Luận văn Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 3

I. Giới thiệu vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 3

1. Quá trình hình thành và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 3

2. Vị trí và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 5

3. Tiềm năng và thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 7

3.1. Nguồn nhân lực. 7

3.2. Tài nguyên thiên nhiên. 8

3.3. Điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật. 10

4. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng. 12

4.1. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. 12

4.2. Thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển doanh nghiệp. 14

4.3. Phát triển văn hoá- xã hội. 15

4.4. Phát triển kết cấu hạ tầng: 16

II. Lựa chọn các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2001-2010. 17

1. Quan niệm về các ngành công nghiệp chủ yếu. 17

2. Các tiêu chí lựa chọn ngành công nghiệp chủ yếu. 19

2.1. Hệ thống tiêu chí lựa chọn ở tầm vĩ mô. 19

2.2. Hệ thống tiêu chí lựa chọn của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010. 21

3. Hệ thống các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 24

III. Sự cần thiết phải thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 32

1. Vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp chủ yếu trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 32

1.1. Ngành công nghiệp chủ yếu góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng. 32

1.2. Ngành công nghiệp chủ yếu giúp phát huy lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng cũng như của quốc gia. 33

1.3. Ngành công nghiệp chủ yếu góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 33

2. Sự thay đổi trong các yếu tố phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 34

2.1. Nguồn nhân lực. 34

2.2. Tài nguyên thiên nhiên. 35

2.3. Điều kiện kết cấu hạ tầng. 36

2.4. Việc thu hút, sử dụng nguồn vốn đầu tư. 36

3. Những yêu cầu mới trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời gian tới. 37

3.1. Đổi mới tư duy kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 37

3.2. Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp – khu công nghệ cao của vùng là một trong những mục tiêu quan trọng. 38

3.3. Nâng cao quan điểm phát triển công nghiệp chủ yếu của vùng. 38

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU CỦA VÙNG KINH TÉ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ TRONG THỜI GIAN QUA 40

I. Quy mô phát triển sản xuất của các ngành công nghiệp chủ yếu. 40

1. Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 40

2. Lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 45

3. Trình độ công nghệ sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 50

II. Mạng lưới phân bố các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 52

1. Phân bố theo không gian lãnh thổ của vùng. 52

2. Tổ chức sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 56

III. Năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp chủ yếu trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 59

1. Những ngành có khả năng (năng lực) cạnh tranh cao. 60

2. Những ngành có khả năng (năng lực) cạnh tranh trung bình. 65

3. Những ngành có khả năng (năng lực) cạnh tranh yếu. 68

IV. Kết luận về thực trạng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 70

1. Những mặt được. 70

2. Những mặt chưa được. 73

3. Những nguyên nhân chủ yếu. 77

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 79

I. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 79

1. Quan điểm phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu. 79

2. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu. 79

II. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong giai đoạn tới. 81

1. Định hướng danh mục các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo quan điểm của tác giả. 81

2. Tổ chức sắp xếp, quy hoạch lại các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng. 84

3. Chính sách ưu tiên cho phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 87

3.1. Về tổ chức và cơ chế sản xuất kinh doanh. 87

3.2. Chính sách về huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng. 88

3.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực ưu tiên cho các ngành công nghệp chủ yếu của vùng. 97

3.4. Chính sách về tài chính, thuế. 98

4. Tăng cường sự quản lý Nhà nước đối với sự phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu. 100

KẾT LUẬN 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

 

