MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU. . . 1
1.1. Lý do chọn đề tài . . . 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu . . . 2
1.2.1. Mục tiêu chung. . . 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể. . . 2
1.2.3. Các giả thuyết cần kiểm định. . . 2
1.2.4. Các câu hỏi kiểm định . . . 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu . . . 3
1.3.1. Không gian nghiên cứu . . . 3
1.3.2. Thời gian nghiên cứu. . . 3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . . . 3
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. . . . 4
2.1. Các khái niệm. . . . 4
2.1.1 Khái niệm tivi . . . 4
2.1.2. Khái niệm quảng cáo . . . 4
2.1.3. Khái niệm truyền hình . . . 5
2.1.4. Khái niệmquảng cáo qua truyền hình. . 5
2.1.5. Các chức năng của quảng cáo qua truyền hình. . 7
2.1.6. Các phương pháp quảng cáo qua truyền hình . . 9
2.1.7. Ma trận SWOT . . . 13
2.1.8. Cơ chế tài chính của đợn vị hành chánh sự nghiệp có thu . 14
2.2. Phương pháp thu thập số liệu. . . 16
2.2.1. Số liệu sơ cấp . . . 16
2.2.2. Số liệu thứ cấp. . . 18
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu . . 18
2.3. Sơ lược các phương pháp nghiên cứu . . 19
2.3.1. Phương pháp phân phối tần số (frequency distribution) . 19
2.3.1. Phương pháp so sánh . . . 19
2.3.3. Mô hình hồi quy tuyến tính (binary logistic). . 20
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU TRUNG TÂM TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TẠI
TP CẦN THƠ . . . . 22
3.1. Giới thiệu sơ lược về trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ CVTV. . . . 22
3.1.1. Lịch sử hình thành của CVTV . . 22
3.1.2. Quá trình phát triển của CVTV. . 23
3.2. Chức năng –vai trò –nhiệm vụ -quyền hạn –cơ cấu tổ chức . 24
3.2.1. Chức năng . . . 24
3.2.2. Vai trò -nhiệm vụ -quyền hạn . . 24
3.2.3. Cơ cấu tổ chức . . . 25
3.3. Khái quát về phòng quảng cáo và dịch vụ truyền hình của CVTV . 27
3.3.1. Nhiệm vụ . . . 27
3.3.2. Cơ cấu tổ chức . . . 28
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KHÁN GIẢ XEM TRUYỀN HÌNH
VÀ TÌNH HÌNH QUẢNG CÁO QUA TRUYỀN HÌNH CỦA CVTV. 29
4.1. Mô tả đối tượng nghiên cứu . . . 29
4.1.1. Đặc điểm của khán giả xem truyền hình . . 29
4.1.2. Thói quen của khán giả xem truyền hình . . 31
4.2. Phân tích sự hài lòng của khán giả xem truyền hình về Trung Tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ . . . 38
4.2.1. Mức độ theo dõi các chương trình trên đài CVTV của khán giả xem truyền hình . . . . 38
4.2.2. Chương trình khán giả thường xem nhất trên CVTV . 39
4.3. Phân tích tình hình quảng cáo qua truyền hình . . 40
4.3.1. Doanh thu quảng cáo qua truyền hình trong 3 năm 2006 –2008 của CVTV . 41
4.3.2. Đánh giá của khán giả xem truyền hình về chương trình quảng cáo. 42
4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khán giả xem truyền
hình đối với Trung Tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ . 44
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4063 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thu hút khán giả xem truyền hình và nâng cao hiệu quả quảng cáo qua truyền hình của trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP. Cần Thơ - CVTV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy mô, khối lượng.
Tăng (+) Giảm (-) = chỉ tiêu thực tế - chỉ tiêu kế hoạch tuyệt đối
Phương pháp so sánh bằng số tương đối số tương đối là môt chỉ tiêu tổng hợp
biểu hiện bằng số lần (%)… phản ánh tình hình của sự kiện, khi số tuyệt đối không
thể nói lên được. Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại
Trang 30
hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của
một chỉ tiêu nào đó qua thời gian, hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của
một doanh nghiệp hay ngành của một địa phương, một quốc gia. Căn cứ vào nội
dung và mục đích phân tích ta có 5 loại số tương đối như sau:
+ Số tương đối động thái (lần, %): là kết quả so sánh giữa hai mức độ của
cùng một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau. Trong hai mức
độ đó, mức độ ở tử số (y1) là mức độ cần nghiên cứu (hay còn gọi là mức độ kỳ báo
cáo), và mức độ ở mẫu số (yo) là mức độ kỳ gốc (hay mức độ dùng làm cơ sở so
sánh).
