Luận văn Giải pháp thúc đẩy hoạt động khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại công ty Bảo Minh - Thăng Long trong giai đoạn 2006-2008

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT & HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM 6

1.1. LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 6

1.1.1. Sự cần thiết của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt 6

1.1.2. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt 8

1.1.2.1. Đối tượng bảo hiểm 8

1.1.2.2. Phạm vi bảo hiểm 11

1.1.2.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 13

1.1.2.4. Phí Bảo hiểm 16

1.2. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM 18

1.2.1. Vai trò của hoạt động khai thác trong kinh doanh bảo hiểm 18

1.2.2. Quy trình khai thác bảo hiểm

1.2.2.1. Quy trình khai thác bảo hiểm 22

1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khai thác bảo hiểm. 23

1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác 24

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG (2006-2008) 25

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2006-2008

2.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG (2006-2008) 29

2.2.1. Quy trình khai thác 29

2.2.2. Thị trường bảo hiểm Cháy và các RRĐB trong 2 năm 2007-2008

2.2.3. Thực trạng khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thăng long trong giai đoạn 2006-2008 36

2.2.3.1. Tình hình khai thác 36

2.2.3.2. STBH và STBH bình quân một hợp đồng 38

2.2.3.3. Chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB 40

2.2.3.4. Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác 41

2.2.3.5. Kết quả và hiệu quả khai thác 42

2.2.4. Đánh giá chung về hoạt động khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thăng long giai đoạn 2006-2008 43

