Luận văn Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long - tỉnh Bạc Liêu

Trong kết quả điều tra 30 hộ trong làng nghề, có tới 24 hộ chỉ sản xuất một mặt hàng là cần xé, chiếm 80%, còn 6 hộ còn lại có 1 hộ sản xuất 4 mặt, hàng, chiếm 3%. Như vậy, số mặt hàng làm ra nhiều nhất cũng chỉ có 4 mặt hàng, và tỷ lệ hộ sản xuất ra 4 mặt hàng rất thấp, gần như không có. Điều này cho thấy cơ cấu mặt hàng mây tre đan tại làng nghề đan đát của Ấp Mỹ I rất đơn giản, không đa dạng, phong phú nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại như các làng nghề khác.

Với cơ cấu sản phẩm, mẫu mã đơn giản như thế này thì sản phẩm của làng nghề sẽ không cạnh tranh lại các sản phẩm trong vùng cũng như không thể đưa sản phẩm của làng nghề vượt khỏi biên giới quốc gia. Theo lời nói của nột hộ dân trong làng nghề, gần đây họ đã làm thử những sản phẩm mới lạ hơn phục vụ khách du lịch, sản phẩm đã được trưng bày tại hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tháng 10/2010 tại thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, kết quả nó mang lại vẫn chưa được rõ ràng, chưa được phổ biến rộng rãi khắp làng nghề. Cần chú trọng hơn đến chủng loại và mẫu mã của sản phẩm để làm đa dạng hóa sản phẩm làng nghề, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động trong làng.

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2209 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long - tỉnh Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
92 - Trung học phổ thông 8 9,63 2. Trình độ chuyên môn 100 - Không qua đào tạo 83 100 - Sơ cấp 0 0 - Trung học chuyên nghiệp 0 0 - Cao đẳng, đại học 0 0 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Về trình độ học vấn, hầu hết lao động trong làng nghề có trình độ tiểu học, chiếm tỷ lệ 54,22%, số lao động không biết chữ chiếm tỷ lệ 7,23%. Đối với lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nghề đan đát, chủ yếu là làm thủ công, làm theo mẫu có sẵn,... thì trình độ học vấn không quan trọng lắm, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng phần nào đến khả năng sáng tạo, cũng như thời gian hoàn thành sản phẩm của người lao động, và còn ảnh hưởng đến việc ứng dụng những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất. Vì thế cần chú trọng hơn trong việc nâng cao trình độ học vấn cho người lao động tại cơ sở để hoạt động sản xuất kinh doanh được hiệu quả hơn. Trình độ chuyên môn có ảnh hưởng quan trọng hơn trình độ học vấn, 100% lao động trong làng nghề không được đào tạo qua trường lớp, mà chỉ là học nghề theo hình thức “nghề truyền nghề”. Học nghề theo hình thức này người lao động vẫn có thể tham gia vào hoạt động sản xuất của cở sở, tuy nhiên người lao động sẽ không có một kiến thức vững chắc. Cũng như trình độ học vấn, nếu thiếu trình độ chuyên môn thì người lao động cũng sẽ không kích thích được khả năng sáng tạo, học hỏi, trao dồi kiến thức và kinh nghiệm, không tiếp thu được cái mới và khó áp dụng được kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, 100% lao động trong làng nghề chưa từng tham gia các khóa tập huấn nào, và khi được hỏi có cần tập huấn nâng cao tay nghề trong tương lai không thì 93,33% số hộ trả lời là không cần. Điều này cũng dễ hiểu rằng các hộ sản xuất chỉ nhìn nhận việc sản xuất kinh doanh của họ ở thời điểm hiện tại. Hiện tại việc sản xuất kinh doanh tương đối ổn định, số sản phẩm làm ra hầu hết đáp ứng yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng, họ muốn duy trì kết quả kinh doanh như thế. Tuy nhiên, không phải lúc nào tình hình cũng tiến triển theo hướng tích cực. Trong giai đoạn hội nhập như ngày nay, các đối thủ cạnh tranh sẽ ngày càng nhiều hơn, và nhu cầu của người tiêu dùng sẽ ngày càng nâng lên theo tốc độ phát triển kinh tế. Vì thế, nếu các hộ chỉ “giậm chân tại chỗ” thì trong tương lai không xa làng nghề sẽ bị quy luật canh tranh thị trường đào thải. Chính vì thế, cần phải có biện pháp đúng đắn nhằm thay đổi nhận thức của các hộ trong làng nghề. ì Thu nhập của người lao động trong làng nghề Hình 4: Thu nhập của lao động thuê tại làng nghề (tính trên 1 lao động) Thu nhập cao nhất của lao động thuê đạt trung bình 230 nghìn đồng/lao động/tháng và thu nhập thấp nhất đạt trung bình gần 224 nghìn đồng/lao động/tháng. Thu nhập của lao động thuê cao hay thấp phụ thuộc vào tay nghề và tốc độ làm ra sản phẩm của mỗi lao động. Tay nghề càng cao và làm ra sản phẩm nhiều thì sẽ được trả tiền công cao. Ngoài ra, tùy từng thời điểm mà thu nhập của lao động thuê cũng khác nhau. Ở những thời điểm như: mủa gặt lúa, mùa lễ Tết hay thời điểm nhiều hộ sản xuất trong làng nghề có nhiều đơn đặt hàng cần nhiều lao động thì thu nhập của người lao động cũng biến động theo từng thời điểm cụ thể. 4.1.1.2. Nguồn vốn sản xuất Vốn là yếu tố cần thiết ban đầu tác động rất lớn đến kết quả sản xuất và kinh doanh của làng nghề, nếu không có vốn hoặc nguồn vốn không đủ thì dù các nghệ nhân có tay nghề cao đến đâu cũng không sản xuất được. Thực tế cho thấy, đa số các hộ trong làng nghề đứng trong tình trạng thiếu vốn sản xuất. a) Cơ cấu vốn sản xuất Cơ cấu vốn sản xuất gồm vốn lưu động và vốn cố định. Vốn cố định là vốn mà các hộ dùng để đầu tư cho thiết bị sản xuất, nhà kho, phương tiện vận tải,... Vốn lưu động là số vốn của hộ dùng để mua vật tư sản xuất, nguyên vật liệu và các chi tiêu khác trong sản xuất. ĐVT: 1000 đồng Bảng 10: CƠ CẤU VỐN SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ TRONG LÀNG NGHỀ Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Giá trị trung bình Vốn cố định 13.400 55 1.125,50 Vốn lưu động 5.000 150 1.311,67 Tổng vốn 18.400 205 2.437,17 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Qua bảng số liệu ta thấy, tổng vốn sản xuất của các hộ tương đối thấp, trung bình một hộ sản xuất chỉ có khoảng 2.437 nghìn đồng. Sử dụng số vốn này để mua thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu,.. thì quả thực là không đáp ứng được nhu cầu. Thế nên, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất nơi đây còn rất khó khăn. Tổng nguồn vốn của hộ cao nhất thì đạt tới 18.400 nghìn đồng, vốn cố định cao nhất đạt 13.400 nghìn đồng và vốn lưu động cao nhất đạt 5 triệu đồng. Nếu xét trên giá trị lớn nhất thì nguồn vốn của những hộ này cũng có thể sản xuất được với công nghệ hiện đại hơn. Tuy nhiên, những hộ có được số vốn này tương đối ít và hầu như chỉ có một vài hộ. Vốn cố định bao gồm các thành phần: giá trị thiết bị sản xuất, nhà kho và phương tiện vận tải. Thiết bị sản xuất của làng nghề thì hầu như không đạt yêu cầu. Giá trị thiết bị phục vụ sản xuất rất thấp, có hộ chỉ cần 40-50 nghìn đồng là đã có công cụ sản xuất. Đại đa số người dân trong làng nghề chưa đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất, dẫn đến tình trạng tồn tại nhiều công cụ rất thô sơ, lạc hậu. Chỉ cần 1 cây dao, hay mác, cưa là người lao động có thể đan đát được ngay. Thậm chí, khi cây dao của họ không còn bén