+ Số tương đối kế hoạch (%): dùng để lập kế hoạch và đánh giá tình hình
thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp hay của ngành.
+ Số tương đối kết cấu (%): dùng để xác định tỉ trọng của từng bộ phận cấu
thành nên một tổng thể, chẳng hạn như có bao nhiêu phần trăm doanh thu từ khách
du lịch quốc tế trong tổng doanh thu của ngành du lịch Cần Thơ.
+ Số tương đối cường độ: là so sánh hai chỉ tiêu hoàn toàn khác nhay nhưng
có liên hệ nhau, đơn vị tính của số tương đối cường độ là đơn vị kép, nó phụ thuộc
vào đơn vị tính của từ số và mẫu số trong công thức tính.
+ Số tương đối so sánh (lần, %): là xác định tỉ lệ giữa các bộ phận trong tổng
thể với nhau.
2.2.3. Mô hình hồi quy tuyến tính :
a) Khái niệm:
Mục đích của phương pháp hồi qui tương quan là ước lượng mức độ liên hệ
(tương quan) giữa các biến độc lập (biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được
giải thích). Phương pháp này được ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh để phân
tích mối liên hệ giữa hai hay nhiều biến ngẫu nhiên.
Phương trình hồi qui đa biến có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 +…+ βnXn.
Trong đó:
- Y là biến phụ thuộc.
Trang 31
- Xi là các biến độc lập, i= 1,2,3,…,n
- β0, β1, β2,…, βn là các tham số hồi qui.
b) Ứng dụng trong đề tài:
Phương trình hồi quy có dạng:
Y = a + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5.
Trong đó:
Y: Mức độ hài lòng của khán giả xem truyền hình đối với CVTV..
X1: Tính hấp dẫn của chương trình.
X2: Tính thời sự của chương trình.
X3: Mức độ đa dạng của chương trình.
X4: Chất lượng khi xem các chương trình.
X5: Thời lượng của chương trình.
X6: Chất lượng của nhân viên phục vụ.
A b: Hệ số tự do
b1, b2, b3, b4, b5: Các giá trị ước lượng.
Trang 32
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TRUNG TÂM TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TẠI TP CẦN THƠ
CVTV
3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
TẠI TP CẦN THƠ CVTV:
3.1.1 Lịch sử hình thành của CVTV:
HÌNH 2:TRUNG TÂM TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TẠI TP CẦN THƠ -
CVTV
Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ tên cũ là đài truyền hình Cần
Thơ phát sóng chính thức từ năm 1969 dưới chế độ Sài Gòn cũ. Năm 1975, giải
phóng miền Nam bộ đội ta vào tiếp quản đài, từ đó đến nay Trung tâm truyền hình
Việt Nam tại TP Cần Thơ trực thuộc Trung ương, có địa bàn hoạt động rộng khắp
các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Khi bắt đầu tiếp quản đài truyền hình Cần Thơ
lúc đó chỉ có 2 người, sau đó ban quân quản đã tuyển thêm cho đài một số nhân
viên, đài truyền hình Cần Thơ chính thức phát sóng vào ngày 2 tháng 5 năm 1975.
Trải qua 34 năm hoạt động, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ có 201
Trang 33
công nhân viên và rất nhiều bằng khen cùng huân huy chương do nhà nước tặng
thưởng như: Huân chương lao động hạng I, II, III; cờ luân lưu của bộ nội vụ và bộ
quốc phòng; cờ thi đua của hội đồng bộ
trưởng; cùng nhiều bằng khen và giấy khen
khác…
HÌNH 3: TRUNG TÂM TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TẠI TP CẦN THƠ -
CVTV
3.1.2 Quá trình phát triển của CVTV:
Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ hiện nay phát trên 4 kênh:
CVTV1, CVTV2, VTV1, VTV3.
Độ phủ sóng: Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên
Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long
An, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình
Phước.
Kênh CVTV1: tiếp quản phát sóng từ 1075 của chế độ Sài Gòn cũ. Từ 1969
đến 1989 kênh CVTV1 phát trên máy RCR trắng đen, công suất 25KW. Từ 1989
đến 1997 phát trên máy Thomson, công suất 10KW. Từ 1997 đến nay phát trên máy
Harid, công suất 20KW.
Băng tần: 6 VHF.
Bán kính phủ sóng: 100 km.
Công suất máy phát: 20 kw.
Chiều cao Anten: 180 m.
Trang 34
Kênh CVTV2: bắt đầu phát sóng từ 2004 đến nay, sử dụng máy Rohde &
Schwarz, công suất 30KW.
Băng tần: 51 UHF.
Bán kính phủ sóng: 120 km.
Công suất máy phát: 30 kw.
Chiều cao Anten: 180 m.
