MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU GẠO 6
1.1. Vai trò và đặc điểm của xuất khẩu gạo ở Việt Nam và Cần Thơ 6
1.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo 13
Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY 27
2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - xã hội tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ 27
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo ở Thành phố Cần Thơ 31
2.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ thời gian qua 48
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LÚA GẠO CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 59
3.1. Dự báo thị trường gạo thế giới 59
3.2. Định hướng thúc đẩy xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ trong thời gian tới 65
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lúa gạo của Thành phố Cần Thơ 67
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2364 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp đồng tiêu thụ lúa gạo xuất khẩu được ký kết giữa doanh nghiệp và nông dân tăng. Chẳng hạn, năm 2007, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Cần Thơ đã ký hợp đồng bao tiêu 120.000 tấn lúa chất lượng cao của nông dân tại các huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, để đảm bảo đủ nguồn cung gạo cho xuất khẩu, tăng 40% lượng lúa bao tiêu so với năm 2006.
Tuy nhiên, công tác tạo nguồn cung gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp chưa được tiến hành một cách khoa học vì vậy nguồn gạo cung ứng cho xuất khẩu thường không ổn định, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây, tuy các doanh nghiệp quan tâm đến việc đảm bảo ổn định nguồn cung gạo xuất khẩu và đã ký các hợp đồng bao tiêu mua lúa gạo với các vùng lúa chuyên canh. Song đây cũng chỉ là những hợp đồng ngắn hạn. Mặt khác, người dân vẫn chưa thích ứng được với hoạt động mua bán theo hợp đồng và do vậy, hợp đồng thường phá vỡ. Ngoài ra, việc hợp đồng bị phá vỡ còn do tư tưởng hám lợi, nông dân sẽ bán lúa khi giá lúa tăng cao hơn giá hợp đồng. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp cũng không tôn trọng hợp đồng ký kết với nông dân. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp không thực hiện hợp đồng khi giá lúa trên thị trường thấp hơn giá hợp đồng. Trong khi đó, Nhà nước chưa có chế tài khi các bên vi phạm hợp đồng. Do vậy, tình trạng phá vỡ hợp đồng, không thực hiện hợp đồng có xu hướng gia tăng.
Điều đáng nói ở đây, là trên 90% đại bộ phận lúa hàng hóa lại được lực lượng thương lái mua tận hộ nông dân thông qua chế biến ở các cơ sở xay xát địa phương (đa phần là cơ sở công nghiệp của tư nhân trong đó có một số cơ sở xay xát kiêm luôn nghề thương lái thu gom). Do vậy, việc chủ động nguồn gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thường bị chi phối quá lớn bởi tư thương, nhất là tầng lớp thương lái nắm các chành, vựa làm lũng đoạn thị trường, gây cảnh chèn ép giá gạo. Điều này dẫn đến phát sinh tiêu cực như cạnh tranh không lành mạnh, đầu cơ giữa các doanh nghiệp.
Thành phố Cần Thơ có 11 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, với quy mô và mức độ sản xuất khác nhau lại cùng cạnh tranh và kinh doanh trên thị trường mà ở đó diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Điều đó đã và đang khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn vì sản lượng lúa sản xuất tại Cần Thơ có xu hướng giảm. Có thể nói, từ trước đến nay Cần Thơ vẫn chưa có một cơ chế phối hợp nào đủ sức thuyết phục để các doanh nghiệp cùng nhau phối hợp để tạo nên sức mạnh, lợi thế chuyên biệt của Cần Thơ về hoạt động động xuất khẩu gạo.