nữa, họ cũng có cách tận dụng cho đến khi không còn cách nào sử dụng được nữa mới thôi. Sự tiết kiệm quá mức chẳng những không làm giảm chi phí mà còn ảnh hướng đến thời gian sản xuất, chất lượng sản phẩm. Hầu như tất cả các hộ không biết đến công nghệ hiện đại, không biết cách áp dụng kỹ thuật hiện đại vào sản xuất làm cho sản phẩm làng nghề thiếu sức cạnh tranh trên thị trường. Về nhà kho và phương tiện vận tải, hầu như các hộ trong làng nghề không có nhà kho chứa đựng nguyên vật liệu và thành phẩm, không có phương tiện vận tải phục vu cho việc mua nguyên liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm. Đa số các hộ tận dụng khoảng đất trống của nhà mình vừa làm nơi sản xuất, vừa làm nơi dự trữ nguyên vật liệu và cả là nơi dự trữ thành phẩm. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất cũng như ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm làm ra, làm cho sản phẩm của làng nghề tiêu thụ chậm trên thị trường. Còn việc không có phương tiện vận tải sẽ làm các hộ sản xuất thụ động trong việc mua nguyên vật liệu cũng như tiêu thụ hàng hóa, hàng hóa làm ra tiêu thụ được hay không không phải do mình quyết định mà còn phụ thuộc vào thương lái, vựa,... b) Cơ cấu nguồn vốn ĐVT: Nghìn đồng Bảng 11: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC HỘ TRONG LÀNG NGHỀ Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Giá trị trung bình Tỷ trọng (%) Vốn tự có 12.000 0 1.163,33 40,91 Vốn vay 6.000 400 1.680,00 59,09 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Nguồn vốn của các hộ trong làng nghề gồm vốn tự có và vốn vay. Đặc điểm về vốn các hộ nơi đây là vốn tự có rất ít, vốn vay chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong cơ cấu vốn của họ. Vốn vay chiếm 59,09% trên tổng nguồn vốn. Như vậy, nguồn vốn sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào việc vay vốn. Trung bình một hộ trong làng nghề có khoảng 1.163 nghìn đồng vốn tự có và 1.680 nghìn đồng vốn vay. Vốn tự có của hộ cao nhất cũng chỉ đạt 12 triệu đồng. c) Cơ cấu vốn vay Hình 5: Cơ cấu vốn vay của các hộ trong làng nghề Vốn vay chủ yếu là vay ngân hàng, chiếm 78% trong cơ cấu nguồn vốn vay, một số ít hộ vay của bạn bè người thân. Với tâm lý e ngại về lãi suất, về việc “sợ trả không được” nên tuy muốn vay nhiều phục vụ sản xuất, mở rông quy mô nhưng hầu hết các hộ đều “không dám”. Thực tế cho thấy, thủ tục vay vốn, mức độ tiếp cận vốn vay không quá khó khăn nhưng các hộ vẫn không vay nhiều. Điều này dẫn đến tình trạng sản xuất “giậm chân tại chỗ”, có bao nhiêu làm bấy nhiêu”, ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển của làng nghề. Thiếu vốn nên các hộ không thể mua nguyên vật liệu dự trữ, xây dựng nhà kho, mua sắm các trang thiết bị, công cụ dụng cụ mới phục vụ sản xuất, dẫn tới hoạt động sản suất kinh doanh không đạt hiệu quả. Nguồn nguyên liệu a) Nguồn gốc nguyên liệu Bảng 12: NGUỒN GỐC NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH Nguồn nguyên liệu Tần số Tỷ lệ (%) Trong làng 25 83,3 Trong tỉnh 10 33,3 Các tỉnh ĐBSCL 11 37,7 Ngoài các tỉnh ĐBSCL 0 0 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Làng nghề đan đát sử dụng nguyên liệu chủ yếu là tre, trúc. Đa số nguồn nguyên liệu này có sẵn trong làng (chiếm 83,3%). Nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, giá cả nguyên vật liệu ổn định và rẻ hơn thị trường ngoài tỉnh, giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Tuy sử dụng nguồn nguyên liệu trong làng là