doc108 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u ở mức dưới 10% Nếu xét theo địa phương thì Hà Nội là nơi tập trung cao nhất giá trị sản xuất của hầu hết các ngành công nghiệp chủ yếu, tiếp theo là Quảng Ninh, Hải Phòng. Địa phương có giá trị sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu thấp nhất là Băc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc. Các ngành công nghiệp chủ yếu chiếm tới 96% giá trị sản xuất của ngành công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tương đương các ngành công nghiệp chủ yếu đã tạo ra 64504,2 tỷ đồng trong GDP của toàn vùng, bằng 40,5% GDP toàn vùng. 2. Lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tính đến năm 2005 số lao động hoạt động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có khoảng 1702,915 nghìn người, chiếm gần 96% tổng số lao động công nghiệp của toàn vùng (trong vùng có khoảng 1773,87 nghìn lao động trong lĩnh vực công nghiệp) chiếm 23,232% tổng số lao động của cả vùng và bằng 21.888% tổng số lao động trong ngành công nghiệp của cả nước. Số lao động trong ngành công nghiệp của vùng đứng thứ 2 trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước (đứng sau vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam – 2161,4 nghìn người và đứng trên vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung – 722,125). So với năm 2004 thì tốc độ tăng số lao động trong ngành công nghiệp chủ yếu của vùng là 8,7% (năm 2004 số lao động công nghiệp chủ yếu là khoảng 1554,76 nghìn người) đứng thứ 2 về tốc độ gia tăng lao động công nghiệp trong cả 3 vùng kinh tế trọng điểm (đứng sau vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung – 13,8% và đứng trên vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam – 6,1%). Quy mô về lao động được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4: Số lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đơn vị: Người. 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 1374732 1467583 1577556 1698403 1870176 Công nghiệp khai thác 97999 111914 129821 152799 196046 Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm 154988 168937 184817 200157 222917 Công nghiệp cơ khí 151839 161101 173022 185480 203178 Công nghiệp luyện kim – kim loại 210807 214812 219538 223929 232438 Công nghiệp điện tử - tin học 125494 128506 131590 134880 137861 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 132115 138324 145102 152357 160387 Công nghiệp hóa chất 32671 37245 42683 49384 59491 Công nghiệp dệt may - da giầy 214483 225851 237144 249475 261384 SX và phân phối điện, nước 13525 13593 13661 13743 13807 Tiểu thủ công nghiệp 240811 267300 300178 336199 382667 Theo dõi bảng trên ta thấy số lao động trong các ngành tăng liên tục qua các năm là một biểu hiện tốt cho việc thu hút lao động, giải quyết việc làm, từ đó làm tổng số lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu cùng tăng lên đáng kể, góp phần thúc đẩy vào chuyển dịch cơ cấu lao động trong cơ cấu chung nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ. Tới năm 2006 tổng số lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu đã đạt gần 2 triệu lao động (1870176 lao động) chiếm khoảng 13,6% tổng dân số của vùng và khoảng 25,4 tổng số lao động của cả vùng. Cho tới nay thì số lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu đã là trên 2 triệu lao động chiếm khoảng 14% tổng dân số của cả vùng và khoảng 26% tổng số lao động của cả vùng. Nhưng xét về số lượng thì số lao động trong các ngành luôn tăng qua các năm, ít có các ngành số lao động giảm xuống điều này thể hiện sự phát triển của các ngành có sự mở rộng về quy mô Chúng ta có thể theo dõi tốc độ tăng số