Hoạt động chế biến xay xát gạo xuất khẩu:
Lúa xuất khẩu được thu mua theo kênh thứ nhất được đưa về chế biến xay xát tại các cơ sở xay xát của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Thành phố Cần Thơ có ưu thế nằm trong vùng nguyên liệu của đồng bằng Sông Cửu Long và có nhiều điều kiện thuận lợi khác cho việc chế biến xay xát gạo xuất khẩu. Do vậy, hoạt động chế biến xay xát gạo ở đây phát triển khá mạnh. Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo mạnh ở Cần Thơ đã đầu tư lớn vào khâu chế biến gạo xuất khẩu. Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Thương nghiệp tổng hợp và Chế biến lương thực Thốt Nốt, Công ty lương thực Sông Hậu đã đầu tư dây chuyền chế biến gạo hiện đại với hệ thống xay xát, đánh bóng, đóng gói đạt tiêu chuẩn quốc tế. Gạo được chế biến tại các cơ sở này có chất lượng cao và có thể xuất khẩu vào những thị trường có yêu cầu khắc khe về chất lượng gạo. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ở địa phương khác cũng đến Cần Thơ đầu tư xây dựng cơ sở chế biến xay xát gạo làm cho hệ thống chế biến xay xát gạo xuất khẩu ở Cần Thơ ngày càng sôi động và hình thành các cơ sở xay xát với qui mô lớn, đáp ứng yêu cầu chế biến gạo xuất khẩu của Cần Thơ nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, nhất là trong vụ thu hoạch lúa. ở kênh thu mua thứ hai, lúa được tư thương mua và chuyển đến nhà máy xay xát gạo tư nhân. Sau đó, gạo chế biến được chuyển tới doanh nghiệp xuất khẩu gạo và xuất cho khách hàng nước ngoài. Sơ đồ 2.1 mô tả quy trình thu mua, xay xát chế biến gạo xuất khẩu ở thành phố Cần Thơ.
Sơ đồ 2.1: Quy trình thu mua, xay xát chế biến
gạo xuất khẩu ở thành phố Cần Thơ
Nông dân
Chi nhánh thu mua của các doanh nghiệp
xuất khẩu gạo
Thương lái
Nhà máy chế biến xay xát của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Nhà máy chế biến xay xát tư nhân
Doanh nghiệp
xuất khẩu gạo
Xuất khẩu
(II)
(I)
Có thể thấy rằng, kênh thứ nhất thu mua, chế biến gạo xuất khẩu gạo thường được tiến hành tại các vùng chuyên canh lúa, các trang trại sản xuất lớn, các hợp tác xã; tại đây lúa được mua trực tiếp với khối lượng lớn. Tuy nhiên, ở kênh này, doanh nghiệp gặp phải khó khăn khi thu mua lúa là do vùng chuyên canh lúa tại Cần Thơ chưa có nhiều. Mặt khác, do quan hệ truyền thống giữa nông dân và tư thương, nông dân thường ưu tiên và thích bán lúa cho tư thương hơn. Do đó, doanh nghiệp tiếp cận nông dân để mua lúa không thuận lợi như tư thương.
Đối với kênh thu mua, xay xát chế biến gạo thứ hai (nông dân – tư thương – nhà máy chế biến của tư nhân – doanh nghiệp xuất khẩu gạo – xuất khẩu), chủ yếu được tiến hành ở những nơi có địa hình khó khăn, vùng sâu, vùng ven thành phố với khối lượng lúa thu mua, xay xát không lớn. Chỉ có tư thương mới có điều kiện để thu gom những lượng lúa nhỏ lẻ của nông dân, sau đó tập trung lại và bán cho doanh nghiệp. ở kênh này, tư thương hoạt động hiệu quả và thu gom lúa đến tận hộ nông dân. Tuy nhiên, lúa gạo được thu mua, chế biến theo kênh này có chi phí cao vì phải qua nhiều tầng nấc trung gian trước khi đến doanh nghiệp để xuất khẩu.
Cùng với hệ thống chế biến và xay xát, hệ thống kho chứa cũng được các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng, đáp ứng nhu cầu lưu kho, bảo quản và dự trữ gạo xuất khẩu. Có thể nói, từ hai năm trở lại đây, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Cần Thơ đã đã tiến hành đầu tư xây dựng các kho chứa với tổng sức chứa trên 100.000 tấn nhằm giữ ổn định lượng gạo xuất khẩu, đồng thời đảm bảo yêu cầu của một số thị trường khó tính và rất khắt khe trong việc bảo quản gạo, các điều kiện vệ sinh và kho chứa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, đây chỉ là sự chủ động của một vài doanh nghiệp, chứ chưa phải là sự phối hợp mang tính đồng bộ nếu so sánh với Thái Lan chúng ta vẫn chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ sở xay xát với mạng lưới kho chứa nhằm liên kết vùng sản xuất và cảng khẩu. Các chi nhánh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Cần Thơ hiện tại vẫn chưa đáp ứng về hệ thống kho trung chuyển tại các địa phương và vùng lúa nguyên liệu. Hơn 90% lúa được tư thương thu gom và bảo quản nên không đảm bảo tính ổn định về chất lượng, khối lượng của gạo cho xuất khẩu. Điều đó ảnh hưởng phần nào đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu của Cần Thơ nói riêng, của Việt Nam nói chung trên thị trường gạo thế giới.