2.2.4.1. Những mặt đạt được 44

2.2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại 45

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC

BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY

3.1.1. Mục tiêu

3.1.2. Định hướng chiến lược

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI

3.2.1. Về phía công ty bảo hiểm. 48

3.2.1.1. Đối với Tổng Công ty Cổ phần Bảo minh 48

3.2.1.2. Đối với Công ty Bảo minh Thăng long 49

3.2.2. Về phía nhà nước

3.2.3. Về phía Hiệp hội bảo hiểm

Kết luận

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1825 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thúc đẩy hoạt động khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại công ty Bảo Minh - Thăng Long trong giai đoạn 2006-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều này không thể áp dụng được với các trường hợp đơn bảo hiểm có giá trị lớn và phức tạp. Bởi vì, các chi tiết về rủi ro không chỉ giới hạn trong một đơn yêu cầu bảo hiểm, cho dù công ty cần bảo hiểm đến đâu cũng không chứa đựng đầy đủ thông tin. Đây là lúc cần tới sự giúp đỡ của môi giới bảo hiểm. Đối với những trường hợp đơn bảo hiểm có giá trị lớn, công ty môi giới sẽ đại diện cho người được bảo hiểm đảm đương nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ cho khai thác viên bảo hiểm. Điều này có nghĩa là môi giới bảo hiểm sẽ thực hiện kiểm tra tại chỗ cũng như chuẩn bị các hồ sơ và biên bản giám định về những vấn đề liên quan đến các khía cạnh khác của rủi ro. Tài liệu này có thể rất đầy đủ và sẽ được chuyển cho khai thác viên bảo hiểm để tiến hành thương thuyết về các điều khoản, điều kiện, phạm vi bảo hiểm và phí bảo hiểm. e) Đánh giá rút kinh nghiệm. Bảo hiểm là một ngành dịch vụ, do đó quan tâm chăm sóc khách hàng là một nhiệm vụ không thể thiếu của các doanh nghiệp bảo hiểm. Biết được mức độ thỏa mãn của khách hàng, nhu cầu cụ thể của họ sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm xem xét xem kế hoạch khai thác bảo hiểm của mình đã hoạn thiện chưa, hay còn những thiếu sót gì cần sửa chữa để dần dần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả khai thác bảo hiểm. 1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khai thác bảo hiểm. Khai thác bảo hiểm có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp bảo hiểm, nhất là trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt như hiện nay. Kết quả khâu khai thác thể hiện chủ yếu ở các chỉ tiêu: Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm (Số hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết, Số giấy chứng nhận bảo hiểm, số đơn bảo hiểm đã cấp), doanh thu phí bảo hiểm,... a) Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khai thác Hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm đều lập kế hoạch khai thác cho từng nghiệp vụ, từng loại sản phẩm bảo hiểm. Và để đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch đó, có thể dùng các chỉ số sau: - Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch (iNK): iNK = yk/yo - Chỉ số hoàn thành kế hoạch (iHK): iHK = y1/yk - Chỉ số thực hiện kế hoạch (i): i = y1/yo Ba loại chỉ số trên có quan hệ mật thiết với nhau: i = iNK x iHK = y1/yo = yk/yo x y1/yk Trong đó: y1 là Mức độ khai thác kỳ báo cáo, yo là Mức độ khai thác kỳ gốc, yk là Mức độ khai thác kỳ kế hoạch. Mức độ khai thác có thể là số hợp đồng, doanh thu phí bảo hiểm, số đơn bảo hiểm, số giấy chứng nhận bảo hiểm. b) Phân tích cơ cấu khai thác Một doanh nghiệp bảo hiểm thường triển khai nhiều nghiệp vụ hay nhiều sản phẩm bảo hiểm khác nhau. Để xác định và đánh giá nghiệp vụ bảo hiểm nào là chủ yếu, là thế mạnh của doanh nghiệp bảo hiểm đó và hướng phát triển của chúng trong tương lai, cần phải tính toán và phân tích cơ cấu khai thác từng nghiệp vụ. Phân tích cơ cấu khai thác bảo hiểm chủ yếu được thực hiện