Luận văn Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH may Tùng Phương, thành phố Thanh Hoá

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VẶN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CÁC BẢNG VIẾT TẮT. iv

DANH MỤC CÁC BẢNG.v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ. vi

MỤC LỤC. vii

Phần I: Mở đầu.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

2.1. Mục tiêu chung.2

2.2. Mục tiêu cụ thể.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3

4. Phương pháp nghiên cứu.3

5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu .5

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .6

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI

LAO ĐỘNG .6

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO

NGƯỜI LAO ĐỘNG.6

1.1.1. Nhu cầu .6

1.1.2. Động lực.6

1.1.3. Động lực làm việc .7

1.1.4. Năng suất lao động.9

1.1.5. Tạo động lực làm việc.9

1.2. MỘT SỐ HỌC THUYẾT VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI

LAO ĐỘNG .10

 

pdf110 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH may Tùng Phương, thành phố Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến thì mới tạo ra động lực cho họ làm việc. Động lực lao động còn giúp cho người lao động có thể tự hoàn thiện mình. Khi có được động lực trong lao động người lao động có được nỗ lực lớn hơn để lao động học hỏi, đúc kết được những kinh nghiệm trong công việc, nâng cao kiến thức, trình độ để tự hoàn thiện mình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 32 1.5.1.2 Đối với doanh nghiệp Hiện nay nước ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kinh nghiệm của Nhật Bản và các “con rồng Châu Á” cho thấy phải tiến ra con đường đi riêng phù hợp với đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội Việt Nam. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn vì phải đuổi kịp trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới trong một thời gian ngắn với điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu và thiếu vốn đầu tư. Một trong những giải pháp tình thế là tăng năng suất lao động để có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn trên cơ sở trang thiết bị và vốn sẵn có, do đó có tốc độ tích luỹ vốn nhanh hơn. Vì lý do nêu trên, vấn đề kích thích lao động hiện đang là mối quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo và quản lý. Mặt khác, khi vấn đề vốn đầu tư và trang thiết bị đã được giải quyết thì tăng năng suất và kích thích lao động sáng tạo vẫn là vấn đề bức xúc cần đầu tư giải quyết thích đáng để doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung có thể phát triển nhanh và có hiệu quả.Kích thích lao động là tạo ra sự thôi thúc bên trong của con người đến với lao động, sự thôi thúc đó được tạo ra dựa trên một tác động khách quan nào đó lên ý thức. Do đó, khi kích thích bất cứ hoạt động lao động nào, người ta phải chú ý đến các yếu tố tâm lý như mục đích công việc, nhu cầu, hứng thú, động cơ làm việc của mỗi cá nhân và hàng loạt các đặc điểm tâm lý cá nhân cũng như tập thể khác, từ đó mới có thể hình thành được biện pháp kích thích hữu hiệu. Có thể kích thích lao động bằng vật chất, bằng giao tiếp hoặc bằng cách thoả mãn các nhu cầu khác của con người tạo ảnh hưởng đến hành vi, cụ thể là nó có thể định hướng, điều chỉnh hành vi của cá nhân. Tạo động lực kích thích lao động làm việc có tác dụng :  Tạo sự gắn kết giữa lao động với tổ chức giữ được nhân viên giỏi, giảm được tỉ lệ nghỉ việc.  Tăng mức độ hài lòng, niềm tin, sự gắn bó và tận tuỵ của các nhân viên trong doanh nghiệp.  Giảm thời gian, chi phí tuyển và đào tạo nhân viên mới.  Tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động.  Là nền tảng để tăng doanh số, cải thiện lợi nhuận. