Luận văn Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp tại Việt Nam và kế hoạch niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán

Trong tổng số doanh nghiệp nhận về có 73 doanh nghiệp thuộc Bộ, Ngân hàng Nhà Nước, 397 doanh nghiệp thuộc các địa phương, trong đó có 187 doanh nghiệp phía Bắc và 210 doanh nghiệp phía Nam. Hiện tất cả các công ty mà SCIC tiếp nhận có đến trên 97% doanh nghiệp có số vốn chiếm dưới 100 tỷ đồng. Và những công ty có số vốn từ 50 tỷ trở lên là 23/470 doanh nghiệp chiếm dưới 5% tổng số doanh nghiệp. Như vậy các công ty mà SCIC đã nhận chuyển giao chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, chưa phải là các doanh nghiệp lớn thể hiện ở bảng dưới đây.

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp tại Việt Nam và kế hoạch niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C, chủ trương là củng cố quyền làm chủ đầu tư của Nhà Nước nhằm chống thất thoát vốn Nhà Nước, tăng hiệu suất đầu tư và cải thiện quản trị doanh nghiệp. SCIC có thể chuyển hướng vốn Nhà Nước từ các doanh nghiệp và các dự án đầu tư bằng cách bán cổ phần Nhà Nước. Tổng công ty cũng có quyền đầu tư vốn Nhà Nước vào các doanh nghiệp và dự án thông qua mua cổ phần hoặc đóng góp vốn SCIC sẽ giữ quyền và trách nhiệm làm đại diện vốn Nhà Nước, gây tác động và ảnh hưởng bằng số lượng cổ phần Nhà Nước tại doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp xác định thẩm quyền của các cổ đông và việc này xác định mức độ ảnh hưởng của Nhà Nước đối với các công ty mà Nhà Nước đã chuyển đổi và Nhà Nước đã đầu tư vào đó. Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực từ ngày 01/01/2000 là văn bản luật chủ yếu được sử dụng ở đây do đại đa số các doanh nghiệp Nhà Nước được cơ cấu lại để hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Có hai loại công ty chủ đạo theo luật doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp Nhà Nước đã chuyển đổi là công ty TNHH 1 thành viên và các công ty cổ phần. Các công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu các công ty này không thể phát hành cổ phiếu. Chủ sở hữu có quyền quyết định cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty, bổ nhiệm và cách chức các nhân sự làm công tác quản lý, các dự án đầu tư có giá trị hơn 50% tổng tài sản, việc sử dụng lãi và một loạt vấn đề khác. Nếu một doanh nghiệp Nhà Nước được chuyển thành công ty loại này thì Nhà Nước sẽ quyết định kiểm soát và quản lý chúng theo Luật doanh nghiệp. Vì cổ phần hoá đã trở thành phương pháp chuyển đổi phổ biến trọng tâm ở đây sẽ là cơ cấu của các công ty cổ phần. Đại hội cổ đông nắm quyền quyết định cao nhất trong các công ty cổ phần. Đại hội cũng quyết định tổ chức lại công ty, quyết định bán trên 50% tổng tài sản bên nắm cổ phần chi phối có thể quyết định các vấn đề về nhân sự cao cấp phương thức sử dụng nguồn vốn, lãi, và thặng dư vốn. Bên nắm cổ phần đa số không trực tiếp quyết định những kế hoạch và định hướng của công ty. Nó tác động vào những quyết định này thông qua năng lực của mình được bổ nhiệm và bãi nhiệm những thành viên ban quản trị. Vai trò của ban quản trị là vận hành công ty và trả lãi suất đầu tư cho cổ đông. Việc xác định lại Nhà Nước là một nhà đầu tư tập trung vào phòng chống thất thoát vốn Nhà Nước là một đặc điểm chính của quá trình cải cách. Cải cách doanh nghiệp Nhà Nước là chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà Nước thành các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên việc chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà Nước thành các công ty theo luật Doanh nghiệp không nhất thiết có nghĩa là những công ty này không còn được Nhà Nước quản lý nữa. Luật doanh nghiệp đề ra cách thức những cổ đông đa số giữ quyền ra quyết định trong các công ty như thế nào và cách thức Nhà