MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU, KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA MỘT SỐ NƯỚC SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 4
1.1. Lý luận về xuất khẩu hàng hoá 4
1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu 4
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu hàng hoá 6
1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp 6
1.1.2.2. Hình thức xuất khẩu gián tiếp 7
1.1.2.3. Buôn bán đối lưu 8
1.1.2.4. Gia công quốc tế 9
1.1.2.5. Tái xuất khẩu 10
1.1.2.6. Xuất khẩu tại chỗ 11
1.1.3. Các bước tiến hành xuất khẩu 11
1.1.3.1. Nghiên cứu và tiếp cận thị trường 11
1.1.3.2. Lập phương án kinh doanh 12
1.1.3.3. Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng 12
1.1.3.4. Thực hiện hợp đồng 13
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu 13
1.1.4.1. Yếu tố kinh tế 13
1.1.4.2. Môi trường văn hoá- xã hội 14
1.1.4.3. Môi trường chính trị 14
1.1.4.4. Môi trường pháp luật 15
1.1.4.5. Yếu tố cạnh tranh 16
1.1.5. Vai trò của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 17
1.1.5.1. Xuất khẩu là nhân tố tạo điều kiện cho quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh của quốc gia mình 17
1.1.5.2. Xuất khẩu hàng hoá tạo ra nguồn thu ngoại tệ, nguồn vốn chủ yếu cho việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho quá trình CNH- HĐH đất nước 18
1.1.5.3. Xuất khẩu hàng hoá là nhân tố tác động tích cực đến việc dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất sản phẩm 18
1.1.5.4. Xuất khẩu góp phần tích cực vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động và nâng cao đời sống của nhân dân 19
1.1.5.5. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế 19
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu 20
1.2. Cơ sở lý kuận của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 22
1.2.1. Các lý thuyết chính về thương mại quốc tế 22
1.2.1.1. Mô hình cổ điển về lợi thế so sánh 22
1.2.1.2. Mô hình tân cổ điển ( mô hình Heckscher- Ohlin) 25
1.2.1.3. Học thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế 25
1.2.2. Các mô hình thương mại quốc tế được sử dụng trong hoạch định chính sách xuất khẩu 27
1.3. Kinh nghiệm của các nước trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá 30
1.3.1. Vương quốc Thái Lan 31
1.3.2. Cộng hòa Indonesia 33
1.3.3. Bài học rút ra cho Việt Nam 34
1.4. Tổng quan về thị trường Trung Quốc 36
1.4.1.Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc 36
1.4.2. Quy định về nhập khẩu của Trung Quốc 42
1.4.2.1. Hệ thống thuế quan 42
1.4.2.2. Hệ thống phi thuế 46
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY 51
2.1. Tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc tới quan hệ thương mại Việt- Trung 51
2.2. Tác động của việc gia nhập WTO đối với Trung Quốc và Việt Nam 54
2.2.1. Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới Việt Nam 54
2.2.2. Tác động của Việt Nam khi gia nhập WTO tới Trung Quốc 55
2.3. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam khi là thành viên
chính thức của WTO 61
2.3.1. Đánh giá tổng quan về tăng trưởng xuất khẩu 61
2.3.1.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001- 2006 61
2.3.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2007 64
2.4. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc từ năm 1991 đến nay 67
2.4.1. Kim ngạch xuất khẩu 68
2.4.1.1.Tình hình xuất khẩu giai đoạn 1991-2000 68
2.4.1.2. Tình hình xuất khẩu giai đoạn 2001- 2006 70
2.4.1.3. Tình hình xuất khẩu từ năm 2007 đến nay 74
2.4.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 75
2.4.2.1. Giai đoạn 1991- 2000 75
2.4.2.2. Giai đoạn 2001- 2006 77
2.4.2.3. Giai đoạn 2007 đến nay 79
2.4.3. Phương thức buôn bán 79
2.4.4. Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Vệt Nam ở Trung Quốc 81
2.5. Đánh giá thành công và hạn chế của hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc trong thời gian qua 82
2.5.1. Thành công 82
2.5.2. Hạn chế 83
2.5.3. Nguyên nhân 86
2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan 86
2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan 88
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO 91
3.1. Định hướng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2006- 2010 91
3.1.1. Mục tiêu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam 91
3.1.2. Mục tiêu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2007- 2015 95
