Luận văn Giải pháp thúc đẩy triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập (qua thực tiễn một số cơ sở đào tạo đại học công lập)

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO CÔNG LẬP THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM 6

1.1. Khái quát về đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm 6

1.1.1. Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập 6

1.1.2. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập 7

1.1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm 10

1.2. Cơ sở pháp lý để thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập 12

1.3. Mục tiêu, nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập 14

1.4. Nội dung thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập 16

1.4.1. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chung của đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập 16

1.4.2. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cá nhân và từng đơn vị trực thuộc 26

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và các lĩnh vực thực hiện quyền tự chủ của các các cơ sở đào tạo đại học công lập 27

1.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các các cơ sở đào tạo đại học công lập 27

1.5.2. Các lĩnh vực thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các cơ sở đào tạo đại học công lập 28

1.6. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong một số cơ sở đào tạo công lập ở nước ngoài 29

Chương 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 36

2.1. Tình hình triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các cơ sở đào tạo đại học công lập 36

2.1.1. Sự hình thành và phát triển hệ thống cơ sở đào tạo đại học công lập 36

2.1.2. Hoạt động quản lý đối với hệ thống cơ sở đào tạo đại học công lập khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 40

2.1.3. Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các cơ sở đào tạo đại học công lập 43

2.2. Thực trạng triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong một số cơ sở đào tạo đại học công lập 44

2.2.1. Thực trạng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) 44

2.2.2. Thực trạng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) 60

2.2.3. Thực trạng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội (ĐHTLHN) 66

2.3. Kết quả và hạn chế trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các cơ sở đào tạo đại học công lập 73

2.3.1. Kết quả 73

2.3.2. Hạn chế 75

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 80

Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TRIỂN KHAI CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO CÔNG LẬP 84

3.1. Phương hướng triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập 84

3.2. Các giải pháp thúc đẩy triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập 87

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập 87

3.2.2. Đổi mới cách thức quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các trường đại học theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học 90

3.2.3. Hoàn thiện phương thức hoạt động và quản lý của cơ sở đào tạo đại học công lập trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm 96

3.2.4. Đổi mới cơ chế tài chính trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo đại học công lập 98

3.2.5. Nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức của cán bộ, giảng viên, sinh viên các cơ sở đào tạo đại học công lập nhằm thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm 100

3.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện giải pháp triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các cơ sở đào tạo đại học công lập 102

3.3.1. Nhà nước sẵn sàng trao; Trường sẵn sàng nhận 102

3.3.2. Chuyển từ “xin cho ban phát” sang định hướng chiến lược 103

3.3.3. Thiết lập hội đồng trường 103

3.3.4. Hình thành văn hoá chất lượng 103

3.3.5. Xoá “độc quyền” trong giáo dục 104

KẾT LUẬN 106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

 

 