lao động trong các ngành và tốc độ tăng tổng số lao động chung của các ngành chủ yếu qua bảng sau: Bảng 5: Tốc độ tăng số lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đơn vị: % 2003 2004 2005 2006 Tổng số 6,8 7,5 7,7 10,1 Công nghiệp khai thác 14,2 16 17,7 28,3 Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm 9 9,4 8,3 11,4 Công nghiệp cơ khí 6,1 7,4 7,2 9,5 Công nghiệp luyện kim – kim loại 1,9 2,2 2 3,8 Công nghiệp điện tử - tin học 2,4 2,4 2,5 2,2 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 4,7 4,9 5 5,2 Công nghiệp hóa chất 14 14,6 15,7 20,5 Công nghiệp dệt may - da giầy 5,3 5 5,2 4,8 SX và phân phối điện, nước 0,5 0,5 0,6 0,5 Tiểu thủ công nghiệp 11 12,3 12 13,8 Có thể nhận thấy những ngành có tốc độ tăng số lao động cao trên 10% như là công nghiệp khai thác (28,3% năm 2006), công nghiệp hóa chất (20,5% năm 2006), tiểu thủ công nghiệp (13,8% năm 2006), công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm (11,4% năm 2006). Những ngành có tốc độ tăng cao này đều là những ngành phát triển đang ở giai đoạn sử dụng nhiều lao động, xét trên góc độ nào đó thì là những ngành có trình độ công nghệ không cao, và là những ngành dựa vào khai thác nguồn tài nguyên. Việc ngành tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng cao như vậy là do mục tiêu giải quyết việc làm cho các lao động tại nông thôn bằng việc khuyến khích các làng nghề phát triển. Ngành khai thác, và ngành chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm thì đang tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có, trình độ chế biến chưa chuyên sâu, khai thác còn mang nhiều tính truyền thống (nhất là ngành công nghiệp khai thác) nên cần phải sử dụng một lực lượng lao động lớn. Ngành cơ khí có tốc độ tăng số lao động là khá tốt, ngành dệt may – da giầy và ngành sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối điện nước có tốc độ tăng số lao động khá ổn định. Ngành công nghiệp luyện kim – kim loại và ngành điện tử - tin học có tốc độ tăng khá ổn định nhưng ở mức thấp so với các ngành khác, theo đánh giá thực tế sự phát triển thì với mức tăng số lao động như vậy là chưa hợp lý với nhu cầu phát triển và tiềm năng phát triển của hai ngành này. Về cơ cấu lao động của từng ngành trong cơ cấu lao động chung của các ngành công nghiệp chủ yếu có thể theo dõi ở bảng dưới đây: Bảng 6: Cơ cấu lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đơn vị: % 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100 100 100 100 100 Công nghiệp khai thác 7,1 7,6 8,2 9 10,5 Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm 11,3 11,5 11,7 11,8 11,9 Công nghiệp cơ khí 11 11 11 10,9 10,8 Công nghiệp luyện kim – kim loại 15,3 14,6 13,9 13,2 12,4 Công nghiệp điện tử - tin học 9.1 8,8 8,3 7,9 7,4 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 9,6 9,4 9,2 9 8,6 Công nghiệp hóa chất 2,4 2,5 2,7 2,9 3,2 Công nghiệp dệt may - da giầy 15,6 15,4 15 14,7 14 SX và phân phối điện, nước 1 1 0,9 0,8 0,7 Tiểu thủ công nghiệp 17,6 18,2 19,1 19,8 20,5 Với bảng cơ cấu lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chúng ta có thể thấy rằng các ngành sử dụng nhiều lao động vẫn là các ngành mang tính chất truyền thống sử dụng nhiều lao động phổ thông có trình độ trung bình, đặc biệt là sản xuất tiểu thủ công nghiệp vẫn có số lượng lao động rất lớn. Trong khi đó các ngành công nghiệp mới, được nhận định có tiềm năng cao như ngành điện tử - tin học, vật liệu xây dựng sẽ sử dụng những lao động có trình độ đào tạo cao hơn lại là những ngành có cơ cấu lao động thấp hay là số lượng lao động ít hơn. Các ngành có cơ cấu trên 10% và duy trì ở mức ổn đinh (trên 10%) là