Luận văn Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn iii

Danh mục từ viết tắt iv

Mục lục v

Danh mục các Biểu, bảng ix

Danh mục các Biểu đồ x

PHẦN THỨ NHẤT – ĐẶT VẤN ĐỀ .1

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

4. Phương pháp nghiên cứu .3

PHẦN THỨ HAI – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI . 4

1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài . 4

1.1.1 Khái niệm . 4

1.1.2 Các hình thức cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 5

1.2 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 7

1.2.1 Khái niệm . 7

1.2.2 Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 7

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 12

1.3 Kinh nghiệm thu hút FDI tại một số quốc gia và một số địa phương trong nước.

Bài học kinh nghiệm cho Bến Tre. 17

1.3.1 Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước Châu Á. 17

1.3.2 Kinh nghiệm thu hút FDI tại một số địa phương trong nước. 22

 

pdf125 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Hiệp Ngoài khu công nghiệp “Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bến Tre” Biểu đồ 2.4 Cơ cấu số dự án FDI đầu tư phân theo vù ng , lãnh thổ đến hết năm 2012 2.3 Đánh giá vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2012 Qua thực tiễn thu hút vốn FDI tại tỉnh Bến Tre, chúng ta cùng xem xét những tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước nước ngoài lên tình hình phát triển kinh tế xã hội theo một số chỉ tiêu chủ yếu sau: 2.3.1 Bổ sung nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư của tỉnh Từ năm 2006 đến nay, vốn giải ngân của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng dần qua các năm. Từ 1,98% năm 2006 đã tăng mạnh lên 12,5% vào năm 2010, giảm chút ít trong năm 2011-2012 với hơn 10%. Tính đến cuối năm 2012, có 32 dự án đã giải ngân đạt khoảng 60%, tương đương 186 triệu USD trong tổng số 309 triệu USD vốn đăng ký, 9 dự án còn lại đang làm thủ tục triển khai hoặc mới cấp phép đầu tư nên chưa giải ngân. Nhìn chung, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một phần trong tổng vốn tư của cả tỉnh Bến Tre và có chiều hướng tăng mạnh từ 1,98% trong năm 2006 lên hơn 10% trong năm 2012. Tuy nhiên, xét theo tỷ lệ thì vốn giải ngân của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội hàng năm của tỉnh. Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế 44 Bảng 2.6 Vốn đầu tư phát triển và vốn FDI giai đoạn 2006-2012 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn đầu tư phát triển của tỉnh (tỷ đồng) 5.932 7.103,9 7.556,6 8.520,4 9.345,3 9.919,8 10.751 Vốn FDI (tỷ đồng) 117 199,6 358,4 580,6 1.169 1.052 1.089 Tỷ lệ vốn FDI so Vốn đầu tư (%) 1,98 % 2,81 % 4,74 % 6,81 % 12,5 % 10,6 % 10,12 % “Nguồn: Niên giám thống kê 2006 – 2012, Cục Thống kê tỉnh Bến Tre” 4.47 12.50 10.12 6.81 10.60 1.98 2.81 - 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 % Tỷ lệ (%) vốn FDI so vốn đầu tư của Bến Tre “Nguồn: Niên giám thống kê 2006 – 2012, Cục Thống kê tỉnh Bến Tre” Biểu đồ 2.5 Vốn đầu tư phát triển và vốn FDI giai đoạn 2006-2012 So với tốc độ tăng tương đối ổn định của tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh thì vốn FDI có tốc độ tăng nhanh nhưng không ổn định. Nguyên nhân do phần lớn các dự án được đầu tư vào Bến Tre đều là dự án nhỏ nên chưa tạo ra đột phá để phát triển kinh tế. 2.3.2 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thời gian qua, nguồn vốn ĐTTTNN đã đóng góp một phần nhỏ trong bộ phận cấu thành của kinh tế tỉnh Bến Tre. Năm 2007 - 2008 tỷ lệ đóng góp khu vực FDI vào GDP có phần giảm sút một phần ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, một số dự án mới được cấp phép trong giai đoạn triển khai thủ tục đầu tư, công tác đền