với các chỉ tiêu: Tổng số hợp đồng bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm. Những nghiệp vụ bảo hiểm mới triển khai thường có tỷ trọng doanh thu thấp. Nhưng nếu tính toán theo dõi và so sánh trong nhiều năm thì có thể thấy được xu hướng biến động và triển vọng của nghiệp vụ trong thời gian tới. c) Phân tích tính thời vụ trong khâu khai thác Trong quá trình khai thác, có một số nghiệp vụ và một số sản phẩm bảo hiểm phát sinh tính thời vụ, như: Bảo hiểm du lịch, bảo hiểm cháy, .... Việc xác định và vạch rõ tính thời vụ cho mỗi nghiệp vụ và mỗi loại sản phẩm bảo hiểm là rất cần thiết. Bởi ta có thể dựa vào đó để lập ra một kế hoạch tổ chức khai thác hợp lý, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết để ký kết hợp đồng bảo hiểm, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của khách hàng. Để phân tích tính thời vụ trong khâu khai thác có thể sử dụng chỉ số thời vụ theo tháng (ki): ki = Xi/ X Trong đó: ki là Chỉ số thời vụ tháng thứ i, Xi là Mức độ khai thác tháng thứ i, X là Mức độ khai thác bình quân một tháng trong năm. X = Chỉ số thời vụ theo tháng phản ảnh mối quan hệ giữa mức độ khai thác bình quân một tháng trong năm. Kết quả tính ra càng gần 1 thì tính thời vụ của nghiệp vụ trong tháng đó càng ít và ngược lại. Nếu tính toán và so sánh kết quả nhiều năm liên tục thì sẽ nhìn thấy rất rõ quy luật trong khâu khai thác đối với từng nghiệp vụ hay từng loại sản phẩm đó. 1.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm khi triển khai thường phải qua một số khâu công việc cụ thể như: Khâu khai thác, khâu giám định và bồi thường, khâu đề phòng và hạn chế tổn thất… Để nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả của từng khâu công việc. Điều đó có nghĩa là phải xác định hiệu quả từng khâu, sau đó so sánh và đánh giá xem khâu nào chưa mang lại hiệu quả để tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục. Đối với khâu khai thác, để đánh giá hiệu quả của khâu này, phải xác định chỉ tiêu: kết quả khai thác, và chi phí khai thác trong kỳ. Trong đó: - Kết quả khai thác trong kỳ có thể là doanh thu phí bảo hiểm, hoặc cũng có thể là số lượng hợp đồng, số đơn bảo hiểm cấp trong kỳ… - Chi phí khai thác có thể là tổng chi phí trong khâu khai thác hoặc cũng có thể là số đại lý khai thác trong kỳ. Hiệu quả khai thác = Kết quả khai thác trong kỳ Chi phí khai thác trong kỳ CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH TH¡NG LONG (2006 -2008) 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BẢO MINH TH¡NG LONG 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Bảo minh Thăng long được thành lập ngày 05/05/2006 - Quyết định số 27/GPĐC/KDBH ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.      Bảo minh Thăng long được thành lập trên cơ sở chia tách bộ máy từ Bảo minh Hà nội, Bảo minh Hà nội thành lập từ năm 1995.      Sự ra đời của Công ty cổ phần Bảo minh Thăng long nằm trong phương châm đa dạng hóa hoạt động của Tổng công ty, mở rộng thị trường, góp phần nâng cao năng lực cũng như thị phần của Bảo minh trên thị trường bảo hiểm Việt nam. Khi mới chia tách bộ máy của Bảo minh Thăng long còn thiếu hụt: thiếu phòng tổng hợp, phòng bảo hiểm con người, xe cơ giới, phòng khai thác trên địa bàn huyện Đông Anh và huyện Từ Liêm. Trong thời gian ngắn công ty đã cùng một lúc đẩy mạnh nhiều hoạt động: tuyển dụng bổ sung cán bộ, xây dựng bộ máy tổ chức, ổn định văn phòng làm việc ở trụ sở chính song song với việc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh. Hiện nay Bảo minh Thăng long đang tiến hành những nghiệp vụ bảo hiểm sau: - Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm con người. - Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. - Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. - Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản- kĩ thuật. Ngoài ra còn có một số loại hình bảo hiểm khác đang được triển khai thực hiện như: - Bảo hiểm hộ gia đình là sự kết hợp của ba loại hình: Bảo hiểm sức khỏe gia đình, Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân và Bảo hiểm xe mô tô. - Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh… 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 1:Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Bảo minh Thăng long Bảo minh Thăng long bao gồm các phòng ban sau: + Ban giám đốc: giám đốc và phó giám đốc. + Các phòng quản lý: phòng tổng hợp, phòng tài chính kế toán. + Các phòng nghiệp vụ: phòng bảo hiểm xe cơ giới, phòng bảo hiểm con người,phòng bảo hiểm tài sản kĩ thuật, phòng bảo hiểm hàng hải. + Các phòng khai thác: phòng KTBH số 21, phòng KTBH số 22, phòng KTBH số 24, phòng KTBH số 25, phòng KTBH số 26, phòng KTBH số 27, phòng KTBH số 28, phòng KTBH số 29. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2006 -2008 Hoạt động kinh doanh của B¶o minh Th¨ng long trong những năm gần đây đạt kết quả rất tốt. Trong giai đoạn từ năm 2006 – 2008, doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của B¶o minh Thăng long không ngừng tăng lên. Kết quả kinh doanh bảo hiểm của B¶o minh Thăng long được thể hiện trong bảng 2.1. Bảng 2.1: Doanh thu từ các nghiệp vụ bảo hiểm của B¶o minh Thăng long (2006- 2008) Đơn vị tính: triệu đồng STT Nghiệp vụ bảo hiểm 2006 2007 2008 1 BH XCG 12.572,11 20.687,02 25.320,56 2 BH Con người 5.626,12 7.648,14 9.550,14 3 BH TS&KT 6.200,05 10.162,23 8.187,45 Trong đó: BH Cháy và các RRĐB 2.390,94 4.327,54 5.480,12 4 BH hµng h¶i 14.163,04 18.958,10 36.069,32 Tổng 38.561,32 57.455,49 79.127,47 Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%) _ 49 37,72 Nguồn: B¶o minh Thăng long Bảng số liệu 2.1 cho thấy doanh thu phí bảo hiểm của B¶o minh Thăng long có xu hướng gia tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng không đều. Bảo minh Thăng long do mới ra đời nên bộ máy còn thiếu hụt và đa phần là cán bộ mới nên gặp rất nhiều khó khăn tại thị trường Thủ đô cạnh tranh gay gắt. Cho nên năm 2006 doanh thu của Bảo minh Thăng Long chỉ đạt 38 tỷ 561 triệu đồng.Tuy nhiên qua hơn một năm hoạt động, Công ty đã cùng một lúc đẩy mạnh nhiều mặt: xây dựng bộ máy tổ chức (đến nay, bộ máy của Công ty đã hoàn thiện các phòng quản lý và các phòng khai thác bảo hiểm phủ kín địa bàn); ổn định văn phòng làm việc song song với việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Vì vậy năm 2007, doanh thu thực hiện của Bảo minh Thăng long đã đạt 57 tỷ 455 triệu đồng, đạt 118,5% kế hoạch kinh doanh Tổng Công ty giao, tăng trưởng 49% so với doanh thu thực hiện năm 2006. Đạt được kết quả trên là do có sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên Bảo minh Thăng long và được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ sát sao của ban điều hành và các ban nghiệp vụ của Tổng công ty; Công ty cũng nhận được sự quan tâm ủng hộ của chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành của thành phố. Đến năm 2008, Bảo minh Thăng long tiếp tục đẩy mạnh nhiều mặt hoạt động: ổn định văn phòng làm việc, cơ cấu và kiện toàn bộ máy tổ chức ở các phòng quản lý và các phòng khai thác bảo hiểm khu vực, thúc đẩy hoạt động kinh doanh thực hiện tốt các hoạt động được giao và chấp hành tốt các yêu cầu quản lý của Tổng công ty. Vì vậy doanh thu của Bảo minh Thăng long đã đạt 79 tỷ 127 triệu đồng, đạt 114% kế hoạch kinh doanh do tổng công ty giao, tăng trưởng 37,72% so với doanh thu năm 2007. 2.