Nước chi phối theo luật định như thế nào để có thể quản lý được tất cả các cổ đông. Như vậy trong bối cảnh của các doanh nghiệp hiện tại khi SCIC chưa ra đời có thể nói hoạt động kém hiệu quả, gây thất thoát lớn, không đáp ứng được kỳ vọng là "lá phổi cho nền kinh tế". Dẫn đến cần có những thay đổi và bước đầu xét về mặt tư duy chiến lược phát triển doanh nghiệp, cách tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp của chính phủ Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định, mà minh chứng rõ nét nhất là hiện tại tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần đều chịu sự điều chỉnh chung và thống nhất đó là Luật doanh nghiệp. Trong bối cảnh cải cách các doanh nghiệp Nhà Nước từ chỗ Nhà Nước chỉ cổ phần hoá các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến nay đã, đang và sẽ từng bước cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà Nước lớn. Bước đầu chủ chương của Nhà Nước là "giữ lại các công ty lớn và từ bỏ các công ty nhỏ". Trong quá trình cải cách Nhà Nước đã tứng bước xử lý các doanh nghiệp lớn và nhỏ theo những cách khác nhau tuỳ thuộc vào các điều kiện kinh tế trong mỗi giai đoạn. Từ khi có quyết định tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà Nước 1992 đến 2005, hoạt động này tiến triển rất chậm. Một trong những nguyên nhân của việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước chậm như vậy là vì tâm lý vẫn muốn giữ các doanh nghiệp "con cưng" của nhiều bộ, ngành và dù có được cổ phần hoá các doanh nghiệp này vẫn chịu sự quản lý của các bộ, ngành bởi các cơ quan này vẫn giữ 51% cổ phần. Do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hoá và nâng cao chất lượng quản lý Nhà Nước của các bộ ngành cần sớm đưa cơ chế về việc quản lý vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp cổ phần vào thực hiện. Tại Hội nghị sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà Nước giai đoạn 2006-2010 được tổ chức ngày 07/10/2006 Thủ tướng chính phủ đã khẳng định: Nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp trong 5 năm tới trọng tâm là cổ phần hoá. Mục tiêu đến năm 2010 chúng ta sẽ “cơ bản cổ phần hoá xong doanh nghiệp Nhà Nước". Theo báo cáo của ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp và kết quả sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp Nhà Nước trong thời gian qua tính đến hết tháng 8/2006 cả nước đã sắp xếp được 4447 doanh nghiệp trong đó đã cổ phần hoá 3060 doanh nghiệp. Riêng từ năm 2001 - 10/2006 đã sắp xếp được 3830 doanh nghiệp Nhà Nước, bằng gần 68% số doanh nghiệp Nhà Nước đầu năm 2001. Sau quá trình thực hiện sắp xếp, số lượng doanh nghiệp Nhà Nước giảm nhưng vẫn tiếp tục giữ vai trò chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt, khu vực doanh nghiệp Nhà Nước vẫn đóng góp 40% GDP và 50% tổng thu ngân sách Nhà Nước. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhìn chung các doanh nghiệp sau cổ phần hoá đều nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các mức độ khác nhau. Dựa trên báo cáo từ các bộ, ngành, địa phương về hoạt động của 850 doanh nghiệp cổ phần hoá đã hoạt động trên một năm cho thấy: Vốn điều lệ bình quân tăng 44% lợi nhuận thực hiện bình quân 139,76% và doanh thu bình quân tăng 23,6%. Có trên 90% doanh nghiệp sau cổ phần hoá hoạt động có lãi, nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%. Thu nhập bình quân của người lao động tăng 12%, số lao động bình quân tăng 6,6%, cổ tức bình quân đạt 17,11%. Cùng với việc sắp xếp, cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà Nước, từ năm 2001-2006 trên địa bàn cả nước đã tiến hành giải thể 5 tổng công ty không còn giữ vai trò chi phối đồng thời hỗ trợ các công ty thành viên sáp nhập, hợp nhất 7 tổng công ty. Tổ chức lại Tổng công ty Rượu- Bia- nước giải khát thành 2 tổng công