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3216 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thúc đẩy triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập (qua thực tiễn một số cơ sở đào tạo đại học công lập), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngành giáo dục-đào tạo (khoảng 1-2%); - Cấp bổ sung kinh phí cho kế hoạch phát triển về cơ cấu tổ chức và những nhiệm vụ quan trọng của ĐHQGHN. Ví dụ, cấp bổ sung kinh phí để triển khai dự án “đào tạo nguồn nhân lực tài năng”, cấp kinh phí hoạt động cho các đơn vị đào tạo, NCKH mới thành lập,… ĐHQGHN có 29 đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính ở ĐHQGHN, trong đó, 21 đơn vị đã xây dựng và công bố công khai chế độ quản lý tài chính và chế độ chi tiêu nội bộ của đơn vị nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp, khai thác nguồn thu, tăng thu, tiết kiệm chi. Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ được bàn bạc thống nhất trong nội bộ đơn vị, tập trung vào các quy định về chế độ công tác phí, chi tiêu hội nghị, tiếp khách, sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, điện, ô tô, chi nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm tài sản, chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập và sử dụng các quỹ. Việc xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ đã khắc phục những bất cập của một số định mức chi trong hoạt động của các đơn vị, bước đầu giải quyết những khó khăn về tài chính, đáp ứng các nhiệm vụ được giao. Bảng 2.3: Các nguồn tài chính của ĐHQGHN Đơn vị: Triệu đồng TT Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I NSNN cấp 556.575 773.354 894.615 1 Chi đầu tư phát triển 350.315 425.724 514.055 - Chi giáo dục đào tạo 316.315 375.224 445.355 - Chi KHCN 34.000 50.500 68.700 2 Nguồn kinh phí thường xuyên 206.260 347.630 380.560 - Đào tạo 165.460 301.390 328.270 - NCKH 39.400 44.840 50.890 - Sự nghiệp kinh tế 400 400 400 …CTMT ngành giáo dục đào tạo 1.000 1.000 1.000 II Các nguồn thu sự nghiệp và thu khác 115.875 135.141 152.685 III Nguồn vốn nước ngoài 35.128 45.836 56.849 1 Thu viện trợ, tài trợ 7.820 9.150 11.060 2 Vốn vay dự án giáo dục đại học 27.308 36.686 45.789 Cộng (I, II, III) 707.578 954.331 1.101.149 Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của ĐHQGHN (năm 2005, 2006, 2007). Qua bảng số liệu trên, ta thấy nguồn tài chính của ĐHQGHN tăng khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục của Nhà nước, ĐHQGHN đã tích cực tăng cường thu hút các nguồn tài chính từ hoạt động giáo dục, đào tạo, NCKH. Trong cơ cấu nguồn tài chính của ĐHQGHN, NSNN giữ vai trò chủ đạo và quyết định đối với các nguồn kinh phí khác, là nguồn tài chính chủ yếu cho đầu tư chiều sâu trang thiết bị, xây dựng cơ bản, các phòng học, phòng thí nghiệm của ĐHQGHN. Cùng với kinh phí từ NSNN, các nguồn thu khác của ĐHQGHN cũng tăng nhanh trong những năm qua. Tuy nhiên, nguồn thu từ học phí của ĐHQGHN chưa được khai thác hiệu quả, do ĐHQGHN chưa phát huy hết tiềm lực của mình thông qua việc mở rộng các loại hình, các bậc và phương thức đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, các lớp đào tạo ngắn hạn theo hợp đồng với các công ty, doanh nghiệp lớn. ĐHQGHN có đội ngũ lớn các nhà khoa học, các giáo sư đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng. Việc khai thác tiềm năng này để cung cấp cho xã hội các sản phẩm nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các tiến bộ khoa học, công nghệ vào cuộc sống, bước đầu đã đem lại nguồn thu cho ĐHQGHN thông qua các hợp đồng NCKH, chuyển giao công nghệ, tham gia các đề án phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, nhưng nguồn thu này còn chiếm tỷ lệ thấp và chưa tương xứng với tiềm năng. Mặt khác, do được tự chủ trong hợp tác