Luận văn Giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa tổng công ty thép Việt Nam

MỤC LỤC

 

Phần mở đầu 1

Chương 1 : Sự cần thiết cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở

Việt nam 2

1.1 Cổ phần hóa DNNN 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Mục tiêu cổ phần hóa : 3

1.1.3 Các hình thức và mức độ cổ phần hóa 5

1.2 Quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt nam 6

1.2.1 Thực trạng 6

1.2.1.1 Giai đoạn trước khi có thị trường chứng khoán( 1992-1999) : 6

1.2.1.2 Giai đoạn sau khi thị trường chứng khoán ra đời (2000-2008) 9

1.2.2 Khó khăn sau CPH ở Việt nam 11

1.2.2.1 Khó khăn về vốn và khả năng huy động từ hệ thống tài chính 12

1.2.2.2 Những khó khăn về chất lượng nguồn nhân lực 13

1.2.2.3 Sự bất cập về quản trị điều hành. 14

1.2.2.4 Hạn chế về trang thiết bị công nghệ. 15

1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình cổ phần hóa 16

1.3.1 Định giá doanh nghiệp 16

1.3.2 Đối tác chiến lược 17

1.3.3 Nợ xấu 18

1.3.4 Hành lang pháp lý và tính nhất quán trong chỉ đạo thực hiện 18

1.3.5 Sự phát triển ổn định của TTCK 19

1.4 Điều kiện thúc đẩy CPH 19

1.5 Những vấn đề cần chú ý khi thực hiện cổ phần hóa 25

1.6 Lý thuyết trò chơi (LTTC) 28

1.6.1 Định nghĩa 28

1.6.2 Lịch sử ra đời 29

1.6.3 Biểu diễn trò chơi 30

1.6.4 Cân bằng Nash 31

Chương 2 : Thực trạng cổ phần hóa ở Tổng công ty Thép Việt nam 33

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển tổng công ty thép Việt nam 33

2.1.1 Giai đoạn hình thành: 33

2.1.2 Giai đoạn 2000 đến nay 33

2.2 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu 34

2.3 Mô hình tổ chức 34

2.3.1 Cơ cấu tổ chức 34

2.3.2 Sơ đồ tổ chức : 35

2.4 Kết quả kinh doanh của tổng công ty 35

2.4.1: Giai đoạn 1995-2005 35

2.4.2 Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty giai đoạn 2006-2007 36