Kênh VTV1: bắt đầu phát sóng từ 1995 đến nay, sử dụng máy Thomcats,
công suất 10KW.
Kênh VTV3: bắt đầu phát sóng từ năm 1998. Từ 1998 đến 2006 phát trên
máy Rohde & Schwarz, công suất 10KW. Từ 2006 đến nay sử dụng máy Toshiba,
công suất 30KW.
Ngoài ra, từ năm 1992 Trung tâm truyền hình Việt Nam tai TP Cần Thơ
còn có một trạm phát lại đặt tại đỉnh núi Sam, thuộc Châu Đốc, An Giang. Trạm sử
dung hai máy phát hình công suất nhỏ Harris 1KW và Hallit 100W.
3.2. CHỨC NĂNG – VAI TRÒ – NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN –CƠ CẤU TỔ
CHỨC:
3.2.1. Chức năng:
Sản xuất, khai thác các chương trình truyền hình tại khu vực để phát sóng
trên sóng truyền hình Quốc gia và trên sóng Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại
TP Cần Thơ; truyền tiếp các chương trình ruyền hình Quốc gia tại địa bàn theo sự
chỉ đạo của giám đốc, trên cơ sở đường lối chủ chương của Đảng, chính sách pháp
luật của nhà nước.
3.2.2. Vai trò – nhiệm vụ - quyền hạn:
- Xây dựng kế hoạch công tác hằng nămvà dài hạn, trong đó có kế hoạch về
định hướng tuyên truyền, sản xuất, khai thác các chương trình truyền hình phản ánh
các hoạt động của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long để phát trên sóng truyền hình
Quốc gia và trên sóng của Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ và tổ
chức kế hoạch đã được phê duyệt.
Trang 35
- Tổ chức nghiệm thu các thể loại chương trình truyền hình theo quy định.
Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nội dung, chất lượng
và chi phí sản xuất các chương trình theo quy định của Đài.
- Tổ chức truyền tiếp chương trình phát song Quốc gia của Đài truyền hình
Việt Nam theo quy định của Tổng Giám đốc.
- Tổ chức các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật và
theo phân cấp của Tổng Giám đốc.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức sản xuất, khai thác và biện dịch các chương
trình truyền hình tiếng Khmer cho sóng Quốc gia theo kế hoạch được phê duyệt.
- Thực hiện chức năng đầu mối của Đài truyền hình Việt Nam đối với các đài
truyền hình trong khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long trên một số lĩnh vực được
Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam ủy nhiệm.
- Soạn thảo nhiệm vụ cụ thể, quy chế, lề lối làm việc, mối quan hệ công tác
của Trung tâm với các đơn vị trực thuộc Đài trình Tổng Giám đốc phê duyệt.
- Phối hợp với Ban tổ chức các bộ xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và
bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức và người lao động thuộc Trung tâm. Xây
dựng, quy hoạch cán bộ để đáp ứng nhu cầu công tác của Trung tâm.
- Quản lý theo phân cấp về tổ chức cán bộ, tài chính, tài sản của đơn vị theo
quy định chung của Đài Truyền hình Việt Nam.
3.2.3. Cơ cấu tổ chức:
Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ có Giám đốc phụ trách,
giúp việc Giám đốc có không quá ba phó Giám đốc. Trung tâm truyền hình Việt
Nam tại TP Cần Thơ có con dấu và tài khoản riêng, được mở tài khoản tại kho bạc
Nhà nước và các Ngân hàng.
Trang 26
Hình 4: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CVTV
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P. C
hương trình
P. Thời sự
P. Q
C và D
V
truyền hình
P. K
hoa giáo
H
ãng phim
Tây Đ
ô
P. C
trình tiếng K
hm
er
P.quay phim
, đạodiễn
P. K
T và SX
ctrình
P.K
T truyền dẫn phát sóng
P. K
ế hoạch tài vụ
P. T
ổ chức hành chính
Trang 27
3.3. KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH
CỦA CVTV:
HÌNH 5: PHÒNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH
Trụ sở chính của Phòng Quảng cáo và dịch vụ Truyền hình thuộc Trung
tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ – CVTV tọa lạc tại số 215 đường 30/4 –
Phường Hưng Lợi – Quận Ninh Kiều – TP Cần Thơ.
Điện thoại: 07103. 820256 Fax: 07103. 882237.
Email: quangcaocvtv@vnn.vn
Cơ quan thường trú: 143/11E Ung Văn Khiêm, Phường 15, Q. Bình Thạnh.
Điện thoại: 08. 35128771 Fax: 083. 8990925.