quốc tế nên nguồn thu từ các khoản tài trợ, viện trợ, các khoản vốn vay từ các tổ chức tế, cá nhân… đã góp phần tăng cường các nguồn đầu tư cho ĐHQG. Từ đó, nguồn thu sự nghiệp của ĐHQGHN được khuyến khích tăng và tăng nhanh trong thời gian qua. Số liệu được phản ánh qua bảng sau: Bảng 2.4: Tình hình thu sự nghiệp và thu khác của ĐHQGHN Đơn vị: Triệu đồng TT Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Học phí 92.240 111.600 127.329 2 Hợp đồng NCKH và chuyển giao công nghệ 3.800 4.200 4.500 3 Thu dịch vụ khác 19.835 19.341 20.856 Cộng (1, 2, 3) 115.875 135.141 152.685 Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của ĐHQGHN (năm 2005, 2006, 2007). Qua bảng số liệu trên cho thấy, nguồn thu sự nghiệp của ĐHQGHN có tốc độ tăng nhanh. Tuy nhiên, nguồn thu chủ yếu là học phí lại có tốc độ tăng chậm do bị khống chế bởi khung định mức quy định tại Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, ĐHQGHN nói riêng, các trường đại học công lập nói chung còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn kinh phí từ NSNN, chịu ảnh hưởng của tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, chính sách, chủ trương đầu tư của Nhà nước cho giáo dục đào tạo,… Chính vì vậy, tính tự chủ đã không được thực hiện đầy đủ và hiệu quả. Điểm mới, mang tính sáng tạo đột phá trong cơ chế quản lý, sử dụng các nguồn tài chính của ĐHQGHN là phương thức giao tổng chỉ tiêu nhân lực, đặc biệt là nhân lực đào tạo đại học chính quy cho các đơn vị đào tạo, từ đó phân bổ kinh phí hoạt động thường xuyên cho các đơn vị. Nhân lực giảng dạy đại học chính quy của đơn vị đào tạo được tính theo tổng số giờ giảng (quy đổi) do đơn vị đào tạo đó thực hiện cho đơn vị mình cũng như cho các đơn vị đào tạo khác theo sự phân công thống nhất của ĐHQGHN. Nhân lực quản lý, phục vụ giảng dạy đại học chính quy của đơn vị đào tạo được tính theo tỉ lệ nhất định so với nhân lực giảng dạy đại học chính quy và được xác định cụ thể bằng 1/4 đối với khối Khoa học Xã hội và Nhân văn, bằng 1/3 đối với khối Khoa học Tự nhiên, Công nghệ. Nhân lực đào tạo tại chức, chuyên tu, liên kết quốc tế, đào tạo sau đại học, trung học phổ thông chuyên cũng như nhân lực hoạt động khoa học công nghệ và các hoạt động khác do đơn vị tự xác định, báo cáo ĐHQGHN phê chuẩn. Phân cấp trong việc quyết định các định mức thu, chi: - Các định mức thu, chi do Nhà nước thống nhất quản lý, thực hiện theo quy định của Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền. - Giám đốc ĐHQGHN quy định khung đối với các định mức thu, chi nghiệp vụ chuyên môn theo thẩm quyền để đảm bảo tính thống nhất trong toàn ĐHQGHN và phân cấp cho các Thủ trưởng đơn vị quy định các định mức thu, chi cụ thể trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ được Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức thông qua. ĐHQGHN khuyến khích các đơn vị thực hiện theo hình thức khoán chi đối với các nội dung chi quản lý hành chính. ĐHQGHN thực hiện việc phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho các đơn vị dựa trên kết quả phân loại đơn vị sự nghiệp có thu: + Các đơn vị sự nghiệp được cấp toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên từ NSNN gồm 3 đơn vị: Cơ quan ĐHQGHN; Tạp chí khoa học; Ban Quản lý các dự án xây dựng tại Hoà Lạc. + Các đơn vị có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, gồm 17 đơn vị: trường đại học Khoa học Tự nhiên; trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; trường đại học Ngoại ngữ; trường đại học Công nghệ; Việtn Công nghệ Thông tin; Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển; trường đại học Kinh tế; Khoa Luật; Khoa Sư phạm; Khoa Sau đại học; trung tâm Đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị; trung tâm Thông tin Thư viện; trung tâm Nội trú sinh