2.4.3 Kết luận 37

2.5 Thực trạng thúc đẩy CPH ở tổng công ty thép Việt nam 37

2.5.1 Hành lang pháp lý cho việc thành lập Công ty mẹ- Tổng công ty Thép Việt nam 37

2.5.2 Thực trạng CPH tại tổng công ty Thép Việt nam 40

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy cổ phần hoá 46

3.1 Định hướng phát triển của tổng công ty thép: 46

3.2 LTTC giải thích xu thế tất yếu của CPH: 47

3.3 Giải pháp thúc đẩy CPH : 57

3.2.1 Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa cho doanh nghiệp 58

3.2.2 Kiến nghị lên Chính phủ: 58

Kết luận 65

Tài liệu tham khảo

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa tổng công ty thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty cổ phần hóa xong còn thua lỗ và yếu kém hơn trước.. Như vậy thì dù cổ đông có năng động, có đặt mục tiêu cao bao nhiêu, tình hình doanh nghiệp vẫn không thể có bước ngoặt quyết định. Trước đây ta để cho doanh nghiệp tự định giá, rồi sau đó là tạo ra hội đồng định giá, cố nghĩ rằng với bản lĩnh chính trị người ta sẽ không móc ngoặc tham nhũng, nhưng thực tế không được như vậy . Ở không ít doanh nghiệp người ta đã định giá không đúng và thấp hơn rất nhiều so với thực tế , như vậy những cán bộ không trong sạch sẽ mua được nhiều cổ phần với giá thấp và hưởng lợi một cách bất chính , trong khi đó nhà nước thu về được ít vốn hơn gây thất thoát rất lớn. Bên cạnh đó chúng ta vẫn qui định phải bán giá ưu đãi cho người lao động, cho lãnh đạo doanh nghiệp một phần quá lớn, giá đã thấp hơn thực tế rồi còn ưu đãi nữa thì nhà nước thu về lại càng ít nữa.Việc làm đó hoàn toàn mang tính đạo đức ,việc đắt rẻ không phải trong phạm trù đạo đức mà nó là khái niệm của thị trường. Chúng ta đang sống trong nền kinh tế thị trường nên phải chấp nhận những quy luật của thị trường chứ không nên theo ý muốn chủ quan. Mong muốn cổ phần hóa không phải tư nhân hóa nên chúng ta dành một lượng đáng kể cổ phiếu để bán ưu đãi cho công nhân. Đấy là việc tốt nhưng thực tế nó có đồng nghĩa với việc chuyển sở hữu nhà nước cho tập thể công nhân không, hay nó đang là cơ hội cho nhiều kẻ tham ô, lũng đoạn? Thực tế nếu công nhân nắm được cổ phần thì đó chỉ là tỉ lệ cực nhỏ, không đáng kể. Tiếng là 10-20% nhưng những công nhân lẻ loi liệu có thể đòi được quyền mua công bằng? Qua 1-2 năm, thậm chí chỉ vài tháng, chỉ còn rất ít người giữ được “quyền làm chủ” của mình qua việc chiếm giữ cổ phiếu. Hoặc là cổ phiếu đó được bán tự do, hoặc chính những người lãnh đạo doanh nghiệp mua, mở đường cho cá nhân nào đấy, có thể là chính lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước sở hữu công ty.Cơ chế và cách quản lý cổ phần hóa như thế thì không thể không thất thoát. Người ta có thể định giá thấp doanh nghiệp, thậm chí giấu tịt một khoản vốn tương đối mà không ai biết. Vì vậy nên ngay cả những công ty nhỏ khi “lên sàn” giá cũng thường tăng gấp nhiều lần là chuyện bình thường và tất nhiên được lợi là rất ít cá nhân trong khi thiệt hại thuộc về nhà nước và người lao động doanh nghiệp đó 1.5 Những vấn đề cần chú ý khi thực hiện cổ phần hóa Nội dung cốt lõi của đường lôi đổỉ mới của đảng và nhà nước ta là phát triển sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN với mục tiêu làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Với cơ chế thông thoáng hơn đã thúc đẩy sự ra đời của hàng trăm nghìn doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân, hàng trăm nghìn trang trại, củng cố kiện toàn và sự ra đời của hàng chục nghìn hợp tác xã bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước . Sự xuất hiện các thành phần kinh tế khác là phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới . Qua hơn 20 năm sau thời kì đổi mới các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định được vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế . Đã xuất hiện những tập đoàn kinh tế với năng lực tài chính hùng mạnh , trình độ quản lý cao, dây chuyền sản xuất hiện đại hơn hẳn các doanh nghiệp nhà nước . Trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước thì phần lớn làm ăn thua lỗ, kém năng động, khó lòng đảm đương được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân .Đứng trước tình hình đó Chính phủ đã đẩy mạnh đổi mới các doanh nghiệp nhà nước mà quan trong nhất là thúc đẩy quá trình cổ phần hóa . Đẩy mạnh cổ phần hóa là một chiến lược đúng đắn cần phát huy ít nhất là trong thời điểm hiện tại . Tuy nhiên, trong quá trình cổ phần hóa có một số vấn đề cần chú ý : Thứ nhất: cổ phần hóa nhưng việc định giá doanh nghiệp phải theo giá thị trường trên cơ sở đấu giá công khai, minh bạch để hình thành giá trị thị trường của doanh nghiệp. Tránh tình trạng bán tống, bán tháo làm thất thoát tài sản của Nhà nước, của toàn dân - thành quả của bao nhiêu năm xây dựng và phát triển. Thứ hai: cổ phần hóa để đa dạng hóa sở hữu vốn tại doanh nghiệp, tránh tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, để rồi hình thành các tỉ phú trên cơ sở tài sản của Nhà nước. Đối với nước ta trước đây cần tránh tình trạng cổ phần hóa như đã xảy ra đối với khách sạn Phú Gia mà tổng giá trị doanh nghiệp còn thấp hơn cả giá đất, chưa kể vị trí đắc địa hay thương hiệu của các doanh nghiệp này. Cần tránh tình trạng tư nhân hóa trong thời kỳ đầu của nước Nga để rồi mới chỉ sau mười lăm năm chuyển từ cơ chế phân phối bình quân sang cơ chế thị trường mà tổng tài sản của các tỉ phú đã chiếm tới một phần tư GDP của cả nước Thứ ba: cổ phần hóa để người lao động tại doanh nghiệp có vị thế mới là trở thành cổ đông - chủ sở hữu một phần vốn của doanh nghiệp - có quyền tham gia vào việc quyết định đối với doanh nghiệp. Việc dành một lượng cổ phiếu ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là cần thiết và do được định giá theo giá thị trường nên thị giá sẽ đủ lớn, cũng không có sự chênh lệch lớn về giá cả sẽ giảm bớt việc "bán lúa non", việc mua vét của một số cá nhân, dẫn đến tình trạng người lao động trở thành trắng tay, hoàn toàn trở thành người làm thuê, còn một số cá nhân sẽ thâu tóm quyền lực của công ty sau khi đã mua vét các cổ phiếu của người lao động "bán lúa non". Thứ tư: khắc phục tình trạng bình mới, rượu cũ, tức là doanh nghiệp đã chuyển sang công ty cổ phần, nhưng bộ máy nhân sự vẫn không được đổi mới, vẫn những người kém năng lực lãnh đạo làm cho doanh nghiệp hoạt động không khác trước là mấy. Vai trò làm chủ, quyền giám sát , bày tỏ ý kiến của các cổ đông và người lao động bị hạn chế. Thứ năm: khắc phục tình trạng phân biệt đối xử của các ngành các cấp đối với những doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa với những doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hóa còn do các bộ/ngành chủ quản, tỉnh/thành phố (thậm chí còn phân cấp cho sở/ngành) chủ quản theo kiểu con nuôi, con đẻ. Tình hình trên đòi hỏi cần khẩn trương xóa bỏ cơ chế bộ/ngành chủ quản, tỉnh/thành phố chủ quản Thứ sáu: tránh nóng vội ,CPH một cách không tính toán . Nếu ép cổ phần hóa nhưng doanh nghiệp không đạt được mục tiêu, tài sản của Nhà nước bị bán rẻ thì không nên ép, nhất là về mặt dư luận. Nếu có, chỉ có thể ép các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kèm theo đó là một số cơ chế như buộc người quản lý bãi nhiệm nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Nếu làm được như vậy, người quản lý sẽ phải tự tìm kiếm phương thức sản xuất kinh doanh