3.3.1. Nhiệm vụ:
Phòng Quảng cáo và dịch vụ Truyền hình thuộc Trung tâm Truyền hình việt
Nam tại TP Cần Thơ là đơn vị sự nghiệp có thu, đựoc sử dụng con dấu và tài khoản
riêng. Phòng Quảng cáo và dịch vụ Truyền hình có nhiệm vụ:
- Nhận quảng cáo trên truyền hình; bảo dưỡng, sủa chữa, lắp đặt các thiết bị
về điện tử; mở các lớp dạy nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình; làm dịch vụ cho
thuê thiết bị về truyền hình cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước.
- Tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trang 28
3.3.2. Cơ cấu tổ chức:
Phòng Quảng cáo và dịch vụ Truyền hình thuộc Trung tâm Truyền hình việt
Nam tại TP Cần Thơ do Trưởng phòng phụ trách, giúp việc trưởng phòng có các
phó Trưởng phòng.
Cơ cấu tổ chức của Phòng Quảng cáo và dịch vụ Truyền hình thuộc Trung
tâm Truyền hình việt Nam tại TP Cần Thơ gồm:
1/ Bộ phận quảng cáo và sản xuất các chương trình quảng cáo.
2/ Bộ phận dịch vụ tổng hợp.
3/ Bộ phận dạy nghề.
4/ Bộ phận kế tóan – tài vụ - Marketing.
Trang 29
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KHÁN GIẢ XEM TRUYỀN
HÌNH VÀ TÌNH HÌNH QUẢNG CÁO QUA TRUYỀN HÌNH CỦA CVTV
4.1. MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
4.1.1. Đặc điểm của khán giả xem truyền hình:
Bảng 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÁN GIẢ XEM TRUYỀN HÌNH
SỐ MẪU TỶ LỆ (%)
Nam 54 49,1
GIỚI TÍNH
Nữ 52 50,9
Dưới 22 46 43,4
ĐỘ TUỔI
Trên 22 60 56,6
Sinh viên, học sinh 51 48,1
Công nhân viên 19 17,9
Lao động phổ thong 17 16,0
Nhóm phụ thuộc 7 6,6
NGHỀ NGHIỆP
Kinh doanh, buôn bán 12 11,3
Ninh Kiều 30 28,3
Cái Răng 14 13,2
Bình Thủy 17 16,0
Ôn Môn 18 17,0
QUẬN
Thốt Nốt 27 25,5
Nguồn: Phân tích từ 106 mẫu phỏng vấn
Nhận xét:
a) Đặc điểm về giới tính của khán giả xem truyền hình:
Theo kết quả điều tra trong tổng số 106 mẫu phỏng vấn khán giả
xem truyền hình, tỷ lệ khán giả xem truyền hình là nam chiếm 49,1% và nữ chiếm
50,9%. Điều này cho thấy thời gian gần đây nữ giới có xu hướng dành thời gian
rảnh để xem truyền hình nhiều hơn nam giới vì xem truyền hình không mất quá
Trang 30
nhiều thời gian, chi phí, có thể kết hợp việc xem truyền hình với làm việc nhà và
xem bất cứ lúc nào khi rảnh rỗi. Trong khi đó nam giới thường bận rộn với công
việc hơn, có nhiều mối quan hệ xã hội hơn nên ít có thời gian để xem truyền hình.
Ngoài công việc ở cơ quan thì người phụ nữ còn bận rộn với việc chăm sóc gia đình
và con cái, thế nên việc chọn xem truyền hình để thư giãn được đa số nữ giới chọn.
Vì vậy, nữ giới có thể xem là khách hàng chính mà các đài truyền hình cần quan tâm
và khai thác.
b) Độ tuổi của khán giả xem truyền hình:
Về độ tuổi, phần lớn khán giả xem truyền hình nằm trong độ tuổi trên 22 tuổi
(60 người, chiếm 56,6%). Đây là những người trưởng thành, đa số họ đều đã có việc
ổn định, bận rộn nên khi có thời gian rảnh họ thường thư giãn bằng cách xem truyền
hình. Còn những khán giả dưới 22 tuổi là thanh thiếu niên nên họ thường dành thời
gian để học tập hoặc vui chơi cùng bạn bè hơn vì thế ít dành thời gian để xem truyền
hình. Tùy theo lứa tuổi của khángiả xem truyền hình mà đài truyền hình sẽ có những
chương trình phù hợp.
c) Nghề nghiệp của khán giả xem truyền hình:
Qua bảng số liệu trên cho thấy đa số khán giả đều là sinh viên, học sinh và có
công việc ổn định, trong đó khán giả xem truyền hình là học sinh, sinh viên là 51
trên 106 người, chiếm tỷ lệ cao nhất 48,1%; khán giả xem truyền hình là công nhân
viên và lao động phổ thông lần lượt là 19 và 17 người chiếm tỷ lệ 17,9% và 16,0%.
