Luận văn Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn iii

Danh mục các chữ viết tắt iv

Danh mục các bảng v

Mục lục vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của luận văn 1

2. Mục đích của đề tài 2

3. Phương pháp nghiên cứu 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

Chương 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ NGÂN SÁCH VÀ THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5

1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5

1.1.1. Khái niệm về ngân sách Nhà nước 5

1.1.2. Vai trò của ngân sách Nhà nước 7

1.1.3. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước 10

1.1.3.1. Khái niệm 10

1.1.3.2. Các nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN: Có 4 nguyên tắc chính 11

1.2. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 12

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thu ngân sách Nhà nước 12

1.2.1.1. Khái niệm 12

1.2.1.2. Đặc điểm 12

1.2.2. Cơ chế phân chia nguồn thu NSNN 13

1.2.3. Nội dung và hình thức các khoản thu NSNN 14

1.2.3.1. Nguồn thu và thu nhập của ngân sách 14

1.2.3.2. Các hình thức thu NSNN 16

1.2.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN 19

1.2.4. Phân định nguồn thu giữa ngân sách trung ương và

ngân sách địa phương 21

1.2.4.1. Nguồn thu từ các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% 21

1.2.4.2. Nguồn thu từ các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% 21

1.2.4.3. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách

trung ương và ngân sách địa phương 22

1.2.5. Phân định nhiệm vụ thu đối với ngân sách cấp huyện, quận 25

1.2.6. Phân định nhiệm vụ thu đối với ngân sách cấp xã 26

1.3. LẬP VÀ CHẤP HÀNH DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 26

1.3.1. Lập dự toán thu ngân sách Nhà nước 26

1.3.2. Chấp hành ngân sách Nhà nước 27

1.3.2.1. Mục tiêu của chấp hành ngân sách Nhà nước 27

1.3.2.2. Nội dung tổ chức chấp hành thu ngân sách Nhà nước 28

1.4. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH CỦA MỘT

SỐ NƯỚC 29

1.4.1 Thái Lan 29

1.4.2. Malaysia 30

1.4.3. Trung Quốc 31

1.4.4. Những bài học kinh nghiệm 32

Chương 2: THỰC TRẠNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

GIAI ĐOẠN 2005 - 2008 34

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 34

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 34

2.1.1.1. Vị trí địa lý 34

2.1.1.2. Địa hình và khí hậu 34

2.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội 35

2.1.2.1. Dân số và lao động 35

2.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản 36

2.2. THỰC TRẠNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH

GIAI ĐOẠN 2005 – 2008 39

2.2.1. Tình hình thực hiện dự toán thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn 39

2.2.1.1. Thuế CTN – NQD 41

2.2.1.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ ngân sách huyện hưởng 30%, ngân sách xã hưởng 70% 42

2.2.1.3. Thu phí và lệ phí 43

2.2.1.4. Thu tiền cấp quyền sử dụng đất 44

2.2.1.5. Thu khác ngân sách 45

2.2.2. Thực trạng các nguồn thu trong cân đối ngân sách 46

2.2.2.1. Thu từ thuế CTN – NQD 46

2.2.2.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ ngân sách huyện hưởng 30%, ngân sách xã hưởng 70% 53

2.2.2.3. Thu phí và lệ phí 56

2.2.2.4. Thu tiền cấp quyền sử dụng đất 57

2.2.2.5. Thu khác ngân sách 61

2.2.3. Đánh giá chung 61

2.2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 61

2.2.3.2. Tồn tại và những nguyên nhân chính 64

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH

QUA SỐ LIỆU PHỎNG VẤN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA 68

2.3.1. Thông tin chung về người phỏng vấn và các đơn vị phỏng vấn 68

2.3.2. Phân tích kết quả điều tra các đối tượng quản lý công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch 70

2.3.2.1. Đánh giá về công tác lập, giao dự toán và chức năng giám sát của HĐND huyện đối với việc thu ngân sách 70

2.3.2.2. Kiểm định số lượng mẩu thích hợp KMO 72

2.3.2.3. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phản ánh chất lượng công tác thu trong cân đối ngân sách 73

2.3.2.4. Phân tích giá trị trung bình 74

2.3.2.5. Phân tích nhân tố 75

2.3.2.6. Phân tích các vấn đề có ảnh hưởng tới chất lượng công tác

thu ngân sách 78

2.3.2.7. Đánh giá về tỷ lệ phân chia các nguồn thu giữa ngân sách các cấp 79

2.3.3. Các ý kiến về những tồn tại và vướng mắc trong công tác quản lý thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện 81

