LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC HÌNH.v
DANH MỤC BẢNG.v
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . vi
LỜI MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN.4
1.1. Khái niệm Kinh tế tuần hoàn .4
1.1.1 Khái niệm phát triển bền vững .4
1.1.2. Khái niệm Kinh tế Tuần hoàn.4
1.1.3. Khái niệm Kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp .5
1.2. Vai trò của Kinh tế Tuần hoàn.5
1.2.1. Vai trò đối với nền kinh tế .5
1.2.2. Vai trò đối với môi trường.8
1.2.3. Vai trò đối với xã hội.9
1.3. Sơ đồ kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp.10
1.4. Yếu tố thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp .13
1.4.1. Yếu tố sản xuất .13
1.4.2. Yếu tố tiêu dùng.15
1.4.3. Yếu tố quản lý chất thải.16
1.5. Bài học về kinh tế tuần hoàn từ quốc gia khác trên thế giới .17
1.5.1. Kinh tế tuần hoàn ở Thụy Điển .18
1.5.2. Kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc.19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG NGÀNH
CÔNG NGHIỆP XE MÁY Ở VIỆT NAM .22
2.1. Tổng quan về thị trường xe máy ở Việt Nam.22
2.1.1. Quy mô thị trường xe máy Việt Nam.22
2.1.2. Thị phần xe máy của mỗi hãng.23
2.1.3. Số lượng xe thân thiện với môi trường.24
2.2. Thực trạng ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành công
nghiệp xe máy ở Việt Nam .24
81 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e PCX Hybrid
được người tiêu dùng mua. Mặc dù số lượng xe bán ra và cho thuê có tăng qua 2 năm
ra mắt sản phẩm nhưng tổng số xe vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số hơn 3 triệu
xe máy bán ra mỗi năm trên thị trường Việt Nam.
Bảng 2.3: Tổng số xe PCX Hybrid cho thuê và bán được trong năm 2018-2019
Năm 2018 2019
Số xe cho thuê (chiếc) 371 573
Số xe bán được (chiếc) 25 70
(Nguồn: Báo cáo kết quả bán hàng năm 2018 -2019 của Honda Việt Nam)
27
Cùng cạnh tranh trong dòng xe “xanh”, Yamaha đã thực hiện lồng ghép
chương trình chạy thử xe Grande Hybrid với các chương trình quảng bá khác của
công ty để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.
Nhìn chung, sản phẩm xe Hybrid tuy mới ra mắt nhưng cũng đã nhận được
những phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng. Mặc dù, con số xe bán ra của mỗi
hàng còn rất khiêm tốn nhưng vẫn đang trên đà tăng lên. Thực trạng này chịu tác động
của 4 yếu tố được phân tích sau đây.
Một là, thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam được cải thiện đáng kể trong
thời gian qua nên việc chi tiêu cũng tăng lên . Theo World Bank, đổi mới kinh tế và
chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ
một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung
bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm
2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống
còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Tuy nhiên, theo Báo cáo về
Tổng chỉ số lao động năm 2019 của Tập đoàn tuyển dụng và tư vấn nhân sự
ManpowerGroup (Mỹ), thu nhập trung bình của lao động Việt Nam năm 2019 đạt
khoảng 242 USD/tháng, thấp hơn con số của châu Á - Thái Bình Dương (1.802
USD/tháng) và toàn thế giới (1.931 USD/tháng).
Qua những số liệu thống kê ở trên có thể thấy thu nhập của người dân Việt
Nam đã được cải thiện nhanh chóng trong thời gian qua. Tuy nhiên, so sánh với người
lao động trong cùng khu vực và trên thế giới thì thu nhập của lao động Việt Nam vẫn
còn thấp. Yếu tố thu nhập thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến việc người tiêu dùng Việt Nam
ra quyết định với những sản phẩm có giá trị lớn, mức giá cao.
