Luận văn Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Cần phải xây dựng được đường lối chiến lược phát triển KT - XH, đặc biệt

là chiến lược về giải quyết vấn đề lao động và việc làm cho thanh niên một cách

đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Vấn đề này phải được

thể hiện rõ trong quá trình dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp thị xã Hương

Thủy nhiệm kỳ 2015 - 2020.

- Tuyên truyền sâu rộng, làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các

cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và trong toàn thể nhân dân về chủ trương đường

lối phát triển KT - XH, tạo mới việc làm của vùng; khuyến khích, động viên các

thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, mỗi gia đình và mỗi người lao động tự tạo

việc làm cho mình và cho xã hội.

- Các cấp ủy đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức chính trị, xã hội (Công

đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh) và các tổ

chức xã hội khác tích cực vận động các hội viên của tổ chức mình hăng hái thi đua,

giúp đỡ lẫn nhau phát triển sản xuất, tạo mới việc làm cho thanh niên.

- Chấn chỉnh nhiệm vụ, nội dung chương trình, cơ cấu ngành nghề đào tạo

của các trường dạy nghề, các trung tâm và cơ sở dạy nghề trên địa bàn, nhằm đảm

bảo nguồn nhân lực sau khi được đào tạo đáp ứng được nhu cầu của thị trường sức

lao động cả về chất lượng và cơ cấu nghề nghiệp.

- Có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư những ngành nghề có khả năng giải

quyết việc làm cho số đông lao động phổ thông. Đồng thời chú trọng phát triển song

song ngành nghề ở cả hai lĩnh vực: truyền thống (doanh nghiệp vừa và nhỏ) lẫn hiện

đại (doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến) cả ở nông thôn và thành thị để thu hút lao

động trẻ ở nông thôn.

- Tăng cường quản lý nhà nước bằng chính sách, pháp luật đối với mọi hoạt

động liên quan đến các vấn đề tạo mới việc làm. Đảm bảo mọi hoạt động như: tư vấn,

hỗ trợ, đào tạo, sản xuất kinh doanh được tự do, thông thoáng trong khuôn khổ của

pháp luật quy định. Xử lý nghiêm minh theo luật định đối với bất kỳ tổ chức và cá

nhân nào có hành vi vi phạm đến chính sách lao động và việc làm.

 

pdf105 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p tục bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển bền vững của quê hương. Những đặc điểm nêu trên về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đã tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Hương Thuỷ cũng như quá trình giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là thanh niên ở nông thôn. Hương Thuỷ có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng với với vị trí địa lý và mạng lưới giao thông thuận lợi, thị xã Hương Thủy có điều kiện phát triển kinh tế nhiều ngành nghề với nhiều loại sản phẩm đặc sản của từng vùng và trên nhiều lĩnh vực: Nông, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt trong việc lưu thông hàng hóa, giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội với các vùng, miền. Điều kiện khí hậu, thời tiết, địa hình, đất đai, thủy văn thích hợp để phát triển nông, lâm nghiệp đa dạng và các hoạt động dịch vụ kèm theo. Bên cạnh đó, địa hình vùng đồi núi đan xen hệ thống sông suối và nhiều hồ, đập chứa nước là điều kiện để phát triển thủy sản và xây dựng nhiều trang trại tổng hợp gắn với dịch vụ, du lịch sinh thái. Ngoài ra, còn có khoáng sản (quặng sắt) để phát triển công nghiệp. Đất đai của thị xã đầy đủ các loại hình, trong đó các xã vùng gò đồi chiếm một số lượng lớn, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế trang trại và là nguồn quan trọng cho các ngành kinh tế của tỉnh, trong đó có nguyên liệu giấy và gỗ tái sinh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 Có nhiều cơ sở kinh tế của tỉnh đóng trên địa bàn thị xã như Khu công nghiệp tập trung Phú Bài là một trong những trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh. Đây là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh như các lăng, tẩm, đền thờ, miếu mạo và có công trình Hồ Tả trạch đang trong quá trình thi công là những tiềm năng và lợi thế thu hút đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ du lịch. Hương Thuỷ có lực lượng lao động trẻ, dồi dào, số lao động có độ tuổi từ 15 đến 24 bổ sung vào lực lượng lao động của thị xã hằng năm khoản 15% với trình độ học vần khá; tỷ lệ lao động nông nghiệp ngày càng giảm và lao động dịch vụ, công nghiệp có chiều hướng gia tăng. Giáo dục, y tế tương đối bảo đảm; kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện ngày càng hoàn thiện bảo đảm cho người dân sinh hoạt và sản xuất lưu thông hàng hóa. Với những tiềm năng và lợi thế đó, trong tương lai thị xã Hương Thủy sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, du lịch, nông nghiệp – công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, trước mắt ngành công nghiệp xây dựng vẫn là chủ đạo. * Khó khăn Do nằm trong dãi đất hẹp miền trung nên thị xã Hương Thủy cũng chịu những tác động của thời tiết khắc nghiệt, mùa hạ gió Tây - Nam khô nóng gây khó khăn cho đời sống và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Hương Thuỷ có địa hình phức tạp, độ dốc lớn từ Tây sang Đông, kết hợp lượng mưa phân bổ không đều gây nên hiện tượng xói mòn, đất canh tác bị rửa trôi ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, gây khó khăn cho ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và kết cấu hạ tầng. Nguồn tài nguyên thị xã phong phú, nhưng ở dạng tiềm năng, muốn khai thác được phải có sự đầu tư lớn cả về vốn và khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, vốn của người dân phần lớn còn thấp, họ còn ít có điều kiện tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thị trường bấp bênh, không chủ động. Ngoài ra, nhìn chung trình độ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 dân trí chưa cao nên chỉ có thể tổ chức sản xuất qui mô nhỏ, chưa đủ trình độ để sản xuất lớn. Người dân Hương Thuỷ có truyền thống yêu nước, cần cù, thông minh, hiếu học, rất đoàn kết đùm bọc nhau trong cuộc sống, Đây là một thế mạnh để phát triển. Tuy nhiên, người dân Hương Thuỷ vẫn còn nặng tư tưởng dễ thoả mãn, tư duy kinh tế, nhất là sự thích ứng với kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường chưa cao. Đối tượng này phần lớn tập trung ở nông thôn, chính vì vậy họ thường cam chịu với hoàn cảnh kinh tế của mình, thụ động trong tìm kiếm việc làm. Một bộ phận dân cư khác còn nặng tư tưởng phải được làm việc trong biên chế nhà nước nên chưa mạnh dạng tiếp cận những cơ hội, việc làm trong các lĩnh vực khác Tất cả những yếu tố trên đã tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như giải quyết việc làm cho thanh niên cả về đào tạo nghề, tạo mới việc làm và nâng cao chất lượng việc làm cho người lao động nhất là thanh niên ở nông thôn trên địa bàn thị xã. 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn các xã nông thôn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên Địa bàn nghiên cứu của luận văn về tạo việc làm cho thanh niên được thực hiện trên 7 xã nông thôn thuộc thị xã Hương Thuỷ, bao gồm các xã: Dương Hòa, Phú Sơn, Thủy Bằng, Thủy Phù, Thuỷ Tân, Thuỷ Thanh và Thuỷ Vân. Các xã đang nghiên cứu có đặc điểm tự nhiên giống như đặc điểm của thị xã, bao quanh trung tâm đô thị, được bố trí khắp các vùng từ vùng gò đồi phía Tây và vùng đồng bằng ở phía Đông, được phân chia rõ theo từng khu vực. Các xã thuộc vùng gò đồi bao gồm các xã Phú Sơn, Dương Hoà, Thuỷ Bằng, các xã thuộc vùng nông thôn sát với đô thị thành phố Huế gồm đơn vị Thuỷ Vân, Thuỷ Thanh, các xã nông thôn sát khu công nghiệp và giáp ranh đơn vị Phú Vang gồm Thuỷ Phù, Thuỷ Tân. Địa hình các xã được nghiên cứu bao gồm vùng đồi núi và vùng đồng bằng có đặc điểm khác biệt về điều kiện địa hình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 Vùng đồi núi nằm ở phía Tây Nam thị xã, bao gồm gồm 3 xã Phú Sơn, Dương Hoà, Thuỷ Bằng, vùng này gồm những dải đồi với độ cao trung bình từ 400 – 500m, với diện tích 31.754,18 ha, chiếm 69,6% so với tổng diện tích của thị xã. Cư dân ở đây sinh sống bằng nghề trồng rừng, làm rẫy, trồng trọt và dịch vụ. Thổ nhưỡng của các xã trên có đặc điểm chung là độ phì ít, nghèo chất dinh dưỡng, tầng đất màu không dày, độ dốc trung bình 7-10%, thường có hiện tượng rửa trôi, xói mòn. Vùng đồng bằng nằm về phía Đông của thị xã bao gồm 4 xã Thuỷ Vân, Thuỷ Thanh, Thuỷ Tân, Thuỷ Phù. Địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình từ 2 – 5m so với mặt nước biển. Diện tích các xã tương đối nhỏ hẹp, với diện tích 4.760,8 ha, chiếm 10,5% so với tổng diện tích của thị xã Hương Thủy. Đây là nơi tập trung dân cư và các cơ sở hạ tầng kinh tế chủ yếu của thị xã. Tiềm năng đất đai của địa bàn nghiên cứu thể hiện chủ yếu trên phương diện khai thác sử dụng đất lâm nghiệp, nông nghiệp theo chiều sâu (thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng) và mở rộng diện tích đất cây hàng năm, cây lâu năm, trồng rừng từ nguồn đất chưa sử dụng. Trong giai đoạn phát triển mạnh kinh tế - xã hội, do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực khác, quỹ đất hiện đang phân bổ cho các mục đích phi nông nghiệp còn thấp so với nhu cầu phát triển, do đó việc chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là không thể tránh khỏi. Đồng thời xác định và cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực để bố trí, sắp xếp chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cho phù hợp. Bảng 2.6: Hiện trạng sử dụng đất ở địa bàn nghiên cứu năm 2013 Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã 45.602,07 100 2. Tổng diện tích đất tự nhiên của địa bàn nghiên cứu 36.514,29 80,1 Trong đó: (So với tổng diện tích đất tự nhiên) - Đất sản xuất nông nghiệp 3.091,38 6,8 - Đất lâm nghiệp 26.107,77 57,3 - Đất chuyên dùng 5.796,89 12,7 - Đất ở 758,48 1,67 (Nguồn: Niên giám thống kê thị xã năm 2013) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Các xã ở địa bàn nghiên cứu có các loại đất chính sau: Nhóm đất phù sa: được phân bổ tại các xã Thuỷ Bằng, Thuỷ Thanh, Thuỷ Vân, Thuỷ Phù. Đất này được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa. Ở Hương Thuỷ do các dòng chảy ngắn và dốc nên sản phẩm bồi tích thường thô, thành phần cơ giới nhẹ. Nhóm Đất biến đổi do trồng lúa (Lp): Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, độ dốc nhỏ hơn 30 độ. Đất này được hình thành do sản phẩm phong hoá đá mẹ khác nhau và được cải tạo thành những chân ruộng trồng lúa Nhóm Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Đây là loại đất có diện tích lớn nhất, phân bố tập trung tại các xã Dương Hoà, Phú Sơn, Thuỷ Phù, ở phần lớn có ở địa hình dốc (>15o). Đất này được hình thành do sản phẩm phong hóa của đá sét. Đất có màu đỏ vàng, thành phần cơ giới nặng, độ phì nhiêu tự nhiên trung bình, khả năng thấm nước và giữ nước. Khí hậu địa bàn nghiên cứu nằm gọn trong vĩ độ nhiệt đới nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa. Điều kiện nhiệt phong phú. Nhiệt độ trung bình năm 25,20C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất < 200C. Điều kiện ẩm dồi dào. Tổng lượng mưa năm từ 2.800 - 3.200mm. Độ ẩm không khí trung bình: 83 - 84%. Bị thiếu ẩm trong 5 tháng, từ tháng 4 đến tháng 8. Các xã trên địa bàn thị xã có tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, là vùng sản xuất lượng thực, nuôi trồng thuỷ sản phục vụ cho thị xã Hương Thủy và thành phố Huế. Địa bàn nghiên cứu có hệ thống giao thông, hạ tầng tương đối đồng bộ, phần lớn hệ thống giao thông được nhựa cứng và bê tông hoá, hệ thống điện, cấp nước khá phát triển, từng bước hiện đại hoá, phủ kín tại các xã. Số hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 97%. 2.1.2.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội Kinh tế của địa bàn 7 xã nghiên cứu không ngừng phát triển với tốc độ tăng tưởng kinh tế cao, góp phần thúc đẩy kinh tế thị xã phát triển. Các xã đã phát huy lợi thế về vị trí địa lý, tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập hiệu quả. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Các thành tựu đạt được của thị xã được thể hiện ở một số chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế của Hương Thủy như sau: - Tăng tưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: giai đoạn 2010 – 2013, các xã thuộc thị xã có sự tăng tưởng kinh tế vào mức khá, đặc biệt công nghiệp, dịch vụ có nhiều bứt phá. Từ chỗ trước đây, ngành nông nghiệp chiếm hơn 70% giá trị tổng sản phẩm tại địa bàn, đến nay, ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã phát triển thay thế vị trí của ngành nông nghiệp, chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm trên điạ bàn. Giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt 13,7%, trong đó dịch vụ đạt 10,25%/năm, khu vực công nghiệp – xây dựng đạt 14,95%, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 2,15%/ năm. Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2013 đạt 54,2 triệu đồng, tăng 2,1 lần so với năm 2010, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh. Đây là thời kỳ tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh công nghiệp, tạo các nền tảng mới cho thời kỳ phát triển tiếp theo. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế chung trên địa bàn toàn thị xã thì tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm ưu thế tuyệt đối, năm 2010 chiếm 83,09, năm 2013 chiếm 86,89%, khu vực dịch vụ chiến 7,97% (năm 2010: 9,59%), tỷ trọng nông nghiệp còn 5,14% (2010: 7,32%). Nhìn chung, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, có bước tiến bộ, lĩnh vực dịch vụ đang từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của thị xã. Tại địa bàn nghiên cứu, kinh tế phát triển chủ yếu là nông nghiệp (Sảng xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp có chuyển biến đáng kể theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, đặc biệt là sản xuất cây lương thực. Tuy không là thế mạnh, diện tích chỉ chiếm 5% so với tổng diện tích tự nhiên; song nó đã bảo đảm một phần lương thực cho dân cư và vẫn có nét riêng, độc đáo, có cây ăn quả đặc sản Thanh Trà, tiêu có chè Tuần nổi tiếng... Lĩnh vực phát triển chăn nuôi tại các xã trên địa bàn trong những năm qua có nhiều biến chuyển tốt, nhưng không đồng nhất giữa các loại vật nuôi, chủ yếu là ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 chăn nuôi đại gia súc như: Trâu, bò, dê, lợn và gia cầm. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp là 32% Lâm nghiệp với diện tích rừng sản xuất chiếm gần 52% diện tích tự nhiên, trong đó rừng trồng sản xuất (chủ yếu keo lai và một ít diện tích thông lấy nhựa) chiếm đến 63%, tập trung chủ yếu ở Dương Hoà, Phú Sơn, Thuỷ Bằng, Thuỷ PhùNăm 2013, kinh tế trồng rừng phát triển mạnh, hiệu quả kinh tế cao đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân tại các xã Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các xã có chiều hướng phát triển mạnh, vì thế, nguồn thu nhập của địa phương chủ yếu từ lượng lao động làm việc tại Khu công nghiệp Phú Bài, các cơ sở công nghiệp ...và thu từ phí khác. Dịch vụ: Tùy theo điều kiện mỗi xã trong vùng, dịch vụ đi theo chiều hướng khác nhau. Ở Phú Sơn và Dương Hòa, Thuỷ Phù hoạt động lĩnh vực nông - lâm nghiệp là chủ yếu nên những dịch vụ như trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác rừng,... còn thương mại thì chỉ buôn bán nhỏ lẻ không đáng kể. Ngược lại, ở Thủy Bằng, Thủy Vân, Thủy Thanh gần thành phố, thị tứ, khu công nghiệp... nên dịch vụ ăn uống, giải khát, mua bán hàng lưu niệm, dịch vụ thương mại... phát triển mạnh ngoài những dịch vụ vận tải, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng... - Tình hình dân số, lao động trên địa bàn nghiên cứu Theo số liệu thống kê năm 2013 cho thấy, địa bàn nghiên cứu có 42.943 người, trong đó: nam 18.470 người, nữ có 20.919 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 3,99%0; năm 2013 là 12,97%0. Tỷ suất sinh hiện nay là 17,70%0, tỷ suất tử là 4,73%0. Bảng 2.7: Tình hình dân số nông thôn tại địa bàn nghiên cứu qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 1. Tổng số dân nông thôn Người 41.598 41.913 42.348 42.944 3. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên %o 3,99 11,50 13,77 12,97 4. Tỷ suất sinh %o 6,44 16,63 18,82 17,70 5. Tỷ suất tử %o 2,45 5,13 5,05 4,73 6. Tổng số hộ Hộ 9.931 9.982 10.008 10.080 (Nguồn: Niên giám thống kê Hương Thủy năm 2013) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 Dân số thành thị tăng nhanh theo quá trình đô thị hóa và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dân số thị xã, còn dân số nông thôn có xu hướng giảm. Hiện nay, với việc đẩy mạnh quá trình đô thị hóa thì dân số của thành thị sẽ tiếp tục gia tăng. Năm 2010, tổng số dân ở 7 xã nông thôn của thị xã Hương Thủy có 41.598 người, năm 2013 tăng lên nhẹ, chỉ đạt ở mức 42.944 người. 