Thực trạng hoạt động bán gạo cho khách hàng nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Cần Thơ
Đối với hoạt động bán gạo cho khách hàng nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Cần Thơ tự tìm kiếm thị trường và ký các hợp đồng chiếm 60% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Cần Thơ, 40% còn lại các hợp đồng là do Chính phủ đàm phán và ký kết.
Trên thực tế, tại Cần Thơ nói riêng và Việt Nam nói chung, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều ít vốn lưu động. Khi Chính phủ quyết định tạm ngưng xuất khẩu gạo trong một thời gian nhất định để đảm bảo an ninh lương thực trong nước, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng tạm ngưng thu mua gạo dự trữ. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến thị trường gạo trong nước. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Cần Thơ thường đàm phán ký kết từ trước nên việc xuất khẩu chỉ là đảm bảo thực hiện hợp đồng đã ký. Hiện nay, tỷ lệ hoàn thành các hợp đồng đã ký của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Cần Thơ đạt trên 98%. Chỉ có vài trường hợp là chậm về thời gian giao hàng và được các doanh nghiệp xuất khẩu đàm phán ngay sau khi có sự cố với các đối tác nước ngoài. Khối lượng gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Cần Thơ được thể hiện qua bảng 2.3 dưới đây.
Bảng 2.3: Khối lượng gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp
xuất khẩu gạo ở Cần Thơ trong 02 năm 2005-2006
STT
Tên doanh nghiệp
2005
2006
Khối lượng gạo xuất khẩu (tấn)
Giá trị (USD)
Khối lượng gạo xuất khẩu (tấn)
Giá trị (USD)
01
Công ty Mekong
31.029
7.762.544
27.953
6.959.270
02
Công ty du lịch
Cần Thơ
3.190
1.080.449
1.050
279.975
03
Công ty Cổ phần
Vật tư kỹ thuật
nông nghiệp Cần Thơ
37.845
9.260.029
11.236
2.845.085
04
Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
29.968
7.305.100
23.574
5.892.323
05
Nông trường
sông Hậu
29.676
7.385.771
22.758
5.494.091
06
Nông trường Cờ Đỏ
54.595
13.688.816
46.989
12.176.995
07
Công ty Cổ phần Thương nghiệp Tổng hợp và Chế biến lương thực Thốt Nốt (Gentraco)
302.480
73.189.329
222.675
58.729.440
08
Công ty Cổ phần
Phú Hưng
33.210
8.261.470
36.324
8.741.523
09
Công ty TNHH
Trung An
2.625
702.928
1.281
333.340
10
Công ty TNHH
Hiệp Thanh
10.424
2.731.062
2.657
649.177
11
Công ty lương thực
Sông Hậu
19.008
4.496.502
162.325
42.331.841
Tổng cộng
554.050
135.864.000
558.822
144.433.060
Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại Cần Thơ
2.3. Đánh giá chung về HOạT Động xuất khẩu gạo của Thành phố Cần thơ thời gian qua
2.3.1. Những thành công và nguyên nhân
2.3.1.1. Những thành công đạt được
Trong thời gian qua, đặc biệt giai đoạn 2004-2007, hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố Cần Thơ đạt được những thành công nhất định.
Một là, xuất khẩu gạo đã tăng trưởng với tốc độ ổn định về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của vùng lúa nguyên liệu ở đồng bằng sông Cửu Long, khối lượng gạo xuất khẩu của Cần Thơ không bị giới hạn trong sản lượng lúa sản xuất trên địa bàn Thành phố, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Cần Thơ còn tiến hành thu mua lúa gạo ở các tỉnh lân cận. Năm 2007, thành phố đã xuất khẩu được 475 ngàn tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu 145 triệu USD, chiếm 11,05% về số lượng và 10,04% về giá trị xuất khẩu gạo của cả nước. Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu của Cần Thơ, kim ngạch xuất khẩu gạo chiếm 26,27%; trong tương lai xuất khẩu gạo vẫn giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển thương mại của thành phố.
