Luận văn Giải pháp tạo lập và sử dụng vốn cho các hộ nông dân nghèo huyện Nghĩa đàn, tỉnh Nghệ An

Lời cam đoan.i

Lời cảm ơn .ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục chữ viết tắt .iv

Danh mục các bảng .v

Danh mục sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ .vii

Mục lục. viii

MỞ ĐẦU.1

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .5

CHƯƠNG 1. QUAN NIỆM VỀ VỐN VÀ CÁC KÊNH HỖ TRỢ VỐN CHO

NGƯỜI NÔNG DÂN NGHÈO Ở NƯỚC TA.5

1.1. QUAN NIỆM VỀ HỘ NÔNG DÂN NGHÈO VÀ CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ

VỀ NGHÈO ĐÓI .5

1.1.1. Các khái niệm .5

1.1.2. Những chỉ tiêu được lượng hóa để xác định đói nghèo của các tổ chức

và một số quốc gia trên thế giới .6

1.1.3. Những chỉ tiêu được lượng hóa để xác định đói nghèo của Việt Nam .10

1.2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGHÈO ĐÓI CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở

VIỆT NAM .15

1.2.1. Thiếu vốn, thiếu kiến thức và kỹ thuật làm ăn .15

1.2.2. Tỷ lệ sinh đẻ nhiều nhưng đất đai canh tác lại ít.15

1.2.3. Nguyên nhân do thiếu việc làm .16

1.2.4. Nguyên nhân từ sức khoẻ .16

1.2.5. Nguyên nhân do hạ tầng cơ sở nông thôn được cải thiện chậm.16

1.3. CÁC KÊNH HỖ TRỢ VỐN CHO NGƯỜI NGHÈO Ở NƯỚC TA .16

1.3.1. Tổng quan về vốn .16

1.3.2. Vốn cho người nghèo và các kênh hỗ trợ vốn cho người nghèo.17

 

