Luận văn Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty Dệt Minh Khai

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 1

Phần I. Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu 3

I. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu 3

1. Khái niệm bản chất của hoạt động xuất khẩu 3

2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 4

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 16

1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp 16

2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp 19

III. ý nghĩa của việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu 21

1. Đốivới nền kinh tế quốc dân 21

2. Đối với doanh nghiệp 22

Phần II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai 24

I. Giới thiệu khái quát về công ty dệt Minh Khai: 24

1. Lịch sử hình thành của công ty: 24

2. Quá trình phát triển: 25

II. Những đặc điểm chủ yếu của công ty có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu : 28

1. Tính chất và nhiệm vụ sản xuất: 28

2. Đặc điểm về sản phẩm và cơ cấu sản phẩm của công ty; 29

3. Đặc điểm thị trường xuất khẩu của công ty; 30

4. Đặc điểm máy móc thiết bị 32

5. Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất 33

6. Đặc điểm lao động: 34

7. Đặc điểm cơ cấu sản xuất và bộ máy quản lý của công ty: 36

III. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty 39

1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 39

2. Tình hình xuất khẩu của công ty trong thời gian qua 43

3. Tình hình thực hiện các công tác cơ bản nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện hoạt động xuất khẩu ở công ty dệt Minh Khai. 60

4. Chính sách giá xuất khẩu của công ty 65

5. Kênh phân phối trên thị trường xuất khẩu của công ty 66

IV. Đánh giá kết quả của việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai 67

1. Những đánh giá chung về kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai đã đạt được 67

2. Những thành tựu mà công ty đạt được 68

3. Những khó khăn tồn tại 70

Phần III. Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai trong thời gian tới 75

I. Cục diện cạnh tranh xuất khẩu trong thương mại hàng dệt may thế giới và định hướng của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 75

1. Cục diện cạnh tranh xuất khẩu thương mại hàng dệt may thế giới hiện nay 75

2. Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 76

II. Phương hướng phát triển của công ty dệt Minh Khai 79

III. Một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai . 80

1. Tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường 80

2. Hoàn thiện kênh phân phối xuất khẩu trên thị trường truyền thống, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới - đồng thời củng cố vững chắc thị trường nội địa 84

3. Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm 88

4. Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng đội ngũ công nhân tay nghề cao tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý 91