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG (2006-2008) 2.2.1. Quy trình khai thác Nhận thức được tác dụng to lớn của khâu khai thác, Bảo minh Thăng long đã đưa ra một qui trình khai thác rất hợp lý.Thực tiễn triển khai quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Bảo minh Thăng long được tiến hành tuần tự theo các bước sau: Buớc 1: Tiếp cận, hướng dẫn tư vấn khách hàng Ở bước này, công ty đã thực hiện khá tốt. Cán bộ khai thác được hướng dẫn đào tạo một cách tỉ mỉ trước khi tiếp xúc với khách hàng, mọi thứ liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ đều được thông qua phòng Đầu tư kỹ thuật của chi nhánh. Công ty đã thường xuyên cử cán bộ xuống từng xí nghiệp và các đơn vị kinh doanh để giải thích cho họ mua bảo hiểm chứ không thụ động ngồi chờ khách hàng hoặc do môi giới đưa lại. Cán bộ công ty cũng chủ động đến gặp các đơn vị để cùng họ đến các cơ sở kinh doanh, xem xét quy trình sản xuất…chỉ ra những rủi ro mà họ có thể gặp phải. Bước 2: Các yếu tố rủi ro liên quan đến việc xác định tỷ lệ phí. Một số điểm các khai thác viên cần chú ý đến khi xác định các yếu tố rủi ro liên quan đến việc tính phí bảo hiểm : - Yêu cầu bảo hiểm cho các rủi ro. - Cấu trúc xây dựng của nhà xưởng. - Ngành nghề kinh doanh. - Hệ thống trang thiết bị phòng cháy chữa cháy. - Công tác an ninh bảo vệ. Bước này đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định là công ty bảo hiểm sẽ áp dụng tỷ lệ phí nào đối với doanh nghiệp. Do vậy, nhất thiết các khai thác viên cần nắm rõ các yếu tố này. Bước 3: Điều tra rủi ro. Tại Bảo minh Thăng long, đối với các dịch vụ có số tiền bảo hiểm lớn hơn 300.000 USD thì trước khi chào phí bảo hiểm, các khai thác viên cần phải tiến hành lập phiếu điều tra rủi ro. Trong quá trình sản xuất có thể phát sinh các rủi ro, vì vậy đánh giá rủi ro trong quá trình này là rất cần thiết. Quy trình sản xuất cần phải được mô tả chi tiết đến mức tối đa có thể đánh giá được rủi ro một cách tốt nhất. Trong biên bản đánh giá rủi ro này, các khai thác viên nên đưa ra một sơ đồ đơn giản về quy trình sản xuất, nhờ đó mà ta có thể có được đánh giá rủi ro tổng quát về quy trình sản xuất này.Trong biên bản đánh giá rủi ro này, các khai thác viên cũng cần phải đưa ra và mô tả sơ qua các hoạt động, hay yếu tố có thể làm tăng mức độ rủi ro (nếu có). Đặc biệt, một số sản phẩm sản xuất trong các quy trình sản xuất mang tính rủi ro cao như: phun, nhúng, mạ …. cần được mô tả chi tiết. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều sử dụng điện và đây cũng là một nguy cơ tiềm tàng gây hoả hoạn rất lớn. Điện có thể được cung cấp bằng nguồn điện công cộng qua hệ thống dây cáp ngầm, đường cáp điện ở trên cao, hoặc từ trạm phát điện tự động riêng của cơ sở đặt ngay ở cơ sở. Và các trạm phát điện riêng này chính là hiểm hoạ gây ra cháy nổ lớn nhất đối với các doanh nghiệp. Ngoài ra, các tuabin phát điện cũng có khả năng gây ra hỏa hoạn. Trong những trục trặc chính xảy ra đối với hệ thống điện cần lưu ý đến các đường ống, rãnh đặt dây và đường dây cáp bị hư hỏng hay được đặt không phù hợp. Do vậy, khi đánh giá rủi ro, các khai thác viên cần quan tâm đến các yếu tố đó để có thể bước đầu đánh giá được mức độ rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải. Bước 4: Chào phí bảo hiểm và hướng dẫn khách hàng kê khai bảo hiểm. Trong thực tế, Bảo minh Thăng long cũng áp dụng hai phương pháp tính tỷ lệ phí là: theo danh mục và theo phân loại. Cụ thể ở Bảo minh Thăng long, biểu phí hoả hoạn (A) thuần tuý áp dụng đối với các loại tài sản, nghành nghề sau: Biểu phí hoả hoạn (A) thuần tuý áp dụng tại Bảo minh Thăng long Loại tài sản/ nghành nghề Loại rủi ro Tỷ lệ phí Ghi chú Toà nhà văn phòng, khách sạn, căn hộ cho thuê cao cấp, các dịch vụ công cộng, vui chơi giải trí Khó cháy và trung bình 0,1- 0,2% Xây dựng sau năm 1990 Kho chứa xăng dầu Dễ cháy 0,4 - 0,5% Kho chứa đồ gỗ, giấy, bao bì, nhựa đường, sơn. Dễ cháy và trung bình 0,24 – 0,3% Mức độ an toàn, phòng cháy chữa cháy tốt. Kho chứa các sản phẩm khó cháy như vật liệu xây dựng, hàng nông sản. Khó cháy 0,15- 0,22% Như trên Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng đồ nhựa, sơn, chất dẻo. Trung bình 0,15- 0,20% Như trên Cửa hàng vật liệu xây dựng, dược, y khoa. Khó cháy 0,1- 0,13% Như trên Cửa hàng gas, bình gas (trừ chiết xuất gas) Dễ cháy 0,25- 0,3% Như trên Sản phẩm chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống Trung bình 0,16- 0,25% Như trên Nhà máy, xưởng dệt may Dễ cháy 0,22- 0,28% Như trên Nhà máy, xưởng thủ công mỹ nghệ, cao su, nhựa Dễ cháy 0,28- 0,38% Như trên Nhà máy, xưởng sản xuất giấy, in ấn Trung bình 0,2- 0,25% Như trên Nghành điện, nước, kinh doanh ô tô, kỹ thuật kim loại và các nghành tương tự. Khó cháy 0,12- 0,18% Như trên (Nguồn: Bảo minh Thăng long) Còn đối với các rủi ro đặc biệt, Bảo minh Thăng long chỉ chấp nhận bảo hiểm cho nếu khách hàng đã tham gia rủi ro hoả hoạn (A). Tỷ lệ phí rủi ro phụ được tính bằng tỷ lệ % trên tỷ lệ phí của rủi ro hảo hoạn (A) thuần tuý.Tỷ lệ % của rủi ro phụ được quy định như sau: Biểu phí các rủi ro đặc biệt STT Tên rủi ro phụ Tỷ lệ (%) Ký hiệu 1 Nổ 3 B 2 Máy bay và phương tiện hàng không rơi 2 C 3 Bạo động đình công 1 E 4 Động đất 1 G 5 Cháy ngầm 2 K 6 Cháy tự lên men 3 L 7 Bão, lũ lụt 10 N 8 Vỡ tràn nước 2 P 9 Xe cộ, súc vật đâm vào 2 Q (Nguồn: Bảo minh Thăng long) Nếu khách hàng tham gia tất cả các rủi ro phụ nêu trên thì chỉ thu thêm 15% trên tỷ lệ phí hoả hoạn (A) thuần tuý. Trong trường hợp bảo hiểm cho đơn bảo hiểm mọi rủi ro thì thu thêm 20% trên tỷ lệ phí của các rủi ro hoả hoạn (A) thuần tuý. Đối với các yếu tố làm tăng mức độ rủi ro tại Bảo minh Thăng long có quy định như sau: - Các công trình có thiết bị phụ trợ có thể làm tăng thêm khả năng xảy ra tổn thất như có các thiết bị sấy khô, chiết xuất, chế biến gỗ… thì tỷ lệ phí tăng tối đa là 15%. Nhưng nếu các thiết bị phụ trợ trên được lắp trong phòng ngăn cách bằng tường chống cháy, có máy báo cháy … thì phụ phí này sẽ không tính thêm vào phí bảo hiểm. - Đối với các công trình có các điều kiện đặc biệt không thuận lợi đối với rủi ro được bảo hiểm như có nguồn cháy không được tách biệt hoàn toàn, lò sưởi ấm bằng tia hồng ngoại…thì phí bảo hỉêm tăng thêm tối đa là 10%. - Các công trình có trung tâm máy tính nhưng không có hệ thống phòng cháy chữa cháy riêng biệt và phù hợp thì tỷ lệ tăng phí tối đa là 5%. - Có khả năng xảy ra rủi ro phá hoại thì tỷ lệ tăng phí tối đa là 5%. Các yếu tố làm giảm mức độ rủi ro Bảo minh Thăng long có quy định giảm tối đa là 45%, cụ thể: - Có đầy đủ các thiết bị phòng cháy, báo cháy thì giảm tối đa là 8%. - Có đầy đủ các thiết bị và phương tiện chữa cháy như: Có hệ thống chữa cháy Spinkler thì giảm tối đa 35%, có hệ thống phun nước tự động thì giảm 20%, hệ thống phun nước thủ công thì giảm 10%... Bước 5: Hoàn tất hồ sơ bảo hiểm. Cũng như các công ty bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm của Bảo minh Thăng long cũng bao gồm đầy đủ các chứng từ sau: - Giấy yêu cầu bảo hiểm. - Giấy chứng nhận bảo hiểm. - Sửa đổi bổ sung (nếu có). - Điều khoản, điều kiện. 2.2.2. Thị trường bảo hiểm Cháy và các RRĐB trong hai năm 2007-2008. Năm 2007, thị trường bảo hiểm Việt nam trải qua năm đầu tiên kể từ khi Việt nam chính thức gia nhập WTO với những thành tựu đáng khích lệ. Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt 8.500 tỉ đồng, tăng trưởng 30%. Nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và các RRĐB đạt doanh thu 661 tỉ đồng (tăng 43%) trong đó Bảo hiểm cháy nổ đạt 78,7 tỉ đồng. Tốp 5 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về doanh thu là Bảo minh 182 tỷ đồng, Bảo việt Việt nam là 163 tỷ đồng, PVI là 70 tỷ đồng, GIC 48 tỉ đồng và VIC 47 tỉ đồng. Và tỷ lệ bồi thường toàn thị trường là 43%. Trong đó, bồi thường cao nhất là Bảo minh 77,3%, PVI 52,7%, UIC 48,2%, Bảo long 42,18%, PJICO 48,1%, Bảo việt 26.7%. Quyết định 28/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 ban hành Quy tắc biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, có hiệu lực từ ngày 28/7/2007 đã làm cho thị trường tăng trưởng tốt hơn vào 6 tháng cuối năm 2007. Nhất là từ năm 2008 trở đi khi các đối tượng có nguy cơ về cháy nổ được công khai minh bạch, được cấp Giấy chứng nhận an toàn về phòng cháy chữa cháy và đối tượng sử dụng Ngân sách Nhà nước đã được cấp kinh phí mua bảo hiểm.  