viên; trung tâm Giáo dục Quốc phòng; trung tâm Công nghệ sinh học; trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục; trung tâm Thực nghiệm, Giáo dục sinh thái và Môi trường Ba Vì. + Các đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, gồm 9 đơn vị: Nhà Xuất bản; Nhà in; Khoa Quản trị kinh doanh; Khoa Quốc tế; trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và môi trường; trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu Châu á; trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ; trung tâm phát triển hệ thống; trung tâm công nghệ đào tạo và hệ thống việc làm. Bảng 2.5: Cơ cấu chi ngân sách của ĐHQGHN Đơn vị: Triệu đồng TT Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo (gồm cả chi của nguồn kinh phí khác) 266.086 399.174 450.268 2 Chi sự nghiệp khoa học công nghệ 41.145 47.845 55.213 3 Chi đầu tư xây dựng cơ bản 350.815 425.724 460.187 4 Chi chương trình mục tiêu quốc gia 854 1.000 1.300 Tổng chi 658.900 873.743 966.968 Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của ĐHQGHN (năm 2005, 2006, 2007). Qua bảng cơ cấu chi ngân sách của ĐHQGHN, ta thấy: - Các khoản chi đều tăng, tuy nhiên tỷ lệ chi đầu tư cơ sở vật chất còn ở mức thấp, nguồn tài chính dành cho đầu tư chiều sâu trang thiết bị, tăng cường cơ sở vật chất ở ĐHQGHN còn chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, chưa có khoản đầu tư lớn từ nguồn kinh phí sự nghiệp để thực hiện mục tiêu này. - Chi thường xuyên cho hoạt động giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi của ĐHQGHN. Đây là khoản chi chủ yếu của ĐHQGHN nhằm đáp ứng nhiệm vụ đào tạo được giao, cũng là nội dung chi được thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 10 và tiếp theo là Nghị định 43 của Chính phủ. Trong những năm qua, chi thường xuyên của ĐHQGHN đã tăng nhanh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của ĐHQGHN. Tuy nhiên, cơ cấu chi thường xuyên của ĐHQGHN còn chưa thực sự hợp lý, kinh phí dành cho chi tiền lương, chi hoạt động quản lý chiếm tỷ lệ cao đã ảnh hưởng đến việc dành kinh phí cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, chi đầu tư cơ sở vật chất. Đây cũng là khó khăn chung của ngành giáo dục đào tạo, là gánh nặng ngân sách chi cho ĐHQGHN, các trường đại học trực thuộc khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Bảng 2.6: Cơ cấu các khoản chi thường xuyên của ĐHQGHN Đơn vị: Triệu đồng TT Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Thanh toán cá nhân 80.249 133.324 190.575 2 Chi nghiệp vụ chuyên môn 113.653 147.950 175.450 3 Mua sắm, sửa chữa lớn 51.311 82.780 95.690 4 Chi khác 20.873 35.120 43.235 Tổng cộng 266.086 399.174 504.950 Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của ĐHQGHN (năm 2005, 2006, 2007). Cơ cấu chi đã có hướng điều chỉnh tích cực hơn khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính do ĐHQGHN đã chủ động đến việc tăng cường biên soạn khung chương trình, giáo trình, tăng cường nâng cấp các phòng thí nghiệm, phòng thực hành trong ĐHQGHN. Chi phí nghiệp vụ chuyên môn, chi đầu tư cơ sở vật chất đã tăng lên trong 2 năm qua. Tuy nhiên, với tỷ lệ kinh phí dành cho khoản chi nghiệp vụ chuyên môn, chi đầu tư cơ sở vật chất như hiện nay không thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chương trình đào tạo, chưa cải thiện được điều kiện giảng dạy, học tập, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo ở ĐHQGHN. Chi trả thu nhập cho cán bộ, viên chức trong ĐHQGHN Để đảm bảo thống nhất trong ĐHQGHN, phát huy quyền chủ động của các đơn vị, ĐHQGHN thống nhất quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công (gọi tắt là quỹ tiền lương). ĐHQGHN giao Quỹ tiền lương, tiền công đào tạo đại học chính quy theo chỉ tiêu nhân lực đào tạo (giảng dạy, quản lý, phuc