Điều này cho thấy mặc dù bận rộn trong việc học tập nhưng phần lớn các bạn
trẻ,nhất là học sinh, sinh viên vẫn thường dành thời gian để xem truyền hình giải trí
cũng như cập nhật thêm tin tức, thời sự.
Trang 31
48%
18%
16%
7%
11%
Sinh viên, học sinh Công nhân viên Lao động phổ thông
Nhóm phụ thuộc Kinh doanh, buôn bán
Hình 6: NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1.2. Thói quen của khán giả xem truyền hình:
Bảng 4: THÓI QUEN CỦA KHÁN GIẢ XEM TRUYỀN HÌNH
THỜI LƯỢNG SỐ MẪU TỶ LỆ (%)
Từ 1 đến 2 giờ 34 32,1
Từ 2 đến 3 giờ 40 37,7
Hơn 3 giờ 32 30,2
Nguồn: Phân tích từ 106 mẫu phỏng vấn
Nhận xét:
Phần lớn khán giả xem truyền hình dành từ 2 đến 3 giờ mỗi ngày để xem
truyền hình (40 người, chiếm tỷ lệ 37,7%), kế tiếp là khán giả xem truyền hình từ 1
đến 2 giờ mỗi ngày (34 người, chiếm tỷ lệ 32,1%), cuối cùng là dành hơn 3 giờ mỗt
ngày để xem truyền hình (32 người, chiếm tỷ lệ 30,2%). Điều này cho thấy ngày nay
do bận rộn với công việc hằng ngày nên đa số khán giả không dành quá nhiều thời
gian trong ngày để xem truyền hình, bên cạnh đó do chất lượng cuộc sống được
nâng cao và thu nhập người dân tăng lên nên họ cũng có nhiều sự lựa chọn hơn
trong việc thư giãn, giải trí. Vì vậy, các đài truyền hình cần bổ sung nhiều chương
Trang 32
trình truyền hình hay hơn, có thời lượng ngắn gọn, phù hợp với thời gian rảnh của
đa số khán giả xem đài từ đó có thể thu hút thêm nhiều khán giả hơn.
Bảng 5: MỐI LIÊN HỆ GIỮA NGHỀ NGHIỆP VỚI THÓI QUEN XEM
TRUYỀN HÌNH CỦA KHÁN GIẢ
THỜI GIAN
NGHỀ NGHIỆP
Từ 1 đến 2 giờ Từ 2 đến 3 giờ Hơn 3 giờ
1.Sinh viên, học sinh. 15 22 14
2.Công nhân viên. 8 10 1
3.Lao động phổ thông. 7 5 5
4.Nhóm phụ thuộc. 4 1 2
5.Kinh doanh, buôn bán. 0 2 10
Nguồn: Phân tích từ 106 mẫu phỏng vấn
Nhận xét:
Từ bảng số liệu ta thấy đa phần học sinh sinh viên và công nhân viên dành từ
2 đến 3 giờ mỗi ngày để xem truyền hình, những người lao động phổ thông và nhóm
phụ thuộc dành từ 1 đến 2 giờ mỗi ngày, còn những người kinh doanh buôn bán lại
dành đến hơn 3 giờ mỗi ngày. Vì đa số thời gian của học sinh, sinh viên và công
nhân viên dành cho học tập và công việc, thường họ chỉ có thời gian rảnh vào giờ
nghỉ trưa và buổi tối để xem truyền hình. Còn nhóm phụ thuộc và lao động phổ
thông phải dành nhiều thời gian trong ngày để hoàn thành công việc của mình hơn
do đó họ ít có thời gian rảnh để xem đài. Những người thuộc nhóm kinh doanh,
buôn bán lại thường dành đến hơn 3 giờ mỗi ngày để xem truyền hình là do họ có
thể tranh thủ thời gian rảnh của mình để xem tivi hoặc kết hợp vừa mở tivi vừa trong
coi việc kinh doanh của mình.
Trang 33
Bảng 6: CHƯƠNG TRÌNH ĐƯỢC KHÁN GIẢ THÍCH XEM NHẤT
TRONG TỪNG BUỔI TRONG NGÀY
BUỔI
SÁNG
BUỔI
TRƯA
BUỔI
CHIỀU
BUỔI TỐI
CHƯƠNG TRÌNH
SM % SM % SM % SM %
1. Thời sự, tin tức. 41 32,3 13 10,2 8 6,3 65 51,2
2. Game show truyền
hình.