bù, xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, tỷ lệ của khu vực FDI vào GDP tăng dần từ năm 2009, tăng mạnh trong 2010 – 2012, Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 45 cao nhất trong 2012 với tỷ lệ 2,94%. Mức đóng góp vào GDP qua các năm như sau: Bảng 2.7 Đóng góp của FDI vào GDP của Bến Tre Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Đóng góp vào GDP (tỷ đồng) 56,5 27,5 69,6 93,6 281 694 1.001,5 Tốc độ tăng (%) 92,5 49 253 134,5 300,2 247 144,3 Tỷ lệ đóng góp cho GDP(%) 0,51 0,22 0,42 0,5 1,28 2,33 2,94 “Nguồn: Niên giám thống kê 2006-2012, Cục Thống kê tỉnh Bến Tre” 0,0% 50,0% 100,0% 150,0% 200,0% 250,0% 300,0% 350,0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng (%) Tỷ lệ đóng góp cho GDP(%) “Nguồn: Niên giám thống kê 2006-2012, Cục Thống kê tỉnh Bến Tre” Biểu đồ 2.6 Tốc độ tăng và tỷ lệ đóng góp của FDI vào GDP Bến Tre Qua phân tích trên cho thấy khu vực FDI đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, sự đóng góp của khu vực FDI không ổn định và chưa thật sự là một nguồn đóng góp quan trọng trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế. 2.3.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bảng 2.8 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2012 Đơn vị: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 53,99 50,65 51,97 49,17 46,49 50,76 49,2 Công nghiệp - Xây dựng 16,34 16,46 16,27 17,15 17,9 16,57 17,79 Dịch vụ 29,67 32,88 31,76 33,67 35,61 32,68 33,01 “Nguồn: Niên giám thống kê 2006-2012, Cục Thống kê tỉnh Bến Tre” Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 46 Theo kết quả thống kê của Cục thống kê Bến Tre, khu vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp và thủy sản vẫn là khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP toàn tỉnh, tiếp theo đó là khu vực dịch vụ. Từ năm 2006 đến nay, cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ, nâng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản. Từ năm 2006 đến năm 2012 tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 53,99% xuống 49,2%; công nghiệp-xây dựng tăng từ 16,3% lên 17,79%; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 29,67% lên 33,01%. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện vẫn đang diễn ra khá chậm và không đạt như dự kiến. Nguyên nhân do sự chuyển dịch cơ cấu tại Bến Tre phần lớn dựa vào các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, phần lớn các dự án FDI thu hút được đang hoạt động là chế biến dừa, trái cây, may mặc, giày da. Chưa thu hút được nhiều dự án có qui mô vốn lớn về công nghệ kỹ thuật, dịch vụ cao cấp. 2.3.4 Đóng góp vào ngân sách tỉnh của khu vực FDI Về tình hình nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp có vốn FDI tăng qua các năm, nhưng chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng thu ngân sách nhà nước. Trong tổng số thu từ năm 2006 đến năm 2012, thu từ các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ 1% và tăng trưởng không ổn định. Nguyên nhân do trong 41 doanh nghiệp FDI, chỉ có 32 doanh nghiệp nộp thuế, trong đó phần lớn là doanh nghiệp có qui mô nhỏ, số còn lại đang xây dựng hoặc mới đi vào hoạt động. Bảng 2.9 Tình hình nộp ngân sách của các doanh nghiệp FDI Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Thu NS trên địa bàn tỉnh (tỷ đồng) 743,8 641 698,9 740,6 873 1120 1401 Thu từ doanh nghiệp FDI (tỷ đồng) 0,73 1,2 1,4 3,0 5,6 9,3 13,5 Tỷ lệ (%) 0,1 0,22 0,2 0,43 0,64 0,83 0,96 Tốc độ phát triển của thu từ DN FDI (%) 46 164 116 214 186 166 145 “Nguồn: Niên giám thống kê 2006-2012, Cục thống kê tỉnh Bến Tre” Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 47 - 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 0,0% 50,0% 100,0% 150,0% 200,0% 250,0% Tốc độ tăng (%) Tốc độ phát triển của thu từ DN FDI (%) “Nguồn: Niên giám