2.3.4. Sự khác biệt giữa đối tượng quàn lý thu ngân sách và đối tượng

nộp ngân sách trong đánh giá chất lượng công tác quản lý thu ngân sách 82

2.4 TÁC ĐỘNG TĂNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN BỐ TRẠCH 87

2.4.1. Góp phần cân đối thu chi ngân sách địa phương 87

2.4.2. Tăng trưởng kinh tế 89

2.4.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 90

2.4.4. Đánh giá chung 92

Chương 3: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH HUYỆN BỐ TRẠCH 93

3.1. MỤC TIÊU CỦA CẢI CÁCH HỆ THỐNG THUẾ ĐẾN NĂM 2010

CỦA CHÍNH PHỦ 93

3.1.1. Mục tiêu tổng quát 93

3.1.2. Mục tiêu cụ thể 93

3.2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN

ĐẾN NĂM 2015 94

3.2.1 Mục tiêu tổng quát 94

3.2.2 Mục tiêu cụ thể 95

3.3. GIẢI PHÁP TĂNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 96

3.3.1. Kiên trì thực hiện giải pháp cơ bản và lâu dài là đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để phát triển kinh tế bền vững nhằm tăng nguồn thu từ nội tại bản thân nền kinh tế, giải pháp thực hiện cụ thể cho từng ngành 97

3.3.1.1. Nông – Lâm – Thủy sản 97

3.3.1.2. Công nghiệp – xây dựng 98

3.3.1.3. Thương mại - du lịch - dịch vụ 99

3.3.2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các nguồn thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn, đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời, đặc biệt tập trung cho các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn 100

3.3.2.1. Đối với nguồn thu từ thuế CTN- NQD 100

3.3.2.2. Đối với các khoản thu từ đất đai 106

3.3.2.3. Các khoản thu phí và lệ phí 107

3.3.3. Giải pháp về hoàn thiện và cải tiến công tác tổ chức cán bộ và bộ máy quản lý thu thuế 108

3.3.3.1. Về công tác tổ chức, cán bộ 108

3.3.3.2. Củng cố đội thuế xã, thị trấn 109

3.3.4. Giải pháp về tăng cường vận động, giáo dục, tuyên truyền về thuế 110

3.3.5. Giải pháp về sự phối hợp giữa cơ quan thuế với chính quyền,

đoàn thể các cấp và các cơ quan đơn vị liên quan trên địa bàn về công tác

quản lý thu 112

3.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thực hiện chế độ

khen thưởng 114

3.3.7. Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách 115

3.3.8. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán thu ngân sách 116

PHẦN THỨ BA 117

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 117

1. KẾT LUẬN 117

2. KIẾN NGHỊ 119

 

 