chủ yếu nhưng vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của các hộ sản xuất nơi đây. Vào những thời điểm cần nhiều nguyên liệu hơn và nguyên liệu có chất lượng hơn thì các hộ phải mua nguyên liệu từ các tỉnh khác, và chỉ mua ở những tỉnh lân cận để tiết kiệm chi phí vận chuyển, chủ yếu là mua tại các tỉnh trong khu vực ĐBSCL (chiếm 37,7%). b) Phương thức cung cấp nguyên liệu Bảng 13: PHƯƠNG THỨC CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH Nguồn nguyên liệu Tần số Tỷ lệ (%) Của hộ (tự cung cấp) 11 36,7 Qua các vựa tại chỗ 1 3,3 Đi mua gom 24 80,0 Phương thức khác 7 23,3 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Phương thức mua nguyên liệu chủ yếu của các hộ là đi gom mua, chiếm 80%. Mua nguyên liệu theo phương thức này tốn nhiều thời gian và chi phí làm cho giá thành sản phẩm cao, mất tính cạnh tranh trên thị trường. Phương thức tự cung cấp chiếm 36,7%. Phương thức này có nhiều mặt lợi mà các hộ trong làng nghề nên thực hiện. Các hộ nên tận dụng hợp lý và bảo vệ tốt nguồn nguyên liệu sẵn có để tiết kiệm chi phí sản xuất. Còn về hình thức mua các vựa tại chỗ chiếm tỷ lệ tương đối ít. Sở dĩ các hộ không chọn hình thức này vì thường thì giá nguyên liệu tại các vựa tại chỗ cao hơn nhiều so với việc tự đi mua. Tuy tiết kiệm được chi phí vận chuyển nhưng nếu mua với số lượng nhiều thì chi phí sẽ nhiều hơn rất nhiều, chỉ khi nào cần nguyên liệu cấp bách và số lượng ít thì các hộ mới chọn hình thức này. Ngoài các phương thức tự cung cấp, đi gom mua, qua các vựa tại chỗ thì các hộ trong làng nghề còn mua nguyên liệu qua các phương thức khác như: người bán đem đến, mua của hộ lân cận,... c) Chất lượng và mức độ dồi dào của nguồn nguyên liệu Bảng 14: CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) Cao 6 20,0 Khá cao 21 70,0 Trung bình 3 10,0 Thấp 0 0,0 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Như đã phân tích ở trên, nguồn nguyên liệu chủ yếu của làng nghề đến từ ngay trong làng nghề, một số ít mua từ các tỉnh trong khi vực ĐBSCL. Vì đặc điểm này mà chất lượng nguyên liệu khá cao (chiếm 70%). Có sẵn trong làng nghề nên việc vận chuyển nguyên liệu không làm cho chất lượng giảm nhiều trong quá trình vận chuyển, không bị ảnh hưởng nhiều do thời tiết trong lúc vận chuyển. ĐVT: % Bảng 15: MỨC ĐỘ DỒI DÀO CỦA NGUỒN CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU Dồi dào Vừa đủ Khan hiếm Rất khan hiếm Nguồn nguyên liệu hiện tại 36,7 46,7 13,3 3,3 Nguồn nguyên liệu tương lai 23,3 50,0 23,3 3,3 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Theo đánh giá của các hộ trong làng nghề, hiện tại nguồn nguyên liệu chỉ đáp ứng vừa đủ nhu cầu sản xuất, 50% số hộ đánh giá rằng nguồn nguyên liệu là vừa đủ đối với họ. Còn có tới 13,3% số hộ đánh giá nguồn nguyên liệu khan hiếm và 3,3% là rất khan hiếm. Điều này cho thấy, tuy nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ làng nghề nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của tất cả các hộ sản xuất. Có nhiều hộ vẫn còn thiếu nguyên liệu sản xuất. Nguyên nhân khan hiếm nguyên liệu là do các hộ này không có nguyên liệu tại chỗ, giá nguyên liệu cao nên không có khả năng mua và thường bị ép giá khi mua nguyên liệu,... Nguồn nguyên liệu có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất, nó quyết định chất lượng sản phẩm làm ra, vì thế cần chú trong đến việc bảo vệ và tìm thêm nhiều nguồn nguyên liệu để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu, làm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và