vụ), giao kinh phí đào tạo thường xuyên đại học chính quy theo đầu sinh viên, giao kinh phí đào tạo các loại hình khác cũng như kinh phí hoạt động khoa học công nghệ,… theo phương thức trọn gói (sau khi trừ kinh phí quản lý cấp ĐHQGHN và kinh phí phục vụ chung). Các đơn vị này căn cứ vào số nhân lực, quỹ tiền lương được giao, chủ động xây dựng quỹ tiền lương của đơn vị theo Thông tư số 25 và tiếp theo đó là Thông tư 71 của Bộ Tài chính, xác định phương án chi trả tiền lương cho từng người lao động dựa vào kết quả lao động và đóng góp cho việc tăng thu, tiết kiệm chi. Các đơn vị trong ĐHQGHN đã tăng nguồn thu, giảm chi để nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy, NCKH mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động. Theo báo cáo kết quả thực hiện Nghị định 10 và tiếp tục là Nghị định 43 của ĐHQGHN, năm 2006 mức thu nhập bình quân chung toàn ĐHQGHN so với năm 2005 tăng 8%, đến năm 2007 thu nhập bình quân chung toàn ĐHQGHN đã tăng hơn so với năm 2006 là 9%. Trong đó, các cơ sở đào tạo đã có mức tăng 10%. Kết quả cụ thể như sau: Bảng 2.7: Mức thu nhập trung bình tháng của CB,VC ĐHQGHN Đơn vị: Triệu đồng (1.000.000) TT Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Mức thu nhập bình quân chung của ĐHQGHN 2,426 2,625 2,870 2 Mức thu nhập bình quân của 1 đơn vị đào tạo 3,250 3,400 3,750 3 Mức thu nhập bình quân của 1 đơn vị phục vụ, trung tâm 1,602 1,850 2,010 Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của ĐHQGHN (năm 2005, 2006, 2007). Một trong những lý do dẫn đến tình trạng trên là tính lạc hậu, bất hợp lý của một số chế độ, tiêu chuẩn định mức chi cho quản lý hành chính như: hội nghị phí, công tác phí, định mức sử dụng xe ô tô,… Cơ chế tự chủ tài chính của Nhà nước đã tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp khi được chủ động xây dựng các định mức chi quản lý hành chính tuỳ thuộc vào đặc điểm và điều kiện cho các đơn vị phát huy quyền tự chủ của mình. Nhằm tiết kiệm chi quản lý hành chính, ĐHQGHN đã phân cấp triệt để cho các đơn vị chủ động xây dựng định mức, tiêu chuẩn chỉ tiêu cho hoạt động quản lý hành chính, trong đó, khuyến khích các đơn vị thực hiện khoán chi hành chính (các nội dung: vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, dịch vụ công cộng,…), mức khoán do Thủ trưởng đơn vị tự quy định trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng. Qua thực tiễn, hầu hết các đơn vị đều đã tiết kiệm được kinh phí từ các khoản chi cho quản lý hành chính, phần kinh phí tiết kiệm được một phần để chi bổ sung tiền lương tăng thêm cho người lao động. Kết quả cụ thể như sau: Bảng 2.8: Kết quả tiết kiệm chi quản lý hành chính TT Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Triệu đồng % Triệu đồng % 1 Tiết kiệm từ chi quản lý hành chính 5.720 38,69 6.775 37,48 2 Kinh phí tăng lương từ tiết kiệm chi quản lý hành chính 3.645 24,65 4.505 24,92 3 Tiết kiệm từ chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục đào tạo 14.785 100,00 18.078 100,00 Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện Nghị định 10 và Nghị định 43 của ĐHQGHN. Trong những năm vừa qua, kinh phí tiết kiệm chi quản lý hành chính không ngừng được tăng lên, năm 2006 là 5.720 triệu đồng, chiếm 38,69% kinh phí tiết kiệm. Tuy nhiên, chi quản lý hành chính vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chi thường xuyên. Thực hiện phân cấp chi của ĐHQGHN, đối với các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn, các đơn vị đều đã chủ động giành nguồn tài chính để xây dựng các định mức chi nghiệp vụ chuyên môn cao hơn quy định hiện hành của Nhà nước nhằm cải thiện điều kiện học tập, giảng dạy (giáo trình, tư liệu, thiết bị), tổ chức cho sinh viên đi thực tập, thực tế, thực hành thí nghiệm, trả thù lao xứng đáng cho vượt