hiệu quả mà một trong số đó là cổ phần hóa Thứ bảy: cổ phần hóa cũng phải đi kèm cải cách thị trường liên quan, cho phép người chủ sở hữu mới vận hành có lãi, đồng thời, đảm bảo lợi ích công chúng được bảo vệ. Ví dụ cổ phần hóa ngành thép cần phải cho họ môi trường làm ăn thuận lợi như cho phép khai thác những mỏ quặng với giá rẻ , thông thoáng hơn trong việc định giá thép trên thị trường ,tạo điều kiện kinh doanh bình đẳng với các doanh nghiệp khác chưa CPH .Tuy nhiên bên cạnh đó phải có những quy định bắt buộc để không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường , tới người lao động Để thúc đẩy quá trình CPH các DNNN chúng ta có thể thực hiện nhiều chiến lược khác nhau . Trong quá trình CPH chúng bắt gặp nhiều mâu thuẫn đối kháng nhau như mâu thuẫn trong chính doanh nghiệp, mâu thuẫn giữa chính phủ và doanh nghiệp , giữa doanh nghiệp đã CPH với doanh nghiệp chưa CPH, giữa doanh nghiệp và môi trường xung quanh Lý thuyết trò chơi ( LTTC) là một lý thuyết nghiên cứu rất rộng lớn trong đó có nghiên cứu cách giải quyết các mâu thuẫn giữa các chủ thể khác nhau , nhằm tìm ra một kết cục tốt nhất cho các bên. Chúng ta sẽ sử dụng LTTC để giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình CPH cũng như hậu CPH nhằm tìm cách thúc đẩy tiến trình CPH theo kế hoạch mà chính phủ đề ra 1.6 Lý thuyết trò chơi (LTTC) 1.6.1 Định nghĩa Lý thuyết trò chơi hay lý thuyết tương tác chiến lược là lý thuyết nghiên cứu các tình huống chiến lược trong đó mỗi người chơi tham gia sử dụng logic lựa chọn các hành động khác nhau để cố gắng đem về cho mình lợi ích tốt nhất Tên gọi trò chơi cũng được bắt nguồn từ những trò chơi nhiều người tham gia như: cờ vua , cờ vây, nhưng sau đó được mô hình hóa lên để giải quyết các vấn đề trong đời sống như : cạnh tranh hợp tác , đấu giá , mặc cả , bầu cử , xung đột chiến trạnh Trò chơi ở đây không phải dựa vào may rủi thuần túy mà đòi hỏi mỗi người chơi phải sử dụng đầu óc để phân tích , suy xét dựa trên suy luận logic . LTTC nghiên cứu các quyết định được đưa ra trong môi trường các đối thủ tương tác với nhau.Điều nay tuân theo một nguyên lý của kinh tế học là con người phản ứng với các kích thích. Tức là hành động của mỗi người chơi không được lập trình bất biến từ trước mà nó phụ thuộc vào các hành động của những người chơi còn lại , quyết định có thể thay đổi khi các kích thích thay đổi .Không có gì là bất biến ! Biểu diễn dạng chuẩn của một trò chơi n đấu thủ là chỉ rõ các không gian chiến lược S1,S2,S3,Sn của các đấu thủ và các hàm thu hoạch u1,u2,u3,un của họ. ta kí hiệu trò chơi này là G={S1,Sn ; u1,un} 1.6.2 Lịch sử ra đời Mầm mống của LTTC xuất hiện từ rất lâu. Nhứng thảo luận đầu tiên được biết đến trong một lá thư của Jame waldegrave vào năm 1713 . Trong đó tác giả đã đưa ra một lời giải cho một chiến thuật hỗn hợp cho một trò chơi đánh bài hai người chơi . Tuy nhiên nó chưa thực sự được mở rộng nghiên cứu .Phải đến khi xuất hiện tác phẩm “ Nghiên cứu về những định luật toán học của lý thuyết tài sản” của Cournot vào năm 1838 thì những phân tích mở rộng về lý thuyết trò chơi mới được phát triển. Tuy nhiên để tồn tại như một nghành khoa học thực sự thì phải đến năm 1928 khi John von Neumann xuất bản một loạt bài báo công bố những công trình nghiên cứu dưới dạng toán học . Đến năm 1950 John Nash đã phát triển lý thuyết riêng của mình hướng tới việc lựa chọn các chiến thuật tối ưu cho các trò chơi có nhiều người chơi. Điểm tối ưu đó là cân băng Nash nổi tiếng . Vào năm 1965 Selten giới thiệu khái niệm lời giải của các cân bằng lý tưởng của các trò chơi con và hoàn thiện cân bằng Nash . Trong những năm 1970 LTTC được ứng dụng rộng