thống kê 2006-2012, Cục thống kê tỉnh Bến Tre” Biểu đồ 2.7 Tốc độ tăng và tỷ lệ đóng góp của FDI vào ngân sách Bến Tre Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn nhà đầu tư có quy mô kinh doanh lớn, ngành nghề phù hợp với thị trường đồng thời nên có quy định cụ thể và tăng cường quản lý nhằm chống việc chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI. 2.3.5 Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI Kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI của tỉnh Bến Tre từ năm 2006 đến nay tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu những năm gần đây. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI là 10,02 triệu USD, chiếm 8,05 % tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bến Tre. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng cao và đạt 249 triệu USD, chiếm gần 58% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Bảng 2.10 Kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI giai đoạn 2006-2012 Năm Kim ngạch XK của tỉnh (triệu USD) Kim ngạch XK khu vực FDI (triệu USD) Tốc độ tăng kim ngạch XK khu vực FDI (%) Tỷ lệ kim ngạch XK KV FDI so với kim ngạch XK của tỉnh (%) 2006 124,4 10,02 103 8,05 2007 141,2 10,54 105 7,46 2008 188,25 15,86 150,5 8,42 2009 188,37 20,33 128 10,79 2010 264,01 69,11 339 26,17 2011 367,87 109,96 159 29,9 2012 430 249,4 226,8 58,0 “Nguồn: Niên giám thống kê 2006 – 2012, Cục Thống kê tỉnh Bến Tre” Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 48 Qua số liệu cho thấy các doanh nghiệp FDI hiện đang đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bến Tre, tăng mạnh trong năm 2012 và có chiều hướng tăng cao trong thời gian tới khi một số nhà máy đang xây dựng đi vào hoạt động đầy đủ. Qua đó cho thấy, ngoài các mặt hàng xuất khẩu truyền thống: dừa, trái cây, hải sản, còn có thêm những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao như: may mặc, giày dép, túi xách, dây điện cho xe ôtô, làm đa dạng các mặt hàng đồng thời mang lại nguồn ngoại tệ cho tỉnh . Đây là điểm sáng của vốn FDI đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bến Tre trong thời gian gần đây. 2.3.6 Đóng góp vào giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương Tính đến cuối năm 2012, các dự án có vốn ĐTNN thu hút được 17.896 người, chiếm tỷ lệ 2,3% số lao động đang làm việc tại tỉnh Bến Tre. Các doanh nghiệp này đã phần nào góp phần giải quyết việc làm cho lượng lao động dư thừa của tỉnh và các vùng lân cận nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Qua đó, lực lượng lao động tại Bến Tre từng bước được hình thành kỹ năng quản lý tiên tiến, trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, tác phong lao động công nghiệp, tiếp cận hệ thống khoa học – kỹ thuật hiện đại của các nước phát triển. Doanh nghiệp FDI có sức hút lao động nhất là các doanh nghiệp may mặc: Công ty TNHH May Alliance One, Công ty CP May Premier Pearl, công ty THHH một thành viên Pungkoo Bến Tre; chế biến thức ăn thủy sản: Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản Bến Tre); phụ trợ ô tô: Tosok Nidec Tosock Precision và Công ty Furukawa Automative Systems. Bảng 2.11 Số lao động trong các doanh nghiệp FDI từ 2006-2012 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số lao động (người) 704.567 723.567 736.484 747.239 752.018 759.194 765.347 Khu vực FDI (người) 1.177 1.818 2.226 3.362 6.082 9.128 17.896 Tỷ lệ (%) 0,17 0,25 0,3 0,45 0,8 1,2 2,3 “Nguồn: Niêm giám thống kê 2006 – 2012, Cục Thống kê tỉnh Bến Tre” Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 49 Tỷ lệ đóng góp lao động trong các Doanh nghiệp FDI giai đoạn 2006-2012 2,30% 1,20% 0,80% 0,45% 0,30%0,25%0,17% 0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 “Nguồn: Niêm giám thống kê 2006 – 2012, Cục Thống kê tỉnh Bến