Luận văn Giải pháp thúc đẩy dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã vnpay - Qr

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .ix

PHẦN MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN BẰNG

PHƯƠNG THỨC QUÉT MÃ QR .5

1.1 Tổng quan về dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã QR.5

1.1.1 Khái niệm về mã QR .5

1.1.2 Vai trò của việc thanh toán bằng mã QR .5

1.1.3 Đặc điểm nhận dạng mã QR trên thị trường trong và ngoài nước.6

1.1.4 Phân loại các mã QR .8

1.1.5 Các thiết bị, ứng dụng thanh toán bằng mã QR.9

1.1.6 Các hình thức thanh toán bằng phương thức quét mã QR .10

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh toán bằng mã QR.12

1.2.1 Các đối tượng doanh nghiệp triển khai và sử dụng .12

1.2.2 Sự sẵn sàng của khách hàng .13

1.2.3 Năng lực cạnh tranh của công ty cung cấp dịch vụ thanh toán bằng

phương thức quét mã QR .13

1.2.4 Khả năng cạnh tranh của dịch vụ thanh toán bằng mã QR.15

1.2.5 Điều kiện vĩ mô.16

1.3 Lợi ích và mức độ rủi ro đối với phương thức thanh toán bằng mã QR.

.18

1.4 Kinh nghiệm triển khai dịch vụ thanh toán bằng mã QR ở một số quốc

gia .19

1.4.1 Kinh nghiệm triển khai tại Trung Quốc.19

1.4.2 Kinh nghiệm triển khai tại Ấn Độ.20

1.4.3 Kinh nghiệm triển khai tại Hàn Quốc .21

1.4.4 Một số bài học .21

1.5 Kết luận .22

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ THANH TOÁN

BẰNG PHƯƠNG THỨC QUÉT MÃ VNPAY-QR .24

pdf110 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thúc đẩy dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã vnpay - Qr, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tử chấp nhận phương thức quét mã VNPAY-QR để thanh toán. Vậy để có thể thanh toán được trên ứng dụng Mobile Banking của các Ngân hàng phải có chức năng thanh toán bằng mã QR và chức năng này thanh toán được cho các doanh nghiệp triển khai các phương thức thanh toán bằng mã VNPAY do VNPAY phát triển. 2.2.1 Chức năng thanh toán bằng mã VNPAY-QR (QR Pay) Chức năng QR Pay được VNPAY tích hợp trên các ứng dụng Mobile Banking của các Ngân hàng. Chức năng này thực hiện truyền dẫn, trao đổi và xử lý giao dịch thanh toán trực tuyến giữa Ngân hàng và các đơn vị chấp nhận thanh toán qua công nghệ quét mã QR nhằm hỗ trợ Khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán hoá đơn và/ hoặc tiền hàng hoá/ dịch vụ bằng cách quét mã VNPAY-QR mà không cần dùng tiền mặt, thẻ ATM, thẻ Quốc tế. Giao dịch có thể thực hiện bất cứ đâu, bất cứ thời 31 gian nào trên thiết bị di động có chức năng chụp ảnh (điện thoại di động, máy tính bản có kết nối GPRS/3G/4G/Wifi). Các giao dịch thanh toán bằng mã QR trên ứng dụng điện thoại với độ an toàn và bảo mật cao, hai lớp xác thực giao dịch đảm bảo độ an toàn thông tin cho người dùng. Hệ thống sử dụng 2 lớp bảo mật bao gồm mật khẩu đăng nhập ứng dụng Mobile Banking và mã OTP do ngân hàng gửi về số điện thoại đăng ký dịch vụ khi xác nhận giao dịch. (Hình 3: Một số giao diện màn hình ứng dụng Mobile Banking triển khai QR Pay) Chức năng thanh toán QR Pay luôn được đặt ở giao diện màn hình đầu tiên và dễ nhìn thấy sau khi đang nhập vào ứng dụng Mobile Banking. Để sử dụng chức năng QR Pay, khách hàng thực hiện 3 bước sau: Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng Mobile Banking Bước 2: Chọn tính