công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm, công nghiệp cơ khí, công nghiệp luyện kim – kim loại, công nghiệp dệt may – da giầy và đặc biệt ngành tiểu thủ công nghiệp có cơ cấu gần 20% và đạt 20,5% năm 2006, ngành công nghiệp khai thác cũng chỉ mới đạt 10,5% vào năm 2006. Các ngành còn lại có cơ cấu đền dưới 10% trong đó ngành công nghiệp điện tử tin học lại có xu hướng giảm cơ cấu mặc dù là vẫn tăng về số lượng nhưng do tốc độ tăng thấp hơn các ngành khác; các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành hóa chất và ngành sản xuất và phân phối điện nước có cơ cấu tương đối ổn định qua các năm. Trong cơ cấu chung thì ngành sản xuất phân phối điện nước có cơ cấu thấp nhất, tiếp theo là ngành sản xuất hóa chất. Với cơ cấu như trên có thể nhận định sơ bộ rằng trình độ lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tuy có tăng qua các năm và thể hiện rõ khi xem xét qua các thời kỳ nhưng vẫn còn đang ở mức trung bình khá, chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu cũng như nhu cầu sử dụng lao động của vùng. Về năng suất lao động trung bình của cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2005 là 21,7 triệu đồng/lao động cao hơn hẳn mức 19,3 triệu đồng/lao động của cả nước, và đứng thứ 2 về năng suất lao động trong 3 vùng kinh tế trọng điểm (vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam là 47,4 triệu đồng/lao động, vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung chỉ là 14,5 triệu đồng/lao động). Trong đó năng suất lao động trong ngành công nghiệp chủ yếu đạt 37,9 triệu đồng/lao động cao nhất trong cơ cấu của vùng nhưng vẫn ở dưới mức năng suất lao động trong công nghiệp của cả nước là 44,2 triệu đồng/lao động. Tới năm 2006 thì năng suất lao động toàn vùng đạt 26,1 triệu đồng/lao động trong đó năng suất lao động của công nghiệp chủ yếu đã đạt 44 triệu đồng/lao động. Tuy vậy nhưng vẫn ở dưới mức năng suất lao động ngành công nghiệp của cả nước (49,5 triệu đồng/lao động). Riêng trong năm 2006 việc phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu đã giải quyết được việc làm cho khoảng trên 150 nghìn người lao động mới, chiếm khoảng gấn 8,4% số lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng trong năm 2006. 3. Trình độ công nghệ sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng với quá trình hình thành và phát triển của ngành công nghiệp của cả nước hơn 50 năm qua, đặc biệt trong 20 năm đổi mới, cơ cấu công nghệ trong sản xuất công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm nói riêng và của công nghiệp cả nước nói chung đã có nhiều thay đổi theo hướng từng bước tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đến nay trong vùng đã hình thành một cơ cấu công nghệ đa dạng về xuất xứ và trình độ, đan xen trong từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực và từng chuyên ngành sản xuất công nghiệp. Chuyển giao công nghệ đã trở thành hoạt động quan trọng trong sản xuất công nghiệp của vùng. Trong thời kỳ đổi mới kinh tế, qui mô và tốc độ chuyển giao công nghệ phát triển khá mạnh. Thông qua các dự án đầu tư chiều sâu, đầu tư mới từ nhiều nguồn vốn trong nước và vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, cùng với sự hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp, nhiều công nghệ mới cũng được chuyển giao từ nhiều nước công nghiệp phát triển và được áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Một đặc điểm rõ nét là sự phân tầng trình độ công nghệ trong từng ngành và trong nhiều doanh nghiệp: công nghệ lạc hậu, trung bình và tiên tiến cùng đan xen tồn tại. Tính đan xen của các công nghệ có trình độ khác nhau thể hiện ở phần lớn các tổng công ty và các doanh