Tre” Biểu đồ 2.8 Tỷ lệ lao động của doanh nghiệp FDI giai đoạn 2006-2012 Tỷ lệ lao động được sử dụng trong các doanh nghiệp FDI ngày càng gia tăng qua các năm và tăng mạnh trong 3 năm từ 2010 – 2012. Cho thấy xu hướng gia tăng sử dụng lao động trong khu vực FDI là khá tốt. Giúp cho người lao động tại tỉnh Bến Tre có được việc làm, có thu nhập và cải thiện cuộc sống. Bên cạnh đó đã chuyển đổi được một phần lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp có giá trị cao, nâng cao năng lực và trình độ của người lao động tại Bến Tre. Ngoài ra còn tạo ra việc làm cho hàng chục ngàn lao động gián tiếp. 2.4 Đánh giá môi trường thu hút vốn FDI tại Bến Tre Để đánh giá môi trường thu hút đầu tư tại Bến Tre, tôi đã tiến hành khảo sát bằng Phiếu Khảo sát (131 phiếu), gửi 61 phiếu cho các doanh nghiệp FDI đang đầu tư tại Bến Tre (41 doanh nghiệp, riêng 5 doanh nghiệp lớn gửi thêm 5 phiếu); gửi 70 phiếu cho các chuyên gia là các cán bộ tại các đơn vị có liên quan đến lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bến Tre: UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Công ty Hạ tầng Khu công nghiệp. Trong 131 phiếu được gửi, kết quả thu về được 117 phiếu: doanh nghiệp 53 phiếu, chuyên gia 64 phiếu. Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu liên quan đến lĩnh vực thu hút vốn FDI của Việt Nam cũng như dựa vào tình hình thực tế của tỉnh Bến Tre, tôi chỉ xem xét đánh giá một số khía cạnh sau: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 50 - Trong các dự các đầu tư tại Bến Tre, những yếu tố nào quyết định đến việc đầu tư của các nhà đầu tư. - Điểm mạnh, điểm yếu của môi trường trường đầu tư tại Bến Tre. - Nguồn thông tin nhà đầu tư tiếp cận trước khi đến đầu tư tại Bến Tre. 2.4.1 Các yếu tố quyết định đến việc đầu tư tại Bến Tre của nhà đầu tư Để thực hiện xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư tại Bến Tre, chúng tôi đã gửi phiếu điều tra đến các doanh nghiệp đang có dự án đầu tư tại Bến Tre. Qua quá trình nghiên cứu và tham khảo ý kiến các chuyên gia, chúng tôi đưa ra 8 yếu tố để tổng hợp ý kiến đánh giá của các nhà đầu tư, đó là: Chi phí sản xuất, kinh doanh; nguồn nhân lực; cơ sở hạ tầng kỹ thuật; chính sách thu hút đầu tư; tài nguyên thiên nhiên; vị trí địa lý; tiềm năng phát triển của tỉnh Bến Tre và cơ sở hạ tầng xã hội. Các câu hỏi được yêu cầu sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1- 8. Sau khi tổng hợp ý kiến trả lời của các doanh nghiệp (Phụ lục 3), chúng tôi thấy các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khi chọn đầu tư tại Bến Tre, chi tiết theo bảng 2.12. Bảng 2.12 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tại Bến Tre Chỉ tiêu Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 Ưu tiên 4 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1. Chính sách thu hút đầu tư 28 52,8 13 24,5 10 18,9 2 3,8 2. Nguồn nhân lực 10 18,9 25 47,2 8 15,1 8 15,1 3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 6 11,3 6 11,3 20 37,7 10 18,9 4. Chi phí sản xuất kinh doanh 1 1,9 1 1,9 8 15,1 11 20,7 5. Tài nguyên thiên nhiên 2 3,8 2 3,8 6 11,3 2 3,8 6. Vị trí địa lý 6 11,3 6 11,3 1 1,9 20 37,7 7. Tiềm năng phát triển kinh tế 0 0 0 0 0 0 0 0 8. Cơ sở hạ tầng xã hội 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 53 100 53 100 53 100 53 100 Nguồn : Kết quả xử lý số liệu điều tra trên SPSS Trư ờng Đạ i họ c K inh ế H uế 51 Qua kết quả tổng hợp trên thì trong 8 yếu tố được đưa ra để nhà đầu tư lựa chọn theo thứ tự ưu tiên thì có 4 yếu tố được chọn chủ yếu: chính sách thu hút được ưu tiên thứ nhất, chiếm tỷ trọng 52.8%; nguồn nhân lực được lựa chọn là ưu tiên thứ 2, chiếm 47,2%; cở sở hạ tầng kỹ thuật được ưu tiên thứ 3, chiếm 37.7% và vị trí địa lý được ưu tiên thứ 4, chiếm 37,7%. Như vậy chính sách thu hút