pdf103 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tạo lập và sử dụng vốn cho các hộ nông dân nghèo huyện Nghĩa đàn, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chia tách địa giới hành chính để thành lập thị xã Thái Hòa theo Nghị định 164/NĐ-CP ngày 15/11/2007 của Chính phủ, huyện Nghĩa Đàn (được tổ chức lại và chính thức hoạt động từ 15/05/2008) có diện tích tự nhiên là ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 32 51.13 48.87 nữ nam 61.754 ha; 24 xã với 308 thôn, bản; dân số 132.674 người( tính đến thời điểm 31/12/2010); trong đó có khoảng 1/3 là đồng bào dân tộc ít người; có 9 xã đặc biệt khó khăn và hơn một nửa số xã có xóm, bản đặc biệt khó khăn. Trong đó, nữ có 67.054 người (chiếm 51,13%) . Biều đồ 2.1: Cơ cấu giới tính dân số huyện Nghĩa Đàn năm 2010 Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Nghĩa Đàn năm 2010 Theo thống kê mới nhất, toàn huyện Nghĩa Đàn có 85.659 lao động trong độ tuổi, số lao động trong ngành Kinh tế quốc dân là 80.113 người, chiếm 93.52%; là huyện có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung cấp nhân lực cho việc phát triển kinh tế. Bảng 2.1: Số lao động trong các lĩnh vực sản xuất năm 2011 TT Ngành sản xuất Số lượng (người) Tỷ lệ(%) LĐ qua đào tạo(người) 1 Công nghiệp xây dựng 15.017 18,74 4.280 2 Nông, lâm, thủy sản 60.273 75,23 8.217 3 Dịch vụ 4.824 6,02 1.015 Tổng 80.113 13.512 Nguồn: Số liệu thống kê, Đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2011- 2015 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 33 18.74 75.23 6.02 công nghiệp,xây dựng Nông, lâm, thủy sản Dịch vụ Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo các lĩnh vực sản xuất huyện năm 2011 Nguồn: Số liệu thống kê, Đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2011-2015 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2011 là 1.0%, mức giảm tỷ lệ sinh là 0.5%. Dân số Nghĩa Đàn được định cư tương đối ổn định, bao gồm 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là :Kinh,Thái,Thổ; trong đó dân tộc Kinh chiếm tới 70,6% dân số toàn huyện; Người Thái được di dân đến Nghĩa Đàn và các huyện miền Tây Nghệ An từ lâu đời, chiếm 21,5%; Dân tộc Thổ còn lại khoảng 7,9% dân số Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thành phần dân tộc sinh sống ở huyện Nghĩa Đàn Nguồn : Số liệu thống kê huyện Nghĩa Đàn, năm 2011 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 34 2.1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng Hiện nay, ở huyện Nghĩa Đàn hệ thống cơ sở hạ tầng, các khu chức năng, đô thị đã dần hoàn thiện. Bộ mặt đô thị đã có bước chuyển biến rõ rệt. Khối lượng xây dựng nhà ở, công trình công cộng, cơ sở hạ tầng cũng đang trên đà phát triển khá mạnh. - Về giao thông: do đặc thù về vị trí địa lý, hệ thống giao thông của huyện Nghĩa Đàn chủ yếu là hệ thống giao thông đường bộ. Đường bộ: có hai trục giao thông chính là đường Hồ Chí Minh đã được rải thảm giai đoạn 1 (đoạn qua Nghĩa Đàn dài 32 km) và quốc lộ 48 ( đoạn qua huyện Nghĩa Đàn dài 7 km) đã được nâng cấp, rải nhựa, cắt dọc, ngang giữa huyện và tỏa ra theo 4 hướng. 2.1.2.3. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện đạt 10,51%. Trong đó: Nông – lâm – ngư nghiệp đạt 439.878 triệu đồng tăng 10,92% so với Nghị Quyết HĐND và tăng 7,66% so vơi cùng kỳ. Công nghiệp – TTCN – XDCB đạt 201.442 triệu đồng, giảm 23,48% so với Nghị Quyết HĐND và tăng 33,13% so với cùng kỳ. Dịch vụ - Thương mại đạt 141.421 triệu đồng, giảm 34,53% so với Nghị Quyết HĐND và tăng 11,86% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế năm 2011 của huyện như sau: ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 66,05%. Ngành CN – TTCN – XDCB chiếm tỷ trọng 13,63%. Ngành thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng 20,32%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 21.000 triệu đồng, đạt 144% Nghị Quyết HĐND huyện giao. Giá trị sản xuất bình quân theo đầu người/năm đạt 16,4 triệu đồng.