5 4,4 34 30,1 11 9,7 63 55,8
3. Giải trí tổng hợp. 10 8,7 26 22,6 34 29,6 45 39,1
4. Phim truyện. 12 7,6 43 27,2 25 15,8 78 49,4
5. Ca nhạc. 22 15,7 32 22,8 29 20,7 57 40,8
Nguồn: Phân tích từ 106 mẫu phỏng vấn
Nhận xét:
Theo kết quả điều tra tất cả các chương trình đều được khán giả thích xem
nhất vào buổi tối như thời sự, tin tức chiếm 51,2%, game show truyền hình chiếm
55,8%, giải trí tổng hợp chiếm 39,1%, phim truyện chiếm 49,4 %, ca nhạc chiếm
40,8% trong cả bốn buổi trong ngày. Kế tiếp, chương trình thời sự, tin tức còn được
khán giả chọn xem vào buổi sáng (32,3%), game show truyền hình vào buổi trưa
(30,1%), giải trí tổng hợp vào buổi chiều (29,6%), phim truyện và ca nhạc vào buổi
trưa (27,2% và 22,8%). Điều này là do buổi trưa và buổi tối là thời gian nghỉ ngơi
của mọi người, vì vậy họ có thể tận dụng thời gian này xem các chương trình mình
yêu thích để thư giãn và giải trí. Đài truyền hình nên có những chương trình giải trí
hay, phù hợp với thời gian rảnh của mọi người để thu hút thêm nhiều khán giả hơn.
Ngoài ra, vào buổi sáng khán giả thích xem các chương trình thời sự, tin tức
nhất (41/90 lựa chọn) vì khởi đầu một ngày mới mọi người thích biết thêm nhiều
thông tin hữu ích, cùng với những tin tức đáng chú ý trong và ngoài nước. Vào buổi
trưa, mọi người thích xem nhất là phim truyện (43/148 lựa chọn) và game show
truyền hình (34/148 lựa chọn) vì đây là những chương trình giải trí có thể giúp mọi
Trang 34
người thư giãn hơn sau một buổi làm việc mệt nhọc. Buổi chiều khán giả lại thích
xem chương trình giải trí tổng hợp (34/107 lựa chọn) và ca nhạc (29/107 lựa chọn).
Cuối cùng vào buổi tối, khán giả thích xem phim truyện ( 78/308 lựa chọn) và thời
sự tin tức (65/308 lựa chọn).
Bảng 7: ĐÀI TRUYỀN HÌNH KHÁN GIẢ THƯỜNG XEM NHẤT
SỐ MẪU TỶ LỆ (%)
1. Đài truyền hình Việt Nam – VTV(1,2,3). 20 18,9
2. Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP
Cần Thơ – CVTV(1,2).
42 39,6
3. Đài truyền hình Vĩnh Long – THVL. 30 28,3
4. Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh –
HTV(7,9).
11 10,4
5. Đài truyền hình Hậu Giang – HGTV. 2 1,9
6. Đài phát thanh truyền hình TP Cần Thơ
– TPCT.
1 0,9
Nguồn: Phân tích từ 106 mẫu phỏng vấn
20
42
30
11
2 1
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
1. Đài
truyền hình
Việt Nam –
VTV(1,2,3).
2. Trung
tâm truyền
hình Việt
Nam tại TP
Cần Thơ –
CVTV(1,2).
3. Đài
truyền hình
Vĩnh Long –
THVL.
4. Đài
truyền hình
TP Hồ Chí
Minh –
HTV(7,9).
5. Đài
truyền hình
Hậu Giang –
HGTV.
6. Đài phát
thanh truyền
hình TP Cần
Thơ - TPCT.
Hình 7:BIỂU ĐỒ ĐÀI TRUYỀN HÌNH KHÁN GIẢ THƯỜNG XEM NHẤT
Trang 35
Nhận xét:
Tại 5 quận thuộc địa bàn TP Cần Thơ khán giả thường xem kênh truyền hình
của Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ – CVTV(1,2) nhất, có 42
người lựa chọn chiếm tỷ lệ 39,6%, kế đến là Đài truyền hình Vĩnh Long có 30 người
lựa chọn chiếm tỷ lệ 28,3%. Đài truyền hình Việt Nam – VTV(1,2,3) và đài truyền
hình TP Hồ Chí Minh có 20 và 11 người lựa chọn, chiếm tỷ lệ 18,9% và 10,4%. Ít
nhất là đài truyền hình Hậu Giang – HGTV và đài truyền hình TP Cần Thơ – TPCT,
tỷ lệ khán giả xem hai đài này chỉ đạt 2,8%. Gần đây, sự xuất hiện của các kênh
truyền hình cáp cũng được nhiều khán giả xem đài hưởng ứng, do có nhiều kênh
truyền hình khác nhau để lựa chọn nên đa số khán giả thích xem các kênh truyền
hình giải trí của nước ngoài hơn, vì vậy các đài truyền hình trong khu vực cần phải
có nhiều chương trình hay hơn, hấp dẫn hơn dể thu hút sự theo dõi của khán giả.