3.2. Dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn năm 2008- 2012 97
3.2.1. Mô hình sử dụng: 97
3.2.2. Kết quả dự báo 99
3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc 99
3.3.1. Giải pháp từ phía nhà nước 99
3.2.1.1. Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác song phương Việt Nam- Trung Quốc để tạo đà cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc 99
3.3.1.2. Việt Nam cần khai thác tốt lợi thế về vị trí địa lý của mình để thúc đẩy quan hệ thương mại của hai nước Việt Nam- Trung Quốc trong bối cảnh WTO 100
3.3.1.3. Hoàn thiện hành lang pháp lý trong quan hệ
Việt Nam- Trung Quốc 101
3.3.1.4. Tăng cường cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về thị trường Trung Quốc. Nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến xuất khẩu 103
3.3.1.5. Nhà nước cần quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Trung Quốc 103
3.3.1.6. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu 104
3.3.1.7. Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành
hàng xuất khẩu 105
3.3.1.8. Chính phủ cần tiếp tục xây dựng những đề án xuất khẩu cụ thể cho từng ngành hàng và từng địa bàn cụ thể tại thị trường Trung Quốc 105
3.3.1.9. Đối với hoạt động buôn bán qua biên giới 105
3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 105
3.3.2.1. Hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả khi xâm nhập vào thị trường Trung Quốc 106
3.3.2.2. Giải pháp đối với chất lượng sản phẩm 108
3.3.2.3. Giải pháp đối với giá cả hàng hoá 110
3.3.2.4. Các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới phương thức
kinh doanh 111
3.3.2.5. Chiến lược marketing sản phẩm 111
3.3.2.6. Giải pháp xây dựng chiến lược và phát triển thương hiệu 112
3.3.2.7. Giải pháp về nguồn nhân lực 112
KẾT LUẬN 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
139 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Việt Nam khi gia nhập WTO tới Trung Quốc
- Do Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO cho nên quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới về cơ bản sẽ tuân thủ theo các nguyên tắc và quy định của WTO. Những quy định này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định hợp tác thương mại và kinh tế giữa hai nước nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại nông sản.Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo ra cơ hội và viễn cảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp Trung Quốc
Hộp 2:Trích dẫn theo Bài của Lý Thái Sinh, Giảng viên Học viện kỹ thuật dạy nghề Nam Ninh Trung Quốc, đăng trên tạp chí "Dọc ngang Đông Nam Á" số mới đây như sau:
Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Điều đó có nghĩa là Việt Nam đã hòa nhập thực sự vào hệ thống mậu dịch thế giới một cách rộng rãi, sâu sắc và toàn diện. Việt Nam là một quốc gia vốn nghèo nàn, lạc hậu, vậy mà trải qua 20 năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ và chỉ đứng sau Trung Quốc, nhanh chóng trở thành một thế lực mới không thể coi thường ở châu Á. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác mậu dịch lớn nhất của Việt Nam. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã đem lại cơ hội và viễn cảnh phát triển tốt đẹp cho mối quan hệ thương mại lâu dài giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc.
- Điều đáng nói ở đây là khi Việt Nam gia nhập WTO đã trở thành cơ hội làm ăn tốt đối với các doanh nghiệp Trung Quốc
+ Sự bù đắp lẫn nhau về ưu thế giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc rất rõ ràng. Mấy năm trở lại đây, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có tốc độ kinh tế phát triển nhanh nhất, đến nay hai nước đều là thành viên chính thức của WTO, có thể tăng cường hợp tác mậu dịch theo các quy tắc của WTO. Trung Quốc đã tiến hành cải cách mở cửa trước Việt Nam, trình độ công nghiệp và kỹ thuật của nước này đang dần dần theo kịp trình độ tiên tiến của thế giới, ưu thế mà các loại sản phẩm của Trung Quốc mang lại đã và đang phù hợp với trình độ tiêu dùng hiện nay của Việt Nam. Còn Việt Nam với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cộng thêm lượng thu hút đầu tư rất lớn trong thời gian qua, kinh tế đã phát triển rất nhanh, chất lượng hàng hóa sản phẩm của Việt Nam ngày càng tốt và được tiêu thụ nhanh. Ưu thế của hai nước đều đang được phát huy, hợp tác mậu dịch bổ trợ lẫn nhau giữa hai bên đang thực hiện một mục tiêu chung là "cùng thắng".
+ Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, việc Việt Nam thực hiện các cam kết với WTO đã làm cho hàng hoá Trung Quốc càng có sức cạnh tranh ở Việt Nam. Theo đó, trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 năm sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ giảm thuế đối với 3800 loại sản phẩm, để mức thuế bình quân sẽ giảm từ 17,4 % xuống 13,4 %. Trong đó, mức thuế tiêu thụ đối với mặt hàng rượu giảm 20%, sản phẩm nhựa gia dụng giảm 20 %, hàng dệt may giảm 63 %, giầy da giảm 20%. Bắt đầu từ tháng 1/2007, Việt Nam sẽ thực hiện giảm thuế nhập khẩu đợt đầu tiên của 1800 mặt hàng như gỗ sản phẩm, ôtô, xe máy, thuốc hóa học, nhựa sản phẩm, trang phục…Điều đó, đã tác động không nhỏ tới cả hai nước, cụ thể nó không những có lợi cho việc xuất khẩu của các mặt hàng cùng loại của các doanh nghiệp Trung Quốc, mở rộng thị trường của Việt Nam, mà còn khiến một bộ phận ngành nghề càng có ưu thế đặc biệt hơn.
+ Việt Nam gia nhập WTO sẽ có lợi hơn cho sự phân công ngành nghề đối với các doanh nghiệp Trung Quốc. Việt Nam- Trung Quốc đều đang ở trong hai giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau. Chẳng hạn như hiện nay, tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc đã trở thành một trong những cơ sở ngành nghề chế tạo quan trọng nhất trên thế giới, cần nhập khẩu số lượng lớn những sản phẩm hàng đầu, còn phía Việt Nam, lại có thể đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất của Quảng Đông. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Trung Quốc ngoài việc nhập khẩu những hàng hóa hàng đầu từ Việt Nam, còn có thể tận dụng triệt để các cơ hội mà chính phủ Việt Nam đang áp dụng như là những chính sách ưu tiên để kêu gọi các doanh nghiệp Trung Quốc đến đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực ngành nghề như: may mặc, đồ gia dụng, đồ điện tử…, trong phạm vi quy định của WTO, Trung Quốc có thể tránh được các rủi ro, đồng thời tạo ra công ăn việc làm, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Năng lượng, điện tử, xe hơi, trang phục và y dược là những thị trường hấp dẫn đang mở ra các cơ hội làm ăn tốt cho các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam.
+ Các hạng mục hợp tác trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng đang mở ra những viễn cảnh tốt đẹp. Hiện nay, cả hai nước đều đang tích cực thảo luận để tăng cường hợp tác lâu dài, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng và giao thông. Cụ thể bao gồm tiến trình đẩy nhanh việc triển khai "Bị vong lục hợp tác hai hành lang một vành đai kinh tế”. Đây là chương trình kinh tế trọng điểm đối với cả hai nước. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các dự án giao thông lớn và xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam đều đồng loạt được triển khai, khi đó nhu cầu về năng lượng của Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là ngành điện lực của Việt Nam đã rơi vào tình trạng cung không đủ cầu, điều đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc triển khai các hạng mục hợp tác trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng ở Việt Nam. Bộ Công nghiệp Việt Nam cho biết, hiện nay mức đầu tư cho ngành điện của Việt Nam đang chiếm khoảng 10% tổng đầu tư toàn xã hội, hàng chục nhà máy điện khởi công xây dựng, tổng đầu tư đã lên đến hàng tỷ USD. Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo thúc đẩy phát triển ngành điện lực với tốc độ bình quân 17%/năm, gấp đôi tốc độ tăng của GDP. Để mục tiêu này được thực hiện, ngành điện Việt Nam cần đầu tư khoảng 4 tỷ USD. Hiện nay, việc đầu tư cho ngành điện của Việt Nam đang thực hiện phương châm xã hội hóa, các tổ chức trong và ngoài nước, tư nhân và doanh nghiệp đều có thể tham gia.