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 35 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2011 Nguồn: Số liệu thống kê huyện Nghĩa Đàn, năm 2011 2.1.2.4. Thực trạng phát triển các khu vực kinh tế + Khu vực kinh tế nông nghiệp: những năm qua nông nghiệp của huyện đã có sự phát triển tích cực trên cơ sở chú trọng khai thác và phát huy lợi thế sinh thái nông nghiệp của vùng phía Tây Nghệ An, đất đai màu mỡ. Diện tích trồng các cây lâu năm và cấy các giống lúa có chất lượng cao, quy mô gia súc, gia cầm, thuỷ sản đã có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2011, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 66,05% cơ cấu kinh tế chung của toàn huyện. Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 5.794,6 ha tăng 1,86% so với cùng kỳ, tổng sản lượng năm 2011 đạt 35.320 tấn. Bảng 2.2: Diện tích canh tác một số loại cây trồng chính năm 2011 Đơn vị tính: ha Loại cây trồng 2008 2009 2010 2011 Lúa cả năm 5.540 5.547 5.600 5.620 Mía nguyên liệu 13.122 10.531 9.121 7.344 Cam, quýt tập trung 278 392 370 334 Cà phê 285 270 278 274 Cao su 1.991 1.995 2000 2.014 Nguồn: Số liệu thống kê thống kê KT-XH huyện Nghĩa Đàn năm 2011 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 36 - Khu vực kinh tế công nghiệp + Tốc độ tăng trưởng: năm 2011giá trị sản xuất CN,TTCN ước đạt 201.442 triệu đồng tăng 33,13% so với cùng kỳ. Đây là năm CN,TTCN có mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp, các nghề truyền thống và nghề tiểu thủ công nghiệp đang được phục hồi và phát triển như mộc dân dụng, mỹ nghệ,... giá trị sản xuất đạt khá cao và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. + Khu vực kinh tế dịch vụ: trong những năm gần đây ngành dịch vụ thương mại phát triển tương đối mạnh, tổng giá trị sản xuất đạt 141.421 triệu đồng, chiếm 20,32% tỷ trọng cơ cấu kinh tế chung. Nguồn thu từ hoạt động của ngành thương mại dịch vụ ở Nghĩa Đàn chủ yếu từ dịch vụ thương mại, dịch vụ vận tải, dịch vụ vật tư phân bón, dịch vụ xăng dầu và bán buôn bán lẻ ... Các dịch vụ khác như nhà hàng, khách sạn và du dịch chưa phát triển. Huyện Nghĩa Đàn có vị trí giao thông rất thuận lợi nhưng cơ sở phục vụ cho hoạt động thương mại của huyện chưa phát triển kịp. Toàn huyện có 1.208 cơ sở kinh doanh trong đó có 27 doanh nghiệp và 1.181 cơ sở kinh doanh cá thể. 2.1.2.5. Văn hóa, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng Trong những năm gần đây công tác văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình đang từng bước được kiện toàn. Hệ thống cơ sở vật chất ở các làng, thôn, bản, xóm được các cấp lãnh đạo quan tâm như xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, trang bị hệ thống phát thanh. Tỷ lệ gia đình văn hóa ước đạt 80.0%, tỷ lệ xã có thiết chế văn hóa đạt chuẩn quốc gia ước đạt 29%. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, các hoạt động văn hóa phục vụ các ngày lễ lớn, lễ kỷ niệm. Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. - Y tế: hiện nay công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, công tác dân số, gia đình và trẻ em thường xuyên được quan tâm và có nhiều tiến bộ. Sau khi thành lập thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn chỉ còn 24 trạm y tế xã đều là nhà cấp 4, được xây dựng từ năm 1997 – 1998, nay đã xuống cấp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 - Giáo dục: hệ thống trường học của huyện ngày càng được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã quan tâm xây dựng, đến nay sau khi tách còn hai trường PTTH 1/5 và THPT