấm, Uỷ ban phát triển Cămpuchia (CDC) sẽ đồng ý trên dự án đã xin đầu tư và làm thủ tục. Dự án nào có điều kiện đặc biệt cần trình Chính phủ để xin sự đồng ý. CDC sẽ chấp nhận các giấy tờ có hiệu lực từ các Bộ có liên quan hoặc các cơ quan mà có chứng nhận trong đệ trình có điều kiện thay cho người xin đầu tư. Các cơ quan Chính phủ có nhiệm sử lý các tài liệu giấy tờ bằng cách cho phép hoặc đệ trình lên cấp cao hơn (có chấp nhận trong bảng đệ trình có điệu kiện). Sự cho phép các tài liệu thông qua 28 ngày của ngày bắt đầu làm việc mà có bảng đệ trình điều kiện. Sự ổn định chính sách chính trị về kinh tế vĩ mô và thương mại là một nhân tố quy định giúp ổn định môi trường đầu tư. Hơn nữa, việc quản lý cơ sở hạ tầng kinh tế giúp cho môi trường đầu tư của mỗi quốc gia trở nên hấp dẫn hơn. Luật pháp và các quy định về thủ tục khác có liên quan và thực hiện đầu tư là sự cần thiết không thể thiếu đối với nhà đầu tư. 2.4. Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) vào ngành dệt may ở Cămpuchia Chỉ tiêu cho đầu tư đạt được 7% vào năm 2006-2007 và giảm từ mức 18% so với năm 2005, lý do là sự tăng trưởng chậm hơn ở cả hai khu vực đầu tư công cộng và tư nhân. Đầu tư công cộng tăng 6% chậm hơn đáng kể so với năm 2005 khi mức đạt 24% tăng trưởng giảm không liên quan đến chính trị nhưng liên quan đến mức thực hiện luật chính sách theo luật chính sách của mỗi năm 2004, 2005, 2006 đầu tư công cộng phải tăng 1% năm 2004 và 1.4% năm 2005 tỷ lệ tăng trưởng cao của đầu tư công cộng năm 2004 ở mức 24%. Nguyên nhân chính là do việc sử dụng chi tiêu ngân sách vào năm 2006 được viện trợ tài chính từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chỉ đạt được 85% dự án, mà khi đó sử dụng vốn năm 2007 đạt 127% mức tăng trưởng của đầu tư năm 2007 mà cao hơn mục tiêu 0.9% bị tác động của việc sử dụng vốn đạt 123% mục tiêu. Đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tăng trưởng chậm hơn giảm từ 13% năm 2003 xuống 10% năm 2006. Nguyên nhân chính là do sự giảm vốn 162 triệu USD năm 2005. Lý do cơ bản cho việc giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Cămpuchia là sự hồi phục kinh tế chậm chạp của khu vực Đông Nam Á và sự nâng cao nhanh hơn của môi trường đầu tư ở các nước cạnh tranh như Việt Nam, Phillipine, Trung Quốc, Thái Lan. Tiến trình nâng cấp cơ sở vật chất và môi trường tổ chức ở Cămpuchia vẫn không bằng các nước khác. Ví dụ như Việt Nam đã nâng cấp hệ thống giao thông, điện, và hệ thống cơ quan hành chính v.v... Cămpuchia tụt hậu sau những nước cạnh tranh trong việc thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi hơn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hầu như không thể tăng. Điều này yêu cầu đòi hỏi một nỗ lực to lớn của Chính phủ để thực hiện nhiều chính sách cải tổ cần thiết, đặc biệt những chính sách liên quan đến hành chính và cuộc đấu tranh chống lại tham nhũng, một chính sách kinh tế mới. Các nhà đầu tư tư nhân trong nước mà sản xuất cho trong nước hoặc cho xuất khẩu nên được coi là những hoạt động chiến lược mà có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. 2.4.1. Những ưu điểm trong trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) vào ngành dệt may ở Cămpuchia Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dệt may có những ưu điểm sau : Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn để phát triển ngành dệt may Cămpuchia - Khối lượng vốn đầu tư từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Cămpuchia rất là lớn .Cùng với quá trình bổ sung nguồn vốn , các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mang lại một khối lượng lớn tài sản, thiết bị và công nghệ được đưa vào ứng dụng trong sản xuất giá trị tài sản cố định tăng và năng lực cùng tăng theo . Tạo công ăn việc làm, đồng thời hoạt động (FDI) trong ngành dệt may đã và đang góp phần đào tạo, nâng cao nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác cho lao động Cămpuchia . Hoạt động này góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng Để xoá bỏ việc khó khăn trong cơ sở hạ tầng thì nhà nước cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh của dự án. Mặt khác, khi đi vào triển khai, chính các dự án FDI lại tác động ngược trở lại làm cho cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn, hiện đại hơn . Đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là cơ sở để đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ kỹ thuật, công nhân …Hiện này phần lớn lao động Cămpuchia là lao động giản đơn mà nguồn vốn ngân sách lại hết sức eo hẹp và còn có nhiều việc phải chi ngoài việc chi cho giáo dục và đào tạo. Chính vì vậy các dự án đầu tư nước ngoài đã giúp cho Cămpuchia đào tạo một khối lượng lớn đội ngũ lao động có trình độ với tác phong lao động công nghiệp . Đóng góp vào ngân sách nhà nước Những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài khi đi vào sản xuất kinh doanh không những mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, lợi ích trực tiếp cho bên liên doanh, cho người lao động Cămpuchia mà còn đóng góp cho ngân sách nhà nước, làm tăng nguồn thu cho ngân sách, góp phần vào việc khắc phục thâm hụt ngân sách . 