năng QR Pay trong giao diện chính của màn hình thanh toán. Bước 3: Di chuyển camera của điện thoại đến khu vực có mã QR (trên các website bán hàng hoặc chọn mã QR từ thư viện ảnh), ứng dụng sẽ nhanh chóng hiển thị các thông tin liên quan đến đơn hàng của giao dịch mua sắm hàng hóa của khách hàng như: sản phẩm, mã hóa đơn, số tiền, thời hạn thanh toán.... Bước 4: Nhập mã OTP hoặc xác thực bằng dấu vân tay theo thông báo trên màn hình và nhấn "Xác nhận" để hoàn thành quá trình giao dịch thanh toán bằng mã QR. Quá trình thanh toán sẽ chỉ được thực hiện khi có mã xác nhận OTP (xác nhận thông 32 qua số điện thoại cá nhân của khách hàng) vì vậy người dùng có thể yên tâm và tin tưởng về tính an toàn tuyệt đối của phương thức thanh toán hiện đại này. (Hình 4: Các bước thanh toán bằng quét mã VNPAY-QR) 2.2.2 Các loại hình thức thanh toán bằng mã VNPAY-QR cho Doanh nghiệp a) Thanh toán tại các cửa hàng/ điểm kinh doanh vật lý Các các cửa hàng/ điểm kinh doanh vật lý chấp nhận thanh toán bằng mã VNPAY-QR là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cung cấp hàng hóa, dịch vụ như quán cà phê, cửa hàng tiện dụng, cửa hàng bán quần áo, taxi. Các cửa hàng/ điểm kinh doanh vật lý này được VNPAY cung cấp một mã QR tĩnh, tương ứng với các thông tin của cửa hàng đã khai báo trên hệ thống của VNPAY. Với mã VNPAY-QR này, cho phép khách hàng dùng ứng dụng Mobile Banking cửa các Ngân hàng quét thanh toán thay cho hình thức máy POS hoặc tiền mặt. 33 (Quy trình1: Giao dịch thanh toán bằng mã VNPAY-QR tại cửa hàng) Bước 1: Khách hàng chọn mua sản phẩm dịch vụ tại cửa hàng, điểm kinh doanh. Bước 2: Khách hàng đăng nhập vào ứng dụng Mobile Banking, chọn chức năng QR Pay và quét mã VNPAY-QR của cửa hàng. Bước 3: Khách hàng kiểm tra đơn hàng và nhập số tiền cần thanh toán. Bước 4: Khách hàng xác nhận đơn hàng và xác thực giao dịch Bước 5: Ngân hàng trừ tiền tài khoản/ thẻ khách hàng và thông báo thành công. Bước 6: Khách hàng nhận hàng hóa, dịch vụ. 34 (Hình 5: Thanh toán bằng mã VNPAY-QR tại quán cà phê) (Hình 6: Thanh toán bằng mã VNPAY-QR tại quầy bán hàng) b) Thanh toán mã VNPAY-QR sản phẩm Các sản phẩm của doanh nghiệp được in trên các tạp chí, báo, tờ rơi, catalogue, menu. có gắn kèm mã VNPAY-QR bên cạnh. Mã VNPAY-QR này được tạo ra ứng với mã sản phẩm, thời hạn và giá tiền (nguyên giá hoặc giá được giảm). Thay vì khách hàng phải đến cửa hàng hoặc vào các website thương mại điện tử mới mua được hàng hóa, các doanh nghiệp đã cho phép khách hàng được mua hàng hóa, sản phẩm dịch vụ tại bất cứ đâu, bất cứ lúc nào nhìn thấy hình ảnh của sản phẩm có gắn mã VNPAY-QR. Các mã VNPAY-QR này không được phép thay đổi tùy chỉnh và có thời hạn sử dụng. Nếu hết thời gian sử dụng, mã VNPAY-QR này sẽ hết hiệu lực, khách hàng sẽ không thực hiện được giao dịch. Hình thức này thường được áp dụng cho các siêu thi, cửa hàng điện máy, máy bán hàng tự động, 35 (Quy trình 2: Giao dịch thanh toám bằng mã VNPAY-QR sản phẩm) Bước 1: Khách hàng chọn mua sản phẩm dịch vụ in trên mỗi sản phẩm, dịch vụ, trên các menu (danh mục sản phẩm, món ăn, ) hoặc trên các tạp chí, báo, bảng quảng cáo, Catalouge, Bước 2: Khách hàng đăng nhập vào ứng dụng Mobile Banking và chọn chức năng QR Pay và quét mã VNPAY-QR sản phẩm. Bước 3: Khách hàng kiểm tra đơn hàng và chọn thanh