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 33 1.5.2. Kinh nghiệm tạo động lực lao động ở một số đơn vị 1.5.2.1. Kinh nghiệm của Công ty Hewlett-Packark (HP) Công ty HP với tài sản 13,7 tỷ đô la, tiêu thụ 16,43 tỷ đô la, lợi nhuận 550 triệu đô la, được tạp chí Hạnh phúc Mỹ xếp thứ 42 trong số 500 doanh nghiệp lớn năm 2012 là một điển hình về thu hút và sử dụng nhân tài. Khẩu hiệu trong HP “quản lý con người là cốt lõi” thể hiện luôn tôn trọng và quan tâm đến nhân lực. Lãnh đạo luôn tham quan nơi làm việc để đối thoại với cấp dưới. Trong những năm đương chức, người sáng lập tập đoàn thường xuyên đến tận nơi làm việc để chỉ dẫn cho nhân viên, và làm cho họ luôn nhớ điều này. Lãnh đạo luôn chan hoà với cấp dưới, quan tâm và động viên khiến họ cảm nhận thành tích được thừa nhận, bản thân được tôn trọng. Công ty coi trọng giáo dục truyền thống văn hoá cho người lao động về sự chuyên cần, tính trách nhiệm, đề bạt theo năng lực và thành tích. Công ty tín nhiệm và luôn tin tưởng người lao động muốn sáng tạo, tâm huyết với công việc nên kho phụ tùng và công cụ dự trữ của phòng thí nghiệm luôn mở để các kỹ sư có thế sử dụng cho nghiên cứu và khuyến khích lấy về nhà sử dụng để luôn khám phá. HP cam kết sử dụng nhân tài dài hạn nên quá trình tuyển dụng được tiến hành rất chặt chẽ đảm bảo người được tuyển đáp ứng yêu cầu công việc. Đồng thời coi trọng chính sách đề bạt lãnh đạo từ trong tổ chức dựa vào đóng góp. Với tuyển mộ bên ngoài, HP ưa chuộng nguồn sinh viên xuất sắc vừa tốt nghiệp. HP luôn coi trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Hình thức kết hợp cả đào tạo trong và ngoài công việc, cả dài hạn và ngắn hạn như: kèm cặp, bài giảng, thảo luận, chiếu phim, mô phỏng, phân tích hồ sơ, tự học qua chương trình sẵn. HP là một trong những doanh nghiệp có phúc lợi tốt nhất ở Mỹ. Ngoài việc cung cấp các phúc lợi cơ bản như bảo hiểm xã hội, y tếnhững người làm ở công ty nửa năm trở lên sẽ có thêm một khoản thu nhập vào đầu mùa hạ và dịp Noen. Trong quản lý rất ít dùng mệnh lệnh mà coi trọng quản lý bằng mục tiêu. Nhờ đó mà HP hướng người lao động vào niềm tin “là thành viên của một tập thể” bởi vậy tự họ sẽ đồng cam cộng khổ, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 34 1.5.2.2. Kinh nghiệm của Tập đoàn Hilton Trad Hilton là vua những khách sạn nhà hàng nổi tiếng thế giới. Công ty luôn đề cao chính sách đề bạt lãnh đạo từ cơ sở, tín nhiệm người được đề bạt và tạo điều kiện để họ phát huy sáng tạo. Bên cạnh đó công ty còn có chính sách để người lao động tự chọn chính sách phúc lợi phù hợp với cá nhân của họ. Như chính sách đối với nhân viên còn độc thân là ngày nghỉ hay thẻ hội viên các câu lạc bộ thể dục. Những người có gia đình có thể dùng chính sách về y tế, con cái.Hơn nữa mỗi người có thể chọn giờ làm việc chính thức linh hoạt. Được nghỉ 5 ngày để chăm sóc thành viên gia đình bị bệnh, được nghỉ ba năm không lương để học tiếp hay chăm sóc con nhỏ. 1.5.2.3. Kinh nghiệm của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với chức năng kinh doanh đa Công ty trong đó sản xuất, kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực là Công ty nghề kinh doanh chính. Với quan điểm “người lao động là tài sản quý giá nhất”, trong các hoạt động của EVN, con người luôn là trung tâm; trong nội bộ của EVN, người lao động được coi là tài sản quý giá nhất giúp EVN đi đến thành công. EVN rất coi trọng hoạt động xây dựng văn hoá EVN mang đậm bản săc riêng hướng tới con người, vì con người. Văn hoá EVN coi người lao động là tài sản quý giá nhất, đề ra các quy tắc ứng xử giữa các thành viên nội bộ như một “gia đình trên thuận, dưới hoà”. Mỗi LĐ của EVN đều ý thức rõ vai trò, trọng trách của EVN đối với an ninh năng lượng quốc gia, với sự phát triển kinh tế xã hội, cam kết tận tâm và trách nhiệm, sáng tạo và hiệu quả khi thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ với phương châm “Trái