nghiệp trong vùng với mức độ và tỉ trọng chênh lệch. Tốc độ đổi mới công nghệ còn thấp, không đồng đều và không theo một định hướng phát triển rõ rệt. Số công nghệ mới từ các nước công nghiệp phát triển còn ít, chủ yếu từ Liên Xô cũ, các nước Đông Âu, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ... Trong điều kiện có nhiều khó khăn về vốn, nhiều doanh nghiệp trong vùng đã phải nhập cả thiết bị công nghệ đã qua sử dụng. Công nghệ tiên tiến, hiện đại chỉ tập trung vào một số lĩnh vực như dầu khí, điện lực, dệt may, đồ uống, lắp ráp ô tô, xe máy, chế tạo khuôn mẫu, thiết bị điện, hàng điện tử dân dụng, săm lốp, đồ nhựa, chế biến lương thực thực phẩm... Nhìn chung sự chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các khu vực kinh tế đã bộc lộ rõ, công nghệ tiên tiến và hiện đại tập trung chủ yếu ở các liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp. Các doanh nghiệp này đã chiếm phần lớn thị phần trong nước về các sản phẩm như nước giải khát, nước khoáng, chất tẩy rửa, vải dệt thoi, dệt kim, đồ điện và điện tử dân dụng... Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư, nhiều doanh nghiệp buộc phải xác định lại thị trường, điều chỉnh bước đi cho phù hợp trong việc nâng cấp đổi mới, hiện đại hóa thiết bị công nghệ ở những khâu quyết định nhất của dây chuyền sản xuất. Những doanh nghiệp này thường tạo được bước bứt phá, thoát dần khỏi khó khăn, đưa sản xuất đi lên. Tuy nhiên, đối với không ít doanh nghiệp khác, khó khăn trên đây còn bị nặng nề thêm bởi sản phẩm không có đầu ra và năng lực quản lý điều hành tổ chức sản xuất yếu kém. Do đó, các đơn vị này không xác định được rõ mục tiêu đầu tư đổi mới công nghệ; trình độ công nghệ sản xuất càng bị tụt hậu, sản xuất càng gặp nhiều khó khăn hơn. Chất lượng và hiệu quả chuyển giao công nghệ trong vùng còn hạn chế do thiếu lựa chọn công nghệ tối ưu, trình độ công nghệ không phù hợp và đặc biệt là giá trị chuyển giao phần mềm về bí quyết công nghệ còn rất thấp. Nhìn chung khả năng vận hành, thích nghi hóa và làm chủ thiết bị công nghệ mới còn nhiều hạn chế; trình độ hiểu biết và kỹ năng thực hành của đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành không được nâng lên nhiều; hiệu suất sử dụng thực tế chỉ đạt tối đa 70-80% công suất, nhiều dây chuyền thiết bị đã qua sử dụng có ứng dụng công nghệ tự động điều khiển như trong ngành dệt nhưng chỉ đạt hiệu suất sử dụng 50 - 60%. Có thể đánh giá chung trình độ công nghệ sản xuất của ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (không kể các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) so với các nước công nghiệp phát triển là lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ; tỷ lệ công nghệ lạc hậu và trung bình chiếm 60-70%, công nghệ tiên tiến và hiện đại khoảng 30-40%, phản ánh chung ở mức trung bình II. Mạng lưới phân bố các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 1. Phân bố theo không gian lãnh thổ của vùng. Vùng kinh tế trọng điểm bao gồm 8 tỉnh thành phố, với điều kiện phát triển kinh tế của riêng mình, các địa phương trong vùng đã và đang lựa chọn, hình thành, phát triển các ngành công nghiệp được cho là có thế mạnh của mình. Việc xem xét trên phạm vi toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã xác định được mười ngành công nghiệp chủ yếu sẽ được quan tâm, ưu tiên cho phát triển, nhưng với với mỗi địa phương trong vùng thì việc phát triển ngành nào là chủ yếu trong số mười ngành đó lại là khác nhau. Các địa phương cũng phát triển đa dạng các ngành một mặt để tận dụng hết các điều kiện của địa phương, một mặt để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt ngay tại địa phương mình. Bên