ty tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Thành lập thêm 17 tổng công ty Nhà Nước, tổ chức lại 7 tổng công ty thành tập đoàn, đưa 1 tổng công ty 90 vào cơ cấu của tập đoàn. Tính đến hết tháng 9/2006 cả nước có 105 tập đoàn và tổng công ty cụ thể gồm 7 tập đoàn và 13 tổng công ty 91, 83 tổng công ty thuộc các bộ, ngành, địa phương và 2 tổng công ty thuộc Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam. Theo số liệu tổng hợp từ các bộ, địa phương Tổng công ty 91, đến tháng 10/2006 cả nước còn 2176 doanh nghiệp 100% vốn Nhà Nước với tổng số vốn Nhà Nước gần 260 nghìn tỉ đồng. Trong đó 1546 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, 355 doanh nghiệp quốc phòng, an ninh và sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích và 295 nông lâm trường quốc doanh. Phương án được lựa chọn để tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà Nước từ nay đến 2010 là đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hoá các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty Nhà Nước. Theo đó từ nay đến hết năm 2010 sẽ cổ phần hoá 1500 doanh nghiệp (riêng doanh nghiệp thành viên của tổng công ty Nhà Nước phải hoàn thành trong năm 2008). Trong đó năm 2007 phải cổ phần hoá 550 doanh nghiệp trong đó bao gồm (khoảng 20 tổng công ty) các Ngân hàng thương mại Nhà Nước như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, bảo hiểm. Ngành chức năng sẽ tiến hành kiểm toán tất cả các tập đoàn, tổng công ty Nhà Nước, kiểm toán chặt chẽ việc chuyển các doanh nghiệp Nhà Nước thành công ty TNHH một thành viên đồng thời thực hiện sắp xếp lại theo đúng quy định những doanh nghiệp Nhà Nước sản xuất, kinh doanh không hiệu quả. Trong thời gian tới chương trình cổ phần hóa sẽ được đẩy nhanh hơn theo hướng tập trung bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước để đến năm 2009 hoàn thành cơ bản sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước. Các doanh nghiệp cổ phần hoá có quy mô ngày càng lớn và mở rộng sang các lĩnh vực trước đây Nhà Nước nắm giữ 100% vốn như: điện lực, viễn thông, hàng hải, dầu khí, tài chính, bảo hiểm… Như vậy theo lịch trình cổ phần hoá thì năm 2007-2009 là giai đoạn cổ phần nặng nề nhất phải cơ bản hoàn thành toàn bộ chương trình cổ phần hoá. Đến cuối 2010 cả nước chỉ còn 554 doanh nghiệp 100% vốn Nhà Nước trong đó có 26 tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn 178 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, 200 nông - lâm trường, 150 doanh nghiệp thành viên tập đoàn, tổng công ty Nhà Nước. Cả nước hiện còn 105 tập đoàn, tổng công ty trong tổng số 2176 doanh nghiệp 100% vốn Nhà Nước, để hoàn thành kế hoạch chúng ta dự định cổ phần hoá xong 79/105 Tổng công ty và cổ phần hoá khoảng 1500 doanh nghiệp, còn lại các doanh nghiệp công ích và các nông - lâm trường. Theo đề án của Chính phủ trước mắt khi chưa thực hiện cổ phần hoá được các tổng công ty thì phải cổ phần hoá tất cả các doanh nghiệp thành viên trước và chuyển sang mô hình hoạt động công ty mẹ – công ty con. Chúng ta chưa cần cổ phần hoá ngay các tổng công ty vì hiện vẫn chưa có kinh nghiệm cổ phần hoá các tổng công ty lớn. Vì thế Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp cần có hướng dẫn cụ thể đối với các tổng công ty. Riêng những lĩnh vực mới, khu vực nhạy cảm đòi hỏi Nhà Nước phải tham gia quản lý như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, điện lực, viễn thông thì phải xây dựng đề án cổ phần hoá cụ thể để trình Chính phủ phê duyệt. Đối với các doanh nghiệp đã lỗ hết vốn thì buộc phải giải thể và thực hiện chính sách lao động dôi dư hoặc bán đấu giá mặt bằng thu hồi về cho Nhà Nước. một vấn đề quan trọng là cổ phần hoá phải gắn với vấn đề đưa ra sàn đấu giá và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bảng 2.2. Ước