IV. Một số kiến nghị 93

1. Kiến nghị với nhà nước 93

2. Kiến nghị với công ty 94

Kết luận 96

Danh mục tài liệu tham khảo 98

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty Dệt Minh Khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.038.000 USD tức là chỉ bằng 95% so với năm 2001 (4.240.000USD). Điều này có thể giải thích bằng các nguyên nhân sau: Kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2002 giảm do giá khăn xuất khẩu của công ty giảm đi nhiều so với năm 2001 khoảng 10-15%. Sở dĩ giá xuất khẩu của công ty giảm là do có sự cạnh tranh về giá giữa các công ty xuất khẩu hàng dệt may ở Việt Nam, các công ty này liên tục tự giảm giá để cạnh tranh, giành quyền được ký hợp đồng xuất khẩu. Mặt khác các đối tác phía Nhật Bản khi sang đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu thường đưa ra mức giá giao dịch rất rẻ là mức giá mà Trung Quốc xuất khẩu vào Nhật Bản để gây sức ép buộc công ty phải giảm giá theo họ. Do chính phủ Nhật Bản hiện nay đang có ý định hạn chế nhập khẩu mặt hàng dệt nên Bộ Thương Mại Việt Nam đã yêu cầu các công ty Việt Nam xuất khẩu sản phẩm dệt vào thị trường Nhật Bản phải hạn chế số lượng xuất khẩu để phía Nhật Bản không áp dụng biện pháp tự vệ tức là hạn chế nhập khẩu nữa. Chính vì vậy mà số lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty bị giảm đi dẫn đến kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này bị giảm xuống. Qua phân tích tình hình xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của công ty, chúng ta có thể thấy trở ngại lớn nhất của công ty đối với việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đó là vấn đề khả năng cạnh tranh của công ty Trong những năm qua thông qua việc xuất khẩu sản phẩm khăn bông công ty đã chiếm lĩnh được thị trường Nhật Bản với một thị phần không nhỏ chính bởi vì chất lượng sản phẩm của công ty. Thị trường Nhật Bản là một thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng mẫu mã, giá cả, thời gian giao hàng. Sản phẩm hàng hoá xuất khẩu sang Nhật Bản muốn tồn tại và phát triển được phải có chất lượng cao bao bì hấp dẫn để có thể chỉ ra cho người mua biết ngay đó là sản phẩm tốt, an toàn đồng thời phải thoả mãn tốt các tiêu chuẩn do người tiêu dùng đòi hỏi và các quy định khác từ chất lượng, nhãn mác, an toàn vệ sinh. Sản phẩm khăn bông của công ty sản xuất ra đã đảm bảo được các yêu cầu về thông số kỹ thuật cũng như về mẫu mã chủng loại dó đó đã tạo được uy tín đối với khách hàng Nhật Bản và sản phẩm của công ty được người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng. Song không phải duy nhất công ty là nhà cung cấp khăn bông trên thị trường Nhật Bản mà còn rất nhiều các đối thủ cạnh tranh khác. Hiện tại công ty đang phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp xuất khẩu khăn bông của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia...đặc biệt là từ Trung Quốc. Các sản phẩm khăn bông của Trung Quốc mặc dù có chất lượng không cao hơn so với chất lượng sản phẩm cuả công ty nhưng lại có lợi thế là giá cả xuất khẩu rẻ hơn. Trung Quốc là nước đông dân, nguồn lao động dồi dào do đó chi phí lao động cho một sản phẩm dệt thấp. Hơn nữa, Trung Quốc lại hầu như tự cung cấp được các loại thiết bị máy móc để sản xuất, tự cung cấp được tới 80% nguyên liệu và hoá chất cho sản phẩm dệt, đồng thời chính phủ Trung Quốc lại tạo mọi điều kiện ưu đãi cho ngành dệt may nên sản phẩm của Trung Quốc có giá thành hạ. Trong khi đó để sản xuất khăn bông xuất khẩu công ty phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài, hơn nữa phải đầu tư nhiều để đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất nên chiphí giá thành sản xuất sản phẩm mới đội lên cao, làm cho sản phẩm của công ty có giá bán cao. Đặc biệt là Trung Quốc vừa mới gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO nên thuế xuất khẩu các sản phẩm của Trung Quốc cũng dược giảm nhiều.