cạnh đó với thế mạnh riêng các địa phương chú trọng phát triển ngành có thế mạng đó, và không tập trung quá nhiều cho những ngành không phải thế mạnh (hiểu rằng không tập trung có nghĩa là không phải không cần tới sự tồn tại của các ngành đó). Điều này là hoàn toàn hợp lý dù xét theo góc độ của địa phương hay góc độ toàn vùng cũng như góc độ của một quốc gia. Nhưng trong tổng thể phát triển 8 địa phương đã hỗ trợ cho nhau về tất cả mười ngành để cùng nhau phát triển. Dưới đây xin đưa ra bảng tổng hợp phân bố các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có xét tới tính tập trung của từng địa phương, trong đó địa phương có đóng góp nhiều nhất nhưng không phải là toàn bộ trong giá trị sản xuất của toàn ngành trong vùng: Bảng 7: Phân bố các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung theo địa phương. Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh Hải Dương Hà Tây Vĩnh Phúc Bắc Ninh Hưng Yên Công nghiệp chế biền nông lâm thủy sản và thực phẩm X X X X X X X Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng X X X X X X Công nghiệp dệt may – da giầy X X X X X X Công nghiệp cơ khí X X X X Công nghiệp luyện kim – kim loại X X X Sản xuất và phân phối điện nước X X X Công nghiệp khai thác X X X Tiểu thủ công nghiệp X X X Công nghiệp điện tử - tin học X X Công nghiệp hóa chất X X Ký hiệu “X” ở bảng trên cho biết ngành công nghiệp chủ yếu (cột ngoài cùng bên trái) được tập trung phát triển ở địa phương nào (hàng trên cùng) là nhiều nhất. Với bảng phân bổ các ngành công nghiệp chủ yếu theo địa phương ở trên theo dõi theo chiều dọc sẽ cho biết trên mỗi địa phương có tập trung phát triển những ngành nào; theo dõi theo chiều ngang sẽ cho biết mỗi ngành chủ yếu được tập trung phát triển trên các địa phương nào. Các địa phương ở bên phải bảng có sự đa dạng các ngành là cao nhất, sự đa dạng ngành tập trung giảm dần từ trái sang phải bảng. Các ngành ở phía trên bảng có độ phân tán theo lãnh thổ cao nhất, nghĩa là phát triển ở nhiều địa phương nhất, sự phân tán của các ngành giảm dần từ trên xuống dưới bảng. Xét theo chiều ngang thì các ngành được nhiều địa phương lựa chọn phát triển nhất là công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và ngành dệt may – da giầy; và các ngành ít được lựa chọn phát triển nhất là điện tử - tin học và công nghiệp hóa chất. Có thể thấy rằng các ngành được nhiều lựa chọn là những ngành truyền thống, qua giai đoạn phát triển lâu dãi đã tạo được thế mạnh và thị trường vững chắc, phù hợp với điều kiện của nhiều đia phương trong vùng khi tận dụng các nguồn tài nguyên, tận dụng nguồn lao động, tận dụng cơ sở kỹ thuật vật chất tương đối làm cơ sở phát triển. Và những ngành này có vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển ở mức cao. Còn các ngành ít được lựa chọn là những ngành mang nhiều tính chất đặc thù hơn như sản xuất và phân phối điện nước phải cần có nguồn nước để phát triển, trong vùng chủ yếu là nhiệt điện nên cần phải có những mỏ than lớn (Quảng Ninh, Hải Dương); ngành công nghiệp điện tử tin học là ngành đòi hỏi đặc thù lao động, đặc thù kỹ thuật, công nghệ cao nên mới chỉ có Hà Nội, Hải Phòng có điều kiện tốt để phát triển; ngành khai thác tuy là một ngành tồn tại lâu đời những sản xuất phải dựa vào nguồn tài nguyên, mà ngành nãy nếu chỉ dừng lại ở khai thác thì sẽ ngày càng tiến tới giai đoạn cuối của sự phát triển (vì nguồn tài nguyên cạn kiệt dần) còn phát triển theo hướng chế biền ngày càng kỹ hơn các nguyên liệu thô thì đòi hỏi phải có một dây chuyện, công nghệ tương đối hiện đại có giá thành rất cao, hiện tại điều kiện của vùng chưa thực hiện được điều này. Xét theo chiều dọc thì các địa phương có