+ Thị trường ôtô ở Việt Nam đang có nhiều tiềm lực phát triển. Theo quy hoạnh phát triển ngành ôtô do Bộ Công nghiệp Việt Nam đưa ra, trong giai đoạn 2005-2010 tổng sản lượng ôtô của Việt Nam sẽ tăng 16%/năm; giai đoạn 2011-2020 sẽ tăng khoảng 8%/năm. Trong những năm gấn đây, ngành ôtô của Trung Quốc đã tăng nhanh tốc độ đầu tư vào Việt Nam. Để thực hiện cam kết khi gia nhập WTO, Bộ Tài chính Việt Nam đã đưa ra biểu thuế ưu đãi xuất nhập khẩu mới quy định từ ngày 11/1/2007 trở đi thuế hải quan đối với ôtô nhập nguyên chiếc sẽ giảm từ 90% xuống còn 80%. Một số chuyên gia phân tích rằng mặt hàng ôtô của Trung Quốc sẽ có ưu thế lớn và hoàn toàn có thể cạnh tranh với các hãng lớn khác tại thị trường Việt Nam. Ưu thế lớn nhất của các doanh nghiệp ôtô Trung Quốc là giá thành rẻ. Nhưng chỉ với ưu thế này để đi khai thác thị trường quốc tế không phải dễ mà trái lại chỉ có thể khiến các doanh nghiệp Trung Quốc bị "mang tiếng" thêm là "hàng hóa giá rẻ". Điều này nói lên rằng các doanh nghiệp sản xuất ôtô của Trung Quốc cần nỗ lực hơn nữa để giành chiến thắng trên thị trường Việt Nam bằng chất lượng sản phẩm của mình.
+ Một thị trường quan trọng nữa là thị trường thép nguyên liệu. Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc tới 60 % số lượng thép nguyên liệu. Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô sản xuất thép nguyên liệu trong nước của Việt Nam rất nhỏ, kỹ thuật sản xuất thì lạc hậu, sản lượng thấp và chỉ có thể đáp ứng được khoảng 25 % nhu cầu trong nước. Năm 2006, sản lượng thép nguyên liệu của Việt Nam chỉ đạt 1.400.000 tấn, còn tới 60 % nhu cầu thép phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Hơn thế nữa, do thiếu phôi thép nên giá thành thép nguyên liệu ở thị trường Việt Nam tăng cao điều này khiến các xí nghiệp sản xuất thép phải ngừng hoặc giảm sản lượng, chuyển sang nhập khẩu thép từ Trung Quốc.
+ Về thị trường hàng điện tử cũng là một thị trường mở ra cho các doanh nghiệp Trung Quốc nhiều cơ hội. Các sản phẩm hàng điện tử của Trung Quốc như: Tivi, máy tính, đầu DVD, tủ lạnh, điều hòa…rất được ưa chuộng và số lượng tiêu thụ rất lớn, không ngừng gia tăng ở thị trường Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ, giá cả của các loại mặt hàng này rất phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường hàng điện tử của Việt Nam có tới 60-70 % là hàng hóa của nước ngoài, trong đó có một số lượng lớn là xuất xứ từ Trung Quốc. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO khoảng 3-5 năm, có tới 330 loại mặt hàng điện tử sẽ không bị đánh thuế nhập khẩu, một số loại khác sẽ giảm thuế xuống còn 40-50%, cộng thêm những ưu đãi của chính phủ Việt Nam, đây sẽ là điều kiện thuận lợi rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử Trung Quốc đến đầu tư và làm ăn tại Việt Nam.
Ngoài ra, trên thị trường Việt Nam, các hàng hoá khác của Trung Quốc như hàng dược liệu, vật liệu, đồ chơi, xây dựng, các mặt hàng dệt may…cũng có ưu thế và tương lai phát triển hết sức tốt đẹp.