Hai là, dựa trên giá cả, người tiêu dùng Việt Nam vẫn ưu tiêu lựa chọn các sản
phẩm xe máy chạy bằng xăng hơn xe Hybrid. Hiện nay, giá bán lẻ đề xuất xe PCX
Hybrid của Honda là 89,99 triệu đồng, còn Grande Hybrid của Yamaha là 49,5 triệu
đồng. Nếu so sanh với các sản phẩm trên thị trường cùng phân khúc với PCX Hybrid
và Grande Hybrid thì giá cả của hai xe Hybrid này đang có phần cao hơn. Trong khi
PCX Hybrid có giá 89,99 triệu đồng thì một sản phẩm khác của Honda cùng phân
khúc là Airblade có giá 55,19 triệu, hay Nouvo của Yamaha có gió 52,24 triệu đồng.
Tương tự, với sản phẩm xe Vision, LEAD phụ thuộc vào màu sắc và phân loại sẽ có
28
giá bán lẻ đề xuất khác nhau nhưng giao động trong khoảng 30 đến 40 triệu đồng,
thấp hơn so với Grande Hybrid khoảng 10 triệu thì Vision, LEAD đang được người
tiêu dùng Việt Nam lựa chọn nhiều hơn. Bên cạnh đó, vì xe Hybrid thực tế là một
loại xe “lai” nên đa phần phụ tùng của xe Hybrid vẫn được sử dụng từ xe máy chạy
bằng xăng thông thường. Do đó, giá cả của phụ tùng thay thế không phải vấn đề quá
lớn đối với xe Hybrid.
Ba là, thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam có những chuyển biết tích cực
trong những năm gần đây, quan điểm mua sắm của người tiêu dùng đã có chiều hướng
thay đổi theo xu hướng ưa thích và lựa chọn những sản phẩm thân thiện với mội
trường. Người tiêu dùng Việt Nam đã tin tưởng và trung thành hơn với những doanh
nghiệp có trách nhiệm với xã hội và môi trường, ngược lại đã có những cuộc kêu gọi
tẩy chay những sản phẩm làm ô nhiễm môi trường và những doanh nghiệm hoạt động
kinh doanh thiếu trách nhiệm với xã hội và môi trường.
Bốn là, ngoài những yếu tố kể trên thì dự báo dân số của Việt Nam thời gian
tới vẫn tiếp tục tăng. Theo chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng
phê duyệt ngày 22/11/2019, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, quy mô dân số
khoảng 104 triệu. Cụ thể, tỷ lệ trẻ dưới 15 tuổi đạt 22%, tỷ lệ trong độ tuổi lao động
là 64%, tỷ lệ phụ thuộc chung đạt 49% dân số cả nước. Với mục tiêu dân số đến năm
2030 của chính phủ có thể thấy dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn sẽ
tạo ra nhu cầu tiêu dùng cao, đặc biệt là các sản phẩm phục vụ việc sinh hoạt và công
việc như xe máy.
2.2.1.3. Trong giá trình quản lý chất thải
Hiện nay, Việt Nam cũng đã ban hành những quy định về tiêu chuẩn chất thải
được xử lý trước khi thải ra môi trường. Do đó, dù muốn hay không thì các doanh
nghiệp trong lĩnh vực xe máy phải tuân theo những quy định này.
Đầu tiên, có thể kể đến Quy định QCVN 40:2011/BTNMT trong thông tư
47/2011/TT-BTNMT về Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đang
được nhiều công ty trong ngành công nghiệp sử dụng và tuân theo. Sau hoạt động sản
xuất của mỗi doanh nghiệp phải có thêm quy trình xử lý chất thải để đảm bảo chất
thải của hoạt động sản xuất không vượt ngưỡng cho phép của quy chuẩn quốc gia.
Bảng 2.4: Thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
29
TT Thông số Đơn vị Tiêu chuẩn cho phép
1 COD mg/l <75
2 T-N mg/l <20
3 T-P mg/l <4
4 Tss mg/l <50
(Nguồn: QCVN 40:2011/BTNMT)
Bảng 2.4 là tiêu chuẩn cho phép đối với những thành phần độc hại có trong
nước thải công nghiệp. Cụ thể có 4 thành phần được Bộ Tài Nguyên và Môi trường
quy định trong QCVN 40:2011/BTNMT như sau:
Nhu cầu oxy hóa học (COD): Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng oxy cần
thiết cho quá trình oxy hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong nước thành CO2 và nước.
Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của nước
thải và sự ô nhiễm của nước tự nhiên.COD cho biết tổng lượng các chất hữu cơ có
trong nước bị oxy hóa bằng tác nhân hóa học
Hàm lượng nitơ (T-N): Nito có trong nước thải thường là các hợp chất protein
và các sản phẩm phân hủy như amoni, nitrit, nitrat. Chúng có vai trò quan trọng trong
hệ sinh thái nước, Trong nước rất cần thiết có một lượng nito thích hợp, đặc biệt là
trong nước thải, mối quan hệ giữa BOD với N và P có ảnh hưởng lớn đến sự hình
thành và khả năng oxy hóa của bùn hoạt tính. Vì vậy, trong nước thải, các chỉ số như
tổng nitơ, amoni, nitrit và nitrat là chỉ số quan trọng cần được xác định trước khi đưa
ra lựa chọn công nghệ xử lý
Hàm lượng photpho (T-P): Photpho tồn tại trong nước ở các dạng H2PO4-
,HPO42-, PO43-, các polyphosphate và Na3(PO3)6 và photpho hữu cơ. Đây là một
trong những nguồn dinh dưỡng cho thực vật thủy sinh, gây ô nhiễm và góp phần thúc
đẩy hiện tượng phú dưỡng ở các thủy vực. Hàm lượng P thừa trong nước thải làm
cho các loại tảo và thực vật lớn phát triển nhanh chóng, làm che lấp bề mặt các thủy
vực, hạn chế lượng oxy không khí hòa tan vào trong nước. Sau đó tảo và thực vật
thủy sinh tự chết và phân hủy gây thiếu oxy hòa tan và làm cho các sinh vật thủy sinh
bị tiêu diệt.Trong nước thải, chỉ số tổng photpho hoặc phosphate được xác định để
đánh giá chất lượng nước thải và đưa ra lựa chọn công nghệ xử lý nước thải thích hợp
30
Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS): Nước chiếm 99,9% trong nước thải, 0,1%
là các thành phần rắn khiến nước thải không trong suốt. Một chỉ tiêu thể hiện hàm
lượng rắn trong dòng thải lỏng là tổng rắn lơ lửng (TSS).
Tiếp theo, có thể kể đến thông tư 59/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận
tải hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng đối với xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp
ráp và nhập khẩu. Nội dung Thông tư nêu rõ, cơ sở sản xuất, nhập khẩu xe phải công
khai thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu theo quy định trước khi thực hiện dán nhãn
năng lượng. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu xe in nhãn năng lượng của xe theo mẫu quy
định của Bộ Công Thương. Sau khi gửi thông tin công khai tới cơ quan quản lý chất
lượng, cơ sở sản xuất, nhập Việc dán nhãn năng lượng phải được cơ sở sản xuất, nhập
khẩu và kinh doanh xe duy trì trên xe cho tới khi xe được bàn giao đến tay người tiêu
dùng - thông khẩu thực hiện dán nhãn năng lượng trên từng xe tại vị trí dễ quan sát
trước khi đưa ra thị trường. Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải công khai
lại thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng khi tiêu chuẩn, quy
chuẩn áp dụng thay đổi; kiểu loại xe đã được công khai thông tin về mức tiêu thụ
nhiên liệu và dán nhãn năng lượng có những thay đổi mà không đáp ứng được điều kiện
mở rộng việc thừa nhận kết quả thử nghiệm khí thải theo quy định. Kèm với đó là công
khai sai mức tiêu thụ nhiên liệu hoặc kết quả kiểm tra, giám sát phát hiện mức tiêu thụ
nhiên liệu thực tế vượt quá 4% so với mức công khai của cơ sở sản xuất, nhập khẩu.