Năm 2008 chứng kiến cơn khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế nước ta, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp... Trong bối cảnh bất lợi của kinh tế thế giới, GDP của Việt nam vẫn tăng trưởng ở mức 6,23%, tuy thấp hơn so với năm 2007 nhưng vẫn tạo ra những nhân tố ảnh hưởng tích cực đối với sự tăng trưởng của thị trường bảo hiểm. Trong năm 2008, thị trường vẫn tiếp tục được mở rộng và phát triển với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, môi giới, bao gồm cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tổng số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động trên thị trường hiện nay đã lên tới 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10 công ty môi giới và 1 công ty tái bảo hiểm (Vinare). Tăng trưởng doanh thu của thị trường vẫn duy trì ở mức cao. Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt mức 10.855 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2007. Doanh thu phí bảo hiểm cháy, nổ đạt khoảng 63 triệu USD, tăng khoảng trên 20% so với năm 2007. Trong khi đó, doanh thu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đạt gần 70 tỷ đồng. Nhìn chung thị trường bảo hiểm Cháy và các RRĐB hai năm qua đang trên đà phát triển, cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Trong nghiệp vụ này Bảo minh có thị phần đứng thứ 2 sau đối thủ lớn là Bảo việt. Ngoài ra cũng không thể không nhắc đến Bảo hiểm Dầu khí, PJICO một công ty triển khai nghiệp vụ này khá lâu năm trên thị trường. GIC và VIC là hai tên tuổi mới nổi trên thị trường bảo hiểm Cháy và các RRĐB. Các công ty kể trên, có công ty đã là tên tuổi lớn được biết đến từ lâu trên thị trường bảo hiểm Việt nam, cũng có những công ty mới phát triển vào những năm gần đây, tuy họ vẫn ®øng sau Bảo minh về thị phần bảo hiểm Cháy và các RRĐB, nhưng tất cả đều là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh của Bảo minh. 2.2.3. Thực trạng khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thăng long trong giai đoạn 2006-2008. 2.2.3.1. Tình hình khai thác Khai thác là một khâu trong quy trình triển khai nghiệp vụ, mà kết quả của nó góp phần rất lớn vào kết quả của toàn nghiệp vụ. Làm tốt công tác khai thác, sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty, góp phần làm tăng doanh thu phí bảo hiểm của toàn nghiệp vụ. Mặt khác kết quả kinh doanh chung của toàn nghiệp vụ cũng phản ánh chất lượng của khâu khai thác. Trước khi đi sâu vào nghiên cứu thực trạng khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại công ty B¶o minh Thăng long, việc tìm hiểu kết quả cũng như hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ này là rất cần thiết. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của người dân Việt nam ngày một nâng cao, giá trị tài sản mà họ sở hữu cũng tăng lên, trong khi đó các nguy cơ dẫn đến rủi ro cháy nổ ngày một gia tăng, chính vì vậy mà người dân ý thức được sự cần thiết của sản phẩm bảo hiểm Cháy và các RR ĐB nên nhu cầu tham gia nhiều hơn. Hơn nữa, theo thời gian thì giá trị bảo hiểm có xu hướng ngày càng lớn hơn, vì vậy phí bảo hiểm trên một hợp đồng ngày càng lớn, dẫn đến tổng doanh thu phí không ngừng tăng lên. Mặt khác, công ty đã chú trọng hơn đến khâu khai thác, đầu tư nhiều hơn vào khâu khai thác nên đã thu hút thêm được khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty. Xã hội ngày càng phát triển, thay vì việc sử dụng các chất đốt thô