- Từ đó ta có thể hình dung được viễn cảnh phát triển tốt đẹp của mậu dịch Việt Nam- Trung Quốc sau khi Việt Nam gia nhập WTO như sau:
+ Trong những năm gần đây, quan hệ mậu dịch song phương Việt Nam-Trung Quốc luôn giữ được nhịp độ phát triển ổn định, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương không ngừng tăng lên. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, mậu dịch song phương sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp hơn. Quan hệ mậu dịch song phương Trung- Việt không chỉ tăng nhanh về tốc độ mà cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu cũng có thay đổi rõ rệt. Cụ thể là tỷ lệ các hàng hóa mà Việt Nam nhập khẩu của Trung Quốc như khoáng sản, máy móc thiết bị, nguyên liệu dệt may…trong tổng sản lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam đã tăng từ 58 % (năm 2000) lên 81,4 % (năm 2005) và còn có xu hướng tăng trong thời gian tới. Đồng thời, 6 loại sản phẩm mà Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam như khoáng sản, nhựa, dệt may…đã tăng từ tỷ lệ 92,5 % (năm 2000) lên 98 % (năm 2005) trong tổng số hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam của Trung Quốc.
+ Sau khi gia nhập WTO Việt Nam sẽ có những ưu đãi liên quan cho Trung Quốc cũng như các thành viên khác. Khi đó Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ càng có lợi hơn và nếu phát sinh mâu thuẫn trong quá trình hợp tác thì có thể giải quyết trong khuôn khổ WTO. Hơn nữa, những hiệp định liên quan đến việc xuất khẩu hàng hoá của hai nước như kiểm dịch thủy sản, lúa gạo hay các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, sẽ được hai bên ký kết, đó là những căn cứ pháp lý cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng của kinh tế và nhu cầu trong nước của Trung Quốc, cộng thêm ưu thế là “láng giềng gần gũi”, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc như dầu thô sẽ tiếp tục gia tăng. Để đạt được mục đích mở rộng thị trường xuất khẩu ở Trung Quốc, thâm nhập sâu vào thị trường này, Việt Nam đang từng bước điều chỉnh cơ cấu sản phẩm để phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc. Đồng thời, phía Việt Nam còn thành lập cơ chế xuất khẩu hàng hóa sao cho phù hợp với thị trường Trung Quốc để nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng chủng loại hàng hóa của Việt Nam tại thị trường này, nâng cao sản lượng xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các doanh nghiệp trong nước cố gắng tăng cường mức độ cung ứng hàng hóa như nông sản, thủy sản..., đồng thời mở đại diện ở các thành phố của Trung Quốc để tăng cường giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, hình ảnh Việt Nam.
Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam khi là thành viên chính thức của WTO
2.3.1. Đánh giá tổng quan về tăng trưởng xuất khẩu
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001- 2006
- Xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2006 đã đạt được những thành tích khá ấn tượng. Tuy kết quả tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong hai năm 2001 và 2002 là khá chậm nhưng đã vươn lên vượt mức trên 20% từ năm 2003 tới 2007. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 2,64 lần trong 2001- 2006, tăng từ 15 tỷ USD (2001) lên 39,6 tỷ USD (2006).