Ngoài ra, Đã có những đề xuất về việc đăng kiểm xe máy tương tự như việc
đăng kiểm ô tô vẫn đang diễn ra như hiện nay. Tại hội thảo “Hiểu đúng về ô nhiễm
không khí tại Hà Nội - Hành động của chính quyền và người dân” ngày 11/10/2019,
đã có đề xuất rà soát, đăng kiểm lại toàn bộ xe máy trên địa bàn Hà Nội nhằm kiểm
soát nguồn phát tán khí thải, hạn chế ô nhiễm bụi cho môi trường thủ đô.Những chiếc
xe đã quá niên hạn sử dụng, phát tán khí thải gây ảnh hưởng xấu đến bầu khí quyển
thủ đô. Theo đó, Hà Nội cần thiết lập hệ thống kiểm tra chất lượng khí thải xe máy,
xe nào đảm bảo mới cho lưu hành. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện nguồn khí
thải vượt ngưỡng cho phép thì chủ xe đó phải bỏ tiền ra sửa chữa. Khi nào xe máy
đạt tiêu chuẩn thì mới được lưu thông trong nội thành
2.2.2. Thực trạng trong công ty Honda Việt Nam
2.2.2.1. Giới thiệu về cách tiếp cận các vấn đề môi trường của Công ty Honda Việt Nam
31
Cách tiếp cận của Honda đối với các sáng kiến môi trường dựa trên mục tiêu
cơ bản là giảm tác động môi trường ở mọi giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm
nhằm hướng tới một xã hội bền vững nơi mọi người có thể tận hưởng cuộc sống. Với
mục tiêu như vậy, Honda đặt biến đổi khí hậu và các vấn đề năng lượng là thách thức
lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh của công ty, vấn đề tài nguyên là một thách
thức lớn và đa dạng sinh học là một trong các mối quan tâm hàng đầu. Để giải quyết
những thách thức này, tầm nhìn trong tương lai mà Honda hướng tới là hoạt động
động sản xuất với lượng khí thải CO2 bằng 0, rủi ro năng lượng bằng 0 (thông qua
các công nghệ quản lý năng lượng) và không lãng phí.
Honda đã công bố và hiện đang áp dụng các biện pháp cụ thể cho các sản phẩm
và hoạt động kinh doanh trong quá trình hướng đến mục tiêu môi trường của mình.
a. Tuyên bố môi trường của Honda
Tuyên bố môi trường của Honda được thiết lập và công bố vào tháng 6 năm
1992, là kim chỉ nam trong hành trình “xanh hóa” của công ty. Nội dung chính của
tuyên này là Honda cam kết trở thành một thành viên có trách nhiệm với môi trường
toàn cầu trong từng giai đoạn hoạt động của công ty. Đi kèm với tuyên bố là 4 nguyên
tắc hoạt động kinh doanh mà Honda theo đuổi.
Nguyên tắc số 1: Nỗ lực tái chế nguyên liệu và bảo tồn tài nguyên và năng
lượng ở mọi giai đoạn của sản phẩm từ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất và bán hàng,
đến dịch vụ và xử lý.
Nguyên tắc số 2: Nỗ lực để giảm thiểu và tìm ra các phương pháp thích hợp
để xử lý chất thải và các chất gây ô nhiễm được tạo ra trong quá trình sử dụng các
sản phẩm của Honda và trong mọi giai đoạn của vòng đời sẩn phẩm.
Nguyên tắc số 3: Là một thành viên của công ty và xã hội, mỗi nhân viên sẽ
tập trung vào tầm quan trọng trong nỗ lực bảo vệ sức khỏe con người và môi trường
toàn cầu, và sẽ góp một phần để đảm bảo rằng toàn bộ công ty có trách nhiệm.
Nguyên tắc số 4: Cân nhắc cẩn thận mọi hoạt động đối với môi trường và xã
hội địa phương, và nỗ lực cải thiện vị thế xã hội của công ty
b. Tầm nhìn của Honda về an toàn và môi trường.
“Hướng tới niềm vui, tự do di chuyển và một xã hội bền vững nơi mọi người
có thể tận hưởng cuộc sống”
32
Honda tuyên bố rằng hướng đi của họ trong những năm trước năm 2030 là
cung cấp những sản phẩm tốt cho khách hàng với tốc độ, khả năng chi trả và lượng
khí thải CO2 thấp. Honda mơ ước một xã hội nơi mọi người có thể an toàn và tự tin
đi bất cứ đâu với Tầm nhìn An toàn và Môi trường của Honda đã được thiết lập. Tầm
nhìn thể hiện mong muốn đam mê của Honda là đóng góp cho sự phát triển bền vững
của xã hội và sự hòa hợp giữa mọi người để họ có thể tiếp tục mang đến sự thỏa mãn
thông qua các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ cho việc di chuyển cá nhân và cuộc sống
tốt hơn nói chung.