đầu tư, lao động rẻ, chi phí sử dụng đất thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và vị trí địa lý thuận tiện là những yếu tố được nhà đầu tư quan tâm khi đến đầu tư tại Bến Tre. Còn những yếu tố khác như: chi phí sản xuất kinh doanh, tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng xã hội chưa phải là những yếu tố ưu tiên khi quyết định đầu tư. 2.4.2 Điểm mạnh, điểm yếu của môi trường đầu tư tại Bến Tre Để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của môi trường đầu tư nói chung, chúng ta cần xem xét nhiều yếu tố đã tác động đến 2 mặt của quá trình thu hút vốn FDI, đó là những yếu tố làm tăng sức thu hút đầu tư và những yếu tố làm cản trở đến quá trình thu hút vốn đầu tư. Đối với Bến Tre, qua nghiên cứu cũng như tham khảo ý kiến của một số chuyên gia, chúng tôi đã đưa ra 10 yếu tố để lấy ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý trong các doanh nghiệp FDI của tỉnh (Xem câu hỏi trong phụ lục 2). Kết quả tổng hợp ý kiến trả lời (Phụ lục 4) như sau: Bảng 2.13 Điểm mạnh, điểm yếu của môi trường đầu tư tại Bến Tre Chỉ tiêu Mức độ mạnh, yếu (%) Yếu Trung bình Mạnh 1. Ổn định an ninh, trật tự xã hội 2.6 14.5 82.9 2. Nguồn nhân lực dồi dào 2.6 23,0 74.4 3. Chính sách ưu đãi đầu tư 2.6 33.3 64.1 4. Vị trí địa lý thuận tiện 6,0 35,0 59,0 5. Thủ tục cấp phép đầu tư 9.4 42.7 47.9 6. Tài nguyên thiên nhiên 36.8 22.2 41,0 7. Cơ sở hạ tầng 3.4 58.1 38.5 8. Tiềm năng phát triển kinh tế của Bến Tre 8.5 56.5 35,0 9. Chất lượng lao động 43.6 31.6 24.8 10. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 44.4 36.8 18.8 Nguồn : Kết quả xử lý số liệu điều tra trên SPSS Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 52 Qua kết quả tổng hợp cho thấy về điểm mạnh có 6 yếu tố được chọn trên 50% và 2 yếu tố đưới 50%. Trong đó sự “ổn định về an ninh, trật tự xã hội” được đánh giá cao với tỷ lệ chiếm 82,9%; tiếp theo là “nguồn nhân lực dồi dào” được đánh giá 74,4%; “chính sách ưu đãi đầu tư” được đánh giá 64,1%; “vị trí địa lý thuận tiện” được đánh giá trên 59%; “thủ tục cấp phép đầu tư” và “tài nguyên thiên nhiên” được đánh giá là điểm mạnh nhưng tỷ lệ thấp dưới 50% tổng số phiếu trả lời. Về đánh giá trung bình, các ý kiến trả lời cho rằng các yếu tố: cơ sở hạ tầng, tiềm năng phát triển kinh tế ở mức trên trung bình nhưng tỷ lệ đều trên 50% tổng số phiếu trả lời. Về điểm yếu, các yếu tố: chất lượng lao động và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp được đánh giá dưới trung bình, tuy nhiên tỷ lệ đánh giá yếu đạt dưới 50% tổng số phiếu trả lời. Qua các đánh giá, cho thấy các ý kiến trả lời đã đánh giá cao sự ổn định an ninh trật tự, nguồn nhân lực, chính sách đầu tư và vị trí địa lý của Bến Tre. Thủ tục cấp phép và tài nguyên thiên nhiên cũng được đánh giá mạnh nhưng tỷ lệ dưới 50%, do đó hai yếu tố này cùng với các yếu tố còn lại cần phải xem xét cải thiện hơn trong thời gian tới. 2.4.3 Nguồn thông tin tiếp cận khi đến đầu tư tại Bến Tre Để đầu tư tại Bến Tre, các nhà đầu tư phải tìm hiểu về Bến Tre, biết được các thông tin về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các chính sách thu hút đầu tư, nguồn lao động, tài nguyên, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, Do đó, việc quảng bá các thông tin đầu tư tại Bến Tre đến các nhà đầu tư cũng là một vấn đề mà các nhà quản lý cần tìm hiểu, để từ có có những biện pháp nhằm quảng bá môi trường thu hút vốn đầu tư của Bến Tre đến các nhà đầu tư một cách nhanh chóng và rõ ràng nhất. Để nắm bắt được nguồn thông tin nhà đầu tư tiếp xúc trước khi đầu tư tại Bến Tre, chúng tôi đã thiết kế câu hỏi, trong đó đưa ra các nguồn cung cấp thông tin để nhà đầu tư lựa chọn (Xem câu hỏi trong phụ lục 2). Kết quả trả lời của các nhà đầu tư (Phụ lục 5) được tổng hợp như sau: Trư ờ g Đạ i họ c K