doc149 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5107 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tựu trung lại có thể rút ra một số nguyên nhân chính sau: Về khách quan, thì trong giai đoạn này thu ngân sách có tăng một phần nhờ yếu tố trượt giá nên thu chênh lệch tăng. Bên cạnh đó, một số công trình, dự án mới đầu tư đã đi vào sản xuất và hoạt động tốt nên có số thuế phát sinh cao; hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN địa phương, hộ kinh doanh cá thể có bước tăng trưởng khá, góp phần tăng thu ngân sách. Về phía huyện, luôn có sự chỉ đạo tích cực, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc kịp thời khi có nguồn thu nào đạt thấp. Đồng thời, huyện đã đề ra các giải pháp đồng bộ phát triển kinh tế -xã hội, nhất là có chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển và thực hiện 25 chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm đã tạo điều kiện thuận lợi cho huy động nguồn lực vào ngân sách Nhà nước. Về chủ quan thì thành tích ấy phải kể đến sự cố gắng nhiều mặt của ngành Tài chính trong việc thực hiện các giải pháp đồng bộ, có giải pháp được thực hiện trước mắt, có giải pháp mang tầm chiến lược lâu dài như triển khai Chương trình cải cách hiện đại ngành Thuế. Những nỗ lực cải cách của ngành thuế theo hướng thuận lợi, nhanh chóng, thân thiện hơn với doanh nghiệp và các hộ kinh doanh, đã được cụ thể hoá về nhiều lĩnh vực. Đối với những chỉ tiêu thu khó lại chiếm tỷ trọng lớn như thu cấp quyền sử dụng đất (trên 60% số thu trong cân đối), UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo ngay từ đầu năm cho Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thuế huyện, tích cực phối hợp với các ngành ở địa phương tham mưu cho cấp uỷ chính quyền địa phương cùng cấp tăng cường rà soát, quy hoạch các khu dân cư, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Qua đó, số thu tiền sử dụng đất hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch giao. Đi đôi là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Chi Cục thuế liên tục chỉ đạo sát sao từ khâu đánh giá mức độ rủi ro, lựa chọn đối tượng đến khi thực hiện thanh tra, kiểm tra tại đơn vị. 2.2.3.2. Tồn tại và những nguyên nhân chính Bên cạnh những kết quả đạt được, thu NSNN trong cân đối trên địa bàn huyện trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại cần sớm được khắc phục, đó là: Nguồn thu chưa bảo đảm bền vững mà còn đáng lo ngại cả trước mắt và lâu dài, vì nếu trừ nguồn thu từ tiền cấp quyền sử dụng đất (bình quân hàng năm khoảng 36,1 tỷ đồng) thì nguồn thu nội địa từ bản thân nền kinh tế chỉ chiếm 31,8% số thu trong cân đối và chiếm 26,2% trong tổng thu ngân sách trên địa bàn là quá thấp. Nếu so với thời kỳ 2001 - 2004 thì tốc độ tăng thu ngân sách có dấu hiệu chậm lại, tốc độ tăng thu bình quân thời kỳ 2001 – 2004 đạt 31% thì thời kỳ 2005 – 2008 chỉ đạt 24%. Tỷ lệ huy động ngân sách bình quân tính theo GDP giai đoạn 2005 – 2008 chỉ đạt 5,12% là quá thấp so với mức trung bình của tỉnh (10,16%) và có xu hướng giảm, năm 2007 chiếm 4,4%, năm 2008 giảm xuống còn 4,1%, trong khi mức thu nhập bình quân tính theo GDP lại tăng (29%) là không hợp lý. Quy mô thu ở các địa phương chênh lệch nhau quá lớn, có 9/28 xã có số thu ở mức dưới 1 tỷ đồng; nhiều địa phương 2 năm liên tiếp không hoàn thành kế hoạch giao như: Lâm Trạch, Thị trấn Nông trường Việt Trung; Có 9 đơn vị tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm thời kỳ 2005-2008 đạt thấp dưới mức 5%. Có nhiều nguyên nhân nhưng tập trung do 2 nhóm nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, về chính sách: - Hệ thống chính sách thu chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế. Nguyên nhân là do khi xây dựng chính sách thuế chưa nhận thức hết phạm vi điều chỉnh của từng sắc thuế và chưa lường hết các nguồn thu sẽ phát sinh trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Đồng thời trong quá trình thực hiện chưa sâu sát thực tế, chưa phát hiện và đề xuất kịp thời các biện pháp để thu các khoản thu nhập mới phát sinh váo ngân sách Nhà nước như các khoản thu nhập từ chuyển nhượng đất đai, nhà cửa và một số khoản thu nhập khác của tổ chức, cá nhân. - Hệ thống chính