giờ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở ĐHQGHN. Tuy nhiên, có một số đơn vị tự xây dựng một định mức chi quá cao, ảnh hưởng đến cơ cấu chi của đơn vị, không đảm bảo nguồn tài chính cho các mục tiêu và nhiệm vụ khác. Điều đó cho thấy, đồng thời với việc tăng cường phân cấp quản lý tài chính cần kết hợp công khai, kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả. Bảng 2.9: Kết quả thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ và phân cấp chi nghiệp vụ chuyên môn ở ĐHQGHN Đơn vị: Triệu đồng TT Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Các khoản chi do Giám đốc ĐHQGHN quyết định 36.369 44.385 48.832 2 Các khoản chi do Thủ trưởng đơn vị quyết định 77.284 103.565 126.618 Cộng chi nghiệp vụ chuyên môn 113.653 147.950 175.450 Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện Nghị định 10 và Nghị định 43 của ĐHQGHN. Như vậy, kinh phí dành cho chi nghiệp vụ chuyên môn tăng khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của Nhà nước, bước đầu đã đáp ứng một phần các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ nhằm tăng chất lượng và hiệu quả hoạt động. Việc phân cấp về chi nghiệp vụ chuyên môn trong ĐHQGHN một mặt tăng cường chủ động, chịu trách nhiệm của các trường thành viên, thể hiện qua việc tỷ lệ khoán chi do Thủ trưởng đơn vị quyết định chiếm tới 72% tổng chi nghiệp vụ chuyên môn của năm 2007 và tốc độ tăng nhanh hơn các khoản chi do Giám đốc ĐHQGHN thống nhất quản lý; Đồng thời vẫn đảm bảo một số định mức được thực hiện thống nhất trong ĐHQGHN, nhằm đạt mục tiêu chung là nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Trên cơ sở chênh lệch thu - chi, ĐHQGHN đã chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động và trích lập các quỹ theo quy định, trong đó cũng đã dành tỷ lệ trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu chi để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trích quỹ phúc lợi và khen thưởng không quá 3 tháng quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ và cũng đã dành tỷ lệ nhất định cho quỹ dự phòng ổn định thu nhập khi có thay đổi cơ chế chính sách của Nhà nước, đặc biệt là tăng mức lương cơ bản theo lộ trình tăng lương của Nhà nước. Kết quả thu nhập tăng thêm trung bình cho cán bộ, viên chức trong toàn ĐHQGHN đạt mức tăng thêm 0,6 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ hàng năm do Nhà nước quy định. Bảng 2.10: Kết quả phân phối chênh lệch thu - chi Đơn vị: Triệu đồng TT Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I Chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức 6.710 15.989 21.057 II Trích lập các quỹ 8.539 21.368 30.031 1 Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 3.812 9.339 14.869 2 Quỹ khen thưởng 150 200 250 3 Quỹ phúc lợi 4.577 7.937 10.154 4 Quỹ dự phòng ổn định thu nhập 3.892 4.758 Cộng (I, II) 15.249 37.357 51.088 Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện Nghị định 10 và Nghị định 43 của Chính phủ ở ĐHQGHN. Khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc ĐHQGHN đã đa dạng hoá các hoạt động sự nghiệp, từ đó mở rộng các nguồn thu bằng việc tổ chức các hình thức đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, một số trường đại học tổ chức liên kết với nước ngoài mời chuyên gia nước ngoài vào mở trường, mở lớp đào tạo, từ đó tạo điều kiện mở rộng nguồn thu. Số thu học phí năm 2006 là 111,6 tỷ đồng, tăng so với dự toán được giao là 14%. Năm 2007, tổng số thu đạt 128,6 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2006. Đồng thời với việc khai thác các nguồn thu, các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN đã xây dựng các giải pháp tích cực để tiết kiệm chi phí như: xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu để thực hiện trong nội bộ đơn vị, xây