Luận văn Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong xu thế hội nhập kinh tế từ nay đến năm 2010

Lượng lao động làm việc trong khu vực FDI còn khiêm tốn so với tiềm năng lao động Việt Nam. Số lao động trong khu vực có vốn FDI đến năm 2001 có khoảng 399.000 người, chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Trong các doanh nghiệp sản xuất giày dép, may mặc, do phụ thuộc vào các đơn đặt hàng nước ngoài nên việc làm không đầy đủ và thường xuyên. Chất lượng lao động của Việt Nam bị hạn chế, không theo kịp nhu cầu của các nhà đầu tư. Trong khi lượng lao động giản đơn hay sinh viên tốt nghiệp đại học của Việt Nam dư thừa thì việc tuyển lao động kỹ thuật, có tay nghề cao lại rất khó khăn. Phần lớn các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động Việt Nam vào làm việc phải đào tạo lại hoặc đào tạo mới. Chi phí đào tạo lớn đã làm giảm lợi thế về lao động của Việt Nam.

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong xu thế hội nhập kinh tế từ nay đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cực về quy mô vốn đầu tư phát triển cũng như đóng vai trò như "chất xúc tác" để việc đầu tư của nước ta đạt được hiệu quả nhất định. Đồng thời, việc xuất hiện của nguồn vốn FDI, Nhà nước cũng dành một số vốn đầu tư từ ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng, vào một số ngành quan trọng và những lĩnh vực không nên có yếu tố nước ngoài hoặc vào những vùng có điều kiện khó khăn. Chính vì vậy, vốn FDI tạo điều kiện giúp Việt Nam phát triển một nền kinh tế cân đối, bền vững theo yêu cầu của công cuộc CNH - HĐH, Xét về mặt định tính, sự hoạt động của nguồn vốn FDI như là một trong những động lực gây phản ứng dây chuyền làm thúc đẩy sự hoạt động của đồng vốn trong nước, một số chuyên gia kinh tế tính toán rằng, cứ một đồng vốn FDI hoạt động sẽ làm cho bốn đống vốn trong nước hoạt động theo. 1.2. Nguồn vốn FDI có đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào duy trì nhịp tăng trưởng cao và ổn định nền kinh tế. Khu vực FDI với những ưu thế về công nghệ, trình độ quản lý... đã luôn là khu vực năng động nhất của nền kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm cao (khoảng 20%/năm) đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, chẳng hạn năm 2000 tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực trong nước là 16% thì của khu vực FDI là 23%. Nói chung hoạt động của khu vực FDI đạt hiệu quả cao, do đó doanh thu hàng năm của khu vực này đạt cao, nhờ đó đóng góp vào GDP ngày càng tăng. Như vậy, qua các năm tỷ trọng của khu vực FDI vào GDP luôn tăng và tính đến hết năm 2001 chiếm 13,5% GDP của cả nước. Doanh thu luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, trừ năm 1998 (chỉ đạt 2,49%), các năm còn lại có tốc độ tăng cao hơn nhiều so với khu vực khác, bình quân giai đoạn 1996- 2001 doanh thu tăng 28,3%/năm. 1.3. FDI làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng nguồn thu ngân sách. Cùng với hoạt động có hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, khu vực FDI thông qua việc sản xuất các loại hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao đã làm cho quy mô xuất khẩu của khu vực này tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 1991 các doanh nghiệp FDI mới chỉ xuất khẩu được 52 triệu USD, năm 1995 đã đạt 440 triệu USD, năm 2000 đạt 3300 triệu USD và năm 2001 lên 2560 triệu USD, tăng 9% so với năm 2000. Các doanh nghiệp FDI với uy tín của mình đã giúp hàng hoá của Việt Nam được xâm nhập vào thị trường rộng lớn của thế giới, đến nay hàng hoá của nước ta đã có mặt trên 140 nước, và ngày càng khẳng định chỗ đứng trên các thị trường mới như EU, châu Mỹ, Trung Đông. Nhờ sự gia tăng quy mô của kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI so với cả nước ngày càng tăng. Năm 1991 là 2,5%, năm 1995 là 8,1%, năm 2000 tăng lên 23.1% và năm 2001 là 23,8%. Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng qua các năm : nhập khẩu năm 1995 đạt 1468 triệu USD, năm 1996 đạt 2042 triệu USD, năm 2000 đạt 4351 triệu USD và năm 2001 là 4700 triệu USD, tăng 8% sovới năm 2000. Như vậy kim ngạch xuất khẩu qua các năm luôn lớn hơn kim ngạch xuất khẩu, nhưng việc nhập khẩu như vậy cũng là tích cực vì nó tạo ra tài sản cố định và tiềm lực phát triển công nghệ cho phát triển bền vững, khác với nhập khẩu hàng tiêu dùng. Mặt khác, khi nguồn vốn FDI được định hướng tốt hơn, hoạt động FDI đi vào thế ổn định thì chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu của khu vực này sẽ thu hẹp lại và về lâu dài, xuất khẩu sẽ lớn hơn nhập khẩu giúp ổn định của cán cân thương mại. Nguồn thu ngân sách từ các doanh nghiệp FDI cũng tăng dần trong những năm từ 1994- 1997 năm 1994 là 128 triệu USD, năm 1995: 195 triệu USD, năm 1996: 263 triệu USD, đến năm 200 lại tăng 317 triệu USD và năm 2001 đạt 373 triệu USD, tăng 15% so với năm 2000. Nhờ việc gia tăng này, đã tạo ra khả năng chủ động hơn trong cân đối ngân sách, giảm mức bội chi ngân sách. Nguồn vốn FDI vào Việt Nam là do nước ngoài tự cân đối ngoại tệ, do đó chính phủ cũng không phải lo trả nợ. 1.4. FDI góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng CNH - HĐH. Phần lớn vốn FDI hiện nay là đầu tư vào khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với năng suất lao động cao của các doanh nghiệp FDI công nghiệp và dịch vụ đã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng tăng lên của công nghiệp, dịch vụ. Khu vực FDI trong các năm qua luôn có tốc độ tăng trưởng cao trong ngành công nghiệp, qua đó ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong toàn ngành công nghiệp. Bảng 14 : Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 1996- 2001 Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 - Toàn ngành công nghiệp 14,2 13,8 12,5 11,6 18,4 14,2 - Khu vực FDI công nghiệp 21,7 23,2 24,4 21,0 23,0 12,1 Tỷ trọng FDI/cả ngành 26,7 28,9 32,0 34,7 36,0 35,4 (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam) Trong giai đoạn 1996- 2000 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI luôn cao hơn nhiều so với toàn ngành. Và cho đến nay khu vực này đã chiếm hơn 1/3 tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp, có tác động lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp, làm cho ngành có tốc độ tăng cao hơn so với các ngành khác; đồng thời làm tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng dần qua các năm: Năm 1995 chiếm 28,76%, năm 1998 chiếm 33,49% và năm 2001 là 37,75%. Trong nội bộ ngành công nghiệp, xuất hiện một số ngành mà nếu như không có FDI thì chúng ta không có điều kiện phát triển. Hiện nay có 8 ngành hàng công nghiệp nằm xấp xỉ 100% sản phẩm (dầu khí, ô tô, đèn hình, tổng đài điện thoại, tủ lạnh...), ngoài ra còn có một số ngành hiện đại mà khu vực FDI chiếm trên 50% sản phẩm như thép, kính, xây dựng... Sự phát triển các lĩnh vực này làm cho nền kinh tế được chuyển dịch theo xu hướng tích cực. Đối với ngành nông nghiệp, FDI với trên 200 dự án còn hiệu lực đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất cho ngành nông nghiệp, chuyển giao cho lĩnh vực này nhiều giống cây, giống con, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, sản. 1.5. FDI đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực, nâng cao sức mua trong nước. Tính đến cuối năm 2001, các doanh nghiệp có vốn FDI đã thu hút khoảng 399.000 lao động trực tiếp là người Việt Nam. Bên cạnh đó còn có hàng chục vạn lao động gián tiếp thông qua các hợp đồng xây dựng, cung ứng dịch vụ có liên quan đến các dự án FDI, hơn thế nữa, số lao động làm trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh lại tính vào cán bộ công nhân viên của khu vực kinh tế Nhà nước. Do