Để đạt được tầm nhìn này, các mục tiêu sau đây định hình các sáng kiến môi
trường của Honda trên khắp thế giới:
Mục tiêu thứ nhất là không ngừng đổi mới và sáng tạo ở mỗi giai đoạn của
một vòng đời sản phẩm (sản phẩm, hoạt động của công ty).
Mục tiêu hứ hai là giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tài nguyên
mới được phục hồi từ Trái đất
Mục tiêu thứ ba là giảm thiểu tác động môi trường, bao gồm cả khí thải nhà
kính
Mục tiêu thứ tư là đặt mục tiêu giảm đến mức không phát thải khí nhà kính từ
các sản phẩm của Honda trong cuộc sống hàng ngày
Để hướng tới Tầm nhìn An toàn và Môi trường cho tương lai của mình, Honda
đánh giá khách quan các vấn đề môi trường hiện tại, phân tích các loại rủi ro và cơ
hội mà họ đại diện và ứng phó theo nhiều cách khác nhau. Honda đang thúc đẩy các
sáng kiến môi trường trong cả hoạt động kinh doanh và phát triển sản phẩm, với mục
đích cuối cùng trở thành một công ty không có tác động môi trường.
c.Cách tiếp cận 3 không (Triple Zero): Hướng tới một xã hội không tác động.
Để hiện thực hóa tầm nhìn tương lai về an toàn và môi trường của Honda, công
ty đang tham gia đối ứng với biến đổi khí hậu, năng lượng và tài nguyên thông qua
các hoạt động kinh doanh và công nghệ của mình, với mục đích tạo ra một xã hội
không tác động. Honda đã công bố khái niệm “3 không” để cụ thể hóa tầm nhìn của
mình, đó là: Không phát thải CO2, không rủi ro năng lượng, không rác thải.
Để đối phó với biến đổi khí hậu, mục tiêu dài hạn của Honda là triển khai thác
năng lượng mặt trời và các hệ thống năng lượng tái tạo khác để đưa lượng khí thải
33
CO2 về 0. Để đạt được điều đó, Honda sẽ phát triển các công nghệ cần thiết để giảm
và loại bỏ khí thải, đồng thời giảm dần lượng khí thải và phát thải vòng đời sản phẩm
từ các hoạt động kinh doanh thông qua một loạt các sáng kiến bao gồm cải tiến hiệu
quả nhiên liệu sản phẩm và tăng hiệu quả trong vận chuyển sản phẩm .
Để đối phó với các vấn đề năng lượng, mục tiêu dài hạn của Honda là đạt được
rủi ro năng lượng bằng 0 bằng cách tự cung cấp năng lượng thông qua việc sử dụng
các trạm hydro năng lượng mặt trời và nâng cao hiệu quả quản lý môi trường thông
qua đổi mới công nghệ quản lý năng lượng. Để đạt được điều đó, Honda hướng đến
giảm rủi ro năng lượng bằng cách cắt giảm việc sử dụng năng lượng thông qua cải
tiến hiệu quả nhiên liệu của sản phẩm và bằng cách đa dạng hóa các nguồn năng
lượng thông qua việc triển khai các công nghệ hybrid và điện khác. Tiến bộ trong lĩnh
vực này cũng sẽ dẫn đến giảm rủi ro cho các hoạt động kinh doanh của Honda.