tim người thợ điện còn đập thì dòng điện không bao giờ tắt”. Lãnh đạo EVN cũng luôn nhấn mạnh vai trò và đánh giá cao kết quả hoạt động của công đoàn (CĐ) và các tổ chức đoàn thể trong việc chăm lo đời sống cho người lao động. Công đoàn EVN đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chuyên môn, đoàn thể tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền giáo dục truyền thống Công ty Điện Việt Nam, phối hợp tổ chức ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 35 nhiều phong trào thi đua động viên các đoàn viên Công đoàn hăng hái thi đua lao động sản xuất: Khối các Công ty phát điện có thi đua “Ca vận hành an toàn - kinh tế”; khối truyền tải điện thi đua “Trạm biến áp kiểu mẫu”; khối CT Điện lực thi đua “Chi nhánh điện quản lý kinh doanh giỏi”, “Thu ngân viên giỏi”, “Giao tiếp khách hàng giỏi”...; tới thăm, tặng quà động viên kịp thời LĐ tại công trình. Với phương châm “Lá lành đùm lá rách”, “Uống nước nhớ nguồn”, Công đoàn EVN thường xuyên vận động LĐ tham gia ủng hộ vào quỹ từ thiện, quỹ tình thương để giúp đỡ các LĐ khi gặp khó khăn. Trước các khó khăn, CĐ các cấp trong Công ty đã phối hợp với chuyên môn, động viên LĐ phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu SXKD, việc làm và đời sống của người lao động vẫn giữ ổn định, hiện 100% đoàn viên Công đoàn EVN được ký hợp đồng lao động ổn định với thu nhập bình quân khoảng 6.4 triệu đồng/người/tháng. Mặc dù trong thời gian qua EVN đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, tiền lương của người lao động không ở mức cao so với các doanh nghiệp khác nhưng chính sự coi trọng nhân tố con người, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, sự vững mạnh và hoạt động hiệu quả của công đoàn, sự đảm bảo ổn định về việc làm cho người lao động đã làm cho người lao động có tình cảm gắn bó với công ty, yên tâm công tác, nỗ lực làm việc giúp EVN không ngừng củng cố vị thế của mình trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam. Như vậy, để tạo động lực cho người lao động không chỉ cần quan tâm đến tiền lương. Doanh nghiệp cần quan tâm đến nhân viên của mình, chăm lo tới đời sống tinh thần của người lao động. 1.5.2.4. Kinh nghiệm của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam Tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tuyển than Cửa Ông có khá nhiều khó khăn, phức tạp khi triển khai công tác đảm bảo AT-VSLĐ-PCCN (an toàn-vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ). Từ tình hình thời tiết diễn biến phức tạp đến hiện tượng vi phạm hành lang an toàn đường sắt... Khó khăn như vậy nhưng với phương châm “Đảm bảo an toàn mới yên tâm sản xuất”, Công ty đã luôn dành sự đầu tư thích đáng cho mảng an toàn lao động. Mạng lưới an toàn vệ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 36 sinh viên của Công ty được duy trì rộng khắp, đảm bảo mỗi tổ sản xuất ít nhất có một an toàn vệ sinh viên. Tất cả những thông tin mới nhất về diễn biến, nguyên nhân các vụ tai nạn trong toàn Công ty luôn được cập nhật, phổ biển tới toàn thể LĐ để mọi người cùng rút ra bài học kinh nghiệm. Ngay từ đầu năm công ty đã phát động phong trào thi đua đảm bảo AT VSLĐ PCCN tới từng người lao động. Công tác huấn luyện và bảo đảm AT PCCN luôn được Công ty chú trọng đặt lên hàng đầu. Công ty cũng tăng cường kiểm tra đột xuất và giám sát các công trình sửa chữa lớn. Công ty còn đặc biệt quan tâm đến công tác cải thiện điều kiện lao động, tập trung đổi mới công nghệ, trang bị máy móc thiết bị có độ an toàn cao vào những vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Nhờ duy trì đồng bộ một loạt những biện pháp đảm bảo an toàn nên những năm gần đây tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty luôn ổn định và phát triển, không có tai nạn lao động xảy ra. LĐ của Công ty luôn có thu nhập ổn định, đời sống vật