- Theo Tổng Cục Thống Kê, trong giai đoạn 2001- 2006, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có mức tăng bình quân hàng năm là 22%. Tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá/ GDP tăng cả về tổng số lẫn xuất khẩu hàng hoá ngoài mặt hàng dầu thô. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 72% GDP. Thể hiện qua hình vẽ sau:
Hinh2.1: Tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá trên GDP
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
- Có được sự tăng trưởng đó là do sự nỗ lực không ngừng từ phía chính phủ Việt Nam. Đó là việc mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh cải cách kinh tế trong nước theo thể chế kinh tế thị trường, tận dụng khai thác mọi nguồn lực của đất nước, tăng trưởng xuất khẩu. Tiêu biểu là việc ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ từ cuối năm 2001. Sự kiện này không những đã giúp Việt Nam cải thiện, tăng cường các quan hệ kinh tế thương mại song phương, khu vực mà còn giúp cho hàng hoá của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng lên đột biến, tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng từ 7,1% (2001) lên năm 21,7% (2006). Nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu cũng được phản ánh rõ nét qua bảng sau:
Bảng2.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001- 2006
Đơn vị: Triệu USD, %
Nội dung
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006*
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
Tổng XK hh
15.029
100
16.706
100
20.149
100
26.503
100
32.442
1400
39.605
100
Châu Á
8.61
57,3
8.684
52,0
9.756
48,4
12.634
47,7
16.383
50,5
17.226
43.5
ASEAN
2.556
17,0
2.437
14,6
2.958
14,7
3.885
14,7
5.45
16,8
6.379
16,5
Trung Quốc
1.418
9,4
1.495
8,9
1.748
8,7
2.735
10,3
3.082
9,5
3.15
8
Nhật Bản
2.51
16,7
2.438
14,6
2.909
14,4
3.502
13,2
4.639
14,3
5.25
13
Châu Âu
3.515
23,4
3.64
21,8
4.326
21,5
5.412
20,4
5.872
18,1
7.6
19,2
EU- 25
3.512
21,0
3.311
19,8
4.017
19,9
4.971
18,8
5.45
16,8
6.77
17,1
Châu Mỹ
1.342
8,9
2.774
16,6
4.327
21,5
5.642
21,3
6.91
21,3
9.15
23,1
Hoa Kỳ
1.065
7,1
2.421
14,5
3.939
19,5
4.992
18,8
6.553
20,2
8
21,7
Châu Phi
176
1,2
131
0,8
211
1,0
427
1,6
681
2,1
2.099
5,3
Châu Đai Dương
1.072
7,1
1.37
8,2
1.455
7,2
1.879
7,1
2.595
8,0
3.54
8,9
Chú thích: (*) Số liệu ước tính (Nguồn: Bộ Công Thương)
- Qua bảng số liệu trên ta thấy:
+ Qua các năm kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam liên tục tăng trong đó nổi bật lên là thị trường Châu Á. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường này là 8.610 triệu USD, chiếm 57,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ( 2001) tăng lên khoảng 17.226 triệu USD, chiếm 43,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ( 2006). Trong đó 3 thị trường chính và là thị trường truyền thống của Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN. Tiếp đó là Châu Mỹ, ở thị trường này kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 1.342 triệu USD (2001) lên 9.150 triệu USD (2006), trong đó Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 1.065 triệu USD (2001) lên tới 8000 triệu USD (2006). Thấp nhất là châu Phi và châu Đại Dương, hai khu vực này nhập khẩu của Việt Nam một tỷ lệ quá thấp. Từ đó ta thấy rằng Việt Nam cần khai thác triệt để các thị trường truyền thống của mình để duy trì kim ngạch xuất khẩu, lấy đó làm bàn đạp, nền tảng để tiếp tục đi tìm kiếm thị trường mới nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ra thị trường quốc tế.
2.3.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2007
- Sau một năm gia nhập WTO, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đã đạt được kết quả vô cùng quan trọng: xuất khẩu hàng hoá tiếp tục được củng cố trên thị thị trường truyền thống và liên tục mở rộng ra các thị trường mới nhiều tiềm năng. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá năm 2007 ước tính đạt 48 tỷ USD, tương đương với 77,4% GDP, tăng 20,5% so với năm 2006. Bình quân xuất khẩu đã đạt được 4 tỷ USD/tháng cao hơn năm 2006 là 0,7 tỷ USD/tháng. Quan sát biểu đồ dưới đây ta sẽ thấy được kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2007 đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tăng gấp 20 lần năm 1990, gấp 8,8 lần năm 1995 và tăng gấp 3,3 lần năm 2000.
Hình2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 1990- 2008
(Đơn vị: triệu USD)
( Nguồn: Bộ Công Thương)
- Năm 2007, phần lớn các mặt hàng chủ lực đều hoàn thành mục tiêu xuất khẩu theo kế hoạch đề ra. Cụ thể là: kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đều tăng lên cả về khối lượng lẫn giá trị. Một số mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước (8,5%) như: gạo, cà phê, hạt tiêu, hàng dệt may, hạt điều, hàng thuỷ sản, giày dép, hàng điện tử và linh kiện điện tử, dây điện và dây cáp điện, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, túi xách, vali và ô dù, trong đó có 7 mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu gấp hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế là: cà phê (29,4%), hạt tiêu (82,8%), dệt may(28,5%), đồ gỗ(29,4%), dây điện và cáp điện (41,9%), túi xách và ô dù (29,2%), sản phẩm nhựa (45,8%).