Để đối phó với các vấn đề tài nguyên, mục tiêu của Honda là đóng hoàn toàn
vòng lặp cho tất cả các tài nguyên và đưa chất thải xuống 0. Thực hiện điều này bằng
cách phát triển các công nghệ để tránh sử dụng các nguồn tài nguyên quý giá, bằng
cách phát triển và hoàn thiện các công nghệ giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế (3R)
và giảm sử dụng tài nguyên nước. Bằng cách giảm và loại bỏ việc sử dụng các hóa
chất độc hại cũng như chất thải, cố gắng loại bỏ tất cả các nguyên liệu khỏi các sản phẩm
và hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường.
d. Khẩu hiệu & Logo môi trường của Honda
Về khẩu hiệu môi trường của Honda, “Blue skies for our children” (tạm dịch
là :Để lại bầu trời xanh cho con em chúng ta) là khẩu hiệu môi trường toàn cầu thể
hiện cam kết của Honda sẽ làm nhiều hơn để hiện thực hóa tầm nhìn an toàn và môi
trường của mình. Hướng đến trẻ em là Honda đang hướng đến thế hệ tương lai và đặt
ra con đường dài hạn cho những trách nhiệm của mình với môi trường. Không đơn
thuần để giải quyết những vấn đề kinh doanh của hiện tại mà đó là sự phát triển bền
vững với ít tác động nhất đến môi trường sống của thế hệ mai sau. Khẩu hiệu thể hiện
ý thức trách nhiệm cao của Honda với xã hội.
Về Logo môi trường của Honda, mục tiêu môi trường tại Honda bắt đầu với
mong muốn đơn giản này là để lại bầu trời xanh cho con em chúng ta, truyền niềm
34
vui sống trọn vẹn trên một hành tinh sạch đẹp. Mong muốn này cũng được ghi lại
trong biểu tượng môi trường toàn cầu của chúng ta, một quả cầu xanh và xanh tượng
trưng cho đất, biển và bầu trời.
Hình 2.3: Logo môi trường của Honda
(Nguồn: Honda Asia & Oceania Regional Environmental Annual Report 2013)
35
2.2.2.2. Thực trạng ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong công ty Honda Việt Nam
Hình 2.4: Bảy lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Honda
(Nguồn: Honda Asia & Oceania Regional Environmental Annual Report 2013)
Hình 2.2 chỉ ra bảy lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Honda Việt Nam trong
một quy trình chuẩn mực và thống nhất theo chính sách của Honda toàn cầu. Như
thông thường, quy trình vận hành của một công ty sản xuất được quản lý thành 3 giai
đoạn: Sản xuất, bán hàng và quản lý chất thả. Nhưng với Honda, công ty chia nhỏ
quy trình của mình thành bảy lĩnh vực nhỏ, bảy lĩnh vực này này quan hệ mật thiết
và không thể tách rời nhau. Ở mỗi lĩnh vực hoạt động, Honda đã và đang từng bước
cải thiện hoạt động của mình để đạt được mục tiêu môi trường của công ty trong
tương lai.
a. Lĩnh vực phát triển sản phẩm
Tác động lớn nhất của các sản phẩm của Honda đến môi trường đến từ các sản
phẩm phụ của quá trình đốt cháy nhiên liệu trong quá trình sử dụng của khách hàng,
chủ yếu là khí thải CO2 và khói bụi hình thành từ quá trình đốt cháy nhiên liệu. Việc
giảm tác động môi trường bắt đầu từ việc phát triển các sản phẩm của Honda được
thiết kế để sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn với lượng khí thải sạch hơn. Để giảm
thiểu lượng khí thải CO2, Honda không ngừng theo đuổi những tiến bộ về hiệu quả
Quản trị
Phát triến
sản phẩm
Thu mua
Sản xuất
Vận
chuyển
Bán hàng
và dịch
vụ
Tái chế
36
nhiên liệu và các ứng dụng thực tế khác của năng lượng thay thế làm cốt lõi trong
cam kết giảm thiểu tác động môi trường của các sản phẩm.
b. Lĩnh vực thu mua
Hình 2.5: Hoạt động thu mua của Honda
(Nguồn: Honda Asia & Oceania Regional Environmental Annual Report 2013)
Theo Hướng dẫn mua hàng của Honda Green, Honda đã ban hành lộ trình cho
chức năng mua hàng để thực hiện các biện pháp giảm thiểu dấu chân môi trường của
Honda. Để cung cấp các sản phẩm có trách nhiệm với môi trường cho khách hàng
của Honda trên toàn thế giới, công ty đã phát triển một chương trình môi trường, giới
thiệu yếu tố môi trường vào quy trình mua sắm. Hợp tác với các nhà cung cấp, Honda
đang hướng tới hiện thực hóa một xã hội carbon thấp toàn cầu.