chất, tinh thần đều được cải thiện. Không khí phấn chấn bao trùm ở Tuyển than Cửa Ông đã tạo động lực tốt cho người lao động thi đua hoàn thành và vượt chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2010. Như vậy, an toàn lao động, điều kiện làm việc cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới động lực người lao động, tạo cho họ tâm lý yên tâm làm việc. Đặc biệt với PVP có lĩnh vực hoạt động thuộc Công ty điện là lĩnh vực có nhiều nguy hiểm thì công tác ATVS lao động, cải thiện điều kiện làm việc càng cần được chú trọng hơn nữa tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng cho người lao động chuyên tâm làm việc. Tóm tắt chương 1 Trong chương 1 luận văn đã hệ thống những vấn đề cơ bản về tạo động lực làm việc cho người lao động về các khái niệm cơ bản như nhu cầu, động cơ của con người, động lực thúc đẩy làm việc cho người lao động và các cách thức để tạo động lực làm việc cho người lao động trong doanh nghiệp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 Đồng thời trong chương 1, tác giả cũng đã nêu lên ý nghĩa, sự cần thiết, cũng như là một số kinh nghiệm tạo động lực làm việc cho người lao động của một số công ty, tập đoàn trên thế giới. Những vấn đề lý luận ở chương 1 là cơ sở cho việc nghiên cứu, phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH may Tùng Phương để đưa ra những đánh giá chính xác, đầy đủ nhằm có giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty trong thời gian tới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 Chương 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY TÙNG PHƯƠNG 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MAY TÙNG PHƯƠNG 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH may Tùng Phương Tên giao dịch : Công ty TNHH may Tùng Phương Tên tiếng anh : Tung Phuong Garment Company Địa chỉ : Lô G1 Khu công nghiệp Tây Bắc Ga – P. Đụng Thọ -TP Thanh hoá. Điện thoại : ( 037 ).2210.840 Fax : 0373.711174 Giám đốc Công ty: Chu Hương Cơ quan quản lý: Sở Công thương Tỉnh Thanh hoá Vốn điều lệ: 1.250.000.000đồng (3 thành viên góp vốn) Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH Trình hình thành và phát triển: Công ty may Tùng Phương là một đơn vị sản xuất kinh doanh may mặc mới được thành lập có nhiều thâm niên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt hàng chính là may mặc nội địa và xuất khẩu, sản phẩm chủ yếu là áo jackét, quần áo thể thao, các loại quần áo khác tiêu thụ trong nước và xuất khẩu vào thị trờng EU, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc .... Công ty may Tùng Phương được thành lập theo quyết định số: 2602000510 ngày 16/4/2003 do Sở Kế hoạch và đầu Tỉnh Thanh hoá cấp. Trong những ngày mới thành lập với số vốn ít ỏi, phân xưởng phải đi thuê, cách tiếp cận với thị trờng và người tiêu dùng đang còn chậm chạp cha năng động. Công ty chỉ giám sản xuất hàng gia công tiêu thụ nội địa. Sau khi UBND Tỉnh quy hoạch di rời ra Khu công nghiệp, được sự đồng ý của các cấp và ban ngành, Công ty may Tùng Phương đã có một cơ ngơi bề thế với nhà xưởng quy mô sản xuất, đã được ban giám đốc mạnh dạn đầu tư. Từ sản xuất gia công nhỏ lẻ giờ đây Công ty đã có sản phẩm xuất khẩu trực tiếp ở thị trờng quốc ĐA ̣I H ỌC KI N TÊ ́ HU Ế 39 tế. Với chất lượng sản phẩm tốt như áo Jacket, bộ thể thao đã đem lại công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Đến tháng 10.2006 về quy mô: Tổng diện tích của công ty 5000m2, có 2000m2 nhà xưởng sản xuất, 200 cán bộ công nhân, 200 máy móc thiết bị các loại của Đức, Mỹ, Nhật, Đài loan...