tính số lượng chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà Nước Giai đoạn 1991-1997 2001-2005 Doanh nghiệp Nhà Nước đầu kỳ 12.000 5.655 Doanh nghiệp Nhà Nước cuối kỳ 5.500 3.200 Cơ cấu lại 6.500 3.349 Đã cổ phần hoá 15 2.188 Nguồn: NSCERD (2006) Van Arkadie và Mallon (2003) Vietnam News (2006) VDR (2006) Giữa năm 1991 và 1994 gần 1/2 số doanh nghiệp Nhà Nước đã được chuyển đổi với tổng số từ 12.000 năm 1991 xuống còn 6000 năm 1994. Gần 3000 doanh nghiệp Nhà Nước đã được thanh lý giải thể và 2000 doanh nghiệp Nhà Nước được sáp nhập thành các công ty Nhà Nước khác. Phần lớn các công ty này là các công ty Nhà Nước nhỏ ở địa phương với số vốn tài sản dưới 500 triệu đồng. Tổng tài sản của những doanh nghiệp Nhà Nước được thanh lý ước tính dưới 4% của tổng tài sản Nhà Nước (nguồn CIEM và WB 2002, Van Arkadie và Mallon 2003). Đây là giai đoạn chứng kiến việc giảm lớn nhất từ trước đến nay số lượng doanh nghiệp Nhà Nước. Quyết định 90 năm 1994 sửa đổi bổ sung Nghị định 388 yêu cầu nhiều doanh nghiệp Nhà Nước đăng ký lại dẫn đến việc chuyển đổi thêm 1500 doanh nghiệp Nhà Nước nữa tính đến năm 1997 (nguồn CIEM và WB 2002, Van Aradie và Mallon 2003). Bảng tổng hợp các con số thống kê do nhiều nguồn thông tin khác nhau báo cáo về quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà Nước tại Việt Nam. Bảng 2.3. Số lượng doanh nghiệp còn lại sau quá trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp đến năm 2005. Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nguồn Tổng số doanh nghiệp Nhà Nước 12.300 3.800 A 5.655 5.175 B 12.297 6.264 5.500 C 6.545 4.884 4.619 4.184 D 12.084 9.832 9.300 5.704 5.835 6.310 E 12.054 6.000 F 5759 5355 5364 4845 G 12.000 6.000 H 6020 I 5531 J 5266 3811 K 4300 L 3200 M Bảng 2.4. Số lượng doanh nghiệp đã được cổ phần hóa đến năm 2005 Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nguồn Doanh nghiệp đã cổ phần hoá 211 203 185 537 805 A 2 1 2 6 4 108 253 212 B 102 249 212 197 C 203 185 537 D 2 1 2 6 4 101 254 212 204 164 611 N 199 214 353 626 O 164 537 P 724 Q Nguồn: A: Chính phủ Việt Nam (2005) B: NSCERD C: Van Arkadie và Mallon (2003) D: Vũ Thanh Tú Anh (2005) E: Mallon (1998) F: Mallon (1996) G: GSO (2005) H: CIEM và WB (2002) I: Webster và Amin (1998) J: Mekong Economics (2002) K: Vietnam News 2005 trích dẫn nguồn Bộ tài chính L: EIU (2005) M: VDR (2006) N: Trương Đồng Lộc và cộng sự (2004) O: Ngân hàng thế giới (2005) số liệu (NSCERD) P: Thời báo KTVN (2004) nguồn (NSCERD) Q: Thời báo KTVN (2006) nguồn Bộ KHĐT Những doanh nghiệp Nhà Nước lớn nói chung trực thuộc các Bộ, ngành trung ương đã được giữ lại dưới quyền kiểm soát của Nhà Nước. Việc này liên quan đến việc tổ chức lại các doanh nghiệp lớn thành các Tập đoàn kinh tế lớn các quy định này đã thiết lập những phương thức theo đó Nhà Nước có thể duy trì ảnh hưởng kể cả khi đã chuyển đổi mô hình tổ chức và hoạt động. Những phương pháp này giảm việc xác định ngành chiến lược trong đó Nhà Nước sẽ nắm quyền kiểm soát và tái cơ cấu lại các Tổng công ty dựa trên quyền và trách nhiệm khi mô tả trong Luật Doanh nghiệp. Những con đường cải cách này được thể hiện rõ trong chiến lược đầu tư và phát triển của SCIC đối với các doanh nghiệp. Hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doan Vốn Nhà nước Tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ 01/8/2006 đến nay SCIC đã tiến hành tiếp nhận rất nhiều doanh nghiệp và đang từng bước tiến hành thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy quá trình tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp cũng như thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp theo chỉ đạo của chính phủ. Theo QĐ 151/2005 và QĐ 152/2008, SCIC có nhiệm vụ tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước đầu tư tại các công ty TNHH