sách thuế còn nhiều mức thuế suất nên chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất kinh doanh. - Chính sách thuế còn nặng về bảo hộ sản xuất trong nước. Các ngành kinh tế chưa có chiến lược phát triển dài hạn, đặc biệt là các ngành kinh tế quan trọng, do đó việc bảo hộ bằng thuế còn thiếu sự chọn lọc, thậm chí nhiều mặt hàng còn bảo hộ quá mức nên các doanh nghiệp chưa chủ động sắp xếp lại sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để tăng sức cạnh tranh của mình. - Hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập, không đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, dễ phát sinh tiêu cực, làm phức tạp công tác quản lý thuế. Thứ hai, về công tác quản lý thu: - Môi trường quản lý thuế chưa tạo điều kiện cho công tác quản lý thu: Công tác quản lý thuế là công tác kinh tế - xã hội tổng hợp liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý thuế đòi hỏi chính sách, chế độ và các biện pháp quản lý thuế phải đơn giản, minh bạch, công khai, dân chủ để nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội nhằm tuân thủ tự giác các nghĩa vụ về thuế. Song môi trường tác động đến công tác quản lý thuế trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện: Nội dung các sắc thuế còn phức tạp, cơ chế quản lý chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tục hành chính thuế còn rườm rà, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân nộp thuế. Chưa quy định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thuế. Nhìn chung, trình độ hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên trong các cơ quan Nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa tạo được dư luận rộng rãi lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn khá nhiều trường hợp thờ ơ, khuyến khích, đồng tình. Các giải pháp quản lý kinh tế, xã hội chưa được cải cách đồng bộ để hỗ trợ cho công tác quản lý thuế như: quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý đăng ký kinh doanh…đã làm hạn chế rất nhiều đến kết quả quản lý thuế. - Đối với cơ quan thuế: Năng lực trình độ quản lý thuế còn có những điểm chưa đáp ứng được so với yêu cầu quản lý thuế hiện đại, khoa học, cụ thể là: + Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế chưa được đặt đúng tầm và chưa phù hợp với thực trạng trên địa bàn là trình độ dân trí thấp, nhận thức trách nhiệm pháp luật chưa cao. Chất lượng kiểm tra còn hạn chế, chưa phát hiện và có các biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận trong việc tính thuế, kê khai thuế, gian lận trong hoàn thuế, miễn giảm thuế. Chức năng và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn bị bó hẹp chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. + Công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật thuế còn thiếu thường xuyên và rộng rãi, hình thức, phương pháp phổ biến còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa phong phú và sinh động để đi vào lòng người, vào cuộc sống thực tiễn. + Ứng dụng công nghệ tin học trong việc quản lý thuế còn ở mức thấp, mới tập trung chủ yếu vào công việc quản lý và đăng ký thuế, cấp mã số thuế, quản lý biên lại, ấn chỉ. Đại bộ phận công việc quản lý thuế vẫn là thủ công, năng suất, hiệu quả quản lý thuế còn thấp dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý thuế của cơ quan thuế. + Một bộ phận quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi về chính sách thuế còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế còn có một số trường hợp chưa thật tận tuỵ, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của đối tượng nộp thuế. Chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế. - Đối với người nộp thuế: + Tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều khoản thu, sắc thuế, vừa làm thất thu cho ngân sách Nhà nước, vừa không bảo đảm công bằng xã hội. + Một số doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh chưa chấp hành nghiêm túc việc kê khai một cách chính xác. - Đối với các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan: Cấp uỷ và chính quyền một số nơi chưa thực sự quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thu, coi công tác thu là nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan thuế, chưa gắn công tác thuế với công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn. Sự phối kết hợp, hỗ trợ của các ngành, các cơ quan nhất là các cơ quan hành pháp và tư pháp như công an, Viện kiểm sát, Toà án chưa được chặt chẽ. Do đó mà các hiện tượng trốn lậu thuế, chây ì không nộp thuế và thậm chí lăng mạ, hành hung, đánh đập cán bộ thuế khi đang thi hành công vụ chưa được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Mặc dù trong các Luật thuế đã có những qui định về xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu hoặc kê biên tài sản, nếu nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm về thuế, song thực tế hiện nay chưa được các cơ quan tư pháp quan tâm đúng mức, dẫn đến thất thu thuế và thi hành các luật thuế kém hiệu lực. Tình hình trên một phần do cơ quan thuế các cấp chưa chủ động; mặt khác các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân chưa nhận thức rõ, đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ thu ngân sách. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH QUA SỐ LIỆU PHỎNG VẤN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA 2.3.1. Thông tin chung về người phỏng vấn và các đơn vị phỏng vấn - Đối với các đối tượng quản lý thu ngân sách: Phiếu điều tra được gửi cho các cán bộ giữ chức vụ chủ chốt tại 28/30 UBND xã, thị trấn và các đơn vị cấp huyện có liên quan đến công tác thu ngân sách. Tổng số phiếu điều tra phát ra đến các đơn vị là 70 phiếu. Tuy chỉ có 56 phiếu điều tra đã được điền thông tin và gửi trả nhưng tỷ lệ phản hồi vẫn khá cao, đạt 80%, vì vậy hoàn toàn thích hợp cho phân tích trong nghiên cứu này. - Đối với các đối tượng nộp ngân sách: Phiếu điều tra được gửi cho các công ty TNHH và các doanh nghiệp tư nhân thuộc Chi cục thuế quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Bố Trạch nhằm so sánh sự khác biệt giữa đối tượng quản lý Nhà nước và đối tượng nộp trong việc đánh giá chất lượng công tác quản lý thu ngân sách. Tổng số phiếu điều tra phát ra đến các đơn vị là 60 phiếu. Có 45 phiếu điều tra đã được điền thông tin và gửi trả, đạt 75%, vì vậy hoàn toàn thích hợp cho phân tích trong nghiên cứu này. Qua số liệu điều tra cho thấy đặc điểm chung của đối tượng quản lý thu ngân sách có tỷ lệ giới tính nam chiếm khá cao là 92,9%. Độ tuổi của người được phỏng vấn từ 40 đến 60 tuổi chiếm 96,42% (trong đó độ tuổi từ 50-60 tuổi chiếm 48,21% tổng số người được phỏng vấn). Trình độ Đại học và trên Đại học chiếm 66,1%, thời gian công tác trên 15 năm chiếm 62,5%... Đây là những yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc cung cấp thông tin trên phiếu điều tra có chất lượng cao. Bảng 2.19 Thông tin chung về điều tra đối tượng quản lý công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện bố trạch Giới tính Số quan sát % trong cơ cấu Nam 52 92,9 Nữ 4 7,1 Tổng cộng 56 100,0 Tuổi của người được phỏng vấn Số quan sát % trong cơ cấu Dưới 40 tuổi 2 3,57 40 - 50 tuổi 27 48,21 50 - 60 tuổi 27 48,21 Tổng cộng 56 100,00 Trình độ Số quan sát % trong cơ cấu Trung cấp 13 23,2 Cao đẳng 6 10,7 Đại học 35 62,5 Trên đại học 2 3,6 Tổng cộng 56 100,0 Thời gian công tác Số quan sát % trong cơ cấu Dưới 5 năm 1 1,8 Từ 5 - 10 năm 5 8,9 Từ 10 - 15 năm 15 26,8 Trên 15 năm 35 62,5 Tổng cộng 56 100,0 (Nguồn: Số liệu điều tra) 2.3.2. Phân tích kết quả điều tra các đối tượng quản lý công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch 2.3.2.1. Đánh giá về công tác lập, giao dự toán và chức năng giám sát của HĐND huyện đối với việc thu ngân sách a. Lập và giao dự toán Bảng 2.20 Đánh giá về công tác lập và giao dự toán NỘI DUNG Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ % TRONG CƠ CẤU Có Không Tổng số Có Không Tổng số 1. Đánh giá về một số căn cứ trong quá trình thảo luận và phương thức lập dự toán 1.1 Tính đến sự biến động của yếu tố giá cả 44 12 56 78,6 21,4 100,0 1.2 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 55 1 56 98,2 1,8 100,0 2. Thực trạng việc giao dự toán thu NSNN đối với ngân sách ở cấp huyện 2.1 Phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương 44 12 56 78,6 21,4 100,0 2.2 Tính khoa học và hợp lý 42 14 56 75,0 25,0 100,0 (Nguồn: Số liệu điều tra) Qua điều