inh ế H uế 53 Bảng 2.14 Nguồn thông tin nhà đầu tư tiếp cận khi đầu tư tại Bến Tre Nguồn thông tin Số lượng Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp khác giới thiệu 32 60,4 Hội thảo xúc tiến đầu tư 12 22,6 Doanh nghiệp tự tìm hiểu 5 9,5 Các Website của tỉnh 4 7,5 Tổng cộng 53 100 Nguồn : Kết quả xử lý số liệu điều tra trên SPSS Qua bảng tổng hợp trên cho thấy phần lớn các nhà đầu tư khi đến đầu tư tại Bến Tre là do các doanh nghiệp khác giới thiệu, chiếm 60,4%, nhà đầu tư biết thông tin đầu tư qua hội thảo đầu tư chiếm 22,6%, thông tin do nhà đầu tư tự tìm hiểu và qua các website của tỉnh chiếm dưới 10%. Kết quả này cho thấy thông tin đầu tư của Bến Tre đến với nhà đầu tư còn hạn chế. Mặc dù qua các cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư cũng đã góp phần thu hút được một số nhà đầu tư, nhưng phần lớn nhà đầu tư đến đầu tư tại Bến Tre là do các nhà đầu tư khác giới thiệu. Do đó đòi hỏi công tác xúc tiến đầu tư phải cải thiện nhiều hơn, tiếp cận nhà đầu tư nhiều hơn để có thể mang thông tin đầu tư tại Bến Tre đến với nhà đầu tư một cách nhanh nhất, rõ ràng nhất. 2.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI tại Bến Tre 2.5.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số Cronbach Alpha cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Trong phân tích này, khi đánh giá hệ số Cronbach Alpha, biến nào có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item -Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo là hệ số Cronbach Alpha của biến thành phần lớn hơn 0,6. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 54 Để đánh giá những cảm nhận của cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp FDI và các chuyên gia về môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bến Tre, tôi sử dụng thang đo Linkert theo 5 mức độ: Mức 1- Rất không đồng ý, mức 2 – Không đồng ý, mức 3 – Trung dung, mức 4 – Đồng ý, mức 5 – Rất đồng ý. Thực hiện kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của 23 biến quan sát để phân tích độ tin cậy của các biến số đối với môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bến Tre bằng chương trình SPSS (Phụ lục 6). Phân tích kết quả cho thấy: Hệ số Cronbach’s Alpha tổng = 0,863 cho 23 biến quan sát, chứng tỏ thang đo có độ tin cậy khá tốt (Nunnally & Burnstein, 1994). Hệ số tương quan biến tổng của 23 biến đều đạt > 0,3 đáp ứng yêu cầu. Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo có độ tin cậy tốt nên 23 biến này sẽ sử dụng để phân tích EFA tiếp theo. 2.5.2 Phân tích nhân tố EFA Sau khi thực hiện kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố EFA cho 23 biến để loại dần các biến có trọng số nhỏ hơn 0,5. Thang đo được chấp nhận khi giá trị hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) lớn hơn hoặc bằng 0,5 và nhỏ hơn hoặc bằng 1 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008 [4]). Qua quá trình xử lý số liệu và rút trích nhân tố để loại bỏ các biến có trọng số không đủ mạnh (<0,5). Kết quả phân tích EFA (Phụ lục 7) cho thấy: Hệ số KMO = 0,774 (giữa 0,5 và 1) cho thấy đủ điều kiện để phân tích nhân tố. Giá trị Sig. trong kiểm định Bartlett = 0,000 < 0,05 (mức ý nghĩa 5%) cho thấy 23 biến quan sát có mối liên hệ tương quan với nhau. Như vậy với 23 biến quan sát, theo tiêu chuẩn Eigenvalue >1 thì có 4 nhóm nhân tố được rút ra (Bảng Total Variance Explained). Các nhân tố này giải thích được 66,207% biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả khá tốt đối với phân tích nhân tố. Như vậy, với kết quả phân tích như trên, có bốn nhóm nhân tố được hình thành. Chi tiết theo bảng 2.15 sau. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 55 Bảng 2.15 Kết quả phân tích nhân tố EFA Nội dung Nhân tố 1 2 3 4 19. Chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn 0,895 16. Lãnh đạo tỉnh thường xuyên quan tâm 0,894 14. Thời gian xin chủ trương đầu tư nhanh 0,887 17. Chính sách sau đầu tư luôn được quan tâm 0,870 18. Giải phóng, bàn giao mặt bằng đúng hẹn 0,820 15. Thủ tục cấp phép rõ ràng, cụ thể 0,763 13. Chương trình xúc tiến đầu tư mạnh 0,536 5. Hệ thống ngân hàng, dịch vụ tài chính đầy đủ 0,891 7. Hệ thống cơ sở y tế, bệnh viện chăm sóc sức khỏe 0,877 2. Hệ thống cấp, thoát nước đầy đủ 0,819 3. Thông tin liên lạc thuận tiện 0,793 6. Cơ sở vật chất, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người lao động 0,771 4. Giao thông thuận lợi 0,635 1. Hệ thống cấp điện ổn định 0,545 8. Nguồn lao động phổ thông đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp 0,894 9. Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý có trình độ tại địa phương 0,881 10. Chất lượng lao động đạt yêu cầu của doanh nghiệp 0,866 12. Nguyên liệu dồi dào 0,840 11. Vị trí địa lý thuận tiện 0,663 23. Chi phí thuê sử dụng đất thấp (so với các tỉnh lân cận) 0,890 22. Nguyên liệu giá rẻ 0,791 21. Chi phí vận chuyển hàng hóa thấp 0,695 20. Giá thuê lao động ở Bến Tre thấp 0,614 Eigenvalues 5.934 3.894 3.358 2.042 Nguồn : Kết quả xử lý số liệu điều tra trên SPSS Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 56 Tiến hành kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của bốn nhân tố trên. Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhóm nhân tố trên được thể hiện chi tiết (Phụ lục 8), kết quả phân tích cho thấy: Nhóm 1: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,915 cho 7 biến thuộc nhóm nhân tố 1, có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) đều lớn hơn 0,3 đáp ứng yêu cầu. Nhân tố này được đặt tên mới là Cơ chế chính sách, gồm các biến: Chương trình xúc tiến đầu tư mạnh; Thời gian xin chủ trương đầu tư nhanh; Thủ tục cấp phép rõ ràng, cụ thể; Lãnh đạo tỉnh thường xuyên quan tâm; Chính sách sau đầu tư luôn được quan tâm; Giải phóng, bàn giao mặt bằng đúng hẹn; Chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn. Nhân tố này bằng giá trị trung bình của các biến trong nhóm. Nhóm 2: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,889 cho 7 biến thuộc nhóm nhân tố 2, có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) đều lớn hơn 0,3 đáp ứng yêu cầu. Nhân tố này được đặt tên mới là Cơ sở hạ tầng, gồm các biến: Hệ thống cấp điện ổn định; Hệ thống cấp, thoát nước đầy đủ; Thông tin liên lạc thuận tiện; Giao thông thuận lợi; Hệ thống ngân hàng, dịch vụ tài chính đầy đủ; Cơ sở vật chất, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người lao động; Hệ thống cơ sở y tế, bệnh viện chăm sóc sức khỏe. Nhân tố này bằng giá trị trung bình của các biến trong nhóm. Nhóm 3: hệ số Cronbach’s Alpha = 0,891 cho 5 biến thuộc nhóm nhân tố 3, có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) đều lớn hơn 0,3 đáp ứng yêu cầu. Nhân tố này được đặt tên mới là Tài nguyên, gồm các biến: Nguồn lao động phổ thông đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp; Khó tuyển dụng cán bộ quản lý có trình độ tại địa phương; Lao động từ trường dạy nghề chưa đạt chất lượng theo yêu cầu; Vị trí địa lý thuận tiện; Nguyên liệu dồi dào. Nhân tố này bằng giá trị trung bình của các biến trong nhóm. Nhóm 4: hệ số Cronbach’s Alpha = 0,767 cho 4 biến thuộc nhóm nhân tố 4, có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) đều lớn hơn 0,3 đáp ứng yêu cầu. Nhân tố này được đặt tên mới là Chi phí, gồm các biến: Giá thuê Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 57 lao động ở Bến Tre thấp; Chi phí vận chuyển hàng hóa thấp; Nguyê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_thu_hut_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_tren_dia_ban_tinh_ben_tre_6082_1909324.pdf
Tài liệu liên quan