toán. Bước 4: Ngân hàng trừ tiền và thông báo cho khách hàng và VNPAY Bước 5: VNPAY gửi kết quả cho cửa hàng. Bước 6: Cửa hàng cung cấp hàng hóa cho khách hàng. 36 (Hình 7: Thanh toán mã VNPAY-QR sản phẩm trên menu) (Hình 8: Thanh toán mã VNPAY-QR trên máy bán hàng) c) Thanh toán mã VNPAY-QR có in trên hóa đơn dịch vụ Để để mang đến nhiều tiện lợi và thanh toán nhanh cho người dùng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiện ích như các công ty viễn thông, các công ty điện, các công ty nước, đã cho phép khách hàng có thể thanh toán các hóa đơn cước phát sinh bằng mã VNPAY-QR. Mã QR này được tạo ra tương ứng với mỗi kỳ nợ cước 37 phát sinh trong tháng của khách hàng và được gửi kèm trong email thông báo cước hàng tháng hoặc được cung cấp bởi nhân viên thu cước. Thay vì khách hàng phải đến các hệ thống thanh toán cước dịch vụ hoặc lên Internet Banking để thanh toán, doanh nghiệp cho phép khách hàng dùng ứng dụng Mobile Banking để thanh toán tại bất cứ đâu với mã VNPAY-QR có trên hóa đơn cước dịch vụ. Sau khi thanh toán thành công, hóa đơn nợ cước của khách hàng sẽ được xóa nợ tự động. Với phương thức thanh toán này, khách hàng không lo bị cắt dịch vụ khi quên đóng hoặc đã đóng tiền mặt nhưng nhân viên chưa xóa nợ cho khách hàng trên hệ thống thu cước. (Quy trình 3: Giao dịch thanh toán bằng VNPAY-QR có in trên hóa đơn) Bước 1: Khách hàng nhận được hóa đơn, giấy báo cước dịch vụ có gắn mã hóa đơn tương ứng với mã khách hàng đã đăng ký dùng dịch vụ. Bước 2: Khách hàng đăng nhập vào ứng dụng Mobile Banking và chọn chức năng QR Pay và quét mã VNPAY-QR trên hóa đơn. Bước 3: Khách hàng kiểm tra thông tin hóa đơn cần thanh toán và chọn thanh toán. Bước 4: Khàng tiến hàng trừ tiền tài khoản/ thẻ của Khách hàng và thông báo kết quả cho khách hàng. Bước 5: Khách hàng nhận hàng hóa dịch vụ 38 (Hình 9: Mẫu hóa đơn có chứa mã VNPAY-QR) d) Thanh toán trên các website thương mại điện tử Ngoài phương thức thanh toán bằng thẻ ATM, thẻ Quốc tế, các website thương mại điện tử có kết nối Cổng thanh toán của VNPAY có thêm phương thức thanh toán bằng mã VNPAY-QR. Phương thức thanh toán này cho phép khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ trên trên website và thanh toán đơn hàng bằng chức năng QR Pay của các ứng dụng Mobile Banking. Thay vì phải nhớ số thẻ hoặc user đăng nhập internet banking của các Ngân hàng, khách hàng chỉ cần mở ứng dụng điện thoại, chọn chức năng thanh toán QR Pay là có thể thanh toán ngay (user đăng nhập chính là số điện thoại của khách hàng). 39 (Quy trình 4: Giao dịch thanh toán bằng mã VNPAY- QR trên website thương mại điện tử) Bước 1: Khách hàng vào website thương mại điện tử chọn mua hàng hóa dịch vụ. Bước 2: Khách hàng đăng nhập vào ứng dụng Mobile Banking, chọn chức năng QR Pay và quét mã VNPAY-QR theo đơn hàng. Bước 3: Khách hàng kiểm tra thông tin đơn hàng và chọn thanh toán. Bước 4: Ngân hàng trừ tiền khách hàng và gửi kết quả trừ tiền cho VNPAY thông báo cho nhà cung cấp. Bước 5: Nhà cung cấp giao hàng cho khách hàng. 40 (Hình 10: Thanh toán tiện lợi bằng cách quét mã VNPAY-QR trên website thương mại điện tử www.vban.vn) 2.2.3 Kết quả đạt được Theo số liệu thống kê từ Khối kỹ thuật và Phòng kế toán, tính đến cuối năm 2018, VNPAY đạt được những kết quả cho chiến lược triển khai