Nếu xét trong giai đoạn từ 2004-2007, hoạt động xuất khẩu gạo của Cần Thơ đã thu về hơn 510 triệu USD, đạt mức bình quân gần 128 triệu USD/năm, một con số rất đáng tự hào.
Bảng 2.4: Khối lượng, kim ngạch và giá bình quân gạo xuất khẩu
Năm
Kim ngạch
xuất khẩu (triệu USD)
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (%)
Khối lượng gạo
xuất khẩu (tấn)
Tốc độ tăng khối lượng xuất khẩu (%)
Giá bình quân xuất khẩu (USD/tấn)
2004
85.058.538
-
406.072
-
235
2005
135.864.000
159,7
554.050
136,4
245
2006
144.433.060
106,3
558.822
100,8
260
2007
145.000.000
100,4
475.000
85,0
295
của thành phố Cần Thơ (2004-2007)
Nguồn: tổng hợp của tác giả từ niên giám thống kê và báo cáo tổng kết năm 2006-2007 của ngành thương mại thành phố Cần Thơ.
Hai là, chất lượng gạo xuất khẩu của Cần Thơ ngày càng được cải thiện và giá gạo xuất khẩu ngày được nâng lên.
Trong những năm đầu xuất khẩu gạo, tỉ lệ gạo chất lượng 5% tấm gần như không có, chỉ chiếm 0,3% tổng lượng gạo xuất khẩu; trong khi gạo cấp thấp, tỷ lệ tấm cao (35% và 45%) chiếm tới 92,4% tổng lượng gạo xuất khẩu. Đến năm 2004, loại gạo xuất khẩu chất lượng cao 5% tấm đã tăng lên chiếm tới 35%, loại gạo 15% tấm chiếm 40%, ngược lại, gạo cấp thấp (35 - 40% tấm) đã giảm xuống còn 13% [21, tr.78].
Trước đây, phần lớn gạo xuất khẩu của Cần Thơ là gạo trắng thường, hạt trung bình và hạt dài (độ dài hạt từ 6,2-7 mm), tỷ lệ tấm từ 5% đến 45%, chưa đa dạng về quy cách sản phẩm, không có loại gạo nào nổi bật về phẩm chất, thể hiện nét độc đáo riêng của sản phẩm gạo Cần Thơ. Thêm vào đó, các nhà xuất khẩu thường không đảm bảo đồng bộ, đồng nhất về qui cách chất lượng ngay trong từng lô gạo.
Trong thời gian gần đây, chất lượng gạo xuất khẩu của Cần Thơ từng bước được nâng cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang phấn đấu xuất khẩu gạo cao cấp sẽ chiếm 7%-10% tỷ trọng so với tổng khối lượng gạo xuất khẩu của thành phố. Đây là tín hiệu đáng mừng cho hoạt động xuất khẩu gạo của Cần Thơ trong tương lai.
Theo báo cáo thường niên về ngành hàng lúa gạo của Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2007, tỷ lệ thu hồi gạo qua chế biến ở các tỉnh thành phố của đồng bằng sông Cửu Long trong vụ đông xuân, thường cao hơn so với vụ hè thu. Cụ thể, tỷ lệ cám và tấm chiếm khoảng 16% (trong vụ đông xuân), 18% cám và tấm (trong vụ hè thu). Tuy nhiên trong tổng sản lượng gạo chế biến, cơ cấu gạo chế biến theo chủng loại và chất lượng (5% tấm, 10% tấm hay 15%, 25%, 100% tấm) lại phụ thuộc rất lớn vào mục đích chế biến gạo của các doanh nghiệp.
Nhờ chất lượng gạo được cải thiện, trong những năm gần đây, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của Cần Thơ nói riêng đã tương đương với giá gạo Thái Lan. Khi Việt Nam mới tham gia vào thị trường thế giới (giai đoạn 1989 – 1994), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn 40 – 55 USD/tấn so với giá gạo của Thái Lan. Hiện nay, giá một số loại gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ còn thấp hơn giá gạo Thái Lan từ 10 – 20 USD/tấn. Năm 2007, giá gạo 5% tấm của Việt Nam, có lúc đã lên đến 354 USD/tấn. Đầu năm 2008, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức kỷ lục 1.300 USD/tấn.
