Luận văn Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước chdcnd lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ giai đoạn 2017 - 2020

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU . vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU LUẬN VĂN . viii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI VÀO ĐỊA PHƯƠNG .6

1.1. Khái quát về đầu tư và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .6

1.1.1. Một số khái niệm.6

1.1.2. Đặc điểm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài .10

1.1.3. Ý nghĩa của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .14

1.2. Nội dung thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương .15

1.2.1. Hoạt động xúc tiến đầu tư .15

1.2.2. Xây dựng môi trường đầu tư.15

1.2.3. Các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương16

1.2.4. Cơ cấu thu hút vốn FDI vào địa phương.19

1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

tại địa phương.21

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa

phương .23

1.3.1. Các nhân tố môi trường kinh tế vĩ mô .23

1.3.2. Các nhân tố của địa phương tiếp nhận vốn FDI.25

1.3.3. Các nhân tố liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài .28

1.3.4. Các nhân tố đặc thù ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ.29

1.4. Kinh nghiệm của một số nước châu Á và các tỉnh, thành phố tại CHDCND

Lào trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .32

pdf104 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước chdcnd lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ giai đoạn 2017 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hằm giúp các dự án FDI quy mô lớn triển khai nhanh chóng, góp phần giải ngân vốn đã đăng ký. 1.4.3. Bài học rút ra cho tỉnh Savannakhet Thứ nhất, môi trường kỉnh tế, chính trị - xã hội phải ổn định và tăng cường vai trò của chính quyền địa phương Điều kiện tiên quyết để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài là cần có sự ổn định về chính trị - xã hội và môi trường kinh tế. Sự ổn định này sẽ hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính quyền địa phương cần làm tốt việc kiểm tra các thủ tục cấp giấy phép đầu tư, nắm chắc thông tin về đối tác, công nghệ, xem xét cụ thể về quy mô diện tích, địa điểm xây dựng các dự án cho phù họp. Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và địa phương liên quan cũng như với các cơ quan Trung ương trong việc thẩm tra, cấp phép các dự án đầu tư và theo dõi, đôn đốc các dự án đầu tư sau cấp phép. Mặc dù đã phân cấp thẩm quyền nhưng vẫn rất cần sự phối họp thông tin giữa địa phương với Trung ương. Điều này đặc biệt quan trọng nhằm tránh các dự án “bong bóng”, tức là các dự án được thổi phồng lên với mục đích nhanh chóng có được giấy phép đầu tư từ phía chính quyền địa phương, phô trương thanh thế để huy động vốn và nhất là được cấp nhiều đất. Thứ hai, cần chú trọng và tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài Đẩy mạnh xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, vấn đề này được các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài quan tâm hàng đầu. Với một kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh và hiện đại sẽ đảm bảo thực hiện di chuyển vốn nhanh và kịp thời ứng phó với những biến động của thị trường. Tăng cường chất lượng cơ sở hạ tầng giúp giảm chi phí kinh doanh cho các nhà đầu tư là yêu cầu cấp bách, không chỉ có tác dụng thu hút thêm các dự án FDI mà còn giữ chân những dự án đang hiện hữu. Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nên huy động từ nhiều nguồn khác nhau: vốn ngân sách, vay thương mại, phát hành ừái phiếu, khuyến khích vốn tư nhân đầu tư cho các dự án Nhà nước.. .cần có quy chế ưu đãi rõ ràng, cụ thể và đủ sức hấp dẫn đối với các hình thức đầu tư khác nhau vào các dự án, lĩnh vực trọng điểm. Phát 38 triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, tăng thu hút vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng... Thứ ba, thủ tục hành chính cần đơn giản, gọn nhẹ Phải thường xuyên rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư để vừa khuyến khích các nhà đầu tư vừa đảm bảo phù họp với các quy định chung của Nhà nước, tránh trường họp “xé rào” trong thủ tục hành chính nhưng sau đó phải dừng lại, gây mất lòng tin đối với các nhà đầu tư. Các thủ tục hành chính cằn công khai hoá, minh bạch hoá và được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo thông tin đến với các nhà đầu tư nước ngoài một cách thuận lợi nhất. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực FDI, đơn giản hoá thủ tục thẩm định và cấp phép đầu tư, kiên quyết xử lý những trường họp hạch sách, nhũng nhiễu, vô ừách nhiệm của các cán bộ cơ quan công quyền. Xây dựng và triển khai cơ chế “một cửa liên thông” trong xử lý hồ sơ của nhà đầu tư, thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua mạng. Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao tại địa phương Phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao. Phát triển và đổi mới cơ bản đào tạo, dạy nghề theo định hướng yêu cầu của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, của các nhà đầu tư nước ngoài và yêu cầu việc làm của người lao động. Phát triển thị trường lao động và hoàn thiện thị trường lao động theo hướng tiếp cận với chuẩn mực chung của quốc tế về đào tạo, dạy nghề, về lao động, việc làm, phù họp với thông lệ và cam kết quốc tế của đất nước trong quá trình hội nhập. Địa phương phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, trong trường hợp không đào tạo được thì phải có các chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Nâng cao trình độ thẩm định dự án của các cán bộ phụ trách tại địa phương cũng là vấn đề cần được quan tâm, bồi dưỡng. Thứ năm, coi trọng quy hoạch và xúc tiến đầu tư Chủ động chủ trì và phối hợp với các cơ quan sở, ban, ngành sớm xây dựng và quản lý thống nhất triển khai các quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, 39 quy hoạch không gian sử dụng đất, cũng như quy hoạch chi tiết các ngành, lãnh thổ cần thiết. Trừ một số dự án đặc thù như khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu, các dự án cần đặt tại nơi có thị trường tiêu thụ trực tiếp, cần định hướng quy tụ các dự án FDI tập trung vào các KKT, KCN được xây dựng phù hợp theo quy hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm soát môi trường nghiêm ngặt. Thứ sáu, chủ động lựa chọn các dự án, nhà đầu tư nước ngoài và công nghệ phù hợp Phải chủ động lựa chọn dự án FDI, tránh tình trạng dễ dãi, tuỳ tiện, tin vào những lời hứa hẹn của nhà đầu tư nước ngoài mà buộc phải có thiết kế dự án cụ thể khả thi và đầu tư vào khâu bảo vệ môi trường mới cấp phép cho triển khai dự án. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong chương 1, luận văn đã tập trung luận giải một số vấn đề sau: Qua nghiên cứu các hình thức thu hút vốn FDI, mỗi hình thức đầu tư của nước ngoài đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, việc các quốc gia và từng địa phương lựa chọn hình thức nào còn phụ thuộc vào lợi thế, mục tiêu và định hướng phát triển. Tuy nhiên, dù áp dụng hình thức nào thì cũng phải tạo ra càng nhiều càng tốt giá trị tăng thêm của nền kinh tế đồng thời phải đảm bảo tính bền vững trong việc thu hút. Phân tích các nhân tố tác động về mặt định tính và định lượng tác động của FDI là căn cứ để phân tích thực trạng thu hút vốn FDI vào địa phương đồng thời cũng là cơ sở lựa chọn thu hút vốn FDI một cách hiệu quả nhất. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào một địa phương điều này cũng cho thấy việc thu hút vốn FDI là một vấn đề phức tạp, cần nghiên cứu để tìm cách thu hút vốn FDI tốt nhất cho địa phương của mình. Các nước châu Á và các địa phương trong nước thành công trong thu hút FDI đã thực hiện hàng loạt các giải pháp thuộc về luật pháp, chính sách, cơ chế nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để thu hút vốn FDI. Tỉnh Savannakhet cần tham khảo những kinh nghiệm đó để đề ra chính sách phù hợp đặc điểm, mục tiêu và chiến lược thu hút vốn FDI của mình. 40 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH SAVANNAKHET NƯỚC CHDCND LÀO TRONG NGÀNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHẸ 2.1. Tổng quan về ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ tại CHDCND Lào Phát triển công nghiệp vừa và nhẹ ở CHDCND Lào là yêu cầu cấp thiết đồng thời là thách thức to lớn đối với Đảng và Nhà nước CHDCND Lào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo bước đột phá trong tổ chức thực hiện đường lối đổi mới của Đảng để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2025 và tiến lên phồn vinh, hạnh phúc và CNXH. Thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của Lào những năm qua đã khẳng định đường lối kinh tế đúng đắn của Đảng NDCM Lào. Các ngành kinh tế quốc dân của Lào, trong đó có ngành công nghiệp vừa và nhẹ ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Năm 1975, Lào chỉ có 1.500 cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ, phần lớn tập trung ở vùng mới giải phóng, trong đó thủ đô Viêng Chăn chiếm 90%. Nhưng sau ngày giải phóng, do phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ nước ngoài nên nguyên liệu, nhiên liệu, thiết bị phụ tùng... rất khan hiếm, không đủ cho các nhà máy hoạt động, hầu hết sản xuất cầm chừng, nhiều nhà máy phải ngừng sản xuất; chỉ có Nhà máy thủy điện Nạm Ngưm là hoạt động sản xuất bình thường nhưng cũng chỉ sử dụng được 30% công suất. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người chỉ đạt 70-80 đôla Mỹ/người/năm. Những năm 1976 - 1985, Trung ương Đảng và Chính phủ Lào đã đề ra đường lối, chính sách khôi phục và phát triển kinh tế, tổ chức tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất phục hồi sản xuất lại bình thường, đẩy mạnh công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến để có thể sản xuất được nhiều thực phẩm và hàng tiêu dùng, đồng thời tranh thủ viện trợ quốc tế nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội, bảo đảm đời sống của nhân dân và ổn định tình hình kinh tế - tài chính. Năm 1985, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 45% so với năm 1980, trong đó tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp vừa và nhẹ chiếm 42% GDP. Các sản phẩm hàng hóa đều tăng, 41 đáp ứng được một phần nhu cầu thị trường, nhất là sản phẩm của công nghiệp chế biến như: sản phẩm gỗ, vải, xà phòng bột, bia, nước ngọt, thuốc lá,... Giai đoạn năm 1986 - 2005 là giai đoạn thực hiện đường lối đổi mới nhằm chuyển đổi nền kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa, đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung xây dựng cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; đồng thời, Đảng và Nhà nước Lào xác định phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế như đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ để tạo điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tương lai; chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp nhà nước liên doanh, giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp ở địa phương; điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ quốc tế và mở cửa với bên ngoài. Nhờ đó, năm 1995 GDP tăng 8%, trong đó tăng trưởng bình quân công nghiệp chiếm 16,2% - 17,3% của GDP; cơ cấu kinh tế cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được 937 dự án với giá trị 6,69 tỷ USD, trong đó dự án trong ngành công nghiệp chiếm 4,6 tỷ USD. Đến năm 2010, cả nước có 26.200 đơn vị cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ, trong đó 119 doanh nghiệp lớn, 623 doanh nghiệp vừa và 25.458 doanh nghiệp nhỏ. Các đơn vị sản xuất đó là phần chủ yếu của nền kinh tế quốc dân CHDCND Lào, tạo sản phẩm công nghiệp chiếm 27% GDP. Ngành công nghiệp chế biến phát triển sản xuất nhiều loại hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Lĩnh vực dịch vụ được xây dựng và phát triển với nhiều ngành mới như: du lịch, sửa chữa - xây dựng, vận tải, ngân hàng, viễn thông, lắp ráp và sửa chữa ô tô... Giai đoạn 2010 - 2016, tiếp tục đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, Chính phủ Lào đã xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đề ra các chế độ, chính sách và tổ chức thực hiện một cách tích cực, khẩn trương, sát hợp với yêu cầu và tình hình đất nước. Nhìn chung giai đoạn này, kinh tế vĩ mô phát triển vững chắc, cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, sản xuất hàng hóa phát triển, các địa phương tỉnh thành trong cả nước bước đầu phát triển, tạo được nhiều việc làm cho người lao động... GDP tăng bình quân 7,9%/năm. Năm 2016, 42 ngành công nghiệp vừa và nhẹ chiếm 28,9% của GDP. Cả nước có 1.206 dự án đầu tư với tổng giá trị đầu tư 10,5 tỷ USD; trong đó ngành chế biến chiếm 31,71%, ngành lắp ráp chiếm 25,72%, ngành dịch vụ 12,38% và các ngành khác chiếm 30,19% tổng số vốn phê duyệt. Công nghiệp vừa và nhẹ tăng bình quân 9,4%/năm. Cả nước có 24.331 doanh nghiệp về công nghiệp chế biến, chiếm 19,20% tổng số doanh nghiệp. Ngành dịch vụ tăng trưởng khá, đặc biệt là ngành du lịch tăng bình quân 15,80%/năm, doanh thu bình quân đạt 258,04 triệu USD, chiếm 5,19% GDP. Xây dựng cơ sở hạ tầng có bước phát triển nhanh chóng, tăng trưởng bình quân 11,26%/năm, chiếm 4,8% GDP... Đạt được những thành tựu to lớn đó là do Đảng NDCM Lào có đường lối đúng đắn và phù hợp với thực tiễn đất nước trong bối cảnh khu vực và thế giới có những diễn biến phức tạp, Nhà nước đã thể chế hóa và tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả đường lối của Đảng, được sự hưởng ứng và đóng góp tích cực của nhân dân cả nước và sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước láng giềng và quốc tế. Đối với tỉnh Savannakhet: Savannakhet là tỉnh lớn nhất của CHDCND Lào và là một trong những điểm xuất phát về kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng và nguồn lực cho đầu tư phát triển, cho phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn thấp kém. Tăng trưởng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI : Foreign Direct Investment) đóng vai trò hết sức quan trọng và rất cần thiết. Nhờ có FDI, tỉnh Savannakhet đã có nhiều mặt phát triển hơn những năm qua. Đầu tư nước ngoài là một trong các nguồn năng lực rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh trong đó có phát triển công nghiệp nhẹ và vừa. Tỉnh Savannakhet những năm gần đây đang ưu đãi đầu tư đối với lĩnh vực hoạt động công nghệ cao, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và năng lượng; nông nghiệp sạch, hữu cơ; công nghiệp chế biến nông sản thân thiện môi trường; công nghiệp chế biến thủ công truyền thống và đặc thù của quốc gia; phát triển du lịch bền vững... 2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ Savannakhet (tiếng Lào: ສະຫວັນນະເຂດ, tiếng Việt: Xa Vẳn Na Khẹt) là một tỉnh tại Trung Lào. Tỉnh lỵ của tỉnh này là thành phố Kaysone Phomvihane. Tỉnh 43 này giáp tỉnh Khammuane về phía bắc, tỉnh Saravane về phía nam, Việt Nam về phía đông và Thái Lan về phía tây. Cầu Hữu Nghị nối tỉnh này với tỉnh Mukdahan của Thái Lan và với Quảng Trị qua đường 9 thuộc Hành lang kinh tế Đông - Tây vừa được khánh thành. Savannakhet rộng 3.920 km² và có 510.479 dân (năm 2016). Savannakhet có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 5 đến tháng 9 và mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 29 