2.2. Thực trạng việc làm cho thanh niên nông thôn ở thị xã Hương Thủy trong những năm qua 2.2.1. Tình hình việc làm thanh niên tại địa bàn nghiên cứu 2.2.1.1.Về số lượng thanh niên nông thôn trên địa bàn Theo báo cáo của Phòng LĐTB&XH, toàn thị xã Hương Thuỷ năm 2013 có 11.561 thanh niên, trong đó có 4.820 đoàn viên và 6.130 hội viên đang sinh hoạt tại 29 tổ chức Đoàn, chi đoàn cơ sở và 16 tổ chức Hội LHTN Việt Nam các cấp. Trong tổng số lao động thanh niên trên địa bàn thị xã Hương Thủy, số lượng lao động thanh niên nông thôn tại 7 xã nghiên cứu chiếm 44,1% tổng số thanh niên toàn thị xã. Cụ thể như sau: Bảng 2.8. Số lượng thanh niên nông thôn (16 – 30 tuổi) tại địa bàn nghiên cứu (ĐVT: Người) Năm Đơn vị 2010 2011 2012 2013 1. Xã Thủy Thanh 1.050 1.115 1.110 960 2. Xã Thủy Bằng 1.022 1.320 1.012 899 3. Xã Thủy Phù 1.600 1.700 1.535 1.327 4. Xã Phú Sơn 275 270 280 265 5. Xã Thủy Tân 640 642 652 618 6. Xã Dương Hòa 250 260 237 228 7. Xã Thủy Vân 588 879 660 582 Tổng Cộng 5.425 6.186 5.486 4.879 (Nguồn: Số liệu Phòng LĐTB&XH thị xã) Số lượng thanh niên nông thôn phản ánh yếu tố cung lao động trẻ nông thôn cho thị trường lao động. Nhìn vào bảng số lượng thanh niên nông thôn trên địa bàn nghiên cứu ta thấy: năm 2010 tổng số thanh niên nông thôn thị xã Hương Thủy đạt mức 5.425 người, sang năm 2011 tăng lên 6.186 người và qua năm 2012-2013 giảm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 dần xuống còn 4.879 người. Điều này chứng tỏ số lượng thanh niên nông thôn trên địa bàn ngày càng giảm, đây có thể là do sự già hóa dân số hoặc do việc điều tra dân số tại địa phương đã loại trừ các thanh niên đi học hoặc đi làm ở ngoài địa phương. Nhìn vào cơ cấu thanh niên nông thôn trên địa bàn theo địa phương cư trú ta thấy qua các năm, tổng số thanh niên nông thôn xã Thủy Phù là có số lượng lớn nhất, tiếp đó là xã Thủy Thanh, Thủy Bằng, Thủy Tân và Thủy Vân, xã Phú Sơn và xã Dương Hòa là các xã có số thanh niên nông thôn thấp nhất. Điều này cũng là do dân cư ở các vùng này thưa thớt, dân số ít nên số lượng thanh niên vì vậy cũng ít. + Cơ cấu thanh niên nông thôn theo giới tính: Cũng như nhiều huyện, thị, thành phố khác trong tỉnh, nhìn chung ở địa bàn nông thôn thị xã Hương Thuỷ, lực lượng lao động thanh niên nam tham gia vào thị trường lao động lớn hơn lao động thanh niên nữ và đang có chiều hướng tăng lên. Cụ thể như sau: Bảng 2.9: Giới tính của thanh niên nông thôn TX. Hương Thủy năm 2013 (ĐVT: Người) Địa phương Tổng sốkhẩu Số thanh niên Giới tính Nam % Nữ % 1. Xã Thủy Thanh 4.692 960 547 57,03 412 42,97 2. Xã Thủy Bằng 3.924 899 517 57,51 382 42,49 3. Xã Thủy Phù 6.119 1.327 779 58,72 548 41,28 4. Xã Phú Sơn 870 265 190 71,85 75 28,15 5. Xã Thủy Tân 2.229 618 452 73,15 166 26,85 6. Xã Dương Hòa 840 228 140 61,70 87 38,30 7. Xã Thủy Vân 3.307 582 358 61,57 224 38,43 Tổng Cộng 21.981 4.879 2.985 61,19 1.894 38,81 (Nguồn:Phòng LĐTBXH thị xã Hương Thủy ) Tỷ lệ giới tính của thanh niên nông thôn thị xã Hương Thủy năm 2013 có sự chênh lệch. Các xã Thủy Thanh, Thủy Bằng, Thủy Phù, Thủy Vân và Dương Hòa có tỷ lệ nam nữ xấp xỉ nhau, nhưng nam vẫn chiếm số đông, khoảng 60%, nữ 40%. Còn 2 xã Phú Sơn và Thủy Tân có số thanh niên nam chiếm tới hơn 70%, nữ chỉ chiếm dưới 30%. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy vì tỷ lệ nam nữ trên địa bàn toàn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 thị xã có sự chênh lệch đáng kể; dân số nông thôn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số dân toàn thị xã, trong khi đó lao động nam của Hương Thuỷ vẫn tập trung phần lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng dẫn đến lực lượng lao động nam cao hơn lao động nữ trong nhiều năm qua. 2.2.1.2. Về chất lượng của thanh niên tại địa bàn nghiên cứu Trình độ học vấn của lực lượng lao động là một trong những tiêu chí cơ bản, là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng, khả năng hiệu quả của người lao động và tình trạng phát triển nguồn nhân lực của mỗi địa phương. Chất lượng lao động thanh niên biểu hiện chủ yếu ở trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật. Trong thời đại ngày nay, khi khoa học đã thâm nhập vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội thì trình độ học vấn càng trở nên quan trọng. Người lao động chỉ có thể tìm được việc làm khi họ có trình độ học vấn cao và có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Bảng 2.10: Trình độ học vấn của thanh niên nông thôn thị xã Hương Thủy qua các năm 2010-2013 (ĐVT: người) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Chưa tốt nghiệp tiểu học 304 5,60 302 4,88 306 5,58 227 4,65 2. Tốt nghiệp tiểu học 3.109 57,31 3.508 56,71 3.202 58,37 1.904 52,39 3. Tốt nghiệp THCS 595 10,97 893 14,44 587 10,70 380 21,34 4. Tốt nghiệp THPT 1.417 26,12 1.483 23,97 1.391 25,36 1.215 21,62 Tổng 5.425 100,00 6.186 100,00 5.486 100,00 4.879 100,00 (Nguồn:Phòng LĐTBXH thị xã Hương Thủy) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Qua bảng 2.10 về trình độ học vấn ta thấy: trình độ học vấn của thanh niên nông thôn thị xã Hương Thủy khá tốt. Cụ thể, số thanh niên chưa tốt nghiệp tiểu học chỉ chiếm số lượng nhỏ. Năm 2010, toàn bộ 7 xã nông thôn có 5,6% thanh niên chưa tốt nghiệp tiểu học, năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống còn 4,88%, năm 2012 tỷ lệ chưa tốt nghiệp tiểu học lại tăng lên mức 5,8%, và tới năm 2013 con số này giảm xuồng chỉ còn 4,65%. Số thanh niên tốt nghiệp tiểu học chiếm tỷ lệ nhiều nhất, trên 50% toàn bộ thanh niên nông thôn của thị xã. Đây cũng là do chương trình phổ cập tiểu học đã tác động tốt, xóa mù chữ cho các thanh niên nông thôn, kể cả vùng sâu, vùng xa. Số thanh niên nông thôn thị xã Hương Thủy tốt nghiệp THCS năm 2010 chỉ đạt 10,97%, tăng lên 21,34% vào năm 2013. Còn lại tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp THPT bị giảm sút, năm 2010 đạt 26,12%, giảm còn 21,62% vào năm 2013. Điều này cần được các cơ quan ban ngành chức năng và chính bản thân người thanh niên chú ý điều chỉnh nhằm nâng cao trình độ học vấn của mình để đáp ứng cho nhu cầu công việc và hội nhập với sự phát triển chung của cả nước. Và hơn hết là để tạo điều kiện dễ tìm kiếm việc làm và giảm thất nghiệp cho thanh niên. Cụ thể qua bảng 2.11, khi phân theo địa phương cư trú ta thấy được xã Phú Sơn và Thủy Phù là 2 xã có số thanh niên nông thôn chưa tốt nghiệp tiểu học cao nhất thị xã, lần lượt là 10,94 và 8,14%. Tuy nhiên số thanh niên tốt nghiệp THCS và THPT của 2 xã này lại khá thấp. Thấp nhất là xã Phú Sơn với tỷ lệ tốt nghiệp THCS và THPT lần lượt là 9,05 và 8,3%. Đây là xã vùng gò đồi, điều kiện kinh tế còn khó khăn, việc cho con theo học hết cấp 3 cũng vì thế mà bị cản trở. Các xã Thủy Thanh, Thủy Bằng, Thủy Vân và Dương Hòa có tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp THCS và THPT đông hơn, đây cũng chính là kết quả của sự nỗ lực của chính quyền địa phương các xã này cũng như bản thân các hộ dân nông thôn ở đây trong việc xóa mù chữ và nâng cao trình độ học vấn cho bộ phận thanh niên, mầm xanh tương lai của đất nước. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Bảng 2.11: Trình độ học vấn của thanh niên nông thôn thị xã Hương thủy năm 2013 (ĐVT: Người) Địa bàn Số thanh niên nông thôn Chưa tốt nghiệp tiểu học Tỷ lệ (%) Tốt nghiệp Tiểu học Tỷ lệ (%) Tốt nghiệp THCS Tỷ lệ (%) Tốt nghiệp THPT Tỷ lệ (%) 1. Xã Thủy Thanh 960 23 2.40 477 49.72 281 29.28 179 18.65 2. Xã Thủy Bằng 899 26 2.89 385 42.78 270 30.02 218 24.24 3. Xã Thủy Phù 1.327 108 8.14 719 54.19 255 19.22 245 18.46 4. Xã Phú Sơn 265 29 10.94 190 71.66 24 9.05 22 8.30 5. Xã Thủy Tân 618 24 3.88 341 55.16 95 15.37 158 25.56 6. Xã Dương Hòa 228 5 2.20 126 55.36 31 13.62 66 29.00 7. Xã Thủy Vân 582 12 2.06 318 54.63 85 14.60 167 28.69 Tổng 4.879 227 4.65 2.556 52.39 1.041 21.34 1.055 21.62 (Nguồn:Phòng LĐTBXH thị xã Hương Thủy) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Bảng 2.12: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của thanh niên qua các năm 2010-2013 (ĐVT: Người) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1. Chưa qua đào tạo 1.949 35,92 2.262 36,57 2.107 38,41 1.799 36,87 2. CN kỹ thuật không có bằng 509 9,38 582 9,40 524 9,55 459 9,41 3. Đào tạo dưới 3 tháng 1.185 21,84 1.131 18,29 924 16,84 1.030 21,11 4. Sơ cấp nghề 980 18,06 1.314 21,24 773 14,09 882 18,08 5. Có bằng nghề dài hạn 21 0,39 32 0,52 14 0,26 19 0,40 6. Trung cấp nghề 112 2,07 127 2,05 72 1,31 100 2,06 7. Trung học chuyên nghiệp 195 3,59 222 3,59 141 2,57 176 3,60 8. Cao đẳng nghề 15 0,29 16 0,25 44 0,80 12 0,25 9. Cao đẵng chuyên nghiệp 116 2,14 127 2,06 477 8,69 101 2,07 10. Đại học 336 6,19 366 5,92 401 7,31 291 5,96 11. Thạc sĩ 7 0,12 7 0,11 8 0,15 9 0,18 12. Tiến sĩ 1 0.01 1 0,01 1 0,02 1 0,02 Tổng 5.425 100,00 6.186 100,00 5.486 100,00 4.879 100.00 (Nguồn: Phòng LĐTBXH thị xã Hương Thủy) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 Tuy nhiên, trình độ học vấn chung của địa bàn nông thôn thị xã Hương Thủy còn thấp, điều này phản ánh những khó khăn mà chính quyền địa phương thị xã sẽ gặp phải trong thời gian tới. Ngoài ra, trình độ học vấn thấp còn ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của bản thân các thanh niên này cũng như tình hình kinh tế xã hội chung của địa bàn nông thôn thị xã. Tương lai, thị xã cần có những giải pháp nhằm giải quyết hiện trạng này. Ngoài trình độ học vấn của người lao động thì trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng và khả năng hoàn thành công việc của người lao động. Qua bảng trên ta thấy trình độ nghề của thanh niên nông thôn thị xã Hương Thủy còn khá thấp. Số thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo còn cao, chiếm trên 35% toàn bộ thanh niên nông thôn thị xã. Ngoài ra, số thanh niên nông thôn đã học qua đào tạo nghề dưới 3 tháng cũng chiếm số đông, xấp xỉ 20%, còn lại là các thanh niên có trình độ sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng và đại học. + Thực trạng lao động thanh niên nông thôn theo độ tuổi Qua báo cáo của UBND thị xã qua các năm cho thấy, số người tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi Đoàn thanh niên, Hội LHTN từ 16 đến 30 tuổi của thị xã là 42,29%; đa số lao động còn lại tập trung ở nhóm tuổi từ 30 tuổi trở lên, chiếm 57,71% (Năm 2014). Ở độ tuổi này, nhìn chung người lao động đã có việc làm khá ổn định và đã trích luỹ được tri thức, kinh nghiệm cần thiết cho quá trình lao động sản xuất. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, ( chẳn hạn do chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất, lối canh tác tuyền thống không phát huy hiệu quả, trình độ tay nghề, chuyên môn kỷ thuật chưa phù hợp...) một bộ phận thanh niên không tìm được việc làm. Giải quyết việc làm cho người lao động nhất là độ tuổi từ 30 tuổi trở lên cũng gặp nhiều trở ngại do khả năng chuyển đổi, thích ứng của người lao động với nghề mới và việc đào tạo nghề mới cho đối tượng này gặp nhiều khó khăn hơn so với lực lượng lao động tuổi thanh niên từ 16 đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_tao_viec_lam_cho_thanh_nien_nong_thon_tai_thi_xa_huong_thuy_tinh_thua_thien_hue_9941_19093.pdf
Tài liệu liên quan