đó, tổng số lao động làm việc liên quan đến các dự án FDI có thể lên đến 6570 vạn người. Môi trường lao động mới tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, rèn luyện tác phong và kỷ luật, kỹ năng lao động công nghiệp thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. Góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, tạo nên một thị trường lao động với đầy đủ yếu tố cung cấp và cạnh tranh. Qua đó thúc đẩy sự quan tâm của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục- đào tạo, làm chuyển đổi cơ cấu lao động và hình thành đội ngũ lao động lành nghề. Thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp FDI cao hơn đáng kể so với các khu vực khác khoảng 30% đến 50% tuỳ thuộc từng ngành nghề trong khu vực FDI, mức lương bình quân chung là 70 USD/tháng, trong đó mức lương bình quân trong lĩnh vực dịch vụ từ 100- 150 USD/tháng; trong ngành công nghiệp nặng từ 70- 80 USD/tháng. Như vậy tổng thu nhập của người lao động làm việc trong khu vực có vốn FDI hàng năm lên tới 300 triệu USD- 340 triệu USD. Về đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động của doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cho phù hợp điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, thông qua đội ngũ chuyên gia nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp FDI, cán bộ Việt Nam cũng sẽ tự học tập được các vấn đề về quản lý, tổ chức điều khiển có hiệu quả. 1.6. FDI làm nâng cao trình độ công nghệ, tạo lập phương thức kinh doanh mới, góp phần làm cho nền kinh tế nước ta chuyển biến tích cực. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đặt vấn đề lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả họ sẽ đưa vào các dự án những công nghệ, thiết bị. Thực tế, các công nghệ thiết bị này tuy không phải là hiện đại nhất nhưng đa phần là đồng bộ, có trình độ cơ khí hoá trung bình hoặc cao hơn các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và thuộc loại phổ cập ở các nước trong khu vực. Nhất là các công nghệ trong các ngành dầu khí viễn thông, hoá chất, điện tử, ô tô...Chính nhờ các công nghệ có trình độ kỹ thuật tiến tiến nên chất lượng sản phẩm đã được tạo ra có chất lượng, hình thức tốt đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, nhất là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giầy dép... Một vấn đề quan trọng khác là nếu như trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ biết sản xuất, kinh doanh thụ động theo kế hoạch của cấp trên, không cần đầu tư, cải tiến, không cần tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị... thì sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI đã thực sự làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam theo hướng tích cực và ngày càng thích nghi với nền kinh tế thị trường, đây là môi trường bắt buộc của các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu trong cuộc cạnh tranh để tồn tại và trưởng thành. 2. Những vấn đề còn tồn tại Có thể nói FDI có những tác động rất tích cực, góp phần đáng kể vào sự nghiệp CNH – HĐH ở Việt Nam, nhưng để nhìn nhận và đánh giá chính xác toàn diện vai trò của FDI chúng ta phải xem xét một cách khách quan những mặt hạn chế của FDI. Đó là những yếu tố gây trở ngại cho sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta. 2.1. Nguồn vốn FDI vào Việt Nam khá lớn, nhưng hình thức thu hút vốn chưa phong phú, tỷ lệ thực hiện vốn chưa cao, khả năng góp vốn của Việt Nam còn nhiều hạn chế Những năm qua, hình thức thu hút vốn FDI mới được thực hiện dưới 3 hình thức quen thuộc, trong đó các doanh nghiệp FDI thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Việt Nam chưa chú trọng đến các hình thức thu hút vốn khác như thành lập công ty cổ phần, bán hoặc sát nhập doanh nghiệp trong nước với công ty nước ngoài như thông lệ quốc tế; chưa huy động được các nguồn đầu