độ C, cao nhất có thể lên đến 40 độ C và thấp nhất khoảng 19 độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm. Savanakhet là một trong những tỉnh có nhiều địa điểm du lịch tại xứ sở Triệu Voi. Du lịch Lào du khách có thể đến Savanakhet tham quan và thưởng ngoạn tại một số điểm đến hấp dẫn ở nơi đây: Tháp Ing Hang; Wat Sainyaphum; Nhà đá Heuan Hinh; Bảo tàng Dinosaur. Nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Thành phố khá đa dạng và phong phú trong đó đáng kể đến như: Quặng sắt 56,9 triệu tấn, chì kẽm 5,4 triệu tấn, Vonfram 28 ngàn tấn, thiếc 13600 tấn, vàng sa khoảng trên 1000kg, đá xây dựng gần 100 tỷ m3 Nhìn chung điều kiện tự nhiên của thành phố Savannakhet khá thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế đặc biệt là du lịch, công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Đặc điểm về dân số - lao động Trên địa bàn tỉnh Savannakhet có tám dân tộc anh em cùng chung sống với tổng qui mô dân số tính đến năm 2016 là 510.479 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số hàng năm là 1,3%. Mật độ dân số trung bình là 228 người / km2, trong đó mật độ dân số nội thành là 1.657 người/ km2 và mật độ dân số ngoại thành là 59 người /km. Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh chiếm tỷ lệ 50,2%- ở mức trung bình so với cả nước và thấp hơn thành phố lớn là Luông Pha Băng ( 58% ) và Thành phố Luông Tha Nam (54%). Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nhưng hiện nay trên địa bàn tỉnh Savannakhet vẫn còn khoảng 44.600 người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm, 44 chiếm 5,5% dân số và mỗi năm có thêm khoảng 2000 người có nhu cầu việc làm. Tỉnh Savannakhet là một trong những trung tâm đào tạo lớn nhất cả nước. Trên địa bàn thành phố có 3 trường đại học, 7 trường cao đẳng - trung học, dậy nghề. Hàng năm đào tạo ra hàng ngàn kỹ sư trung cấp công nhân kỹ thuật có trình độ trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này tạo cho tỉnh Savannakhet một lợi thế rất lớn về trình độ công nhân lao động so với các địa phương khác trong cả nước. Đặc điểm về kinh tế Trong 5 năm trở lại đây (2010 - 2015) kinh tế tỉnh Savannakhet có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 4,75%, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng trên địa bàn tăng bình quân 3,45%, thương mại dịch vụ tăng 5,95% năm, nông lâm nghiệp tăng bình quân 6,85% năm. Cơ cấu kinh tế theo ngành là: Công nghiệp xây dựng chiếm 45,9%, thương mại dịch vụ chiếm 44,2% và nông lâm nghiệp là 9,9%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 16,54 triệu Kip, tương đương 1.998 USD/năm (số liệu năm 2015). Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Savannakhet giai đoạn 2012 - 2015 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Nông lâm nghiệp 20,10% 19,40% 17,07% 17,30% Công nghiệp-xây dựng 45,30% 45,40% 48,76% 46,80% Dịch vụ 34,20% 35,20% 34,17% 35,90% (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Savannakhet) Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Nhân dân Cách Mạng Lào tỉnh Savannakhet lần thứ 14 thì trong giai đoạn tới - giai đoạn 2016 - 2020, cơ cấu trên vẫn tiếp tục được duy trì theo hướng : "Tập trung số một vào phát triển du lịch, công nghiệp và dịch vụ, coi trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá với thế mạnh là nếp nương và cây ăn quả". Hiện nay trên địa bàn lãnh thổ của thành phố có 13 doanh nghiệp nhà nước do 45 Trung ương quản lý, lớn nhất là Công ty gang thép Savannakhet với sản lượng 20 vạn tấn năm, 9 vạn công nhân lao động. Có 2.200 doanh nghiệp thuộc tỉnh, trên 2.500 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 2.000 hộ kinh doanh trên địa bàn. 2.3. Thực trạng thu hút vốn FDI trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào giai đoạn 2013 – 2017 2.3.1. Đánh giá các nhân tố, các chính sách ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào tỉnh Savannakhet trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ 2.3.