được tổ chức thành một xưởng sản xuất với 6 dây chuyền may hiện đại. Kim nghạch Xuất khẩu hàng năm từ 1- 1,5 triệu USD. Trong năm 2007 Công ty đã vượt kim ngạch xuất khẩu do Sở Thương Mại giao (Bây giờ là Sở Công Thương), Công ty đã được Sở Thương mại thưởng xuất khẩu 82.000.000 đồng. Sự thành công của Doanh nghiệp đó là nỗ lực của ban giám đốc đã tìm ra các giải pháp tối u để đa vào sản xuất. Trong đó cũng có sự cố gắng của các phòng ban trong Công ty. Phòng kế toán - Tài chính là phòng tham mu xúc tiến hạch toán kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế của Công ty. Phòng kế hoạch kinh doanh - xuất nhập khẩu trực tiếp tham gia cùng Ban giám đốc mở rộng và khai thác thị trường trong và ngoài nước. Với sự nhạy bén của từng cá nhân và từng người trong công việc, với phương châm chất l- ượng là hàng đầu nên hiện nay Công ty đang dần hoàn thiện quy trình sản xuất hàng may cao cấp để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty * Công ty TNHH may Tùng Phương là một công ty trách nhiệm hữu hạn. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, Có mối quan hệ với khách hàng rộng, đa dạng cả khách hàng trong nước và nước ngoài. Yêu cầu đặt ra cho Công ty là phải tổ chức một bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình. Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp gồm: - Ban giám đốc công ty: Có một giám đốc và hai phó giám đốc - Bốn phòng ban trực thuộc giám đốc: + Phòng tổ chức hành chính, lao động tiền lương + Phòng kỹ thuật KCS + Phòng kế toán - tài chính ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 + Phòng kế hoạch kinh doanh - xuất nhập khẩu - Ban quản đốc phân xưởng * Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý - Ban giám đốc công ty: + Giám đốc công ty là ngời đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của công ty là ngời phụ trách chung và điều hành trực tiếp các vấn đề tài chính, đầu tư vây dựng cơ bản, kế hoạch phát triển công ty, công tác nhân lực, công tác Đảng, công tác tổ chức + Phó Giám đốc kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm về việc phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác và bắt tay với đối tác, đa sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng. + Phó Giám đốc kỹ thuật: Là người chịu trách nhiệm về mẫu mã, thực hiện một cách đúng đắn sản phẩm mà khách hàng đặt. Chất lượng luôn là hàng đầu sản xuất. - Phòng Kế toán - Tài chính: Tổ chức công tác hạch toán, ghi chép tập hợp chi phí, quyết toán và báo cáo quyết toán theo chế độ nhà nước quy định. Xây dựng kế hoạch vốn, cân đối và khai thác nguồn vốn kịp thời, có hiệu quả để phục vụ sản xuất. - Phòng Kế hoạch kinh doanh - Xuất nhập khẩu : Cơ quan tham mưu của giám đốc Công ty, và công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổ chức sản xuất chung trong phạm vi toàn công ty. Xây dựng kế hoạch tổ chức công tác điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất, thị trường, thực hiện nhiệm vụ cung ứng vật tư phục vụ sản xuất. - Phòng tổ chức hành chính - lao động tiền lương : Tuyển dụng và đào tạo, quản lý đào tạo theo chức năng nhiệm vụ của công ty quy định. Tổ chức thực hiện các chính sách chế độ đối với ngời lao động như tiền lương, BHXH, BHYT và các chế độ khác như điều kiện ăn ở, vệ sinh, y tế. Bảo vệ trật tự an ninh và tài sản của công ty. - Phòng kỹ thuật KCS: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 Trên cơ sở kế hoạch sản xuất tiến hành công tác chuẩn bị phục vụ sản xuất nh : mẫu mã, quy trình sản xuất, định mức kinh tế kỹ thuật một cách chu đáo trớc khi tiến hành sản xuất. Tổ chức công tác quản lý điều hành sản xuất về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Thực hiện thiết kế mẫu mã, tạo mẫu, chế thử. Sơ đồ 2.1 : Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty may Tùng Phơng 2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh Công ty may Tùng Phương là một Doanh nghiệp may sản xuất và kinh doanh các mặt hàng may mặc xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, nguyên liệu, phụ liệu và các thiết bị ngành may. Sản phẩm sản xuất chủ yếu gồm áo