dịch vụ thanh toán bằng mã VNPAY-QR như sau:  50% số lượng Ngân hàng đã triển khai chức năng thanh toán bằng mã VNPAY-QR trên ứng dụng Mobile Banking như: BIDV Smart Banking, VPBank Mobile, Vietcombank, VietinBank iPay, Agribank E-Mobile Banking, TPBank Quick Pay, Maritime Bank, SCB Mobile Banking, SHB Mobile Banking, IVB Mobile Banking, OCB Omni, ABBANKMobile, MyVIB, Bac A Bank Mobile Banking, MB Bank, Viet Capital Mobile Banking, EIB Mobile Banking, MSB, Nam A Bank, VCBPAY, NCB Smart.  30% số lượng ngân hàng đang kết nối triển khai chức năng thanh toán bằng mã VNPAY-QR như: Sacombank, ACB, Saigonbank, Ocean Bank, VietBank, SeABank, Shinhan Bank, Worri Bank, . 41  Hơn 20.000 đơn vị chấp nhận thanh toán bằng mã VNPAY-QR, trong đó có các đơn vị chấp nhận lớn như: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Công ty Cổ phần Hàng Không Vietjet Air, tập đoàn Red Sun (King BBQ, ThaiExpress, Seoul Garden, Capricciosa, Tasaki BBQ, Hotpot Story, Sushi Kei, Bukbuk, Khaolao, Dolpansam), Tập đoàn bán lẻ AEON, FPT,  Số lượng giao dịch bình quân tháng hơn 400.000 giao dịch với tổng giá trị thanh toán gần 200 tỷ đồng/ 1 tháng và tốc độ tăng trưởng bình quân tăng từ 5% đến 10%. Mặc dù triển khai chỉ mới gần 2 năm, nhưng so với phương thức thanh toán bằng tài khoản/ thẻ, số lượng giao dịch thanh toán bằng mã VNPAY có số lượng giao dịch tương đương với thanh toán bằng thẻ và tài khoản trên kênh Internet Banking, chuyển khoản thanh toán. Có thể nói đây là một bước đột phá, đi đúng hướng và thành công của VNPAY. Dự kiến trong năm 2019, VNPAY sẽ đẩy mạnh phát triển số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán lên 50.000 đơn vị chấp nhận thanh toán, triển khai thêm các đơn vị chấp nhận thanh toán là dịch vụ công, trường học và thuế để gia tăng số lượng giao dịch thanh toán bằng mã VNPAY-QR đồng thời triển khai quảng bá rộng đến các khu vực ngoài trung tâm. 2.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY-QR 2.3.1 Tình hình về các doanh nghiệp triển khai và sử dụng Số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2018 cho thấy, Việt Nam có dân số hơn 95 triệu người, khoảng một nửa dân số được tiếp xúc nhiều với Internet và đến 70% dân số sử dụng smartphone. Khách hàng sử dụng smartphone hiện nay hầu hết là những người trẻ, có kiến thức và ham trải nghiệm, ưa chuộng các phương thức thanh toán mới, đặc biệt là các phương thức được tích hợp trên nền tảng di động, giúp cho việc kết nối thanh toán một cách dễ dàng, thuận tiện mà không phải dùng tới tiền mặt hay thẻ. 42 (Hình 11: Số liệu thống kê thị trường dùng smartphone năm 2018) Thông tin từ Google APAC ghi nhận, Việt Nam là quốc gia đứng đầu về số lượng người dùng điện thoại di động. Đến năm 2020, cứ 10 người Việt sẽ có 8 người dùng điện thoại di động. Cùng với đó, xu hướng mua bán online, đặc biệt qua điện thoại di động và thanh toán qua di động đang ngày gia tăng ở Việt Nam. Trước khi quyết định mua sắm, 70% người dùng sẽ lên mạng tìm kiếm thông tin, địa chỉ mua hàng; 66% người dùng nghiên cứu khoảng một ngày trước khi đi xem trực tiếp và 82% người vào điện thoại để quyết định mua gì, ngay khi đang ở trong cửa hàng và trong đó không ít người thanh toán qua di động. Trong những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2018 được ghi nhận là