dựng các quy trình cung cấp dịch vụ hợp lý, khoa học hơn (quy trình đào tạo,…). Theo báo cáo, các đơn vị đã tiết kiệm chi thường xuyên khoảng 2 - 5%, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp. Thành tựu quan trọng nhất mang tính sáng tạo đột phá trong khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính là ĐHQGHN đã xây dựng được phương pháp phân bổ kinh phí cho các đơn vị trực thuộc theo nhiệm vụ phù hợp với cơ chế hoạt động liên thông, thống nhất đặc thù của một đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Phương thức đó dựa trên cơ sở xác định tổng nhân lực và giao quỹ tiền lương, tiền công cho các đơn vị đào tạo và đơn vị phục vụ theo khối lượng công việc đảm nhiệm, đặc biệt là nhân lực phục vụ đào tạo đại học chính quy cho các đơn vị đào tạo, thực tiễn đã chứng minh và mang lại hiệu quả tích cực. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo tinh thần Nghị định 10/2002/NĐ-CP và tiếp tục theo Nghị định 43 đã đem lại những đổi mới quan trọng trong công tác quản lý của ĐHQGHN, tăng cường phân cấp quản lý để nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của ĐHQGHN, các đơn vị trực thuộc; đổi mới phương thức phân bổ kinh phí để tăng hiệu quả sử dụng ngân sách, tăng cường thu hút các nguồn tài chính để phục vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài cho đất nước; tạo điều kiện cho các đơn vị sắp xếp, tổ chức lại bộ máy hợp lý, tinh giản biên chế, góp phần tăng thu nhập cho người lao động phù hợp với chất lượng, hiệu quả công việc; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tính năng động, chủ động của các đơn vị. Hoạt động NCKH ở ĐHQGHN ngày càng mở rộng, tạo nên mạng lưới trong toàn ĐHQGHN không chỉ góp phần phục vụ trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng đất nước. Tuy nhiên, một số quy định của Nhà nước chưa tạo điều kiện tăng nguồn thu của đơn vị như quy chế về thu học phí. Từ đó, nguồn thu sự nghiệp và thu khác của ĐHQGHN còn chiếm tỷ lệ chưa cao trong tổng nguồn tài chính nên đã hạn chế quyền tự chủ của ĐHQGHN cũng như các đơn vị trực thuộc do phụ thuộc vào nguồn NSNN cấp. ĐHQGHN, các đơn vị trực thuộc chưa chủ động, sáng tạo, mạnh dạn khai thác hiệu quả tiềm lực chất xám của đội ngũ các nhà khoa học, các giáo sư đầu ngành về khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng và các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ NCKH hiện có để tăng nguồn thu. 2.2.2. Thực trạng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) 2.2.2.1. Về thực hiện nhiệm vụ ĐHSPHN trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt động theo Điều lệ trường đại học. ĐHSPHN là cơ quan sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu cho ngành giáo dục-đào tạo (đội ngũ giáo viên, giảng viên tương lai). Chính vì vậy, chất lượng đào tạo của Trường là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên trong tương lai. Để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, ĐHSPHN đã chủ động đưa các phương pháp giảng dạy mới, hiện đại vào hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. ĐHSPHN thực hiện đào tạo theo chương trình khung, quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khi muốn mở ngành đào tạo mới, ĐHSPHN phải xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như vậy, ĐHSPHN chưa được toàn quyền quyết định chương trình đào tạo mà chỉ được chủ động hoàn thành các nhiệm vụ của Nhà nước giao theo chương trình khung và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2.2.2.2. Về tổ chức bộ máy, biên chế ĐHSPHN trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về nhân sự, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó, còn vấn đề tuyển nhân viên, đội ngũ, số lượng bao nhiêu là do trường quyết định. Tuy nhiên, trường chưa được tự chủ hoàn toàn về tài chính nên chưa có chế độ đãi ngộ để thu hút giảng viên giỏi; mặt khác, Trường cũng chưa tự chủ được về học thuật, nghiên cứu khoa học,... 