Theo cách tiếp cận với Hướng dẫn mua hàng xanh, Honda đang tiếp tục thu
thập dữ liệu phát thải CO2 trong chuỗi cung ứng của Honda Châu Á & Châu Đại
Dương. Dữ liệu được báo cáo từ hơn 350 nhà cung cấp trong năm tài chính 2018, bao
gồm nhà cung cấp cấp 1 và cấp 2 và nhà cung cấp dịch vụ hậu cần. Vì Honda đặt mục
tiêu đạt được hiệu suất môi trường hàng đầu, công ty thường xuyên liên lạc với tất cả
các nhà cung cấp của mình để cùng các nhà cung cấp thúc đẩy hoạt động giảm CO2.
Để tăng cường các sáng kiến về môi trường trong chuỗi cung ứng của Honda, các
biện pháp giảm thiểu khí thải CO2 và giảm thiểu dấu chân môi trường của Honda
được chuyển đến các nhà cung cấp trong hội nghị nhà cung cấp tổ chức hàng năm.
Sau khi thực hiện, chức năng mua hàng tại mỗi cơ sở, hợp tác với các nhà cung
cấp, tổ chức các cuộc họp của nhà cung cấp để nhận ra và chia sẻ các mục tiêu của
37
mình. Điều này là để đảm bảo rằng việc thực hiện quản lý khí thải CO2 thực tế sẽ
được thực hiện trong kế hoạch kinh doanh trung hạn tiếp theo
c. Lĩnh vực sản xuất
Thứ nhất, Honda tăng cường sử nguồn năng lượng thay thế. Không phụ thuộc
vào nguồn năng lượng điện đắt đỏ và có phần bị động khi vào giai đoạn gia tăng sản
xuất, công ty đã đặt 32 mét vuông mô-đun quang điện mặt trời hay còn gọi là pin mặt
trời màng mỏng ở trên mái che của khu vực đỗ xe, hầm để xe. Pin mặt trời màng
mỏng được phát triển với độ dày chỉ 2-3 micron, tạo ra 5.000 kWh năng lượng tái tạo
mỗi năm, làm giảm sự phụ thuộc của nhà máy vào nguồn điện lưới và bù đắp lượng
khí thải CO2 từ sản xuất điện lưới 3,5 tấn mỗi năm.
Thứ hai, thông qua nhiều hoạt động, Honda việt Nam đã giảm được việc sử
dụng tài nguyên và chất thải trong quá trình đóng gói và vận chuyển. Kho phụ tùng
của Honda Việt Nam được thiết kế với các khái niệm tiết kiệm năng lượng, bao gồm
hệ thống thông gió nâng cao và ánh sáng tự nhiên. Một hệ thống thông gió lai kết hợp
hệ thống không khí cưỡng bức tự nhiên và cơ học. Không khí mát mẻ bên ngoài được
hút vào bởi một hệ thống cơ học đồng thời đi vào qua các cửa thông gió trên tường.
Không khí từ tầng trệt buộc phải lên tầng trên bằng hệ thống cơ khí. Không khí ấm
áp sau đó tăng lên và cạn kiệt thông qua một chiếc quạt trên mái nhà. Không khí được
lưu thông bên trong nhà kho, cung cấp không khí trong nhà chất lượng cao và môi
trường làm việc thoải mái. Ngoài ra, công nghệ giếng trời đã được triển khai trên tầng
thượng của nhà kho. Ánh sáng ban ngày tự nhiên từ giếng trời trên cao làm giảm mức
tiêu thụ điện hơn nữa.
Khu vực Châu Á và Châu Đại Dương của Honda đã tăng cường sử dụng các
container có thể hoàn trả trong các lô hàng của các trụ sở trong khu vực. Container
có thể trả lại nhằm mục đích giảm bao bì và vật liệu bao bì. Hơn nữa, sử dụng các
thùng chứa có thể trả lại có thể cải thiện việc sử dụng không gian.