Cờ Đỏ được xây dựng kiên cố (xã Nghĩa Hồng và Nghĩa Bình). Có 20 xã có 21 trường THCS (riêng xã Nghĩa Lộc có 2 trường; 4 xã không có là xã Nghĩa Tân, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Thọ, Nghĩa Sơn), trường tiểu học và trường mầm non được xây dựng kiên cố, trong đó có 12 trường tiểu học và 2 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. - An ninh, quốc phòng: tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ. Số vụ vi phạm kinh tế 6 vụ, vi phạm trật tự xã hội 44 vụ, vi phạm ma túy 13 vụ, tai nan giao thông giảm 7,14% so với cùng kỳ. Tổ chức tuyên truyền nội dung phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội, tuyên truyền tập trung 141/310 xóm, tổ chức 53 buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật về bạo lực gia đình, 276 tin phát trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương. Tổ chức tiếp đón 98 quân dự bị do Lữ đoàn PB16-QK4 huấn luyện và 30 sỹ quan, chiến sỹ hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương. 2.2. TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM CÁC HỘ NGHÈO HUYỆN NGHĨA ĐÀN 2.2.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội, tài chính - Tình hình dân số, lao động và đời sống: Đa số những hộ nghèo ở huyện chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, hoặc nếu là người Kinh thì có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn ( sống neo đơn, gia đình chính sách, gia đình có thành viên mắc bệnh hiểm nghèo). Họ sống tập trung chủ yếu ở những xã vùng sâu, vùng xa, điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn; kết cấu hạ tầng cơ sở gần như thiếu thốn hoàn toàn hoặc không có. Những hộ nghèo này lao động bằng nghề nông là chủ yếu. Họ sản xuất nhỏ, lẻ, tự cung tự cấp, thường xuyên bị rơi vào cảnh thiếu ăn triền miên, trẻ em suy dinh dưỡng, bệnh tật ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 Nguồn tài chính thu nhập hàng năm ít ỏi không đủ để chi tiêu hàng ngày. Trung bình, thu nhập hàng năm của các hộ gia đình này là từ 100-180 nghìn đồng/ tháng; tương đương 1.200.000-2.160.000/ 1người/ 1 năm. Những người nghèo đói thường sống trong những căn hộ tồi tàn, nhà tranh vách đất hoặc nhà xây tạm bợ. Bảng 2.3: Thống kê nhà ở một số xã có tỷ lệ hộ nghèo cao huyện Nghĩa Đàn năm 2011 Đơn vị tính: % Xã có tỷ lệ Hộ nghèo cao Nhà xây kiên cố khép kín Nhà xây kiên cố không khép kín Nhà xây tạm bợ Nhà tranh, lều tạm Nghĩa Lộc 7 20 65 8 Nghĩa Mai 5 21 60 14 Nghĩa Lâm 6,5 23 64 6,5 Nghĩa Yên 5,5 25 57 12,5 Nghĩa Hội 16 41 40 3 Nghĩa Trung 15 43 41 1 Nguồn: Số liệu điều tra phòng LĐ,TB&XH huyện Nghĩa Đàn năm 2011 Bảng thống kê nhà ở đã phơi bày những hạn chế về mức sống của những hộ gia đình nghèo đói. Phân nửa hộ sống trong những căn nhà xây tạm bợ, tỷ lệ hộ sống trong cảnh nhà tranh, lều tạm vẫn còn khá nhiều. Bảng 2.4: Tỷ lệ hộ nghèo chia theo nguồn nước ăn chính ở huyện Nghĩa Đàn năm 2011 Đơn vị tính: % ( làm tròn) Xã có các hộ nghèo Nước máy công cộng Giếng khoan có bơm Giếng khơi, giếng xây Giếng đất Nước mưa Sông, hồ, ao, suối Khác Nghĩa Lộc 4 0 9 55 10 12 10 Nghĩa Hội 6 0 15 50 12 8 9 Nghĩa Trung 5 0 17 45 20 10 3 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 39 Nghĩa Yên 8 0 10 50 8 17 7 Nghĩa Lâm 8 0 18 42 15 5 12 Nghĩa Mai 3 0 20 40 13 8 16 Nguồn: Số liệu thống kê Phòng LĐ,TB&XH huyện Nghĩa Đàn năm 2011 Như vậy, theo bảng số liệu thì chủ yếu những hộ gia đình nghèo sống bằng nguồn nước ăn chính được lấy từ giếng đất, một bộ phận khác khá lớn lấy từ các nguồn nước không đảm bảo vệ sinh như: sông, hồ, suối 2.2.2. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn của các hộ nông dân nghèo huyện Nghĩa Đàn o Thuận lợi - Các hộ gia đình này có một số đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày, phát triển kinh tế trang trại, trồng rừng và chăn nuôi gia súc. - Là các hộ gia đình đặc biệt khó khăn của huyện Nghĩa Đàn nên được nhà nước quan tâm bằng nhiều nguồn vốn như : chương trình 134,135, Dự án hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng, cho vay chăn nuôi, nguồn vốn 120 tạo việc làm, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, - Các hộ gia đình có hoản cảnh gần như tương đương nhau nên dễ dàng buôn bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa nông sản với nhau. - Việc bố trí và sắp xếp dân cư ổn định như hiện nay cơ bản hợp lý với phong tục tập quán của từng địa phương, phù hợp với điều kiện tự nhiên nhằm phát huy tốt tiềm năng đất đai cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng. - Trên địa bàn có công ty bò sữa TH đã và đang được đầu tư xây dựng đã tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho các hộ gia đình nghèo. o Khó khăn, hạn chế - Quỹ đất chưa sử dụng còn tương đối nhiều nhưng địa hình phức tạp cần đầu tư lớn để đẩy nhanh quá trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 - Cơ cấu cây trồng chưa phù hợp, sản xuất của các hộ gia đình còn mang tính chất thủ công, lạc hậu, manh mún, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng đủ nhu cầu đời sống, an toàn lương thực chưa đảm bảo. - Tình trạng các gia đình còn rất khó khăn về mức sống và thu nhập. - Thời tiết khu vực miền Trung nói chung, huyện Nghĩa Đàn nói riêng rất khắc nghiệt, mùa nắng khô hanh, mùa mưa úng lụt, sạt lở, trong khi đó thiếu nguồn nước sinh hoạt và nước tưới gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của các hộ gia đình nghèo. - Các ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển. - Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ trẻ em bỏ học giữa chừng vần còn tồn tại khá nhiều. 2.3. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO DO THIẾU VỐN CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN HUYỆN NGHĨA ĐÀN Nghĩa Đàn là một huyện miền núi với diện tích khá rộng , dân số đông (132.674 người), trong đó 100% là dân cư nông thôn, tỷ lệ đói nghèo vẫn còn đang ở mức cao là 22,35% ( theo chuẩn mới); trong đó có 4 xã được xếp vào các xã nghèo nhất là: Nghĩa Mai, Nghĩa Yên, Nghĩa Lâm, Nghĩa Lộc. Với đặc điểm là các xã thuần nông, các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp là chủ yếu (trồng trọt và chăn nuôi), sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, nguồn vốn dành cho sản xuất rất eo hẹp. Thời gian qua, huyện, xã đã có nhiều biện pháp hỗ trợ vốn cho người nghèo nhưng thực trạng mà đánh giá vốn chuyển tải đến người nghèo trong huyện là chưa được là bao nhiêu và hiệu quả sử dụng là chưa cao. Chính vì vậy, trước thực trạng hiện tại và yêu cầu đặt ra được đề cập để đi đến đưa ra những giải pháp cơ bản, lâu dài cho việc hỗ trợ và tạo lập vốn cho người nghèo ở các xã trong huyện Nghĩa Đàn. Bảng 2.5: Tổng hợp hộ nghèo huyện Nghĩa Đàn năm 2011 Đơn vị: Số hộ: hộ; Số khẩu: người Stt Xã Hộ nghèo Stt Xã Hộ nghèo Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu 1 Nghĩa Thắng 92 369 13 Nghĩa Yên 700 2800 2 Nghĩa thịnh 384 1535 14 Nghĩa Minh 235 940 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 3 Nghĩa Hưng 321 1284 15 Nghĩa Lâm 568 2273 4 Nghĩa Long 162 649 16 Nghĩa Lạc 295 1181 5 Nghĩa Hội 471 1884 17 Nghĩa Lợi 336 1343 6 Nghĩa Trung 445 1781 18 Nghĩa Thọ 314 1255 7 Nghĩa Lộc 579 2316 19 Nghĩa Hiếu 23 93 8 Nghĩa An 415 1658 20 Nghĩa Tân 36 143 9 Nghĩa Khánh 294 1176 21 Nghĩa Bình 107 428 10 Nghĩa Liên 379 1515 22 Nghĩa Sơn 55 221 11 Nghĩa Đức 257 1028 23 Nghĩa Hồng 74 295 12 Nghĩa Mai 756 3026 24 Nghĩa Phú 42 167 Nguồn: Số liệu thống kê hộ nghèo huyện Nghĩa Đàn năm 2011 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 2.4. TÌNH HÌNH TẠO LẬP VỐN CHO CÁC HỘ NGHÈO HUYỆN NGHĨA ĐÀN TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả - Về địa bàn thống kê mô tả: Như đã đề cập ở phần trước, toàn huyện Nghĩa Đàn có 4 xã được liệt vào danh sách những xã nghèo nhất là Nghĩa Mai, Nghĩa Yên, Nghĩa Lộc, Nghĩa Lâm. Đây là những xã có tỷ lệ nghèo điển hình cần đươc nhận nhiều ưu đãi về vốn của nhà nước, của tỉnh và huyện. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ tôi đã chọn bốn xã có tỷ lệ nghèo nhất trên để thống kê, mô tả và nghiên cứu các số liệu đã có. - Về cách thức thống kê mô tả: Mẫu số liệu thống kê được sử dụng phục vụ cho đề tài nghiên cứu được chọn theo những biểu, bảng số liệu đã được các ngành, các cơ quan, đơn vị chức năng trong huyện và các xã thống kê, sau đó chúng tôi tổng hợp, mô tả và phân tích các số liệu đó. Số liệu được tập hợp phân tích từ các cơ quan: Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Nghĩa Đàn; UBND huyện Nghĩa Đàn; số liệu tổng hợp từ các cơ quan chức năng của bốn xã nghèo: Nghĩa Mai, Nghĩa Yên, Nghĩa Lộc, Nghĩa Lâm. Căn cứ vào nội dung tổng hợp những số liệu về các loại hình vốn hỗ trợ, cách thức hỗ trợ vốn của người nghèo và đặc điểm của các hộ nghèo để xác định năng lực sử dụng nguồn vốn được hỗ trợ của các hộ gia đình trên. Cụ thể tổng số hộ nghèo của bốn xã trên được tập hợp ở bảng sau: Bảng 2.6: Tổng hợp hộ nghèo của bốn xã nghèo nhất huyện Đơn vị: Hộ nghèo: hộ, Nhân khẩu: người STT Xã Tổng số hộ nghèo Số nhân khẩu 1 Nghĩa Mai 756 3026 2 Nghĩa Yên 700 2800 3 Nghĩa Lộc 579 2316 4 Nghĩa Lâm 568 2273 Nguồn: Số liệu thống kê, UBND huyện Nghĩa Đàn năm 2011 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 2.4.2. Các đặc trưng chủ yếu của các hộ điều tra Qua điều tra chúng tôi nhận thấy các hộ điều tra có các đặc trưng chủ yếu sau (bảng 2.7) Bảng 2.7: Những đặc trưng chủ yếu của các hộ nghèo được thống kê Đơn vị: ( SL: hộ, tỷ lệ: %) Chỉ tiêu Hộ nghèo Nghĩa Mai Nghĩa Yên Nghĩa Lộc Nghĩa Lâm SL (756) Tỷ lệ 100.0 SL (700) Tỷ lệ 100.0 SL (579) Tỷ lệ 100.0 SL (568) Tỷ lệ 100.0 1. Nhóm tuổi < 40 265 35.0 256 36.6 245 42.3 278 48.9 40-60 200 26.5 175 25.0 127 21.9 134 23.6 >60 291 38.5 269 38.4 207 35.8 156 27.5 2. Dân tộc Kinh 180 23.8 280 40.0 139 24.0 157 27.6 Dân tộc thiểu số 576 76.2 420 60.0 440 76.0 411 72.4 3. Theo giới Nam 605 80.0 560 80.0 377 65.1 455 80.1 Nữ 151 20.0 140 20.0 94 34.9 114 19.9 4. Nhóm ngành Thuần nông 750 99.2 687 98.2 568 98.1 550 96.8 Nông kiêm 5 0.7 10 1.4 7 1.2 15 2.6 Dịch vụ 1 0.1 3 0.4 4 0.7 3 0.6 5. Trình độ văn hóa Chưa TN tiểu học 91 12.0 88 12.6 58 10.0 69 12.1 TN tiểu học 200 26.5 99 14.1 100 17.3 75 13.2 TN THCS 445 58.9 478 68.3 396 68.4 402 70.8 TN THPT 20 2.6 35 5.0 25 4.3 22 3.9 6. Trình độ lao động Chưa qua đào tạo 746 98.7 692 98.9 567 97.9 553 97.4 Nghề ngắn hạn 10 1.3 8 1.1 12 2.1 15 2.6 Nghề dài hạn 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 Nguồn: Số liệu tổng hợp về thông tin hộ nghèo Phòng LĐ,TB&XH huyện Nghĩa Đàn năm 2011 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 2.4.2.1. Về độ tuổi của chủ hộ Số liệu ở bảng 2.7 cho thấy, tuổi chủ hộ của những hộ nghèo trong độ tuổi dưới 40 và trên 60 chiếm tỉ lệ cao nhất; từ 40 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp hơn đồng loạt ở bốn xã nghèo nhất trên. Cụ thể, dưới 40 tuổi và trên 60 tuổi ở xã Nghĩa Mai là 35.0% và 38.5%; Nghĩa Yên là 36.6% và 38.4; Nghĩa Lộc là 42.3% và 35.8%; Nghĩa Lâm là 48.9% và 27.5%. Từ 40-60 tuổi lần lượt ở Nghĩa Mai là 26.5%; Nghĩa Yên 25.5%; Nghĩa Lộc 21.9% và Nghĩa Lâm 23.6%. Sở dĩ như vậy vì dưới 40 tuổi nhiều hộ nghèo đang còn có con nhỏ, phụ nữ đang tuổi sinh đẻ hoặc mới lập gia đình, tách hộ mới nên phải chi tiêu nhiều, mức tích lũy còn hạn chế, chưa có đủ kinh nghiệm