Do chất lượng gạo được cải thiện, gạo Cần Thơ đã được sự tín nhiệm nhất định của người tiêu dùng thế giới. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng đã quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Có hai doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu gạo xuất khẩu của mình. Con số này tuy còn khiêm tốn, nhưng nó cũng thể hiện những tiến bộ quan trọng của hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Cần Thơ trong thời gian qua.
Ba là, thị trường xuất khẩu gạo của Cần Thơ ngày càng mở rộng.
Nếu trong những năm đầu thập kỉ 90, cùng với các tỉnh khác, gạo xuất khẩu của Cần Thơ mới chỉ xuất khẩu sang Liên Xô, các nước Đông Âu và chủ yếu là các nước trong khu vực, xuất khẩu gạo sang Châu Phi, và Châu Mỹ La tinh chiếm tỉ lệ nhỏ, thì trong những năm gần đây, thị trường chính của xuất khẩu gạo Cần Thơ đã mở rộng sang những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore. Ngoài ra, hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo được quan tâm tốt hơn. Nhiều doanh nghiệp tham dự các hội chợ trong nước và quốc tế; thực hiện giám sát tốt các chương trình khuyến mại, họp mặt khách hàng nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm. Các doanh nghiệp đã tham gia đoàn khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở thị trường úc, Mỹ, Trung Quốc và còn mở rộng sang thị trường Châu Phi, Tây Âu và một số nước Trung Đông.
Như vậy, có thể thấy rằng, gạo xuất khẩu của Cần Thơ đã có mặt gần khắp các thị trường trên thế giới. Điều đó cho thấy chính sách thị trường, chính sách xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp đã có những bước tiến bộ rõ rệt.
Bốn là, số doanh nghiệp Cần Thơ tham gia kinh doanh xuất khẩu gạo tăng, hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo đạt hiệu quả ngày càng cao.
Năm 2005, có 9 doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất khẩu gạo. Năm 2008, con số đó là 11 doanh nghiệp. Tuy số doanh nghiệp tăng lên không nhiều, nhưng sự phát triển của các doanh nghiệp thể hiện ở quy mô doanh nghiệp tăng, địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp được mở rộng, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp được nâng lên từng bước.
2.3.1.2. Nguyên nhân thành công
Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và quốc tế. Đây là một cực tăng trưởng kinh tế của Nam bộ, có cơ sở hạ tầng và dịch vụ phát triển, tập trung nhiều cơ sở đào tạo và cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ, có vai trò hỗ trợ cho nông nghiệp cả "đầu vào và đầu ra" một cách tích cực. Đây là lợi thế vượt trội của nông nghiệp thành phố. Bên cạnh đó, cùng với điều kiện thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hoà nên năng suất lúa luôn tăng theo từng năm.
Mặt khác, những chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ đã tạo cơ hội thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới. Hệ thống môi trường pháp lý, môi trường hành chính, môi trường tài chính, ngân hàng, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực...ngày càng hoàn thiện, là điều kiện rất thuận lợi, hỗ trợ tích cực cho hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo.
Nông dân ở Cần Thơ cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long rất nhạy bén trong việc ứng dụng kỹ thuật mới, dám nghĩ, dám làm. Công tác khuyến nông được tiến hành khá tốt nên trình độ sản xuất của nông dân Cần Thơ so với mặt bằng chung của đồng bằng sông Cửu Long khá cao.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến bản thân nội lực của các doanh nghiệp xuất khẩu Cần Thơ đã được nâng lên đáng kể. Máy móc, dây chuyền sản xuất và trang thiết bị hiện đại được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư.
Đáng chú ý là Chính phủ đã thông qua cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2005. Với cơ chế mới này, mọi doanh nghiệp đều có thể tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Những rào cản pháp lý, thủ tục gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu dần được xóa bỏ. Do đó, khả năng tiếp cận với thị trường quốc tế của các doanh nghiệp xuất khẩu thuận lợi hơn.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Tuy đạt được những thành công quan trọng, Song hoạt động xuất khẩu gạo của Cần Thơ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế:
Một là, chất lượng gạo tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường.