năm phát triển sôi động của kinh doanh trực tuyến với tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 30%. Và theo khảo sát trong Ngày mua sắm trực tuyến của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thì có đến 40% người dùng smartphone sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm. Điều này cho thất các doanh nghiệp cũng đua nhau triển khai các phương thức thanh toán trên di động trong đó có phương thức thanh toán bằng mã QR. Có thể kể đến một số ngành dịch vụ tiêu biểu tại thị trường Việt Nam như sau: a) Ngành hàng không  Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) 43 Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, Vietnam Airlines đã chính thức triển khai phương thức thanh toán bằng mã QR thông qua cổng thanh toán nội địa VNPAY (ứng dụng Mobile Banking, Internet banking và tài khoản ngân hàng) trên website www.vietnamairlines.com và tại hệ thống phòng vé chính thức trên toàn quốc từ cuối tháng 6/2018. Vào tháng 8/2018, Vietnam Airlines cũng đã hợp tác với VNPAY triển khai giải pháp thanh toán bằng mã VNPAY-QR trên ứng dụng mới của hãng. Có thể nói sự đầu tư của Vietnam Airlines trong việc bắt kịp các ứng dụng công nghệ đã đánh một dấu mốc quan trọng trong ngành công nghiệp hàng không quốc gia hướng tới việc hoàn thiện hóa chất lượng dịch vụ. Bằng việc mở rộng thanh toán bằng hình thức quét mã QR, Vietnam Airlines khẳng định vị thế dẫn đầu trong việc áp dụng công nghệ số nhằm bắt kịp xu hướng, sánh ngang với các hãng hàng không trên thế giới. (Hình 12: Quét mã QR thanh toán cho giao dịch mua vé máy bay của Vietnam Airlines)  Hãng hàng không VietJet Air Tiếp nối hãng hàng không Vietnam Airlines, Ngày 3/10.2018, Vietjet Air đã triển khai thành công phương thức thanh toán qua mã VNPAY-QR trên trang đặt vé trực tuyến https://www.vietjetair.com song song với các hình thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng hiện hữu. Khách hàng mua vé máy bay nay có thêm lựa chọn thanh toán nhanh và tiện hơn với tính năng QR Pay trên ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng. Để thanh toán, khách hàng chỉ cần mở ứng dụng ngân hàng có sẵn trên 44 điện thoại di động, chọn tính năng QR Pay, quét mã VNPAY-QR hiển thị trên màn hình đang đặt vé, sau bước xác thực thông tin thanh toán bằng mã OTP (hoặc bằng vân tay, nhận diện khuôn mặt) là giao dịch hoàn tất, quá trình này chỉ mất vài giây. (Hình 13: Quét mã QR thanh toán cho giao dịch mua vé máy bay của VietJet Air) b) Ngành ăn uống Cuối Quý II/2018, Tập đoàn ẩm thực Red Sun đã chính thức tích hợp thành công hình thức thanh toán di động QR Pay trên toàn bộ 14 thương hiệu là: KingBBQ, ThaiExpress, Seoul Garden, Capricciosa, Sushi Kei, Hotpot Story, Tasaki BBQ, BukBuk, KhaoLao, Dolpan Sam, Truly Việt, Theo đó, khách hàng có thể sử dụng tính năng QR Pay có sẵn trên ứng dụng để thanh toán nhanh mà không cần dùng tới thẻ hay tiền mặt. Khách hàng chỉ cần đăng nhập ứng dụng, chọn QR Pay, quét mã VNPAY-QR đặt sẵn tại quầy thu ngân của tất các nhà hàng trong hệ thống Red Sun, nhập số tiền cần thanh toán và xác nhận để hoàn tất giao dịch. Đại diện tập đoàn Red Sun cho biết, “Việc triển khai thanh toán QR Pay rất nhanh chóng vì chỉ cần đặt 1 mã VNPAY-QR duy nhất cho mỗi nhà hàng là có thể chấp nhận thanh toán qua ứng dụng di