tư gián tiếp khác như đầu tư chứng khoán, thành lập các công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, tham gia vào thị trường trái phiếu quốc tế... Tỷ lệ vốn FDI thức hiện mới chỉ đạt mức 52,39% tổng vốn đăng ký. Điều đó đòi hỏi, một mặt phải giải toả những vướng mắc, phiền hà trong thủ tục triển khai dự án để đẩy nhanh tiến độ góp vốn pháp định, mặt khác phải tạo những thuận lợi để giải ngân các nguồn vốn vay đang thức hiện với tỷ lệ còn rất thấp. Nguồn vốn góp của phía đối tác Việt Nam hiện nay chủ yếu là góp bằng giá trị quyền sử dụng đất và phía Việt Nam nhận nợ với nhà nước. Một mặt do chính sách giảm giá tiền thuê đất làm cho giá trị góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp Việt Nam giảm đi, mặt khác đối với những dự án lớn, vài trăm triệu USD (như các dự án sản xuất xi măng, sắt thép, xây dựng khách sạn...), nếu chỉ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thì tỷ trọng góp vốn của bên Việt Nam rất nhỏ. Ngoài ra việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất tạo ra tiền là cơ quan nào sở hữu đất là trở thành đối tác liên doanh với nước ngoài, bất kể có phù hợp về lĩnh vực, ngành nghề hay không, dẫn đến tình trạng cán bộ cử vào liên doanh không có nghiệp vụ chuyên môn, bị phía nước ngoài điều khiển. Trong khi đó ta chưa có cơ chế huy động các nguồn tài chính khác nhau để nâng cao tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam trong các dự án cần thiết. Trong phạm vi cả nước cũng như từng ngành, từng địa phương chưa xử lý tốt mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài, vốn FDI và vốn ODA. Việc huy động các nguồn vốn đối ứng trong nước để phát huy có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài còn hạn chế 2.2. Hiện tại đã xuất hiện những bất hợp lý về cơ cấu đầu tư từ nguồn vốn FDI, chủ yếu bắt nguồn từ sự yếu kém trong công tác quy hoạch Tuy chúng ta đã có những chính sách ưu đãi nhất định, nhưng vốn trong lĩnh vực lâm nghiệp, thuỷ sản còn quá bé so với nhu cầu đầu tư và tiềm năng phát triển. Việc đầu tư còn gặp nhiều rủi ro do thiên tai, do không lo quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu cung ứng không ổn định, do nông dân không tôn trọng hợp đồng...Điều đáng chú ý là tỷ trọng vốn đầu tư trong lâm ngư nghiệp so với tổng vốn đăng ký liên tục giảm: từ 21,64% thời kỳ 1988 - 1990 xuống còn 14,3% thời kỳ 1991 - 1995 và đến nay là 3,67%. Chiều hướng gia tăng tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ nhìn chung là tốt, nhưng chủ yếu vẫn là các dự án đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sẩn, trong khi đó các thị trường về dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp lý... còn chưa thực sự mở đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp còn khó khăn, việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội gắn với khu công nghiệp như nhà ở, trường học, cơ sở khám chữa bệnh, giao thông đi lại còn rất hạn chế và đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Trong khi đó nhiều địa phương vẫn tiếp tục xin thành lập các khu công nghiệp mới. Điều đó đòi hỏi phải đánh giá về quy hoạch và cơ cấu các khu công nghiệp nói chung, cơ cấu ngành nghề thu hút vốn vào từng loại khu công nghiệp nói riêng cho phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các địa phương và vùng lãnh thổ. Vốn đầu tư nước ngoài còn phân phối mất cân đối giữa các vùng và địa phương. Một mặt vốn FDI tập trung chủ yếu vào ba vùng kinh tế trọng điểm có tác dụng làm cho các vùng này có tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực lôi kéo các vùng khác phát triển, nhưng mặt khác cũng làm cho chênh lệch về kinh tế - xã hội với các vùng khác ngày càng lớn. Đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ, một số tỉnh miền Trung số dự án đầu tư còn rất ít, quy mô nhỏ bé và ảnh hưởng không đáng kể