để tổ chức điều hành việc sản xuất, kinh doanh. Còn các hộ trên 60 tuổi, đa số các hộ sức khỏe yếu, bệnh tật, ốm đau, sức lao động giảm sút nên cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói nhiều. Trong khi đó chủ hộ nghèo ở độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi, chiếm tỉ lệ ít nhất. Nguyên nhân vì, trong khoảng từ 40 đến 60 tuổi là độ tuổi có đủ chín chắn để tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh; nguồn lao động trong hộ dồi dào cả về số lượng và chất lượng. Nên những gia đình này nếu có rơi vào hoàn cảnh nghèo đói thì cũng chiếm tỷ lệ ít hơn các hộ gia đình trong độ tuổi trên. 2.4.2.2. Thành phần dân tộc Qua thống kê ở bảng 2.7 cho thấy, thành phần dân tộc của hộ nghèo người Kinh chiếm tỷ lệ ít hơn hộ nghèo là dân tộc thiểu số. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo người Kinh và người Dân tộc thiểu số lần lượt ở các xã Nghĩa Mai là 23.8% và 76.2%; Nghĩa Yên là 40.0% và 60.0%; Nghĩa lộc là 24.0% và 76.0%; Nghĩa Lâm là 27.6% và 72.4%. Điều đó chứng tỏ rằng xét về thành phần dân tộc tỷ lệ hộ nghèo là dân tộc ít người chiếm khá lớn. Ở các xã miền núi huyện Nghĩa Đàn, trong khi những hộ gia đình người Kinh thường sống ở những vùng đất thuận lợi hơn, đi lại dễ dàng, gần điện, đường, trường, trạm, gần nơi trung tâm thị xã thì ngược lại các dân tộc ít người như Thái, Thổ, Thanhthường sống ở vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, đời sống mọi mặt rất khó khăn. Vì thế, cơ hội tiếp cận và sử dụng như thế nào cho có hiệu quả nhất các nguồn vốn được hỗ trợ là một vấn đề không đơn giản. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 2.4.2.3. Giới tính chủ hộ Qua thống kê của các ngành chức năng cho thấy chủ hộ nghèo là nam khá cao so với tỷ lệ hộ nghèo là nữ. Cụ thể, ở Nghĩa Mai tỷ lệ hộ nghèo là nam chiếm 80.0%, nữ là 20.0%. Nghĩa Yên là 80.0 % và 20.0%; Nghĩa Lộc là 65.1% và 34.9%; Nghĩa Lâm là 80.1% và 19.9%. Điều này lý giải một điều là trong gia đình, nam giới có thể là chủ gia đình, nhưng phụ nữ vẫn phải gánh chịu nhiều gánh nặng của nghèo đói. Số liệu điều tra tổng hợp ở bốn xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện đã một lần nữa khẳng định rằng: nguồn vốn được hỗ trợ về cho các hộ nghèo phải được xác định kỹ lưỡng các đặc điểm của những hộ đó về mọi mặt, trong đó có xác định giới tính để định hướng cách sử dụng vốn phù hợp, đạt hiệu quả cao. 2.4.2.4. Về ngành nghề Theo thống kê của bốn xã nghèo trên thì địa bàn điều tra có 3 nhóm nghề chính là: thuần nông, nông kiêm và dịch vụ. Tỷ lệ về cơ cấu ngành nghề giữa 3 nhóm nghề trên có sự chênh lệch nhau rõ nét. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo với nghề thuần nông chiếm đa số ( Nghĩa Mai là 99.2%; Nghĩa Yên là 98.2%; Nghĩa Lộc là 98.1%; Nghĩa Lâm là 96.8%). Xếp sau đó là những hộ nghèo theo nhóm ngành Dịch vụ chiếm tỷ lệ ít nhất ( Nghĩa Mai: 0.1%; Nghĩa Yên: 0.4%; Nghĩa Lộc: 0.7%; Nghĩa Lâm: 0.6%). Như vậy nhìn chung nghành nghề chủ yếu của các hộ nghèo được thống kê trên địa bàn là sản xuất nông nghiệp, các ngành khác chỉ là phụ hoặc nhỏ, lẻ. Vì vậy các cơ quan chức năng khi xem xét hỗ trợ vốn cho các hộ nông dân nghèo nên chú trọng đến sản xuất nông nghiệp là chính. 