- Xét theo nhóm thị trường:
+ Khu vực thị trường châu Á- Thái Bình Dương: Kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 24,5 tỷ USD, tức là tăng 17% so với năm 2006. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, dây điện và cáp điện. Tỷ trọng của khu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu giảm dần từ 52,4% (2006) còn 51,04% năm 2007, song vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Một điều đáng nói ở đây là các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN lại có xu hướng giữ nguyên hoặc giảm.
+ Thị trường châu Âu: Dự kiến kim ngạch của cả năm đạt 9,52 tỷ USD, tăng lên 20% so với năm 2006. Các mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là dệt may, thuỷ sản, cao su tự nhiên, đồ gỗ, cà phê, sản phẩm nhựa, thủ công mỹ nghệ. Một số mặt hàng như xe đạp, giày mũ da tiếp tục bị EU áp dụng chống bán phá giá do vậy vẫn gặp khó khăn.
+ Thị trường châu Mỹ: Kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 11,66 tỷ USD, tăng lên 29% so với năm 2006. Hàng hoá của Việt Nam được đưa vào Hoa Kỳ và tiếp tục tăng, trong đó chủ yếu là hàng dệt may, thuỷ sản, giày dép, cà phê và sản phẩm gỗ.
+ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á: Dự kiến xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,82 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2006. Ba thị trường nổi lên có mức tăng trưởng khá ở khu vực này là: các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, Ixraen và Thổ Nhĩ Kỳ bởi lẽ tình hình kinh tế- chính trị ở ba nước này ổn định hơn Cô-oet, Irắc, Pakixtan- là ba nước mà khả năng xuất khẩu của Việt Nam còn hạn chế.
- Tóm lại, qua những thống kê về tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2007 ta rút ra một số vấn đề sau:
+ Sau một năm gia nhập WTO, dù chưa có sự đột phá song kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vẫn được duy trì ở mức tăng trưởng cao là 20,5%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (17,4%).
+ Kim ngạch xuất khẩu các hàng chủ lực đạt tốc độ tắng trưởng cao với con số sau: hàng dệt may tăng 28,5%, sản phẩm gỗ và cà phê đều tăng 29,4%, hàng điện tử và linh kiện điện tử tăng 28,8%...
+ Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục chuyển biến tích cực. Ngoài những mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh thì một số mặt hàng mới đã có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD góp phần nâng tổng mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD lên là 10 mặt hàng
+ Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là cao, năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của khu vực này đạt 27,75 tỷ USD (kể cả mặt hàng dầu thô)
+ Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ không ngừng được mở rộng ra các thị trường. Riêng tỷ trọng của khu vực Trung Quốc, ASEAN có xu hướng giảm là một điều Việt Nam đáng phải quan tâm và khắc phục.
+ Bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam còn gặp phải một số khó khăn và hạn chế cần khắc phục như: kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước ASEAN, đặc biệt là chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu/đầu người của Việt Nam năm 2007 mới chỉ đạt 560 USD/người, trong khi chỉ tiêu này của thế giới năm 2003 đã là 1.385 USD/người và của ASEAN là 670,65 USD/ người. Hơn nữa Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội và lợi thế khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. Không chỉ thế, trong năm 2007, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa có sản phẩm nào được coi là sản phẩm chế biến- chế tạo và có hàm lượng công nghệ cao, mà chủ yếu vẫn là các mặt hàng nguyên liệu, khoáng sản. Điều này càng cho ta thấy rõ việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam còn chậm, phụ thuộc vào biến động trên thị trường thế giới, mang lại hiệu quả xuất khẩu không cao.