Jacket, bộ quần áo thể thao, quần âu và quần áo các loại đã xuất khẩu vào thị trờng EU, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... ẠI HO ̣C K INH TÊ ́ HU Ế 42 2.1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ Công nghệ sản xuất theo công nghệ tiên tiến đợc tiến hành khép kín từ khâu đo, kiểm tra chất lợng vải đến cắt may hoàn thành sản phẩm nhập kho. Mỗi khâu đều có sự kiểm tra chất lợng của sản phẩm nghiêm ngặt. Quy trình công nghệ theo các bớc sau: * Cắt bán thành phẩm theo trình tự: - Kiểm tra nguyên liệu. - Giác mẫu sơ đồ. - KCS kiểm tra trên bàn cắt. - Nhập kho bán thành phẩm cắt. * Công nghệ may theo trình tự: - Nhận bán thành phẩm cắt. - May các bộ phận chi tiết. - Lắp ráp các bộ phận. - Kiểm tra các bộ phận. * Là, đóng gói sản phẩm. - KCS kiểm tra chất lợng và là sản phẩm bằng bàn là hơi. - Đóng hàng vào túi PE. - Chọn cỡ vóc. - Đóng thùng carton. * Đặc điểm quy trình: Yêu cầu kỹ thuật chính xác, thao tác thuần thục, mang đăc tính liên tục. Không sử dụng hoá chất độc hại và thải độc hại trong công nghiệp. Trình tự các bớc thể hiện qua sơ đồ sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 Sơ đồ 2.2 . Quy trình sản xuất Về nhân lực lao động sản xuất, hiện tại Công ty có 200 cán bộ công nhân viên chiếm tỷ lệ như sau : - Khối quản lý gián tiếp chiếm 9,9% - Khối hoạt động trực tiếp chiếm 90,1% Thu nhập bình quân đầu ngời năm 2011 là 2.500.000VNĐ/ngời, năm 2012 là 3.000.000VNĐ/ngời, năm 2013 là 3.300.000 VNĐ/ngời 2.1.4. Tình hình lao động, nguồn vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1.4.1. Tình hình lao động của Công ty Dựa vào bảng ta thấy quy mô lao động của Công ty biến động khá chậm, thay đổi không nhiều qua các năm. Năm 2011, tổng lao động của Công ty là 328 người, năm 2012 Công ty tuyển thêm 2 người, tương ứng với tốc độ tăng là 0,61%. Đến năm 2013, Công ty có những biến chuyển tốt trong hoạt động kinh doanh nên đã tuyển thêm 4 lao động, tương ứng tăng 1,21%. + Xét về giới tính: Do đặc thù ngành kinh doanh là may mặc do đó số lao động nữ trong Công ty chiếm đa số, năm 2011 số lao động nữ là 230 người, chiếm 70,12%, lao động nam gồm 98 người, chiếm 29,88%. Đến năm 2012 lao động nữ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 tăng lên 1 người chiếm tỷ lệ là 70%, và năm 2013 lao động nữ tăng lên 3 người, chiếm tỷ lệ là 70,06%. + Xét về độ tuổi: Nhóm công nhân trực tiếp từ 25-40 tuổi và trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn tương ứng là 54,57% và 35,97% năm 2011; 54,88% và 35,97% năm 2012; và 55,49% và 36,28% năm 2013. Còn lại là nhóm người lao động trẻ dưới 25 tuổi. + Xét về chức năng: lao động trực tiếp tại Công ty chiếm đại đa số lao động, và đều tăng qua các năm. Năm 2011, tổng số lao động trực tiếp của Công ty là 296 người, chiếm 90,24% toàn bộ lao động. Đến năm 2012, Công ty đã tuyển thêm 1 lao động trực tiếp, tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,34% so với 2011. Và năm 2013 tăng thêm 4 lao động trực tiếp nữa, tương ứng với tăng 1,35% so với năm 2012. Bộ phận lao động gián tiếp qua 3 năm chỉ chiếm tỷ lệ chưa đến 10% trong tổng số lao động của toàn Công ty. Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty TNHH may Tùng Phương qua 3 năm (2011 – 2013) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh2012/2011 So sánh 2013/2012 SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) +/- (%) +/- (%) (người) (người) (người) Tổng số lao động 328 100% 330 100 334 100 2 0.61 4 1.21% 1.Theo giới tính Nam 98 29,88 99 30,00 100 29,94 1 1,02 1 1,01 Nữ 230 70,12 231 70,00 234 70,06 1 0,43 3 1,30 2.Theo độ tuổi Dưới 25 tuổi 31 9,45 32 9,76 33 10,06 1 3,23 1 0,03 Từ 25-40 tuổi 179 54,57 180 54,88 182 55,49 1 0,56 2 0,01 Từ 41-55 tuổi 97 29,57 97 29,57 98 29,88 0 0,00 1 0,01 Trên 55 tuổi 21 6,40 21 6,40 21 6,40 0 0,00 0 0,00 3.Theo chức năng