sự tập trung cao của các ngành như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; và các địa phương có sự tập trung ít các ngành như Bắc Ninh, Hưng Yên. Điều này thể hiện sự phát triển giữa các địa phương trong vùng chưa đồng đều, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh vẫn luôn là 3 địa phương phát triển mạnh và năng động nhất trong cả vùng. Sự tập trung quá lớn ở các địa phương sẽ gây ra nhiều mâu thuẫn cần phải giải quyết như mâu thuẫn giữa mở rộng phát triển và quỹ đất, giữa tốc độ phát triển và chất lượng phát triển, giữa đầu tư phát triển các ngành,…Muốn giải quyết được những mâu thuẫn này cần phải xem xét, có các hình thức liên kết giữa các địa phương nhằm tìm kiếm sự phát triển hỗ trợ từ các địa phương trong vùng. Việc dàn trải từng ngành tại nhiều địa phương để tận dụng lợi thế của địa phương về ngành đó là không sai nhưng cần xem xét để dàn trải ở mức độ hợp lý, nếu cần thiết có thể bỏ qua sự phát triển của ngành này để tập trung nguồn lực cho ngành khác quan trọng hơn trong tổng thể của cả vùng. Việc một địa phương tập trung quá nhiều ngành cũng là tốt khi tân dụng mối liên kết sản xuất giữa các ngành, nhưng vì sẽ có những mâu thuẫn nên cần xem xét tập trung những ngành gì ở mức độ hợp lý, nếu cần thiết có thể bỏ một số ngành để tập trung cho những ngành khác vì mục tiêu chung của cả vùng. Để làm được những điều này cần phải nâng cao hơn nữa sự hợp tác giữa các địa phương, nhận thức sự phát triển của mỗi địa phương là đặt trong mục tiêu phát triển chung của cả vùng như một khối thống nhất, tại đó tính địa phương không còn được coi trọng nhiều; và phải nâng cao năng lực con người, nguồn lực con người về cả quản lý và sản xuất. 2. Tổ chức sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Để nâng cao hiệu lực quản lý, cũng như theo xu hướng phát triển chung, các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng đang được tổ chức lại theo hình thức phát triển các khu công nghiệp. Hình thức phát triển theo khu công nghiệp này mang tính chất tập trung rất cao, tập trung sản xuất, tập trung quản lý, tận dụng được các lợi thế về quy mô, về tương tác giữa các ngành, các cơ sở sản xuất công nghiệp… từ đó mà có những quy hoạch điều chỉnh phát triển tổng thể hợp lý hơn giữa kinh tế và xã hội. Đến hết năm 2005, vùng có 22 khu công nghiệp (trong tổng số 96 khu công nghiệp của cả 3 vùng kinh tế trọng điểm và 130 khu công nghiệp trên địa bàn cả nước), với tổng diện tích mặt bằng lên tới 3802 ha, trong đó có 10 khu công nghiệp đã đươc xây dựng hoàn tất và đi vào hoạt động, 12 khu công nghiệp đang trong qua trình hoàn thiện. Các khu công nghiệp đã thu hút được 539 dự án đầu tư với tổng mức vốn đăng ký gần 2,236 tỷ USD và 17460 tỷ đồng (216 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 278 dự án vốn đầu tư trong nước), chiếm trên 12% về số dự án và gần 15% về tổng vốn đầu tư đăng ký so với cả nước, chiếm 13% tổng số vốn đầu tư đăng ký của các dự án vốn FDI đầu tư vào khu công nghiệp trong cả nước; đồng thời đã giải quyết được việc làm cho khoảng 100000 lao động tại địa phương và các khu vực lân cận (đứng đầu là tỉnh Vĩnh Phúc với 60000 lao động). Tuy nhiên, trong 22 khu công nghiệp trên cho tới năm 2005 chỉ có 2 khu về cơ bản lấp kín là khu công nghiệp Sài Đồng B (giai đoạn 1) và khu công nghiệp Bắc Thăng Long, 5 khu cho thuê đạt 30% - 40%. So với các vùng kinh tế khác, tỷ lệ thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp của vùng còn ở mức thấp. Một trong những nguyên nhân chính là do giá thuê đất khá cao (cao nhất so với các khu công nghiệp ở các vùng khác), và khả năng thực hiện dự án của các doanh nghiệp còn hạn chế. Hiện nay, giai