2.2.2.2. Về tài chính Trường ĐHSPHN lập kế hoạch NSNN và quy trình xây dựng kế hoạch ngân sách trình Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở dự toán thu, chi hàng năm, Trường ĐHSPHN được Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào loại đơn vị tự chủ một phần kinh phí thường xuyên (tự trang trải dưới 50%). Đối với những đơn vị này, Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý có 19 đơn vị, chủ yếu là các trường đại học Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm do không thu học phí như các đại học vùng: Huế, Đà Nẵng, Thái Nguyên, các trường đại học Tây Nguyên, Tây Bắc, trường cán bộ quản lý, … Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp ngân sách khoảng 55-80% kinh phí chi thường xuyên ổn định trong 3 năm và hàng năm có tăng theo tỷ lệ tăng chung của NSNN và theo nhiệm vụ Bộ giao tăng thêm. Từ khi thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP, trường ĐHSPHN đã tiến hành rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc trường, có cơ chế quản lý cho phù hợp và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, làm cơ sở quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính của nhà trường một cách có hiệu quả. Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường được xây dựng trên nguyên tắc công khai, dân chủ và tuân thủ theo quy định hiện hành của pháp luật; đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, cung cấp dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ, cân đối tài chính; thực hiện quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm, đảm bảo lợi ích Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Bảng 2.11: Các nguồn tài chính của trường ĐHSPHN Đơn vị: Triệu đồng TT Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I NSNN cấp 100.248 120.262 133.982 1 Vốn Xây dựng cơ bản 22.010 29.872 36.254 2 Nguồn kinh phí thường xuyên 78.238 90.390 97.728 - Đào tạo 67.324 74.040 80.578 - NCKH 7.914 9.900 10.400 - Sự nghiệp kinh tế 250 250 - CTMT ngành giáo dục đào tạo 3.000 6.200 6.500 II Các nguồn thu sự nghiệp và thu khác 57.004 85.736 104.687 III Nguồn vốn nước ngoài 25.877 23.313 31.270 1 Thu viện trợ, tài trợ 15.002 743 580 2 Vốn vay dự án GDĐH 10.875 22.570 30.690 Cộng (I, II, III) 183.129 229.311 269.939 Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, mặc dù Nhà nước quy định không thu học phí đối với trường ĐHSPHN, song phần thu từ các hoạt động sự nghiệp đều vượt tỷ lệ nguồn thu so với kế hoạch giao. Số thu tăng lên là do nhà trường mở rộng hoạt động, tăng số người tham gia các dịch vụ, hoàn thiện công tác hạch toán kế toán và kết quả tài chính, đa dạng hoá các loại hình đào tạo: chính quy, hình thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, đào tạo liên kết với nước ngoài và các nguồn vốn nước ngoài từ việc tài trợ, viện trợ không hoàn lại. Bởi vậy, nguồn thu sự nghiệp khác đã có sự gia tăng đáng kể, cụ thể năm 2007 là 104.867 triệu đồng, đạt 38,78%, giảm bớt sức ép từ NSNN cấp cho nhà trường. Bảng 2.12: Tình hình thu sự nghiệp và thu khác của trường ĐHSPHN Đơn vị: Triệu đồng TT Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Học phí, lệ phí chính quy 5.522 8.848 9.534 2 Thu dịch vụ khác 52.482 76.888 95.153 Cộng các nguồn thu sự nghiệp và thu khác 57.004 85.736 104.687 Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như vậy, nguồn tài chính thực hiện tự chủ của Trường gồm NSNN cấp (chi thường xuyên cho đào tạo đại học, đào tạo sau đại học) và nguồn thu sự nghiệp nêu trên. Các đơn vị sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn.doc
  • docBia ngoai.doc
Tài liệu liên quan