hiệu quả cao. Trong tương lai theo các hộ dự báo, mức độ dồi dào của nguồn nguyên liệu ngày càng giảm đi. Chỉ còn 23,3% các hộ đánh giá rằng nguồn nguyên liệu dồi dào, và 23,3% số hộ đánh giá nguồn nguyên liệu khan hiếm. Như vậy, cần chú trọng hơn đến nguồn nguyên liệu, khai thác hợp lý và có biện pháp bảo vệ hợp lý để việc phát triển làng nghề phải phát triển theo hướng bền vững chứ không phải nhất thời, thời vụ,... d) Hình thức thanh toán khi mua nguyên liệu Bảng 16: HÌNH THỨC THỨC THANH TOÁN PHỔ BIẾN KHI MUA NGUYÊN LIỆU Hình thức Tần số Tỷ lệ (%) Trả nay bằng tiền mặt 28 93,3 Trả nhiều lần 2 6,7 Hình thức khác 9 30 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Hình thức thanh toán tiền nguyên liệu chủ yếu là trả một lần bằng tiền mặt, chiếm 93,3%. Nguồn vốn sản xuất rất ít mà các hộ còn phải trả tiền ngay khi mua nguyên liệu. Không đủ tiền nên mỗi lần chỉ mua với số lượng nhỏ, khi bán được hàng thì tiếp tục mua nguyên liệu. Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh trong làng nghề còn thấp và quy mô sản xuất sẽ chẳng những không mở rộng mà còn bị thu hẹp lại do sự biến động của giá nguyên liệu. Đánh giá chung về tình hình tổ chức sản xuất của làng nghề: Tình hình tổ chức sản xuất của làng nghề vẫn chưa đạt hiệu quả cao, làng nghề có nhiều điểm mạnh như: lực lượng lao động trong làng tương đối dồi dào, tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ. Tuy nhiên, làng nghề chỉ đáp ứng tốt về mặt số lượng lao động, còn chất lượng còn thấp, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của người lao động không cao, chưa qua đào tạo một cách bài bản. Hơn nữa, nguồn vốn sản xuất của các hộ còn rất khó khăn, hầu hết đang trong tình trạng thiếu vốn, nguyên vật liệu có xu hướng ngày càng khan hiếm. 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM LÀNG 4.1.1. Về quy mô sản phẩm Sản phẩm làm ra từ nghề đan đát ở Ấp Mỹ I chủ yếu là cần xé, chiếm khoảng 99,9% tổng giá trị sản xuất của làng nghề, 0,01% còn lại là các sản phẩm như: ghế nồi, bội gà, rỗ thúng,... Tuy nhiên, các sản phẩm này không phải lúc nào cũng sản xuất, khi có khách hàng yêu cầu thì cơ sở mới sản xuất, chủ yếu là phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, số lượng sản phẩm làm ra rất ít. Vì vậy, doanh thu của các hộ trong làng nghề chủ yếu là doanh thu từ sản phẩm cần xé. Hình 6: Tỷ lệ các mặt hàng các hộ trong làng nghề sản xuất Trong kết quả điều tra 30 hộ trong làng nghề, có tới 24 hộ chỉ sản xuất một mặt hàng là cần xé, chiếm 80%, còn 6 hộ còn lại có 1 hộ sản xuất 4 mặt, hàng, chiếm 3%. Như vậy, số mặt hàng làm ra nhiều nhất cũng chỉ có 4 mặt hàng, và tỷ lệ hộ sản xuất ra 4 mặt hàng rất thấp, gần như không có. Điều này cho thấy cơ cấu mặt hàng mây tre đan tại làng nghề đan đát của Ấp Mỹ I rất đơn giản, không đa dạng, phong phú nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại như các làng nghề khác. Với cơ cấu sản phẩm, mẫu mã đơn giản như thế này thì sản phẩm của làng nghề sẽ không cạnh tranh lại các sản phẩm trong vùng cũng như không thể đưa sản phẩm của làng nghề vượt khỏi biên giới quốc gia. Theo lời nói của nột hộ dân trong làng nghề, gần đây họ đã làm thử những sản phẩm mới lạ hơn phục vụ khách du lịch, sản phẩm đã được trưng bày tại hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tháng 10/2010 tại thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, kết quả nó mang lại vẫn chưa được rõ ràng, chưa được phổ biến rộng rãi khắp làng nghề. Cần chú trọng hơn đến chủng loại và mẫu mã của sản phẩm để làm đa dạng hóa sản phẩm làng nghề, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động trong làng. 4.1.