đoạn từ sau năm 2005 sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở các địa phương trong vùng nở rộ về số lượng và được nâng cao rõ rệt về chất lượng các khu công nghiệp. Có thể theo dõi qua bảng sau: Bảng 8: Các khu công nghiệp phân bố theo địa phương của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Địa phương Số khu công nghiệp Các khu công nghiệp Tổng số 61 Hà Nội 5 - KCN Sài Đồng B - KCN Thăng Long - KCN Nội Bài - KCN Nam Thăng Long - KCN Hà Nội – Đài Tư Bắc Ninh 18 - KCN Tiên Sơn - KCN Quế Võ - KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn - KCN Yên Phong - KCN Quế Võ II - KCN Yên Phong II - KCN Nam Sơn-Hạp Lĩnh - KCN Thuận Thành I - KCN VSIP Bắc Ninh - KCN Đại Kim - KCN thuận Thành II - KCN Thuận Thành III - KCN Lâm Bình - KCN Gia Bình - KCN Tiên Du - KCN Quế Võ III - KCN Từ Sơn - KCN Hanaka Hải Dương 8 - KCN Nam Sách - KCN Đại An - KCN Phúc Điền - KCN Tân Trường - KCN Việt Hoà - KCN tàu thuỷ Lai Vu - KCN Phú Thái - KCN Cộng Hoà Hải Phòng 3 - KCN Đồ Sơn - KCN Đình Vũ - KCN Nomura - Hải Phòng Quảng Ninh 9 - KCN Cái Lân - KCN Việt Hưng - KCN Hải Yên - KCN Kim Sen - KCN Chạp Khê - KCN Phương Nam - KCN Ðông Mai - KCN Tiên Yên - KCN Ninh Dương Vĩnh Phúc 7 - Khu công nghiệp Quang Minh I - Khu công nghiệp Quang Minh II - Khu công nghiệp Kim Hoa - Khu công nghiệp Bình Xuyên I - Khu công nghiệp Khai Quang - Khu công nghiệp Bá Thiện I - Khu công nghiệp Chấn Hưng Hà Tây 5 - KCN Bắc Phú Cát - KCN Nam Phú Cát - KCN Châu Can - KCN Miếu Môn – Xuân Mai - Khu công nghệ cao Hòa Lạc Hưng Yên 6 - Khu công nghiệp Phố Nối A - Khu công nghiệp Phố Nối B - Khu công nghiệp Minh Đức - Khu công nghiệp thị xã Hưng Yên - Khu công nghiệp Như Quỳnh A - khu công nghiệp Như Quỳnh B Nhưng phần nhiều các khu công nghiệp trong vùng có quy mô vừa phải, tập trung nhiều vào việc thu hút đầu tư các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao, tiên tiến. Bên cạnh đó là việc di chuyển các cơ sở công nghiệp cũ vào trong tổ chức khu công nghiệp. Điều này giúp phát triển có hiệu quả hơn khi các tác động môi trường được tập trung xử lý, và tách biệt hẳn với khu dân cư không như trước kia các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm lẫn với khu dân cư, hoặc ban đầu có thể là không nhưng do quá trình phát triển mở rộng khu dân cư mà lấn sang. Khi di dời các khu công nghiệp ra tập trung tại các khu công nghiệp sẽ tạo ra một diện tích sử dụng, cùng với sự tính toán vị trí các khu công nghiệp sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả các quy hoạch phát triển tổng thể. Nhưng hiện nay nhiều địa phương trong vùng phát triển một số khu công nghiệp chưa đề cao tính quy hoạch, và tầm nhìn dài hạn nên sau một thời gian sẽ lại vướng phải những khó khăn đã xuất hiện ở giai đoạn trước. Bên canh cá biệt là hiệu lực quản lý ở một vài khu công nghiệp đang bị giảm sút, cũng như việc thu hút đầu tư còn yếu so với các khu khác, các địa phương khác và các địa phương khác. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đã đạt mức tương đối cao, trong tương lai sẽ còn tiếp tục phát triển, lấp đấy các khu công nghiệp hiện có và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp mới. Với vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng của vùng, việc thu hút đầu tư vào vùng đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Ở tầm vĩ mô các chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư của Chính phủ và môi trường chính trị, xã hội ổn định là một lợi thế rất lớn cho vùng, ở tầm vi mô chính là sự hoạt động ngày càng hiệu quả của các doanh nghiệp, các lợi thế đặc thù của vùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.doc
Tài liệu liên quan