2.4.2.5.Trình độ văn hóa của chủ hộ Trình độ văn hóa của chủ hộ có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu khoa học - công nghệ, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ như thế nào cho có hiệu quả, cũng như cách chi tiêu khoa học, hợp lý. Kết quả điều tra cho thấy trình độ văn hóa của hộ nghèo rất thấp. Tỷ lệ hộ nghèo đã tốt nghiệp THPT chiếm một tỷ lệ rất nhỏ ( Nghĩa Mai: 2.6%; Nghĩa Yên: 5.0%; Nghĩa Lộc: 4.3%; Nghĩa Lâm: 3.9%) . Đại đa số các hộ nghèo ở 4 xã này có trình độ văn hóa là cấp 2 ( Nghĩa Mai: 58.9%; Nghĩa Yên: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 68.3%; Nghĩa Lộc: 68.4%; Nghĩa Lâm; 70.8%). Tỷ lệ hộ nghèo mới tốt nghiệp tiểu học vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao ( Nghĩa Mai: 26.5%; Nghĩa Yên: 14.1%; Nghĩa Lộc: 17.3%; Nghĩa Lâm: 13.2). Bên cạnh đó, vẫn còn khá nhiều hộ nghèo chưa tốt nghiệp tiểu học ( Nghĩa Mai: 12.0%; Nghĩa Yên: 12.6%; Nghĩa Lộc: 10.0%; Nghĩa Lâm: 12.1%). Trong thực tế, điều này là hợp lý vì đối với người dân miền núi ở 4 xã nghèo Nghĩa Mai, Nghĩa Yên, Nghĩa Lộc và Nghĩa Thọ vì việc học văn hóa là cả một vấn đề lớn. Với mật độ dân cư thấp, đường sá xa xôi, cách trở nên việc tổ chức lớp học hết sức khó khăn. Bên cạnh đó, cái đói, cái nghèo vừa là hậu quả đồng thời cũng là nguyên nhân làm cho người dân thất học. Theo nhận thức của người dân, kết quả của việc học chữ hiện tại không bằng việc lao động đem lại cân thóc, hạt ngô, củ khoai, củ sắn thì trình độ văn hóa của người dân thấp là điều dễ hiểu. Đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số như Thái, Thổ biết viết, biết đọc chữ phổ thông đã là một thành tích. Đặc điểm này cho thấy việc nâng cao trình độ văn hóa cho đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa là một khó khăn không nhỏ. Sự khác biệt về trình độ văn hóa của các hộ nghèo ở những địa bàn này cho thấy trình độ học vấn có mối quan hệ rất chặt chẽ với tình trạng đói nghèo. Việc nâng cao trình độ văn hóa cho các hộ gia đình ở nông thôn, nhất là các hộ nghèo là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp họ tiếp cận với trình độ kỹ thuật mới, phân tích được thông tin thị trường, từ đó có thể áp dụng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, tự thoát nghèo, giảm nghèo cho chính bản thân mình 2.4.2.6. Về trình độ lao động Qua số liệu đã thống kê (bảng 2.7) cho thấy trình độ lao động của những nông hộ nghèo ở 4 xã trên rất thấp. Lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất ( Nghĩa Mai: 98.7%; Nghĩa Yên: 98.9%; Nghĩa lộc: 97.9%; Nghĩa Lâm: 97.4%). Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo có Nghề ngắn hạn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, hầu như không đáng kể, cụ thể ( Nghĩa Mai: 1.3%; Nghĩa Yên; 1.1%; Nghĩa Lộc: 2.1%; Nghĩa Lâm; 2.6%) . Còn lại, tỷ lệ hộ nghèo có Nghề dài hạn là không có. Sở dĩ như vậy vì trình độ lao động gắn với trình độ văn hóa. Phải học hết văn hóa thì mới có điều kiện để học nghề và nâng cao kiến thức. Trong khi đó đa số những nông hộ nghèo này trình độ văn hóa rất thấp, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 chủ yếu chỉ mới tốt nghiệp Tiểu học và THCS thì lẽ đương nhiên việc học nghề là điều không thể. Mặt khác, những hộ nông dân nghèo này có hoàn cảnh rất khó khăn về kinh tế, sống trong môi trường xã hội kém phát triển, đường sá đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu nên việc được qua một trường lớp đào tạo nghề nào đó là điều khó khăn. Chính vì vậy, chính sách hỗ trợ vốn cho người nghèo ở những địa bàn này đầu tư sản xuất nông nghiệp cũng phải đồng nghĩa với việc khuyến khích và tạo điều kiện cho những hộ nông dân này tiếp thu, nâng cao trình độ và sự hiểu biết trong sản xuất nông nghiệp. 2.5. VỐN ĐẦU TƯ CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 2.5.1. Nguồn vốn Đối với các hộ nghèo ở huyện Nghĩa Đàn nói chung, ở 4 xã nghèo nhất huyện nói riêng thì một trong những nguyên nhân chính gây đói nghèo chính là do thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh ( trong nông nghiệp). Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải giải quyế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_tao_lap_va_su_dung_von_cho_cac_ho_nong_dan_ngheo_huyen_nghia_dan_tinh_nghe_an_3365_1909319.pdf
Tài liệu liên quan