Do chất lượng gạo sản xuất còn thấp, dẫn đến khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu, nên việc đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn xuất khẩu không cao. Hàng năm, sản lượng lúa sản xuất của Cần Thơ đạt trên 1 triệu tấn/năm, nhưng chất lượng gạo Cần Thơ chưa cao. Hạt gạo Cần Thơ vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm như: độ trắng không đồng đều, tỷ lệ thóc cao, lẫn nhiều tạp chất, nhất là gạo vụ hè thu thường có độ ẩm cao trên 15%, tỷ lệ bạc bụng nhiều và không đồng đều, vào mùa mưa tỷ lệ hạt hỏng, biến màu thường cao hơn. Điều kiện đóng gói, bao bì, kỹ thuật bảo quản chưa tốt làm giảm chất lượng gạo xuất khẩu. Xét ở mặt bằng chung của cả nước, gạo xuất khẩu của của Cần Thơ nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Hai là, xuất khẩu gạo của Cần Thơ vẫn còn thiên về khối lượng xuất khẩu mà chưa quan tâm nhiều đến giá trị xuất khẩu.
Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo ở Cần Thơ dường như vẫn đang loay hoay làm sao để ký nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo, mua được nhiều lúa để xuất khẩu mà chưa tập trung đầu tư để nâng cao giá trị xuất khẩu. Cho đến nay, chưa có doanh nghiệp nào liên kết với cơ sở nghiên cứu, với nông dân để đưa giống mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật, kỹ thuật canh tác để có thể sản xuất ra loại lúa có chất lượng cao, để bán được giá. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu gạo của Cần Thơ tăng chủ yếu do tăng khối lượng nhiều hơn do tăng giá. Nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng, giá trị kim ngạch tăng thêm trong nhiều trường hợp do tác động của giá gạo thế giới liên tục tăng, còn giá trị gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn chưa được cải thiện nhiều. Tình hình này khiến cho thu nhập người trồng lúa chậm được cải thiện. Nếu vấn đề này không được giải quyết, trong tương lai, rất có thể người nông dân sẽ bỏ trồng lúa do thu nhập từ trồng lúa thường thấp hơn so với thu nhập từ việc trồng các cây nông nghiệp khác hoặc so với ngành nghề khác.
Ba là, thị trường xuất khẩu gạo tuy đã được mở rộng, song thiếu ổn định.
Các doanh nghiệp Cần Thơ chưa xây dựng được mạng lưới bạn hàng lớn, thâm nhập sâu vào các thị trường có sức mua cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường và khách hàng, nhất là thị trường Châu Phi. Hiện nay, gạo Cần Thơ xuất khẩu sang Châu Phi chiếm tỷ trọng 16,55%, chủ yếu là xuất khẩu gián tiếp thông qua thương nhân nước ngoài. Hiếm có doanh nghiệp nào xuất khẩu được trực tiếp cho khách hàng. Hai lý do chính khiến doanh nghiệp không thể bán gạo trực tiếp vào Châu Phi là phương thức thanh tóan còn nhiều rủi ro và tình hình chính trị không ổn định. Thông thường, khách hàng Châu Phi chỉ chấp nhận ký hợp đồng với phương thức thanh toán là giao tiền khi hàng đến nơi, không chấp nhận phương thức L/C đã phổ biến hiện nay. Hơn nữa, tuy nhu cầu gạo nhiều nhưng khách hàng Châu Phi thường đặt hàng khối lượng nhỏ lẻ, cao nhất cũng chỉ là 2.000-3.000 tấn. Một tàu gạo tải trọng hơn 10.000 tấn, cước vận chuyển đến Châu Phi 35-40 USD/ tấn nhưng nếu bán lẻ thì doanh nghiệp không thể thực hiện được.
Bốn là, hoạt động xuất gạo ở Cần Thơ còn ở tình trạng phân tán, chưa được quản lý chặt chẽ.
Các doanh nghiệp kinh doanh gạo xuất khẩu chưa xây dựng được hệ thống thu mua lúa, trong đó, có sự liên kết phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo cho doanh nghiệp chủ động nguồn hàng xuất khẩu. Giữa các doanh nghiệp và tư thương, nông dân cũng chưa tạo ra được mối liên hệ hợp tác chặt chẽ để bảo đảm tiêu thụ lúa gạo cho nông dân và lượng gạo xuất khẩu cho các doanh nghiệp.