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm Hộ sản xuất Bán tại chỗ 100% Chở đi bán 0% Bán cho các vựa 36,67% Bán cho khách du lịch 0% Bán cho HTX tại chỗ 0% Bán cho thương lái 73,33% Tiêu thụ trong tỉnh 0% Tiêu thụ ngoài tỉnh 0% Xuất khẩu 0% Các sản phẩm sản xuất ra 100% là bán tại chỗ, không chở đi nơi khác bán. Trong 100% các sản phẩm bán tại chỗ có tới 73,33% bán cho thương lái, còn 36,67% bán cho các vựa. Như vậy, việc các sản phẩm của làng nghề được chuyển tới tay người tiêu dùng cuối cùng hầu hết thông qua kênh phân phối một cấp (kênh ngắn). Ưu điểm của kênh phân phối một cấp là vừa phần nào đẩy nhanh được tốc độ lưu thông sản phẩm, nâng cao trình độ chuyên môn hóa và phát triển năng lực sản xuất của các hộ sản xuất, vừa giúp cho các sản phẩm của làng nghề xâm nhập các thị trường mới dễ dàng hơn. Tuy nhiên, kênh phân phối này cũng có những hạn chế nhất định là sẽ không phù hợp với những sản phẩm có giá trị cao. Bởi vì không phải thương lái hay các chủ vựa nào cũng có khả năng tiêu thụ hàng cho làng nghề. Vấn đề ở chỗ là vốn kinh doanh lớn và trình độ hiểu biết về sản phẩm đòi hỏi mức độ cao. Sản phẩm của làng nghề được bán cho khách du lịch chiếm 0%. Sở dĩ các sản phẩm chưa đến được tay của khách du lịch trực tiếp từ các hộ sản xuất là do đặc tính của các sản phẩm làng nghề, mô hình kết hợp giữa làng nghề với du lịch còn chưa được phát triển và triển khai rộng rãi. Nói về đặc tính của sản phẩm thì các sản phẩm làm ra từ làng nghề chủ yếu là đan cần xé, do vậy sản phẩm này không được bán ở các địa điểm du lịch cũng như bán trực tiếp cho khách du lịch mà chủ yếu là bán cho các thương lái, bán cho các vựa dùng để đựng hàng hóa, trái cây,... Còn về mô hình kết hợp giữa làng nghề với du lịch thì hiện nay Tỉnh Bạc Liêu đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến mô hình này. Ban lãnh đạo tỉnh cũng như huyện cũng đang nghiên cứu để kết hợp mở những tuyến tham quan đến các làng nghề, cho khách du lịch trực tiếp làm ra các sản phẩm của riêng mình... Tuy nhiên, đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, mô hình vẫn chưa được hoàn toàn được phát triển rộng rãi và phổ biến. Vì vậy, việc các sản phẩm của làng nghề vẫn chưa trực tiếp đến tay khách du lịch cũng là một điều hiển nhiên. Nhắc đến khía cạnh khác của các kênh tiêu thụ hàng hóa là các sản phẩm của làng nghề không được chở đi nơi khác bán. Có rất nhiều nguyên nhân tạo nên tỷ lệ này. Thứ nhất là do thiếu lực lượng lao động. Lao động trong làng nghề chủ yếu là lao động nhà và một số ít là thuê ở ngoài. Tuy nhiên, số lao động này chỉ phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm chứ không kiêm luôn việc vận chuyển hàng hóa đi bán, nếu một số ít lao động phục vụ cho việc bán hàng hóa thì số lao động trong làng nghề lại thiếu, làm chậm lại tiến độ sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc hàng hóa của làng nghề chỉ được tiêu thụ tại chỗ, không được tiêu thụ rộng rãi ở khắp nơi. Chính vì thế, làng nghề cũng như các sản phẩm làng nghề vẫn chưa được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, không phải do số lượng lao động trong làng nghề ít, mà là do chủ hộ không đủ chi phí thuê lao động, và việc thuê lao động thêm cũng không cần thiết nhiều cho