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào tỉnh Savannakhe trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ * Vị trí địa lý và tự nhiên Tỉnh Savannakhet là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Lào, phía Bắc giáp tỉnh Thakhek dài 137 km, phía Nam giáp Tỉnh Salavan dài 163 km, phía đông giáp Việt Nam, và phía Tây giáp Thái Lan, với 15 huyện: Atsaphangthong; Champhone; Kaisone Phomvihane; Nong; Outhoumphone; Phine, Seponh; Songkhone; Thapangthong; Thaphalanxay; Virabuly; Xayphouthong; Xonboury; Xayboury. Cầu Hữu Nghị nối tỉnh này với tỉnh Mukdahan của Thái Lan và với Quảng Trị qua quốc lộ 9 thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây vừa được khánh thành. Đây là nhân tố quan trọng tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa Savannakhet với các vùng khác trong cả nước và tạo điều kiện thuận lợi để Savannakhet trao đổi hàng hóa, tiếp nhận kịp thời các luồng thông tin, các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới, chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động với các quốc gia trong khu vực. Tỉnh Savannakhet nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm nhiệt độ trung bình là 30 .c, chính vì vậy, tại Savannakhet hình thành 2 vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng và miền núi rất thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp. Một trong những ưu thế của tỉnh Savannakhet so với các tỉnh khác là có diện tích khá lớn có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc phát triển các khu công nghiệp. Trên dạng địa hình đồi núi, nơi đã có sẵn rừng tự nhiên thứ sinh và 46 rừng tái sinh sẽ sử dụng làm các khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia và phòng hộ; trên địa hình đồi thấp sẽ tiếp tục trồng rừng, bảo vệ rừng, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm hoặc hình thành các đồng cỏ chăn nuôi; trên địa hình bằng sẽ trồng lúa nước và hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, chống lũ và tiêu ứng để trồng lúa, hoa màu. Ngoài ra, Savannakhet còn có tài nguyên du lịch đa dạng (du lịch tự nhiên, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa), thuận lợi cho việc phát triển trở thành một trung tâm du lịch của khu vực và quốc tế. Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay tỉnh Savannakhet nằm trong vùng quy hoạch du lịch trọng điểm quốc gia với quần thể danh lam thắng cảnh nổi tiếng cả nước, rất được chú ý và trở thành một trong những tài nguyên du lịch quý báu làm lợi thế trong việc thu hút FDI. * Môi trường chính trị Cho đến nay Lào vẫn theo thể chế Cộng hòa Nhân dân, một viện (từ năm 1975). Chủ tịch nước, Thủ tướng và Nội các chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào, 5 năm một lần, Hội đồng nhân dân tối cao gồm 99 đại biểu được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm; Thủ tướng do Chủ tịch nước đề cử, Quốc hội biểu quyết, nhiệm kỳ 5 năm. Lào theo định hướng xã hội chủ nghĩa do một chính đảng duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo, được thành lập ngày 22/3/1955. Và hiện nay tại Lào không có đảng đối lập. Cơ cấu các cơ quan quyền lực của Nhà nước: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo toàn diện; Quốc hội do dân bầu, nhiệm kỳ 5năm; chính phủ có 18 bộ và cơ quan ngang bộ. Người đứng đầu NN là chủ tịch nước được quốc hội cử ra có nhiệm kỳ 5 năm. Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ được Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội thông qua. Đường lối chính sách của Chính phủ do Đảng lãnh đạo thông qua 9 ủy viên Bộ Chính trị và 49 ủy viên Trung ương đảng. Các quyết sách quan trọng của chính phủ do Hội đồng bộ trưởng biểu quyết thông qua. Từ Đại hội IV (1986) Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra đường lối đổi mới, cụ thể hóa và bắt tay thực hiện. Đại hội V (1991) tiếp tục hoàn thiện đường lối đổi mới với chủ trương tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ nhân dân, 47 từng bước tiến tới mục tiêu XHCN. Như vậy, đánh giá tổng quan cho thấy Savannakhet cũng như các tỉnh khác của Lào, được thế giới đánh giá là nơi có sự ổn định cao về chính trị, là điểm đến an toàn của các nhà đầu tư. Sự ổn định chính trị- xã hội là nền tảng vững chắc và là nhân tố thuận lợi lớn nhất cho phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và đó cũng là thế mạnh cần khai thác của Savannakhet hiện nay, tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh và ổn định đang hội nhập kinh tế quốc tế từng bước. Nguy cơ rủi ro chính trị tại Savannakhet thấp, mang lại môi trường đầu tư tương đối an toàn cho các doanh nghiệp FDI, đây là một điểm cộng đối với Savannakhet khi các nhà ĐTNN cân nhắc quyết định đầu tư FDI vào địa phương. * Môi trường pháp lý Bên cạnh những nỗ lực của Nhà nước trong việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ Luật đầu tư thống nhất, luật thuế (sửa đổi,bổ sung), Luật hải quan, Luật khuyến khích đầu tư tạo thuận lợi cho hoạt động FDI, những năm qua, tỉnh cũng không ngừng cải thiện môi trường pháp lý của tỉnh, tạo điều kiện cho các nhà ĐTNN hoạt động trên địa bàn tỉnh. Nhờ những nỗ lực đó mà môi trường pháp lý đã có những cải thiện tích cực. Các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đã được quản lý theo cơ chế “một cửa” hết sức thông thoáng, có sự phân cấp, thống nhất trong quản lý các dự án đầu tư. Các cơ quan chức năng của tỉnh cũng hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà ĐTNN nhanh chóng giải đáp và hướng dẫn giải quyết các thắc mắc, vướng mắc trong thủ tục cho các nhà đầu tư. Thủ tục cấp giấy phép đầu tư đã bớt rườm rà, loại bỏ những khâu đoạn không cần thiết, gây phiền phức cho các doanh nghiệp, thời gian chủ đầu tư nhận được giấy phép đầu tư đã được rút ngắn. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng của tỉnh Savannakhet cũng đã tích cực giúp đỡ các nhà đầu tư nhanh chóng triển khai dự án đi vào hoạt động đồng thời tăng cường tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút FDI nhiều hơn nữa vào địa bàn Tỉnh. * Cở sở hạ tầng Giao thông: tỉnh Savannakhet có một lợi thế đó là, từ Savannakhet có thể dễ dàng đi sang cửa khẩu Lao Bảo giáp với Việt Nam, cửa khẩu Mukdahan để sang 48 Thái Lan, đi KhamMuon bằng đường Quốc lộ 2. Đến hết năm 2010, toàn bộ 102 làng, huyện của Tỉnh đã có đường ô tô đi đến trung tâm làng. Trong đó đường nhựa, bê tông có ở 98 làng và 14 xã còn lại ô tô đi đến được bằng đường cấp phối. Tuy nhiên, đường sắt vẫn chưa được triển khai tại Tỉnh, nhưng về đường hàng không Tỉnh đã triển khai và đã đi vào khai thác sân bay, tuy nhiên đây mới chỉ là sân bay nội địa, nhưng cũng góp một phần không nhỏ trong việc vận chuyển hàng hóa. Thông tin liên lạc: Tính đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có 3 bưu cục cấp; 25 bưu cục huyện thị và 48 bưu cục khu vực. Số máy điện thoại di động và cố định năm 2014 là: cố định 2.335; di động 163.175. Các bưu cục đã cung cấp một cách ổn định đường truyền Internet tốc độ cao (ADSL), tuy nhiên hoạt động của đường truyền này vẫn chưa được tốt. Cấp điện: Savannakhet có 2 trạm biến áp 110KV trong đó trạm Savannakhet công suất 103 MVA và trạm Saybuly 80 MVA và hiện nay xây dựng 2 trạm biến áp 110KV/80MVA. Hiện chưa xảy ra thiếu điện để cung cấp cho các doanh nghiệp. Cấp nước và thoát nước, xử lý nước thải: Savannakhet có hai công ty cấp nước với tổng công suất cấp nước sạch là 36.000m3/n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_phap_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_cua_nuoc_ngoai_v.pdf
Tài liệu liên quan