sơ như trước kia, con người chuyển sang sử dụng các nguồn khác để đun nấu, sinh hoạt sản xuất. Ví dụ như thay vì dùng củi, than... thì ga và điện lại được sử dụng nhiều hơn. Chính vì vậy mà nguy cơ cháy nổ là rất cao, khi đám cháy xảy ra thiệt hại rất lớn. Bảng 2.2: Tình hình thực hiện bảo hiểm Cháy và các RRĐB Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 1. Doanh thu phí TRĐ 2.390,94 4.327,54 5.480,12 2. Chi bồi thường TRĐ 764,97 1.358,64 1.689,73 3. Tổng chi nghiệp vụ TRĐ 1.434,53 2.417,62 3.374,35 Hk =(1)/(3) Đ/Đ 1,67 1,79 1,62 Nguồn: Bảo minh Thăng long Qua bảng 2.2 ta nhận thấy rằng, chi bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB có chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2006, chi bồi thường nghiệp vụ của công ty là 764,97 (triệu đồng), năm 2007 là 1.358,64 (triệu đồng), đến năm 2008 là 1.689,73 (triệu đồng). Thiệt hại do cháy là rất lớn, chỉ sau một vụ cháy nhiều người dân sẽ không còn nhà ở, nhiều doanh nghiệp bị phá sản ...vì vậy để giảm nguy cơ cháy nổ, công ty phải tích cực cùng khách hàng tuyên truyền các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất do cháy nổ gây ra. Hiệu quả kinh tế phản ánh một đồng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra thu về được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy hiệu quả kinh tế của công ty tăng trong những năm đầu nhưng sau đó lại giảm. Với một đồng chi phí bỏ ra vào năm 2006 thì công ty thu được 1,67 đồng doanh thu, năm 2007 đã tăng lên là 1,79 đồng, năm 2008 chỉ được 1,62 đồng doanh thu. Nguyên nhân của thực trạng trên là do, các vụ cháy nổ có xu hướng ngày càng xảy ra nhiều và thiệt hại ngày càng lớn nên chi phí chi cho bồi thường của công ty cũng ngày một lớn. Mặt khác, thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn, trong khi đó Bảo minh Thăng long còn quá non trẻ nên để thu hút được khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty mình thì công ty cần đầu tư nhiều hơn vào tất cả các khâu đặc biệt là khâu khai thác, điều này đã đẩy tổng chi nghiệp vụ của công ty tăng lên, dẫn đến hiệu quả kinh tế trong những năm gần đây đã giảm xuống. 2.2.3.2. STBH và STBH bình quân một hợp đồng qua các năm STBH và STBH bình quân đối với mỗi hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB, sẽ cho thấy việc doanh nghiệp bảo hiểm có khai thác được nhiều hợp đồng lớn hay không? Đồng thời thông qua độ lớn của 2 chỉ tiêu này phần nào đánh giá được việc kinh doanh sản phẩm bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thảng long có thực sự tăng trưởng tốt trong 3 năm gần đây hay không? Dưới đây là bảng số liệu về STBH và STBH bình quân một hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long trong 3 năm qua. Bảng 2.3: STBH bình quân một hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long (2006-2008) Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh thu phí (TRĐ) 2.390,94 4.327,54 5.480,12 STBH (TRĐ) 1.334.725,50 2.072.845,25 2.452.648,60 Số hợp đồng (HĐ) 110 146 180 STBH/HĐ (TRĐ/HĐ) 12.133,87 14.197,57 13.625,83 Nguồn: Bảo minh Thăng long Qua bảng 2.3 ta thấy, số hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long tăng lên một cách đều đặn theo thời gian. Năm 2006 số hợp đồng khai thác được mới chỉ là 110 hợp đồng, năm 2007 là 146 hợp đồng. Đến năm 2008 đã tăng lên 180 hợp đồng, tăng gần 2 lần so với số hợp đồng năm 2006. Năm 2007, mặc dù các Thông tư 41 và Quyết định 28 đã được ban hành, nhưng số hợp đồng mà công ty khai thác được chỉ tăng lên là 36 hợp đồng. Điều này cho thấy ý thức chấp hành luật pháp của các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa cao. Ngoài ý thức của người tham gia, còn có nhiều nguyên nhân khác bởi các doanh nghiệp bảo hiểm cũng gặp khôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo minh thăng long.doc
Tài liệu liên quan