động của tất cả các ngân hàng. Việc Red Sun tích hợp thanh toán QR Pay được kỳ vọng sẽ là phát súng tiên phong cho ngành dịch vụ ẩm thực trong việc phát triển thanh toán di động nói riêng và các hình thức thanh toán không tiền mặt nói chung tại Việt Nam. 45 (Hình 14: Khách hàng quét mã VNPAY-QR thanh toán hóa đơn ăn uống) c) Ngành dịch vụ viễn thông  Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (tên gọi tắt là FPT Telecom) Từ tháng 7/2018, FPT Telecom đã phối hợp triển khai thanh toán bằng QR Pay, cho phép khách hàng thanh toán cước và phí hòa mạng chỉ với 3 bước đơn giản: đăng nhập ứng dụng Mobile Banking ngân hàng, chọn tính năng QRPay, quét mã QR và xác nhận giao dịch. Mã VNPAY-QR sẽ được gửi kèm trong email thông báo cước hàng tháng hoặc hiển thị trên ứng dụng MobiSale, MobiPay của nhân viên FPT Telecom. 46 (Hình 15: Khách hàng thanh toán hóa đơn của FPT Telecome)  Tổng công ty viễn thông MobiFone (MobiFone) Tháng 10/2018 nhà mạng MobiFone cũng đã chính thức triển khai thanh toán cước trả sau bằng cách quét mã QR trên website Portal của MobiFone và trên ứng dụng My MobiFone. Bên cạnh đó, mã VNPAY-QR cũng được gửi kèm trong thông báo cước qua email, in trên hóa đơn giấy. Mã QR sẽ chứa các thông tin liên quan đến việc đăng ký thông tin thuê bao của khách hàng. Mỗi thuê bao sẽ có 1 mã VNPAY- QR khác nhau. Theo đó, thuê bao MobiFone hoàn toàn có thể thanh toán cước di động bằng những thao tác đơn giản thay vì phải đến cửa hàng, nạp tiền bằng thẻ cào hay nạp trực tuyến với nhiều bước nhập thông tin phức tạp. 47 (Hình 16: Khách hàng thanh toán hóa đơn của MobiFone) d) Ngành đường sắt Tháng 10/2018, Đường sắt Việt Nam chính thức thêm hình thức thanh toán vé tàu bằng cách quét mã VNPAY-QR trên website https://dsvn.vn/, khách hàng mua vé tàu trực tuyến nay có thêm một phương thức thanh toán nhanh chóng và bảo mật hơn. Có thể nói, hợp tác với VNPAY triển khai giải pháp thanh toán qua mã QR đã từng bước đổi mới của ngành Đường sắt Việt Nam, bắt đầu từ nâng cao chất lượng dịch vụ hiện tại. Giải pháp thanh toán QR Pay sẽ giúp người dân tiết kiệm được thời gian và công sức trong quá trình đặt vé, không cần phải nhớ số thẻ hoặc tài khoản ngân hàng, đồng thời bỏ qua được bước nhập các thông tin phức tạp e) Ngành đường bộ Từ ngày 7/3/2018, Công ty Cổ phần tập đoàn Mai Linh đã triển khai thanh toán qua mã VNPAY-QR trên hệ thống xe taxi Mai Linh trên toàn quốc. Khách hàng sử dụng dịch vụ Taxi Mai Linh có thêm một hình thức thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, an toàn hơn bằng cách dùng tính năng QR Pay trên ứng dụng ngân hàng quét mã VNPAY-QR để thanh toán. Taxi Mai Linh với hơn 16.000 đầu phương tiện, trải rộng tại 63 tỉnh thành, với việc kết nối thanh toán qua mã VNPAY-QR sẽ giúp khách hàng trên cả nước thêm 48 cơ hội trải nghiệm dịch vụ vận tải kết hợp thanh toán tiện lợi và thông minh bên cạnh hình thức thanh toán truyền thống là tiền mặt, thẻ MCC hoặc thẻ ngân hàng. (Hình 17: Khách hàng thanh toán hóa đơn cước taxi Mai Linh) f) Quản lý phần mềm bán hàng Sapo POS - phần mềm quản lý bán hàng đã tích hợp trực tiếp VNPAY-QR. Công nghệ này nhằm mang lại trải nghiệm thanh toán liền mạch, tự động cho cả các chủ shop và người mua hàng. Người dùng không phải nhập số thủ công, cũng không phải đưa thẻ cho