Nhà Nước một thành viên, công ty TNHH có hai thành viên trở lên, công ty cổ phần được chuyển đổi từ các công ty Nhà nước độc lập hoặc mới thành lập. Điều đó có nghĩa là SCIC có nhiệm vụ tiếp nhận và thức hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước đầu tư tại các doanh nghiệp Nhà nước đã chuyển đổi hoặc cổ phần hóa. Tuy mới chính thức đi vào hoạt động từ 01/08/2006, nhưng đến tháng 10/11/2006, SCIC đã tiếp nhận được 139 doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau, đến tháng 3/2007 tổng số doanh nghiệp nhận bàn giao về SCIC là 452 doanh nghiệp với tổng giá trị phần vốn là 3.400 tỷ đồng. Sau một năm hoạt động, SCIC đã nhận bàn giao 687 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp đã bàn giao về SCIC là 6.563 tỷ đồng, đến 31/12/2007, số doanh nghiệp SCIC nhận bàn giao đã là 829 doanh nghiệp với số vốn Nhà nước là 7.710 tỷ đồng, và tính đến 31/6/2008, SCIC nhận 876 doanh nghiệp với giá trị vốn Nhà nước là 8.035 tỷ đồng. Sau khi tiếp nhận các doanh nghiệp, SCIC thể hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước thông qua người đại diện của SCIC tại doanh nghiệp. Đối với công ty TNHH một thành viên, người đại diện có quyền và nghĩa vụ: thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn SCIC đã đầu tư tại công ty; quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, bổ nhiệm miễn nhiệm các chức danh quản lý công ty, thành viên HĐQT, giám đốc, (Tổng giám đốc) hoặc chủ tịch HĐQT; quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của công ty; thực hiện giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty; quyết định các dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị lớn hơn 50% tổng trị giá tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty; quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau thuế; quyết định tổ chức lại công ty và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều lệ của SCIC. Đối với công ty liên doanh và công ty TNHH có hai thành viên trở lên, người đại diện có quyền và nghĩa vụ sau: chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn của Tổng công ty góp; được chia lợi nhuận sau thuế tương ứng với phần vốn góp vào công ty; được cử người tham dự hội đồng thành viên, tham gia thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên; có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần góp vốn; xem sổ đăng ký thành viên, sổ kế toán, báo cáo tài chính hàng năm, các tài liệu khác và bản trích lục hoặc bản sao các tài liệu này; nhận lại giá trị hoặc tài sản của công ty khi bị phá sản hoặc giải thể; được ưu tiên góp vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ, được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của SCIC theo quy định của luật doanh nghiệp; thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ công ty. Đối với công ty cổ phần, người đại diện có quyền và nghĩa vụ sau: được tham dự và biểu quyết tất cả các vốn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi phần vốn góp; được chuyển nhượng cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty, được nhận cổ tức và mua cổ phần mới chào bán tương ứng với cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty; được đề cử người vào HĐQT và BKS của công ty; được nhận phần vốn hoặc tài sản còn lại nếu doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quyết định của Pháp luật. Quản lý vốn đầu tư của SCIC tại doanh nghiệp Quản lý vốn Nhà Nước tại doanh nghiệp để tạo ra giá trị và hiệu quả tối đa là một nhiệm vụ quan trọng của SCIC được Nhà nước giao cho. Thực hiện nhiệm vụ này, SCIC tiếp tục chuyển đổi, cơ cấu lại doanh nghiệp theo hướng: tập trung thoái đầu tư với những doanh nghiệp Nhà Nước không cần thiết phải đầu tư theo hướng giảm số lượng, tăng chất lượng quy mô, tập trung vào những lĩnh vực chiến