2.4. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc từ năm 1991 đến nay
- Ngày 7/11/1991 tại lầu số 18, Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh đã diễn ra cuộc hội đàm quan trọng giữa các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam và Trung Quốc. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu quá trình bình thường hoá quan hệ giữa 2 bên Việt Nam- Trung Quốc sau thời gian xung đột. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, quan hệ hữu nghị hợp tác Việt- Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Cho đến nay, hai nước đã ký kết được 49 hiệp định và 25 các văn kiện khác ở cấp nhà nước. Như: “Các quy định chung về thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO”; “Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa 4 nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ với ASEAN”; “Hiệp định hợp tác toàn diện ASEAN- Trung Quốc”; “Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc”; “Chương trình thu hoạch sớm (EHP) giữa hai nước trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc”; “Hợp tác tiểu vùng sông Mêkông”; “Hợp tác hai hành lang một vành đai kinh tế”…Đây là nền móng cho một mối quan hệ lâu dài và vững chắc giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc. Đặc biệt, quan hệ thương mại giữa hai nước đã mở ra một trang mới với nhiều thành tựu và triển vọng.
2.4.1. Kim ngạch xuất khẩu
2.4.1.1.Tình hình xuất khẩu giai đoạn 1991-2000
- Trong giai đoạn này kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc không ngừng tăng lên, đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nếu năm 1991 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 19,3 triệu USD thì đến năm 2000 con số này đã tăng lên gấp 79 lần là 1.534 triệu USD. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn này như sau:
Bảng2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Trung Quốc
thời kỳ 1991- 2000
(Đơn vị: Triệu USD,%)
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
Tốc độ phát triển
1991
19,3
-
1992
95,6
395
1993
135,8
42
1994
295,7
118
1995
361,9
22
1996
340,2
-5
1997
471,1
38
1998
478,9
1,7
1999
858,9
79
2000
1.534,0
78
(Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam)
- Trong giai đoạn này xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc tăng đều theo các năm. Theo bảng trên, nếu như năm 1991 Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc 19,3 triệu USD thì sang năm 1992 đã tăng lên 95,6 triệu USD, xấp xỉ 4 lần so với năm 1992, tiếp theo là các năm 1993 đạt 135,8 triệu USD, tăng 42% và đến năm 1995 đạt 361,9 triệu USD, tăng 22% so với năm 1994. Mức tăng đều hàng năm cho thấy khả năng duy trì xuất khẩu của Việt Nam là khá tốt. Tuy nhiên, đến năm 1996 kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ từ 361,9 triệu USD năm 1995 xuống còn 340,2 triệu USD(bằng 94%). Do sự dao động của thị trường qua hàng năm cho nên sự biến động này có thể ảnh hưởng không lớn.
- Sang năm 1997, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc lại tăng lên mức 471,1 triệu USD, đặc biệt đây là năm Việt Nam xuất siêu sang Trung Quốc 70 triệu USD. Nguyên nhân của tình trạng này là do bên Việt Nam giảm nhập máy móc thiết bị của các nhà máy đư, nhà máy xi măng nên làm giảm kim ngạch nhập khẩu, trong khi số lượng hàng hoá xuất khẩu vẫn được duy trì. Các năm sau từ 1998- 2000, Việt Nam liên tục xuất siêu qua Trung Quốc. Có hai nguyên nhân chủ yếu sau đây:
+ Thứ nhất, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ năm 1997 đã làm giảm rõ rệt nhu cầu nhập khẩu của các nhà nhập khẩu Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, là những nước bị thiệt hại lớn trong cuộc khủng hoảng này và cũng là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Vì thế, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu của Việt Nam phải đi tìm kiếm các đối tác mới, thị trường mới cho các hàng hoá của mình và Trung Quốc là đối tượng đó.
+ Thứ hai, kể từ khi bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam bắt đầu coi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu trọng điểm, chiến lược. Do đó, chính phủ Việt Nam không ngừng hợp tác thương mại với Trung Quốc, đồng thời đặt ra những chiến lược phù hợp để thúc đẩy hàng hoá của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
- Nhìn chung, trong giai đoạn 1991- 2000, Việt Nam đã dần nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc và duy trì một cách ổn định con số này dù biến động kinh tế khu vực và trên thế giới diễn ra liên tiếp. Điều đó đã chứng tỏ một phần nào đấy quan điểm, định hướng của Việt Nam là coi thị trường Trung Quốc là một thị trường chiến lược, trọng điểm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là cơ sở cho một mối quan hệ thương mại lâu dài và đầy triển vọng.
2.4.1.2. Tình hình xuất khẩu giai đoạn 2001- 2006
- Ki
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của VN sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện hội nhập WTO.DOC