Đây là một bất lợi lớn đối với toàn ngành dệt may Việt Nam cũng như đối với công ty, buộc công ty phải có biện pháp đối phó với vấn đề này. Lợi thế của công ty trong xuẩt khẩu sản phẩm khăn bông sang thị trường Nhật Bản đó là chất lượng sản phẩm. Do hầu hết phải nhập khẩu các nguyên liệu hoá chất và máy móc thiết bị của nước ngoài nên sản phẩm có giá thành cao nhưng nhờ thế mà sản phẩm của công ty lại có được chất lượng tốt, sản phẩm làm ra có độ bền cao, thấm nước, mịn, màu sắc đẹp nên đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng do đó sản phẩm rất được người tiêu dùng Nhật Bản ưu chuộng. Mặc dù biết sản phẩm của công ty có chất lượng cao hơn xong các công ty thương mại Nhật Bản vẫn dựa vào giá cả sản phẩm của Trung Quốc để gây sức ép buộc công ty phải giảm giá xuất khẩu. Bất lợi của công ty ở đây là dù công ty xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Nhật Bản nhưng sản phẩm của công ty chưa tới thẳng tay người tiêu dùng mà phải qua các công ty thương mại trung gian do đó sản phẩm của công ty khi đến được với người tiêu dùng thì giá cả cũng bị tăng lên do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Một vấn đề nan giải đối với công ty và cũng là bài toán khó đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đó là vấn đề thương hiệu. Sản phẩm của công ty mặc dù đã chiếm lĩnh được thị trường Nhật Bản, người tiêu dùng Nhật Bản đã biết đến sản phẩm của công ty, tuy nhiên không dưới thương hiệu của công ty mà phải thông qua thương hiệu của các nhà phân phối là các công ty thương mại Nhật Bản. Vấn đề thương hiệu là yếu tố hết sức quan trọng có thể giúp công ty đứng vững được trên thị trường Nhật Bản. Một thương hiệu tốt sẽ ra uy tín và hình ảnh đẹp cho công ty trong con mắt người tiêu dùng. Trong tương lai công ty nhất định phải giải quyết được vấn đề này để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản. Thị trường EU Quan hệ thương mại Việt Nam EU đang ngày càng phát triển và có triển vọng tốt đẹp. Hiện nay EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Từ những năm 1980 Việt Nam đã thực hiện xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước thành viên EU như Đức, Pháp, Anh... xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt phát triển mạnh từ khi có hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam EU. Sau khi hiệp định này được ký vào ngày 15/12/1992 và có hiệu lực vào năm 1993 từ chỗ hầu như bị cấm vận, hàng dệt may xuất khẩu vào EU đến năm 1999 đã gần 700triệu USD và năm 2000 tăng thêm khoảng 150 triệu USD. Hiện nay xuất khẩu hàng dệt may sang EU chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng năm của Việt Nam. Tuy nhiên xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU chủ yếu là dựa vào hạn ngạch mà EU quy định cho Việt Nam. Do đó công tác marketing trên thị trường này chưa được doanh nghiệp Việt Nam chú trọng, thiếu thông tin về thị trường giá cả thị hiếu và chủng loại hàng dệt may được ưa chuộng tại các thời điểm trong năm. Đối với công ty dệt Minh Khai thị trường EU chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường của công ty. Theo đánh giá của công ty phần tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU chỉ đạt khoảng 3-5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Công ty xuất khẩu sang thị trường EU các mặt hàng khăn tắm, khăn mặt, khăn ăn, thảm chùi chân, áo choàng tắm và một số loại khăn Jacquard. Thông qua biểu đồ 5 ta thấy kim ngạch xuất khẩu vào EU của công ty không ổn định mức tăng trưởng hàng năm không đều, biến đông tăng giảm khác nhau. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu vào EU của công ty đạt 118.402USD. Tuy là một con số khá khiêm tốn xong cũng nói lên thành công bước đầu của công ty trong quá trình thâm nhập vào EU. Vì đây là thị trường khá mới mẻ đối với công ty nên hiểu biết về thị trường EU của công ty còn nhiều hạn chế. Thông tin mà công ty có được về thị trường EU chủ yếu là từ các ấn phẩm tạp chí của bộ thương mại và các công ty của các thương nhân Việt kiều sống ở các nước EU. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng lên 302.100USD. Đây là một dấu hiệu đáng mừng nó cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng thâm nhập vào thị trường EU. Tuy nhiên sang những năm tiếp theo thì kim ngạch xuất khẩu vào EU của công ty lại bị giảm xuống. Năm 2000 giá trị kim ngạch xuất khẩu sang EU là 206.140USD năm 2001 có tăng lên đôi chút, đạt 250.000USD và trong năm 2002 vừa qua kim ngạch xuất khẩu lại giảm xuống chỉ đạt ở mức 220.000USD. Nguyên nhân của sự giảm sút trong kim ngạch xuất khẩu của công ty sang EU là do: Năm 2000 tình hình thị trường EU có những diễn biến phức tạp, đồng EURO của châu Âu bị sụt giảm giá trên 20% so với đồng USD. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc nhập khẩu và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu nói chung và hàng dệt may nói riêng của Việt Nam trên thị trường này. Mặc dù trong năm này Việt Nam và EU đã có thoả thuận tăng mức hạn ngạch lên trên 20% và Liên Bộ Thương mại- Công nghiệp- Kế hoạch và đầu tư đã áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích tận dụng hạn ngạch, xong kết quả vẫn không đạt như mong muốn, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này vẫn giảm không đạt được như mức dự kiến. Vì thế số lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai cũng bị giảm xuống do đó hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU cũng không thể đạt được kết quả tích cực và khả quan hơn. Sau khủng hoảng khu vực các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn như Indonesia, Thái lan, ấn độ, ... đã phục hồi, cùng với Trung Quốc bắt đầu các chương trình phát triển mới mạnh mẽ hơn trước đây bằng việc đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị, khuyến khích đầu tư chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nên đã góp phần nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm của họ. Trong khi đó Việt Nam, sau cuộc khủng hoảng thì tiền nhân công Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt may xuất khẩu lại trở nên cao hơn so với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực. Tiền công bình quân cho một nhân công Việt Nam là 1.120.000đ/tháng, tức là 79USD trong khi đó tiền lương cho công nhân dệt may ở Quảng Châu Trung Quốc là 45USD/tháng, ở Trung Hoa lục địa là 22USD/tháng. Do đó giá hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam thường cao hơn các nước trong khu vực khoảng 10-15% và cao hơn giá hàng Trung Quốc 20%. Hơn nữa năng suất lao động công nhân Việt Nam còn thấp chỉ bằng 50-70% so với các nước trong khu vực. Với khả năng xuất khẩu hàng dệt may như vậy Việt Nam không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh trên thị trường EU. Sự cạnh tranh gay gắt này đã làm cho giá xuất khẩu sản phẩm khăn bông của công ty dệt Minh Khai bị tụt giảm. Mặt khác vì mới tham gia vào thị trường EU nên hiểu biết về thị trường của công ty còn quá ít ỏi, thiếu thông tin về thị trường giá cả, thị hiếu và mặt hàng luôn được ưa chuộng kinh nghiệm thương trường còn thiếu và hơn nữa công cũng chưa nắm bắt đầy đủ các luật lệ của thị trường EU. Đây cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang EU nói riêng. Hơn nữa vì thị trường xuất khẩu chính của công ty là thị trường Nhật Bản nên sự quan tâm của công ty tới thị trường EU còn quá ít. Công ty chưa thực sự chú trọng tới thị trường này. Công ty thực hiện xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU chủ yếu thông qua một số các công ty thương mại trung gian trong nước như tổng công ty dệt may Việt Nam Vinatex, tổng công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Artexport và các công ty của thương nhân Việt kiều. Do vậy điểm yếu của công tác xuất khẩu hàng sang thị trường EU của công ty là không khai thác được thị trường do không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên công ty thiếu sự hiểu biết về nhu cầu và sở thích thực sự của người tiêu dùng trong cộng đồng các nước EU. Tuy nhiên công ty cũng có lợi thế về sản phẩm đó là chất lượng sản phẩm của công ty. EU là một thị trường đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, chất lượng cao, điều kiện thương mại nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt. Khách hàng EU quan tâm đến chất lượng và thời trang của sản phẩm dệt may do đó yếu tố này còn quan trọng hơn cả giá cả. Vì vậy, với năng lực sản xuất hiện nay cùng với trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến mà công ty đang áp dụng, khả năng xuất khẩu những sản phẩm có chất lượng cao là hoàn toàn có thể. Bởi nếu thị trường Nhật Bản đã chấp nhận sản phẩm của công ty có nghĩa là đã tạo nên uy tín và hình ảnh cho sản phẩm của công ty đối với các doanh nhân trên thị trường quốc tế. Do đó khả năng thâm nhập vào một thị trường có đòi hỏi chất lượng cao như EU là hoàn toàn có thể được hiện thực hoá. Để mở rộng thị trường xuất khẩu trên thị trường EU đòi hỏi công ty phải có sự đầu tư công nghệ, đổi mới trang thiết bị nhiều hơn nữa, chú trọng sản xuất, thiết kế cải tiến thay đổi mẫu mã sản phẩm cho phong phú đa dạng hơn, kiểu dáng màu sắc bắt mắt hơn nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của công ty trên thị trường này. Và công việc quan trọng hàng đầu lúc này đối với