lược có tác động thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; triển khai tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua việc tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược có năng lực trong và ngoài nước cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đấu giá, niêm yết trên thị trường chứng khoán qua đó có được giá trị gia tăng tối đa cho phần vốn Nhà Nước đầu tư tại doanh nghiệp, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp tục nâng cao giá trị thương hiệu và có điều kiện phát triển bền vững, đóng góp cho sự phát triển lành mạnh của thị trường vốn. Để thực hiện được điều này, các doanh nghiệp tiếp nhận về SCIC sẽ được phân loại theo các tiêu chí thông thường, đánh giá để có các phương án quản lý, đầu tư phù hợp với từng nhóm. Dự kiến các doanh nghiệp sẽ được phân theo 3 nhóm lớn. Nhóm A: các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực then chốt, SCIC sẽ tập trung tái cơ cấu với tư cách là nhà đầu tư, củng cố nâng cao giá trị công ty để giúp các doanh nghiệp phát triển. Mở rộng quy mô vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư, giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường vốn trong nước và quốc tế. Nhóm B: áp dụng các biện pháp linh hoạt nhằm tăng trưởng và phát triển vốn Nhà Nước thông qua việc niêm yết và đấu giá trên thị trường chứng khoán. Nhóm C: Từng bước thực hiện thoái đầu tư vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp để tập trung vốn vào các dự án chiến lược tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khác tham gia. Từng bước cổ phần hoá các doanh nghiệp nhỏ và triệt thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp này Có thể coi quá trình cải cách các doanh nghiệp Nhà Nước như là việc chính thức hoá những diễn biến trên thực tế. Đó là một quá trình hợp lý hoá những doanh nghiệp Nhà Nước dưới dạng "những công ty cổ phần ảo" thành những công ty cổ phần hợp pháp. Phần lớn những doanh nghiệp Nhà Nước bị lỗ, làm thất thoát các nguồn lực của Nhà Nước và đóng góp rất ít cho Ngân sách Nhà Nước là những doanh nghiệp Nhà Nước nhỏ, trực thuộc các cơ sở của các bộ chủ quản hoặc các cấp chính quyền địa phương mà qua đó Chính phủ trung ương rất ít có quyền kiểm soát. Việc chuyển đổi những doanh nghiệp Nhà Nước nhỏ là một cố gắng để cải thiện năng lực kinh tế mà cũng là một biện pháp qua đó Chính phủ trung ương có thể phá bỏ quyền lực của chính quyền các cấp mà trước đó đã sử dụng những doanh nghiệp Nhà Nước nhỏ làm công cụ để làm thất thoát tài sản của Nhà Nước và thu lợi riêng từ các ưu đãi của Nhà Nước. Thực hiện từng bước cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà Nước lớn đồng thời giữ lại cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp này Việc Nhà Nước giữ lại các doanh nghiệp lớn cũng không có gì khó lý giải. Việt Nam vẫn chưa bước vào chương trình tư nhân hoá nhanh chóng. ở khởi điểm của cuộc cải cách Việt Nam là một nước XHCN có định hướng tạo ra một vai trò chính thức lớn hơn cho hoạt động của khu vực tư nhân. Nhà Nước hoàn toàn có dự định tiếp tục tham gia vào quá trình sản xuất "kinh tế Nhà Nước đóng một vai trò chủ đạo" tiếp tục được coi là điều tất yếu (Van Arkadie và Mallon (2003). Ví dụ: Nghị quyết 5 kỳ họp thứ 3 Đại hội Đảng IX ngày 24/9/2001 nêu rằng: "Doanh nghiệp Nhà Nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và là lực lượng nòng cốt và chủ yếu của kinh tế Nhà Nước trong việc đảm bảo vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" và rằng "đa số các doanh nghiệp Nhà Nước phải là các doanh nghiệp Nhà Nước quy mô vừa hoặc lớn". Bảng 2.5. Chỉ số tài chính của các doanh nghiệp Nhà Nước 1997 Đơn vị tính: tỷ đồng Công ty 100 công ty lớn nhất 200 công ty lớn nhất Tổng Tổng vốn Nhà Nước 40.492 44.332 70.075 Tổng đóng góp cho ngân sách 