Bảng 8: NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG KHI CHỌN XEM MỘT KÊNH
TRUYỀN HÌNH CỦA KHÁN GIẢ
Rất không
quan trọng
Không
quan
trọng
Trung
bình
Quan
trọng
Rất
quan
trọng YẾU TỐ
SL % SL % SL % SL % SL %
Điểm
TB
1. Thời gian phù
hợp.
5 4,7 7 6,6 16 15,0 36 33,6 42 40,1 3,97
2. Cập nhật thông
tin kịp thời, nhanh
chóng.
1 0,9 2 1,9 18 17,0 35 33,0 50 47,2 4,24
3. Chương trình
giải trí tổng hợp
hấp dẫn.
2 1,9 5 4,7 18 17,0 39 36,8 42 39,6 4,08
4. Phim truyện
hay.
5 4,7 4 3,8 14 13,2 29 27,4 54 50,9 4,16
5. Chương trình 3 2,8 4 3,8 21 19,7 36 33,6 42 40,1 4,04
Trang 36
phong phú, đa
dạng.
6. Chất lượng hình
ảnh, âm thanh tốt
1 0,9 10 9,4 18 17,0 26 24,5 51 48,2 4,09
7. Phù hợp với độ
tuổi.
5 4,7 6 5,7 24 22,6 41 38,7 30 28,3 3,8
Nguồn: Phân tích từ 106 mẫu phỏng vấn
Nhận xét:
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn xem một kênh truyền hình của khán
giả được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5 với 1 là rất không quan trọng và 5 là
rất quan trọng dựa trên các yếu tố: Thời gian phù hợp; cập nhật thông tin kịp thời,
nhanh chóng; chương trình giải trí tổng hợp hấp dẫn; phim truyện hay; chương trình
phong phú đa dạng; chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt; phù hợp với độ tuổi. Sau đây
là nhận xét cụ thể về mức độ quan trọng của từng yếu tố:
- Thời gian phù hợp: Có 42 người cho điểm 5 (chiếm số lượng cao nhất); 36
người cho điểm 4; 16 người cho điểm 3; 7 người cho điểm 2 và 5 người cho điểm 1.
Điểm trung bình của các mức điểm là 3,97 cho thấy yếu tố này ảnh hưởng tương đối
quan trọng đến quyết định chọn xem kênh truyền hình của khán giả.
- Cập nhật thông tin kịp thời, nhanh chóng: Có 50 người cho điểm 5; 35
người cho điểm 4; 18 người cho điểm 3; 2 người cho điểm 2 và 1 người cho điểm 1.
Điểm trung bình của các mức điểm này là 4,24 – yếu tố này có ảnh hưởng quan
trọng nhất đến quyết định của khán giả xem truyền hình. Điều này cho thấy khán giả
xem truyền hình rất quan tâm đến tin tức, sự kiện quan trọng xảy ra hằng ngày.
- Chương trình giải trí tổng hợp hấp dẫn: Với điểm trung bình là 4,08 - ảnh
hưởng nhiều. Ở mức điểm 5 và 4 có tần xuất lựa chọn gần bằng nhau lần lượt là 42
và 39, kế tiếp là mức điểm 3 có 18 lựa chọn, mức điểm 2 có 5 lựa chọn và cuối cùng
mức điểm 1 có 2 lựa chọn.
Trang 37
- Phim truyện hay: Đây là yếu tố có tác động quan trọng thứ nhì đến quyết
định chọn xem kênh truyền hình của khán giả với số điểm trung bình là 4,16. Số
người cho rằng yếu tố này tác động nhiều đến họ là 83 người (điểm 5: 54 người,
điểm 4: 29 người), chỉ có 9 người không đánh giá cao yếu tố này (điểm 2: 4 người
và điểm 1 5 người), có 14 người chọn mức điểm trung bình.
- Chương trình phong phú đa dạng: Có điểm trung bình là 4,04 – yếu tố này
cũng có tác động quan trọng đếm sự chọn lựa của khán giả. Với lần lượt 42 và 36
người chọn thang điểm 5 và 4; 21 người chọn thang điểm 3; 3và 4 người chọn thang
điểm 1, 2.
- Chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt: Đa số khán giả đánh giá yếu tố này quan
trọng với điểm trọng số là 4,09. Thể hiện qua việc có 51 người cho điểm 5; 26 người
cho điểm 4; 18 người cho điểm 3 và 10 người cho điểm 2,cuối cùng chỉ có 1 người
cho điểm 1.