Hệ thống xay xát, chế biến gạo xuất khẩu ở Cần Thơ chưa được tổ chức lại một cách chặt chẽ. Nhiều cơ sở xay xát, chế biến nhỏ lẻ, công nghệ xay xát, đánh bóng lạc hậu. Chất lượng gạo xuất khẩu cung ứng cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu không đồng đều do chúng được sản xuất, chế biến từ các doanh nghiệp xay xát nhỏ này, theo đó ảnh hưởng tới khối lượng, chất lượng và giá cả gạo xuất khẩu của Cần Thơ.
Năm là, hoạt động kinh doanh của các các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Cần Thơ chưa linh hoạt.
Mặc dù, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Cần Thơ đã có những điều kiện và kinh nghiệm kinh doanh thuận lợi hơn một số doanh nghiệp ở các tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Cần Thơ vẫn không khỏi lúng túng mỗi khi thị trường có nhiều biến động. Có một thực tế, trở thành kinh nghiệm khi xuất khẩu gạo được khẳng định trong nhiều năm qua là: cứ vào thời điểm cuối năm trước, đầu năm sau, các nhà nhập khẩu gạo tích cực tìm mua gạo với số lượng lớn, đặt hàng sớm thì năm đó giá gạo thị trường thế giới ngày càng tăng, kéo theo giá gạo trong nước cũng tăng. Tuy nhiên, do nhiều doanh nghiệp không nắm chắc thông tin, không phân tích được diễn biến thị trường lúa gạo thế giới nên đã vội vàng ký kết hợp đồng xuất khẩu với số lượng khá lớn. Mặc dù, thời điểm ký kết, nhiều doanh nghiệp đã ký với giá khá cao và nghĩ rằng đã cầm chắc phần lãi vì theo suy đoán thông thường vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân, là vụ lúa chính trong năm với sản lượng gạo cao nhất thì giá lúa gạo thường giảm trong chính vụ.
2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế
Nguyên nhân khách quan:
Thị trường gạo thế giới thường có nhiều biến động và vô cùng phức tạp. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Cần Thơ mới tham gia thị trường gạo thế giới, kinh nghiệm đàm phán, ký kết hợp đồng...còn hạn chế. Các doanh nghiệp hiểu biết chưa nhiều về luật pháp quốc tế, văn hóa, phong tục tập quán của các nước.
Chúng ta tham gia vào thị trường thế giới chậm hơn so với các đối tác nước ngoài. Họ đã có thị trường ổn định, có các bạn hàng truyền thống. Họ biết rất rõ về thói quen, sở thích sản phẩm của người tiêu dùng thế giới. Đây cũng được coi là khó khăn lớn đối với hoạt động xuất khẩu gạo Cần Thơ trên thị trường thế giới.
Các doanh nghiệp kinh doanh gạo xuất khẩu Cần Thơ phải cạnh tranh rất quyết liệt với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Thái Lan, Mỹ, những nước có lợi thế trong hoạt động xuất khẩu gạo. Chính phủ và các nhà doanh nghiệp của các nước này luôn quan tâm đề xuất các giải pháp hỗ trợ thâm nhập giành thị phần. Đây cũng được xem là khó khăn khách quan tác động đến khả năng thâm nhập thị trường thế giới của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Cần Thơ cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nói chung.
Nguyên nhân chủ quan:
Dù đang là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo nhưng Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng vẫn chưa có quy hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể về sản xuất lúa gạo xuất khẩu. Những quy hoạch hiện có vẫn mang tính cục bộ của từng địa phương. Xét ở cấp độ quốc gia, những quy hoạch đó chỉ mang tính chấp vá.
Thị trường xuất khẩu nông sản và nhập khẩu vật tư nông nghiệp còn nhiều biến động theo hướng bất lợi cho nông dân và khu vực sản xuất nông nghiệp. Chính sách đầu tư cho nông nghiệp vừa qua chưa thỏa đáng, làm hạn chế việc phổ biến phương thức canh tác tiến bộ trên diện rộng. Cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), là những thách thức lớn với phát triển nông nghiệp, nông thôn của Cần Thơ nói riêng và nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nói chung.
Việc điều hành xuất khẩu gạo như hiện nay cũng đang bộc lộ những nhược điểm. Nhiều năm qua, với việc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo đã làm cho đầu mối xuất khẩu là một điểm nóng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van hoan chinh.doc
- bia Thac sy .doc