2.4.2. Tồn tại trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Hiện nay tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dệt may Cămpuchia còn gặp nhiều khó khăn trong hệ thống pháp luật, trong thủ tục hành chính, nguồn nguyên liệu cho ngành dệt còn thiếu, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, chất lượng lao động còn thấp… Những tồn tại này được thể hiện một cách cụ thể như sau: Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập: Nhiều nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao vào Cămpuchia công nghệ lạc hậu với giá cả cao. Trong một số trường hợp do tình hình chính trị việc nhà đầu tư nước ngoài không thiện chí đầu tư và làm ăn lâu dài ở Cămpuchia là nguyên nhân làm cho các dự án đầu tư không thể triển khai hoặc triển khai không có kết quả. Một số chính sách chưa được xác định rõ nên chưa thể chế hoá hoặc đã có chính sách làm cơ sở nhưng văn bản pháp quy ban hành chậm. Một số luật kinh tế liên quan đến đầu tư nước ngoài chậm ban hành như luật lao động, luật bất động sản... Pháp luật chưa đồng bộ, hoàn chỉnh, nghiêm trọng hơn là việc thi hành pháp luật chính sách nhiều khi không nghiêm túc, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các nhà đầu tư trong quá trình triển khái dự án, thực hiện kế hoạch kinh doanh, thương mại và một loạt các vần đề khác liên quan đến quản lý và sử dụng lao động. Cơ quan quản lý FDI của Chính phủ Hoàng gia còn nhiều bất cập:: 83,3% nhà đầu tư đã đánh giá rằng sự hạn chế và không quan tâm của toà án và cơ quan địa phương khi nhà đầu tư gặp khó khăn là nhân tố làm cho nhà đầu tư không yên tâm. Mặc dù có sự cam kết giải quyết của Cămpuchia có các nhà đầu tư không nhận được những giải pháp cụ thể hợp lý. Các nhà đầu tư công nghiệp dệt may đã lo lắng về đồng tiền để làm thủ tục của họ trong đó 83,3% cho biết rằng đồng tiền cho các quan chức của cơ quan không hợp pháp. Hơn nữa tham nhũng là vấn đề rất nặng nề có ảnh hưởng đến lợi nhuận và không có lựa chọn nào khác cho công nhân tăng sản lượng theo khả năng làm thêm giờ để ngăn cản việc lỗ vốn của họ. Thỉnh thoảng luật, luật pháp và chính sách chính trị đã thuyết phục rất nhiều lần để làm cho nhà đầu tư khó khăn sắp xếp việc thực hiện của mình với những tình hình thay đổi. Như vậy, 90% chủ công ty đã lên tiếng rằng quan chức Chính phủ hoàng gia Cămpuchia thường xuyên dùng hình thức kiểm soát để đòi hỏi công ty phải cho họ tiền. Thiếu nguồn nguyên liệu: Theo số liệu nghiên cứu cho thấy những khó khăn trong công nghiệp dệt may Cămpuchia chính là sự hạn chế nguyên liệu trong nước và hạn chế công nghiệp hỗ trợ. Nhà đầu tư buộc phải nhập khẩu nguyên liệu và các thiết bị phục vụ cho ngành dệt may từ nước ngoài. Điều này làm cho các nhà đầu tư phải đối mặt với việc vận chuyển và nhập khẩu. Mặt khác sự thiếu nguyên liệu trong nước, thiếu công nghiệp hỗ trợ với công nghiệp Cămpuchia đã trở thành vấn đề lớn đối với sản xuất sản phẩm, đồng thời một số nguyên liệu có thể nhập khẩu không cần đóng thuế nhưng nhà đầu tư phải tiêu thụ nhiều vận tải và làm thủ tục khác mà cuối cùng sẽ làm cho sản phẩm của họ mất cơ hội cạnh tranh vì giá đầu của sản phẩm rất cao. Về điều này, 60% nhà đầu tư đã lo lắng và đề nghị cho Chính phủ hoàng gia Cămpuchia quan tâm đến vấn đề này nếu Cămpuchia thật sự muốn thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Cơ sở hạ tầng yếu kém: Sự hạn chế của cơ sở hạ tầng cũng là nguy cơ đối với FDI trong công nghiệp dệt may Cămpuchia. Nhà đầu tư 90% cho biết Cămpuchia còn thiếu cơ sở hạ tầng kinh tế để phát triển ngành công nghiệp như vấn đề công nghiệp dệt may đặc biệt ngành điện tử, hệ thống điện nước và hệ thống vận tải. Cũng với vấn đề trên còn hạn chế sự tham gia của cơ quan Chính phủ, hạn chế tham gia cơ quan tư pháp làm cho nhà đầu tư nước ngoài không yên tâm. Chất lượng lao động thấp: Đào tạo về chuyên môn ở Cămpuchia còn hạn chế làm c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngành dệt may của Campuchia.DOC
Tài liệu liên quan