hoạt động sản xuất của họ. Vì thế, để tiết kiệm chi phí, các hộ đều chỉ thuê lao động khi rất cần thiết. Đây là điểm hạn chế rất lớn của làng nghề, đó là không biết tận dụng tốt điểm mạnh của nguồn lực lao động tại địa phương. Thứ hai là yếu tố thời gian. Nhiều hộ trong làng nghề nói rằng họ không có đủ thời gian để chở hàng đi bán. Đây là thực trạng chung của các hộ trong làng nghề. Yếu tố thời gian cũng như yếu tố lao động, họ không có đủ thời gian để vừa là nhà sản xuất, vừa đảm nhận luôn vai trò của nhà trung gian phân phối. Đối với các hộ chuyên, thời gian lao động của họ chủ yếu là ở làng nghề, và công việc chính là đan đát, còn đối với các hộ kiêm thì họ còn chỉ dành một ít thời gian cho công việc đan đát. Chính vì thế, thời gian lao động của những hộ này (cả hộ kiêm lẫn hộ chuyên) chỉ tập trung cho công việc sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng đủ số lượng cung cấp, chứ họ không đủ thời gian kiêm luôn vai trò của người phụ trách công việc phân phối, tiêu thụ hàng hóa. Số ngày sản xuất trung bình trong tháng của hộ sản xuất trong làng nghề ngày phổ biến nhất là 27,8 ngày, ngày cao nhất là 29,7 ngày, ngày thấp nhất là 23,03 ngày. Hơn nữa về lĩnh vực phân phối, thông tin thị trường thì hầu như người lao động trong làng nghề không biết nhiều cũng không quan tâm nhiều. Thứ ba là do hầu hết các sản phẩm trong làng nghề đã hợp đồng trước. Điều này có nghĩa là các hộ trong làng nghề căn cứ vào hợp đồng đã được ký kết để xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất ra. Trong hợp đồng hầu như cũng xác định rằng địa điểm giao hàng cũng là tại nơi sản xuất, tức tại làng nghề. Hình thức này có nhiều điều lợi nhưng cũng có những thiệt hại nhất định. Lợi ở đây là các hộ sản xuất không phải chịu thêm chi phí vận chuyển khi tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, giá cả khi bán tại chỗ so với chở đến tận nơi giao cho khách hàng thì thấp hơn nhiều. Sản xuất theo hợp đồng sẽ làm cho hoạt động sản xuất của làng nghề trở nên thụ động, không chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Có hợp đồng thì mới sản xuất, không có hợp đồng thì không làm. Chính tâm lý này làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghề không đạt hiệu quả cao. Ngoài những nguyên nhân chính trên còn các nguyên nhân dẫn đến các sản phẩm của làng nghề chỉ bán tại chỗ mà không chở đi nơi khác bán như: sự thuận tiện, tiết kiệm chi phí, không sợ hư hao thất thoát trong quá trình vận chuyển... 4.1.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm. Làng nghề cần quan tâm đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng số lượng sản phẩm bán ra, tăng doanh thu từ đó tăng lợi nhuận của các hộ. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành nghề nông thôn nói chung và của làng nghề nói riêng hiện đang là một vấn đề cấp thiết, cần chú trọng quan tâm. Hình 7: Thị trường tiêu thụ các sản phẩm làng nghề Theo kết quả điều tra, thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề đan đát chủ yếu là trong tỉnh, chiếm 84,88%. Như đã được phân tích ở trên, sản phẩm chính chủ yếu của làng nghề là cần xé, và hình thức bán là bán tại chỗ cho thương lái, cho các vựa. Sản phẩm làng nghề được bán rải rác nhiều nơi, nên việc xác định chính xác sản phẩm bán ở đâu, bán cho ai, bán bao nhiêu là hết sức khó khăn. Theo số liệu điều tra từ các thương lái và các vựa thì sản phẩm cần xé của làng nghề chủ yếu được bán cho các vựa trái cây trong huyện Phước Long, huyện Hòa Bình, và thành phố Bạc Liêu. Đặc biệt, sản phẩm cần xé được bán nhiều nhất là ở các vựa trái cây tại chợ Cải- phường 3, thành phố Bạc Liêu như: vựa trái cây Lực, Tài, vựa trái cây bà Quân, vựa trái cây Ba Tam, vựa trái cây Nhựt, Sang... (khoảng 12 vựa). Ngoài ra, cần xé của làng nghề còn được tiêu thụ tại các cở sở đánh bắt cá, các địa điểm bán sỉ các loại rau củ trong xã, huyện và trong tỉnh,... Nhìn chung, thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề trong tỉnh khá đa dạng. Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ, sản phẩm chỉ bán với hình thức là bán sỉ (bán với số lượng nhiều) nên giá sản phẩm còn thấp hơn nếu như bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Hơn nữa, các vựa trái cây, các địa điểm bán rau củ, các cơ sở đánh bắt cá chỉ mua cần xé mỗi tháng khoảng 2-3 lần, mà lần mua sau thì số lượng thường ít hơn số lượng mua lần trước. Vì sử dụng cần xé để đựng trái cây, hàng hóa thì khi bán trái cây hàng hóa cho những người bán lẻ và sau khi người bán lẻ bán hết hàng, các chủ vựa sẽ tiến hành thu gom lại cần xé hoặc mua lại cần xé đã qua sử dụng với giá rẻ hơn, điều này giúp tiết kiệm chi phí cho các vựa nhưng doanh thu của các hộ trong làng nghề sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Các sản phẩm của làng nghề chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh là do sản phẩm chưa đáp ứng được các nhu cầu về chất lượng, chủng loại, mẫu mã. Theo đánh giá của các hộ sản xuất trong làng nghề thì hầu hết các hộ đều cho rằng họ đã đáp ứng được khoảng 60-70% nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, đó chỉ là những đánh giá chủ quan của bản thân họ. Trong làng nghề quan hệ sản xuất chưa hình thành nên không có sự dẫn dắt về việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, cũng như thông tin liên quan đến thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng, bán hàng không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên không nắm bắt được nhu cầu và sở thích ngày càng cao của khách hàng. Đối với thị trường ngoài tỉnh, sản phẩm của làng nghề hầu như chưa tiếp cận được ngay cả các tỉnh lân cận trong vùng như: Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ,... Đây là điểm yếu rất lớn của làng nghề ấp Mỹ 1, chứng tỏ sản phẩm làng nghề chưa thực sự cạnh tranh được với sản phẩm của làng nghề khác. Trong tỉnh Bạc Liêu có 2 làng nghề đan đát có quy mô lớn nhất đó là làng nghề ấp Mỹ 1- huyện Phước Long và làng nghề đan đát ở huyện Hồng Dân. Vậy mà, các sản phẩm đan đát của huyện Hồng dân đã có sản phẩm xuất khẩu, tuy số lượng không đáng kể nhưng cũng cho thấy sức cạnh tranh của làng nghề huyện Hồng Dân phần nào cao hơn huyện Phước Long. Thiếu tổ chức trong khâu tiêu thụ sản phẩm là một điểm yếu rất lớn của làng nghề ở địa phương. Trong làng nghề hiện chưa có quan hệ sản xuất nào được hình thành nhằm tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, không có hợp tác xã, không có doanh nghiệp tư nhân cũng như không có chi nhánh công ty nhà nước,... Điều này làm cho đầu ra của sản phẩm không ổn định, không chủ động trong khâu quản lý tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc nhiều vào thương lái, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ trong làng nghề. Sản phẩm làm ra nhiều mà không có nơi tiêu thụ, đó cũng l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docword.doc
  • pptluan van BAN CHINH PP bao cao chinh thuc.ppt
Tài liệu liên quan