rãi vào sinh học nhờ kết quả các công trình của Smith và chiến lược tiến hóa bền vững của ông. Năm 2005 hai lý thuyết gia Thomas Schelling và Robert Aumann đoạt giải Nobel về kinh tế nhờ những đóng góp làm hoàn thiện LTTC LTTC đã có quá trình phát triển lâu dài và ngày càng hoàn thiện để giải nhiều vấn đề của đời sống xã hội. Nó đã trở thành công cụ để nghiên cứu nhiều lĩnh vực từ khoa học chuyên nghành như sinh học , chính trị học , tin học cho tới môn khoa học tổng quát là Triết học LTTC cũng có thể giúp chúng ta tìm hiểu nghiên cứu động cơ của hành vi , lý do quyết định hành vi của các người chơi khi tham gia vào trò chơi .Chẳng hạn như: vấn đề kí kết các văn kiện hợp tác tác trong quan hệ thương mại , khó khăn trong cải cách các xí nghiệp quốc doanh , tại sao nạn tham nhũng lan tràn ở một số quốc gia LTTC có vai trò to lớn trong đời sống , nắm bắt được LTTC sẽ giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống cũng như nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân .Bài viết này sẽ dùng LTTC giải thích cổ phần hóa (CPH) là một xu thế tất yếu , cũng như chỉ ra một số ứng dụng của nó vào một số vấn đề liên quan tới CPH 1.6.3 Biểu diễn trò chơi Dạng chuẩn tắc : Mỗi trò chơi được biểu diễn dưới dạng một ma trận mà ma trận này có thể biểu diễn sự có mặt của mỗi người chơi , của tập hợp các chiến lược mà mỗi người chơi lựa chọn và kết quả tương ứng với mỗi người chơi khi sử dụng các chiến lược trong không gian chiến lược của mình . Có hai cách biểu diễn trò chơi là ở dạng chuẩn tắc vào ở dạng mở rộng . B1 B2 A1 1 3 4 6 A2 2 5 3 7 Cách biểu diễn này làm một ma trận cho biết thông tin về các đấu thủ , chiến lược và kết quả Ở ví dụ trên là trò chơi gồm hai đấu thủ A và B . Mỗi người đều có hai chiến lược lần lượt là A1,A2 và B1, B2 . kết quả trò chơi được ghi ở các ô . Chẳng hạn , nếu đấu thủ A chọn chiến lược A1 và đấu thủ B chọn chiến lược B2 thì kết quả là A nhận được 4 điểm còn B nhân được 6 điểm.Trò chơi biểu diễn dưới dạng chuẩn tắc là mỗi người chơi hành động một cách đồng thời hoặc hành động khi không biết về hành động của những người chơi khác Dạng mở rộng : Cách biểu diễn dạng này là một sơ đồ hình cây . Mỗi đỉnh biểu diễn một điểm mà mỗi người chơi có thể lựa chọn. Tên người chơi ghi ở cạnh đỉnh , các đoạn thẳng đi ra từ đỉnh đó biểu diễn các hành động có thể của người chơi đó . Kết quả được ghi ở đáy cây Ở ví dụ trên là trò chơi gồm hai đấu thủ A và B . Đấu thủ A có thể lựa chọn ba chiến lược là 1,2,3 ứng với mỗi chiến lược của A thì B có hai chiến lược A B B B Một trò chơi biểu diễn dưới dạng mở rộng có thể biểu diễn khi các đấu thủ biết được thông tin về nhau cũng như không biết về nhau . Thường được áp dụng cho các dạng tổng quát 1.6.4 Cân bằng Nash Định nghĩa: Trong trò chơi dạng chuẩn n đấu thủ G={S1,,Sn ; u1,un} các chiến lược ( s1*,,sn*) là một cân bằng Nash nếu đối với mỗi đấu thủ I , si* là một phản ứng tốt nhất của đấu thủ I trước các chiến lược đã cho đối với n-1 đấu thủ còn lại ( s1*,,si-1*,si+1*,sn*) : ui ( s1*,,si-1*,si*,si+1*,,sn*)>=ui (s1*,,si-1*,si,si+1*,sn*) với mọi chiến lược khả thi si thuộc Si nghĩa là si* là nghiệm của bài toán max ui ( s1*,,si-1*,si,si+1*,,sn*) Bằng các công thức toán học ta có thể chứng minh rằng có thể tồn tại nhiều cân băng Nash trong một trò chơi Ứng dụng : Có thể nói cân bằng Nash là trạng thái tốt nhất mà tất cả mọi người chơi đều có phản ứng tối ưu trước một hoàn cảnh nhất định và ai cũng thỏa mãn. Trong một trò chơi có thể có nhiều cân bằng Nash . Cân bằng Nash thường được dùng để phân tích dự đoán diễn biến cũng như kết cục của mỗi cuộc chơi bởi đó là trạng thái có xác suất xảy ra cao nhất do