tra 56 người được phỏng vấn cho thấy phần lớn các ý kiến đều đồng tình với quy trình lập và giao dự toán thu hàng năm. Tuy vậy, vẫn còn một số ý kiến chưa đồng tình với quy trình lập và giao dự toán thu như hiện nay, bởi vì việc tổ chức quản lý ngân sách theo mô hình “lồng ghép” nên việc quyết định dự toán ngân sách của địa phương chỉ mang tính hình thức và quyết định những chỉ tiêu mà cấp trên đã quyết định rồi, không phát huy được vai trò của HĐND ở địa phương. Kéo theo nó là làm cho chu trình ngân sách kéo dài, thời gian dành cho mỗi khâu ngắn, không đủ để chắc chắn các khoản thu được giao là chính xác. Dự toán ngân sách Nhà nước chỉ là kế hoạch năm, chưa có kế hoạch dài hạn. Do đó nó làm cho việc lập dự toán không được định hướng chiến lược, làm cho: - Kế hoạch tài chính đôi khi không đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Các dự án, công trình thường kéo dài nhiều năm nhưng kế hoạch tài chính thường là một năm, do đó các quyết định thiếu tầm chiến lược. - Bố trí kế hoạch tài chính khó phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. b. Chức năng giám sát của HĐND huyện đối với công tác thu ngân sách. Bảng 2.21 Đánh giá về chức năng giám sát của HĐND huyện CHỈ TIÊU Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ Tổng số Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Không xác định 1. Chức năng giám sát của HĐND huyện đối với công tác thu ngân sách trên địa bàn 56 10 44 2 2. Tỷ lệ trong cơ cấu (%) 100,0 17,9 78,6 3,5 (Nguồn: Số liệu điều tra) Phần lớn các ý kiến chưa đồng tình với chức năng giám sát của HĐND huyện, có 44 ý kiến đánh giá chức năng giám sát của HĐND huyện chưa đạt yêu cầu, chiếm 78,6% trong cơ cấu. Thực tế hàng năm, trước hai kỳ họp của HĐND huyện (kỳ họp 6 tháng đầu năm và kỳ họp cuối năm), Ban Kinh tế – ngân sách của HĐND có tổ chức các đoàn giám sát các nội dung có liên quan đến các ý kiến của cử tri, trong đó có những nội dung liên quan đến ngân sách. Tuy vậy, việc giám sát ngân sách chỉ tập trung vào các nhiệm vụ chi của địa phương, chưa quan tâm đánh giá đến công tác thu ngân sách. Cán bộ chuyên trách của HĐND cấp huyện còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, nhất là cán bộ chuyên trách về tài chính, ngân sách nên chất lượng công tác giám sát chưa cao. 2.3.2.2. Kiểm định số lượng mẩu thích hợp KMO Trước khi đi vào phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công tác quản lý thu trong cân đối ngân sách bằng kỹ thuật phân tích nhân tố, Luận văn tiến hành kiểm định số lượng mẫu đã được điều tra có thích hợp cho kỹ thuật phân tích nhân tố hay không bằng Phương pháp kiểm định KMO&Barltlett's test. Theo tiêu chuẩn Kaiser (2001), giá trị của kiểm định KMO nằm trong khoảng 0,5 - 0,9 là thích hợp. KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .811 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 538.450 df 91 Sig. .000 Nguồn: số liệu điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS Kết quả giá trị kiểm định KMO&Barltlett's đạt: 0,811, với mức ý nghĩa thống kê là 99%. Điều này cho thấy, số phiếu điều tra là thích hợp và đủ lớn để thực hiện kỹ thuật phân tích nhân tố trong nghiên cứu này. 2.3.2.3. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phản ánh chất lượng công tác thu trong cân đối ngân sách Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ đo lường. Để đánh giá độ tin cậy của thang đo sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha. Tiến hành kiểm định bằng SPSS, ta có kết quả trình bày ở Bảng 2.22. Bảng: 2.22 Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích Các biến phân tích Item Cronbach’ Anpha 1. Thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn 0,8962 2. Công tác quản lý đối tượng nộp 0,8855 3. Công tác giáo dục tuyên truyền 0,8903 4. Chính sách khen thưởng 0,8958 5. Công tác thanh tra, kiểm tra 0,8904 6. Tổ chức bộ máy thu nộp 0,8852 7. Sự phối hợp trong công tác quản lý 0,8926 8. Công tác ủy nhiệm thu ở cấp xã 0,8943 9. Công khai số nộp của các đối tượng sản xuất kinh doanh 0,8920 10. Chất lượng công tác lập và giao kế hoạch 0,8960 11. Xử lý vi phạm các quy định về thuế 0,8788 12. Ứng dụng tin học trong quản lý thu 0,8853 13. Tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp 0,8808 14. Năng lực và ứng xử của cán bộ thu 0,8840 Hệ số tin cậy Cronbach’s anpha tổng thể 0,8963 (Nguồn: Số liệu điều tra) Số liệu ở trên cho ta thấy tất cả các hệ số cronbach’s anpha của các câu hỏi (tại cột giá trị Item Cronbach’s Alpha) đều có giá trị cao hơn 0,8. Thêm nữa hệ số Cronbach’s Alpha toàn bộ cho các câu hỏi như trình bày ở bảng trên bằng 0.8963 là tốt. Vì vậy, có thể kết luận rằng đây là một thang đo lường tốt, các câu trả lời của các đối tượng quản lý ngân sách đều cho ta kết quả tin cậy. Tóm lại, chúng ta có thể kết luận rằng các thông tin điều tra thu được qua quá trình điều tra về hiệu quả của các vấn đề liên quan đến công tác thu ngân sách là khá đầy đủ và đáng tin cậy để sử dụng trong nghiên cứu. 2.3.2.4. Phân tích giá trị trung bình Kết quả đánh giá mức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thu ngân sách trên địa bàn được trình bày tại Bảng 2.23 và được xếp thứ tự từ cao đến thấp Qua kết quả trên cho thấy các ý kiến đánh giá về các biện pháp đã thực hiện giao động xung qoanh mức trung bình nhưng chưa đạt đến mức độ đánh giá tốt. Vấn đề được đánh giá cao nhất đạt giá trị trung bình 3,59 điểm – Chế độ thưởng đối với đơn vị thu vượt dự toán trước thời gian quy định. Thực tế kể từ năm 2006, huyện bắt đầu thực hiện chủ trương này (là huyện duy nhất trong tỉnh thực hiện), vì vậy đã khuyến khích các địa phương có điều kiện để hoàn thành dự toán thu trong 6 tháng đầu năm, góp phần tích cực trong việc tăng nguồn thu trong cân đối ngân sách. Vấn đề được đánh giá thấp nhất chưa đạt mức trung bình (2,61 điểm) – Giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức của người nộp thuế, thực tế trong thời gian qua, việc gặp gỡ để trao đổi và tuyên truyền về công tác thuế chưa được chú trọng triển khai và chỉ mới dừng lại ở mức độ cấp đội thuế tuyên truyền. Hàng tháng các đội thuế có tổ chức gặp gỡ các tổ trưởng tổ kinh doanh để tổ chức trao đổi, nắm thêm tình hình nhưng chưa tổ chức gặp gỡ được trực tiếp các hộ sản xuất kinh doanh; việc tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi dạ hội văn nghệ, thông qua các trung tâm học tập cộng đồng chưa thực hiện được. Đây chính là hạn chế lớn nhất, do đó, trong thời gian tới cần có nhiều giải pháp hơn nữa để nâng cao chất lượng tuyên truyền nhằm góp phần tăng thu ngân sách. Bảng 2.23 Giá trị trung bình của các vấn đề được hòi Các chỉ tiêu Mean 4. Chính sách khen thưởng 3,59 1. Thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn 3,34 6. Tổ chức bộ máy thu nộp 3,29 10. Chất lượng công tác lập và giao kế hoạch 3,27 14. Năng lực và ứng xử của cán bộ thu 3,16 5. Công tác thanh tra, kiểm tra 3,16 8. Công tác ủy nhiệm thu ở cấp xã 3,14 13. Tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp 3,14 2. Công tác quản lý đối tượng nộp 3,14 9. Công khai số nộp của các đối tượng sản xuất kinh doanh 3,09 12. Ứng dụng tin học trong quản lý thu 3,07 11. Xử lý vi phạm các quy định về thuế 3,02 7. Sự phối hợp trong công tác quản lý 2,89 3. Công tác giáo dục tuyên truyền 2,61 Nguồn: Số liệu điều tra sau khi xử lý SPSS 2.3.2.5. Phân tích nhân tố Phân tích nhân tố (Factor Analysic) đòi hỏi phải quyết định trước một số vấn đề như: số lượng yếu tố cần phải đưa ra và phương pháp sử dụng để đảo trục yếu tố (Rotating the factors), cũng như hệ số tương quan ngưỡng để loại bỏ các yếu tố. Theo nghiên cứu của Almeda (1999) thì số lượng các yếu tố cần phải đưa ra được tính toán dựa trên dự tính của phạm vi nghiên cứu. Thêm nữa, các yếu tố được đưa ra sau quá trình phân tích cần phải thoả mãn tiêu chuẩn Keiser - với KMO (Kaise-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (nằm giữa 0,5 và 1) có ý nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Tiêu chuẩn Keiser qui định rằng hệ số Eigenvalue phải ít nhất lớn hơn hoặc bằng 1. Và thông thường, để tiện cho việc hiểu rõ hơn nữa về yếu tố, các nhà nghiên cứu thực nghiệm thường dùng phương pháp quay vòng trục toạ độ Varimax và còn gọi là phương pháp Varimax. Phương pháp này sẽ tối đa hoá tổng các phương sai của hệ số hồi quy tương quan của ma trận yếu tố, và từ đó dẫn đến một logic là các hệ số tương quan của các yếu tố - biến số là gần với +1 hoặc -1, tức là chỉ ra sự tương quan thuận hoặc tương quan nghịch giữa các yếu tố biến số. Nếu hệ số tương quan xấp xỉ bằng 0 thì điều đó có nghĩa là không có sự tương quan. Đồng thời, tiêu chuẩn của hệ số tương quan của yếu tố phải ít nhất là bằng 0,5 thì mới được xem là đạt yêu cầu. Và chỉ số 0,5 này được xem là ngưỡng để loại bỏ các câu hỏi khác trong quá trình phân tích các yếu tố. Bảng 2.24 Kết quả phân tích nhân tố Các yếu tố Các nhân tố 1 2 3 2. Công tác quản lý đối tượng nộp 0,679 3. Công tác giáo dục tuyên truyền 0,779 9. Công khai số nộp của đối tượng sản xuất kinh doanh 0,819 11. Xử lý vi phạm các quy định về thuế 0,883 13. Tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp 0,898 14. Năng lực và ứng xử của cán bộ thu 0,873 5. Công tác thanh tra, kiểm tra 0,58 6. Tổ chức bộ máy thu nộp 0,511 7. Sự phối hợp trong công tác quản lý 0,624 8. Công tác ủy nhiệm thu ở cấp xã 0,885 10. Chất lượng công tác lập và giao kế hoạch 0,719 12. Ứng dụng tin học trong quản lý thu 0,87 1. Thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn 0,812 4. Chính sách khen thưởng 0,731 Eigenvalue 6,294 2,248 1,224 Sai số Variance do nhân tố phân tích giải thích (%) 44,9 61,1 69,8 Nguồn: Số liệu xử lý SPSS Qua bảng trên cho thấy hệ số tương quan yếu tố với các Communalities có được từ phương pháp quay vòng trục tọa độ Varimax đối với các câu hỏi đều thỏa mãn các yêu cầu mà phương pháp phân tích yếu tố đòi hỏi. Kết quả cho thấy có 3 yếu tố có được, phản ánh tới 69,8% biến thiên của dữ liệu, từ phương pháp nói trên với các Eigenvalue thỏa mãn điều kiện chuẩn Kaiser lớn hơn 1. Đồng thời hệ số tin cậy Reliability được tính cho các factor mới này cũng thỏa mãn yêu cầu lớn hơn 0,5. Do đó các yếu tố mới này sẽ được sử dụng để tính toán thành các biến mới cho việc phân tích thích hợp xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý thu ngân sách. Các yếu tố này bao gồm: Nhân tố 1 (Factor 1): có giá trị Eigenvalue bằng 6,294 lớn hơn 1 và giải thích được 44,9% biến thiên của dữ liệu. Các yếu tố này bao gồm: (1) quản lý đối tượng nộp thuế; (2) công tác giáo dục tuyên truyền; (3) công khai sổ nộp của các đối tượng SXKD; (4) xử lý vi phạm các quy định về thuế; (5) dịch vụ tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp; (6) năng lực và ứng xử của cán bộ thu, do vậy có thể được đặt tên mới là: Đối tượng nộp. Giá trị bình quân của từng yếu tố thành viên sẽ cho ta giá trị của biến mới sử dụng trong phân tích hồi quy thích hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý thu ngân sách sau này. Nhân tố 2 (Factor 2): có giá trị Eigenvalue bằng 2,248 lớn hơn 1 và giải thích được 61,10% biến thiên của dữ liệu. Các yếu tố này bao gồm: (1) công tác thanh kiểm tra; (2) tổ chức bộ máy thu nộp; (3) sự phối hợp giữa các cấp chính quyền; (4) công tác uỷ nhiệm thu ở cấp xã; (5) chất lượng công tác lập và giao kế hoạch; (6) ứng dụng tin học trong quản lý thu, do vậy có thể được đặt tên mới là: Công tác quản lý Nhà nước. Giá trị bình quân của từng yếu tố thành viên sẽ cho ta giá trị của biến mới sử dụng trong phân tích hồi quy thích hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý thu ngân sách sau này. Nhân tố 3 (Factor 3): có giá trị Eigenvalue bằng 1,224 lớn hơn 1 và giải thích được 69,8% biến thiên của dữ liệu. Các yếu tố này bao gồm: (1) chính sách của huyện về phát triển SXKD; (2) chế độ khen thưởng, do vậy có thể được đặt tên mới là: Các chính sách riêng của huyện. Giá trị bình quân của từng yếu tố thành viên sẽ cho ta giá trị của biến mới sử dụng trong phân tích hồi quy thích hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý thu ngân sách sau này. 2.3.2.6. Phân tích các vấn đề có ảnh hưởng tới chất lượng công tác thu ngân sách - Phân tích hồi quy theo từng bước Để đánh giá được các yếu tố chung có ảnh hưởng tới chất lượng quản lý công tác thu trong cân đối ngân sách, luận văn sử dụng hàm hồi quy tuyến tính đa biến theo phương pháp Step - wine (hồi quy theo từng bước). Mô hình hồi quy được xác lập như sau: Y = βo + β1X1 + β2X2 + β3X3 + ξ Trong đó: Y: là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc04 Gi7843i php t259ng thu trong cn 2737889i ngn sch tr.doc
Tài liệu liên quan