đến kinh tế - xã hội địa phương. Tuy hiện nay đã có 72 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, thể hiện chính sách đa phương hoá trong thu hút vốn đầu tư FDI. Tuy nhiên, khoảng 60,74% vốn đầu tư nước ngoài là từ các nước trong khu vực như các Nics Đông á, ASEAN, Nhật Bản. Riêng Singapore chiếm14,66%. Nguồn vốn đầu tư từ các nước có tiềm lực kinh tế mạnh, nắm giữ công nghệ thượng nguồn như Mỹ, Tây Âu còn rất hạn chế. Chủ trương khuyến khích mọi thành phần kinh tế hợp tác đầu tư với nước ngoài chưa được cụ thể hoá nên các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có rất ít dự án đầu tư với nước ngoài. 2.3. Việc tiếp thu và sử dụng công nghệ, thiết bị máy móc nước ngoài còn nhiều hạn chế, chưa góp phần vào hiện đại hoá nền kinh tế. Phần lớn các thiết bị trong các dự án FDI thuộc loại trung bình hay trung bình tiên tiến trong khu vực, nhưng ít thiết bị hiện đại. Nhiều thiết bị trong các dây chuyền sản xuất đã qua sử dụng tuy được tân trang lại, nhưng vẫn có những máy sử dụng trên hai thập kỷ nên chi phí bảo dưỡng, sửa chữa quá lớn Một số dây chuyền là các thiết bị thanh lý để giải phóng mặt bằng cho trang thiết bị mới nhà máy nước ngoài. Công nghệ nhập vào Việt Nam chủ yếu là công nghệ sử dụng nhiều lao động thủ công; công nghệ gia công, lắp ráp đơn giản, nhất là trong lĩnh vực sản xuất cơ khí; không có khâu tạo phôi và gia công chính xác (như sản xuất ô tô xe máy, chế tạo phụ tùng, linh kiện điện tử...). 2.4. Khu vực có vốn FDI chưa phát huy được tiềm năng và thế mạnh về xuất khẩu, tỷ lệ đóng góp vào ngân sách còn hạn chế Tuy khối lượng xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh qua các năm nhưng cơ cấu, chủng loại chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp như may mặc, giày dép hoặc chế biến nông sản thực phẩm. Tỷ trọng xuất khẩu cuả khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu có tăng dần qua các năm nhưng vẫn nhỏ hơn nhiều so với tỷ trọng nhập khẩu của khu vực này so với tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, dẫn đến thâm hụt thương mại kéo dài. Cánh cửa xuất nhập khẩu của khu vực có vốn FDI tuy đã thu hẹp dần nhưng vẫn còn chênh lệch lớn, đóng góp của khu vực FDI vào cải thiện cán cân thương mại còn yếu so với các nước khác. Mức đóng góp vào ngân sách của khu vực FDI còn thấp, nguyên nhân là do phần lớn các xí nghiệp đã thực sự có lãi vẫn đang trong thời gian miễn giảm thuế lợi tức hoặc chưa thực sự có lãi. Phần lớn vật tư, máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định hoặc mở rộng quy mô sản xuất, vật tư nguyên liệu nhập để sản xuất hàng xuất khẩu đều được miễn thuế nhập khẩu. Ngoài ra do khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực làm nhiều doanh nghiệp phải dừng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất hoặc bị thua lỗ do xuất khẩu giảm, chi phí đầu vào tăng... cũng làm giảm nguồn thu ngân sách. Ngoài việc phần lớn các doanh nghiệp thua lỗ thực sự do môi trường kinh doanh khó khăn và nhiều rủi ro, cũng như nhiều doanh nghiệp đang trong thời kỳ “lỗ kế hoạch”, vì một mặt phải kinh doanh sau một số năm mối đạt điểm hoà vốn và sau đó có lãi, mặt khác cũng do một số tập đoàn lớn có tiềm năng kinh tế mạnh chấp nhận lỗ để chiếm lĩnh thị trường lâu dài, cạnh tranh với các đối thủ khác. Không loại trừ những doanh nghiệp FDI có chủ trương khấu hao nhanh để thu hồi vốn, khai tăng giá trị các yếu tố đầo vào và khai thấp giá trị các yếu tố đầu ra, chi phí quảng cáo và lương của bộ phận chuyên gia quá lớn... đã tạo nên tình trạnh lỗ giả lãi thật mà trình độ và năng lực quản lý của phía Việt Nam chưa giám sát được một số liên doanh, cán bộ phía Việt Nam “khoán trắng” cho phía nước ngoài tự hạch toán các yếu tố đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp FDI, tạo khe hở cho phía nước ngoài lợi dụng làm thiệt hại cho