14.094 15.651 23.919 Tổng lợi nhuận trước thuế 3.275 4.942 8.177 Tổng nợ 29.369 40.237 101.439 Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (1999) Bảng 2.5 thể hiện tầm quan trọng của việc giữ lại các doanh nghiệp Nhà Nước lớn. Những doanh nghiệp Nhà Nước lớn giai đoạn này chiếm hơn 1/2 nguồn thu ngân sách năm 1997. Khoảng 1/3 lợi nhuận trước thuế và 1/3 tổng nợ. Những doanh nghiệp Nhà Nước lớn cũng là những công cụ qua đó Chính phủ có thể thực hiện những kế hoạch Nhà Nước và những chính sách sau khi xoá bỏ kế hoạch hoá tập trung. Quá trình cải cách đang mở rộng để bao gồm những doanh nghiệp Nhà Nước lớn và những tổng công ty. Mục đích yêu cầu nêu ra của cải cách doanh nghiệp Nhà Nước là chuyển đổi tất cả doanh nghiệp Nhà Nước thành các công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp đến năm 2010. (Nguồn VDR 2006) nội dung này được phản ánh trong tài liệu sau: Quyết định 58 ngày 26/4/2002 được sửa đổi bằng quyết định 155 ngày 24/8/2004 phân loại các ngành chiến lược trong đó Nhà Nước sẽ giữ 100% và 50% cổ phần trong các công ty với những doanh nghiệp Nhà Nước còn lại thì không cần Nhà Nước nắm giữ cổ phần đa số sau khi chuyển đổi. Luật doanh nghiệp Nhà Nước 2003 đưa ra mô hình công ty cổ phần đối với các Tổng công ty trong đó tất cả các công ty thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Nghị quyết 34 ngày 03/02/2004 yêu cầu mở rộng chương trình cổ phần hoá để gộp cả những doanh nghiệp Nhà Nước lớn và các Tổng công ty. Nghị định 153 ngày 09/8/2004 đưa ra mô hình công ty mẹ – công ty con để tổ chức các Tổng công ty cùng với tất cả các công ty thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Nghị định 84 ngày 13/5/2004 yêu cầu cổ phần hoá thí điểm 3 Tổng công ty lớn. Nghị định 187 ngày 16/11/2004 mở rộng phạm vi đến những doanh nghiệp Nhà Nước lớn, các Tổng công ty và các Ngân hàng thương mại Nhà Nước. Việc mở rộng cải cách theo dự định này liên quan tới hai yếu tố: + Những ngành chiến lược của Nhà Nước và cơ cấu của các Tổng công ty dựa trên cấp độ, quyền hạn được quy định trong Luật doanh nghiệp. Các ngành chiến lược của Nhà Nước là các ngành kinh tế trong đó Nhà Nước sẽ nắm giữ vai trò kiểm soát. Những ngành này được xác định bằng mức độ yêu cầu đầu tư của Nhà Nước cho từng ngành cụ thể cùng những điều kiện bổ sung dựa trên quy mô của các công ty. + Những công ty được cơ cấu lại thành mô hình công ty mẹ – công ty con thì tất cả các doanh nghiệp thành viên phải chuyển đổi và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, ảnh hưởng chi phối của công ty mẹ đối với công ty con được xác định bằng cấp độ đầu tư trong các công ty thành viên. Mô hình này đã trở thành mô hình dự kiến cho tất cả các Tổng công ty. Nhà Nước sẽ giữ cổ phần đa số trong các công ty mẹ hoạt động trong các ngành chiến lược. Khi các công ty thành viên chuyển đổi thì cơ cấu công ty và cấp độ quyền hạn được quy định trong Luật doanh nghiệp sẽ quyết định mức độ chi phối của Nhà Nước đối với những công ty này thông qua Tổng công ty. Là một phần của quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà Nước, Chính phủ đã đưa ra những danh mục, những ngành mà Chính phủ sẽ giữ quyền kiểm soát. "Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà Nước" không được xác định rõ cho đến khi ban hành Chỉ thị 20 ngày 21/4/1998, Chỉ thị đưa ra danh mục những ngành trong đó Nhà Nước sẽ không cổ phần hoá doanh nghiệp mà Nhà Nước sẽ giữ độc quyền hoặc cổ phần đa số. Nghị định 44 năm 1998 là nghị định hướng dẫn khi cổ phần hoá bắt đầu được đẩy mạnh, kết hợp với danh mục đi kèm Chỉ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuá trình chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà Nước, quá trình tiếp nhận phần vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn N.doc
Tài liệu liên quan