bất cứ người chơi sáng suốt nào cũng hướng tới . Tuy nhiên cân bằng Nash chỉ đúng khi những giả thiết của trạng thái đó xảy ra .Trên thực tế không phải lúc nào trò chơi cũng ở trạng thái cân bằng Nash vì mỗi người chơi có thể hành động không khôn ngoan . Tuy có một số hạn chế nhưng cân bằng Nash vẫn được sử dụng rộng rãi để giải thích rất nhiều các vấn đề của đời sống . Chương 2 : Thực trạng cổ phần hóa ở Tổng công ty Thép Việt nam 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển tổng công ty thép Việt nam 2.1.1 Giai đoạn hình thành Ngày 29 tháng 4 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 255/TTg thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam.  Ngày 25 tháng 01 năm 1996, Chính phủ có Nghị định số 03/CP phê chuẩn Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thép Việt Nam, là một pháp nhân kinh doanh, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước.  Tại thời điểm này, Tổng công ty có 16 đơn vị thành viên (Công ty Xây lắp và Trường Công nhân kỹ thuật luyện kim chuyển từ Bộ Công nghiệp về làm thành viên Tổng công ty); 4 công ty liên doanh với Tổng công ty và 8 công ty liên doanh với các đơn vị thành viên. Thành tựu nổi bật của Tổng công ty Thép Việt Nam trong 5 năm (1995-1999) đã cùng với ngành Thép Việt Nam nỗ lực phấn đấu, cơ bản thoả mãn nhu cầu trong nước về hầu hết các chủng loại thép xây dựng thông thường và thực hiện được mục tiêu của Bộ Chính trị “trong một số năm trước mắt đáp ứng đủ nhu cầu thép xây dựng thông thường cho xã hội”. 2.1.2 Giai đoạn 2000 đến nay Thời kỳ 2000-nay , Tổng công ty tổ chức triển khai các dự án đầu tư có quy mô lớn, tiếp tục thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp sâu rộng và có nhiều bước phát triển nhanh chóng . Đến nay tổng công ty đã sở hữu 22 công ty cổ phần với tỷ lệ sở hữu khác nhau và 17 công ty liên doanh liên kết , đóng vai trò rất quan trọng góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và ổn định thị trường 2.2 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu Tổng công ty hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu sau : Khai thác quặng sắt, than mỡ và các nguyên liệu trợ dung liên quan đến công nghiệp sản xuất thép. Sản xuất gang thép và các kim loại khác; vật liệu chịu lửa; thiết bị, phụ tùng luyện kim; các sản phẩm thép sau cán và một số sản phẩm phi kim loại như gạch ốp lát, xi măng,... Kinh doanh các sản phẩm thép , phôi thép, phế liệu kim loại, kim loại màu và các sản phẩm khác phục vụ ngành luyện kim. Thực hiện các dịch vụ liên quan đến ngành thép. Thiết kế, chế tạo và thi công xây lắp các trang thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất thép và ngành liên quan khác. Đào tạo và nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho ngành sản xuất thép. Tổ chức đưa lao động Việt Nam sang làm việc và tu nghiệp tại nước ngoài. Kinh doanh khách sạn và các dịch vụ khác. 2.3 Mô hình tổ chức 2.3.1 Cơ cấu tổ chức Đứng đầu là hội đồng quản trị là đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại tổng công ty . Có quyền nhân danh tổng công ty quyết định những vấn đề liên quan tới việc xác định và thực hiện mục tiêu , nhiệm vụ và quyền lợi của tổng công ty .Hội đồng quản trị hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo .Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị Ban kiểm soát là do hội đồng quản trị công ty mẹ quyết định thành lập theo luật doanh nghiệp nhà nước . Hoạt động theo điều lệ và tổ chức hoạt động của tổng công ty và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của hội đồng quản trị Tiếp đến là tổng giám đốc , các phó tổng giám đốc , các trưởng phòng phó phòng . Ở các đơn vị thành viên cũng thực hiện theo nguyên tắc trên 2.3.2 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty thép có 20 đơn vị thành viên được phân loại theo từng lĩnh vực hoạt động Khối sản xuất gồm: Cty gang thép Thái nguyên , Cty thép miền Nam , Cty thép Đà nẵng , Cty thép tấm lá Phú mỹ , Cty Cp vật liệu chịu lửa Trúc thôn , Cty Cp cơ điện luyện kim Khối thương mại gồm : CTCP kim khí Hà nội , CTCP kim khí TPHCM , CTCP kim khí miền trung , CTCP kim khí Bắc thái Khối nghiên cứu đầu tư gồm : Viện luyện kim đen, trường đào tạo nghề cơ điện luyện kim Khối liên doanh liên kết gồm : Cty thép Vinakyoei , Cty thép VCS- POSCO , Cty TNHH Nasteel Vina, Cty liên doanh sản xuất thép Vinausteel , Cty ống thép Việt nam- Vinapipe, Cty liên doanh trung tâm thương mại quốc tế IBC , Cty TNHH cảng quốc tế Thị vải, Cty gia công thép Vinanic 2.4 Kết quả kinh doanh của tổng công ty 2.4.1 Giai đoạn 1995-2005 Trong 5 năm từ 2000 đến 2004, Tổng công ty liên tục hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch, đạt được các thành tựu nổi bật sau: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2004 đạt 4.180 tỷ đồng, tăng 94,5% so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 17%; năm 2004 tăng 155% so với năm 1995. Tổng doanh thu năm 2004 đạt 13.908,1 tỷ đồng, tăng 117,6% so với năm 2000 và tăng 187,3% so với năm 1995. Trong 5 năm đóng góp cho ngân sách nhà nước 2.050,1 tỷ đồng, năm 2004 tăng 117,7% so với năm 2000 và tăng 187,3% so với năm 1995; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2004 đạt 22,3%/năm. Cơ cấu chủng loại sản phẩm đã và đang được đa dạng hoá, bên cạnh phôi thép và thép cán (thép thanh, thép dây), đến năm 2005 Tổng công ty có thêm các sản phẩm mới như thép hình, thép lá, ống thép, vật liệu luyện kim và vật liệu xây dựng v.v... Trình độ công nghệ sản xuất, so với thời kỳ năm 1995 đến nay một số nhà máy mới đạt mức tiên tiến trong khu vực và thế giới với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. 2.4.2 Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty giai đoạn 2006-2007 Kết quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty năm 2007 vừa qua rất khả quan mặc dù thị trường trong nước và thế giới có nhiều biến động lớn . Năm 2007 doanh thu và lợi nhuận vượt xa so với năm 2006 , thể hiện qua bảng sau : Đơn vị tính: triệu đồng Về tình hình thực hiện nghĩa vụ của tổng công ty với ngân sách nhà nước: Đơn vị tính: triệu đồng Trong năm 2007, Công ty mẹ và các đơn vị thành viên đã thực hiện nghĩa vụ thuế với Ngân sách nhà nước 559.587 triệu đồng, đạt 125% so với năm 2006. Các nghĩa vụ thuế với Ngân sách Nhà nước được thực hiện và chấp hành nghiêm túc, đầy đủ và kịp thời. 2.4.3 Kết luận Dựa vào các số liệu thực tế cho thấy trong nhưng năm qua TCT thép đã có những bước phát triển mạnh mẽ đóng góp đáng kể cho nền kinh tế mặc dù gặp nhiều khó khăn bất lợi trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới .Thực tế cũng cho thấy rằng ở những doanh nghiệp đã CPH tình hình kết quả kinh doanh rất tốt, lợi nhuận tăng nhanh và vững chắc qua các năm . Điều đó chứng tỏ CPH là một chiến lược đúng đắn cần được đẩy nhanh hơn nữa 2.5 Thực trạng cổ phần hóa ở tổng công ty thép Việt nam 2.5.1 Hành lang pháp lý cho việc thành lập Công ty mẹ- Tổng công ty Thép Việt nam Cơ sở pháp lý mới nhất cho việc đổi mới tại tổng công ty Thép Việt nam là hai quyết định 266 và 267 của thủ tướng chính phủ . Theo đó hướng dẫn tiến hành chuyển đổi công ty Thép sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con . Hai quyết định được khái quát cơ bản như sau : QUYẾT ĐỊNH 267 Thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam ______ Thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty Thép miền Nam, Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp và các chi nhánh. 1. Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC) là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty khác; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại Công ty mẹ và vốn đầu tư vào các công ty khác; có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Thép Việt Nam trước đây. 2. Tên gọi đầy đủ: Tổng công ty Thép Việt Nam Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: VIETNAM STEEL CORPORATION. Tên gọi tắt: VNSTEEL. Viết tắt là: VSC 3. Trụ sở chính: số 91 Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Trụ sở phía Nam: số 56 phố Thủ Khoa Huân, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. QUYẾT ĐỊNH 266 Về việc phê duyệt Đề án chuyển Tổng công ty Thép Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con _________ Phê duyệt Đề án chuyển Tổng công ty Thép Việt Nam sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với những nội dung chính sau: 1. Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC) là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty khác; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại Công ty mẹ và vốn đầu tư vào các công ty khác. Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty Thép miền Nam, Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp và các chi nhánh. Công ty mẹ có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Thép Việt Nam trước đây. Bộ máy quản lý, điều hành của Công ty mẹ bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. 2. Mối quan hệ giữa Công ty mẹ với chủ sở hữu nhà nước và với các công ty con, công ty liên kết được thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ. 2.5.2 Thực trạng cổ phần hóa tại tổng công ty Thép Việt nam Để hiểu rõ hơn về thực trạng CPH tại tổng công ty Thép Việt nam ta tìm hiểu ở các khía cạnh sau: Về thời gian chuyển đổi: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khoá IX và Chương trình hành động của Chính phủ, Tổng công ty đã xây dựng Đề án sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty và ngày 25 tháng 02 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 223/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp đổi mới của Tổng công ty giai đoạn 2003-2005. Theo đề án được phê duyệt, Tổng công ty giữ nguyên một số doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; sáp nhập một số công ty tại khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và chuyển hai công ty thành viên thành công ty cổ phần. Ngày 12 tháng 11 năm 2003, Bộ Công nghiệp có Quyết định số 182/QĐ-BCN về việc sáp nhập Công ty Kinh doanh Thép và Vật tư Hà Nội vào Công ty Kim khí Hà Nội và Quyết định số 183/QĐ-BCN sáp nhập Công ty Kinh doanh Thép và Thiết bị công nghiệp vào Công ty Kim khí TP. Hồ Chí Minh. Ngày 16 tháng 12 năm 2003, Bộ Công nghiệp có Quyết định số 220/2003/QĐ-BCN chuyển Công ty Kim khí Bắc Thái thành Công ty cổ phần Kim khí Bắc Thái. Ngày 24 tháng 12  năm 2003, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp có Quyết định số 228/2003/QĐ-BCN thành lập Công ty Thép Tấm lá Phú Mỹ đơn vị thành viên Tổng công ty. Trụ sở tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là nhà máy thép cán nguội đầu tiên có công suất 205.000 tấn/năm của Tổng công ty. Ngày 10 tháng 8 năm 2004, Bộ Công nghiệp có Quyết định số 78/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Kim khí Hải Phòng thành Công ty cổ phần Kim khí Hải Phòng. Ngày 31 tháng 12 năm 2004, Bộ Công nghiệp có quyết định tiến hành cổ phần hoá 5 doanh nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7901.doc
Tài liệu liên quan