quyền lợi cuẩ phía Việt Nam. 2.5. Tuy khu vực có vốn FDI giải quyết một lượng đáng kể chỗ làm việc cho người lao động, chật lượng của đội ngũ lao động còn hạn chế, quan hệ lao động - tiền lương trong khu vực FDI còn nảy sinh một số hiện tượng phức tạp. Lượng lao động làm việc trong khu vực FDI còn khiêm tốn so với tiềm năng lao động Việt Nam. Số lao động trong khu vực có vốn FDI đến năm 2001 có khoảng 399.000 người, chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Trong các doanh nghiệp sản xuất giày dép, may mặc, do phụ thuộc vào các đơn đặt hàng nước ngoài nên việc làm không đầy đủ và thường xuyên. Chất lượng lao động của Việt Nam bị hạn chế, không theo kịp nhu cầu của các nhà đầu tư. Trong khi lượng lao động giản đơn hay sinh viên tốt nghiệp đại học của Việt Nam dư thừa thì việc tuyển lao động kỹ thuật, có tay nghề cao lại rất khó khăn. Phần lớn các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động Việt Nam vào làm việc phải đào tạo lại hoặc đào tạo mới. Chi phí đào tạo lớn đã làm giảm lợi thế về lao động của Việt Nam. Quan hệ lao động trong một số doanh nghiệp FDI có những biểu hiện không lành mạnh. Một mặt, một số nhà đầu tư nước ngoài vì động cơ lợi nhuận đã áp dụng những hình thức bóc lột tinh vi trái với luật về lao động như tăng định mức lao động, tăng ca kíp, kéo dài thời gian làm việc, giảm thu nhập cuẩ người lao động kèm theo các biện pháp quản lý khắt khe, nhiều chủ doanh nghiệp cố tình trì hoãn hoặc lẩn tránh nghĩa vụ theo luật định như ký hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, cản trở việc thành lập công đoàn, đóng bảo hiẻm xã hội, tiền thưởng... Mặt khác người lao động còn làm việc theo thói quen của cơ chế cũ, chưa quen với tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao. 2.6. Thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT) Cán cân thanh toán quốc tế là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển của một quốc gia. Nó phản ánh toàn bộ luồng hàng hoá dịch vụ và tư bản của một nước với các nước khác trong một thời kỳ nhất định. CCTTQT chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, do luồng vốn này tác động trực tiếp đến cán cân thương mại và cán cân vốn. 2.6.1. ảnh hưởng của FDI đến tỷ giá hối đoái và các cán cân thương mại FDI có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại thông qua hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn nưóc ngoài. Bên cạnh đó vốn nước ngoài còn có thể làm thay đổi cán cân thương mại thông qua ảnh hưởng của nó đến tỷ giá hối đoái và gián tiếp hơn là ảnh hưởng đến lãi suất. * Tăng tính mất ổn định của tỉ giá hối đoái Dòng vốn FDI vào Việt Nam trong những năm qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ giao dịch chủ yếu trong nước là đô la Mỹ, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô cũng như sự hoạt động của các doanh nghiệp trong nước. Theo số liệu thống kê ta thấy từ sau năm 1990 khi luồng vốn FDI tăng lên liên tục đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá giữa VNĐ và USD : từ 6.650đ/1USD năm 1990 tăng lên 12.720đ/1USD năm 1991, sau đó giảm xuống 10.720đ/1USD năm 1992 và trở nên ổn định. Đặc biệt 3 năm 1994 - 1996, khi luồng vốn FDI vào Việt Nam tăng khá nhanh thì tỷ giá danh nghĩa giữa USD/VNĐ hầu như không tăng trên thị trường, tức là VNĐ bị đánh giá cao so với USD. Điều này ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu, nó sẽ khuyến khích nhập khẩu. Để ngân chặn xu hướng này, Nhà nước phải đưa ra các biện pháp bảo hộ mậu dịch, nâng cao thuế nhập khẩu. Trên thực tế, từ năm 1991 đến năm 1996 mức thuế nhập khẩu tăng 2 - 3 lần, làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp nhập khẩu. Mặc dù có sự can thiệp như vậy, nhưng kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng rất nhanh trong thời kỳ này, làm cho cán cân thương mại thâm hụt đáng