công ty là công tác nghiên cứu thị trường. Công ty phải xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường, cán bộ xuất nhập khẩu có trình độ hiểu biết, có năng lực để giúp công ty trong việc điều tra nghiên cứu thị trường., Công ty nên xúc tiến nhiều hoạt động nghiên cứu trực tiếp để nắm rõ thị hiếu cũng như nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng EU. Tất nhiên là yếu tố giá cả cũng là một yếu tố làm tăng khả cạnh tranh cho công ty xong đối với người dân EU thì yếu tố giá cả không đóng vai trò tiên quyết mà yếu tố quyết định họ có tiêu dùng sản phẩm của công ty hay không là phụ thuộc vào chất lượng và thời trang của sản phẩm. Thị trường Châu á Bên cạnh hai thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất là Nhật Bản và EU, công ty dệt Minh Khai còn thực hiện xuất khẩu sang một số nước châu á khác như: Đài Loan, Hông Kông, Hàn Quốc. Nói chung tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường các nước này là rất thấp vì đây là những khách hàng không thường xuyên của công ty. Các nước Châu á: Hông Kông, Hàn Quốc, Đài Loan cũng là các quốc gia sản xuất và xuất khẩu khăn bông nên công ty chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường này các loại sản phẩm như: áo choàng tắm, ga trải giường, ngoài ra còn có một số loại khăn ăn. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường các nước này qua các năm 1998 đến 2002 được thể hiện trong bảng 7. Bảng 7: Giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu á Đơn vị: USD Thị trường Châu á Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 GTKNXK 152.700 160.900 168.660 150.000 57.000 Tỷ trọng 4.65 3.94 4.5 3.23 1.42 Tổng KNXK 3.281.900 4.050.000 3.748.000 4.640.000 4.315.000 Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường- Công ty dệt Minh Khai Bảng số liệu 7 cho thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường châu á còn quá nhỏ bé chưa xứng đáng với tiềm năng tiêu dùng của thị trường đông dân này. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này là 152.700 USD đạt tỷ trọng 4.65%. Năm 1999 đạt 160.900 USD chiếm 3.94% tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo đà tăng trưởng này, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các nước này đạt 168.660 USD. Trong hai năm trở lại đây con số này lại tụt giảm. Năm 2001, mức xuất khẩu chỉ đạt 150.000 USD và sang đến năm 2002 thì giảm xuống chỉ còn 57.000 USD. Có thể thấy mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của công ty trên thị trường Châu á là không ổn định và có xu hướng giảm xuống. Xu hướng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này được minh hoạ trong biểu đồ 6. Kết quả này cho thấy công ty chưa chú trọng tới việc xây dựng, củng cố và phát triển vị thế của công ty trên thị trường xuất khẩu này mà công ty chỉ có quan hệ làm ăn nhỏ lẻ với các khách hàng châu á. Các khách hàng này không phải là khách hàng thường xuyên, chỉ khi cần họ mới đặt hàng ở công ty. Như vậy, công ty chưa tạo ra được mối quan hệ giao dịch lâu dài với các doanh nhân trên thị trường Châu á, chưa nắm bắt được trúng yêu cầu thị hiếu của họ cũng như chưa tạo được uy tín đối với họ để gây dựng quan hệ hợp tác buôn bán lâu dài. Tuy nhiên có một lợi thế của công ty trên thị trường này mà công ty cần phải nắm chắc và khai thác có hiệu quả để có thể đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu trên thị trường Châu á đó là sự ưa chuộng đối với sản phẩm áo choàng tắm của công ty đối với người tiêu dùng Châu á. Bởi sản phẩm áo choàng tắm là một sản phẩm cao cấp, tuy mới được sản xuất ra trong những năm gần đây, song đã có được chất lượng tốt và kiểu dáng mẫu mã đẹp hợp thời trang nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Đối với thị trường Châu á, công ty muốn giữ được khách hàng và mở rộng hơn nữa các quan hệ bạn hàng thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm là yêú tố quan trọng, đồng thời công ty cũng cần có sự hiểu biết, nắm rõ được thời điểm mà họ có nhu cầu đối với sản phẩm của công ty để có phương án sản xuất hợp lý, kịp thời đáp ứng nhu cầu của họ. Yếu tố giá cả cũng là vấn đề mà công ty nên chú trọng bởi tâm lý người tiêu dùng Châu á là ưa chuộng hàng rẻ. 2.2.Phân tích tình hình xuất khẩu theo mặt hàng Từ khi nhà nước chuyển đổi cơ chế quản lý theo cơ chế thị trường, trong những năm qua mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn song công ty vẫn đứng vững được trên thị trường, sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng tốt, màu sắc đẹp, độ bền cao. Mặt hàng xuất khẩu chính của công ty gồm có: khăn ăn, khăn mặt, khăn tay, áo choàng tắm và một số sản phẩm khác như: thảm chùi chân, ga trải giường, khăn bếp... Bảng 8 : Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng Đơn vị: USD SPXK 1999 2000 2001 2002 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1.Khăn bông 3.037.500 75 2.623.600 70 3.312.960 71 3.020.500 70 Khăn ăn 729.000 18 674.640 18 719.200 16 819.850 19 Khăn mặt 1.336.500 33 1.236.840 33 1.450.920 30 1.294.500 30 Khăn tắm 324.000 8 277.352 7.4 324.800 7 280.475 6.5 SPkhác 648.000 16 434.768 12 914.080 20 625.675 14.5 2.áo choàng tắm 405.000 10 374.800 10 412.960 8.9 517.800 12 3.Màn tuyn 607.500 15 749.600 20 914.050 20 776.700 18 Tổng 4.050.000 100 3.748.000 100 4.640.000 100 4.315.000 100 Nguồn: Phòng Kế hoạch Thị trường- Công ty dệt Minh Khai Ngay từ khi chuyển đổi sang kinh doanh xuất khẩu là chính thì công ty dệt Minh Khai cũng xác định sản phẩm chính xuất khẩu của mình là khăn bông dệt các loại. Hàng năm việc xuất khẩu sản phẩm này luôn mang lại cho công ty nguồn lợi nhuận xuất khẩu cao do doanh thu xuất khẩu lớn. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu khăn bông đạt 3.037.000 USD. Năm 2000 do có khó khăn về thị trường và tỷ giá hối đoái không ổn định nên kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 2.626.000 USD. Trong 2 năm vừa qua giá trị xuất khẩu tăng lên với kim ngạch xuất khẩu năm 2001 là 3.312.960 USD và năm 2002 đạt 3.020.500 USD. Qua biểu đồ 7 có thể thấy giá trị xuất khẩu các mặt hàng này là tương đối ổn định. Mặc dù có sự biến động, song biến động là tương đối nhỏ nên không gây ra sự thay đổi lớn trong cơ cấu giá trị xuất khẩu. Sở dĩ nhóm sản phẩm này có giá trị xuất khẩu cao là do có sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc phong phú như vàng, trắng, xanh hồng..., một số loại sản phẩm còn được trang trí in hình các con giống, hoa văn rất bắt mắt do đó rất hấp dẫn và được người tiêu dùng ưa chuộng. Hơn nữa sản phẩm khăn bông làm ra lại có chất lượng tốt, khăn dày dặn, thấm nước, độ mềm mại cao, tạo sự thoải mái khi sử dụng. Nên khả năng xuất khẩu các sản phẩm này là rất cao và tốc độ tiêu thụ cao. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh đa dạng và khốc liệt như hiện nay, các đối thủ cạnh tranh không ngừng đổi mới, cải tiến mẫu mã, chủng loại, chất lượng sản phẩm, trong tương lai công ty cần có phương hướng, biện pháp để mở rộng thêm cơ cấu sản phẩm khăn bông đa dạng hoá hơn nữa để tạo ra được nhiều chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm áo choàng tắm là sản phẩm mới của công ty trong những năm gần đây. Tuy mới được đưa vào sản xuất chưa lâu song giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng áo choàng tắm cũng đã có một vị trí đáng kể khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đây là loại sản phẩm cao cấp tuy có giá thành cao song chất lượng tốt, kiểu dáng mẫu mã hợp thời trang nên sản phẩm rất được các khách hàng Nhật Bản, Châu á ưa chuộng. Tuy nhiên khả năng xuất khẩu sản phẩm này chưa cao. Năm 1999 giá trị xuất khẩu áo choàng tắm đạt 405.000 USD chiếm 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong các năm tiếp theo tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này cũng chỉ dừng lại ở mức 10%. Năm 2002 con số này có nhích lên một chút đạt 12% tương đương với 517.800 USD. Sở dĩ như vậy là vì hiện nay công ty mới chỉ sản xuất được 12 loại áo choàng tắm, như vậy sản phẩm này vẫn còn thiếu sự đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã. Hơn nữa sản phẩm lại có gía bán cao phục vụ cho nhóm người tiêu dùng có thu nhập cao là chủ yếu nên chưa mở rộng được thị trường tiêu thụ. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần có hướng mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm này. Đây là sản phẩm có nhiều triển vọng, hiện nay công ty mới tiếp cận được những người tiêu dùng có thu nhập cao. Những năm tới công ty sẽ có hướng mở rộng cơ cấu sản phẩm, thiết kế cải tiến mẫu mã, kiểu dáng đồng thời hạ giá thành sản phẩm để sản phẩm của công ty có thể đến được với hầu hết người tiêu dùng, kể cả những người có thu nhập trung bình lẫn thu nhập cao, đặc biệt là nâng cao chất lượng để có thể mở rộng xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ. Đối với mặt hàng xuất khẩu là màn tuyn, đây là mặt hàng mà công ty chủ yếu tiêu thụ ở trong nước, ít xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Sản phẩm này xuất khẩu chủ yếu thông qua Đan Mạch rối mới đưa sang thị trường Châu phi. Việc thực hiện xuất khẩu mặt hàng này của công ty là thực hiện theo chương trình phòng chống sốt rét của Liên Hợp Quốc nên kim ngạch xuất khẩu không cao (xem bảng 8). Giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chỉ chiếm khoảng 15-20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm tới công ty cần có biện pháp để thúc đẩy việc xuất khẩu mặt hàng này như đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu. 2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thời gian Thời điểm xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu của công ty vì nó liên quan đến việc sản xuất và bố trí sản xuất hợp lý để đảm bảo cho hàng xuất khẩu được giao đúng thời hạn đồng thời đáp ứng kịp thời các yêu cầu các đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Bảng 9: Giá trị xuất khẩu theo thời gian của công ty dệt Minh Khai Đơn vị : USD Thời gian Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 GT % GT % GT % GT % GT % Quý I 328.300 10,2 541.000 13,4 449.760 12 512.500 11 558.500 12,9 Quý II 1.143.600 35,5 1.560.000 38,5 1.424.240 38 1.651.000 35,6 1.705.000 39,5 QuýIII 310.000 9,6 439.000 10,8 262.360 7 350.000 7,5 515.000 11,9 QuýIV 1.430.000 44,7 1.510.000 37,3 1.611.640 43 2.120.500 45,9 1.540.050 35,7 Tổng 3.218.900 100 4.050.000 100 3.748.000 100 4.640.000 100 4.315.000 100 Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường công ty dệt Minh Khai Nhìn vào bảng ta thấy hoạt động xuất khẩu của công ty thu được kết quả giá trị xuất khẩu cao trong hai quý II và IV. Kim ngạch xuất khẩu trong các năm từ năm 1998 đến năm 2002 vào hai khoảng thời gian này luôn đạt từ 1- 2 triệu đô la mỗi qúy tức là chiếm khoảng từ 35-40% trong qúy II và từ 35-45% giá trị xuất khẩu trong qúy IV . Giá trị xuất khẩu trong hai qúy II và IV luôn đạt tỉ trọng cao là vì trong khoảng hai thời gian này sản lượng sản phẩm xuất khẩu tăng mạnh do các đơn đặt hàng liên tục của khách hàng nước ngoài. Thời điểm quý II là vào mùa hè, thời gian này nhu cầu giải trí, đi du lịch tăng lên do đó số khách du lịch tới Nhật Bản cũng tăng lên nhiều. Vì vậy các khách sạn Nhật Bản cần nhiều khăn ăn, khăn mặt, khăn tắm hơn. Vào quý IV cũng vậy thời gian này tuy vào mùa đông nhưng lượng tiêu dùng các sản phẩm khăn bông không vì thế mà giảm đi. Đặc biệt trong quý IV lại có những ngày lễ lớn như lễ giáng sinh, tết dương lịch. Trong các dịp lễ này người tiêu dùng sẽ nghỉ ngơi nhiều hơn họ sẽ dành nhiều thời gian để đi du lịch hoặc tới các nhà hàng khách sạn do đó xu hướng dùng khăn ăn nhiều hơn. Như vậy hoạt động xuất khẩu của công ty nhiều hơn chủ yếu diễn ra vào qúy II và qúy IV còn quý I và qúy III thì ít hơn. Qua phân tích tình hình xuất khẩu theo thời gian ta thấy công ty cần giành nhiều nguồn lực, bố trí sản xuất hợp lý trong qúy II và qúy IV. Còn quý I và qúy III là thời gian rảnh rỗi công ty có thể tranh thủ đẩy mạnh các công tác nghiên cứu thăm dò thị trường mới nhằm mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu cho công ty. 2.4. Phân tích hoạt động xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu. Công ty dệt Minh Khai tiến hành xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài theo hai phương thức: - Xuất khẩu trực tiếp cho các siêu thị và các công ty thương mại tại Nhật Bản có nhu cầu. - Xuất khẩu gián tiếp thông qua các công ty thương mại trung gian trong nước và ngoài nước. Bảng 10: Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai Phương thức XK Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 GT % GT % GT % GT % GT % X K trựctiếp 3.150.626 96 3.928.500 97 3.673.040 98 4.565.760 98.4 4..284.795 99.3 XK giántiếp 131..274 4 121.500 3 74.960 2 74.240 1.6 30..205 0.7 Tổng KNXK 3.281.900 100 4.050.000 100 3.748.000 100 4.640.000 100 4.315.000 100 Nguồn: phòng kế hoạch thị trường công ty dệt Minh Khai Đối với hình thức xuất khẩu trực tiếp công ty áp dụng chủ yếu cho thị trường Nhật Bản là thị trường truyền thống của công ty. Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu trong đó công ty sử dụng một bộ phậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33847.doc
Tài liệu liên quan