thu ngân cũng như hoàn thiện quy trình quản lý tập trung dòng tiền của các doanh nghiệp và cửa hàng. Theo đó, bên cạnh áp dụng các hình thức thanh toán như tiền mặt, chuyển khoản, quẹt thẻ, COD, thanh toán bằng điểm... các cửa hàng sử dụng phần mềm quản lý bán hàng của Sapo sẽ được tích hợp thêm hình thức thanh toán VNPAY-QR. Với Sapo, khách mua hàng chỉ cần thao tác quét mã trên màn hình máy bán hàng hoặc hóa đơn qua ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng đang có kết nối dịch vụ. Mỗi đơn hàng sẽ sinh ra một mã VNPAY-QR riêng biệt, khi khách hàng quét sẽ hiển thị tự động và trừ đúng số tiền trong đơn hàng. 2.3.2 Sự sẵn sàng của Khách hàng Hiện nay, thanh toán bằng cách quét mã QR cũng không còn xa lạ với nhiều người dân Việt Nam. Những tiện ích mà giải pháp thanh toán QR Pay mang lại cho doanh nghiệp, khách hàng đã tạo nên sức lan tỏa của hình thức này mạnh trong năm 49 2018, giải pháp này hứa hẹn sẽ tạo nên một xu thế tiêu dùng mới tại Việt Nam trong tương lai. Tính tới thời điểm hiện tại đã có hơn 30,000 điểm chấp nhận thanh toán mã QR trong mọi lĩnh vực từ ăn uống, mua sắm, giao thông, du lịch, giáo dục trong số đó phải kể tới các thương hiệu lớn gần đây triển khai giải pháp này như: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Đường sắt Việt NamSự nhanh nhạy của các doanh nghiệp có một phần đáng kể sự thúc đẩy từ phía nhu cầu của khách hàng. Đã từ lâu, thao tác mở điện thoại, quét – chạm, sau 3 giây giao dịch hoàn tất, đã trở thành thói quen thanh toán trong cuộc sống hiện đại của hơn 8 triệu khách hàng. Điều này cho thấy người dân Việt Nam đã dần quen với việc thanh toán bằng phương thức quét mã QR. Và cũng trong năm 2018, thông tin thị trường cho thấy 93% Ngân hàng đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển kênh bán hàng qua công nghệ số, đặc biệt qua phương thức thanh toán bằng mã QR. Thương mại điện tử qua phương thức thanh toán bằng mã QR được các chuyên gia dự đoán sẽ bùng nổ tại Việt Nam trong thời gian tới. Theo Ông Trần Trí Mạnh, đại diện Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY) cho biết, “tính đến nay tính năng thanh toán bằng mã VNPAY-QR của VNPAY đã được 19 ngân hàng như BIDV, VPBank, Vietcombank, VietinBank, Agribank, TPBank, Maritime Bank, SCB, SHB, IVB, OCB, ABBank, VIB, Bac A Bank, MB, Viet Capital Bank, Eximbank, MSB, Nam A Bank triển khai trên 20.000 đơn vị chấp nhận thanh toán bằng VNPAY-QR với mức tăng trưởng người dùng lên tới 30% mỗi tháng”. Theo Ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank), một trong những Ngân hàng đầu tiên triển khai tính năng QR Pay của VNPAY cho biết, “thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY-QR phát triển trên tính năng QR Pay đang trở thành xu hướng mới, rất được khách hàng tin dùng. Theo Số liệu thống kê khoảng 3 tháng gần đây của Maritime Bank cũng cho thấy tổng doanh số thanh toán qua phương thức này ước tính bình quân trên 300 tỷ đồng/tháng, tốc độ tăng trưởng trên 26,2%/tháng”. Với người dùng hiện đại và bận rộn, không gì tiện hơn sự đơn giản và nhanh chóng. Và phương thức thanh toán bằng mã VNPAY-QR đáp ứng tiêu chí đó một 50 cách khá hoàn hảo khi người dùng chỉ cần thao tác mở ứng dụng Mobile Banking trên điện thoại và quét mã VNPAY-QR để thanh toán ở bất cứ đâu và xác thực sinh