kể, từ năm 1994 đến 1996 thâm hụt năm sau tăng gấp đôi năm trước. Có thể nói đồng Việt Nam bị lên giá giai đoạn này là hậu quả không thể tránh khỏi của việc luồng vốn nước ngoài đổ vào và tăng lên nhanh chóng và chính sách hạn chế nhập khẩu của Chính phủ. Việc lên giá của tiền đồng VN là một nguyên nhân góp phần thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam. * ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại. Trong công cuộc CNH – HĐH thì vấn đề tăng cường xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại là mục tiêu phấn đấu của chúng ta. Mặc dù các doanh nghiệp FDI đóng góp 1/5 trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng những năm gần đây, FDI cũng làm tăng đáng kể kim ngạch nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu của khu vực này tăng gần như gấp đôi xuất khẩu nên FDI đã góp phần làm tăng thâm hụt cán cân thương mại. Năm 1995, kim ngạch nhập khẩu của FDI là 1.468 triệu USD, chiếm 18% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, mức thâm hụt là -1028 triệu USD chiếm 39% trong tổng thâm hụt. Sang năm 1997, kim ngạch nhập khẩu của FDI lên tới 2890 triệu USD, chiếm 26% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, mức thâm hụt là -730 triệu USD, chiếm 2,6% tổng mức thâm hụt. Trong những năm tiếp theo đó do lượng vốn FDI vào Việt Nam sụt giảm do vậy kim ngạch nhập khẩu giảm, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng do vậy góp phần làm giảm thâm hụt cán cân thương mại. Từ những phân tích trên, có thể khẳng định vốn FDI góp phần vào thâm hụt cán cân thương mại trong những năm qua. Khi luồng vốn FDI tăng lên góp phần tăng thâm hụt CCTM và ngược lại. 2.6.2. ảnh hưởng xấu đến cán cân vốn Vốn FDI là một nguồn quan trọng bổ sung cho vốn đầu tư xã hội. Nhưng trên thực tế, khi dòng vốn này chảy vào Việt Nam cũng đòng thời làm tăng thêm gánh nặng tài chính cho Nhà nước. Đó là việc làm gia tăng các khoản nợ nước ngoài, thâm hụt cán cân vãng lai thông qua hoạt động chuyển lợi nhuận về nước của các chủ đầu tư nước ngoài và vay nợ từ các ngân hàng nước ngoài. Mặc dù Nhà nước đã có các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tái đầu tư tại Việt Nam, và việc cho phép các doanh nghiệp FDI được phép mở tài khoản ở ngân hàng nước ngoài để vay nợ là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đi vào hoạt động. Giai đoạn 1988 - 1998, vốn FDI thực hiện khoảng trên 10 tỉ USD, chiếm 30% vốn đăng ký trong đó vốn vay nước ngoài lên đến 35 - 40%. Nhưng các khoản nợ chưa đến kỳ trả nợ và lượng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn này cũng khá lớn nên cũng không gây thâm hụt cho cán cân vốn. Từ 1998, cùng với sự sụt giảm của lượng vốn vào, nguy cơ thâm hụt cán cân vốn bộ lộ rõ, mức thặng dư từ 316 triệu USD năm 1997 chỉ tăng có 2 triệu USD vào năm 1998, gánh nặng nợ nước ngoài gia tăng, bộc lộ rõ nhược điểm của vốn đầu tư trong nước. Gánh nặng nợ nước ngoài, nguy cơ thâm hụt CCTTQT sẽ ảnh hưởng xấu tới những mục tiêu kinh tế khác và có thể tác động ngược trở lại làm giảm lượng vốn FDI. 3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động FDI 3.1. Các nguyên nhân khách quan Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực đã làm lượng vốn FDI giảm đi đáng kể. Khủng hoảng đã làm cho nhiều nền kinh tế bị suy thoái, thị trường không ổn định, đồng tiền trong khu vực bị mất giá mạnh dẫn đến các chủ đầu tư lớn của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Nhiều các doanh nghiệp, các công ty mẹ của chủ đầu tư bị phá sản hoặc phải sản xuất cầm chừng buộc phải ngừng việc triển khai dự án ở Việt Nam, thị trương trong nước bị thu hẹp. Hơn nữa, sự giảm giá của đồng tiền khu vực làm khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở thị trường nước ngo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100373.doc
Tài liệu liên quan