LĐ trực tiếp 296 90,24 297 90,10 301 90,12 1 0,34 4 1,35 LĐ gián tiếp 32 9,76 33 9,90 33 9,88 1 3,13 0 0,00 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 Tình hình lao động của Công ty tăng lên qua các năm và đã giải quyết một phần gánh nặng thất nghiệp cho các lao động phổ thông ở địa phương và các vùng lân cận. Tuy nhiên, số lượng lao động tăng lên nhưng Công ty cần chú trọng vào chất lượng của đội ngũ lao động, quan tâm đến công tác tuyển dụng mới, đặc biệt là tuyển dụng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, tổ chức các lớp đào tạo cho các lao động mới Đây là đòi hỏi cấp thiết khi Công ty đang phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ. 2.1.4.2. Tình hình nguồn vốn của Công ty Tài sản và nguồn vốn giữ vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được trang bị đầy đủ tài sản, có nguồn vốn dồi dào sẽ là tiền đề chắc chắn để doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi. Đối với các doanh nghiệp may mặc thì tài sản, nhất là tài sản cố định, hay dây chuyền công nghệ sản xuất luôn được chú trọng đầu tư. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH may Tùng Phương (xem bảng 2.2) biến động khá mạnh qua 3 năm, với rất nhiều khoản mục chi tiết thay đổi. Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2011 đạt 8.984 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 272 triệu đồng đạt 9.256 triệu đồng, tương đương tăng 3,03% so với năm 2011. Đến năm 2013 thì tổng tài sản và nguồn vốn lại tiếp tục tăng mạnh đạt đến 9.800 triệu đồng, tương ứng giảm 5,55% so với năm 2012. Cụ thể: * Về tài sản: Trong cơ cấu tài sản của Công ty thì vốn cố định chính tỷ trọng khá cao điều này phù hợp với đặc thù ngành kinh doanh may mặc. Cụ thể là: Năm 2011 vốn cố định của Công ty là 7.384 triệu đồng, đến năm 2012 giảm xuống 128 triệu đồng và đạt 7.256 triệu đồng tương ứng giảm 1,73%; Đến năm 2013 con số này tiếp tục giảm 256 triệu đồng và đạt 7.000 triệu đồng, tương ứng giảm 3,66%. Vốn lưu động của Công ty chiếm tỷ trọng thấp hơn như lại có xu hướng tăng qua các năm. * Về nguồn vốn: Nguồn vốn của Công ty chủ yếu là Vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn này có xu hướng tăng qua các năm, năm 2011 là 8.134 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên 122 triệu đồng và đạt 8.256 triệu đồng, tương ứng tăng 1,50%; Đến năm 2013 con số này tiếp tục tăng 244 triệu đồng và đạt 8.500 triệu đồng, tương ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 ứng tăng 2,87%. Mặc dù vậy Công ty vẫn có vay nợ qua các năm, cụ thể vốn vay có xu hướng tăng qua các năm từ năm 2011 đến 2013 lần lượt là 850 triệu đồng, 1.000 triệu đồng; và 1.300 triệu đồng. Bảng 2.2: Tình hình Nguồn vốn của Công ty TNHH may Tùng Phương qua 3 năm (2011 – 2013) Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 +/- % +/- % I Tài sản 8.984 9.256 9.800 272 3,03% 544 5,55% 1 Vốn lưu động 1.750 2.000 2.500 250 14,29% 500 20,00% 2 Vốn cố định 7.384 7.256 7.000 -128 -1,73% -256 -3,66% II Nguồn vốn 8.984 9.256 9.800 272 3,03% 544 5,55% 1 Vốn chủ sở hữu 8.134 8.256 8.500 122 1,50% 244 2,87% 2 Vốn vay 850 1.000 1.300 150 17,65% 300 23,08% (Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính) 2.1.4.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Kết quả kinh doanh là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá một doanh nghiệp. Dựa vào kết quả kinh doanh giúp cho các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Giúp nhà quản trị, nhà quản lý tài chính có thể đưa ra các giải pháp quản trị và các quyết định kinh doanh phù hợp hơn đối với doanh nghiệp. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thể hiện qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_tao_dong_luc_lam_viec_cho_nguoi_lao_dong_tai_cong_ty_tnhh_may_tung_phuong_thanh_pho_thanh.pdf
Tài liệu liên quan