trắc học (hoặc mã Pin, vân tay) là thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng. Kết hợp nhiều ưu điểm của phương thức thanh toán hiện đại, không dùng tiền mặt thời gian qua, thanh toán bằng mã VNPAY-QR rất được lòng những người dùng trẻ, đặc biệt là thế hệ từ 18 đến 35 tuổi tại Việt Nam. Một số nhận xét của người dùng khi trải nghiệm tính năng thanh toán bằng mã VNPAY-QR. Chị Nguyễn Thanh Hường, khách hàng VinaPhone tại TP. HCM chia sẻ: “Tôi đã thử thực hiện thanh toán cước điện thoại của mình theo mã QR in trên hóa đơn. Thật bất ngờ là toàn bộ thao tác từ khi quét mã bằng VietinBank iPay Mobile tới khi thanh toán xong chỉ mất chừng 1 phút. Quá tiện lợi so với các hình thức đi thu tiền mặt hay thanh toán online như tôi thường dùng. Chắc chắc tôi sẽ tiếp tục lựa chọn QR Pay khi thanh toán các hóa đơn trong các tháng tới”. Tại buổi Hội thảo “Ngân hàng & Fintech: Cơ hội và thách thức” do Vietinbank tổ chức. VietinBank mang đến cho khách hàng tham dự trải nghiệm thực tế bằng hình thức thanh toán QR Pay. Anh Nguyễn Hồng Hiệp (Cán bộ Học viện Ngân hàng) cho biết: “Đây là hình thức mua hàng rất thuận tiện, chỉ cần vài thao tác trên điện thoại là mọi thứ đã được thanh toán xong. Sản phẩm đầy đủ thông tin nên khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng”. Chị Mai Lan, nhân viên kế toán một công ty ở quận 2, TP HCM nhận xét “Tôi đã dùng thanh toán trực tuyến cho các hóa đơn điện, nước, điện thoại di động, đặt vé máy bay... từ vài năm nay nhưng quét mã QR qua Mobile Banking thì mới sử dụng vài tháng. Giờ chỉ cầm theo điện thoại thông minh là tôi có thể mua hàng hóa, dịch vụ ở nhiều nơi, khá tiện lợi và an toàn" Qua một số nhận xét tiêu biểu trên, cho thấy người dùng hiện nay đã biết sử dụng và tin tưởng vào phương thức thanh toán bằng mã VNPAY-QR trên ứng dụng Mobile Banking của một số Ngân hàng thay cho hình thức chuyển khoản hoặc quẹt thẻ tại máy POS. 51 2.3.3 Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam VNPAY là công ty có vốn đầu tư hoàn toàn của tư nhân và đội ngũ quản lý xuất thân từ ngành Ngân hàng, tài chính viễn thông bên cạnh các quản lý giỏi chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó Ban lãnh đạo VNPAY cũng được các cố vấn chuyên gia nước ngoài hỗ trợ và tư vấn các trải nghiệm và công nghệ mang từ nước ngoài về Việt Nam. VNPAY thành lập từ năm 2007, đến nay đã được hơn 12 năm triển khai dịch vụ đến các Ngân hàng, các nhà cung cấp dịch vụ và đơn vị chấp nhận thanh toán. VNPAY được các đối tác đánh giá là đơn vị triển khai có kinh nghiệm, nhanh nhạy với thị trường, chuyên nghiệp, hiệu quả trong kinh doanh và chân thành trong hỗ trợ đối tác của mình. Theo số liệu từ phòng nhân sự của VNPAY, tính đến cuối năm 2018, VNPAY có tổng cộng hơn 700 nhân viên. Trong đó đội ngũ kỹ thuật và nghiệp vụ chiếm 1/3 trên tổng số nhân viên. 1/3 là đội ngũ kinh doanh triển khai giải pháp cho Ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ, kế toán, chăm sóc khách hàng và tổ chức hành chánh. 1/3 nhân sự còn lại là đội ngũ kinh doanh trực tiếp chuyên đi phát triển khi trường thanh toán bằng mã VNPAY đến các đơn vị chấp nhận thanh toán. VNPAY cũng là đơn vị được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_phap_thuc_day_dich_vu_thanh_toan_bang_phuong_t.pdf
Tài liệu liên quan