- Phù hợp với độ tuổi: Yếu tố này ít được khán giả đánh giá cao, chỉ đạt điểm
trung bình là 3,8. Có 41 người cho điểm 4 và 24 người cho điểm trung bình.
Bảng 9: CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH KHÁN GIẢ THƯỜNG XEM
NHẤT NÓI CHUNG
CHƯƠNG TRÌNH SỐ MẪU TỶ LỆ (%)
1. Thời sự, tin tức. 27 25,5
2. Ca nhạc. 26 24,5
3. Game show (trò chơi truyền hình). 17 16,0
4. Các chương trình truyền hình trực tiếp. 2 1,9
5. Giải trí tổng hợp. 6 5,7
6. Phim truyện. 28 26,4
Nguồn: Phân tích từ 106 mẫu phỏng vấn
Trang 38
Nhận xét:
Đa số khán giả được phỏng vấn chọn xem phim truyện nhiều nhất chiếm tỷ lệ
26,4%, kế tiếp là thời sự, tin tức và ca nhạc lần lượt chiếm 25,5% và 24,5%. Các
chương trình truyền hình trực tiếp, game show truyền hình và giải trí tổng hợp chỉ
có 25 khán giả lựa chọn, chiếm tỷ lệ 23%. Điều này có thể giải thích bởi một số
nguyên nhân sau:
- Chương trình phim truyện thường được chiếu vào những thời gian rảnh của
mọi người như buổi trưa và buổi tối.
- Sau một ngày làm việc và học tập mệt nhọc, mọi người thường chọn cách
giải trí là theo dõi những bộ phim trên các kênh truyền hình, đây cũng có thể là giây
phút họp mặt gia đình ngoài bữa cơm hằng ngày.
- Thời sự, tin tức hằng ngày thu hút sự quan tâm, chú ý của rất nhiều khán giả
vì đây là những thông tin cần thiết, giúp mọi người nắm được những tình hình đang
diễn ra trong và ngoài nước.
- Các chương trình truyền hình trực tiếp và giải trí tổng hợp ích được sự quan
tâm theo dõi của khán giả là vì các chương trình này chiếu vào những thời gian
không thích hợp, không vào những thời gian rảnh của đa số khán giả.
4.2. PHÂN TÍCH SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁN GIẢ XEM TRUYỀN HÌNH VỀ
TRUNG TÂM TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TẠI TP CẦN THƠ CVTV:
4.2.1. Mức độ theo dõi các chương trình trên đài CVTV của khán giả xem
truyền hình:
Bảng 10: MỨC ĐỘ QUAN TÂM THEO DÕI CÁC CHƯƠNG TRÌNH
TRÊN ĐÀI CVTV CỦA KHÁN GIẢ
MỨC ĐỘ THEO DÕI SỐ MẪU TỶ LỆ (%)
1. Hiếm khi. 10 9,4
2. Thỉnh thoảng. 51 48,1
3. Thường xuyên. 45 42,5
Nguồn: Phân tích từ 106 mẫu phỏng vấn
Trang 39
9%
49%
42% 1. Hiếm khi.
2. Thỉnh thoảng.
3. Thường xuyên.
Hình 8: MỨC ĐỘ THEO DÕI CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRÊN ĐÀI CVTV
CỦA KHÁN GIẢ
Nhận xét:
Theo kết quả phỏng vấn, chỉ có 10 khán giả hiếm khi theo dõi các chương
trình của CVTV, chiếm tỷ lệ 9,4%, 51 khán giả thỉnh thoảng xem các chương trình
của CVTV chiếm tỷ lệ cao nhất 48,1%, và 45 khán giả thường xuyên xem các
chương trình của CVTV chiếm tỷ lệ 42,5%. Do vậy đài CVTV nên có thêm nhiều
chương trình giải trí hấp dẫn vào thời gian rảnh của đa số khán giả xem truyền hình
để thu hút thêm khán giả và tăng mức độ quan tâm theo dõi kênh CVTV của khán
giả.
4.2.2. Chương trình khán giả thường xem nhất trên đài CVTV:
Bảng 11: CHƯƠNG TRÌNH KHÁN GIẢ THƯỜNG XEM NHẤT TRÊN
ĐÀI CVTV
CHƯƠNG TRÌNH SỐ MẪU TỶ LỆ(%)
1. Thời sự, tin tức. 37 34,9
2. Ca nhạc. 28 26,4
3. Game show truyền hình 11 10,4
4. Phim truyện. 30 28,3
Nguồn: Phân tích từ 106 mẫu phỏng vấn
Trang 40
37
28
1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp thu hút khán giả xem truyền hình và nâng cao hiệu quả quảng cáo qua truyền hình của trung tâm truyền hình việt nam tại tp cần thơ - cvtv.pdf