Ngoài ra, Honda Việt Nam đang hợp tác với các nhà cung cấp để giảm việc sử
dụng bao bì nhựa để vận chuyển các bộ phận ô tô, bao gồm vô lăng, tấm che nắng,
thảm sàn và ghế ngồi. Công ty đã thực hiện một chương trình giảm đóng gói nhựa
cho các cụm đòn bẩy và thảm sàn, dẫn đến giảm 49,25 gram sử dụng nhựa trên mỗi
đơn vị sản phẩm
38
Thứ ba, Honda Việt Nam liên tục cố gắng giảm tiêu thụ tài nguyên cho các
quy trình sản xuất thông qua cải tiến công nghệ. Trong quá trình mở rộng nhà máy,
Honda đã triển khai hệ thống xử lý nước thải UF-RO mới. Sử dụng hệ thống UF-RO,
nước thải được tái chế để trộn hóa chất trong quá trình xử lý nước thải bên trong và
nó cũng được cung cấp cho để sử dụng trong quá trình súc rửa. Bằng cách thực hiện
công nghệ UF-RO, đã giảm đáng kể mức tiêu thụ nước 1.764 mét khối mỗi năm để
bảo tồn tài nguyên nước. Bên cạnh đó, nước thải được xử lý từ dây chuyền sản xuất
được tái chế để sử dụng trong tưới cây và cảnh quan. Gần đây, Honda Việt Nam đã
lắp đặt một hệ thống nhà máy xử lý nước khác để tái chế nước thải đã xử lý được
cung cấp cho hệ thống làm mát. Tổng cộng 37.800 mét khối nước thải đã xử lý đã
được ngăn chặn không được thải ra bên ngoài cơ sở.
Thứ tư, về yếu tố con người thông qua các sáng kiến bảo tồn năng lượng
Trong nhiều năm qua, Honda đã duy trì được hoạt động nhận và áp dụng những
đề xuất cải tiến từ người lao động. Bảo tồn năng lượng là mục tiêu hàng đầu Honda
đặt ra trong quy trình vận hành của mình. Giảm thiểu tối đa việc thất thoát năng lượng
trong từng khâu sản xuất giúp Honda sử dụng hiệu quả năng lượng, và tiết kiệm chi
phí không đáng có do thất thoát. Lắng nghe và áp dụng những sáng kiến từ người lao
động là hoạt động được tổ chức thường xuyên ở Honda. Bởi công ty cho rằng, chính
những người lao động chính là những người hiểu rõ nhất quy trình đang hoạt động ra
sao và thực trạng đang xảy ra như thế nào, ý kiến đóng góp từ những người trực tiếp
vận hành và thực hiện quy trình sản xuất kinh doanh mang đến những đóng góp thiết
thực nhất giúp công ty điều chỉnh và hợp lý hóa quy trình của mình, giúp giảm thiểu tiêu
thụ và thất thoát năng lượng một cách hiệu quả nhưng không xa rời yếu tố thiết thực.
Honda luôn không ngừng tìm cách cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng
thông qua hoạt động quản lý thông minh. Ứng dụng những sáng kiến để không ngừng
đổi mới hoạt động quản lý năng lượng giúp Honda luôn làm tốt mục tiêu sử dụng
hiệu quả năng lượng. Để việc quản lý này được thuận tiện và hiệu quả, công ty cũng
chia ra 3 cấp độ quản lý: nhỏ (bộ phận, ban, phòng), trung (khối, phân xưởng, nhà
máy) và lớn (toàn bộ công ty, giữa chi nhanh các nước)
Ý tưởng xuất phát từ Honda Ấn Độ và đã được áp dụng ở Honda Việt Nam đó
là thay thế máy phát điện diesel bằng các đơn vị khí tự nhiên lỏng hiệu quả hơn. Các
39
máy phát điện chạy bằng khí tự nhiên lỏng được trang bị động cơ khí đốt sạch hơn
với các điều khiển khí thải hiện đại. Lượng khí thải CO2 đã giảm 48% so với hệ thốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giai_phap_thuc_day_nen_kinh_te_tuan_hoan_trong_ngan.pdf